Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

BG. VIEM XUONG TUY XUONG doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.79 KB, 17 trang )

VIÊM XƯƠNG TỦY XƯƠNG VÀ VIÊM MỦ KHỚP THỨ
PHÁT ĐƯỜNG MÁU TRẺ EM
Đối tượng : Cao học chuyên khoa Ngoại
Thời gian : 180 phút
Giáo viên : PGS,TS Nguyễn Ngọc Hưng
MUC TIÊU :
Học viên cần nắm được :
1. Đặc điểm của tổn thương giải phẵu bệnh lý trong viêm xương tuỷ xương và viêm
mủ khớp thứ phát đường máu trẻ em .
2. Nguyên nhân , yếu tố thuận lợi gây viêm xương tuỷ xương và viêm mủ khớp .
3. Lâm sàng và chẩn đoán sớm trong viêm xương tuỷ xương và viêm mủ khớp thứ
phát .
4. Nguyên tắc điều trị viêm xương tuỷ xương và viêm mủ khớp .
NÔI DUNG BàI GIảNG :
I . PHẦN THỨ NHẤT : ĐAI CƯƠNG
1. Định nghĩa VXTX ( viêm xương tuỷ xương )và VMK ( viêm mủ khớp )
2. Quan niệm cổ điển và hiện nay về VXTX và VMK thứ phát .
II. PHẦN THỨ HAI : VIÊM XƯƠNG TỦY XƯƠNG .
1. Nguyên nhân VXTX
2. Lâm sàng và phân chia giai đoạn trong VXTX.
3. Nguyên tắc điều trị VXTX
4. Biến chứng VXTX.
IIIPHẦN THỨ BA: VIÊM MỦ KHỚP
1. Nguyên nhân VMK thứ phát.
2. Nguyên tắc điều trị VMK.
3. Biến chứng VMK.
1
IV.PHẦN THỨ TƯ : Khoan xương tưới rửa kháng sinh liên tục trong viêm xương tuỷ
xương và viêm mủ khớp
2
PHẦN THỨ NHẤT


ĐẠI CƯƠNG
1. ĐỊNH NGHĨA:
Viêm xương tuỷ xương là trạng thái viêm mủ tất cả các thành phần của xương.
2. QUAN NIỆM TRONG VIÊM XƯƠNG TỦY XƯƠNG .
-Từ năm 1844 Nelaton, người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “osteomyelitis’’.
Tuy nhiên, không hiểu giản đơn viêm xương ở đây chỉ có viêm xương mà
không có viêm tuỷ hoặc chỉ có viêm tuỷ mà không có viêm xương.
-Tỷ lệ của bệnh so với các bệnh ngoại khoa khác cao hay thấp liên quan tới tình
trạng kinh tế chung có liên quan tới tình trạng dinh dưỡng và tình trạng miễn dịch của
cơ thể.
- Là bệnh của tuổi học trò hoặc bệnh của tuổi thanh niên theo quan niệm trước
đây thì nay đã có nhiều thay đổi. Theo thông báo của nhiều công trình VXTX trong
và ngoài nước cho thấy tuổi của người bệnh đảo ngược lại theo thứ tự : sơ sinh , tuổi
trẻ còn bú, trẻ nhỏ, trẻ lớn
- Viêm xương tuỷ xương là một bệnh trong chuẩn đoán phát hiện sớm và điều
trị kịp thời còn gặp nhiều khó khăn trong hoàn cảnh của nước ta hiện nay. Tuy đã có
không ít tài liệu nói tới bệnh lý này, nhưng trong điều trị phẫu thuật còn gặp tỷ lệ tái
phát cao và bệnh nhân phải trải qua nhiều cuộc mổ. Do vậy đã có tác giả ví bệnh này
như một lỗ rò kinh tế của xã hội và gia đình.
- Trong quá trình chuẩn đoán và điều trị thường để chậm do trình độ và khả
năng nhận biết của cán bộ y tế và còn hạn chế, do trang bị dụng cụ giúp cho chuẩn
đoán phát hiện sớm.
- WILLAM L. OPPENHEIM , ROBERT M.KAY . 1998 :
* Tiên lượng của bệnh tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, điều trị đúng, chế độ
dinh dưỡng tốt ; với từng bệnh nhân cụ thể dựa trên thời gian mắc bệnh, vị trí tổn
thương mang bệnh, đáp ứng của bệnh nhân với nhiễm khuẩn, hệ thống miễn dịch của
bệnh nhân và khả năng phán đoán và điều trị của thầy thuốc.
3
- Diễn biến lâm sàng, hình thái bệnh lý của viêm xương tuỷ xương và viêm mủ
khớp đường máu tới nay đã có nhiều thay đổi, do hiều biết về bệnh lý này trong cán

bộ y tế được nâng lên. Nhưng do tình hình sử dụng kháng sinh hiện nay đã ảnh hưởng
rất lớn tới diễn biến của bệnh và tiên lượng sau phẫu thuật.
PHẦN THỨ HAI
VIÊM XƯƠNG TỦY XƯƠNG
I. NGUYÊN NHÂN:
- Nguyên nhân do vi khuẩn:
* Kết quả nghiên cứu
1985 1997
( NX. Thụ & N.N.Hưng ) ( NN.Hưng )
. Staphylocoque A.r 76,90 % 86,7 %
. Bacillus Pseudo 7,70 % 3,3 %
. Proteus 10,20 % 3,3 %
. Bacillus Gr (-) 2,60 %
. E.Coli 2,60 % 1,2 %
. Klebsiella 4,4 %
. Pneumonie 1,1 %
* Cấy máu trong giai đoạn nhiễm khuản, tỷ lệ vi khuẩn dương tính đạt 24.4 %.
* Cấy mủ tỷ lệ dương tính đạt 75.8 %
So với các thông báo nước ngoài , đạt tỷ lệ dương tính trong cấy máu từ 42,3
% - 50,3 %
- Yếu tố thuận lợi :
4
.Bệnh cảnh xuất hiện sau một chấn thương vùng xương, khớp nhưng đây chỉ là
yếu tố thuật lợi, không là nguyên nhân gây nên viêm xương tuỷ xương hoặc viêm mủ
khớp thứ phát.
.Chúng tôi gặp 4,5 % (1985) và 12,1 % (1987) có chấn thương trước khi có
viêm xương tuỷ xương.
.Tình trạng dinh dưỡng của trẻ kém, tình trạng miễm dịch giảm là những yếu tố
thuận lợi cho nhiễm khuẩn huyết xuất hiện.
II. CƠ CHẾ BỆNH SINH :

- Viêm xương tuỷ xương do nhiễm khẩn huyết thường phát sinh ở vùng hành
xương ( Metaphyis) qua đươngf động mạch nuôi dưỡng
Koch đã chứng minh bằng thực nghiệm với việc đưa vi khuẩn vào mạch máu
và đi vào động mạch hành xương . Sau 2 giờ tại khu vực này đã hình thành một ổ
viêm xương.
- ở trẻ em, sự cấp máu cho đầu xương bị gián cách bởi sụn tiếp hợp (Physis) do
máu từ hành xương tới. Sự phân nhánh cuối cùng của động mạch tới hành xương
quay xuống đổ vào hệ tĩnh mạch xoang lớn, tại đây tốc độ dòng máu giảm rõ rệt. Hệ
thống tĩnh mạch lại có sự gấp nếp tham gia vào việc hạn chế tốc độ dòng máu. Khi
xuất hiện tình trạng viêm, các tiểu động mạch, tiểu tĩnh mạch giãn rộng, xung huyết,
tăng nhanh sự phát triển của vi khuẩn.
Huyết khối Máu nuôi dưỡng Oxy
Thoái biến Globulin
Bradiquinin
Serotonin
Kalidin
áp lực ống tuỷ Thấm mạch Histamin
5
( 200 – 300 mm H
2
0)
Nhiễm khuản khởi phát trong nội mạc tĩnh mạch và lan đi gây nên tình trạng
Thrombosis thứ phát trong động mạch. Biến đổi sinh hoá tại chỗ với thoái biến dở
dang của Globulin đã tạo nên một loạt dẫn chất như : Bradikinin, Histamin, Kalidin
đẩy nhanh quá trình ngấm nước (thấm mạch) tăng áp lực keo và áp lực thẩm thấu. áp
lực trong ống xương cứng và kín tăng lên, đạt tới 200 mm – 300 mm nước dẫn tới
tình trạng tổ chức bị chèn ép và thiếu máu gây nên hoại tử xương và hình thành mủ.
Quá trình viêm tại chỗ tạo thành một quá trình khép kín, ngày một thêm nặng. Nhiễm
khuẩn lan rộng qua hệ thống ống Haver và Volkmann tới khu vực dưới cốt mạc, nâng
cốt mạc gần sát với sụn tiếp hợp. Đặc điểm cốt mạc trẻ em tuy dầy nhưng lại rất lỏng

lẻo làm mủ có thể lan rộng lên trên hoặc xuống dưới thân xương, lưu thông quanh
xương cứng. Nếu cốt mạc hoại tử, gián đoạn cho phép mủ thoát vào phần mềm; nếu
hành xương nằm trong bao khớp (cổ xương đùi, cổ xương cánh tay) mủ sẽ đi vào
khớp và hậu quả là viêm khớp mủ.
Tình trạng Thrombosis gây nên tình trạng thiếu máu, tổ chức dưới Metaphysis
chịu sự cấp máu của nó và hình thành xương chết (Sequestrum). Xương chết được
tách ra biệt lập với xương lành, quá trình bồi đắp đồng thời hình thành trong cốt mạc,
hình thành tổ chức xương mới quanh xương chết. Cuối cùng tạo lỗ thủng tạo lỗ rò ra
ngoài.
Trong viêm xương tuỷ xương dù ở giai đoạn nào cũng luôn có hai quá trình bồi
đắp và phá huỷ đi song song , đây là một đặc điểm luôn được xem xét để chỉ định
điều trị phù hợp với từng giai đoạn .
III. LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VIÊM XƯƠNG TỦY XƯƠNG:
1. Lâm sàng :
1.1 Tuổi và giới:
- Quan niêm trước đây viêm xương tuỷ xương là bệnh của tuổi thanh thiếu niên
( osteomylitis des Aldolescenis ), bệnh của tuổi học trò (Schooldboys desease ).
6
Theo thông báo của những năm gần đây và trong một số công trình của chúng
tôi thấy tuổi viêm xương tuỷ xương đảo ngược lại.
Theo N.X.Thụ & N.N.Hưng.1985 N.N.Hưng .1997
Dưới 24 tháng chiếm 45,4 % 31,3 %
Từ 2 – 6 tuổi chiếm 25,3 % 25,7 %
Từ 7 – 11 tuổi chiếm 18,5 % 23,4 %
Trên 11 tuổi chiếm 10,8 % 19.2 %
- Giới :
Theo tài liệu kinh điển : Trai / gái : 3 – 4 lần /1
Theo Nguyễn Xuân Thụ và Nguyễn Ngọc Hưng :
Trai chiếm 58.4 % , gái chiếm 41.6 %
1.2 Vị trí :

*Thứ tự vị trí xương thường gặp :
Xương đùi ( 46,7 % ) , xương chầy ( 35% ), xương cánh tay (12,6 %) xương
quay ( 2,0 %) , xương trụ ( 1,4 % ) , xương mác , xương chậu , cột sống, xương bánh
chè.
1.3 Phân loại giai đoạn trong viêm xương tuỷ xương :
Một số quan niệm phân chia giai đoạn và thể bệnh :
- Kanovaev T.P.1939 chia làm 3 thể :
Thể nhiễm độc
Thể nhiễm khuẩn huyết
Thể nhẹ
Tác giả còn phân chia :
Thể không điển hình
Thể mạn tính
Thể viêm xương ở đầu xương
7
- Vengrovxki I.X. 1964 chia làm 4 thể :
.Thể tại chỗ
.Thể xơ chai
.Thể Albuminose
.Thể Abcess
- Năm 1974 Shilov V.N chia làm hai thể :
.Viêm xương tuỷ xương mạn tính thứ phát và
.Viêm xương tuỷ xương mạn tính tiến triển không điền hình.
Trong viêm xương tuỷ xương mạn tính tiến triển lại được chia ra :
.Theo vị trí : Thân xương , đầu xương , thân – hành xương thân – hành - đầu
xương .
.Tổn thương toàn bộ xương :
Xương ngắn
Xương dẹt
Xương viêm, Có hoặc không có rò

Theo giai đoạn bệnh : (1) Hình thành xương chết
(2) Mảnh xương chết khu trú và hình
thành ổ khuyết viêm xương
(3) Xương xơ chai
- Shish V.F .1974 phân chia theo tiến triển lâm sàng :
.Viêm xương tuỷ xương mạn tính tiến triển
.Viêm xương tuỷ xương mạn tính thứ phát
.Viêm xương tuỷ xương mạn tính thầm lặng ( ổn định )
.Viêm xương tuỷ xương trong trạng thái hồi phục.
Việc phân chia thể bệnh và giai đoạn theo các tác giả trên đây rất phức tạp.
Chúng tôi trên cơ sở lâm sàng, thực hiện phân chia như sau :
(1) Giai đoạn cấp : Trong 48 – 72 giờ đầu
(2) Giai đoạn trung gian : Ngoài 48 giờ tới 3 tuần
(3) Giai đoạn mạn tính : Có xương chết, có rò mủ
8
1.4 Triệu chứng lâm sàng :
1.4.1 Giai đoạn cấp và trung gian :
- Hội chứng nhiễm khuẩn điển hình
. Sốt
. Nôn
. Co giật hoặc li bì
. Bạch cầu cao, tốc độ máu lắng cao
- Đau : đau tập trung ở vùng hành xương
Đau phát sinh tự nhiên , đau tăng lên khi vận động và khi được sờ nắn.
- Sưng nề tại chỗ : Thực tế là sưng nề lan rộng
Với mầu sắc da không đồng nhất
- Chọc hút vùng hành xương (Trong 72 giờ đầu) hoặc thân xương (sau 72 giờ) có mủ.
- Trong giai đoạn cấp có thể sử dụng các phương pháp để chuẩn đoán sớm :
. Hút dịch hành xương, nuôi cấy vi khuẩn
. Chụp phóng xạ

. Siêu âm
. Chụp cộng hưởng từ
1.4.2 Giai đoạn mạn tính :
- Viêm rò kéo dài
- Dịch mủ viêm thối, có kèm theo mảnh xương chết.
- có đợt bột pháp cấp của giai đoạn mạn tính ( lâm sàng như trong
giai đoạn cấp và trung gian ).
2. X.Quang :
Dấu hiệu X. quang trong viêm xương tuỷ xương thường xuất hiện muộn.
- Trong giai đoạn cấp hoặc trung gian, phản ứng cốt mạc thấy được trên Film X
quang thường ngoài 2 đến 3 tuần.
9
Tuy nhiên trong giai đoạn này có thể có những dấu hiệu gián tiếp như : Thưa
xương vùng hành xương, phá vỡ vỏ xương vùng hành xương
- Trong giai đoạn mạn tính :
. Điển hình với hình ảnh xương chết
. ổ viêm khuyết xương
. Xương xơ kết ( xơ chai )
IV.ĐIỀU TRỊ :
1.Lịch sử điều trị viêm xương tuỷ xương
Lịch sử điều trị viêm xương tuỷ xương có thể được chia làm 3 giai đoạn sau :
- Giai đoạn thứ nhất : Từ 1850 - 1925
Trong giai đoạn này mong muốn cứu sống bệnh nhân, phương pháp điều trị chủ
yếu là cắt cụt, tháo khớp và cắt đoạn xương viêm.
- Giai đoạn thứ hai : Từ 1925 - 1945
Phương pháp điều trị thống nhất thực hiện kỹ thuật Kraxnovaev T.P: Mở sớm ổ
viêm dưới màng xương làm giảm áp lực ống tuỷ.
- Giai đoạn thứ ba : Từ 1945 trở về sau
Giai đoạn này được chia làm 2 giai đoạn
* Giai đoạn thứ 1 : Từ 1945 - 1955

Với sự ra đời của khánh sinh và việc sử dụng rộng rãi kháng sinh trong
ngoại khoa nên bệnh lý VXTX thời kỳ này chủ yếu tới 95 % không phẫu thuật mà chỉ
dùng kháng sinh toàn thân và tại chỗ.
Hiệu lực khánh sinh ngày một giảm, tỷ lệ viêm xương tuỷ xương ngày
một tăng cả về số lượng và thể bệnh nặng. Thông báo tụ cầu vàng ( Staphylocoque
A.r ) kháng với Penicilin tới trên 90 %.
* Giai đoạn thứ 2 : sau 1955
Thời kỳ này, phương pháp mở cửa sổ xương sớm theo kỹ thuật
Kraxnovaev được áp dụng trở lại.
10
2.Nguyên tắc điều trị :
2.1 Nguyên tắc điều trị trong viêm xương tuỷ xương giai đoạn cấp và trung gian :
- Dẫn lưu mủ triệt để
- Giảm áp lực ống tuỷ sớm
- Kháng sinh liệu pháp và
- Bất động.
2.2 Nguyên tắc điều trị trong viêm xương tuỷ xương giai đoạn mạn tính :
- Làm sạch ổ viêm ( Tổ chức viêm, xương chết )
- San bằng, lấp đầy ổ khuyết viêm xương
- Dẫn lưu triệt để
- Kháng sinh liệu pháp .
Thực tế trong quá trình điều trị, chúng tôi không chủ trương làm đầy ổ khuyết
viêm xương bằng trám xương hoặc trám cơ trên ổ khuyết viêm xương của trẻ em .
3.Kháng sinh liệu pháp :
* Nguyên tắc :
- Sử dụng theo kháng sinh đồ
- Thời gian sử dụng liên tục trong 6 tuần ( Tiêm tĩnh mạch và uống)
* Liều lượng cụ thể như sau : - Tiêm tĩnh mạch
Chloxacilin 100 mg / kg / ngày
Gentamycin 5 mg / kg / ngày

- Uống
Chloxacilin, Erythromycin 50 mg / kg / ngày

V. BIẾN CHỨNG VÀ TIÊN LƯỢNG:
1.Biến chứng :
- Khớp giả mất đoạn xương
11
- Cứng khớp
- Ngắn chi
- Dài chi
- Biến dạng chi
2.Tiên lượng :
Căn cứ lâm sàng và X.quang để đánh giá tiên lượng :
- Vết mổ liền sẹo, không rò mủ ngoài
- Thể trạng bệnh nhân tốt
- Bạch cầu và máu lắng bình thường
- X.quang : ống tuỷ lưu thông tốt
Kết quả theo những tiêu chuẩn trên đây có thể được xem là ổn định hoặc khỏi
bệnh .
PHẦN THỨ BA
Viêm mủ khớp thứ phát
Viêm mủ khớp là hậu quả của viêm xương tuỷ xương mà vùng hành xương
nằm trong bao khớp hoặc có thể ổ viêm xương phá vỡ tổ chức khớp đẩy mủ vào trong
khớp .
Viêm mủ khớp thứ phát là một bệnh nặng,hậu quả để lại những biến chứng
nặng nề khó có thể khắc phục hoặc sửa chữa lại chức năng bình thường cho người
bệnh .
I. CƠ CHẾ BỆNH SINH:
- Có hai khớp của cơ thể sụn tiếp hợp một phần hành xương nằm trong bao
khớp là khớp hông và khớp vai. Tổ chức học của hai khớp này liên quan tới việc phát

sinh mủ khớp và viêm xương tuỷ xương ở đầu xương đùi và xương cánh tay.
12
Ngoài hai khớp trên, những khớp khác mủ từ đầu xương đi vào khớp bằng hai
đường cơ bản là : mủ ra ngoài rồi sau đó đi vào khớp, khả năng này là thường gặp hơn
là mủ từ ổ viêm, phá qua sụn tiếp hợp để đi vào khớp.
Trong trường hợp mủ viêm trong viêm xương châu, khả năng gây nên mủ khớp
hông do bao cơ thắt lưng chậu liên tiếp vào bao khớp hông ( ít gặp) mủ theo bao cơ
này gây nên viêm mủ khớp.
- Với trẻ dưới 8 tháng tuổi, mạch máu tồn tại trên mặt sụn khớp, do vậy khả
năng viêm mủ khớp ở độ tuổi này khi có liên quan tới nhiễm khuẩn vùng kế cận khớp.
- Trong khớp hông, mạch máu nuôi dưỡng chỏm xương đùi chủ yếu nhờ động
mạch mũ ( Động mạch mũ trước của động mạch đùi, động mạch mũ sau của khớp )
bao khớp căng phồng, chèn ép vào động mạch. Nếu không sớm làm giảm sự căng
phồng bao khớp bằng lưu mủ khớp sẽ dẫn tới hậu quả thiếu máu nuôi dưỡng chỏm
xương đùi.
- Hoạt dịch khớp là từ bao hoạt dịch qua hệ thống mạch máu của bao hoạt dịch.
Sụn khớp được nuôi dưỡng nhờ hoạt dịch khớp, mọi thay đổi hoạt dịch khớp đều ảnh
hưởng tới sụn khớp.
* Phemister đã tiến hành thực nghiệm :
Sụn khớp được nuôi dưỡng trong 4 môi trường : (1) mủ trong nhiễm
khuẩn tụ cầu, (2) môi trường mủ trong nhiễm khuẩn lao, (3) môi trường từ nhiễm
khuẩn do tụ cầu đã bị ức chế và (4) môi trường dung dịch muối đẳng trương. Cả 4
môi trường này để ở nhiệt độ 55
0
trong 40 giờ. Kết quả sụn khớp trong môi trường
nhiễm khuẩn tụ cầu bị phá huỷ hoàn toàn từ 3 – 24 giờ . Trong khi đó sụn khớp trong
các môi trường còn lại không , hoặc chưa thấy có thay đổi.
Theo Phemister sụn khớp bi phá huỷ do Enzym trong mủ, có thể từ
Polymorphonuclear Leukocyte.
* Keef và cộng sự đã nhận thấy sụn khớp được nuôi dưỡng trong nhiệt độ 37

0
và 56
0
với Polymorphonuclear Leukocyte chỉ thấy ở nhiệt độ 56
0
mới gây biến đổi sụn
khớp. Với thân nhiệt bình thường khả năng làm thay đổi sụn khớp là không thể xẩy
ra.
13
* Curtiss và Klein trong nghiên cứu của mình đã nhận thấy Collagen mất trước
khi thấy phá huỷ sụn khớp. Với thực nghiệm trong Invivo với viêm khớp nhiễm
khuẩn đã thấy được mất Sufate Chondroitin, có thể cơ bản do vai trò của Lysosome.
II. LÂM SÀNG VÀ X QUANG :
1.Lâm sàng :
- Hội chứng nhiễm khuẩn
- Vùng khớp lấp đầy rãnh tự nhiên
- Giả liệt quay trong viêm mủ khớp vai sơ sinh
- Sai khớp hông ( nếu có ) thường gặp sai khớp hông thể chậu (98.4%)
- Chọc dò khớp , có hoặc chưa hút được mủ khớp.
2.X.quang :
- Dấu hiệu sai khớp hoặc sai khớp một phần
- Khe khớp doãng rộng
- Hình ảnh viêm xương vùng hành xương sát với khớp viêm mủ.
III. ĐIỀU TRỊ :
1.Nguyên tắc phẫu thuật :
- Phẫu thuật cấp cứu
- Dẫn lưu mủ triệt để
- Khánh sinh liệu pháp
- Bất động
2.Kỹ thuật phẫu thuật :

2.1 Phẫu thuật vào khớp theo đường mặt trước khớp hông
( Shede hoặc Hueter )
- Ưu điểm : .Tư thế bệnh nhân thuật lợi ( Nằm ngửa )
. Thao tác phẫu thuật không khó khăn nhất là trong những trường hợp có
sai khớp
. Vết mổ ở mặt trước khớp nên chăm sóc sau mổ thuật tiện
14
- Nhược điểm : Dẫn lưu mủ không triệt để
2.2 Phẫu thuật vào khớp theo đường mặt sau khớp ( OBER )
- Ưu điểm : . Dẫn lưu mủ tốt
- Nhược điểm : . Vào khớp phải qua một lớp cơ dầy
. Do đường mổ ở mặt sau khớp nên chăm sóc sau mổ
khó khăn.
2.3 Đường mổ vào những khớp khác theo kỹ thuật cổ điển
15
PHẦN THỨ TƯ
KHOAN XƯƠNG, TƯỚI RỬA KHÁNG SINH LIÊN TỤC
TRONG VIÊM XƯƠNG TỦY XƯƠNG VÀ VIÊM MỦ KHỚP THỨ PHÁT
I.Lịch sử :
- Trong giai đoạn cấp, từ lâu các tác giả đã chủ trương tạo một cửa sổ nhỏ vùng
hành xương ( 1-2 cm ), đưa hai dẫn lưu với một dẫn lưu trong hành xương và dẫn lưu
còn lại nằm ngoài xương dẫn lưu ra ngoài.
Dung dịch tưới rửa là dung dịch khánh sinh.
Thời gian liên tục trong 5 đến 7 ngày
- Trong đại chiến thế giới lần thứ II, Wilernegger đã thực hiện tưới rửa dung
dịch Chloramphenicol 0,25
0
/ 00
- Trong viêm xương tuỷ xương và viêm mủ khớp thứ phát do nhiễm khuẩn ở trẻ
em, năm 1984 N.N.Hưng đã cải biên từ kỹ thuật của Tepnobou K.C 1979 thay vì cắm

dọc kim có đường kính 1 mm và bơm khánh sinh hàng ngày bằng khoan xương dọc
theo thân xương với lỗ khoan 2,5 mm. Sau khi khoan xương làm thông ống tuỷ, tưới
rửa liên tục trong ống tuỷ bằng dung dịch Chloramphenicol 0,5
0
/ 00 hoặc Gentamycin
0,04
0
/ 00 .
II. Kỹ thuật :
1.Thực hiện theo 3 phương pháp :
(1) Kín hoàn toàn
(2) Nửa kín, nửa hở
(3) Hở hoàn toàn
2.Dung dịch tưới rửa : Chloramphenicol 0,5
0
/ 00
hoặc Gentamycin 0,04
0
/ 00
x 2.000 ml / 24 giờ
3.Thời gian :
- Với viêm xương tuỷ xương : liên tục trong 5 – 7 ngày
- Với viêm mủ khớp : liên tục trong 48 giờ.
16
KẾT LUẬN
- Viêm xương tuỷ xương và viêm mủ khớp thứ phát đường máu ở trẻ em là một
bệnh điều trị lâu dài và phải được kết hợp điều trị nội và ngoại khoa.
- Chẩn đoán sớm và điều trị tích cực nhằm hạn chế biến chứng của bệnh có thể
gây nên tàn phế cho trẻ.
- Thực hiện nguyên tắc điều trị và nguyên tắc phẫu thuật, lựa chọn kỹ thuật cho

từng bệnh nhân cụ thể, đánh giá toàn diện phát hiện bệnh kết hợp để điều trị.
Câu hỏi bài viêm xương tuỷ xương và
viêm mủ khớp thứ phát đường máu ở trẻ em
1. Nguyên nhân, bệnh sinh viêm xương và viêm mủ khớp thứ phát đường máu ở trẻ
em
2. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng trong VXTX và VMX thứ phát ở trẻ em.
3. Nguyên tắc điều trị VXTX và VMX thứ phát ở trẻ em
4. Phẫu thuật điều trị viêm mủ khớp thứ phát ( nguyên tắc )
Nêu một số phương pháp trong phẫu thuật viêm mủ khớp ( ưu, nhược điểm của
từng kỹ thuật )
17

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×