Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Thị trường chứng khoán là gì ?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.32 KB, 6 trang )

Thị trường chứng khoán là gì ?
Thị trường chứng khoán là nơi mua bán các loại giấy tờ có giá, còn gọi là chứng
khoán, một cách có tổ chức trong một hệ thống luật chặt chẽ.
Thị trường chứng khoán là nơi tập hợp những tổ chức chuyên nghiệp gọi là định chế tài
chính (công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, ngân hàng giám sát...) để vận hành và tổ chức
các hoạt động đặc biệt tạo ra cách dẫn và kênh dẫn an toàn từ người có vốn nhàn rỗi
gọi là nhà đầu tư đến nơi cần các lượng vốn lớn và dài hạn trong toàn xã hội.
Thị truờng chứng khoán gồm có những yếu tố nào?
Hoạt động TTCK tập trung ở Sở Giao dịch Chứng khoán. Sở Giao dịch Chứng khoán là
tổ chức quản lý và kiểm soát hoạt động của các thành phần cấu tạo nên TTCK. ở Việt
nam, giai đoạn đầu chỉ thành lập các Trung tâm Giao dịch Chứng khoán sau này sẽ
phát triển thành Sở Giao dịch Chứng khoán.
Các thành phần cấu tạo nên TTCK gồm có các công ty kinh doanh chứng khoán, các
công ty môi giới, công ty tư vấn đầu tư chứng khoán, các loại quỹ đầu tư, ngân hàng
bảo lãnh phát hành, và quan trọng hơn cả là hàng triệu tế bào nguồn vốn đó chính là
các bạn, những nhà đầu tư chứng khoán tương lai.
Hàng hoá của thị truờng chứng khoán gồm có những gì ?
Hàng hoá trong TTCK là những giấy tờ có tính thanh khoản cao. (Tính thanh khoản cao
hiểu nôm na là dễ mua, dễ bán và có giá ). Các loại giấy tờ đó gồm có những loại chính
như:
- Trái phiếu, tức là phiếu nợ, giấy nợ
- Cổ phiếu, tức là phiếu xác nhận quyền cổ đông, quyền làm chủ một phần vốn trong
một doanh nghiệp.
- Chứng chỉ Quỹ Đầu tư.
Ngoài ba loại giấy tờ chính trên đây, có những biến thể của hai loại giấy đó có tên gọi
khác nhau vì các điều kiện quyền lợi và vì các điều kiện chuyên môn ấn định cho loại tờ
giấy biến thể đó. Có thể giới thiệu các loại chứng khoán đó như sau :
- Chứng quyền (Rights),
- Chứng khế (Warrant),
- Trái phiếu chuyển đổi (Convertibles),
- Cổ phiếu ưu đãi và các biến thể của cổ phiếu. Một số loại chứng khoán khác không


giao dịch trên TTCK mà lại được mua bán ở các loại Thị trường đặc biệt gọi là Thị
trường Kỳ hạn (nơi giao dịch Hợp đồng kỳ hạn), Thị trường Quyền chọn (nơi giao dịch
Hợp đồng Quyền chọn) và các loại Hợp đồng trao đổi (Swaps).
Trong thị truờng chứng khoán, nhà đầu tư là ai?
Nhà đầu tư là các cá nhân trong toàn xã hội có nguồn vốn tiết kiệm nhàn rỗi muốn đầu
tư để có lợi nhuận cao hơn là lãi suất tiền gởi ngân hàng. Như vậy có hàng tỷ nhà đầu
tư khác nhau trên toàn thế giới. Nhà đầu tư cũng được hiểu là những tổ chức chuyên
nghiệp (những định chế tài chính thay mặt cho nhiều nhà đầu tư cá thể) thực hiện việc
đầu tư đã được giao cho tổ chức của mình bởi những nhà đầu tư cá thể thông qua việc
mua các đơn vị quỹ đầu tư, việc đóng tiền vào quỹ bảo hiểm, quỹ hưu trí dài hạn.
Nhà đầu tư có trực tiếp thực hiện giao dịch trên TTCK không?
Do tính chất chuyên môn cao của việc mua bán giao dịch chứng khoán, việc đầu tư vào
TTCK , tức là giao dịch trên TTCK không do các nhà đầu tư trực tiếp thực hiện. Các nhà
đầu tư phải thông qua các công ty chứng khoán (tức là công ty môi giới chứng khoán,
công ty kinh doanh chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư) để nhờ các tổ chức
chuyên nghiệp này thực hiện việc giao dịch thay cho mình. Việc uỷ nhiệm để nhà đầu tư
thông qua các công ty chứng khoán mua bán chứng khoán được thể hiện bằng lệnh
giao dịch các loại.
Tại sao ở các nước có TTCK mạnh, nguời ta đầu tư vào Chứng khoán nhiều hơn
là gởi tiền tiết kiệm ngân hàng ?
ở các nước phương Tây và một số nước công nghiệp phát triển , lãi suất tiền gửi ngân
hàng thường rất thấp, khoảng 3,5 đến 4 %/năm. Do đó tâm lý người có tiền tiết kiệm
muốn có thu nhập cao hơn. Trong khi đó, với trình độ quản lý chuyên nghiệp, các công
ty quản lý quỹ thường tạo cho khách hàng đầu tư khoản chia cổ tức tiền mặt cao hơn
ngân hàng kèm theo giá trị tăng vốn cổ phiếu (do giá cổ phiếu ngày càng bán với giá
cao hơn). Có những loại quỹ và những hình thức đầu tư thường đem lại thu nhập cho
nhà đầu tư từ 14% - 18%, thậm chí cao hơn. Vì vậy các nhà đầu tư thường chọn các
công ty quản lý quỹ giỏi và đầu tư vào các quỹ do những công ty này quản lý. Một số
nhà đầu tư cá thể có năng lực tính toán giá chứng khoán và họ tự lập danh mục đầu tư
riêng của mình để đạt được cùng mục tiêu. Tuy nhiên khi mua và bán chứng khoán họ

vẫn phải thông qua các công ty môi giới tại TTCK.
Thị trường chứng khoán có từ bao giờ ?
Lịch sử Thị trường Chứng khoán bắt nguồn xa xưa từ những năm 1453 trở đi. Lúc bấy
giờ một thương gia người Bỉ Van De Buerzo đã có sáng kiến tổ chức một cái chợ tại tư
dinh của mình ở Bruges làm nơi trao đổi mua bán các thương phiếu cho các thương
nhân cần vàng và tiền mặt cho các chuyến đi buôn của họ. Sau đó "cái chợ "này dời về
Antwerpas năm 1531 và phát triển sôi động. Nhiều thương nhân từ nhiều nước đã đến
trao đổi các loại giấy tờ có giá. Tiếp theo thị trường Antwerpas, là Lyon (nước Pháp )
năm 1545, Luân đôn (nước Anh ) năm 1566 và Amsterdam ( Hà Lan ) năm 1608. Mô
hình TTCK như chúng ta có hiện nay được thành lập vào ngày 17/05/1792 tại New
York, tiền thân của TTCK NYSE, Hoa Kỳ. Một thị trường thứ hai là Hiệp hội Curbstone
Association hình thành năm 1870, tiền thân của TTCK AMEX, Hoa Kỳ. Một mô hình
tương tự đã phát triển từ thị trường Luân Đôn nói trên (1566). Vào cuối thế kỷ 17 đã có
khong 140 công ty cổ phần được niêm yết, nhưng công việc giao dịch lại được thực
hiện ở các quán Càphê. Mãi đến năm 1801, một "Phòng đăng ký mua chứng khoán"
được thành lập và qua quá trình lịch sử được thay thế bằng toà nhà 26 tầng ở Capel
Court là Trung tâm của Thị trường Chứng khoán Luân đôn hiện nay.
Tại sao có Thị Truờng chứng Khoán?
Hai đặc điểm lớn nhất của Thị trường Chứng khoán là:
1. Khả năng tập hợp nhiều nguồn tiền nhỏ để cung cấp cho một nhu cầu tiền lớn cùng
một lúc.
2. Khả năng cung cấp một nơi mua bán các loại giấy tờ có tính thanh khoản cao để
người cần tiền có thể bán nhanh giấy tờ có giá để lấy lại tiền mặt.
Ngoài ra, TTCK còn có những khả năng sau đây:
1. Thị trường chứng khoán tạo ra sự thu hút vốn lớn cho các dự án khổng lồ mà không
một ngân hàng nào có thể tự đứng ra cho vay.
2. Do những điều kiện pháp lý ràng buộc chặt chẽ của TTCK và lúc nào cũng sẵn sàng
bảo vệ cho người đầu tư, nên có nhiều người dân an tâm khi mua chứng khoán.
3. Do các công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ thường tập trung những nhà
quản lý giỏi và chuyên nghiệp, lại có thêm những tổ chức tư vấn trình độ chuyên môn

thẩm định và tư vấn rất cao giúp cho các công ty chứng khoán và công ty đầu tư ra
quyết định đúng đấn khi mua bán chứng khoán, cho nên thị trường chứng khoán tạo
được sự tin tưởng trong lòng các nhà đầu tư khi mua bán chứng khoán.
4. Do tính năng động trong sự thu hút vốn và khả năng huy động to lớn trên qui mô toàn
cầu mà các nước phát triển và đang phát triển đều hình thành TTCK để thu hút vốn cho
nhu cầu đầu tư. Những con số dưới đây cho ta thấy năng lực huy động to lớn của thị
trường chứng khoán.
Cổ phiếu khác Trái phiếu ở điểm nào?
Cổ phiếu thường được gọi là chứng khoán vốn, trong khi trái phiếu được gọi là chứng
khoán nợ. Một nhà đầu tư khi nắm giữ cổ phiếu của một doanh nghiệp trên TTCK, nhà
đầu tư đó có quyền làm chủ một phần của doanh nghiệp đó, tương đương với trị giá cổ
phiếu mình có. Ngược lại, khi một nhà đầu tư nắm giữ một số trái phiếu của một doanh
nghiệp trên TTCK, nhà đầu tư đó là chủ nợ của doanh nghiệp với trị giá trái phiếu người
ấy đang nắm giữ. Giữa trái phiếu và cổ phiếu có một gạch nối liên kết, đó là trường hợp
trái phiếu chuyển đổi được. Khi bắt đầu, nhà đầu tư mua trái phiếu, tức là cho doanh
nghiệp vay một số tiền bằng trị giá mua trái phiếu (tất nhiên phải tính trừ phí hoa hồng
môi giới...). Nhưng nhà đầu tư vẫn kỳ vọng rằng đây là doanh nghiệp sẽ có lãi và có
tương lai phát triển với mức thu nhập cao, nhà đầu tư đưa ra điều kiện là từng phần
hoặc toàn phần trị giá trái phiếu sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu. Khi đó từ vai trò
chủ nợ, nhà đầu tư trở thành một trong các sở hữu chủ của doanh nghiệp và chuyển
chứng khoán nợ thành chứng khoán vốn.
Tại sao gọi là Cổ phiếu ưu đãi? Cổ phiếu ưu đãi khác Cổ phiếu thuờng ở những
điểm nào?
Gọi là cổ phiếu ưu đãi vì thông thường cổ tức được chia cao hơn cổ phiếu thường, và
khi công ty bị thanh lý thì có ưu tiên thanh toán hơn cổ phiếu thường. Có nhiều phân
loại cho cổ phiếu ưu đãi tuỳ theo các điều kiện ưu đãi cho cổ phiếu đó tựu trung có
những hình thức như sau:
a. Cổ phiếu ưu đãi được chia cổ tức cao hơn cổ phiếu thường, bù lại cổ phiếu ưu đãi
không được dự chia giá trị gia tăng của doanh nghiệp khi doanh nghiệp kinh doanh tốt
hơn.

b. Cổ phiếu ưu đãi dự phần, cũng như trên, cổ phiếu này được chia cổ tức cao hơn cổ
phiếu thường, và thỉnh thoảng được dự chia giá trị gia tăng của doanh nghiệp.
c. Cổ phiếu ưu đãi có lãi suất điều chỉnh, loại cổ phiếu này có lãi suất (tức là cổ tức gắn
theo sự điều chỉnh của lãi suất trái phiếu chính phủ và được điều chỉnh từng quý một.
Có bao nhiêu loại Cổ phiếu?
Trước hết là cổ phiếu thường (còn gọi là cổ phiếu vốn), loại cổ phiếu này được chia cổ
tức đều đặn hàng năm và được tăng giá trị cổ phiếu khi công ty kinh doanh có lãi và
phát tirển tốt. Cổ phiếu thường có thể được chia tách. Loại cổ phiếu thứ hai là cổ phiếu
ưu đãi, gồm có các phân loại sau:
- Cổ phiếu ưu đãi;
- Cổ phiếu ưu đãi dự phần;
- Cổ phiếu ưu đãi có lãi suất điều chỉnh;
- Cổ phiếu ưu đãi theo thị trường tiền tệ (MMPS).
Cổ phiếu ưu đãi có thể chia ra các phân loại:
- Cổ phiếu ưu đãi thu hồi;
- Cổ phiếu ưu đãi bảo đảm.
Có bao nhiêu loại Trái phiếu ?
Người ta có thể phân loại trái phiếu theo thời gian đáo hạn :
- Trái phiếu ngắn hạn (Shorts) có thời hạn từ 1 đến 5 năm;
- Trái phiếu trung hạn (Mediums) có thời hạn từ 5 đến 15 năm;
- Trái phiếu dài hạn (Longs) có thời hạn hơn 15 năm;
- Trái phiếu vô hạn (Perpetuities) không có ghi ngày đáo hạn.
Có thể phân loại trái phiếu theo cơ quan phát hành:
- Trái phiếu chính phủ;
- Trái phiếu đô thị;
- Trái phiếu doanh nghiệp.
Tại Hoa Kỳ, có rât nhiều cơ quan phát hành trái phiếu với tổng huy động rất lớn (trên
7000 tỉ USD/năm), loại trái phiếu có giá nhất là trái phiếu kho bạc có những tên gọi theo
thời gian đáo hạn:
- Trái phiếu kho bạc (Treasury bonds) hay là T-bonds có kỳ hạn 5 đến 30 năm;

- Tín phiếu kho bạc (Treasury notes) hay là T-notes có kỳ hạn 13, 26 hay 52 tuần;
- Kỳ phiếu kho bạc (Treasury bills) hay là T-bills thường có kỳ hạn 1 năm.
Các loại trái phiếu doanh nghiệp:
- Trái phiếu quỹ chìm (Sinking fund bonds);
- Trái phiếu bảo đảm (Secured bonds);
- Trái phiếu có thế chấp (Mortgaged bonds);
- Trái phiếu không bảo đảm (Debentures);
- Trái phiếu chuyển đổi (Convertible bonds);
- Trái phiếu thu hồi được (Callable bonds - Redeemable bonds).
Các loại trái phiếu đô thị:
- Trái phiếu theo nghĩa vụ tổng quát (General obligation bond);
- Trái phiếu hoàn trả (Put bond);
- Trái phiếu lãi suất thay đổi (Variable rates bond);
- Trái phiếu Zero Coupon (Trái phiếu không có tem tính lãi nhưng giá được chiết khấu
rất nhiều;
- Trái phiếu xô (Junk bonds).
Thị trường Chứng khoán Việt Nam sẽ có những loại chứng khoán nào ?
Trước mắt , TTCKVN sẽ có cổ phiếu các công ty được niêm yết, trái phiếu chính phủ,
trái phiếu ngân hàng, trái phiếu công trình và trái phiếu doanh nghiệp các loại. Ngoài ra,
luật lệ cho phép có chứng chỉ quỹ đầu tư.
Thị trường Chứng khoán Việt Nam ra đời từ khi nào? và khi nào hoạt động ?
Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi , ngày 11/7/1998 Chính phủ đã ký Nghị định số
48/CP ban hành về chứng khoán và TTCK chính thức khai sinh cho Thị trường chứng
khoán Việt nam ra đời. Cùng ngày, Chính phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm
Giao dịch Chứng khoán đặt tại TPHCM và Hà Nội. Việc chuẩn bị cho TTCKVN thực ra
đã do Uỷ Ban Chứng khoán Việt Nam ra đời bằng Nghị định 75/CP ngày 28/11/1996.
Các công việc chuẩn bị đang được đẩy mạnh với hy vọng phiên giao dịch đầu tiên sẽ ra
trước đầu quý 3 /2000.
Nhà Đầu tư sẽ tham gia mua bán chứng khoán như thế nào?
1 . Trước khi đầu tư vào TTCK , tất nhiên là nhà đầu tư phải nghiên cứu về giá trị các

loại chứng khoán mà mình quan tâm mua bán sau này. Muốn làm tốt điều đó khi bạn
chưa hiểu nhiều về TTCK hãy đi tìm một công ty tư vấn đầu tư chứng khoán có uy tín
để nhờ họ tư vấn về các loại chứng khoán và cách mua bán...
2. Khi nhà đầu tư nghĩ rằng mình đã chuẩn bị sẵn sàng, việc kế tiếp phải làm là chon
một công ty môi giới chứng khoán và tiến hành mở tài khoản giao dịch tại đó. Các chi
tiết sẽ do nhân viên công ty hướng dẫn, cũng như khi bạn đến ngân hàng.
3. Khi mở xong tài khoản, nhà đầu tư sẽ có mã số nội bộ để giao dịch với nhà môi giới.
4. Khi muốn mua hoặc bán một số chứng khoán nào đó, nhà đầu tư ra lệnh cho công ty
môi giới các chi tiết của lệnh giao dịch.
5. Khi lệnh giao dịch đã hoàn thành, nhà đầu tư sẽ nhận được số tiền nếu là Bán chứng
khoán, hoặc nhận được thủ tục xác nhận lưu ký chứng khoán về tên mình nếu Mua
chứng khoán.
Lệnh giao dịch gồm có những loại nào?
Các loại lệnh gồm có:
- Lệnh theo giá thị trường;
- Lệnh giới hạn;
- Lệnh với giá mở cửa;
- Lệnh với giá đóng cửa;
- Lệnh tuỳ nghi;
- Lệnh dừng;
- Lệnh giá trị trong ngày;
- Lệnh giá trị trong tuần;
- Lệnh giá trị trong tháng;
- Lệnh thời gian mở;
- Lệnh huỷ bỏ;
- Lệnh tuỳ thuộc;
- Lệnh thực hiện hay huỷ bỏ;

×