Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN tạo hứng thú trong dạy học trực tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.4 MB, 14 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Trường Tiểu học Tân Thiện, thành phố Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước
Tơi ghi tên dưới đây:

Họ và
tên
Đặng
Thị
Hương

Ngày, tháng,
năm sinh
31/08/1973

Nơi cơng tác

Chức
danh

Trình độ
chun
mơn

Tỷ lệ (%) đóng góp
vào việc tạo ra
sáng kiến

Trường
Tiểu học


Tân Thiện

GVCN
lớp 5.1

ĐHSP
Tiểu học

100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Tạo hứng thú trong dạy – học trực tuyến”.
Với những thông tin về sáng kiến cụ thể như sau:
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 25/9/2021
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Tình trạng trước khi áp dụng sáng kiến:
Bước vào năm học 2021 - 2022, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết
sức phức tạp, để đảm bảo cơng tác phịng chống dịch bệnh, học sinh dừng đến trường
nhưng khơng ngừng học, vì thế dạy học trực tuyến là một lựa chọn phù hợp và được quan
tâm nhất của đội ngũ nhà giáo ngành giáo dục. Nhưng, làm thế nào để dạy học trực tuyến
mang lại hiệu quả đang là vấn đề khiến các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, cha mẹ và
học sinh quan tâm ?
Bản thân là giáo viên, được phân công chủ nhiệm lớp 5, tôi cũng không khỏi
những băn khoăn, suy nghĩ trên. Dạy học trực tuyến quá quen thuộc với các nước phát
triển, nhưng ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu từ khi đại dịch covid-19 bùng phát. Tơi chuẩn bị
cho hành trình dạy học trực tuyến với mn vàn khó khăn. Thời gian dạy và học cứ thế
trôi qua, một tuần, rồi hai tuần, các giờ dạy – học của cơ – trị lớp 5.1 chúng tơi diễn ra
bình thường: cơ giảng - trị nghe, trị thực hiện theo các u cầu của cơ. Có những tiết
học, qua màn hình, tơi thấy học trị của mình ngồi ngáp dài, ngao ngán. Bản thân, tôi

cũng thấy chán nản và mệt mỏi vì ngồi nói hàng giờ trước camera laptop.
Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên:
 Về phía học sinh:
- Trong lớp học trực tuyến các em không được tương tác với nhau; không được
tương tác với giáo viên; không được trực tiếp tham gia vào các hoạt động học tập mà
phải hồn thành một mình đơn lẻ, nên các em rất nhanh nhàm chán và mệt mỏi.
- Bài giảng của giáo viên đơi khi có q nhiều kênh chữ, thiết kế chưa hấp dẫn,
chưa lôi cuốn học sinh.


2
 Về phía giáo viên:
- Phải nói nhiều, giảng giải nhiều nhưng học sinh vẫn rất khó hiểu; mặt khác giáo
viên không được thấy ngay kết quả học tập của các em; khó phát hiện những hạn chế từ
phía học sinh để giúp đỡ, hỗ trợ các em cho kịp thời.
4.2. Các bước thực hiện sáng kiến:
Nhằm khắc phục những hạn chế trên, tơi tự mình tìm tịi, nghiên cứu để tăng hứng
thú cho cả cơ và trị trong các tiết dạy – học trực tuyến. Để làm được điều này cần tăng sự
tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với nội
dung dạy học; đồng thời thiết kế bài giảng powerpoint đẹp mắt, dễ hiểu, sinh động nhằm
lôi cuốn, hấp dẫn học sinh. Sáng kiến được tiến hành theo các bước.


Bước 1. Nâng cao kĩ năng về công nghệ thông tin:

Để đạt được mục đích trên, tơi đã tự học qua internet để nâng cao kĩ năng về zoom
và các phần mềm tương tác. Hiện nay có rất nhiều phần mềm tương tác: Azota,
Classponit, google form, blooket, kahoot, quizi, ... Tôi nhận thấy ưu điểm trội hơn cả là:
Classpoint, google form, padlet vì dễ sử dụng đối với giáo viên và học sinh. Học sinh
khơng cần đăng nhập hay có tài khoản mà chỉ cần truy cập theo link giáo viên gửi qua ơ

chát hay nhóm zalo rồi vào làm bài, mặt khác các câu hỏi – bài tập được tạo dưới nhiều
dạng khác nhau sinh động và hấp dẫn.
 Bước 2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy – học:
1. Ứng dụng Zoom cloud meeting:
Ngoài các ứng dụng thơng thường, tơi tự tìm hiểu và sử dụng chia nhóm trong lớp
học trực tuyến trên phần mềm Zoom. Đối với các hoạt động như: đọc theo cặp, theo
nhóm, hay thảo luận câu hỏi, bài tập, nội dung bài, ... tơi thường chia nhóm cho các em
trao đổi, thảo luận, tương tác với nhau, rồi tham gia vào các nhóm để kiểm tra. Nhờ vậy,
các em hứng thú học, tiết học cũng bớt nhàm chán mà tất cả học sinh đều được đọc, được
trao đổi, thảo luận.


3
Vận dụng cách chia sẻ màn hình qua điện thoại, ipad trong zoom, tôi đã sử dụng
camera của ipad để quay và viết bảng trong khi dạy, giúp học sinh thấy gần gũi, hiểu bài
và nắm bài tốt hơn.

Hay cách thu kết quả bài làm của học sinh qua ô chát trong zoom, tuy nhiên chỉ áp
dụng với những bài tập dạng trắc nghiệm và trả lời ngắn. Học sinh được nhắn tin gửi kết
quả bài làm ngay cho cô khiến các em cũng rất hào hứng. Mặt khác, qua tin nhắn trên ô
chát mà tôi kiểm tra được các câu trả lời của tất cả học sinh trong lớp thay vì gọi học sinh
trả lời thì chỉ được vài, ba em.
Ngồi ra, tơi cũng cho các em làm bài vào bảng con để kiểm tra và nhận xét trực
tiếp sau mỗi phép tính. Hay hướng dẫn các em cách tự chia sẻ bài làm của mình ngay
trong tiết học khiến các em cũng rất hào hứng và bản thân mỗi em tự cố gắng để được
chia sẻ bài của mình với cơ, với các bạn.

2. Ứng dụng phần mềm Classpoint:
Classpoint là phần mềm khi được cài đặt sẽ tích hợp một thẻ ngay trong
powerpoint nên rất thuận tiện. Tôi có thể soạn nhanh chóng các câu hỏi, bài tập dưới

nhiều hình thức khác nhau như: trắc nghiệm 1 đáp án, nhiều đáp án; trả lời ngắn; viết, vẽ,
nối và upload ảnh ngay trên slide bài giảng. Mặt khác, về hình thức cịn rất đẹp mắt, sinh
động; có nhạc du dương, tạo thư giãn nhẹ nhàng khi học sinh tương tác. Cụ thể như sau:


4
Biểu tượng trong ClassPoint

Chú thích
Trắc nghiệm 1 (hoặc nhiều) lựa chọn
Đám mây chữ (từ nào học sinh chọn
nhiều thì nó tự to hơn)
Viết câu trả lời
Viết, vẽ, nối, .... vào bài làm
Chụp ảnh bài làm gửi lên

Classpoint đa dạng về hình thức tương tác gây hứng thú với học sinh và giáo viên.
Các em lại dễ dàng thao tác trên các thiết bị học khác nhau (máy tính, laptop, ipad, điện
thoại). Để tham gia lớp học Classpoint, các em truy cập vào />hoặc giáo viên gửi link trên ô chát (zoom), nhập mã lớp (ngay trên màn hình) và bắt đầu
làm bài rồi nhấn nộp bài. Nhờ vậy, tôi nhận được kết quả bài làm của tất cả học sinh hiện
trên màn hình powerpoint. Qua đó, tơi chấm và sửa bài cho các em ngay trong tiết học.
Đồng thời các em cũng nhìn được bài của mình và của bạn trên màn hình để nhận xét
cùng giáo viên. Kết quả bài có thể lưu lại và gửi cho cha mẹ học sinh tự động giúp cha
mẹ biết được kết quả học tập mỗi ngày của con, cũng giúp giáo viên nắm bắt kịp thời để
hỗ trợ hay bồi dưỡng cho học sinh.
Dưới đây là một số hình ảnh chụp lại màn hình trong các tiết học.
 Dạng bài 1 lựa chọn, tôi giao cho học sinh làm trong tiết Khoa học. Kết quả bài
làm thu được 94% học sinh chọn đáp án đúng (D) và danh sách học sinh chọn
đúng.



5
 Dạng bài nhiều lựa chọn, trong tiết Khoa học, có nhiều em làm đúng và trên đó là
tên 6 em làm đúng và nhanh nhất.

Nhờ kết quả làm bài hiển thị rõ như một bảng vinh danh nên lớp học rất sơi động
và kích thích học sinh thi đua làm bài đúng và nhanh.
 Bài dạng viết “Đám mây chữ” trong tiết Tập đọc, bài Cái gì quý nhất ? Kết quả,
tên bài được nhiều em chọn nhất là “Cuộc tranh luận thú vị”.

 Bài tập với yêu cầu viết câu trả lời trong tiết Luyện từ và câu, đã được giáo viên
kiểm tra, những bài có thá tim đỏ là bài làm đúng.


6
 Bài tập dạng nối, viết, vẽ, … trong tiết Toán, các em sẽ dùng tay (với điện thoại),
dùng chuột với máy tính để nối.

 Bài tập dạng upload ảnh bài làm trong tiết Tốn.

Ngồi các dạng cơ bản trên tơi cịn thường xun sử dụng bảng gọi tên ngẫu
nhiên, học sinh hồi hộp chờ đợi đến lượt mình, tránh gọi lặp lại học sinh, cả lớp có cơ hội
tương tác tích cực.


7
3. Ứng dụng Google form:
Vận dụng google form để tạo bài tập các dạng trắc nghiệm và gửi link cho học
sinh làm ngay trong tiết học rồi sử dụng kết quả và sửa bài cho học sinh ngay trên google
qua chia sẻ màn hình trong zoom. Qua đó, các em nhìn ngay thấy bài của mình và của

bạn nên các em rất tích cực làm bài. Với những bài ơn tập hoặc lượng kiến thức nhiều, tôi
giao cho các em làm ngồi thời gian học.
Ví dụ: Bài Luyện tập (Tiết 47); Bài 1. Nhân nhẩm
Tôi cho học sinh làm ngay trong tiết học và nhận đủ 43/43 bài làm.

4. Ứng dụng Padlet:
Tận dụng những ưu điểm của padlet như một bức tường ảo, một công cụ dạy –
học, một trang giấy có thể trình bày tất cả video, hình ảnh, tệp tin, ... Tôi tự tạo một
padlet cho lớp của mình với cái tên “Thư viện lớp 5.1” rồi gửi địa chỉ cho các em qua
zalo: Trên đó tơi đăng lên những bài giải hay, bài
viết đẹp, trình bày đẹp, những em có cố gắng ... của chính học sinh trong lớp nhằm lôi
cuốn các em truy cập vào để học hỏi bạn mình, đồng thời kích lệ các em cùng phấn đấu.
Tơi cịn gửi vào đó các video, hoạt hình ý nghĩa cho các em cùng xem vào cuối tuần để tự
giáo dục bản thân, hay những câu hỏi; bài tập cần giao cho học sinh làm, thảo luận, bình
luận; các gương sáng được tuyên dương trong tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần,...


8


Bước 3. Thiết kế bài giảng powerpoint:

Bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, các công văn điều chỉnh và giảm tải nội dung
dạy học, dựa vào những kinh nghiệm, kĩ năng tự học, tôi thiết kế bài giảng powerpoint
ngắn gọn, dễ hiểu, đảm bảo những nội dung cốt lõi nhưng sinh động, hấp dẫn, thực hiện
theo các tiêu chí sau:
1. Lựa chọn khung mẫu, màu nền, ảnh nền phù hợp.
Đối với học sinh Tiểu học thì phải sinh động, hấp dẫn nhưng khơng q màu mè,
gây chói khi xem và tránh lấn át sự hấp dẫn của nội dung bài học.


2. Sử dụng video và hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ, ... thay cho kênh chữ.
Bước này rất quan trọng, vì học sinh Tiểu học nhỏ, tâm lí ngại đọc chữ nhưng lại
thích xem video và hình ảnh. Đối với phân mơn Lịch sử, tơi sử dụng các video, hình ảnh
là phim tài liệu có sẵn do Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Phước cung cấp để dạy Lịch sử.
Phân mơn Địa lí và mơn Khoa học, Đạo đức thì sưu tầm trên internet từ những nguồn
chính thống mà gắn liền với bài học để đưa vào bài, với các mơn học Tiếng Việt, Tốn thì
tùy theo nội dung bài tôi xây dựng hệ thống kiến thức theo tranh ảnh, bảng biểu, sơ đồ
sao cho phù hợp.
Ví dụ: Khoa học, bài Phịng bệnh viêm gan A, thay vì cung cấp thông tin là kênh
chữ về bệnh viêm gan A thì tơi cho học sinh xem video về bệnh viêm gan A từ youtube
(bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec). Qua đó, các em sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức về tác
nhân gây bệnh, con đường lây nhiễm, cách phòng bệnh, … Như vậy kiến thức bài học
được các em tiếp thu một cách nhẹ nhàng mà hấp dẫn.


9
Với các bài Lịch sử, tôi sử dụng các video và hình ảnh tư liệu do Sở Giáo dục và
Đào tạo tỉnh Bình phước cung cấp để đưa vào bài dạy cho sinh động, hấp dẫn. Như bài:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, sau khi cho các em xem phim tài liệu “Đảng Cộng sản
Việt Nam ra đời”, tôi hướng dẫn để các em làm bài tập và tự rút ra kiến thức sau đó tơi
hướng dẫn hệ thống lại kiến thức theo bảng sau để các em dễ nhớ.

Với những bài có lượng kênh chữ nhiều và khó nhớ, hay những bài kiến thức có
mối liên quan với nhau (các yếu tố địa lí, diễn biến trận đánh) tơi thiết lập kiến thức dưới
dạng sơ đồ hóa để trình chiếu cho các em dễ tiếp thu, dễ nhớ.
Ví dụ bài Tập làm văn Luyện tập tả người (Tiết 26), với yêu cầu:
Đọc bài Bà tôi của Mác-xim Go-rơ-ki và trả lời 2 câu hỏi:
1. Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà ?
+ Tóm tắt các chi tiết được miêu tả ở từng câu.
+ Các chi tiết đó có quan hệ với nhau như thế nào ?

2. Đoạn 2 cịn tả những đặc điểm gì về ngoại hình của bà ? Các đặc điểm đó có
quan hệ với nhau như thế nào ? Chúng cho biết điều gì về tính tình của bà ?
Thay vì cung cấp cho các em lượng kênh chữ dày đặc, khó nhớ, tơi thiết lập thành
sơ đồ hóa kiến thức như sau:

3. Sử dụng font chữ đơn giản, dễ đọc, phù hợp:
Font chữ tôi thường sử dụng là Arial, times New Roman; cỡ chữ tối thiểu là 30pt;
lựa chọn màu chữ nhẹ nhàng nhưng phải nổi trên màu nền (như các slide trên).


10
4. Cài đặt các hiệu ứng:
Tùy theo nội dung từng bài, tôi cài đặt các hiệu ứng lên, xuống, xuất hiện, hay mất
đi, ... phù hợp.
5. Chạy thử - kiểm tra lại:
Sau khi thiết kế xong cần cho chạy lại một lượt để kiểm tra lại nội dung và các
hiệu ứng trong bài.


Bước 4. Tổ chức các hoạt động dạy – học trực tuyến:

1. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh:
Vào đầu mỗi tiết học tôi thường dành từ 3 đến 5 phút kiểm tra sự chuẩn bị bài của
học sinh. Đây là công việc không kém phần quan trọng trong dạy – học trực tuyến. Vì
thời gian cho một buổi học chỉ có 2 giờ với mỗi tiết học tối đa là 40 phút. Mặt khác trong
lớp học trực tuyến hoàn toàn khác với lớp học trực tiếp, có nhiều lí do khách quan tác
động, ảnh hưởng đến việc dạy và học. Nên tôi coi trọng việc giao bài và hướng dẫn học
sinh chuẩn bị trước cho bài học. Nhờ kiến thức các em đã tự thu thập được thông qua
việc đọc trước bài, chuẩn bị bài, ... mà tiết học diễn ra hiệu quả và nhẹ nhàng hơn.
2. Tiến hành các hoạt động dạy – học:

Dựa vào bài giảng powerpoint đã thiết kế và cách sử dụng các phần mềm tương
tác, tôi tiến hành các hoạt động dạy – học theo trình tự:
2.1. Hoạt động mở đầu:
Được tổ chức một cách sinh động, lôi cuốn học sinh, thường bằng một trò chơi
nhằm kiểm tra bài cũ hay kiểm tra việc chuẩn bị bài mới, như “Ai nhanh – ai đúng ?”,
“Ai nhanh hơn ?”, “Gấu con vượt đại dương”, ... cũng có khi là nghe một bài hát, bản
nhạc, hay xem hoạt hình ngắn, ... có liên quan đến bài học.
2.2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Tùy theo nội dung của từng bài đã được thiết kế trên powerpoint, tôi tiến hành các
hoạt động, kết hợp với các công cụ tương tác đã được chuẩn bị trong bài một cách linh
hoạt, phù hợp như: cho học sinh xem video rồi trả lời câu hỏi, bài tập, ... trên phần mềm
tương tác sau đó rút ra kiến thức; hay giới thiệu tranh ảnh cho các em quan sát rồi từ đó
rút ra kiến thức, hoặc các em tự mình thực hiện phép tính, bài tốn theo sự hướng dẫn của
cơ, sau đó cùng cơ kiểm chứng lại cách làm và từ đó rút ra nhận xét, quy tắc.
Đặc biệt coi trọng việc tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm, được tham gia
vào bài học, được tự mình rút ra kiến thức của bài học thơng qua các hoạt động nhờ sử
dụng các phần mềm tương tác trong dạy học (đã được nêu ở mục 4.2. Bước 2).
2.3. Hoạt động luyện tập, thực hành:
Sau khi học sinh nắm được kiến thức của bài học, tiến hành cho các em tham gia
làm các bài tập hay trả lời các câu hỏi để vận dụng kiến thức vừa lĩnh hội. Tùy theo bài,
tôi tổ chức và hướng dẫn cho các em hoàn thành như: làm bài vào vở rồi cùng chia sẻ bài
và sửa bài; hay thực hiện ngay vào bảng con (với những câu, bài ngắn, như phép tính hay
tìm từ); hoặc kết hợp nhắn lên ơ chát; làm bài trong Classpoint hay goole form; ...
2.4. Hoạt động vận dụng, mở rộng:


11
Tùy theo bài, tôi cho học sinh vận dụng và mở rộng kiến thức vừa học để giúp các
em nắm chắc nội dung bài, đồng thời giúp các em biết giải quyết các vấn đề trong thực
tế.

4.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến được áp dụng trong dạy – học trực tuyến ở lớp 5.1 trường tiểu học Tân
Thiện; cịn có thể áp dụng cho tất cả giáo viên dạy - học trực tuyến thuộc các cấp học.
5. Những thông tin cần được bảo mật: Không
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
 Đối tượng là học sinh từ lớp 3 trở lên, lớp 1 và 2 thì cần người hỗ trợ những
lần đầu tham gia.
 Các phần mềm thực hiện: Zoom cloud meetings; Powepoint; Classpoint;
google form; padlet.
 Giáo viên cần tự học để nâng cao về công nghệ thông tin; cách thiết kế bài
giảng powerpoint và cách sử dụng các phần mềm tương tác trong dạy – học trực tuyến;
nghiên cứu kĩ trước nội dung bài dạy.
 Học sinh cần tích cực thực hiện theo những hướng dẫn của giáo viên.
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo
ý kiến của tác giả:
7.1. Đối với học sinh:
Trong và sau thời gian áp dụng sáng kiến, tơi nhận thấy học sinh của mình rất hào
hứng, say mê, tích cực tham gia trong các tiết học. Cụ thể, qua làm thăm dò cảm xúc của
học sinh về buổi học ngày 30/11/2021, tôi thu được kết quả như sau:
TSHS
43

Nhàm chán

Bình thường

Hứng thú, bổ ích

0


4

39

Nhờ vậy, tỉ lệ học sinh tham gia học tập của lớp luôn đạt 100%, em nào nghỉ đều
có xin phép; các bài tập tôi giao trên Azota các em cũng làm và nộp khá đầy đủ.


12

Chất lượng học tập mỗi ngày được nâng lên, học sinh tiến bộ dần. Kết quả kiểm
tra hai mơn Tốn và Tiếng Việt giữa học kì I của học sinh đạt được như sau:

Mơn

TSHS

Tiếng Việt
Tốn

Điểm 9 - 10

Điểm 7 - 8

Điểm 5 - 6

Điểm dưới 5

TS


Tỉ lệ

TS

Tỉ lệ

TS

Tỉ lệ

TS

Tỉ lệ

43

18

41,9

14

32,6

10

23,3

1


2,3

43

19

44,2

14

32,6

8

18,6

2

4,7

7.2. Đối với giáo viên:
Là giáo viên, tôi cũng cảm thấy vui và hào hứng trong mỗi tiết dạy, nhất là khi qua
màn hình được thấy các em tích cực tương tác, tích cực làm bài, … thấy thêm yêu nghề
dạy học hơn; khơng cịn cảm giác sợ và chán dạy – học trực tuyến như bước vào đầu năm
học. Bên cạnh đó nhờ nâng cao về ứng dụng cơng nghệ thơng tin mà tơi có được những
bài giảng powerpoint đẹp mắt, sinh động, hấp dẫn học sinh. Tôi tham gia Cuộc thi thiết
kế bài giảng E-elearning do phòng Giáo dục Đồng Xồi tổ chức và đạt giải Khuyến
Khích, biết tự làm các video bài giảng.
Địa chỉ truy cập bài giảng powerpoint: />8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo
ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng

thử:
8.1. Đánh giá của giáo viên tổ 5:
Sáng kiến “Tạo hứng thú trong dạy – học trực tuyến” được áp dụng khi tổ 5 sinh
hoạt chuyên môn theo Nghiên cứu bài học (thực hiện công văn 1315/BGD, ngày
16/4/2020). Chúng tôi đã dự giờ 2 tiết dạy của cô Đặng Thị Hương: tiết Lịch sử, bài


13
“Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời” (tiết 7), ngày 18/10/2021 và tiết Luyện từ và câu, bài
“Ôn tập về từ loại” (tiết 27), ngày 07/12/2021. Trong tiết học, giáo viên sử dụng ứng
dụng Zoom và phần mềm Classpoint rất linh hoạt, giúp các em học sinh tích cực, hào
hứng tham gia trong tiết học. Đặc biệt bài giảng powerpoint của cơ thiết kế nhìn đẹp mắt,
hấp dẫn, ngắn gọn mà dễ hiểu. Chúng tôi nhận thấy, sáng kiến được áp dụng thực sự hiệu
quả.
XÁC NHẬN CỦA TỔ 5 - TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN THIỆN
Đại diện giáo viên

Nguyễn Thị Đào
8.2. Đánh giá của Ban giám hiệu trường Tiểu học Tân Thiện:
Ban giám hiệu có thăm lớp, dự giờ, kiểm tra tiết dạy trực tuyến lớp 5.1 do cô
Đặng Thị Hương làm chủ nhiệm và giảng dạy. Trong tiết học, các em học sinh học tập rất
tích cực, hào hứng tương tác với bài tập cô giao; lớp học sôi nổi nhờ giáo viên ứng dụng
linh hoạt Zoom và phần mềm Classpoint; bài giảng powerpoint thiết kế sinh động, hấp
dẫn, ngắn gọn mà dễ hiểu nhìn đẹp mắt, lơi cuốn học sinh. Chúng tôi nhận thấy, sáng
kiến được áp dụng thực sự hiệu quả.
XÁC NHẬN CỦA BGH TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN THIỆN

- Nếu giải pháp nêu trên được công nhận là sáng kiến, tơi tiếp tục đề nghị
trình cấp có thẩm quyền:
 Xét công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến trong

ngành GD&ĐT thành phố Đồng Xồi.
Tơi xin cam đoan mọi thơng tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đồng Xoài, ngày 15 tháng 12 năm 2021
Người nộp đơn
Đặng Thị Hương
Địa chỉ email:


14
Số điện thoại: 0919100779



×