Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Đề tài nghiên cứu thành phần, mật độ, phân bố muỗi Anopheles tại các ổ bệnh sốt rét

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 41 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng sốt rét gây nên,
truyền từ người bệnh sang người lành nhờ muỗi Anopheles. Sốt rét luôn là
mối đe dọa đến sức khỏe, tính mạng và đời sống của con người. Hàng năm
trên thế giới có hàng trăm triệu người mắc và hàng trăm ngàn người chết vì
sốt rét. Sốt rét đã và đang gây tác hại lớn ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển
kinh tế xã hội của nhiều nước trên thế giới.
Tại Việt Nam, vào những năm đầu thập kỷ 90, hàng năm cả nước có
trên một triệu người mắc sốt rét, hàng nghìn người chết và hàng trăm vụ dịch
sốt rét xảy ra. Bằng những nỗ lực của ngành y tế và của cả cộng đồng trong
việc tích cực thực hiện các biện pháp phịng chống sốt rét (PCSR), tình hình
sốt rét đã được cải thiện rõ rệt. Đến nay tình hình bệnh sốt rét đã giảm rõ rệt,
hàng năm cả nước có khoảng vài trăm nghìn người mắc, vài ca tử vong,
khơng có dịch sốt rét xảy ra trên phạm vi lớn.
Để duy trì được những thành quả này và tiến tới loại trừ bệnh sốt rét ở Việt
Nam thì một trong những việc cần thiết là liên tục nghiên cứu, theo dõi sự
biến động của muỗi Anopheles ở thực địa nhằm đề ra các biện pháp phòng
chống muỗi hợp lý và bền vững.
Để thực hiện chính sách trồng rừng và bảo vệ rừng, huyện Mường Chà đã
trồng cây cao su từ năm 2009, đây là một loại cây cơng nghiệp có giá trị, góp
phần cải thiện mức sống cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít
người ở các vùng sốt rét lưu hành, thực hiện chương trình “xóa đói, giảm
nghèo” có hiệu quả. Bên cạnh lợi ích kinh tế, sự phục hồi của loại rừng thứ
sinh này có thể dẫn đến sự thay đổi khí hậu mơi trường, ảnh hưởng đến sự
phát sinh, phát triển của các quần thể sinh vật, trong đó có muỗi Anopheles và


2


vectơ truyền bệnh, duy trì sự tồn tại bệnh sốt rét ảnh hưởng đến sức khỏe của
cộng đồng.
Tại tỉnh Điện Biên cơng tác phịng chống và điều tra muỗi Anopheles rất
được chú trọng nhưng chưa có đề tài nghiên cứu về muỗi Anopheles ở vùng
trồng rừng cao su vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu về phân bố,
thành phần loài và mật độ muỗi Anopheles trước và sau trồng cây cao su
8 năm (2009-2016) tại 3 xã huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên” với 2 mục
tiêu:
1. Mô tả về phân bố, thành phần loài và mật độ muỗi Anopheles năm 2016
tại 3 xã trồng cây cao su của huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên
2. So sánh sự thay đổi về phân bố, thành phần loài và mật độ muỗi
Anopheles trước và sau khi trồng cao su tại 3 xã của huyện Mường Chà, tỉnh
Điện Biên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1.

Vài nét về tình hình bệnh sốt rét

Bệnh sốt rét là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với con người, do
một số loài ký sinh trùng thuộc giống Plasmodium gây ra, mỗi năm trên thế
giới có hàng trăm triệu người mắc và hàng trăm nghìn người chết do sốt rét.
Ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) được truyền từ người bệnh sang người lành
qua các loài muỗi thuộc giống Anopheles, các loài muỗi này được gọi là
vector truyền bệnh sốt rét.
Việt Nam là một quốc gia có chương trình phịng chống sốt rét tương đối

thành cơng, từ năm 1991 chương trình PCSR bắt đầu được thực hiện, bắt
nguồn từ chương trình “Tiêu diệt sốt rét”, “Thanh tốn sốt rét” chuyển sang
“Phòng chống sốt rét” và đã đạt được một số kết quả rõ rệt: Năm 2015 số
bệnh nhân sốt rét (BNSR) giảm 97,0%, KSTSR giảm 95,7% và tử vong do sốt
rét giảm 99,5% so với năm 1991.
Để đạt được những kết quả trên, việc lựa chọn, áp dụng các biện pháp
phòng chống vector sốt rét phù hợp, hiệu quả là một trong các biện pháp góp
phần quan trọng cho các thành cơng của chương trình PCSR ở Việt Nam nói
chung và tại tỉnh Điện Biên nói riêng.
1.2. Tổng quan về muỗi Anopheles
1.2.1. Muỗi Anopheles và vai trò của lồi vector chính truyền bệnh sốt rét
Năm 1897 Ronal Ross, một bác sỹ quân đội người Anh đã khám phá ra
noãn bào (Occyte) trong cơ thể muỗi tại Ấn Độ. Đến năm 1898 ông mới xác
định được muỗi Anopheles là trung gian truyền bệnh sốt rét ở người. Năm
1898 Grassi, Bignami, Bastianelli thí nghiệm tồn bộ chu kỳ phát triển của
KSTSR trên cơ thể muỗi và người, khẳng định Anopheles là trung gian truyền
bệnh sốt rét[4].


4

Giống muỗi Anopheles thuộc phân họ Anophelinae, họ Culicidae, phân bộ
Nematocera (Râu dài), bộ Diptera (Hai cánh). Trên thế giới đã xác định được
khoảng 420 loài muỗi thuộc giống muỗi Anopheles, trong đó có khoảng 70
lồi là vector truyền bệnh sốt rét cho người trong tự nhiên[3].
Để xác định 1 lồi muỗi Anopheles có phải là vector truyền bệnh hay
khơng thì cần có các điều kiện sau: có thoa trùng ở tuyến nước bọt, ưa hút
máu người, tần xuất đốt người cao, tuổi thọ đủ dài và có mật độ cao ở mùa sốt
rét[3].
Ở mỗi vùng, mỗi đất nước lại có các loại truyền bệnh sốt rét chính khác

nhau, ở Việt Nam cho đến nay đã xác định được 59 lồi Anopheles, trong đó
có 3 lồi truyền bệnh chính (được gọi là vector chính truyền bệnh sốt rét) là
An.minimus, An.dirus, An.epiroticus. Trong đó, An.minimus là vector chính
truyền bệnh sốt rét khu vực rừng núi trong cả nước (trong đó bao gồm cả tỉnh
Điện Biên), An.dirus chủ yếu ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên,
An.epiroticus ở khu vực ven biển nước lợ[3]. Tại một địa phương khi xác định
có vector chính truyền bệnh sốt rét thì ln phải đề phịng nguy cơ xảy ra dịch
sốt rét.
Việc xác định sự có mặt hay khơng của vector chính ở một địa phương có
ý nghĩa rất lớn với cơng tác PCSR ở địa phương đó, nó là một trong các cơ sở
để phân vùng dịch tễ bệnh sốt rét từ đó quyết định đến các biện pháp phòng
chống muỗi Anopheles được áp dụng ở địa phương. Việc phân vùng dịch tễ
bệnh sốt rét sẽ giúp các nhà quản lý đưa ra các biện pháp PCSR phù hợp với
từng địa phương. Hiện tại, Việt Nam đang áp dụng cách phân vùng dịch tễ
sốt rét thành 5 vùng, có nhiều căn cứ để phân vùng dịch tễ sốt rét như: Yếu tố
về địa lý, chỉ số bệnh nhân sốt rét, tỷ lệ KSTSR, chỉ số về muỗi Anopheles…
Trong đó, chỉ số về muỗi Anopheles và chỉ định dùng hóa chất diệt muỗi
tương ứng như sau:


5

- Vùng khơng có sốt rét lưu hành: Khơng có vector chính truyền bệnh sốt
rét. Tẩm màn bằng hóa chất diệt muỗi cho những người đi vào vùng sốt rét
lưu hành[9].
- Vùng nguy cơ sốt rét quay trở lại: Trước đây đã xác định được vector
chính truyền bệnh sốt rét nhưng trong 5 năm liên tục trở lại đây chưa phát
hiện được vector chính. Tẩm màn bằng hóa chất diệt muỗi cho những người
đi vào vùng sốt rét lưu hành, khi xuất hiện ký sinh trùng nội địa thì tẩm màn
cho nhân dân trong xã nếu nhân dân có thói quen ngủ màn cao trên 80%, nếu

dân khơng có thói quen ngủ màn thì phải phun tồn lưu hóa chất diệt muỗi lên
tường vách[9].
- Vùng sốt rét lưu hành nhẹ: Bắt được vector chính truyền sốt rét. Chỉ tẩm
màn bằng hóa chất diệt muỗi cho nhân dân những nơi giáp ranh với vùng sốt
rét lưu hành vừa và nhẹ[9].
- Vùng sốt rét lưu hành vừa: Bắt được vector chính truyền bệnh sốt rét với
mật độ vừa (5-10 con/người/đêm). Vùng này, cần tẩm màn bằng hóa chất, nếu
nhân dân có tỷ lệ ngủ màn dưới 80% thì phải phun tồn lưu hóa chất diệt muỗi
lên tường vách[9].
- Vùng sốt rét lưu hành nặng: bắt được vector chính truyền bệnh sốt rét
với mật độ cao (trên 10 con/người/đêm), bắt được cả trong nhà và ngoài nhà.
Những vùng này cần tẩm màn với hóa chất diệt muỗi. Ưu tiên phun tồn lưu ở
những nơi có điểm nóng (nguy cơ xảy dịch), phun tồn lưu những vùng tỷ lệ
nằm màn dưới 80%[9].
Khi nghiên cứu về quần thể các loài Anopheles ở một địa phương, ta cần
chú trọng đến 3 yếu tố quan trọng nhất đó là: thành phần lồi, mật độ, phân bố
các lồi giữa các khu vực trong địa bàn. Căn cứ vào 3 yếu tố này và kết hợp
với các thông tin thu được khi ta bắt muỗi bằng các phương pháp khác nhau
để đưa ra các biện pháp phòng chống muỗi hiệu quả, phù hợp với từng địa
phương. Thành phần loài cho ta biết về sự phong phú các lồi có mặt tại địa


6

phương, trong đó có vector chính truyền bệnh sốt rét hay khơng, nếu thành
phần lồi đa dạng (có mặt nhiều lồi Anopheles) thì các lồi muỗi sẽ có xu
hướng cạnh tranh nhau về vật chủ hút máu, nếu địa phương khơng ni nhiều
trâu bị thì các lồi này sẽ có xu hướng hút máu người. Bên cạnh đó thành
phần lồi thường ít biến động và ln gắn kết chặt chẽ với điều kiện môi
trường tự nhiên tại địa phương, khi thành phần lồi tăng hoặc giảm thì thường

là địa phương đã có biến động lâu dài về mơi trường lúc đó ta cần xác định
nguồn gốc biến động mơi trường để có thể điều chỉnh thích hợp. Mật độ lồi
phản ánh sự xuất hiện nhiều hay ít của một lồi Anopheles cụ thể, khi một loài
xuất hiện với mật độ cao nhất là với vector chính thì nguy cơ xảy ra dịch rất
lớn, mật độ các loài Anopheles thường biến động theo chu kỳ các mùa trong
năm, tăng cao vào đầu và cuối mùa mưa (giữa mùa mưa thì tốc độ chảy của
các dịng nước cao, làm cuốn trơi trứng và bọ gậy của các lồi muỗi) chính vì
vậy mà ở Điện Biên thường tiến hành phun, tẩm hóa chất diệt muỗi vào đầu
mùa mưa. Tại một địa phương, nếu mật độ muỗi tăng cao bất thường thì
thường nguyên nhân là do những biến động nhất thời về môi trường như vệ
sinh môi trường kém, sự tăng đột biến về thức ăn và nơi sinh sản của muỗi, ta
cũng phải tìm ngun nhân để có biện pháp làm giảm mật độ muỗi. Phân bố
của một loài muỗi ta hiểu là sự có mặt của lồi muỗi đó ở một khu vực nhất
định mà khơng có hoặc có ít ở khu vực khác, sự phân bố muỗi thường ổn
định, do nó liên quan đến tính thích nghi với mơi trường của mỗi lồi muỗi, ví
dụ như lồi An.epiroticus chỉ có mặt ở khu vực ven biển nước lợ, do bọ gậy
của lồi này chỉ sống được trong nước lợ, chúng địi hỏi phải có một nồng độ
muối nhất định trong nước, một ví dụ khác về phân bố muỗi liên quan đến
thích nghi là các lồi muỗi Anopheles thường khơng sống ở vùng có độ cao so
với mức nước biển trên 2.500m[4]. Khi một loài muỗi mở rộng phân bố
thường là do mơi trường sống có biến động đã lâu dài, biến động này phù hợp
với đặc tính sinh trưởng của muỗi.


7

1.2.2. Hình thể và phân biệt muỗi Anopheles
1.2.2.1. Hình thể ngồi muỗi cái Anopheles

Hình 1.1. Hình thể ngồi muỗi cái Anopheles

Hình thể chung của các lồi muỗi thuộc giống Anopheles là giống nhau,
tuy nhiên ở mỗi lồi muỗi sẽ có sự khác nhau về phân bố vẩy đen, vẩy trắng
và phân bố lông ở mỗi bộ phận trên cơ thể, đây là đặc điểm giúp định loại
muỗi Anopheles.
Cơ thể muỗi Anopheles được chia làm 3 phần đầu, ngực, bụng. Toàn
thân muỗi được bao phủ bởi các vẩy đen trắng và các lơng. Đầu có hai râu,
hai mắt kép, hai pan và một vịi. Thân muỗi có ba đơi chân, chia làm ba đoạn


8

chính là đùi, cẳng chân, bàn chân. Mỗi bàn chân muỗi có năm đốt bàn được
đánh số từ một đến năm. Trên thân muỗi có một đơi cánh, bụng có bảy đốt.
1.2.2.2. Phân biệt muỗi Anopheles cái với Anopheles đực

Hình 1.2. Hình thể muỗi Anopheles đực
Bởi vì chỉ muỗi Anopheles cái mới hút máu và truyền bệnh sốt rét nên
việc phân biệt muỗi Anopheles đực và cái trước khi bắt là rất quan trọng. Có
thể phân biệt muỗi Anopheles đực và cái bằng mắt thường qua hai đặc điểm
sau: Pan muỗi đực dài hơn vịi và đầu pan phình to hình chùy, trong khi ở
muỗi cái pan dài bằng vịi và pan thn đều, khơng phình to; râu muỗi đực có
những lơng rất dài vì thế nhìn râu muỗi đực rất rậm.
1.2.2.3. Phân biệt muỗi cái Anopheles với muỗi cái Culicinae

Hình 1.3. Phân biệt muỗi Anopheles và muỗi Culicinae


9

Ta có thể phân biệt muỗi Anopheles và muỗi Culicinae qua các đặc

điểm sau: Pan của muỗi Anopheles dài bằng vòi, pan của muỗi Culicinae ngắn
hơn vòi; khi đậu thân muỗi Anopheles chếch 450-900 so với bề mặt đậu trong
khi thân muỗi Culicinae ngang với bề mặt đậu.
1.2.3. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của muỗi Anopheles
Sốt rét được truyền cho người bởi muỗi Anopheles cái, muỗi đực chủ yếu
hút nhựa cây và nhụy hoa do đó khơng thể truyền bệnh. Vịng đời của muỗi
có 4 giai đoạn (Trứng, bọ gậy, quăng, muỗi trưởng thành) chỉ có muỗi trưởng
thành là sống trên cạn, khoảng từ 2-3 ngày muỗi cái lại hút máu 1 lần, điều
này cần thiết cho sự phát triển của trứng và bình thường trứng được đẻ trước
khi muỗi hút máu lần tiếp theo. Thời gian cần thiết cho sự tiêu máu và phát
triển của trứng thay đổi theo nhiệt độ và độ ẩm của khơng khí. Trứng được
muỗi Anopheles cái đẻ xuống nước, mỗi lứa từ 100 đến 150 trứng, nơi đẻ có
thể là những ổ nước nhỏ như là vỏ đồ hộp, gáo dừa, vết chân… hoặc những
thủy vực rộng hơn như suối, kênh mương, song, ao, hồ… Mỗi loài chọn một
kiểu mặt nước đặc trưng để đẻ trứng, đối với muỗi An.minimus, chúng thường
chọn nơi đẻ trứng là những dòng nước trong, chảy chậm, ánh sáng vừa phải,
tỉnh Điện Biên là một trong những vùng có điều kiện thích hợp cho muỗi
An.minimus phát triển. Mỗi con muỗi cái thường đẻ từ 1-3 lứa, tối đa 7 lứa.
trong điều kiện tốt nhất tuổi thọ trung bình của muỗi cái khoảng 2-3 tuần. Sau
2-3 ngày trứng nở thành bọ gậy, chúng thường sống ngay sát mặt nước (vì
chúng cần thở khơng khí) và lấy thức ăn từ nước. Thời kỳ bọ gậy được chia
làm 4 giai đoạn (từ tuổi 1 đến tuổi 4), thời gian phát triển của mỗi giai đoạn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố kể cả nhiệt độ của nước, nước ấm thì thời gian
phát triển ngắn hơn là nước mát, nếu điều kiện thuận lợi thời kỳ này kéo dài
khoảng 8 – 10 ngày, cuối tuổi 4 bọ gậy sẽ phát triển thành quăng. Giai đoạn
quăng kéo dài 2-3 ngày ở nhiệt độ nhiệt đới, những biến đổi quan trọng xảy ra
và cơ thể vũ hóa biến đổi thành muỗi trưởng thành có khả năng bay. Quăng có


10


dạng dấu phẩy, sống trên mặt nước, bơi khi bị khuấy động nhưng chúng
không dinh dưỡng, khi phần vỏ tiếp nối giữa đầu và ngực nứt đơi ở phía lưng,
muỗi trưởng thành sẽ chui ra và bay đi. Muỗi Anopheles khả năng bay 2-3km
để đốt mồi, nếu thuận gió muỗi Anopheles có thể bay 30km [4].

Hình 2: Vịng đời của muỗi Anopheles
Sau đó giao phối nhanh chóng diễn ra, muỗi cái chỉ giao phối một lần, và
bình thường nó hút máu lần đầu sau giao phối. hầu hết muỗi Anopheles đốt
mồi vào ban đêm, một số đốt mồi vào lúc hồng hơn và một số lồi khác đốt
mồi lúc nửa đêm. Một số vào nhà đốt mồi trong khi đó một số loài thường đốt
ngoài nhà. Sau khi đốt mồi chúng thường có một khoảng nghỉ ngơi ngắn,
muỗi đốt trong nhà thường trú đậu trên tường vách, phía dưới các trang bị như
giường, tủ … và trên quần áo treo trong nhà, muỗi đốt ngồi nhà có thể trú
đậu trên cây, trong các hốc đất tối hoặc những nơi tối, mát khác. Sự sống và
khả năng lan truyền bệnh sốt rét của muỗi Anopheles còn phụ thuộc vào các
nhân tố mùa vụ như nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm [8].
1.2.4. Công tác điều tra muỗi Anopheles
Công tác điều tra muỗi Anopheles bao gồm các công đoạn: Thu thập muỗi
(bắt muỗi) ở thực địa; bảo quản giữ cho muỗi sống (tùy mục đích của cuộc
điều tra) và vận chuyển muỗi về phịng thí nghiệm; định loại muỗi tại phịng
thí nghiệm; mổ muỗi (để tìm thoa trùng sốt rét trong tuyến nước bọt và xác
định số lần đã đẻ trứng qua hình dạng buồng trứng) hoặc làm tiêu bản muỗi.


11

Công tác điều tra côn trùng cung cấp những thông tin cần thiết hỗ trợ cho việc
phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét và phân vùng dịch tễ sốt rét.
1.2.4.1. Công tác thu thập, bảo quản và vận chuyển muỗi Anopheles

về phịng thí nghiệm
Một trong những hoạt động chính của công tác côn trùng là thu thập muỗi
ở thực địa. Muỗi trưởng thành thu thập được giúp ta xác định những lồi nào
có mặt ở các địa phương khác nhau và mật độ tương đối của chúng, nhằm
đánh giá những tác động của các biện pháp phòng chống, tác động của mơi
trường hoặc biến động theo mùa vụ.
Có nhiều phương pháp để thu thập muỗi như: Bắt muỗi ở chuồng gia súc
ban đêm, bắt muỗi ở trong nhà ban đêm hoặc ban ngày, mồi người trong nhà
hoặc ngoài nhà, bẫy muỗi ban đêm ở trong nhà hoặc ngoài nhà. Mỗi phương
pháp cho ta những thông tin khác nhau:
Bắt muỗi bằng mồi người trong nhà ban đêm: Cung cấp cho ta những
thơng tin: Những lồi muỗi ưa đốt người, mật độ các lồi này, thời gian đốt
người, vai trị truyền bệnh của các lồi muỗi, đồng thời cung cấp các thơng tin
liên quan đến hiệu quả của các biện pháp phòng chống muỗi, vì vậy thơng tin
thu được từ mồi người bắt muỗi ban đêm rất cần thiết cho việc lựa chọn biện
pháp phòng chống vector hiệu quả.
Bắt muỗi chuồng gia súc ban đêm: Phương pháp điều tra này giúp ta thu
được các thơng tin về những lồi thích đốt máu gia súc, thành phần lồi có
mặt tại địa phương (do đây là phương pháp thu thập được nhiều loài muỗi
nhất).
Bắt muỗi bằng bẫy đèn trong nhà ban đêm: Cho ta thơng tin về thành
phần lồi, xác định những lồi ưa đốt máu người trong nhà, đánh giá hiệu quả
của phương pháp phòng chống vector.
Soi bắt muỗi trong nhà ban ngày: Phương pháp điều tra muỗi này giúp
ta xác định: những lồi muỗi có tập tính trú đậu trong nhà ban ngày, mật độ


12

các loài muỗi trú đậu trong nhà, loại vật liệu làm tường vách mà muỗi thích

đậu, vị trí, độ cao tường vách muỗi thường đậu.
Có nhiều kỹ thuật bắt muỗi khác nhau như bắt muỗi bằng ống nghiệm, bắt
muỗi bằng máy hút muỗi…
Kỹ thuật bắt muỗi bằng ống thử nghiệm là kỹ thuật bắt muỗi thường dùng
nhất vì phương tiện rẻ tiền và kỹ thuật đơn giản, áp dụng được cho mọi
phương pháp điều tra muỗi.
Dụng cụ bắt muỗi bằng ống thử nghiệm bao gồm: Ống thử nghiệm, bông
(bông thường hoặc bông không thấm nước), đèn pin cầm tay, giấy và bút để
ghi chép.
Ống thử nghiệm là một ống tuýp làm bằng thủy tinh, hình trụ rỗng, bề dày
khoảng 1mm, đường kính 1-1,5cm, dài 20cm, thủng hai đầu, trước khi dùng
để bắt muỗi thì phải đút một cục bơng nhỏ vào giữa ống để làm vách ngăn,
chia ống nghiệm thành hai ngăn, mỗi khi bắt được một con muỗi thì đút thêm
một cục bông nhỏ để nhốt muỗi giữa hai cục bông.
Kỹ thuật bắt muỗi bằng ống thử nghiệm: Một tay cầm đèn pin soi, một tay
cầm ồng nghiệm, khi thấy muỗi Anopheles ( muỗi Anopheles có tư thế đậu
chếch 450-900 so với bề mặt đậu) thì nhẹ nhàng úp miệng ống thử nghiệm lên
muỗi, khi thấy động muỗi sẽ bay thẳng vào trong ống nghiệm, lúc này ta
nhanh tay nhấc ống nghiệm ra đồng thời bịt miệng ống nghiệm bằng ngón tay
trỏ hoặc ngón cái của bàn tay cầm ồng nghiệm, bỏ đèn pin ra và lấy một cục
bông nhỏ nút miệng ống nghiệm lại thay cho ngón tay giữ miệng ống, đẩy sâu
cục bông lại làm thành một ngăn nhốt muỗi dài khoảng 2cm, như vậy bằng
cách này một ống nghiệm có thể tạo được nhiều ngăn nhốt muỗi.
Tại mỗi điểm bắt muỗi, ta cho tất cả ống tuýp chứa muỗi vào một túi đựng
và ghi chép phiếu điều tra cho vào trong túi đựng, các thông tin cần ghi như:
địa phương bắt muỗi, ngày, thời gian thu thập muỗi, phương pháp thu thập


13


muỗi (mồi người trong nhà đêm, bẫy đèn trong nhà đêm, soi chuồng gia súc,
soi trong nhà ngày), tên người bắt muỗi.
Nếu cần giữ cho muỗi sống để mang về phịng thí nghiệm mổ muỗi, cắm
tiêu bản (vì nếu muỗi chết thì chúng bị khơ và giịn, sẽ khơng thể mổ hay cắm
tiêu bản được), thì ngay sau khi bắt và mang muỗi về điểm tập kết phải nhốt
muỗi vào cốc chứa (là những cốc nhựa như cốc uống nước, miệng cốc được
bịt vải màn để muỗi không bay ra), dùng bông nhúng vào dung dịch
glucose5% , vắt nhẹ bông cho ráo nước đường và đặt mẩu bông lên miếng vải
màn ở miệng cốc để muỗi hút, như vậy chúng sẽ khơng bị chết vì đói. Sau đó
cần đặt các cốc chứa muỗi vào một khay đủ rộng, có chứa một ít nước sạch để
kiến khơng bị lên tha các cục bông tẩm nước đường. Trên mỗi cốc này cần
ghi đầy đủ thông tin về địa điểm, thời gian và phương pháp bắt muỗi.
1.2.4.2. Công tác định loại muỗi Anopheles
Việc định loại muỗi là công việc vô cùng quan trọng, địi hỏi sự tỉ mỉ,
chính xác của cán bộ cơn trùng. Vì giống muỗi Anopheles có 420 lồi và
khơng phải lồi nào cũng có khả năng truyền bệnh sốt rét. Việc định loại sẽ
giúp ta biết lồi nào đang có mặt tại địa phương, kết quả định loại kết hợp với
việc mổ muỗi tìm thoa trùng sốt rét trong tuyến nước bọt sẽ giúp ta kết luận
lồi muỗi đó có khả năng truyền bệnh sốt rét hay không.
Sau khi mang muỗi về phịng thí nghiệm, cán bộ cơn trùng sẽ dùng kính
lúp phóng đại 10 lần, 20 lần hoặc 40 lần để soi từng đặc điểm của từng con
muỗi, so sánh với bảng định loại do Viện sốt rét trung ương cung cấp để biết
con muỗi Anopheles đó thuộc lồi gì. Khi đã xác định được lồi muỗi thì ghi
vào sổ định loại. ghi đầy đủ các thông tin: Nơi bắt, thời gian bắt, phương pháp
điều tra, tên cán bộ điều tra, tên cán bộ định loại, số lượng muỗi của từng loài.
1.2.5. Kỹ thuật mổ tuyến nước bọt muỗi Anopheles tìm thoa trùng sốt rét


14


Dụng cụ cần thiết: Muỗi cịn sống, kính mổ muỗi, kính hiển vi, lam
kính, tấm đậy phiến kính (lamen), kim mổ muỗi, nước muối sinh lý 0.9%,
dung dịch Cloroform, giấy bút để ghi kết quả mổ muỗi.
Kỹ thuật: Sau khi đã giết muỗi bằng Cloroform, định loại muỗi và cắt
bỏ tồn bộ chân, cánh muỗi. Nhìn qua kính mổ muỗi ta đặt lên một phiến
kính khơ, dùng kim mổ muỗi tách phần ngực và phần bụng muỗi, chuyển
phần đầu và ngực sang chỗ có giọt nước muối sinh lý đã đặt sẵn trên một
phiến kính khác. Giữ ngực muỗi bằng kim bên tay trái, dùng kim bên tay phải
tách phần đầu ở vùng cổ và kéo nhẹ về phía bên phải, thường thường tuyến
nước bọt sẽ lộ ra dưới dạng mơ gắn liền với đầu, có thể nhận biết nó bởi hình
dạng 3 thùy và bóng, tách trọn vẹn 2 tuyến nước bọt (6 thùy). Nếu tuyến nước
bọt không lộ ra dưới dạng mơ gắn liền với đầu thì ta ấn nhẹ vào phần ngực
muỗi để ép tuyến nước bọt ra. Tuyến nước bọt của muỗi rất nhỏ, đòi hỏi thao
tác của kỹ thuật viên phải nhẹ nhàng và khéo léo, tránh run tay để không làm
bật tuyến nước bọt của muỗi ra khỏi lam kính. Sau khi tách được tuyến nước
bọt của muỗi ra, tiến hành gạt bỏ các mảnh vụn, để lại tuyến nước bọt, cho
thêm nước muối sinh lý, đậy tấm lamen lên, ép nhẹ tấm lamen để phá vỡ
tuyến nước bọt, nếu trong tuyến nước bọt có thoa trùng thì chúng sẽ bị đẩy ra.
Tìm thoa trùng dưới kính hiển vi có độ phóng đại lớn, thoa trùng có dạng hình
thoi, mảnh, khúc xạ ánh sáng, đơi khi chúng chuyển động ngọ nguậy chậm.
việc tìm thấy thoa trùng sốt rét trong tuyến nước bọt là một trong những yếu
tố chính để kết luận lồi muỗi đó là vector truyền bệnh sốt rét.
Sau khi đã hoàn tất việc mổ muỗi, cán bộ mổ muỗi cần ghi chép vào sổ
các thơng tin về tên lồi muỗi, địa điểm bắt muỗi, thời gian bắt, phương pháp
bắt, tên người bắt, thời gian mổ, tên người mổ, kết quả mổ muỗi.


15

1.3. Cơng tác phịng chống muỗi Anopheles tại tỉnh Điện Biên từ năm

2009 đến 2015
Bảng 1.1. Cơng tác phịng chống muỗi Anopheles tỉnh Điện Biên từ
năm 2009-2015
Năm
Chỉ số
Phun tồn

màn

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2009

2010

2011

2012

2013

2014


2015

88.870

87.258

73.995

68.909

45.484

101.575

78486

67.090

109.323

Màn
Cấp

Năm

98.934

lưu
Tẩm màn


Năm

đơn
Màn
đôi
Màn
võng

102.60
9
127.21
9

128.916

124.08
3

0

20.000

0

0

0

0


0

25.000

10.000

19.000

29.000

24.890

32.000

0

0

0

4.700

0

0

0

0


Nhận xét: Trong 7 năm (từ 2009 đến 2015) tỉnh Điện Biên đã bảo vệ cho
566.059 lượt người bằng biện pháp phun tồn lưu hóa chất diệt muỗi, bảo vệ
cho 736.692 lượt người bằng biện pháp tẩm màn bằng hóa chất diệt muỗi, cấp
20.000 chiếc màn đơn, 139.890 chiếc màn đôi và 4.700 màn võng cho nhân
dân trong tỉnh.


16

Bảng 1.2. Kết quả công tác điều tra muỗi Anopheles của tỉnh Điện Biên
Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2009

2010


2011

2012

2013

2014

2015

Số mẫu

787

3.147

1.425

969

1.657

2.367

2.040

Số loài

12


11

11

11

11

11

13

16

33

33

23

26

23

38

Số xã

14


31

19

15

16

18

25

Số huyện

7

7

7

6

7

8

8

Chỉ số


Số lượt
điều tra

Qua 192 lượt điều tra tại tỉnh Điện Biên đã thu thập được 12.392 mẫu
muỗi Anopheles thuộc 13 loài. Trong đó đã thu thập được vector chính truyền
bệnh sốt rét là An.minimus.
1.4. Một số thông tin chung về cây cao su
Cao su là một loài cây thân gỗ thuộc về họ Đại kích (Euphorbiaceae)
và là lồi có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất trong chi Hevea.
Nhựa mủ dùng để sản xuất cao su tự nhiên là chủ yếu, bên cạnh việc
sản xuất mủ dạng nước.
Gỗ từ cây cao su được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ. Nó được đánh giá
cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hồn
thiện khác nhau. Nó cũng được đánh giá như là loại gỗ "thân thiện môi
trường", do người ta chỉ khai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu trình
sản sinh nhựa mủ.


17

Quả cao su là quả nang có 3 mảnh vỏ ghép thành 3 buồng, mỗi nang một
hạt hình bầu dục hay hình cầu, đường kính 02 cm, có hàm lượng dầu đáng kể
được dùng trong kỹ nghệ pha sơn.
Khi cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ
bằng cách tạo các vết rạch vuông góc với mạch nhựa mủ, với độ sâu vừa phải
sao cho có thể làm nhựa mủ chảy ra mà khơng gây tổn hại cho sự phát triển
của cây, và nhựa mủ được thu thập trong các thùng nhỏ, quá trình này gọi
là cạo mủ cao su. Các cây già hơn cho nhiều nhựa mủ hơn, nhưng chúng sẽ
ngừng sản xuất nhựa mủ khi đạt độ tuổi 26-30 năm. Rừng cao su là loại rừng

thứ sinh, tác dụng tốt đối với mơi trường, giúp chống sói mịn đất, điều hịa
nhiệt độ, độ ẩm khơng khí…Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho q trình
sống của các lồi muỗi nói chung, trong đó có muỗi Anopheles.
Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22 °C đến
30 °C (tốt nhất ở 26 °C đến 28 °C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2.000 mm)
nhưng không chịu được sự úng nước và gió. Cây cao su có thể chịu được
nắng hạn khoảng 4 đến 5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm.
Cây cao su là một loại cây độc, mủ của cây là một loại chất độc có thể gây
ơ nhiễm nguồn nước khu vực rừng đang khai thác, nó cịn làm ảnh hưởng đến
sức khỏe người khai thác nó. Tuổi thọ của người khai thác mủ cao su thường
giảm từ 3 đến 5 năm nếu làm việc trong khoảng thời gian dài.
Cây cao su còn độc ngay cả trong việc trao đổi khí ngay cả ban ngày và
ban đêm. Không bao giờ xây dựng nhà để ở gần rừng cao su, khả năng hiếm
khí xảy rất cao.
1.5. Vài nét về nghiên cứu muỗi Anopheles ở vùng trồng rừng cao su
Nghiên cứu của Trần Trung Hòa và cộng tác viên khảo sát ở Công ty
cao su Đồng Nai (1988-1999) đã xác định được 15 loài Anopheles, trong đó
An.dius chiếm tỷ lệ 1,33% [2].


18

Một nghiên cứu khác ở Nông trường cao su Thanh niên, huyện Phước
Long, Bình Phước xác định được 13 lồi và 2 vector truyền bệnh chính
An.minimus và An.dirus đều có mặt với mật độ cao[1].
Nghiên cứu ở Thừa Thiên Huế của Võ Đại Phú (2011) cho thấy thành
phần loài muỗi Anopheles ở vùng trồng cao su khá phong phú (20 loài), ở
rừng cao su đã khép tán số lượng, mật độ muỗi Anopheles có xu hướng tăng
cao hơn so với thời điểm mới trồng tuy vậy chưa tìm thấy An.dirus, có
An.minimus nhưng mật độ thấp [7].

Nguyễn Đức Mạnh và nhiều cộng sự từ năm 1999 – 2002 đã tiến hành
nghiên cứu đánh giá tác động của môi trường trồng rừng đến vector sốt rét và
phòng chống sốt rét tai Lào Cai và Sơn La đã phát hiện 11-14 loài muỗi
Anopheles, nhận thấy rằng An.minimus vùng rừng đang khép tán có mật độ
cao hơn vùng rừng mới trồng, có sự liên quan mật thiết giữa sinh cảnh rừng
với sự phân bố của muỗi Anopheles và vector sốt rét [5].


19

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Muỗi Anopheles tại 3 xã Mường Mươn, Na Sang, Sa Lơng có trồng cây
cao su ở huyện Mường Chà.
- Vật liệu nghiên cứu: Sổ sách báo cáo về công tác phòng chống muỗi
Anopheles của Trung tâm Phòng chống Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng
tỉnh Điện Biên.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại 3 xã có rừng cao su là: Na Sang, Mường
Mươn, Sa Lơng thuộc huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên.
Mường Chà là một huyện vùng cao biên giới nằm phía tây bắc của tỉnh
Điện Biên. Huyện có 12 xã và thị trấn, dân số năm 2015 là trên 60.000 người,
huyện có 13 dân tộc, 60% là dân tộc H’mơng. Tổng diện tích tự nhiên của
huyện Mường Chà là 1.177,17 km2 Trong đó đất lâm nghiệp: 527,372 km2,
chiếm 44,8%. Kiểu địa hình của huyện Mường Chà chủ yếu là núi trung bình
và núi cao có độ cao tuyệt đối so với mực nước biển trung bình từ 500m 1.800m. Địa hình chia cắt phức tạp do có nhiều núi cao và khe sâu tạo thành.
Khu vực nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, năm có 2 mùa rõ rệt.

Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, nóng, ẩm, mưa nhiều. Mùa khơ từ tháng 10
đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh và khơ hanh. Nhiệt độ bình qn năm từ
220 đến 250 C. Lượng mưa bình quân năm từ: 1.600 - 2.000 mm. Độ ẩm
khơng khí trung bình từ 83 - 85%
Mường Chà có hệ thống sơng suối khá phong phú với nhiều con sơng
suối có lưu lượng nước lớn là: Sông Đà, sông Nậm Mức, suối Nậm He, suối


20

Nậm Lay, suối Đề Cua Tử,...Ngoài ra với hàng trăm khe nước lớn nhỏ nằm rải
rác khắp các địa phương trong huyện.
Với những điều kiện về tự nhiên như vậy, Mường Chà là nơi có điều
kiện phù hợp cho muỗi Anopheles phát triển.
Từ năm 2009 đến nay, huyện Mường Chà đã thực hiện dự án trồng cây
cao su trên địa bàn nhiều xã. Những năm gần đây, phần lớn diện tích rừng ở
một số vùng trồng cây cao su đã khép tán. Bên cạnh những lợi ích về mặt
kinh tế xã hội mà dự án trồng cao su đem lại thì sự phục hồi của loại rừng thứ
sinh này có thể dẫn đến sự thay đổi khí hậu, mơi trường, ảnh hưởng đến sự
phát sinh, phát triển của các quần thể sinh vật, trong đó có muỗi Anopheles,
duy trì sự tồn tại bệnh sốt rét ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.
Từ năm 2009 đến 2015 huyện Mường Chà đã bảo về cho 84.399 lượt
người bằng biện pháp phun tồn lưu hóa chất diệt muỗi, bảo vệ cho 108.695
lượt người bằng biện pháp tẩm màn bằng hóa chất diệt muỗi, cấp 2.500 chiếc
màn đơn, 28.230 chiếc màn đôi và 1.000 chiếc màn võng cho nhân dân trong
huyện. Trung tâm phịng chống Sốt rét – Ký sinh trùng – Cơn trùng tỉnh Điện
Biên đã tiến hành điều tra muỗi Anopheles 23 lượt tại huyện Mường Chà, bắt
được 1.370 mẫu muỗi thuộc 7 lồi Anopheles, trong đó chưa phát hiện thấy
vector chính truyền bệnh sốt rét là An.minimus. đã thu thập được vector phụ là
An.jeyporiensis, An.maculatus, An.aconitus.

Xã Mường Mươn là 1 xã của huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên, diện
tích tự nhiên 13.379,91 ha và 3.116 nhân khẩu. Phía đơng giáp xã Mường
Đăng của huyện Mường Ảng và hai xã Mường Mùn, Nà Sáy của huyện Tuần
Giáo. Phía tây giáp tỉnh Phong-Sa-Ly của nước Lào. Phía nam giáp xã Mường
Pồn và xã Nà Tấu của huyện Điện Biên. Phía bắc giáp xã Na Sang huyện
Mường Chà. Dân tộc Xã Mường Mươn có 4 dân tộc anh em cùng sinh sống là:
Mơng, Khơ Mú, Thái và Kinh. Trong đó, dân tộc Mơng chiếm đa số. Phần lớn
các hộ gia đình ở xã Mường Mươn thuộc nhóm hộ nghèo và cận nghèo. Thu


21

nhập chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi. Theo Quyết định số 714/QĐUBND ngày 16/09/2013 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt chuyển
đổi diện tích 3 loại rừng trong tỉnh, diện tích đất được quy hoạch cho lâm
nghiệp trên địa bàn xã Mường Mươn là 12.528 ha. Phân theo chức năng, diện
tích quy hoạch cho rừng đặc dụng là 3.988 ha; rừng phòng hộ là 1.746 ha;
rừng sản xuất là 6.794. Như vậy, 93,18% tổng diện tích tự nhiên của xã
Mường Mươn là đất lâm nghiệp, và theo quy định của pháp luật thì chính
quyền và người dân địa phương phải tiến hành trồng rừng và khoanh ni tái
sinh trên đất chưa có rừng, bảo vệ rừng ở những diện tích đất có rừng. Từ
năm 2009 đến nay, xã Mường Mươn khơng có ca bệnh sốt rét có ký sinh
trùng.
Xã Na Sang có diện tích tự nhiên là 114,12 km 2, dân số là 4.333 người,
với 5 dân tộc là H’mông, Kháng, Khơ mú, Thái, Kinh. Phía đơng giáp xã Hừa
Ngài của huyện Mường Chà và xã Mường Mùn huyện Tuần Giáo. Phía nam
giáp xã Mường Mươn của huyện Mường Chà. Phía bắc giáp thị trấn và xã Ma
Thì Hồ huyện Mường Chà. Phía tây giáp tỉnh Phong-Sa-Ly của nước Lào. Từ
năm 2009 đến nay, xã Na Sang khơng có ca bệnh sốt rét có ký sinh trùng.
Xã Sa Lơng có diện tích tự nhiên là 85,38 km2, dân số là 3.188 người
với 5 dân tộc anh em, trong đó dân tộc H’mơng chiếm đa số. Phía đơng giáp 2

xã Hừa Ngài và Huổi Mý của huyện Mường Chà. Phía nam giáp thị trấn
Mường Chà. Phía bắc giáp xã Huổi Lèng. Phía tây giáp xã Ma Thì Hồ. Từ
năm 2009 đến nay, xã Sa Lơng khơng có ca bệnh sốt rét có ký sinh trùng.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 01/2016 đến tháng 9/2016
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang: Tại mỗi điểm điều tra có 2 cán bộ
chuyên khoa côn trùng tiến hành thu thập muỗi trong 2 ngày 2 đêm.


22

- Nghiên cứu hồi cứu: Nghiên cứu hồi cứu sổ sách lưu tại Trung tâm
Phòng chống Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng tỉnh Điện Biên lấy các số
liệu về phân bố, thành phần loài, mật độ muỗi Anopheles tại 3 xã Mường
Mươn, Na Sang, Sa Lông trước năm 2009.
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu
- Chọn xã nghiên cứu: Chọn chủ định 3 xã nghiên cứu: xã Mường
Mươn, xã Na Sang, xã Sa Lông (huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên)
- Chọn bản nghiên cứu: Chọn chủ định 2 bản có trồng cây cao su tại
mỗi xã nghiên cứu.
2.2.3. Cơng cụ nghiên cứu
- Công cụ thu thập muỗi: Ống nghiệm bắt muỗi, đèn pin, bẫy muỗi
chuyên dụng, bông khô, giấy, bút.
- Công cụ định loại muỗi: Bảng định loại muỗi Anopheles ở Việt Nam
của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương năm 2006, bảng biểu
thống kê kết quả định loại muỗi, giấy, bút, kính lúp.
2.2.4. Kỹ thuật nghiên cứu
2.2.4.1. Các phương pháp bắt muỗi

2.2.4.1.1. Bắt muỗi bằng mồi người trong nhà ban đêm
Kỹ thuật tiến hành: Chọn điểm ngồi trong nhà nơi yên tĩnh, kín gió,
nhưng các cửa sổ phải mở để muỗi bay vào, tốt nhất là ngồi gần nơi gia đình
thường ngủ hàng đêm, khơng ngồi ngồi hiên nhà vì muỗi ở ngồi hiên khơng
tính là muỗi trong nhà, người mồi khơng được hút thuốc, khơng sử dụng các
loại hóa chất có đặc tính xua muỗi, tiến hành bắt muỗi từ 19 giờ -24 giờ.
Người làm mồi bắt muỗi ở tư thế ngồi, quần được xắn lên quá gối để 2 cẳng
chân lộ ra, ngồi yên chờ muỗi đến đậu lên chân thì bắt. Khi có cảm giác có
muỗi đậu lên chân hoặc cứ sau một vài phút thì soi đèn pin xem có muỗi đậu
trên chân hay khơng. Khi có muỗi đậu trên chân, một tay cầm đèn pin soi,
một tay cầm ống tuýp chụp lên con muỗi, sau đó di chuyển nhẹ ống để muỗi


23

bay vào trong, nhanh chóng bịt đầu ống tuýp bằng ngón tay cái và lấy bơng
bịt miệng tp lại.
2.2.4.1.2 Bắt muỗi chuồng gia súc ban đêm
Kỹ thuật tiến hành: Chọn chuồng trâu, bị có càng nhiều trâu bị càng
tốt, vị trí chuồng ở gần các nguồn nước, gần rừng, kín gió. Chuồng có mái
lợp, xung quanh có gióng bằng tre hoặc gỗ để giữ khơng cho trâu bị ra khỏi
chuồng. Tiến hành từ 19 giờ đến 24 giờ đêm. Bắt muỗi bằng ống thử nghiệm,
có thể bắt muỗi đang đốt trâu bò hoặc bắt muỗi đậu ở cây, cỏ, hàng rào xung
quanh chuồng và trên mái chuồng. Mỗi đợt bắt khoảng 20 – 30 phút sau đó
nghỉ 10 -20 phút rồi bắt đợt tiếp theo. Sau khi bắt thì bỏ tuýp vào một túi
đựng và ghi vào một tờ giấy nhỏ các thông tin: Địa điểm bắt, giờ bắt, tên
người bắt muỗi, phương pháp bắt muỗi (bắt muỗi chuồng gia súc).
2.2.4.1.3. Bắt muỗi bằng bẫy đèn trong nhà ban đêm
Kỹ thuật tiến hành: Treo bẫy đèn cách xa các nguồn ánh sáng khác, lý
tưởng nhất là tắt hết các nguồn sáng khác từ khi treo bẫy đèn, hoặc ít nhất tắt

các nguồn sáng khác từ khi đi ngủ. Treo bẫy đèn cách mặt đất hoặc mặt sàn
1,5m, cách giường ngủ khoảng 0,5m. Lắp pin cho bẫy hoạt động từ 18 giờ
đến 6 giờ sáng hôm sau. Nhờ những người trong gia đình theo dõi hoạt động
của bẫy như nguồn sáng, quạt gió, nếu phát hiện điều gì bất thường thì thông
báo cho người đặt bẫy để sửa chữa kịp thời. Tiến hành thu thập muỗi trong
lồng bẫy vào 6 giờ sáng hôm sau. Người thu bẫy cần ghi rõ số nhà đặt bẫy, số
bẫy, đặc điểm nhà đặt bẫy, số người ngủ trong nhà tối hôm đặt bẫy.
2.2.4.1.4. Soi bắt muỗi trong nhà ban ngày
Kỹ thuật tiến hành: Bắt muỗi trong nhà ban ngày thường được tiến
hành ỏ hầu hết các vị trí trong nhà vì vậy trước khi bắt cần giải thích rõ ý
nghĩa, mục đích và cách thức tiến hành với trưởng thơn và chủ nhà, vì vậy khi
tiến hành phương pháp này nên có trưởng bản hoặc y tế thôn, bản đi cùng.
Khi bắt muỗi trong buồng, những nơi riêng tư, thờ cúng…phải xin phép chủ


24

nhà trước khi bắt. Thường bắt vào khoảng 7 giờ đến 9 giờ sáng. Dùng đèn pin
soi lần lượt các vị trí trong nhà, bắt đầu từ cửa ra vào và đi theo chiều kim
đồng hồ, soi toàn bộ bề mặt tường vách và các vật dụng trong nhà. Đặc biệt
chú ý soi tìm muỗi đậu trên quần áo treo trong nhà, góc tủ vì đây là nơi muỗi
thường đậu ban ngày. Dùng kỹ thuật bắt muỗi bằng ống thử nghiệm. Sau khi
bắt muỗi, cần đánh dấu tuýp và ghi các thông tin: Địa điểm bắt muỗi, ngày bắt
muỗi, nhà bắt muỗi, tên người bắt muỗi.
2.2.4.2. Tổ chức thực hiện
+ Ban ngày thu thập muỗi bằng phương pháp soi trong nhà ban ngày từ
7 giờ đến 9 giờ sáng, mỗi ngày cả 2 người thu thập muỗi tại 8 nhà.
+ Mỗi đêm tiến hành thu thập muỗi từ 19 giờ đến 24 giờ, trong đó 1
người thu thập muỗi bằng phương pháp mồi người trong nhà, 1 người thu
thập muỗi bằng phương pháp soi chuồng gia súc. Đặt 2 bẫy đèn/đêm, mỗi nhà

đặt 1 bẫy, từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau.
+ Sau khi thu thập muỗi bằng 4 phương pháp trên, muỗi Anopheles
được vận chuyển về Trung tâm phòng chống sốt rét – Ký sinh trùng – Cơn
trùng tỉnh Điện Biên, được tách riêng theo 3 nhóm tương ứng với 3 xã điều
tra, sau đó tiến hành định loại, tính mật độ và tỷ lệ phân bố của từng loài theo
từng phương pháp thu thập. Việc định loại dựa vào dấu hiệu hình thái theo
“Bảng định loại muỗi Anopheles ở Việt Nam” của Viện sốt rét ký sinh trùng
cơn trùng trung ương năm 2006. Từ đó ta xác định được phân bố, thành phần
loài và mật độ của mỗi loài muỗi tại mỗi điểm điều tra ở thời điểm năm 2016.
Cuối cùng ta so sánh sự phân bố, thành phần loài, mật độ của mỗi loài muỗi
năm 2016 với thời điểm trước năm 2009.
2.2.5. Các chỉ số đánh giá:
- Mật độ muỗi thu thập được bằng phương pháp mồi người và soi
chuồng gia súc đêm: Là số muỗi cái của 1 lồi Anopheles trung bình mỗi điều
tra viên bắt được ở thực địa trong 1 đêm, được tính bằng cơng thức: tổng số


25

con 1 loài/tổng số đêm điều tra/số người điều tra. Đơn vị tính là
con/đêm/người.
- Mật độ muỗi thu thập được bằng phương pháp soi nhà ngày: Là số
muỗi cái 1 lồi Anopheles trung bình thu thập được trong mỗi nhà trong cả
đợt điều tra, được tính bằng cơng thức: tổng số con 1 lồi/số nhà được điều
tra. Đơn vị tính là con/nhà.
- Mật độ muỗi thu thập được bằng phương pháp bẫy đèn là số muỗi cái
1 loài Anopheles trung bình thu thập được mỗi đêm bằng mỗi bẫy đèn trong
cả đợt điều tra, được tính bằng cơng thức: tổng số con 1 loài/số đèn sử
dụng/số đêm đặt bẫy. Đơn vị tính là con/bẫy/đêm
- Cơ cấu muỗi ở mỗi xã là tỷ lệ từng loài muỗi trong tổng số các lồi

muỗi có mặt tại mỗi xã được điều tra, tính bằng cơng thức:
Số con muỗi bắt được của từng lồi
x 100
Tổng số con muỗi các loài bắt được tại mỗi xã
- Thành phần loài là tập hợp các loài muỗi có mặt tại địa phương.
- Phân bố theo xã của từng loài muỗi là tỷ lệ phần trăm số muỗi của
từng lồi có mặt ở một xã cụ thể trong tổng số con muỗi của lồi đó bắt được
ở cả 3 xã, được tính bằng cơng thức:
Số con muỗi mỗi loài bắt được ở một xã
Tổng số con muỗi của lồi đó bắt được ở 3 xã

x 100

2.2.6. Xử lý số liệu:
Phương pháp thống kê y học với sự hỗ trợ của phần mềm Excel 2003.
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Cán bộ thực hiện đề tài tình nguyện tham gia điều tra côn trùng. Các số
liệu thu thập được chỉ sử dụng trong nghiên cứu. Các hộ gia đình đến điều tra
cơn trùng được giải thích rõ ràng về mục đích nghiên cứu.
2.4. Các sai số và biện pháp khăc phục sai số
2.4.1. Các sai số


×