Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.02 KB, 7 trang )
Nguyên nhân và cách điều trị đái dầm ở trẻ
Đái dầm (ĐD) là chứng bệnh thông thường của trẻ em. Khoảng 15-
20% trẻ từ 5 tuổi trở xuống mắc phải bệnh ĐD. Khi đến tuổi mà không thể
kiểm soát được sự đi tiểu là đã bị bệnh ĐD.
ĐD là gì và trẻ nào hay ĐD?
Khoảng 15-20% trẻ sơ sinh tới 5 tuổi ĐD liên miên, không bao giờ ngủ trên
giường khô ráo, đây là dạng ĐD týp 1 (primary noctumal enuresis).
Khoảng 3-8% trẻ em từ 5-12 tuổi có lúc đã ngừng ĐD được 6 tháng, rồi lại
ĐD trở lại, là dạng ĐD týp 2 (secondary noctumal enuresis).
Có tới 2-5% trẻ em đã lớn rồi, ở tuổi vị thành niên, vẫn còn ĐD. Bệnh ĐD
có tính chất di truyền: nếu bố hoặc mẹ thuở nhỏ hay ĐD thì 40% con cái của họ
cũng sẽ bị. Nếu cả bố lẫn mẹ thuở nhỏ bị bệnh ĐD thì 70-75% con cái của họ sẽ bị
bệnh ĐD.
Cho trẻ đi tiểu trước khi ngủ.
Những nguyên nhân ĐD
Nguyên nhân hiện vẫn chưa biết được rõ ràng. Tuy nhiên, kiểm soát tiểu
tiện tùy thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như:
- Khả năng phát triển bàng quang không tốt, hay bàng quang nhỏ quá.
- Không kiểm soát được cơ của ống dẫn tiểu.
- Không kiểm soát được cơ bàng quang.
- Chậm phát triển hệ thống thần kinh cũng có thể sinh ra ĐD.
Khi bàng quang đã đầy nước tiểu mà trẻ vẫn chưa muốn thức giấc, sẽ dẫn
đến ĐD. Các bậc phụ huynh thường than phiền rằng con cái ngủ say quá nên ĐD.
Nhưng sự thực ĐD không liên quan tới giấc ngủ. Nếu chúng thức giấc kịp thời để
đi tiểu thì sẽ đỡ bị ĐD hơn.
Trẻ bị những chứng bệnh sau đây có thể hay ĐD
Bị căng thẳng tâm lý.
Khi ngủ hay ngáy to, vì bị sùi vòm họng hay còn gọi là V.A, hay có cục thịt