Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Thị trường chứng khoán là động cơ phát triển chính của kinh tế tự do pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.76 KB, 13 trang )

Thị trường chứng khoán là động cơ
phát triển chính của kinh tế tự do
I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1. Định nghĩa
Đó là chợ nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng chứng khoán để kiếm
lời. Đây có thể là thị trường tập trung hay không tập trung tại một địa điểm
:
- Thị trường tập trung là Sở Giao dịch Chứng khoán ( stock exchange, tiếng
Anh, và Bourse, tiếng Pháp ), nơi các giao dịch chứng khoán được thực
hiện: các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình
khớp lệnh để tạo thành giá giao dịch.
- Thị trường không tập trung còn được gọi là OTC ( over the counter, tiếng
Anh, và Hors Bourse hay ‘marché de gré à gré, tiếng Pháp ). Sự giao dịch
được thực hiện qua mạng lưới các công ty chứng khoán khắp nước nhờ nối
nhau qua mạng điện tử. Giá giao dịch được ấn định theo sự thỏa thuận.
2. Cơ cấu
Về sự lưu thông của chứng khoán trên thị trường, thị trường chứng khoán
có hai loại :
- Thị trường sơ cấp ( IPO, Initial Public Offering, tiếng Anh, và investisseur
professionnel en capital dans des entreprises non cotées, tiếng Pháp ). Chợ
mua bán chứng khoán mới phát hành. Tại chợ này, vốn đầu tư được chuyển
sang nhà phát hành thông qua việc mua chứng khoán mới phát hành.
- Thị trường thứ cấp. Nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành
trên thị trường sơ cấp. Thị trường này bảo đảm tính thanh khoản cho các
chứng khoán đã phát hành.
3. Nhiệm vụ:
- Huy đông vốn đầu tư cho nền kinh tế. Khi các nhà đầu tư mua chứng
khoán của công ty phát hành, số tiền tiết kiệm của họ được đưa vào kinh
doanh, sản xuất. Nhờ thị trường chứng khoán (TTCK), chính phủ và chính
quyền địa phương có thể huy động tiền cho việc sử dụng vào việc phát triển
hạ tầng cơ sở, phục vụ những nhu cầu chung của xã hội.


- Tổ chức môi trường đầu tư cho mọi người. Thị trường chứng khoán tạo
cho mọi người một môi trường đầu tư với nhiều cơ hội để lựa các loại
chứng khoán khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro hầu các nhà đầu
tư có thể chọn theo khả năng, mục tiêu và sở thích của mình.
- Tạo tính thanh khoản của các chứng khoán. Nhờ Thị trường chứng khoán,
nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán đang nắm giữ thành tiền mặt hay đổi
thành các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh toán là đặc
tính hấp dẫn của chứng khoán đối với nhà đầu tư nhờ tính linh hoạt và an
toàn của tiền đầu tư.
- Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Qua chứng khoán, hoạt động
doanh nghiệp được phản ảnh cách tổng hợp và chính xác, giúp việc đánh
giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận
tiện, từ đó tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.
- Lập môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô.
Chỉ báo của Thị trường chứng khoán phản ảnh động thái của nền kinh tế
cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư
đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng, nhưng nếu giá chứng khoán giảm
cho thấy dấu hiệu không tốt cho nền kinh tế. Thị trường chứng khoán, do
đó, là thước đo nền kinh tế hầu Chính phủ đề ra các chính sách kinh tế vĩ
mô. Qua Thị trường chứng khoán, Chính phủ sẽ mua và bán trái phiếu
Chính phủ Nhà Nước để tạo nguồn thu động vào thị trường chứng khoán
nhằm định hướng đầu tư bảo đảm cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế.
4. Nguyên tắc hoạt động :
- Cạnh tranh. Giá cả trên Thị trường chứng khoán phản ảnh quan hệ cung
cầu về chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty.
Trên thị trường sơ cấp, các nhà phát hành cạnh tranh với nhau để bán
chứng khoán của mình cho các nhà đầu tư. Họ được tự do lựa chọn các
chứng khoán theo các mục tiêu của mình. Trên thị trường thứ cấp, các nhà
đầu tư cũng cạnh tranh tự do để tìm kiếm số tiền lời nhiều nhất, và giá cả

được hình thành theo phương thức đấu giá.
- Công bằng. Mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủ những quy
định chung, được bình đẳng trong khi tiếp thu thông tin và trong việc gánh
chịu các hình thức xử phạt nếu vi phạm vào những qui định đó.
- Công khai. Chứng khoán là hàng hóa vô hình nên Thị trường chứng
khoán phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin rõ ràng.
Các tổ chức phát hành có bổn phận cung cấp thông tin đầy đủ theo chế độ
thường xuyên và bất thường thông qua các phương tiện truyền thông đại
chúng, sở giao dịch, các công ty chứng khoán và các tổ chức liên hệ.
- Trung gian. Các giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua các tổ
chức trung gian là các công ty chứng khoán. Trên thị trường sơ cấp, các nhà
đầu tư không mua trực tiếp từ các nhà phát hành mà nơi các nhà bảo lãnh
phát hành. Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới, kinh
doanh, các công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán thay khách hàng,
hay kết nối khách hàng với nhau qua việc thực hiện các giao dịch mua bán
chứng khoán qua tài khoản của mình.
- Tập trung. Các giao dịch chứng khoán chỉ diễn ra tại sở giao dịch và trên
thị trường OTC dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan quàn lý nhà nước và
các tổ chức tự quản.
5. Chứng khoán là gì ?
Đó là hàng hoá trên Thị trường chứng khoán bao gồm : cổ phiếu, trái phiếu
và một số loại phiếu khác như quyền mua cổ phiếu mới, chứng chỉ quỹ đầu
tư… Ở đây, chúng ta chỉ đề cập tới cổ phiếu và trái phiếu.
Cổ phiếu là phiếu xác nhận quyền sở hữu số cổ phần ( action, tiếng Pháp,
và share, tiếng Anh ) của từng sở hữu chủ và những lợi ích hợp pháp của họ
đối với vốn của công ty cổ phần. Sở hữu chủ cổ phiếu được gọi là cổ đông
của công ty đó và có các quyền lợi sau:
Nhận cổ tức. Cổ tức ( dividende, tiếng Pháp, và dividend, tiếng Anh ) là số
tiền lợi nhuận kinh doanh mà công ty chia cho mỗi cổ đông tùy theo số cổ
phần mà họ có. Mức chi trả cũng như hình thức chi trả cổ tức tùy thuộc vào

kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và do Đại hội cổ đông
thường niên quyết định. Thí dụ: công ty cổ phần may mặc Mùa Xuân có
Vốn là 500 triệu đồng, góp bởi 10.000 cổ phần có mệnh giá là 50.000 đồng.
Năm 2007, lợi nhuận kinh doanh 120 triệu đồng. Trả thuế công ty 16,67%
hết 20 triệu đồng. Còn lại 100 triệu, Công ty Mùa Xuân phải để ra 5% số
tiền đó để làm Dự trữ pháp định tức 5 triệu. Như vậy, mỗi cổ phần nhận cổ
tức là: 95 triệu/10.000 = 9.500 đồng. Cổ đông tên Nguyễn là sở hữu chủ cổ
phiếu có ghi 1.000 cổ phần nhận được: 9.500 * 1.000 = 9,5 triệu đồng, tức
số vốn 50 triệu với lợi suất là 19%, cao hơn nhiều so với gởi tiết kiệm chỉ
có khoảng 8,5% ( trong tháng 02.2008, lãi suất tiết kiệm ‘đua nhau’ tăng vì
các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần tiền để mua tín phiếu bắt buộc do
Ngân hàng Nhà Nước Việt-Nam phát hành, trị giá 20.000.300 tỷ đồng,
tương đương với 1,270 tỷ mỹ kim để rút bớt số tiền lưu hành). Tuy nhiên,
phải coi chừng, nếu công ty Mùa Xuân kinh doanh thua lỗ thì chẵng những
cổ tức là số 0 mà mệnh giá cổ phần còn có thể bị giảm. Để tránh tình trạng
đó, các công ty thường không chia hết lời mà trích ra một phần để làm dự
trữ nhiệm ý như 5% (= 5 triệu đồng) trong nhiều năm đủ để có thễ trả trong
những năm không có hay có lợi nhuận ít. Trong thí dụ này, công ty Mùa
Xuân chỉ dem chia 90 triệu/10.000 = 9.000 đồng. Cổ đông tên Nguyễn
nhận được: 9.000 * 1.000 = 9 triệu đồng cổ tức, tức lợi suất 18%.
Ngoài ra, cổ đông còn có những quyền khác như: mua cổ phần mới, bỏ
phiếu trong các cuộc họp Đại hội cổ đông và được tiếp cận thông tin (thông
báo mọi diễn biến trong công ty, đặc biệt những sự kiện có khả năng tác
động mạnh đến giá cổ phiếu, các báo cáo tài chính định kỳ )
Cổ tức và các quyền trên không phải là nguồn lợi duy nhất do cổ phần
mang lại. Cổ đông còn hy vọng vào một khoản chênh lệnh giữa giá mua và
giá bán cổ phần. Nếu cổ phần tăng giá so với thời điểm mua vào thì khi bán
ra ta sẽ có lãi, còn ngược lại, nếu cổ phần xuống giá thì sẽ lỗ vốn. Tuy
nhiên việc lỗ và lãi này chỉ mang tính chất sổ sách nếu bạn chưa bán cổ
phần. Trị giá các cổ phần một người đang sở hữu tượng trưng một tỷ lệ

nhất định vốn công ty cổ phần. Đó có quyền làm chủ một phần của công ty
đó.
Người cầm trái phiếu là chủ nợ của doanh nghiệp với trị giá trái phiếu
người ấy đang nắm giữ. Tiền lời được trả hàng năm theo một lãi suất cố
định thường cao hơn lãi suất tiết kiệm dịnh kỳ vì thời gian dài hơn. Khi cần
tiền, người cầm trái phiếu có thể đem bán các phần trái khoán (obligation)
tại Thị trường chứng khoán. Có những trái khoán có thể chuyển đổi thành
cổ phần. Người sở hữu trái phiếu (còn gọi là trái chủ) sẽ được ưu tiên thanh
toán khi thanh lý tài sản, lúc công ty bị tuyên bố phá sản trước các cổ đông.
II. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
1. Lịch sử
- Công cuộc chuẩn bị thành lập Thị trường chứng khoán VN đã do Uỷ Ban
Chứng khoán Việt Nam, ra đời bởi Nghị định 75/CP ngày 28.11.1996, phụ
trách. Ngày 11.07.1998, Nghị định số 48/CP được ban hành về chứng
khoán và Thị trường chứng khoán VN. Cùng ngày, Chính phủ cũng ký
quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) đặt tại
Sài gòn và Hà Nội. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Sài gòn khai trương
ngày 28.07.2000 chiếu Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11.07.1998
với 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) và một số ít trái phiếu Chính phủ được
niêm yết giao dịch.
- Chỉ số VN–Index thể hiện biến động giá cổ phiếu giao dịch tại Trung tâm
Giao dịch Chứng khoán Sài gòn. Công thức tính chỉ số áp dụng đối với
toàn bộ các cổ phiếu niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán nhằm
thể hiện xu hướng giá cổ phiếu hàng ngày, so với trị giá Thị trường chứng
khoán gốc vào ngày 28.07.2000, được ấn định là 100 làm cơ bản. VN–
Index được điều chỉnh trong các trường hợp như niêm yết mới, hủy niêm
yết và các trường hợp có thay đổi về vốn niêm yết. Cuối năm 2006, chỉ số
đã lên tới 751, tăng hơn gấp đôi, từ hơn 300 lên 750. Từ đầu năm 2007, chỉ
số VN–Index gia tăng với tốc độ. Ngày 05/01 tăng tới 800, chỉ một tuần sau
đã đến 900 và đạt đỉnh 1170,67 điểm ngày 12.03.2007, cao nhất trong lịch

sử 7 năm hình thành Thị trường chứng khoán. Nhưng, trong những tháng
sau đó, Vn-Index liên tục sụt giảm và chỉ ở khoảng 900 đến 1000 điểm,
thậm chí có lúc tụt xuống dưới 800 điểm.
Một so sánh, chỉ số Dow Jones của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán
New York ra đời năm 1896, năm 1906 lên đến 100. Từ số 100, muốn lớn
gấp 5 lần, Dow Jones phải đợi tới năm 1956 (50 năm sau) mới đạt tới con
số 500. Năm 1972, Dow Jones mới lên được tới 1000 và năm 1972 tăng
đến 2000.
2. Làm sao để mua bán chứng khoán ?
Tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, nhà đầu tư có thể :
- Mua chứng khoán trực tiếp tại tổ chức phát hành : nhà đầu tư phải đăng
ký mua và nộp tiền trực tiếp tại tổ chức phát hành chứng khoán, nhưng
không thuận vì phải di chuyển.
Mua chứng khoán gián tiếp thông qua trung gian, tức các nhà đại lý hoặc
các nhà bảo lãnh phát hành, thường tại các công ty chứng khoán và các
ngân hàng thương mại. Nếu bạn mua chứng khoán của tổ chức phát hành
chưa niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thì việc chuyển
nhượng hoặc bán lại chứng khoán đó cho người khác gặp nhiều khó khăn vì
không dễ tìm được người mua. Hơn nữa, bên bán phải trực tiếp đến công ty
(hoặc uỷ quyền) để thực hiện chuyển nhượng cho người mua.
- Mua bán chứng khoán niêm yết trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán.
Chứng khoán niêm yết có đủ điều kiện và tiêu chuẩn được đăng ký để mua
bán tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, thường là các công ty kinh
doanh có hiệu quả phát hành, tình hình tài chính đã được kiểm toán và
thông tin về doanh nghiệp được công bố công khai cho mọi người biết.
Tiến trình giao dịch chứng khoán niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán nhu sau:
Bước l: Nhà đầu tư mở tài khoản và đặt lệnh mua hay bán chứng khoán tại
một công ty chứng khoán.
Bước 2: Công ty chuyển lệnh đó cho đại diện của công ty tại Trung tâm

Giao dịch Chứng khoán. Người đại diện này sẽ nhập lệnh vào hệ thống của
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán.
Bước 3: Trung tâm gian dịch chứng khoán thực hiện ghép lệnh và thông
báo kết quả giao dịch cho công ty chứng khoán.
Bước 4: Công ty chứng khoán thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu tư.
Bước 5: Nhà đầu tư nhận được chứng khoán (nếu là người mua) hoặc tiền
(nếu là người bán) trên tài khoản của mình tại công ty chứng khoán sau 3
ngày làm việc kể từ ngày mua bán.
Như vậy, nhà đầu tư chỉ có thể mua bán chứng khoán thông qua công ty
chứng khoán trung gian chứ không được giao dịch trực tiếp tại Trung tâm
Giao dịch Chứng khoán hoặc trực tiếp với nhau.
3. Nguyên lý Cung (cấp) – (nhu) Cầu (offre – demande, tiếng Pháp, và
offer hay supply – demand, tiếng Anh).
Thí dụ, đầu mùa sầu riêng, vì mức cung trái sầu riêng đem ra chợ còn ít và
số cầu của người tiêu thụ nhiều, nên giá thỏa thuận mua bán sầu riêng ở
mức cao (mắc). Khi giữa mùa, số trái sầu riêng đem bán tăng so với số
người tiêu thụ thì giá hạ xuống (rẻ). Muốn thỏa mãn nhu cầu, người mua
phải có tiền (ngân khoản) để mua. Do đó, khi Cung tăng -> Giá hạ. Trái lại,
khi Cung giảm -> Giá (= Cầu) tăng.
Trên Thị trường chứng khoán, nguyên lý Cung – Cầu được thể hiện hoàn
toàn vì đây là ‘trò chơi’ của nền kinh tế tư bản (phe chống tư bản Pháp cho
là ‘gagner en dormant’ (thu lời tiền khi ngủ) trái với ‘lao động là vinh
quang’). Cổ phần Công ty Mùa Xuân vẫn ghi mệnh giá 50.000 đồng, nhưng
trong thực tế nó là: 50.000 (vốn) + 1.000 (dự trữ) = 51.000 đồng (trị giá
thực vì nếu Công ty Mùa Xuân giải tán, thì chủ mổi cổ phần lấy về 51.000,
thay vì 50.000 đồng đã mang vào khi gọi vốn). 51.000 là giá phải chăng
của cổ phần Mùa Xuân ở TTCK nơi niêm yết, thí dụ Sài gòn.
Bây giờ, chúng ta tưởng tuợng đang sống năm 2010 và coi kết quả năm
2007 là kết quả năm 2009. Công ty Mùa Xuân đăng ký thương hiệu để sản
xuất khăn quàng dùng trong các dịp nầy. Công ty trình dự hoàn thành 1

triệu khăn quàng nhiều màu vào tháng 10, kịp lễ Kỷ niệm vào 24.11.2010.
Giá thành một khăn quàng được chiết tính là 600 đồng. Như vậy, phải bán
với giá nào để bảo đảm lãi suất 18% cho cổ đông ?
Năm kinh doanh trước, với 500 triệu vốn đã có lợi nhuận kinh doanh 120
triệu, tức lời 24% hay 0.24. Như vậy, chúng ta có hệ số: 1 (vốn) + 0,24 (lời)
= 1,24. Như vậy, mỗi khăn quàng phải bán với giá: 600 * 1,24 = 744 đồng
và hy vọng thu được 744 triệu đồng khi bán hết. Dự án được cổ đông đồng
ý tiến hành thực hiện. Kết quả bán được 0,97 triệu khăn quàng và thu: 744
đồng x 0,97 triệu = 721,68 triệu đồng. Lợi nhuận kinh doanh 121,68 triệu
đồng. Trả thuế công ty 16,67% hết 20,28 triệu đồng. Còn lại 101,40 triệu,
Công ty Mùa Xuân phải để ra 10% số đó để làm Dự trữ pháp định (5%) và
nhiệm ý (5%): 10,14 triệu. Như vậy, tổng số tiền đem chia là 91,26 triệu
đồng và mỗi cổ phần nhận cổ tức là: 91.26 triệu/10.000 = 9.162 đồng, tức
lãi suất 15,27% so với vốn. Lãi suất có thấp hơn kinh doanh may mặc
không ?
Lãi suất may mặc là 18% nhưng trong 12 tháng. Lãi suất may khăn quàng
tuy chỉ là 15,27%, nhưng trong 9 tháng (từ tháng 03 tới tháng 11.2010) mà
thôi. Nếu tính 12 tháng thì lãi suất sẽ là (15,27% x 12) / 9 = 20,36%. Cuối
tháng 11.2010, trị giá một cổ phần công ty Mùa Xuân có thể là: 51.000
đồng (2007)
+ (cổ tức và dự trữ may khăn quàng 9.126 + 1.014) …… 10.140 đồng
+ [ lời do may mặc dự đoán cho 11 tháng 2010, căn cứ
theo 2007: (9500 x 11) / 12] …………………………………………. 8.708
đồng
69.848 đồng.
Giá một cổ phần công ty Mùa Xuân trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán
Sài gòn khi niêm yết là 50.000 đồng đến ngày 30.11.2010 có thể là 69.848
đồng. Cho đến lúc này, các cổ phần công ty Mùa Xuân thuộc quyền sở hữu
của 275 cổ đông người Việt.
Ngày 01.12.2010, quỹ đầu tư ngoại quốc ECU tung 71 triệu đồng để mua

1.000 cổ phần, tức giá 71.000 đồng/cổ phần. Nhiều cổ đông thấy có lời vì
giá mỗi cổ phần mua 50.000 nay bán được 71.000 đồng. Nhiều nhà đầu tư
nhỏ tin rằng khi ECU mua cổ phần công ty Mùa Xuân vì việc kinh doanh
may mặc của Mùa Xuân có khả năng lời lớn. Họ sẳn sàng trả cao hơn để
mua 74.000 đồng/cổ phần và mua 5.000 cổ phần. Giá đã tăng theo nguyên
tắc Cung-Cầu: khi số người muốn mua (Cầu) cổ phần Mùa Xuân tăng, thì
những cổ đông (Cung) chỉ thuận bán khi số tiền mua lớn hơn lợi nhuận
công ty Mùa Xuân đang đem lại. Cuối ngày 01.12.2010, giá một cổ phần là
74.000 đồng. Trong đó có 69.848 đồng là giá thực và 4.152 đồng là giá ảo
hay không khí trong một cái bong bóng.
4. Qui định giao dịch chứng khoán:
- Giá tham chiếu những chứng khoán đang giao dịch thường là giá khớp
lệnh của phiên giao dịch trước và được chọn làm căn bản cho việc tính giới
hạn dao động giá chứng khoán.
- Biên độ dao động giá là khoảng dao động giá chứng khoán qui định trong
ngày giao dịch. Biên độ được áp dụng hiện ở Việt-Nam là cộng trừ 5% giá
tham chiếu đối với cổ phiếu phiên giaoi dịch trước. Thí dụ: Giá giao dịch
của cổ phiếu Mùa Xuân trong ngày 02.11.2010 sẽ nằm trong khoảng từ
70.300 đến 77.700 đồng.
- Giá khớp lệnh. Trong mỗi phiên giao dịch, giá giao dịch của mỗi loại
chứng khoán được hình thành sau khi khớp các lệnh được nhập vào hệ
thống theo trình tự nguyên tắc ưu tiên sau:
Ưu tiên về mức giá:
* Lệnh MUA có mức giá CAO hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
* Lệnh BÁN có mức giá THẤP hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
Ưu tiên về thời gian: các lệnh mua bán có cùng mức giá thì lệnh nào nhập
trước vào hệ thống giao dịch được ưu tiên thực hiện trước.
Ưu tiên về khối lượng: nếu cả mức giá và thời gian đều như nhau thì lệnh
nào có khối lượng lớn hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
Giá giao dịch được xác định theo nguyên tắc:

* Mức giá thực hiện với khối lượng giao dịch lớn nhất;
* Nếu có nhiều mức giá cùng thuận với khối lượng giao dịch lớn nhất thì
chọn mức giá gần với giá tham chiếu.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT-NAM NĂM 2007
1. Thị trường chứng khoán Việt-Nam tăng rất mạnh năm 2007, giá trị giao
dịch tăng rất cao, tương đương 3 lần so với năm 2006. Tổng giá trị vốn hóa
thị trường đến ngày 28.12.2007 đã đạt gần 500 ngàn tỷ đồng (sàn Sài gòn
370 ngàn tỷ đồng và tại Hà nội 130 ngàn tỷ đồng). So với GDP năm 2007 (
ước đạt 1.140 ngàn tỷ đồng ) thì tổng giá trị vốn hóa Thị trường chứng
khoán Việt-Nam đạt 43,9%, cao hơn rất nhiều so với năm 2006 chỉ đạt
22,7% và năm 2005 là 1,21%. Tuy nhiên, tính bằng mỹ kim thì tổng giá trị
vốn hóa thị trường của Việt-Nam mới đạt khoảng 31,25 tỷ mỹ kim, còn
thấp xa so với quy mô của các Thị trường chứng khoán các quốc gia trong
khu vực, thì nói chi so với ở châu Á hay thế giới.
2. Việc huy động vốn trong năm 2007 được xem là đặc điểm của Thị
trường chứng khoán Việt-Nam ước đạt 90.000 tỷ đồng thông qua đấu giá,
phát hành thêm trên thị trường chính thức, tăng gấp 3 lần so với tổng mức
huy động vốn của năm 2006. 179 doanh nghiệp được phép chào bán 2,46 tỷ
cổ phần trên Thị trường chứng khoán trị giá khoảng 48.000 tỷ đồng, gấp 25
lần so với năm 2006. 3.468 triệu trái phiếu tương ứng với 3.750 tỷ đồng
cho ba ngân hàng thương mại cổ phần.
3. Thị trường chứng khoán Việt-Nam hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của
các nhà đầu tư ngoại quốc. Số tài khoản giao dịch của họ đạt trên 7.500 tài
khoản, trong đó nhà đầu tư tổ chức khoảng 300 tài khoản, tăng gấp 3 lần so
với năm 2006, nắm giữ từ 25-30% cổ phần của công ty niêm yết và doanh
số giao dịch chiếm khoảng 18% giao dịch toàn thị trường. Mức đầu tư
ngoại quốc đạt gần 20 tỷ mỹ kim (thị trường chính thức là 7,6 tỷ mỹ kim và
thị trường không chính thức 16,4 tỷ.)
Các nhà đầu tư lẫn các quỹ tài chính ngoại quốc vừa lắm tiền vừa nhiều
kinh nghiệm giá cả cổ phần của nhiều quốc gia nên họ biết phải đầu tư vào

đâu để sinh lợi và sinh lợi. Tại Thị trường chứng khoán, nếu có những
người có lời bao nhiêu thì, đồng thời, cũng phải có những người bị thua lỗ
một số tiền tương đương. Vậy, ai là những người bị thua lỗ đó?
Đó là những người Việt-Nam đang làm việc và sinh sống trẽn Quê hương
mình. Một cách trực tiếp như tường thuật Thời báo kinh tế Việt-Nam ngày
08.01.2007:
« Chị Hoàng Thị Mai, một nhà đầu tư cá nhân than thở: ‘Do “thắng” trong
tháng 11 nên quyết định thế chấp một căn nhà ở quận 3 để vay tiền ngân
hàng mua cổ phiếu, trong đó mua nhiều nhất là cổ phiếu TDH trong 2 phiên
giao dịch đầu tiên với giá 300 và 315.000 đồng/cổ phiếu’.
Tổng cộng chị Mai mua được 10.000 cổ phiếu TDH với số tiền hơn 3 tỷ
đồng. Khi giá liên tục rớt xuống sàn, chị Mai quá hoảng sợ, liên tiếp đặt
lệnh bán nhưng không sao bán được do nhiều nhà đầu tư ào ạt bán ra, mãi
đến phiên 4/1 chị mới bán được 10.000 cổ phiếu TDH với giá sàn (166.000
đồng/cổ phiếu) và lỗ hơn 134.000 đồng/cổ phiếu (tổng lỗ hơn 1,34 tỷ đồng,
chưa kể tiền lãi ngân hàng).
‘Tại sao chị lại “chạy đua” vào cổ phiếu TDH với giá quá cao như vậy?’
Trả lời câu hỏi này, chị Mai bộc bạch: ‘Quá tin vào thông tin trên các
phương tiện thông tin đại chúng về kinh doanh của Công ty Phát triển nhà
Thủ Đức cùng với đi coi một số dự án cao ốc mà Thủ Đức liên doanh với
công ty của Hàn Quốc xây dựng, tôi đã quyết định vội vàng mua ngay cổ
phiếu TDH với giá quá cao, tôi bị những cổ đông lớn của Thủ Đức quật ngã
quá đau’.
Ý kiến chúng tôi là: chỉ nên dùng tiền tiết kiệm để ‘chơi’ chứng khoán, nhất
là cổ phần. Nếu bị lỗ chỉ mất tiền tiết kiệm thôi, chứ thế chấp nhà để vay
tiền ngân hàng mua cổ phiếu là một việc vô cùng nguy hiểm vô cùng vì có
thể mất nhà và trở thành ‘dân oan’ trong thời giá thuê nhà đất cao vô lý và
bất công: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu (
Điều 5.1 luật Đất đai ngày 26.11.2003 )?
Ngoài ra, VNnet ngày 09.10.2006, dưới tiểu tựa ‘Trả giá cho nguyện vọng

đầu tư chính đáng’ đã viết « Mới đây, Công An Hải Phòng đã bắt quả tang
một nhóm tổ chức lừa đảo bằng cách dựng lên phiên chợ giới thiệu và bán
cổ phiếu phổ thông. Điều tra cho thấy, Lý Hữu Hoàng là một Việt kiều tại
Mỹ, về Hải Phòng móc nối một số người Việt tổ chức làm giả con dấu của
một công ty cổ phần rồi tổ chức phát hành cổ phiếu phổ thông với tổng
mệnh giá lên đến 800 tỷ đồng. »
Một cách gián tiếp, người Việt đã phải gánh chịu lạm phát tăng cao 12,63%
tháng 12/2007 so với tháng 12/2006.
4. Ngày 28.05.2007, Ngân hàng Nhà nước Việt-Nam ban hành Chỉ thị số
03/2007/CT – Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dư nợ vốn cho vay, chiết
khấu giấy tờ có giá,… để khách hàng đầu tư, kinh doanh chứng khoán của
tổ chức tín dụng ở mức dưới 3% tổng dư nợ của tổ chức tín dụng đó. Mức
quy định dưới 3% các Tổ chức tín dụng phải thực hiện với thời điểm cuối
cùng là 31.12.2007. Theo chúng tôi đây là biện pháp chính đáng vì vừa
tránh tình trạng rủi ro do con nợ không có khả năng hoàn trái (trả nợ) và
vừa cần dành tín dụng cho việc sản xuất để cân đối tiền – hàng hầu giảm
mức lạm phát. Ngân hàng Nhà nước cho rằng đây là biện pháp cần thiết để
hạn chế vốn tín dụng ngân hàng đầu tư vào Thị trường chứng khoán vì gây
tiềm ẩn rủi ro cho cả Ngân hàng thương mại cho vay và cả Thị trường
chứng khoán Việt-Nam. Nhưng, cuối cùng, chỉ thị này có được áp dụng
không khi VN-Index ngày 22.02.2008 xuống chỉ còn 673,32 điểm?
Cùng ngày, theo tin của hãng thông tấn Dow Jones, Thủ Tướng Nguyễn
Tấn Dũng vừa thông qua đề nghị của Bộ Tài Chánh Việt-Nam cho phép các
nhà đầu tư nước ngoài dùng đôla để mua cổ phiếu IPO của các công ty.
Chúng ta biết rằng đồng tiền Việt-Nam tượng trưng cho chủ quyền quốc
gia.
Hà Minh Thảo





×