Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

NHỮNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.7 KB, 3 trang )

Nguyễn Thị Kim Xuyến Sáng kiến kinh nghiệm
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: NHỮNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Ngành học mầm non là một ngành học rất đặc thù. Đó là việc học mà chơi chơi
mà học nên việc ổn định các cháu rất khó, mà lớp tơi lại là lớp ở nông thôn nên gặp rất
nhiều khó khăn trong giảng dạy. bên cạnh đó cũng có rất nhiều cháu ngoan, xuất phát từ
tình hình thực tế ở lớp tôi phụ trách năm học 2010-2011 tôi đã quan tâm đặc biệt công
tác giáo dục học sinh cá biệt. Tôi đã tìm nhiều biện pháp giáo dục học sinh và đạt được
những kết quả tốt đẹp, đồng thời rút ra những nguyên nhân thành công và những bài học
kinh nghiệm với công tác này.
II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
1. Quá trình phát triển kinh nghiệm:
* Thực trạng vấn đề:
Xã hội chúng ta ngày nay ngày càng phát triển, song song với sự phát triển vượt
bậc đó đã nảy sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Đối với tôi người làm công tác giáo dục
vấn đề quan tâm hiện nay là tình hình sa sút đạo đức của học sinh do ảnh hưởng phim
ảnh, các tệ nạn xã hội, gia đình không giáo dục tới nơi tới chốn. làm thế nào để cải thiện
thực trạng này đây? Câu hỏi ấy làm tôi trăn trở và tôi tìm ra những cách tốt nhất để cải
thiện thực trạng này đối với học sinh ở lớp tôi.
* Tình hình học sinh trước đây:
Năm học 2010-2011 tôi được Hiệu trưởng phân công dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi có
34 học sinh.
Qua 2 tuần học tập tôi đã ghi nhận có 4 học sinh cá biệt về mặt đạo đức là: Lê
Anh Hào, Nguyễn Thị Ngọc Hân, Nguyễn Văn Vui, và Hồ Thanh Quý.
Trong phạm vi bài tôi xin đơn cử một ví dụ về biện pháp giáo dục một trong bốn
học sinh cá biệt đó là cháu Lê Anh Hào.
Cháu không giữ yên lặng, trật tự trong giờ học, lúc thì quay qua nói chuyện với
bạn bên cạnh, lúc thì quay xuống bàn dưới trêu trọc bạn, bạn phản ứng lại thì đánh lộn
nhau tại lớp làm ồn ào mất trật tự, lúc thì cúi đầu nằm ngủ, có lúc cháu lại ca hát trong
khi tôi giảng bài. Tôi gọi em đứng lên phê bình, giải thích cái tai hại lỗi của em nhiều


lần mà em vẫn không sửa chữa. Hành đông làm mất trật tự của cháu làm ảnh hưởng đến
việc học tập trung của cả lớp và dẫn đến bản thân cháu học tập yếu kém, dẫn đến em đi
học không chuyên cần.
* Những biện pháp giáo dục:
a. Tìm hiểu hoàn cảnh:
Tôi tìm hiểu gia đình, môi trường và hoàn cảnh sống của cháu. Gia đình cháu có
tới 4 anh em, cha cháu tên: Lê Anh Kiệt, nghề nghiệp: Làm mướn. Mẹ tên: Lê Thị Thủy,
nghề nghiệp: Làm mướn.
1
Nguyễn Thị Kim Xuyến Sáng kiến kinh nghiệm
Qua tìm hiểu tôi mới biết gia đình em nghèo, đông anh em và nỗi bất hạnh hơn là
ba mẹ đã ly dị nhau, cháu sống với người cha và chị gái, còn mẹ dẫn hai người anh trai
đi Thành phố buôn bán. Cha thì đi làm mướn kiếm sống, chỉ có người chị ở nhà nấu
cơm, vì thế không có ai quan tâm đến việc học của em.
b. Kết hợp với gia đình:
Tôi đến thăm gia đình em vào buổi tối có mặt cha em ở nhà, lúc này tôi mới biết
sự thật cha mẹ cháu không quan tâm đến việc học tập của cháu, cháu thiếu hẳn những
điều kiện so với những trẻ có ba mẹ đầy đủ. Tôi thông báo cho cha em biết về tình trạng
học tập của cháu và thường xuyên quậy phá, gây gổ đánh lộn mất trật tự trong giờ học.
Tôi đề nghị cha cháu quan tâm nhắc nhở và khuyên cháu sửa chữa khuyết điểm. Trong
giờ học phải yên lặng chăm chú nghe cô giảng bài, không được chọc ghẹo bạn và đánh
bạn.
c. Giáo dục bằng tình thương.
Tôi tự nhủ với lòng mình là cô giáo mầm non thì phải nhỏ nhẹ ân cần đón nhận trẻ
một cách dịu dàng, vỗ về âu yếm… Tôi đi dạy đến lớp rất sớm, vào giờ họp mặt đón trẻ
và đặc biệt là với cháu Anh Hào tôi hỏi thăm trước tiên. Hôm nay con đi học với ai? Ở
nhà con làm gì? Giáo dục mọi lúc mọi nơi, tôi thường đến gần cháu âu yếm, vỗ về, chải
tóc, cắt móng tay, khâu lại những chiếc nút áo đã bị đứt chỉ, gài nút áo lại cho cháu…
Tôi cùng trò chuyện với cháu con rán học tập cho ngoan nghe lời cô không quậy phá,
không đánh bạn, làm mất trật tự trong giờ học, con học ngoan cô sẽ thưởng hoa bé

ngoan và cho con chơi nhiều đồ chơi. Dạy xong buổi học tôi dành chút ít thời gian giữ
cháu ở lại lớp khoảng 30 phút cầm tay cho cháu viết, tôi tặng cho cháu quyển bé tập tô
dặn cháu về nhà tập tô, viết cho đẹp mỗi ngày viết một trang, vào lớp tôi kiểm tra lại
cháu làm tốt tôi thưởng cho cháu một chiếc xe bằng điện tử cháu rất thích, tôi động viên
cháu con nghe lời cô ngoan hơn nữa cô sẽ thưởng cho con nhiều đồ chơi đẹp. Khi ra về
tôi chở cháu cùng về. Trên đường đi tôi cùng trò chuyện với cháu … ngày mai cô đi
ngang chở con đi học nhe!
2. Kết quả kinh nghiệm hiện nay:
Qua sự vận động tổng hợp các biện pháp nêu trên, Cháu Lê Anh Hào đã từ từ sửa
chữa khuyết điểm, vào học cháu ngồi im lặng nghe cô giảng bài, không còn đùa nghịch,
quậy phá bạn bè, cháu học tập tiến bộ sổ bé ngoan tháng 9 cháu không có phiếu nào, qua
tháng 10, 11 cháu tháng nào cũng được 4 phiếu và được thưởng hoa bé ngoan. Tôi tuyên
dương sự tiến bộ của cháu trước tập thể lớp và tặng cho cháu một món quà nhỏ coi như
là phần thưởng mà tôi đã hứa với cháu. Tôi hỏi cháu tình hình ở nhà ba có quan tâm đến
cháu không, được cháu cho biết sổ bé ngoan cô gởi về ba lật ra xem và động viên cháu
học ngoan hơn nữa. Trong sổ bé ngoan của cháu vừa qua ba cháu có ghi “ Tôi cảm ơn cô
giáo”.
III. NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG:
Chính vì lòng yêu nghề mến trẻ và bản thân thích tìm tòi học hỏi và luôn quan
tâm đến trẻ để nắm được thói quen cá tính của từng trẻ, giáo viên am hiểu tình hình,
hoàn cảnh gia đình của học sinh. Tôi thường xuyên trao đổi cùng phụ huynh ở nhà trẻ
2
Nguyễn Thị Kim Xuyến Sáng kiến kinh nghiệm
thích làm gì? ở lớp trẻ học ngoan hay là không ngoan? Trẻ tiếp thu nhanh hay chậm?
Giáo viên có tình yêu thương học sinh chăm lo học sinh nên cảm hóa được các cháu.
Việc giáo dục học sinh bằng những biện pháp nêu trên sẽ có tác dụng cũng cố
niềm tin rất lớn ở học sinh đối với người thầy của mình. Từ đó tạo cho các cháu thêm tự
tin, hứng thú hơn trong học tập cũng như trong rèn luyện đạo đức.
Việc giáo dục học sinh cá biệt là một việc làm “ngán” nhất so với các khâu: soạn
giáo án, lên lớp… Do đó đòi hỏi người giáo viên phải mất nhiều công sức hơn nữa. Nếu

không có quyết tâm với: “Sự nghiệp trồng người” thì rất khó thực hiện.
IV. PHẠM VI TÁC DỤNG:
Việc giáo dục học sinh cá biệt bằng các phương pháp như: tìm hiểu hoàn cảnh
sống của học sinh kết hợp gia đình giáo dục bằng tình thương. Vậy người giáo viên mầm
non cần phải biết đặc điểm tâm lý chung của từng lứa tuổi và tâm lý riêng của từng trẻ ở
từng độ tuổi.
V. KẾT LUẬN:
Công tác giáo dục học sinh cá biệt về đạo đức là một chức trách quan trọng của
người giáo viên. Nó không những góp phần duy trì sỉ số học sinh mà còn góp phần xây
dựng nhân cách toàn diện cho người chủ tương lai của đất nước sau này. Người chủ
tương lai đó vừa hồng vừa chuyên vừa có tâm (đạo đức) vừa có tài (tài năng) để góp
phần đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Muốn thực hiện hiệu quả công tác quan trọng này, điều kiện đầu tiên của người
giáo viên phải có quyết tâm, hết lòng thương yêu học sinh “cô giáo là người mẹ thứ hai
của trẻ”.
Ngoài ra cần có sự kết hợp chặt chẽ của các lực lượng giáo dục giữa gia đình và
nhà trường mới tạo thành sức mạnh tổng hợp.
Học sinh cá biệt về đạo đức thì muôn màu, muôn vẽ, tùy từng trường hợp cụ thể
mà người giáo viên đề ra biện pháp cụ thể cho phù hợp. Đó là hướng tới trong tương lai,
đề nghị các đồng nghiệp bổ sung các biện pháp mới để làm hoàn chỉnh hơn nội dung đề
tài sáng kiến kinh nghiệm này.
Nhơn Mỹ, ngày 30 tháng 11 năm 2010
Người viết
Nguyễn Thị Kim Xuyến
3

×