Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Dân văn phòng và những bệnh liên quan đến tay pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.95 KB, 4 trang )

Dân văn phòng và những bệnh liên
quan đến tay

Dân văn phòng với những công việc chủ yếu là bàn giấy và máy tính chính bởi vậy
mà hiệu suất làm việc cho đôi tay tương đối cao và đó cũng là lý do vì sao dân văn
phòng rất hay mắc một số bênh liên quan đến tay như: viêm khớp, thoái hóa khớp,
ổng cổ tay…

Viêm khớp cổ tay
Cổ tay phải của chị Hồng Loan, nhân viên kế toán một công ty nước ngoài ở quận Gò
Vấp, Tp.HCM có hiện tượng đau mỏi, sưng khớp đã nhiều năm. Mỗi lần làm mạnh tay,
để tay hơi nghiêng, cố với một đồ vật gì đó hoặc cầm nắm vật nặng cổ tay chị lại rất đau
nhức, thậm chí có những lúc không thể nắm chặt tay.
Biết có bệnh nhưng chị “đánh liều” không đi khám và điều trị. Chỉ khi những cơn đau lan
xuống các ngón tay, gây khó khăn khi làm việc chị mới đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Kết quả là bàn tay của chị bị viêm khớp dạng thấp cần điều trị ngay để tránh biến chứng
đến sụn và xương sụn.
Viêm khớp dạng thấp là sự biến đổi của màng hoạt dịch, thường hay xảy ra ở khớp bàn,
ngón và cổ tay với các triệu chứng như đau khớp cổ tay, bàn và ngón tay bị sưng, nóng,
đỏ, đau. Khi chụp, chiếu sẽ thấy rõ các khớp bị bệnh này bị sưng kiểu hình thoi.
Nếu để lâu ngày, bệnh có thể tiến triển thành thấp khớp
Thoái hóa khớp cổ tay, bàn tay
Không đau dữ dội và sưng tấy như chị Loan nhưng hơn một năm nay, tay trái chị Như
Quỳnh ở Hải Phòng cũng thường xuyên bị tê buốt. Buổi sáng hoặc buổi trưa sau khi ngủ
dậy, 5 đầu ngón tay của chị gần như không cử động được, không thể co vào duỗi ra cũng
khó, phải tập thể dục tay 5- 10 phút các ngón tay mới vận động trở lại.
Chị mua thuốc kháng viêm về uống vì nghĩ sẽ khỏi nhưng uống thuốc cả tháng rồi bệnh
vẫn không thuyên giảm. Thấy các khớp ngón tay có dấu hiệu sưng nhẹ chị đến chuyên
khoa cơ – xương – khớp để khám, bác sĩ kết luận chị bị thoái hóa khớp vùng bàn tay.
Thoái hóa các khớp bàn ngón tay là bệnh hay xảy ra ở bệnh nhân nữ khoảng trên 40 tuổi.
Vào mỗi sáng sớm khi thức dậy hay để bàn tay nghỉ ngơi lâu bệnh nhân thường bị cứng


các ngón tay. Nhưng sau khi cử động một thời gian thì các ngón tay hoạt động bình
thường, một số trường hợp các ngón tay hơi sưng nhẹ và đau khi cử động.
Bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây ra khó chịu và có thể gây dị tật vì
trường hợp nặng phải thay khớp.
Hội chứng ống cổ tay

Công việc gắn liền với chiếc máy tính khiến đôi bàn tay, ngón tay của chị Thu Hà ở
Thanh Xuân, Hà Nội bị đau buốt, khó co duỗi, cử động các khớp, tê cứng đầu ngón tay…
Chị Hà kể lại, từ 2 năm trước, đầu ngón tay cái, ngón giữa và nửa ngoài ngón đeo nhẫn ở
cả hai bàn tay chị có dấu hiệu bị tê nhưng không gây đau nhiều nên chị không để ý.
Tuy nhiên, tình trạng tê tay ngày càng nặng khi đánh máy, giặt đồ, hay đi xe máy. Lúc
này chị mới đi khám thì bác sĩ cho biết chị hội chứng ống cổ tay, một căn bệnh phổ biến
ở dân văn phòng.
Hội chứng ống cổ tay là thần kinh giữa ở vùng cổ tay bị dây chằng ngang chèn ép do
nhiều nguyên nhân. Triệu chứng ban đầu tê đầu ngón tay ngón cái, ngón trỏ và nửa ngoài
ngón đeo nhẫn. Khi làm việc cổ tay ở thế gập nhiều như đánh máy, giặt đồ hay điều khiển
xe máy lâu sẽ làm tình trạng tê tay tăng lên.
Đặc điểm là ống cả tay bị viêm, đau, cổ tay cả hai bên đều kém linh hoạt, cứng đờ. Bệnh
tuy không gây đau nhiều nhưng để lâu không điều trị tiến triển nặng hơn sẽ làm teo các
cơ ở vùng mô cái bàn tay. Khi đó khả năng hồi phục là rất khó.
Theo tiến sĩ Đoàn Văn Đệ, Phó chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam cho biết, các bệnh
liên quan đến khớp tay hiện nay khá phổ biến ở người trung tuổi. Tuy nhiên, ngày nay
nhiều bạn trẻ cũng mắc phải những bệnh này đặc biệt là công chức, nhân viên văn phòng.
Để phòng ngừa và tránh những biến chứng nghiêm trọng các bệnh cơ – xương – khớp ở
tay tốt nhất, khi gặp các triệu chứng đau nhức khớp, người bệnh cần đi khám để được bác
sĩ tư vấn.
Tránh tự ý mua thuốc giảm đau cấp tốc, bởi trong nhiều trường hợp, các bệnh về khớp có
biểu hiện giống nhau nên dễ bị kết luận nhầm. Cần phải chụp X-quang để xác định rõ
tình trạng bệnh hoặc phải qua phẫu thuật mới có thể trị khỏi.
Hơn nữa, bất cứ ai cũng cần có một chế độ sinh hoạt điều độ, thường xuyên tập thể thao,

chế độ ăn cân bằng đầy đủ các chất… ngay từ khi chưa xuất hiện các dấu hiệu đau khớp
để tránh bệnh phát triển.

×