VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM QUỐC LUYẾN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Hà Nội - 2021
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM QUỐC LUYẾN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9.14.01.14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ THỊ LỆ HẰNG
PGS.TS. NGUYỄN KHẮC HÙNG
Hà Nội - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, trích
dẫn nêu trong luận án là trung thực theo thực tế nghiên cứu. Các kết quả của luận án
chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2021
Tác giả luận án
Phạm Quốc Luyến
i
LỜI CẢM ƠN
Bằng tình cảm chân thành và sự trân trọng, biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm
ơn cô TS. Đỗ Thị Lệ Hằng, thầy PGS.TS. Nguyễn Khắc Hùng đã ln tận tình hướng
dẫn, động viên, giúp đỡ tơi hồn thành Luận án này.
Tơi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới thầy GS.TS. Vũ Dũng, cô PGS.TS.
Nguyễn Thị Mai Lan, cơ PGS.TS Nguyễn Vũ Bích Hiền và cơ PGS.TS. Bùi Minh
Hiền đã nhiệt tình, tận tâm tư vấn, đưa ra những định hướng nghiên cứu quý giá,
giúp cho luận án được hồn thiện, chỉn chu hơn.
Tơi cũng xin gửi lời tri ân đến Học viện Khoa học Xã hội và tập thể các thầy
cô giáo trong Khoa Tâm lý - Giáo dục, các thầy cô đã trực tiếp tham gia giảng dạy,
các thầy cô làm công tác hỗ trợ đào tạo trong suốt khoá học đã giúp đỡ tôi học tập và
nghiên cứu, cùng với các bạn đồng môn đã luôn đồng hành, quan tâm, giúp đỡ cho
tơi trong suốt khố học.
Xin trân trọng cảm ơn người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, giúp
đỡ tơi trong suốt q trình học tập và hồn thiện cơng trình nghiên cứu.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2021
Tác giả luận án
Phạm Quốc Luyến
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
.................................................................................................................... 1
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN THEO TIẾP CẬN CHUẨN
ĐẦU RA
.................................................................................................................. 12
1.1 Các nghiên cứu về hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra ....... 12
1.2 Các nghiên cứu về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu
ra 20
1.3 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu vấn đề .................................................... 28
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP CỦA SINH VIÊN QUẢN TRỊ KINH DOANH THEO TIẾP CẬN CHUẨN
ĐẦU RA
.................................................................................................................. 32
2.1 Chuẩn đầu ra thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh .......... 32
2.2 Hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp
cận chuẩn đầu ra ............................................................................................................. 41
2.3 Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên quản trị kinh doanh theo tiếp
cận chuẩn đầu ra ............................................................................................................. 55
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên
quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra .............................................................. 68
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA ................................................. 73
3.1 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt
nghiệp của sinh viên ....................................................................................................... 73
3.2 Thực trạng hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh
theo tiếp cận chuẩn đầu ra .............................................................................................. 82
3.3 Thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị
kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra ........................................................................... 99
3.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của
sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra .................................. 112
3.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên
ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra ................................................. 115
Chương 4
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA .............................................................. 123
4.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp ............................................................................... 123
4.2 Giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh
doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra tại các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh .. 124
4.3 Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ................... 148
4.4 Thử nghiệm giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp đề xuất................. 153
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................. 168
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ - 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. - 2 PHỤ LỤC
............................................................................................................. - 11 -
iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2-1 Khung năng lực nghề nghiệp tiêu biểu ngành Quản trị kinh doanh ......... 38
Bảng 3-1 Hệ số Cronbach’s Alpha các thang đo ..................................................... 77
Bảng 3-2 Tổng số khách thể tham gia trả lời khảo sát ............................................. 79
Bảng 3-3 Nhận thức về vai trò của hoạt động thực tập tốt nghiệp .......................... 82
Bảng 3-4 Nhận thức về ý nghĩa của hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn
đầu ra ........................................................................................................................ 83
Bảng 3-5 Mức độ đạt được mục tiêu thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD theo
tiếp cận chuẩn đầu ra ................................................................................................ 86
Bảng 3-6 Mức độ thực hiện các nội dung thực tập tốt nghiệp của SV theo tiếp cận
chuẩn đầu ra ............................................................................................................. 89
Bảng 3-7 Mức độ thực hiện các bước trong quy trình tổ chức hoạt động thực tập tốt
nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra ............................................................................ 91
Bảng 3-8 Mức độ hợp lý của các hình thức tổ chức thực tập tốt nghiệp ................. 92
Bảng 3-9 Lựa chọn số lượng sinh viên trong mỗi nhóm thực tập tốt nghiệp .......... 94
Bảng 3-10 Mức độ thực hiện kiểm tra đánh giá hoạt động TTTN của sinh viên QTKD
theo tiếp cận chuẩn đầu ra ........................................................................................ 96
Bảng 3-11 Đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra ngành học của các yếu tố hoạt
động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra ............ 97
Bảng 3-12 Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu
ra ngành học giữa các nhóm khách thể khảo sát ...................................................... 98
Bảng 3-13 Mức độ thực hiện vai trò được phân công trong phân cấp quản lý hoạt
động TTTN theo tiếp cận chuẩn đầu ra.................................................................... 99
Bảng 3-14 Mức độ thực hiện chức năng lập kế hoạch thực tập tốt nghiệp cho SV
ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra ............................................................... 103
Bảng 3-15 Mức độ thực hiện các hoạt động tổ chức thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận
chuẩn đầu ra ........................................................................................................... 105
Bảng 3-16 Mức độ thực hiện công việc lãnh đạo, chỉ đạo thực tập tốt nghiệp theo
tiếp cận chuẩn đầu ra .............................................................................................. 108
Bảng 3-17 Mức độ thực hiện các công việc kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt
nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra .......................................................................... 110
iv
Bảng 3-18 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV
ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra ............................................................... 113
Bảng 3-19 Mức độ đáp ứng của quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp so với yêu cầu
đào tạo SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra ............................................ 115
Bảng 3-20 Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá mức độ đáp ứng của quản
lý hoạt động TTTN giữa các nhóm khách thể từ CSĐT và từ CSTT .................... 116
Bảng 4-1 Quy trình thực tập tốt nghiệp cho SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn
đầu ra ...................................................................................................................... 135
Bảng 4-2 Mức độ cần thiết của các giải pháp quản lý đề xuất .............................. 150
Bảng 4-3 Tính khả thi của các giải pháp quản lý đề xuất ...................................... 151
Bảng 4-4 Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp .......... 152
Bảng 4-5 Kết quả khảo sát trình độ ban đầu về kỹ năng của nhóm thử nghiệm ... 159
Bảng 4-6 Kết quả khảo sát trình độ về kỹ năng của nhóm thử nghiệm sau thực tập tốt
nghiệp ..................................................................................................................... 160
Bảng 4-7 Kết quả kiểm định sự khác biệt về năng lực của sinh viên trước và sau khi
thử nghiệm giải pháp quản lý ................................................................................. 161
Bảng 4-8 Sự tiến bộ của các kỹ năng sau quá trình thực tập tốt nghiệp với giải pháp
thử nghiệm.............................................................................................................. 162
Bảng 4-9 Mức độ thực hiện kiểm tra đánh giá hoạt động TTTN theo giải pháp đề
xuất ......................................................................................................................... 164
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1 Mơ hình học tập trải nghiệm của D.A. Kolb (1984) ................................. 25
Hình 2-1 Các thành phần chuẩn đầu ra trong mối tương quan với 4 trụ cột học tập
đại học của UNESCO [16] ....................................................................................... 35
Hình 2-2 Các bước cơ bản xây dựng chuẩn đầu ra [9] ............................................ 36
Hình 2-3 Mối quan hệ giữa chuẩn đầu ra và các thành tố của quá trình đào tạo [16]
.................................................................................................................................. 37
Hình 2-4 Mối quan hệ giữa Chuẩn đầu ra và Hoạt động thực tập tốt nghiệp .......... 45
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBHD
Cán bộ hướng dẫn
CĐR
Chuẩn đầu ra
CSĐT
Cơ sở đào tạo
CSTT
Cơ sở thực tập
CTĐT
Chương trình đào tạo
ĐLC
Độ lệch chuẩn
ĐTB
Điểm trung bình
GV
Giảng viên
GVHD
Giảng viên hướng dẫn
QTKD
Quản trị kinh doanh
SV
Sinh viên
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
TTTN
Thực tập tốt nghiệp
UEF
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM
UFM
Trường Đại học Tài chính – Marketing
vii
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học, ngoài việc trang bị kiến thức
cho sinh viên (SV), thì việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho SV ngay từ khi còn
ngồi trên ghế giảng đường là hết sức quan trọng và cần thiết, là cơ sở để nâng cao
chất lượng đào tạo. Luật Giáo dục 2019 đã xác định rõ nguyên lý giáo dục là “học đi
đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục
gia đình và giáo dục xã hội” [46]. Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 cũng xác định
mục tiêu của giáo dục đại học là “Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức;
có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng
dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả
năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với mơi trường làm việc; có ý
thức phục vụ Nhân dân” [45]. Đây là kim chỉ nam, có tác dụng định hướng cho hoạt
động giáo dục đào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học. Trong quá trình đào tạo, nhà
trường phải thực hiện tốt nguyên lý này nhằm ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu
quả giáo dục và đào tạo, giúp cho người học làm quen và rèn luyện với môi trường
công việc thực tế sau này.
Thực tập tốt nghiệp là hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của người
học tại môi trường làm việc thực tế sau khi đã được trang bị hệ thống kiến thức lý
thuyết và chuyên môn nghiệp vụ ở cơ sở đào tạo (CSĐT) trước khi tốt nghiệp. Đây
là học phần khơng thể thiếu trong q trình đào tạo bậc đại học cho sinh viên nói
chung, sinh viên ngành quản trị kinh doanh (QTKD) nói riêng bởi những lợi ích mà
hoạt động thực tập tốt nghiệp mang lại: hiện thực hố ngun lý học đi đơi với hành,
giáo dục gắn lý thuyết với thực hành, lý luận với thực tiễn trong q trình đào tạo
sinh viên; góp phần quan trọng trong việc hệ thống hố kiến thức, hình thành và phát
triển kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, nâng cao nhận
thức, lòng yêu nghề cho SV; đồng thời giúp các CSĐT tự kiểm tra, đánh giá chất
lượng đào tạo của mình theo yêu cầu phát triển của xã hội. Đây cũng là cơ hội giúp
SV rèn luyện khả năng thích ứng với mơi trường làm việc cho bản thân [23], chuẩn
bị và đáp ứng được các yêu cầu nghề nghiệp cơ bản của ngành đào tạo. Hoạt động
1
thực tập tốt nghiệp trong các chương trình đào tạo cử nhân QTKD ở nước ta hiện nay
cũng không nằm ngồi mong muốn đó. Trong nhiều trường hợp, thực tập tốt nghiệp
là cơ hội để sinh viên lựa chọn, tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp.
Để hoạt động thực tập của sinh viên ngành QTKD đạt hiệu quả tốt thì cần có sự quản
lý hoạt động này từ phía Hiệu trưởng, ban giám hiệu và các phòng ban của nhà
trường. Hoạt động quản lý này có tác dụng định hướng nội dung hoạt động thực tập
của sinh viên theo các mục tiêu thực tập, hướng dẫn, phối hợp mọi sự nỗ lực của
giảng viên, sinh viên và các đơn vị tiếp nhận sinh viên thực tập vào các mục tiêu đó.
Tiếp cận phát triển chương trình và quản lý các hoạt động đào tạo theo chuẩn
là xu hướng quản lý giáo dục hiện đại trên thế giới và đã được biết đến ở Việt Nam
nhiều năm trở lại đây. Trong giáo dục đại học, để phát triển đúng hướng, đảm bảo và
nâng cao chất lượng đào tạo, cần thiết phải thực hiện chuẩn hóa. Chuẩn hóa giáo dục
đào tạo là q trình tác động làm cho các yếu tố trong GDĐT đạt được chuẩn cần
thiết. Theo hướng chuẩn hóa, hoạt động thực tập tốt nghiệp cần được quản lý theo
định hướng chuẩn đầu ra (Learning Outcomes). Chuẩn đầu ra của một ngành đào tạo
thể hiện sự cam kết trách nhiệm của nhà trường đối với người học và xã hội. Việc
công bố chuẩn đầu ra là cơ sở giúp người học biết được các kiến thức chuyên môn
được trang bị, chuẩn năng lực nghề nghiệp, kỹ năng thực hành và khả năng giải quyết
vấn đề sau một khoá đào tạo, đồng thời cũng là cơ sở cho việc xây dựng chương trình
và tổ chức đào tạo của một nhà trường. Hiện nay, các trường đại học đều đã công bố
chuẩn đầu ra và quản lý các hoạt động đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra. Tuy nhiên,
việc quản lý quá trình đào tạo, quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo các chuẩn
đầu ra đó ở các trường đại học (trong đó có ngành QTKD) đã thực sự được thực hiện
đúng và đem lại hiệu quả thực tiễn như thế nào thì chưa có nhiều cơng trình nghiên
cứu tại Việt Nam phản ánh, vì vậy cần được tiếp tục nghiên cứu.
Mặc dù mới xuất hiện ở Việt nam từ đầu những năm 1990, ngành QTKD đã
trở thành một trong những ngành đang được nhiều trường đại học đào tạo. Tới thời
điểm năm 2018, đã có 155 trường trong tổng số 235 trường đại học trên cả nước đào
tạo ngành này [55]. Số cử nhân QTKD ra trường mỗi năm trên cả nước ước tính trên
5.000 người [23]. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực QTKD tại Việt Nam
chưa đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp. Tình trạng thiếu
2
hụt nhân lực trình độ cao, có kỹ năng quản trị, nhất là các vị trí chủ chốt trong cơng
ty diễn ra ngày càng trầm trọng. Theo nhận định của nhiều doanh nghiệp, phần lớn
sinh viên ra trường còn yếu kém về kỹ năng làm việc và kinh nghiệm thực tế. Bình
quân doanh nghiệp phải mất trung bình 3 - 6 tháng để đào tạo lại các sinh viên tốt
nghiệp mới có thể đáp ứng được yêu cầu tối thiểu cơng việc. Cá biệt, có cơng ty cho
rằng phải mất tới 2 năm để đào tạo lại [23]. Thực trạng này đặt ra yêu cầu phải nâng
cao chất lượng đào tạo cử nhân QTKD nhằm đảm bảo chuẩn năng lực tối thiểu mà
SV ra trường cần đạt được để đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội. Để thực hiện
được yêu cầu đó, bên cạnh các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý đào tạo nói
chung, cần thiết phải có các nghiên cứu để tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng quản
lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra cho sinh viên ngành
QTKD. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về quản lý hoạt động thực
tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra được
thực hiện tại Việt Nam nói chung, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói riêng. Đặc
biệt, tại thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm văn hố và kinh tế lớn nhất cả nước, nơi
tập trung tới 32 cơ sở đào tạo cử nhân QTKD với số lượng SV tốt nghiệp mỗi năm
khoảng 2000 người [72], mà chưa có cơng trình nghiên cứu nào về quản lý hoạt động
thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD thì là một điều đáng tiếc.
Xuất phát từ những phân tích và lý do trên, đề tài “Quản lý hoạt động thực
tập tốt nghiệp của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh tại thành phố Hồ Chí
Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra” được chọn nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại các trường đại học.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt
nghiệp của sinh viên ngành QTKD, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động
thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học tại thành phố Hồ
Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành QTKD bậc đại học,
đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp và
xã hội.
3
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp
của sinh viên theo tiếp cận chuẩn đầu ra.
- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh
viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra.
- Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên
ngành quản trị kinh doanh tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra và các yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý hoạt động này.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên
ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra, khảo nghiệm các giải pháp
này và thử nghiệm một giải pháp tại một số CSĐT nhằm làm rõ tính khả thi và hiệu
quả của giải pháp đề xuất.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại thành
phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, xuất phát từ tiếp cận chuẩn đầu ra và tiếp cận chức
năng quản lý, luận án tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý hoạt động thực tập
tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM gồm: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ
đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên QTKD tại thành
phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra.
3.2.2 Giới hạn về không gian nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động thực tập tốt nghiệp và quản lý hoạt động
thực tập tốt nghiệp trình độ đại học ngành QTKD hệ chính quy, không nghiên cứu
đối với các hệ đào tạo khác, ở một số cơ sở đào tạo đại học tại thành phố Hồ Chí
Minh: trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM, trường Đại học Tài chính –
Marketing, trường Đại học Kinh tế TP.HCM, trường Đại học Kinh tế - Luật; trường
4
Đại học Mở TP.HCM và trường Đại học Văn Hiến; Nghiên cứu hoạt động thực tập
tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD hệ chính quy tại các loại hình doanh nghiệp
có quy mơ hoạt động khác nhau tại TP.HCM và các tỉnh lân cận.
3.2.3 Giới hạn về khách thể điều tra, khảo sát của luận án
Tổng số khách thể khảo sát thực tiễn của luận án gồm có: 722 người. Trong
đó, cán bộ quản lý giáo dục: 50 người; giảng viên: 110 người; cán bộ quản lý và cán
bộ hướng dẫn sinh viên tại các đơn vị tiếp nhận sinh viên tới thực tập: 162 người;
sinh viên và cựu sinh viên: 400 người.
3.2.4 Giới hạn về chủ thể quản lý
Có nhiều chủ thể tham gia quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành
QTKD: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, lãnh đạo các phịng, ban, khoa, ban, bộ
mơn và các đoàn thể, đơn vị chức năng trong hệ thống các trường đại học, ban lãnh
đạo các cơ sở thực tập. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này xác định chủ thể chính là
Ban Giám hiệu, Ban lãnh đạo khoa đào tạo/Bộ môn chuyên ngành QTKD của các
CSĐT và các chủ thể khác là chủ thể phối hợp.
3.2.5 Giới hạn về phạm vi thời gian
Dữ liệu đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo từ năm 2015 đến năm 2019,
khảo sát và thử nghiệm giải pháp đề xuất trong năm 2019.
3.2.6 Tổ chức thử nghiệm
Việc tiến hành tổ chức thử nghiệm giải pháp được thực hiện tại Khoa QTKD
trường Đại học Tài chính - Marketing và Khoa Kinh tế trường Đại học Kinh tế - Tài
chính TP.HCM.
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Cách tiếp cận nghiên cứu
Luận án được thực hiện dựa trên các cách tiếp cận nghiên cứu sau:
4.1.1 Tiếp cận chuẩn đầu ra
Tiếp cận chuẩn đầu ra yêu cầu việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và
kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD phải dựa trên
5
khung năng lực và chuẩn đầu ra ngành học (kiến thức, kỹ năng, thái độ) mà cả SV
và xã hội đều cần [19]. Từ đó, những câu hỏi theo tiếp cận chuẩn đầu ra cần phải giải
quyết bao gồm: Những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà một SV ngành QTKD khi thực
tập tốt nghiệp sẽ thể hiện? Họ sẽ có khả năng thể hiện như thế nào? Kế hoạch thực
tập tốt nghiệp đã chuẩn bị những gì cho SV về các kỹ năng nghề nghiệp, nghiên cứu
chuyên nghiệp và học tập suốt đời? Cơ sở đào tạo sẽ tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực
tập tốt nghiệp, sử dụng những đánh giá nào để chứng thực sự phát triển kiến thức, kỹ
năng, thái độ của SV trong quá trình thực tập tốt nghiệp?... Đây là hướng tiếp cận
nghiên cứu chính của luận án để xác định nội dung thực tập tốt nghiệp, nội dung
quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD.
4.1.2 Tiếp cận chức năng quản lý
Mục tiêu quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD theo tiếp
cận chuẩn đầu ra được hiện thực hóa thơng qua các chức năng quản lý như lập kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp
cận chuẩn đầu ra. Sử dụng tiếp cận này giúp nhà quản lý thực hiện quy trình quản lý
hoạt động thực tập tốt nghiệp theo các chức năng quản lý, đảm bảo tính khoa học và
hiệu quả. Khi thực hiện luận án, tác giả kết hợp vận dụng tiếp cận này để xác định
khung lý thuyết, khảo sát thực trạng quản lý và đề xuất các giải pháp quản lý hoạt
động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra.
4.1.3 Tiếp cận hoạt động
Khi nghiên cứu về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên QTKD
theo tiếp cận chuẩn đầu ra cần nghiên cứu về hoạt động quản lý của chủ thể quản lý
và các nội dung hoạt động TTTN của sinh viên QTKD để làm bộc lộ rõ biện pháp
quản lý của chủ thể quản lý đối với hoạt động TTTN của sinh viên QTKD tại thành
phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra.
4.1.4 Tiếp cận hệ thống
Theo quan điểm hệ thống thì tất cả các tổ chức đều là hệ thống và là bộ phận
của hệ thống lớn hơn, có sự tác động qua lại, chi phối hay tương tác với nhau tùy vào
mối quan hệ giữa chúng. Mỗi tổ chức bao giờ cũng hoạt động trong một môi trường
cụ thể và luôn chịu sự tác động của các yếu tố môi trường [21]. Hoạt động thực tập
6
tốt nghiệp của SV nói chung và SV ngành QTKD nói riêng là một hệ thống, bao gồm
các thành tố như mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, kiểm tra đánh giá kết
quả thực tập tốt nghiệp... Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD
phải được tiến hành đồng bộ trên tất cả các thành tố của nó; đồng thời đặt trong mối
quan hệ với các hệ thống khác trong trường đại học, đảm bảo tính chỉnh thể, tồn
vẹn của hoạt động tạo nên sự cộng hưởng và sức mạnh tổng thể của hệ thống.
4.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây được phối hợp sử dụng trong quá
trình nghiên cứu:
4.2.1 Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu
Mục đích nghiên cứu nhằm tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt
Nam về vấn đề liên quan đến hoạt động TTTN và quản lý hoạt động TTTN của SV
ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra; Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản liên
quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án; Xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên
cứu, làm cơ sở cho việc xây dựng công cụ và tiến hành khảo sát thực trạng quản lý
hoạt động TTTN của SV ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra.
Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu các văn bản pháp quy về quản lý đào tạo
và quản lý hoạt động TTTN; Phân tích, tổng hợp các cơng trình nghiên cứu trên thế
giới và ở Việt Nam về TTTN và quản lý hoạt động TTTN; Xác định các khái niệm
công cụ liên quan đến vấn đề nghiên cứu, xác định các yếu tố cần nghiên cứu, hình
thành cơng cụ nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu: Thu thập tài liệu trong và ngoài nước liên quan
tới đề tài luận án; Phân tích đánh giá tổng quan các tài liệu. Qua đó, xác định cách
tiếp cận nghiên cứu cho luận án, hình thành các khái niệm công cụ của luận án, xây
dựng nội dung lý luận về quản lý hoạt động TTTN của sinh viên QTKD theo tiếp
cận chuẩn đầu ra cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này, xác định
các chỉ báo trong bộ công cụ nghiên cứu của luận án.
7
4.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Được sử dụng để thu thập ý kiến của các khách thể khảo sát về thực trạng hoạt
động TTTN và quản lý hoạt động TTTN của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn
đầu ra; Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TTTN của SV ngành
QTKD theo tiếp cận CĐR; và khảo sát sự cần thiết, tính khả thi của các giải pháp đề
xuất. Nội dung và phương pháp được trình bày cụ thể tại chương 3 của luận án.
4.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu sâu thêm các vấn đề về thực trạng
TTTN và quản lý hoạt động TTTN của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra
thông qua trao đổi trực tiếp với các khách thể khảo sát.
4.2.4 Phương pháp thử nghiệm
Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của
các giải pháp quản lý hoạt động TTTN của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu
ra đã đề xuất.
4.2.5 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Sử dụng các cơng cụ thống kê tốn học để xử lý số liệu thu được về mặt định
lượng, so sánh và đưa ra kết quả nghiên cứu của luận án.
4.3 Câu hỏi nghiên cứu
Phù hợp với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án được thực hiện nhằm
trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:
1. Việc nghiên cứu quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành
QTKD được tiếp cận từ quan điểm khoa học nào? Cơ sở lý luận của quản
lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận
chuẩn đầu ra là gì?
2. Thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành
QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra hiện nay ra sao?
8
3. Có những yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý hoạt động thực tập
tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn
đầu ra?
4. Những giải pháp quản lý nào cần được thực hiện để nâng cao chất lượng
hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh tại
Tp. Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra?
4.4 Giả thuyết nghiên cứu
Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp là một nội dung quan trọng trong đào
tạo bậc đại học ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra. Trong thời gian qua, việc
quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp tại các trường đại học tại TP.HCM đã thu được
những kết quả nhất định nhưng vẫn còn những hạn chế, bất cập. Sử dụng tiếp cận
chuẩn đầu ra vào quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp là đảm bảo tính khoa học
trong đào tạo sinh viên ngành quản trị kinh doanh. Nghiên cứu đề xuất và áp dụng
đồng bộ các giải pháp quản lý hoạt động TTTN theo tiếp cận chuẩn đầu ra một cách
khoa học, phù hợp với thực tiễn thì có thể nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên
ngành QTKD tại các trường đại học ở TP.HCM.
5 Đóng góp mới của luận án
5.1 Về mặt lý luận
Luận án đã xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu về quản lý hoạt động
TTTN của sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học.
Trong đó, xây dựng được hệ thống các khái niệm công cụ và các vấn đề lý luận về
hoạt động TTTN của sinh viên QTKD, quản lý hoạt động TTTN của sinh viên QTKD
theo tiếp cận chuẩn đầu ra và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động này. Từ
cách tiếp cận chuẩn đầu ra và tiếp cận chức năng quản lý, nghiên cứu đã cụ thể hoá
những nội dung quản lý như xây dựng kế hoạch; tổ chức hoạt động; lãnh đạo, chỉ
đạo; kiểm tra, đánh giá hoạt động TTTN của sinh viên.
5.2 Về mặt thực tiễn
Luận án cũng đã phân tích, đánh giá được thực trạng hoạt động TTTN và quản
lý hoạt động TTTN của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu
ra; đánh giá được thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này. Trên
9
cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất được 5 giải pháp quản
lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp
cận chuẩn đầu ra. Trên cơ sở đó, các cơ sở giáo dục đại học có thể định hướng cải
tiến, vận dụng vào quá trình quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp nhằm nâng cao
chất lượng hoạt động thực tập tốt nghiệp nói riêng, chất lượng đào tạo ngành QTKD
nói chung, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực QTKD chất lượng cao cho khu vực.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung một số vấn đề lý luận về
quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo
tiếp cận chuẩn đầu ra, là cơ sở khoa học để có thể tiến hành các nghiên cứu tiếp theo
trong lĩnh vực quản lý giáo dục, đặc biệt là quản lý hoạt động thực hành, thực tập
của SV khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh trong thời gian tới.
6.2 Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo giúp các nhà lãnh đạo
các cơ sở đào tạo đại học vận dụng vào công tác quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp
của sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra. Đây
cũng là tài liệu tham khảo bổ ích đối với việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về
quản lý đào tạo, quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp ở các trường đại học, học viện.
7 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án được bố cục thành 04 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh
viên quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra.
Chương 3. Thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên
ngành QTKD tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra.
Chương 4. Giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên
ngành QTKD tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra.
10
11
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA
Trong chương 1, để nghiên cứu sâu về vấn đề quản lý hoạt động thực tập tốt
nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh, tác giả đã tập trung tìm hiểu nhiều
cơng trình nghiên cứu đã được thực hiện ở trong và ngoài nước về lĩnh vực quản lý
thực tập tốt nghiệp ở bậc đại học, đặc biệt quản lý theo tiếp cận chuẩn đầu ra. Qua
nghiên cứu các cơng trình, tác giả rút ra một số hướng nghiên cứu chủ yếu mà các
cơng trình đã đề cập làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá tổng quan về quản lý hoạt
động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn
đầu ra.
1.1 Các nghiên cứu về hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn
đầu ra
Các nghiên cứu trong và ngoài nước về hoạt động thực tập tốt nghiệp trong
những năm qua tập trung vào các nội dung chủ yếu như: mục tiêu, nội dung và hình
thức thực tập tốt nghiệp.
1.1.1 Nghiên cứu về mục tiêu của hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh
viên theo tiếp cận chuẩn đầu ra
Trên thế giới và tại Việt Nam cũng đã có nhiều tác giả đề cập đến mục tiêu
của hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên trong chương trình giáo dục đại học.
Các nghiên cứu của Wragg và Stenhouse (1997) chỉ ra yêu cầu chương trình giảng
dạy phải đề cao tính thực tế, thực hành và khả năng vận dụng những ảnh hưởng đó
vào thực tập và thực hành nghề nghiệp của sinh viên [135], lấy phương pháp tiếp cận
quá trình lý thuyết và thực hành làm cơ sở để xây dựng chương trình giáo dục: “tối
thiểu một chương trình giảng dạy nên cung cấp một cơ sở (đơn vị thực tế để thực
tập) cho việc lập kế hoạch một khóa học, nghiên cứu thực nghiệm và xem xét các
căn cứ của một chương trình giáo dục” [127, tr. 25]. Các tác giả Burns, Beauchesnes,
Ryan-Krause và Sawin (2006), trong bài báo khoa học về giảng dạy lâm sàng (thuật
12
ngữ sử dụng trong các trường đào tạo y dược để chỉ hoạt động đào tạo thông qua
thực hành, thực tập nghề nghiệp), đã đưa ra các mục tiêu của dạy học lâm sàng bao
gồm:
+ Tăng cường kiến thức và kỹ năng cho sinh viên
+ Nâng cao năng lực và hiệu quả thực hiện công việc
+ Thúc đẩy hoạt động lâm sàng một cách độc lập
+ Tập cho sinh viên biết cách tối ưu hóa sức khỏe cho bệnh nhân.
+ Trở thành một bác sỹ có năng lực, nhân ái, độc lập và biết hợp tác. [87]
Đối với sinh viên các ngành kinh doanh, nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra
rằng mục tiêu của hoạt động thực tập tốt nghiệp là nhằm mang lại cho sinh viên các
lợi ích cụ thể như:
+ Thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành ([119], [120]) và giữa
giáo dục trong lớp học và đời sống nghề nghiệp thực tế [118];
+ Cung cấp trải nghiệm học tập có giá trị hơn ([108], [112], [131], [132]);
+ Nâng cao ý nghĩa của chương trình học thuật [126];
+ Tạo ra cảm giác về hiệu quả cá nhân và xã hội [85].
+ Chuẩn bị tốt hơn, mang lại lợi thế cạnh tranh cho sinh viên để tham gia vào
thị trường việc làm ([92], [101], [104], [107]).
Sinh viên có kinh nghiệm thực tập cũng có thể đạt được lợi thế nghề nghiệp
dưới dạng nhiều lời mời làm việc hơn [122], ít thời gian hơn để có được công việc
phù hợp sau khi tốt nghiệp và tăng lương thưởng [103]. Thực tập sinh tin rằng các
chương trình này kết tinh lợi ích và khả năng cơng việc của họ; tạo điều kiện cho ý
thức phát triển nghề nghiệp và trách nhiệm cao hơn ([98], [109], [134]); tăng cường
phát triển chuyên môn với việc cung cấp các liên hệ kinh doanh, kiến thức tốt hơn
về thị trường việc làm [104] và cải thiện sự hài lịng trong cơng việc [81]; và hỗ trợ
phát triển các kỳ vọng nghề nghiệp thực tế hơn nói chung [103]. Các nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên cũng nhằm hoàn thiện
các kỹ năng cá nhân, chẳng hạn như cải thiện sự tự tin, quản lý thời gian và giao tiếp
bằng lời nói [96], các kỹ năng mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm ([82], [94], [121]).
13
Ngồi mục tiêu mang lại lợi ích cho sinh viên, các nghiên cứu trên thế giới
cũng cho thấy thực tập tốt nghiệp còn hướng tới mục tiêu mang lại lợi ích cho cả
người sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo ([80], [84], [97], [100]). Để tối đa hóa
hiệu quả và lợi ích của các chương trình thực hành, thực tập, Amant (2003) cho rằng
cần phải có sự phối hợp chặt chẽ cả ba bên từ trước khi hoạt động thực hành, thực
tập diễn ra để đảm bảo người tham gia đồng ý về mục tiêu học tập và kết quả mong
muốn [80].
Tại Việt Nam, dựa trên các góc độ và cách tiếp cận khác nhau, các cơ sở đào
tạo đại học đã thiết lập mục tiêu thực tập nghề nghiệp của sinh viên khác nhau. Các
nghiên cứu chỉ ra rằng, mục tiêu thực tập cụ thể ở nhiều trường đại học thường được
trình bày theo cấu trúc riêng nhưng đều nhằm giúp sinh viên tìm hiểu thực tế công
việc chuyên môn; giúp trang bị cho người học các kỹ năng về quản lý, kỹ năng nghề
nghiệp; bồi dưỡng nâng cao tình cảm, đạo đức nghề nghiệp; và tạo điều kiện cho sinh
viên vận dụng kiến thức chuyên môn đã học vào thực tế, làm việc thực tế để rèn
luyện kỹ năng nghề nghiệp ([10], [16], [47]). Khi đánh giá về mục tiêu của thực tập
trong các trường sư phạm, nghiên cứu của Mỵ Giang Sơn (2014) cho rằng, mục tiêu
của thực tập chưa được thiết lập khoa học, thiếu cập nhật [47]. Nghiên cứu của
Nguyễn Thị Thu Hằng (2017) cho rằng mục tiêu của mục tiêu của thực hành, thực
tập trong ngành quản lý giáo dục là nhằm tìm hiểu mơi trường thực tế, tiếp cận, làm
quen, tập làm các công việc liên quan đến chuyên môn đang học, củng cố lý thuyết
chuyên môn đã được học cũng như kiến thức thực tế; rèn luyện hệ thống kỹ năng, kỹ
xảo nghề đã được trang bị; hình thành thái độ, phẩm chất năng lực nghề nghiệp đảm
bảo đạt được những kiến thức, kỹ năng và thái độ đã được xác định trong khung năng
lực nghề nghiệp và các chuẩn đầu ra liên quan (chuẩn đầu ra chương trình đào tạo,
chuẩn đầu ra môn học) [16]. Nghiên cứu của Lê Thị Hà Giang (2018) đã hệ thống
hoá các mục tiêu của thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên mầm non bao gồm:
quán triệt nguyên lý giáo dục “học đi đôi với hành”, gắn lý thuyết với thực hành
nhằm đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của nghề nghiệp; Giúp sinh viên nắm và vận
dụng được các kiến thức, kỹ năng cơ bản của nghề nghiệp; Giúp sinh viên nắm vững
được hoạt động giáo dục và những yêu cầu đặt ra đối với người giáo viên; Bồi dưỡng
phẩm chất chính trị cho sinh viên; và giúp các chủ thể quản lý đào tạo giáo viên có
cơ sở đánh giá chất lượng đào tạo giáo viên mầm non [10].
14
Nhìn chung, các nghiên cứu trong và ngồi nước đều chỉ ra sự cần thiết cũng
như những mục tiêu thực tập tốt nghiệp cụ thể. Các mục tiêu thực tập tốt nghiệp được
đưa ra tương đối thống nhất, hầu hết đều nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho sinh
viên và các bên liên quan. Tuy nhiên, các mục tiêu cụ thể được đưa ra chưa theo một
quy chuẩn chung, có khi quá hẹp hoặc quá rộng mà trong phạm vi thực tập tốt nghiệp
khó đáp ứng nổi. Các mục tiêu thực tập tốt nghiệp đối với ngành quản trị kinh doanh
chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ, chưa nhắm tới mục tiêu đạt được
các chuẩn đào tạo, khung năng lực nghề nghiệp đã công bố.
1.1.2 Nghiên cứu về nội dung và thời lượng thực tập tốt nghiệp theo tiếp
cận chuẩn đầu ra
Các nghiên cứu, quan điểm về các nội dung cần đưa vào hoạt động thực tập
nghề nghiệp cho sinh viên theo hướng tiếp cận khung năng lực và chuẩn đầu ra được
khá nhiều cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước phản ánh. Tại Liên Xô và các
nước Đông Âu trước đây, nghiên cứu về hoạt động thực hành, thực tập của sinh viên
sớm được quan tâm (Gutsev, Ivanôv, Socôlôv, Kuzmina, Abdoullina...), theo thời
gian được nghiên cứu chuyên sâu và trở thành hệ thống lý luận, kinh nghiệm vững
chắc ở Đơng Âu, Cộng hịa dân chủ Đức (Iacovalev, Babansky...), Ba Lan
(Januskiewiez, Denhec,...) [54]. Các nghiên cứu đã khẳng định tầm quan trọng của
hoạt động thực hành, thực tập, tuy nhiên đó chỉ là những ý kiến ban đầu, những đề
xuất sơ bộ và một số thử nghiệm trong thực tiễn như Adboullina (1976) đã nhận xét:
“cho tới nay, thiếu hẳn một cơ sở khoa học của nội dung thực hành - thực tập, thiếu
hẳn những tiêu chuẩn đánh giá thống nhất. Điều đó dẫn đến chỗ một số người làm
công tác chỉ đạo thực hành đã xác định một cách chủ quan về nội dung và phương
pháp tổ chức thực hành - thực tập...”. Tại các nước phương Tây, các nội dung thực
tập dành cho khối ngành quản trị kinh doanh thường dựa trên mô hình năng lực được
mơ tả trong chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Năm 1982, Boyatzis và các cộng
sự đã đưa ra Mơ hình năng lực của nhà quản lý bao gồm năm nhóm năng lực: 1)
Quản lý mục tiêu và hành động; 2) Lãnh đạo; 3) Quản lý nguồn nhân lực; 4) Chỉ đạo
hoạt động của cấp dưới; và 5) Quan tâm đến những người xung quanh [87]. Năm
1987, các chuyên gia quản lý giáo dục dựa trên 250 tiêu chí về năng lực được đề xuất
để xác định năng lực cần có của nhân sự quản lý. Kết quả có được khung năng lực
15
như sau: 1) Người điều khiển (Xác định tầm nhìn, lập kế hoạch và đạt mục tiêu; Thiết
kế và tổ chức thực hiện; Ủy quyền có hiệu quả), 2) Người thực hiện (Làm việc có
năng suất; củng cố mơi trường làm việc tốt; quản lý được thời gian và sự căng thẳng
(stress); 3) Người theo dõi (Theo dõi sự thực hiện của cá nhân; quản lý được sự thực
hiện của tập thể; quản lý được sự thực hiện của tổ chức), 4) Người thúc đẩy (Xây
dựng các đội làm việc; Sử dụng cách ra quyết định tập thể; quản lý xung đột), 5)
Người đổi mới (Tư duy sáng tạo; Sống với sự thay đổi; Tạo ra sự thay đổi), và 6)
Người môi giới (Xây dựng và củng cố một nền tảng quyền lực; Thương thảo, thỏa
thuận và cam kết; Trình bày các ý tưởng) [37]. Năm 2010, Favia đã phát triển mơ
hình năng lực cho các nhà quản trị bán hàng trong thị trường khách hàng doanh
nghiệp. Kết quả cho thấy mơ hình năng lực ban đầu cho các nhà quản trị bán hàng
bao gồm 32 năng lực được gom vào thành sáu nhóm năng lực bao gồm: Xây dựng
mối quan hệ, Lập kế hoạch, Giám sát, Chỉ đạo, Đánh giá và Khen thưởng [103]. Đến
năm 2013, Herbison đã sử dụng mơ hình năng lực của Favia để tạo ra một danh sách
những năng lực có khả năng học hỏi và hiệu quả nhất đối với các giám sát bán hàng
trong ngành dịch vụ tài chính. Các năng lực điển hình như sau: Đạt được kết quả,
Thúc đẩy văn hóa, Chăm sóc và quan tâm, Nhất quán, Chuyên tâm, và Quản lý mối
quan hệ. Các năng lực cốt lõi bao gồm: Huấn luyện, Truyền thông, Đào tạo và phát
triển, Chịu trách nhiệm, và Xây dựng mối quan hệ. Các năng lực về Hành vi, kiến
thức và kỹ năng được phân thành ba cấp độ năng lực: năng lực mẫu mực, năng lực
cốt lõi, và năng lực tài nguyên không hiệu quả (năng lực chỉ được thể hiện bởi các
nhà quản lý bậc trung) [114].
Boyatzis và các cộng sự khi nghiên cứu các chương trình đào tạo nguồn nhân
lực quản lý đã chỉ ra 4 hạn chế của các chương trình đào tạo, nội dung thực hành,
thực tập cho sinh viên: (1) Q nặng về phân tích, khơng định hướng thực tiễn và
hành động; (2) Thiếu và yếu trong phát triển kỹ năng quan hệ qua lại giữa các cá
nhân; (3) Thiển cận, hạn hẹp, khơng có tiếp cận tồn diện tổng thể trong những giá
trị và tư duy của nó; (4) Không giúp người học làm việc tốt trong các nhóm và đội
làm việc [86]. Trên cơ sở đó, nhiều trường đại học trên thế giới (Mỹ, Anh, Úc, New
Zealand, xứ Wales...) đã xây dựng chương trình đào tạo nhân lực quản lý và quản lý
đào tạo theo hướng “tiếp cận dựa trên mơ hình năng lực” hay “tiếp cận năng lực”,
chú trọng vào kết quả đầu ra, tạo ra những linh hoạt trong việc đạt tới kết quả đào
16