Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

văn chữ người tử tù 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.42 KB, 2 trang )

Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Con người ơng rất
mực tài hoa, uyên bác, có đóng góp lớn cho sự phát triển nền văn học dân tộc. Đặc
biệt, ông đã khẳng định được tài năng của mình qua truyện ngắn “Chữ người tử tù” –
một tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước Cách mạng, được nhận xét là
“một văn phẩm đạt gần tới sự toàn diện, toàn mĩ”. Sự thành cơng này khơng thể
khơng kể đến những hình tượng nhân vật độc đáo mà nổi bật lên hình tượng ông
Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”, một con người khơng chỉ có tài mà cịn có cái tâm
trong sáng, mặc dù chí lớn khơng thành nhưng tư thế vẫn hiên ngang bất khuất.
Tác phẩm “Chữ người tử tù” ban đầu được đặt tên là “Dòng chữ cuối cùng” in trên
tạp chí Tao Đàn (1939), sau được đổi tên thành “Chữ người tử tù” và được in trong
tập “Vang bóng một thời” bao gồm 11 truyện ngắn, xuất bản năm 1940. “Chữ người
tử tù” được viết vào thời kì xã hội “Tây Tàu – nhố nhăng” đầy rẫy phức tạp, loạn lạc và
bất công, man trá. Văn bản viết về những điều đã qua, nay chỉ còn trong dĩ vãn với nội
dung tập trung ca ngợi vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, uyên
bác, khí phách hiên ngang và thiên lương trong sáng.
Có thể nói rằng, Huấn Cao là nhân vật đẹp nhất của cây bút Nguyễn Tuân. Nguyên
mẫu của Huấn Cao được lấy từ hình ảnh người anh hùng tài năng, khí phách – Cao Bá
Qt, ơng vì bất mãn với triều đình phong kiến mà cho dựng cờ khởi nghĩa, nhưng rồi
ông đã bị bắt và phải chịu án phạt tử hình. Cảm mến trước vẻ đẹp tài năng, nhân cách
của Cao Bá Quát, Nguyễn Tuân đã xây dựng lên hình tượng nhân vật Huấn Cao.
Huấn Cao là một con người tài hoa khác thường, trong truyện ngắn, nhà văn đã tô
đậm cái tài viết chữ đẹp của ông Huấn. Huấn Cao không xuất hiện một cách trực tiếp
mà lại xuất hiện một cách gián tiếp qua lời nhận xét và giới thiệu của viên quản ngục
với thầy thơ lại rằng ông là một người có tài viết chữ đẹp: “Huấn Cao? Hay là cái
người ở vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài iết chữ rất nhanh, rất đẹp đó khơng?”, “Chữ
ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”. Dân gian xưa có câu: “Nét chữ nết người”, ấy thế
nên cũng chỉ cần nhìn nét chữ “đẹp”, chữ “vng” của ơng Huấn thơi, ta cũng đã có
thể đốn rằng ơng là một người cương trực, ngay thẳng, và nét chữ ấy cũng chính là
nhân cách cao khiết phi thường của ơng. Hẳn là như thế nên ta mới thấy được tại sao
Nguyễn Tuân lại để cho viên quản ngục “khao khát” có được chữ của Huấn Cao đến
như vậy. Nó được viên quản ngục vơ cùng coi trọng, và gọi đó là báu vật ở trên đời,


nhằm khẳng định rằng cái tài viết chữ đẹp của Huấn Cao khơng ai có thể sánh bằng.
Huấn Cao khơng chỉ có tài viết chữ đẹp mà ơng cịn có tài lẻ là bẻ khóa vượt ngục, ông


là một người kiên cường, bất khuất, vì bất mãn với triều đình mà đứng dậy khởi nghĩa
đấu tranh, nên làm sao nhà tù, song sắt có thể giữ ơng lại. Ơng là người khơng cam
chịu gị bó và ln ln khao khát tự do, phản kháng vì chính nghĩa. Tài năng của
Huấn Cao khép lại bằng một lời khen: “Hóa ra y là người văn võ đều tồn tài”.
Huấn Cao khơng chỉ là một người có tài mà ơng cịn là một người có khí phách hiên
ngang. Ơng xuất hiện cùng với năm phạm nhân khác trong tư thế “cổ đeo gông, chân
vướng xiềng, chiếc gông nặng đến bảy tám tạ, đè lên sáu đôi vai gầy”. Nặng nề là thế,
trói buộc là thế, nhưng khi nghe lời đe dọa của bọn lính cai tù, Huấn Cao đã có hành
động “chúc mũi gông xuống thềm đá tảng, đánh thuỳnh một cái”. Việc làm này của
Huấn Cao thể hiện thái độ coi thường, khinh bỉ đối bọn cai tù nhỏ bé, hèn mọn. Khi
sống ở trong tù, Huấn Cao đã được viên quản ngục biệt đã vô cùng đặc biệt với “cơm,
rượu, thịt”. Theo lẽ thường, phạm nhân chịu án tử chỉ được có bữa cơm như vậy vào
bữa ăn cuối cùng trước khi ra hành hình, và khi nhận biệt đãi họ sẽ thường sợ hãi,
cảnh giác và cẩn trọng mà từ chối chúng. Nhưng Huấn Cao thì lại khác, ơng “vẫn thản
nhiên nhận rượu thịt, coi đó như là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc
chưa bị giam cầm”. “thản nhiên” ở đây chính là thái độ coi thường cái chết, ông
không hề run sợ mà lại coi cái chết “nhẹ tựa long hồng”. Khi viên quản ngục hỏi ơng
rằng: “Vậy ngài có cân thêm gì nữa”, Huấn Cao đã trả lời: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta
chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân ào đây.”. Cách xưng hô giữa Huấn
Cao và viên quản ngục có chút “lạ”, Huấn Cao xưng “ta”, cịn ơng gọi viên quản ngục là
“ngươi”. Điều này đã cho ta thấy được thái độ khinh bỉ, coi khinh của Huấn Cao đối
với viên quản ngục, và trong mắt của ơng thì viên quản ngục chẳng qua cũng chỉ là
một “tiểu nhân thị oai”.
Huấn Cao vẹn toàn cả về tài năng lẫn nhân cách. Ông là một người có thiên lương
trong sáng. Ơng đã có cho mình một quan điểm sống đúng đắn, chân chính trên con
đường làm nghệ thuật của mình: “Ta nhất sinh khơng vì vàng ngọc hay quyền thế mà

ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung
đường cho ba người bạn thân của ta thơi”. Từ đó, chứng tỏ rằng, đối với Huấn Cao,
“tiền” và “quyền” khơng xứng đáng để có thể đổi lấy được nét chữ của ông, ông chỉ
cho chữ khi tìm được sự đồng điệu về tâm hồn – là những người biết yêu, biết trân
quý cái đẹp và đặc biệt, đó phải là những người bạn tri âm, tri kỉ.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×