Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Khắc phục chứng đái dầm ở trẻ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108 KB, 3 trang )

Khắc phục chứng đái dầm ở trẻ
Ở tuổi lên 5, đa số trẻ em đã có thể giữ được mình khô ráo cả ban ngày
lẫn bao đêm. Nếu khi lên 7 tuổi trẻ bị đái dầm thì có thể coi là bất thường
và có thể do trẻ bị căng thẳng về mặt tâm lý tình cảm. Tình hình sẽ trở nên
tốt hơn nếu trẻ hết căng thẳng.
Chứng đái dầm là rối loạn thói quen thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Chứng
bệnh này thường xảy ra vào ban đêm. Vào tuổi lên 5, đa số trẻ em đã có
thể giữ được mình khô ráo cả ban ngày lẫn bao đêm. Nếu khi lên 7 tuổi trẻ
bị đái dầm thì có thể coi là bất thường và có thể do trẻ bị căng thẳng về
mặt tâm lý tình cảm. Tình hình sẽ trở nên tốt hơn nếu trẻ hết căng thẳng.
Các loại đái dầm
Chứng đái dầm ở trẻ nhỏ thường được chia ra làm 2 loại:
- Đái dầm tiên phát: Tức là trẻ đái dầm từ bé đến lớn và liên tục, chiếm
khoảng 90% các ca bệnh đái dầm.
- Đái dầm thứ phát: Có một khoảng thời gian trẻ không đái dầm nhưng sau
đó lại mắc chứng đái dầm.
- Do di truyền: Một số gia đình bố hoặc mẹ có tiền sử bị bệnh đái dầm, thì
có khoảng 40% con cái họ cũng bị bệnh đái dầm, còn nếu trong một gia
đình có cả bố lẫn mẹ bị măc bệnh đái dầm thì sẽ có khỏang 70 - 75% con
cái họ sẽ bị mắc chứng này.
Nguyên nhân
Hiện nay người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng
của chứng đái dầm, nhưng có thể do rất nhiều các nguyên nhân sau:
Nguyên nhân về thể chất:
Do có vấn đề về mặt sinh lý, những dị tật bẩm sinh của bàng quang; khả
năng phát triển bàng quang không tốt, hay bàng quang nhỏ quá; không
kiểm soát được cơ của ống dẫn tiểu; nhiễm trùng đường tiểu; không kiểm
soát được cơ bàng quang hoặc do chậm phát triển hệ thống thần kinh;
động kinh vào ban đêm
Khi bàng quang đã đầy nước tiểu mà bệnh nhân vẫn chưa muốn thức
giấc, sẽ dẫn đến đái dầm. Các bậc phụ huynh thường than phiền rằng con


cái ngủ say quá nên đái dầm. Nhưng sự thực đái dầm không liên quan tới
giấc ngủ. Nếu chúng thức giấc kịp thời để đi tiểu thì sẽ đỡ bị đái dầm hơn.
Nguyên nhân về cảm xúc:
- Đái dầm đôi khi là vấn đề liên quan đến cảm xúc như sự chống lại những
áp đặt quá đáng của bố mẹ, bắt con cái phải nghe theo họ, chẳng hạn như
con cái phải luôn sạch sẽ, khô ráo
- Hoặc trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo hay tiểu học, trẻ gặp những khó khăn
trong học hành.
- Mẹ của trẻ sinh em bé, trẻ ít được quan tâm hơn hoặc được quan tâm
nhưng không bằng lúc trước.
- Bố mẹ thiếu khuyến khích, hoặc có những mong đợi, kỳ vọng quá sức
đối với trẻ khiến trẻ cảm thấy bị căng thẳng
- Cha mẹ, anh chị hay những người xung quanh chế giễu chê bai sẽ làm
cho chứng đái dầm thêm trầm trọng hơn.
Khắc phục chứng đái dầm ở trẻ
Thực tế, các bậc cha mẹ nếu thấy con mình có những biểu hiện của
chứng này thì nên đưa trẻ đi khám về thân thể trước xem có phải vì
nguyên nhân về mặt sinh lý không. Rồi sau đó mới đưa đến gặp bác sĩ
tâm lý để có phương pháp trị liệu.
Điều quan trọng nhất vẫn là sự quan tâm của bố mẹ đối với trẻ; nên giúp
đỡ trẻ qua những lúc khó khăn, đừng trừng phạt trẻ; không nên đổ lỗi cho
trẻ, mà ngược lại nên giúp trẻ hiểu biết, có trách nhiệm để có thể làm
được những gì cần phải tự làm. Nếu trẻ cố gắng thức giấc, tự đi tiểu, hay
đêm nào không bị đái dầm, thì nên khen ngợi. Phương pháp này có thể
giúp trẻ khỏi hẳn đái dầm, tỉ lệ lên đến 25% và giúp trẻ thêm tiến bộ tự
kiểm soát được đái dầm khoảng 75%.
Để khắc phục chứng đái dầm ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Đái dầm không phải do lỗi của trẻ, vì thế cha mẹ không nên mắng mỏ,
chể giễu hay chê bai trẻ.
- Nên khuyến khích và khen ngợi trẻ khi mà trẻ tự chủ được và không đái

dầm.
- Các biện pháp như giới hạn uống nước trước khi đi ngủ và đánh thức trẻ
dậy để đi tiểu trong đêm cũng rất tốt. Phương pháp dùng băng thấm và
máy reo để trị đái dầm tức là máy sẽ reo khi tấm trải giường bị ướt, thành
công trong một số trường hợp nhưng không nên áp dụng cho trẻ con dưới
7 tuổi.
Cách đối phó tốt nhất với chứng đái dầm là xem nó như một tình trạng
chậm phát triển hơn là một căn bệnh, và không dồn sự chú ý quá nhiều
vào trẻ.

×