Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/tele : 0909232620 – teamluanvan.com
Cơ Sở Lý Luận Quản Lý Nhà Nước Về Mơi Trường Mới Nhất
1. Khái niệm và vai trị của môi trường
a. Khái niệm
Môi trường là một khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều cách khác
nhau, đặc biệt sau hội nghị Stockholm về môi trường 1972. Tuy nhiên nghiên cứu
về những khái niệm liên quan đến định nghĩa đưa ra trong luật BVMT của Việt
Nam, có những khái niệm đáng chú ý sau đây:
Một định nghĩa của S.V.Kalesnik (1959, 1970): "Môi trường (được định nghĩa
với môi trường địa lí) chỉ là một bộ phận của trái đất bao quanh con người, mà ở
một thời điểm nhất định xã hội lồi người có quan hệ tương hỗ trực tiếp với nó,
nghĩa là mơi trường có quan hệ một cách gần gũi nhất với đời sống và hoạt động
sản xuất của con người" [17]
Một định nghĩa khác của viện sĩ I.P.Gheraximov (1972) như sau: "Môi
trường (bao quanh) là khung cảnh của lao động, của cuộc sống riêng tư và nghỉ
ngơi của con người", trong đó mơi trường tự nhiên là cơ sở cần thiết cho sự sinh
tồn của nhân loại.
Trong báo cáo toàn cầu năm 2000, đã nêu ra định nghĩa môi trường sau đây:
"Theo tự nghĩa, môi trường là những vật thể vật lí và sinh học bao quanh lồi
người… Mối quan hệ giữa lồi người và mơi trường của nó chặt chẽ đến mức mà
sự phân biệt giữa các cá thể con người với mơi trường bị xố nhồ đi".
Trong quyển "Địa lí hiện tại, tương lai. Hiểu biết về quả đất, hành tinh của
chúng ta, Magnard. P, 1980" [16] đã nêu ra khá đầy đủ khái niệm môi trường: "Môi
trường là tổng hợp - ở một thời điểm nhất định - các trạng huống vật lí, hố học,
sinh học và các yếu tố xã hội có khả năng gây ra một tác động trực tiếp hay gián
tiếp, tức thời hay theo kỳ hạn, đối với các sinh vật hay đối với các hoạt động của
con người"
Trong Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trường được hiểu là "Toàn
bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình,
Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại teamluanvan.com
Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/tele : 0909232620 – teamluanvan.com
trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài
nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn các nhu cầu của con người".
Trong quyển: "Môi trường và tài nguyên Việt Nam" - NXB Khoa học và kỹ
thuật 1984 , đã đưa ra định nghĩa: "Môi trường là một nơi chốn trong số các nơi
chốn, nhưng có thể là một nơi chốn đáng chú ý, thể hiện các màu sắc xã hội của
một thời kì hay một xã hội". Cũng có những tác giả đưa ra định nghĩa ngắn gọn
hơn, chẳng hạn như R.G.Sharme (1988) đưa ra một định nghĩa: "Môi trường là tất
cả những gì bao quanh con người".
Qua quá trình phát triển khái niệm về Môi trường đã được chỉnh sửa nhiều
lần cho hợp với nhận thức và phát triển của kinh tế xã hội. Để thống nhất về mặt
nhận thức, chúng ta sử dụng định nghĩa môi trường theo khoản 1 điều 3 Luật
BVMT Việt Nam năm 2014 [10] như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật
chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người
và sinh vật”.
b. Vai trị
Đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng thì mơi trường sống có các
chức năng cơ bản sau:
- Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật: Trong
cuộc sống hàng ngày, mỗi người đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho
các hoạt động sống. Như vậy chức năng này địi hỏi mơi trường phải có một phạm
vi khơng gian thích hợp. Khơng gian này lại địi hỏi phải đạt đủ những tiêu chuẩn
nhất định về các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, cảnh quan và xã hội.
- “Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống
và sản xuất của con người: Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không
ngừng tăng lên về cả số lượng, chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát
triển của xã hội. Chức năng này của môi trường cịn gọi là nhóm chức năng sản
xuất tự nhiên gồm:
+ Rừng tự nhiên: là nơi cung cấp nguồn nước ngầm, độ màu mỡ của đất, gỗ
củi, là nơi sinh sống của các động thực vật, bảo tồn sự đa dạng sinh học.
+ Các thuỷ vực: là nơi cung cấp nguồn nước, dinh dưỡng, nguồn thủy hải sản
Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại teamluanvan.com
Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/tele : 0909232620 – teamluanvan.com
+ Động - thực vật: là nguồn thức ăn, nguồn gen q hiếm.
+ Khơng khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, nước, gió: để duy trì các hoạt
động trao đổi chất.
+ Các loại quặng, dầu mỏ: là nguồn nguyên liệu và năng lượng phục vụ cho
các hoạt động công nghiệp…
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong quá
trình sống: Trong q trình sống, con người ln đào thải ra các chất thải vào môi
trường. Trong thời kỳ sơ khai, khi dân số của nhân loại cịn ít, chủ yếu do các quá
trình phân huỷ tự nhiên làm cho chất thải sau một thời gian biến đổi nhất định lại
trở lại trạng thái nguyên liệu của tự nhiên. Sự gia tăng dân số thế giới nhanh chóng
làm số lượng chất thải tăng lên không ngừng, sức chứa môi trường bị quá tải, khả
năng tự làm sạch khơng cịn gây ơ nhiễm môi trường.
-“Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người: Môi trường trái đất
được xem là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Bởi vì chính mơi
trường trái đất là nơi:
+ Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của vật chất
và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hố của lồi người.
+ Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tín chất tín hiệu và báo
động sớm các hiểm hoạ đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như phản
ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng
tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa...
+ Cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn gen, các loài động thực vật,
các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để
thưởng ngoạn, tơn giáo và văn hố khác.
- Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngồi: Các thành
phần trong mơi trường cịn có vai trị trong việc bảo vệ cho đời sống của con người
và sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như: tầng Ozon trong khí quyển
có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời.””1
1 ThS. Trịnh Ngọc Đào (2008), Bài giảng Mơi trường đại cương.
Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại teamluanvan.com
Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/tele : 0909232620 – teamluanvan.com
2. Khái niệm quản lý nhà nước về môi trường
Quản lý Nhà nước:
“Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước,
được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt
động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật
nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước”.[7,tr3]
Quản lý nhà nước về môi trường:
Theo Lưu Đức Hải (2006) có thể tóm tắt “Quản lý nhà nước về môi trường là
xác định rõ chủ thể là nhà nước, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình
đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm
bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững.”[7,tr11]
3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về môi trường
- “Phải bảo đảm tính hệ thống: Nhiệm vụ của quản lý môi trường là trên cơ sở
thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin về trạng thái hoạt động của đối tượng quản lý
để đưa ra các quyết định quản lý phù hợp, thúc đẩy sự hoạt động đều đặn, cân đối,
hài hòa của hoạt động quản lý môi trường nhằm hướng tới mục tiêu đã định của hệ
thống.
- Phải bảo đảm tính liên tục và nhất quán: Nguyên tắc này đảm bảo tính nhất
quán, liên tục của các tác động quản lý môi trường.
- Phải bảo đảm tính tổng hợp: Trên thực tế, các hoạt động sản xuất thường
diễn ra dưới nhiều hình thái rất đa dạng và phổ biến tuy nhiên dù dưới hình thức
nào, quy mô và tốc độ hoạt động ra sao, mạnh hay yếu, trực tiếp hay gián tiếp đều
gây ra tác động tổng hợp lên đối tượng quản lý. Chính vì thế, các quyết định cần
phải tính đến các tác động tổng hợp và hậu quả của chúng trên thực tế.
- Phải bảo đảm tập trung dân chủ: Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản
của quản lý kinh tế và xã hội. Quản lý môi trường được thực hiện ở nhiều cấp khác
nhau, vì thế cần đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ, tối ưu giữa các cấp này và đảm bảo
dân chủ trong quản lý môi trường.
Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại teamluanvan.com
Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/tele : 0909232620 – teamluanvan.com
- Nhà nước phải kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ: Nếu
không kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và theo lãnh thổ thì sẽ làm giảm
hiệu lực và hiệu quả quản lý mơi trường.
- Kết hợp hài hịa giữa các lợi ích: Quản lý môi trường trước hết là quản lý
các hoạt động phát triển do con người tiến hành. Con người dù là tập thể hay cá
nhân đều có những lợi ích, nhu cầu và nguyện vọng nhất định chính bởi vậy, một
trong những nhiệm vụ của quản lý môi trường là cần phải chú ý đến lợi ích của con
người để khuyến khích và đảm bảo hoạt động quản lý môi trường diễn ra hiệu quả.
- Kết hợp hài hịa giữa quản lý tài ngun và mơi trường với quản lý kinh tế
và xã hội: Như vậy, ngay từ đầu của hoạt động quản lý môi trường phải kết hợp
chặt chẽ giữa quản lý tài nguyên môi trường với quản lý kinh tế và xã hội thông
qua việc hoạch định chính sách và chiến lược phát triển đúng đắn, có tầm bao quát
và tổng hợp giúp gắn kết các đầu tư về môi trường vào kinh tế và xã hội.
- Một ngun tắc vơ cùng quan trọng nữa đó là cần tiết kiệm và hiệu quả: Tiết
kiệm và hiệu quả có liên quan chặt chẽ với nhau trong hoạt động quản lý môi
trường. Cần phải đảm bảo hoạt động quản lý môi trường sao cho hiệu quả nhưng
vẫn phải đảm bảo tiết kiệm, phù hợp với ngân sách Nhà nước.”2
4. Vai trị của quản lý nhà nước về mơi trường
“Nhà nước là cơ quan quyền lực đóng vai trị chính trong cơng tác BVMT:
- Nhà nước bằng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, với việc nghiêm cấm mọi
hành vi gây ô nhiễm môi trường cũng như các chế tài xử lý và với bộ máy thanh,
kiểm tra của mình để buộc mọi cá nhân và tổ chức phải chấp hành pháp luật, có
những hành động tơn trọng và BVMT.
- Nhà nước thơng qua việc đưa ra các chính sách kinh tế, tác động đến chi phí
và lợi ích trong hoạt động của các cá nhân và tổ chức kinh tế từ đó ảnh hưởng đến
hành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi cho mơi trường.
2 Lê Văn Thành (2012), Giáo trình Luật mơi trường, Trường đại học Luật Hà Nội, NXB Công an Nhân dân năm
2011.
Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại teamluanvan.com
Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/tele : 0909232620 – teamluanvan.com
- Nhà nước thông qua việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân
về vai trò của BVMT để thay đổi hành vi của họ đối với môi trường theo hướng có
lợi cho mơi trường.
- Nhà nước đầu tư kinh phí, xây dựng kế hoạch thay đổi và chuyển giao công
nghệ xanh, sạch nhằm BVMT. Đây là khâu mấu chốt để tiết kiệm tài nguyên, giảm
thiêu ô nhiễm môi trường.
- Nhà nước đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và
trách nhiệm của mọi cơng dân trong phịng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi
phạm pháp luật về môi trường.
- Nhà nước đẩy mạnh hợp tác quốc tế về BVMT do môi trường quốc gia liên
quan, chịu ảnh hưởng lớn từ môi trường khu vực và toàn cầu.” 3
5. Cơ sở pháp lý trong quản lý nhà nước về môi trường của Ủy ban nhân dân
cấp huyện
5.1. Nội dung quản lý nhà nước về môi trường
“Theo điều 139 Luật BVMT Số: 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014.
Nội dung quản lý nhà nước về BVMT được quy định như sau:
- Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật về BVMT, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi
trường. Các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành sẽ là cơ sở để các
cơ quan dưới nhà nước như cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đề ra những quy định riêng
phù hợp với khu vực của mình nhằm phục vụ công tác BVMT.
- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án,
quy hoạch, kế hoạch về BVMT. Nhà nước đưa ra những chiến lược chung để chính
quyền các cấp lấy đó làm mục tiêu lớn để đề ra những mục tiêu riêng, thiết lập các
đề án BVMT cho địa phương.
- Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc; định kỳ đánh giá hiện trạng
môi trường, dự báo diễn biến môi trường. Các hệ thống quan trắc nhà nước đưa ra
3 Quốc hội nước CHXHCNVN (2014), Luật Bảo vệ môi trường năm 2014
Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại teamluanvan.com
Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/tele : 0909232620 – teamluanvan.com
sẽ là công cụ cho việc giám sát, đánh giá hiệu quả của công tác quản lý nhà nước
về môi trường ở các địa bàn.
- Xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch BVMT; thẩm định báo cáo
đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường và kiểm tra, xác nhận các cơng trình BVMT; tổ chức xác nhận kế
hoạch BVMT.
- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh
học; quản lý chất thải; kiểm sốt ơ nhiễm; cải thiện và phục hồi môi trường. Các
quyết định, chỉ đạo của nhà nước sẽ là kim chỉ nam cho các ban ngành lãnh đạo
trong việc quản lí chất lượng mơi trường.
- Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về môi trường…Bộ phận
quản lí mơi trường của Nhà nước cần thắt chặt hơn nữa trong việc cấp giấy phép
cho các hoạt động khai thác mơi trường và có trách nhiệm thu hồi giấy phép của
các doanh nghiệp có hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trường.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT; thanh tra trách
nhiệm quản lý nhà nước về BVMT; giải quyết khiếu nại, tố cáo về BVMT; xử lý vi
phạm pháp luật về BVMT.
- Đào tạo nhân lực khoa học và quản lý môi trường; giáo dục, tuyên truyền,
phổ biến kiến thức, pháp luật về BVMT.
- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực
BVMT. Công tác quản lý nhà nước về môi trường luôn phải đi đôi với việc áp
dụng khoa học, công nghệ kỹ thuật hiện đại nhằm giúp nâng cao hiệu quả BVMT.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện ngân sách nhà nước
cho các hoạt động BVMT. Hẳng năm Nhà nước đều chi một khoản ngân sách lớn
cho công tác BVMT, vậy nên để đảm bảo nguồn vốn đó được sử dụng một cách
hiệu quả nhất thì cơng tác kiểm tra, giám sát là thiết yếu.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BVMT. BVMT là vấn đề của tồn cầu, bởi
vậy cần phải có sự liên kết giữa các quốc gia. Quốc gia này có thể học tập và các
phương pháp, kỹ thuật từ quốc gia khác đạt hiệu quả trong công tác BVMT.”4
4 Quốc hội nước CHXHCNVN (2014), Luật Bảo vệ môi trường năm 2014
Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại teamluanvan.com
Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/tele : 0909232620 – teamluanvan.com
5.2. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý môi trường
“Ngày 23 tháng 6 năm 2014, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hịa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khố XIII đã thơng qua Luật Bảo vệ mơi trường số
55/2014/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 (thay thế
Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11). Luật này quy định về hoạt động bảo vệ
mơi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền,
nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ
mơi trường. Tại Điều 143, Luật quy định về: Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường của Ủy ban nhân dân các cấp, theo đó, trách nhiệm của ủy ban nhân
dân cấp huyện về quản lý môi trường như sau:
- Ban hành theo thẩm quyền quy định, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi
trường; tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo
vệ môi trường;
- Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm
quyền; hàng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác bảo vệ mơi trường;
truyền thơng, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải
quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp
luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan;
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan giải quyết các vấn đề
môi trường liên huyện; chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
của Ủy ban nhân dân cấp xã; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu
để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.”5
5 Quốc hội nước CHXHCNVN (2014), Luật Bảo vệ môi trường năm 2014
Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại teamluanvan.com
Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/tele : 0909232620 – teamluanvan.com
Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại teamluanvan.com