Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI ĐÈN ĐƯỜNG ĐÈN SỢI ĐỐT VÀ ĐÈN THỦY NGÂN CAO ÁP pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 18 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH






ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI ĐÈN ĐƯỜNG
ĐÈN SỢI ĐỐT VÀ ĐÈN THỦY NGÂN CAO ÁP

GVHD: NGUYỄN THANH TÚ
Sinh viên thực hiện:






TPHCM, ngày 14 tháng 3 năm 2012
Khoa: Vật lý
Lớp: SP Lý 2A
NHÓM 2
Nguyễn Lê Anh
Nguyễn Tố Ái
Nguyễn Ngọc Phương Dung
Trần Hữu Cầu
Trịnh Ngọc Diểm
Nguyễn Quốc Khánh




TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH






ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI ĐÈN ĐƯỜNG
ĐÈN SỢI ĐỐT VÀ ĐÈN THỦY NGÂN CAO ÁP

GVHD: NGUYỄN THANH TÚ
Sinh viên thực hiện:






TPHCM, ngày 14 tháng 3 năm 2012
Khoa: Vật lý
Lớp: SP Lý 2A
NHÓM 2
Nguyễn Lê Anh
Nguyễn Tố Ái
Nguyễn Ngọc Phương Dung
Trần Hữu Cầu
Trịnh Ngọc Diểm

Nguyễn Quốc Khánh
Nhóm 2
Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU




















Từ xưa đến nay, đèn điện là vật dụng không thể thiếu được trong cuộc sống
chúng ta. Thử nghĩ nếu loài người chúng ta không phát minh ra đèn điện thì
cuộc sống của chúng ta sẽ đi đến đâu? Phát minh ấn tượng này ra đời trong một
phòng thí nghiệm nhỏ của Thomas Edison nằm trên một con phố ở New Jersey
- Mỹ vào năm 1879. Có thể nói, đèn điện là một trong những phát minh quan

trọng và ấn tượng nhất đối với cả nhân loại. Chính phát minh này của Edison
đã mang lại ánh sáng và sự văn minh cho cả thế giới loài người, đồng thời đã
khai sinh cho ngành công nghiệp điện của thế giới. Sau hơn một thế kỷ sử dụng
đèn điện do Edison phát minh ra, vì lý do tiết kiệm năng lượng người ta mới
dần chuyển sang dùng bóng đèn huỳnh quang. Song, không ai có thể phủ nhận:
bóng đèn điện là một trong những phát minh tuyệt vời nhất trong lịch sử nhân
loại.
Để các bạn có thể hiểu rõ hơn về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của đèn điện,
nhóm 2 lớp SP Lý 2A trường Đại học sư phạm TP.HCM sẽ trình bày một cách
khái quát về các loại đèn đường và nổi bật nhất là “đèn sợi đốt” và “đèn cao áp
thủy ngân” dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thanh Tú. Nhóm xin chân
thành cảm ơn thầy!
Trong quá trình thực hiện đề tài này, có gì sai sót kính mong độc giả đóng góp
ý kiến để nhóm được hoàn thiện hơn! Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm 2


A. ĐÈN SỢI ĐỐT
I. Lịch sử hình thành
Trái với điều mọi người vẫn nghĩ, Edison không phát minh ra bóng đèn điện.
Nhiều thiết kế đã được phát triển bởi các nhà phát minh từ trước đó gồm cả bằng
sáng chế mà ông mua lại từ Henry Woodward và Mathew Evans, Moses G. Farmer,
Joseph Swan, James Bowman Lindsay, William Sawyer, Humphry Davy, và
Heinrich Göbel. Năm 1878, Edison xin cấp phép cho thuật ngữ sợi dây tóc cho yếu
tố dây phát sáng mang dòng điện, mặc dù nhà phát minh người Anh Joseph Swan
đã sử dụng thuật ngữ đó từ trước.
Tháng 3 năm 1878 là đầu thời kỳ Edison bắt tay vào việc nghiên cứu đèn điện.
Vào thời bấy giờ người ta chỉ biết tới nguyên tắc của đèn hồ quang là loại đèn được
phát minh vào khoảng năm 1809. Khi đốt đèn hồ quang, người ta phải luôn luôn
thay thỏi than, ngoài ra đèn còn phát ra tiếng cháy sè sè và cho một sức nóng quá

cao, kèm theo một mùi khó chịu, không thích hợp với việc sử dụng trong nhà.
Vào năm 1831, Michael Faraday tìm ra nguyên tắc của máy Magneto là bộ máy
sinh ra các tia lửa đốt loại khí bên trong động cơ dầu lửa. Tới năm 1860, một loại
đèn điện sơ sài ra đời tuy chưa thực dụng nhưng đã khiến cho người ta nghĩ tới khả
năng của điện lực trong việc làm phát sáng. Thomas Edison cũng cho rằng điện lực
có thể cung cấp một thứ ánh sáng dịu hơn, rẻ tiền hơn và an toàn hơn ánh sáng của
đèn hồ quang của William Wallace. Edison đã tìm đọc tất cả các sách báo liên quan
tới điện học. Ông muốn thấu triệt sâu rộng lý thuyết về điện lực để có thể mang kiến
thức của mình vào các áp dụng thực tế. Ngày nay trong số 2500 cuốn sổ tay 300
trang được Viện Edison cất giữ, người ta còn thấy hơn 200 cuốn ghi chép về điện
học. Chính những điều ghi chép này đã là căn bản của các khám phá vĩ đại của thiên
tài Edison trong phạm vi Khoa Học và Kỹ Thuật.
Thời bấy giờ, báo chí nói nhiều đến công cuộc nghiên cứu của Edison về đèn
điện làm cho các công ty đèn thắp bằng khí đốt lo ngại trong khi đó Edison khuyên
các hội viên của Công Ty Đèn Điện Edison (the Edison Electric Light Co.) bỏ thêm


50,000 Dollar để ông theo đuổi công trình nghiên cứu. Hồi đó trong phòng thí
nghiệm tại Menlo Park có vào khoảng 50 người làm việc không ngừng. Bình điện,
dụng cụ, hóa chất và máy móc chất cao trong các phòng nghiên cứu. Đồng thời với
việc nghiên cứu đèn điện, Edison còn phải cải tiến rất nhiều máy móc khác cũng
như tìm ra các kỹ thuật cần thiết vì vào thời bấy giờ, kỹ nghệ điện lực còn trong giai
đoạn phôi thai. Cũng nhờ nghiên cứu đèn điện, Edison đã sáng chế ra cầu chì, cái
ngắt điện, đynamô, các lối mắc dây. . .
Căn cứ từ đèn hồ quang của Wallace, Edison thấy rằng có thể có ánh sáng từ
một vật cháy sáng bằng cách đốt nóng. Edison đã dùng nhiều vòng dây kim loại rất
mảnh rồi cho dòng điện có cường độ lớn đi qua để những vòng dây đó nóng đỏ lên,
nhưng chỉ sau chốc lát, các vòng đó đều cháy thành than. Vào tháng 4 năm 1879,
Edison nẩy ra một sáng kiến. Ông tự hỏi cái gì sẽ xảy ra nếu sợi dây kim loại được
đặt trong một bóng thủy tinh không chứa không khí? Edison liền cho gọi Ludwig

Boehm, một người thợ thổi thủy tinh tại Philadelphia tới Menlo Park và phụ trách
việc thổi bóng đèn. Việc rút không khí trong bóng đèn cũng đòi hỏi một máy bơm
mạnh mà vào thời đó chỉ có tại trường đại học Princeton. Cuối cùng Edison cũng
mang được chiếc máy bơm đó về Menlo Park.
Edison thử cho một sợi kim loại rất mảnh vào trong bóng thủy tinh rồi rút không
khí ra hết, khi nối dòng điện, ông có được thứ ánh sáng trắng hơn, thời gian cháy
cũng lâu hơn nhưng chưa đủ. Ngày 12/ 04/1879, để bảo vệ phát minh của mình,
Edison xin bằng sáng chế về bóng đèn cháy trong chân không mặc dù ông biết rằng
loại đèn này chưa hoàn hảo vì ông chưa tìm ra được một thứ gì dùng làm tóc trong
bóng đèn. Edison đã dùng sợi Platine nhưng thứ này quá đắt tiền lại làm tốn nhiều
điện lực hơn là cho ánh sáng hữu ích. Edison đã thử với nhiều thứ kim loại hiếm,
chẳng hạn như Rhodium, Ruthenium, Titane, Zirconium và Baryum nhưng tất cả
những chất đó chưa cho kết quả khả quan.
Vào 3 giờ sáng ngày Chủ Nhật, 19/ 10/ 1879, trong khi Edison và Batchelor,
người cộng sự, đang cặm cụi thí nghiệm thì nhà phát minh chợt nghĩ tại sao không


dùng một sợi than rất mảnh. Edison nghĩ ngay tới thứ thường dùng nhất trong nhà là
sợi chỉ may. Ông liền bảo Batchelor đốt cháy sợi chỉ để lấy các sợi than rồi cho vào
bóng đèn. Khi nối dòng điện, đèn cháy sáng, phát ra một thứ ánh sáng không đổi và
chói chan. Edison và các cộng sự viên thở ra nhẹ nhõm. Nhưng mọi người đều
không rõ đèn cháy sáng như vậy được bao lâu? 2 giờ trôi qua, rồi 3, 4. . . rồi 12 giờ.
. . đèn vẫn sáng. Edison đành nhờ các cộng sự viên thay thế để đi ngủ. Chiếc đèn
điện đầu tiên của Thomas Edison đã cháy liền trong hơn 40 giờ đồng hồ khiến cho
mọi người hân hoan, tin tưởng vào kết quả. Lúc đó, Edison mới tăng điện thế lên
khiến cho sợi dây cháy sáng gấp bội rồi đứt hẳn.
Rất hãnh diện về phát minh của mình, Edison viết thư mời viên chủ nhiệm tờ
báo New York Herald gửi đặc phái viên tới Menlo Park. Ký giả Marshall Fox đã tới
phòng thí nghiệm của Edison và cùng nhà phát minh làm việc trong hai tuần lễ.
Sáng Chủ Nhật 21/12/1879, tờ báo Herald tường thuật về sự phát minh ra chiếc đèn

điện nhưng bài tường trình này đã làm đại chúng nghi ngờ và có người còn cho rằng
một thứ ánh sáng như vậy trái với định luật thiên nhiên. Có nhà báo lại khôi hài câu
chuyện và bảo đèn điện của Edison đã được ông dùng bóng bay thả lên trời thành
những ngôi sao lấp lánh ban chiều

.
Edison rất buồn cười về những lời phủ nhận sự thật. Ông quyết định trình bày
trước đại chúng chiếc đèn điện để phá tan mọi mối hoài nghi. Ông cho treo hàng
trăm bóng đèn điện quanh phòng thí nghiệm, quanh nhà ở và dọc theo các con
đường tại Menlo Park. Ngày 31/12/1879, một chuyến xe lửa đặc biệt đã xuôi ngược
New York - Menlo Park, mang theo hơn 3000 người hiếu kỳ gồm cả các nhà khoa
học, các giáo sư, các nhân viên chính quyền cũng như các nhà kinh tài tới quan sát
tận mắt chiếc đèn điện. Đêm hôm đó cả vùng Menlo Park tràn ngập trong ánh sáng
chan hòa của một thứ đèn mới. Chính Thomas Alva Edison đã phát minh ra bóng
đèn sợi đốt.


II. Cấu tạo
Đèn sợi đốt chịu nhiệt độ cao, đặt trong bóng thủy tinh trong suốt (hoặc mờ) và
được nối điện ra ngoài qua đuôi đèn.

Sợi đốt là dây kim loại, thường là vonfram (W), được giữ bởi các móc bằng
molipđen cắm sâu vào phần đĩa thuỷ tinh của giá đỡ tóc. Hai đầu dây tóc được nối
với hai điện cực (Cu hay Ni), hai đầu điện cực được gắn chặt ở phần dưới của giá
đỡ tóc, phần nằm trong giá đỡ tóc làm bằng hợp kim có cùng hệ số giãn nở với hệ
số giãn nở của thuỷ tinh. Thực hiện tiếp xúc với cực đế bên ngoài bằng cách hàn


đồng hay thiếc. Vonfram có nhiệt độ nóng chảy cao 3650K, được sử dụng làm sợi
đốt đã hơn 80 năm qua. Vonfram là vật liệu lý tưởng , chịu được nhiệt độ cao, độ

bền cơ cao, độ bền điện tốt, khả năng phát xạ tốt.
Người ta rút không khí trong bóng, tạo thành chân không để dây tóc đèn khỏi bị
oxy hóa nhanh ở nhiệt độ cao. Song sợi đốt vonfram nằm trong môi trường chân
không ở nhiệt độ 2400 – 2600K, hiệu suất phát quang thấp ( thường thấy ở đèn công
suất nhỏ P
£
25W). Để tăng hiệu suất phát quang, người ta phải tăng nhiệt độ sợi
đốt, song ở nhiệt độ tăng cao, sự bốc hơi của kim loại tăng, làm cho sợi đốt đễ bị
đứt. để giảm hiện tượng bay hơi của kim loại, người ta cho khí trơ (trước đây là nitơ
rồi đến argon và bây giờ là krypton) cho vào bóng đèn. Tuy nhiên, khi có khí trơ
trong bóng đèn, tổn thất dẫn nhiệt tăng lên, công suất đèn tăng lên và hiệu suất phát
quang giảm. Ngày nay người ta thường sử dụng công nghệ làm sợi đốt xoắn kép
hoặc xoắn ba, giảm bớt tổn thất nhiệt và hiệu suất phát quang của đèn tăng lên đáng
kể, từ 10 đến 20 lm/W và tuổi thọ khoảng 1000 giờ.
Từ những năm 60 ngoài khí trơ, người ta còn cho thêm halogen (iốt, brom,…)
cho phép đạt nhiệt độ trên 3100K, hiệu suất phát quang đạt tới 20 đến 27 lm/W, tuổi
thọ khoảng 2000 giờ. Loại đèn này gọi là halogen sợi đốt.
Bóng đèn sợi đốt thông dụng có công suất từ 15 đến 300W làm bằng thủy tinh
pha chì. Để giảm độ chói, đèn sợi đốt công suất nhỏ, bên trong được làm mờ bằng
lớp bột mịn. Lớp này hấp thụ ánh sáng ít ( từ 1% đến 4% ) cho phép cải thiện nhiệt
độ màu của nguồn, tùy theo khả năng lọc màu của lớp này.
Trong các đền có lớp phản chiếu, người ta tráng một lớp bạc hoặc nhôm, cho
phép định hướng chùm tia sáng.
Đối với đèn halogen, bóng làm bằng thạch anh hoặc bóng hai vỏ, dùng trong đèn
pha cho xe ôtô, đèn chiều phim, đèn trong các công trình văn hóa thể thao.



Theo dạng bóng, có rất nhiều kiểu, dưới đây đưa ra một số kiểu thường gặp.


Đuôi đèn dùng để mắc đèn vào mạng điện, có 2 kiểu : đuôi xoáy và đuôi ngạnh.
1. Sợi đốt
2. Bóng thủy tinh
3. Đuôi đèn
Đuôi xoáy
Đuôi ngạnh


Đuôi ngạnh ít gặp, thường dùng cho công suất dưới 150W. Đuôi xoáy dùng phổ
biến cho mọi công suất.
Khi lắp đèn đuôi đèn được lắp vào đui đèn, nối với nguồn điện.
III. Nguyên tắc hoạt động
Khi có dòng điện chạy qua đèn, do tác dụng nhiệt, sợi dây điện trở (dây tóc) bị
nung nóng đến nhiệt độ nóng sáng (khoảng 2600
0
C).
Như vậy, đèn dây tóc làm việc dựa trên nguyên lí phát quang của một số vật liệu
dẫn điện khi có dòng điện chạy qua.
IV. Đặc tính
Ưu điểm cơ bản của đèn sợi đốt là phát sáng liên tục, chỉ số thế hiện màu tốt,
cho phép chiếu sáng chất lượng cao. Ngoài ra đèn sợi đốt còn có các ưu điểm sau:
Mắc trực tiếp vào lưới điện, kích thước nhỏ, dễ bố trí, lắp đặt và dễ sử dụng.
- Bật sáng tức thời.
- Giá thành thấp.
- Có màu ấm.
Nhược điểm chủ yếu của đèn sợi đốt là hiệu suất phát quang thấp, gây phát
nóng. Sử dụng đèn sợi đốt để chiếu sáng không tiết kiệm điện năng, vì thế chỉ thích
hợp với chiếu sáng trong nhà với mức chiếu sáng thấp như phòng ngủ, đèn bàn học
tập, phòng tắm, quán cà phê…
Các đặc tính của đèn phụ thuộc rất nhiều vào điện áp, vì rằng khi điện áp đặt vào

đèn thay đổi, dẫn đến dòng điện thay đổi, kéo theo sự phát nóng, quang thông
1

tuổi thọ của đèn thay đổi.


1
là đại lượng trắc quang cho biết công suất bức xạ của chùm ánh sáng phát ra từ một nguồn phát sáng điểm.
Đơn vị của quang thông trong các hệ đơn vị SI, CGS là lumen, kí hiệu lm


Gọi
!"
, I
!#
, P
!$
, D
!%
là quang thông, dòng điện, công suất điện tiêu thụ và
tuổi thọ của đèn ở điện áp định mức U
!&
, khi cho đèn làm việc với điện áp U, các
giá trị , I, P, D của đèn sẽ là:
=
!'
(
)
*
!+

,
-,.

I=/
!0
1
2
3
!4
5
6,7

P=8
!9
:
;
<
!=
>
?,@

D=D
!A
B
C
!D
E
F
GH,I













0

70

80

90

100

110

120

60

80

100


120

140

J
K
!
L

% giá trị định mức
Quan hệ

, I, P, D theo điện áp


Bảng đặc tính công suất và quang thông của đèn sợi đốt tiêu chuẩn và đèn sợi đốt
halogen loại U
đm
= 220V
Đèn sợi đốt tiêu chuẩn 220V Đèn halogen
P (W) Φ (lm) P (W) Φ (lm) P (W) Φ (lm)
15 120 150 2200 100 2100
25 220 200 3000 300 6300
40 430 300 5000 500 10500
60 740 500 8700 1000 22000 – 26000
75 970 1000 18700 1500 33000
100 1390 1500 27700 2000 44000 – 54000
B. ĐÈN THỦY NGÂN CAO ÁP
I. Lịch sử hình thành

Charles Wheatstone quan sát quang phổ của sự phóng điện trong hơi thủy ngân
trong năm 1835 và ghi nhận những dòng tia cực tím trong quang phổ đó. Trong năm
1860, John Thomas Way sử dụng đèn hồ quang hoạt động trong một hỗn hợp của
không khí và hơi thủy ngân ở áp suất khí quyển cho chiếu sáng. Các nhà vật lý Đức
Arons Leo (1860-1919) đã nghiên cứu thải thủy ngân vào năm 1892 và đã phát triển
một bóng đèn dựa trên thủy ngân hồ quang.
Theo Encyclopædia Britannica , đèn hơi thủy ngân đầu tiên được phát minh vào
năm 1901 bởi kỹ sư người Mỹ Peter Cooper Hewitt . Hewitt đã được cấp bằng sáng
chế Mỹ số 682692 vào ngày 17/9/1901. Năm 1903, Hewitt đã tạo ra một phiên bản
cải tiến để sở hữu chất lượng màu sắc tốt hơn và cuối cùng cũng được sử dụng rộng
rãi, phổ biến trong công nghiệp. Ánh sáng cực tím từ đèn hơi thủy ngân đã được áp
dụng để xử lý nước năm 1910. Các đèn của Hewitt sử dụng một lượng lớn thủy
ngân. Trong những năm 1930, bóng đèn cải tiến theo hình thức hiện đại, sản xuất
bởi công ty Osram-GEC và được sử dụng rộng rãi của đèn hơi thủy ngân cho chiếu
sáng chung.


II. Cấu tạo

Cấu tạo của đèn thủy ngân cao áp gồm bóng thủy tinh ngoài và ống phóng điện.
Sự phóng điện trong ống thạch anh có hơi thủy ngân ở áp suất cao từ 1 đến 10 at tạo
ra ánh sáng trắng. Ngoài ra mặt trong của bóng thủy ngân ngoài có phủ một lớp bột
lưu huỳnh quang, để các bức xạ tử ngoại biến thành bức xạ ánh sáng.
Đèn được chứa thêm hơi Neon (bên cạnh hơi thủy ngân) vì rằng khi nguội lạnh,
áp suất hơi bão hòa sẽ không thỏa mãn để tạo nên châm mồi phóng điện. Lượng hơi
thủy ngân đưa vào trong đèn được tính toán sao cho ở nhiệt độ làm việc bình
thường của đèn thì tất cả thủy ngân phải được bốc hơi và dưới dạng hơi thủy ngân.
Ở loại này, khi sự thay đổi nhiệt độ bên ngoài không lớn quá hay khi sự thay đổi
của chế độ dòng điện cung cấp, hoặc mật độ của hơi thủy ngân và do đó điện áp đốt
nóng sẽ thay đổi ít. Thời gian đi vào chế độ ổn định khoảng từ 4 – 8 phút.

Ống phóng điện được đặt trong một ống hay bầu thủy tinh thứ hai với mục đích
làm đồng đều tổn thất nhiệt.



III. Nguyên tắc hoạt động
Cả hai điện cực được lắp trong ống thủy tinh với điểm nóng chảy cao để cho nhiệt
độ ở trong đèn sẽ nâng cao hơn 500
0
C. Sự bật sáng của đèn này thực hiện nhờ một
điện cực phụ đặt gần một trong các điện cực chính và được liên hệ với một điện cực
chính khác thông qua một điện trở khoảng vài nghìn ohm.
IV. Đặc tính
Các đặc tính của đèn cao áp thủy ngân:
- Ánh sáng màu trắng.
- Hiệu suất phát quang 40 đến 60 1m/W.
- Chỉ số thể hiện màu trung bình.
Những đèn loại này có nhược điểm là chỉ có thể bật sáng trở lại sau khi đã nguội
hoàn toàn (5 – 6 phút). Vị trí làm việc của một số đèn loại này chỉ được phép đặt
thẳng đứng. Nếu đặt nghiêng sẽ dẫn đến làm giảm hiệu quả sáng hoặc cũng có thể
làm hỏng đèn.
Hiệu quả ánh sáng của đèn từ 30 – 40 lm/W. Độ chói của ống phóng của đèn từ
200 – 600 sb.
Bức xạ của một số đèn có hơi thủy ngân với áp suất cao bao gồm các thành phần
của vùng vàng, xanh là cây, xanh da trời và tím của phổ. Ánh sáng của nó khác với
ánh sáng ban ngày vì không có bức xạ đỏ. Vì vậy chúng có thể được dùng trong
chiếu sáng các xưởng và chiếu sáng đường giao thông mà ở đây không cần phân
biệt màu sắc.
Màu ánh sáng phát ra của đèn này có thể được hiệu chỉnh bằng cách thêm vào
Cadmi và kẽm ở hơi thủy ngân của đèn, hoặc bằng cách tổ hợp hoặc sử dụng một số

chất huỳnh quang mà nó phát ra những màu hơi đỏ khi được kích thích bởi tia bức
xạ chất huỳnh quang như Silicat berili, Stronti và Liti tác dụng với Mângn, người ta
đã nhận được những bóng đèn có màu gần giống với ánh sáng ban ngày và nó có
dạng gần giống với dạng đèn nóng sáng.


Đèn thủy ngân cao áp có ánh sáng trắng trước đây được sử dụng nhiều trong
chiếu sáng công cộng, ngoài trời và trong công nghiệp, nhưng do hiệu suất phát
quang thấp hơn đèn natri cao áp, nên ngày nay đèn natri cao áp đã thay thế dần.
C. MỘT SỐ LOẠI ĐÈN ĐƯỜNG KHÁC
I. Đèn Natri thấp áp
Cấu tạo của đèn natri thấp áp là một ống ( đôi khi có hình chữ U ) chứa natri (
khi nguội có dạng hạt ) với áp suất thấp ( khoảng 4.10
-3
mmHg ), trong môi trường
có khí neon. Khi đèn được mồi sau vài phút, natri bốc hơi phát ra ánh sáng màu da
cam.
Các đặc tính của đèn:
- Hiệu suất phát quang cao đạt đến 190 lm/W đứng hàng đầu các loại nguồn
sáng điện.
- Chỉ số thể hiện màu xấu.
- Tuổi thọ khoảng 8000giờ.
Ánh sáng màu vàng da cam nên được dùng nhiều ở các nước xứ lạnh, nhiều
sương mù để chiếu sáng đường phố và xa lộ.
II. Đèn Natri cao áp
Cấu tạo của đèn natri cao áp gồm bóng thủy tinh ngaòi và ống phóng điện phía
trong là bóng thủy tinh alumin, hình ôvan, kích thước tương đối nhỏ. Áp suất hơi
Na trong ống phóng điện cao khoảng 250mmHg.
Đèn natri cao áp có đuôi xoáy
Ở nhiệt độ cao khoảng 1000

0
C và áp suất cao, đèn natri cao áp phát ra ánh sáng
màu trắng ấm.


Các đặc tính của đèn:
- Hiệu suất phát
quang đạt tới 120
lm/W.
- Chỉ số thể hiện
màu thấp.
- Tuổi thọ khoảng
1000 giờ.
Đèn natri áp suất cao
được sử dụng chủ yếu
trong chiếu sáng ngoài
trời, cho các khu vực công cộng, đường phố, bãi đỗ xe, công trình văn hóa thể
thao…
III. Đèn halogen kim loại
Đây là đèn phóng điện cao áp trong hơi thủy ngân và halogen (iođua natri, iođua
tali).
Các đặc tính của đèn:
- Ánh sáng màu rất trắng giống ánh sáng
ban ngày.
- Hiệu suất phát quang đạt tới 95 lm/W.
- Tuổi thọ khoảng 4000giờ.
Đèn halogen kim loại được sử dụng để chiếu sáng công cộng, các công trình văn
hóa thể thao có yêu cầu chất lượng chiếu sáng tốt, có nhu cầu tiếp phát truyền hình
màu.



TAI LIỆU THAM KHẢO














- Website :
1.
2.
3.
4. />dung-va-trang-tri.708602.html
- Sách :
1. Giáo trình Kĩ thuật điện – Đặng Văn Đào – NXB Giáo Dục
2. Công nghệ 9 – NXB Giáo Dục


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
A. ĐÈN SỢI ĐỐT 2
I. Lịch sử hình thành 2

II. Cấu tạo 5
III. Nguyên tắc hoạt động 8
IV. Đặc tính 8
B. ĐÈN THỦY NGÂN CAO ÁP 10
I. Lịch sử hình thành 10
II. Cấu tạo 11
III. Nguyên tắc hoạt động 12
IV. Đặc tính 12
C. MỘT SỐ LOẠI ĐÈN ĐƯỜNG KHÁC 13
I. Đèn Natri thấp áp 13
II. Đèn Natri cao áp 13
III. Đèn halogen kim loại 14
Tài liệu tham khảo 15
Mục lục 16

×