Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Chữ người tử tù chi tiết nhất_ lớp 11_9,5 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.27 KB, 9 trang )

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
Nguyễn Tuân

I. Tìm Hiểu Chung:
1. Tác giả:
- Nguyễn Tuân (1910 – 1987):
- Quê làng Mộc, nay thuộc phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.
- Cách Mạng tháng Tám thành công ông đến với CM, tự nguyện dùng ngịi bút của mình phục vụ cuộc
kháng chiến của dân tộc.


Phong cách nghệ thuật và khuynh hướng sáng tác:

Nguyễn Tuân là nhà văn thuộc khuynh hướng lãng mạn. Điều này thể hiện rõ trong đề tài, bút pháp xây
dựng nhân vật,…
Là nhà văn của những tính cách độc đáo, những cảm xúc mãnh liệt, những phong cảnh tuyệt mỹ à được
mệnh danh “người săn tìm cái Đẹp”, ln nhìn con người từ phương diện tài hoa, nghệ sĩ.
Là nhà văn thành cơng ở thể loại bút kí, tùy bút với phong cách uyên bác, tài hoa độc đáo.
Ngôn ngữ trong tác phẩm Nguyễn Tuân rất ấn tượng, hấp dẫn. Ông được mệnh danh là “bậc thầy của
nghệ thuật ngơn từ”.
- Các tác phẩm chính: Một chuyến đi (1938); Vang bóng một thời (1940); Thiều q hương (1940);
Sơng Đà (1960); Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972)

2. Tác phẩm
- Xuất xứ, tên gọi
+Truyện ngắn “Chữ người tử tù” ban đầu có tên là “Dịng chữ cuối cùng”, in năm 1938 trên báo Tao
Đàn.
+Năm 1940: được tuyển in trong tập truyện “Vang bóng một thời” và đổi tên thành “Chữ người tử
tù” ⇒ Truyện ngắn này nằm trong mạch cảm hứng chung của toàn tập truyện: ca ngợi và
khẳng định cái Đẹp trong quá khứ ⇒ chữ/cái Đẹp mới là trung tâm chứ khơng phải người.


+ "Dịng chữ cuối cùng": dồn sức nặng vào hai chữ "cuối cùng", gợi sự kết thúc, sự ám ảnh nặng nề
về cái chết của nhân vật -> Đây không phải là tư tưởng, đề tài mà nhà văn muốn truyền tải =>
không phù hợp.
+ "Chữ người tử tù":
∆ Chữ: hiện thân của cái đẹp, cái tài sáng tạo ra cái đẹp, cần được tôn vinh, ngợi ca.
∆ Người tử tù: đại diện cho cái xấu, cái ác, cần loại ra khỏi xac hội.
-> Trong nhan đề chứa đựng sự mâu thuẫn, gợi ra tình huống éo le, ngang trái xuyên suốt tác phẩm,
khơi gợi sự tò mò của người đọc.
=> Thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
- Bố cục


+Phần 1: từ đầu đến “rồi sẽ liệu” ⇒ tâm trạng của quản ngục khi nghe tin tiếp nhận tù nhân.
+Phần 2: đoạn tiếp theo đến “một tấm lòng trong thiên hạ” ⇒ q trình xin chữ
+Phần 3: cịn lại à cảnh cho chữ

II. Đọc- Hiểu Văn Bản:
1.

Những nét khái quát:

A/ Tình huống truyện:
- Tình huống truyện là cuộc gặp gỡ giữa viên quản ngục và Huấn Cao – một tội phạm nguy hiểm
của triều đình đang chờ ngày ra pháp trường.
- Đây là một tình huống hợp lý nhưng éo le và đầy kịch tính (xét về khơng gian, thời gian, thân
phận nhân vật)
- Vai trị của tình huống truyện:
+Là điều kiện giúp các nhân vật bộc lộ tính cách:
+Tạo ra kịch tính cho truyện, tăng sức hấp dẫn
+Giúp nhà văn thể hiện trọn vẹn tư tưởng chủ đề của tác phẩm


B/ Tóm tắt tác phẩm:
Huấn Cao bị tù vì mang tội là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình, ơng bị kết án tử
hình. Ơng là người nổi danh viết nhanh viết đẹp nên có nhiều người xin chữ, tuy nhiên ông chỉ cho chữ
những ai xứng đáng mà không cho chữ bừa bãi. Ở nhà tù nơi Huấn Cao bị giam, viên ngục tù ở đó là
người có thiên lương, tâm hồn nghệ sĩ, viên quản ngục đã tiếp đãi đối xử với Huấn Cao một cách tử tế.
quản ngục đã biệt đãi Huấn Cao và các đồng chí của ơng. Viên quản ngục ngưỡng mộ nét chữ của
Huấn Cao nên rất muốn xin được chữ của ông. Ban đầu khi chưa hiểu tấm lòng quản ngục, Huấn Cao
tỏ ý khinh miệt, nhưng khi mọi điều đã rõ, hiểu được tấm lòng thiện lương của viên quản ngục, cảnh
tượng cho chữ trong ngục tù tối tăm bẩn thỉu giữa đêm khuya đã diễn ra, đó quả thực là một cảnh tượng
chưa từng thấy: Huấn Cao – kẻ tử tù - tay viết như rồng bay phượng múa trên tấm lụa bạch còn viên
quán ngục và thầy thơ lại – người coi tù- khúm núm đứng bên. Huấn Cao cũng đưa ra những lời
khuyên tốt cho quản ngục, ông khuyên quản ngục hãy về quê để giữ cho "thiên lương" trong sáng, bởi
cái đẹp khó có thể dung hịa và vẹn ngun nơi tối tăm của cái ác. Viên quản ngục nghe lời khuyên của
ông Huấn Cao một cách kính cẩn "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".

C/ Chia bố cục: 3 phần
- Phần 1 (Từ đầu đến …để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu): Cuộc trò truyện giữa viên quản ngục
và thầy thơ lại
- Phần 2 (Tiếp theo đến …thiếu một chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ): Tấm lòng
biệt đãi của viên quản ngục.
- Phần 3 (Còn lại): Cảnh cho chữ.
2.

Nhân vật Huấn Cao:

*Nguyên mẫu:


Theo sách “Thi nhân Việt Nam”, nguyên mẫu của nhân vật Huấn Cao là danh nhân lịch sử Cao Bá

Quát.
Cao Bá Quát (1809-1855) từng làm quan dưới 3 triều vua Nguyễn là Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự
Đức. Do bất mãn với chế độ phong kiến thối nát đương thời, ông từ quan, về quê quy ẩn. Năm 1854,
ông cùng một số thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân, chống lại triều đình ở Mỹ Lương (Hà Tây). Cuộc khởi
nghĩa thất bại, Cao Bá Qt bị triều đình kết án tử.
Ơng nổi tiếng chính trực, ngay thắng, ghét cường quyền. Lúc nhỏ, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu. Sau
nhiều năm khổ luyện, ông viết chữ đẹp như rồng bay phượng múa. Ông cũng là một trong những tác
giả văn chương nổi tiếng đương thời.

* Cảnh ngộ:
- Là một thủ lĩnh, bị kết án tử hình.
- Bị giam cầm, chờ ngày đưa ra pháp trường.
=>Đó khơng chỉ là một cảnh ngộ đặc biệt, mà cảnh ngộ ấy còn như bộc lộ khí phách, bản chất
của Huấn Cao.

a. Người nghệ sĩ tài hoa
- Được thể hiện gián tiếp qua lời nói, thái độ của Quản ngục và thầy thơ lại:
+Ông nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn về tài viết chữ nhanh và đẹp.
+Chữ ơng Huấn Cao đẹp lắm, vng lắm… có được chữ ơng Huấn mà treo trong nhà như có vật
báu trên đời. (“Chữ của Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm … có chữ Huấn Cao treo trong nhà như có báu
vật, khơng có ân hận suốt đời”)
+Văn võ tồn tài, có tài bẻ khóa vượt ngục. (thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà !)
- Được thể hiện trực tiếp qua lời nói của Huấn Cao: nét chữ thể hiện khát vọng tự do và hoài bão tung
hoành của cả đời người.
=>Huấn Cao là một nghệ sĩ; ca ngợi tài hoa của Huấn Cao, tác giả muốn thể hiện thái độ kính
trọng, ngưỡng mộ những bậc tài hoa, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của cha ơng.

b. Khí phách hiên ngang, bất khuất:
- Hồn cảnh: cầm đầu cuộc nổi loạn, bị bắt và bị kết án tử hình.
- Thái độ ung dung, thản nhiên, khơng hề run sợ trước cường quyền.

+ Dỗ gông lạnh lùng, kiêu ngọa trước ngục tù. (Huấn Cao lạnh lùng, chúc mũi gơng nặng,
khom mình thúc mạnh đầu thành gơng xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái. )
+ Thản nhiên nhận rượu thịt như lúc tự do. Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như
đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm
+ Cách xưng hô với quản ngục: “ta” – “ngươi”. Huấn Cao trả lời quản ngục: “Ta chỉ muốn
một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”


+ Đuổi quản ngục ra khỏi buồng giam.
=> Vẻ đẹp của khí phách ngang tàn, ngạo nghễ đáng ngưỡng mộ của một bậc trượng phu.

c. Thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả:
- “Ta nhất sinh khơng vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”: Ơng khơng vì
vàng ngọc, quyền thế mà cho chữ  coi thường danh lợi.
- Khi hiểu rõ tấm lòng của quản ngục: Huấn Cao ngạc nhiên, băn khoăn nghĩ ngợi và cuối cùng
quyết định cho chữ, ông coi quản ngục như bạn tri âm tri kỉ. Ông Huấn Cao lặng nghĩ một lát rồi
mỉm cười: “Về bảo với chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh về trại nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và
một bó đuốc xuống đây ta cho chữ. Chữ thì quý thực. Ta nhất sinh khơng vì vàng ngọc hay quyền
thế mà ép mình viết câu đối bao giờ.
- Lời khuyên quản ngục: “ở đây khó mà giữ thiên lương cho lành vững… “: khẳng định rõ con
người trọng nhân cách và yêu cái đẹp, hướng con người đến cuộc sống cao đẹp. Huấn Cao khuyên
quản ngục: “Ở đây lẫn lộn. ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi....Thầy nên tìm về quê nhà mà
ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ.”
=> Huấn Cao vừa là anh hùng – nghệ sĩ vừa có tài – trọng tài, có khí – trọng khí, vừa có thiên
lương, trong sáng. Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nets chữ trên tấm lụa
trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván.
⇒ Huấn Cao không chỉ giữ thiên lương cho mình mà cịn dùng chính thiên lương ấy tỏa sáng,
hướng thiện, giúp người khác được khơi gợi thiên lương, cũng có được thiên lương ⇒ biểu hiện
của bút pháp lãng mạn, lý tưởng hóa.
- Sơ kết: Huấn Cao là nhân vật lý tưởng được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn lý tưởng hóa thể

hiện tư tưởng yêu nước thầm kín của Nguyễn Tuân đồng thời kết tinh quan điểm thẩm mỹ của nhà
văn về nghệ thuật và con người:
+ Nghệ thuật chân chính có một sức hấp dẫn kì lạ và có sự tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến
con người.
+Cái đẹp chân chính phải là sự hội ngộ của cái Tài và cái Tâm.
3.

Nhân vật viên quản ngục:

A.Ngoại hình của viên quản ngục:
- Một người tuổi trung niên. “Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường
nhăn nheo của một bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt nước ao xn, bằng
lặng, kín đáo và êm nhẹ.”
- Khn mặt như mặt ao.
- Viên quản ngục là một người điềm đạm, phúc hậu. “Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái
thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở
kiếp với lũ quay quắt.”


- Lời nói nhẹ nhàng, lịch sự. “Ngục quan ung dung: – Ta biết rồi, việc quan ta đã có phép nước. Các
chú chớ nhiều lời.”

B.Hoàn cảnh sống và nơi làm việc:
- Sống ở nơi tàn nhẫn, lừa lọc, nhơ nhuốc,… “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn,
bằng lừa lọc…”
- Làm chức quan coi ngục, đại diện cho pháp luật triều đình
-> Hồn cảnh dễ làm con người tha hoá
=>Nguyễn Tuân đã khái quát về nhân vật này trong một đoạn trữ tình ngoại đề: “Trong hoàn cảnh đề
lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lịng biết giá người, biết trọng
người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà

nhạc luật đều hỗn loạn xơ bồ”.
C. Tính

cách của viên quản ngục

- Ơng là một người có tâm hồn trong sáng, yêu cái đẹp, yêu nghệ thuật. “Quản ngục mong mỏi một
ngày gần đây ông Huấn sẽ dịu bớt tính nết, thì y sẽ nhờ ơng viết, ơng viết cho... cho mấy chữ trên chục
vuông lụa trắng đã mua sẵn và can lại kia. Thế là y mãn nguyện.”
- Viên quản ngục có chiều sâu nội tâm, tấm lịng khâm phục những người tài hoa. “tính cách dịu dàng
và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo
chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xơ bồ.”
- Ơng là người có tâm hồn nghệ sĩ, nâng niu cái đẹp, cái có giá trị thẩm mĩ
-> Là một con người có tâm hồn nghệ sĩ mang bi kịch của kẻ lạc lối
✓ Suy nghĩ: Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn khơng phải
là kẻ xấu hay vơ tình.
→ Lịng trọng người tài, trọng cái đẹp là tiêu chí để đánh giá nhân cách con người. Đó cũng là quan
điểm sống của quản ngục
✓ Sở nguyện: Một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết,
mai mốt đây, ơng Huấn bị hành hình mà khơng kịp xin được mấy chữ thì ân hận suốt đời mất.
→ Sở nguyện cao quý


Hành động:

-Trước khi nhận tù:
+ Luôn day dứt khi chọn nhầm nghề, thường tự nhủ: Có lẽ lão bát này cũng là một người khá đây. Có
lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi.
+ Khi nghe tin tiếp nhận Huấn Cao, quản ngục rất lo lắng: Ngục quan băn khoăn ngồi bóp thái dương.
→ Mâu thuẫn giữa nghĩa vụ với triều đình và tiếng gọi của lương tâm. Quản ngục bị đặt trước tình thế
phải chọn lựa.



=> Ơng thao thức cả đêm để tìm cách biệt đãi Huấn Cao -> sợ bị tố giác -> vì lịng u cái đẹp,
trọng người tài mà ơng bất chấp nguy hiểm để biệt đãi Huấn Cao → Quyết định hành động theo
tiếng gọi của lương tri nhưng cịn thống băn khoăn.
- Khi nhận tù:

- Kín đáo dọn buồng giam. “Đêm nay, thầy bắt đầu lấy thêm lính canh. Mỗi chịi canh, đều đặt hai
lính. Chịi nào bỏ canh, hễ mỗi vọng canh ngủ quên không đánh kiêng, đánh mõ, thầy nhớ biên cho rõ,
cho đúng để mai tôi phạt nặng.”

- Đối đãi rất hậu với Huấn Cao và các bạn tù của ông. “Suốt nửa tháng, ở trong buồng tối, ông
Huấn Cao vẫn thấy một người thơ lại gầy gị đem rượu đến cho mình uống trước giờ ăn bữa cơm tù.”,
“năm bạn đồng chí của ơng cũng đều được biệt đãi như thế cả.”

- Nhẹ nhàng, nhún nhường, nói năng cung kính với Huấn Cao dù bị ơng coi thường. “Rồi
đến một hơm, quản ngục mở khố cửa buồng kín, khép nép hỏi ơng Huấn”, “Ơng đã trả lời quản ngục:
– Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây.”

*Khi bị Huấn Cao mắng ông vẫn lễ phép xin rút lui
- Trong những ngày Huấn Cao trong ngục, quản ngục ln bày tỏ thái độ nghiêm kính khiêm nhường
- Nói về kẻ tử tù với một thái độ kính trọng khơng che giấu “Tơi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao? Hay là cái
người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó khơng?”
+ Mong muốn: “Ta muốn biệt đãi ơng Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những ngày cuối
cùng còn lại”
+ Sai người đem rượu và đồ nhắm đến cho Huấn Cao vì sợ trong buồng giam lạnh. “Suốt nửa tháng, ở
trong buồng tối, ông Huấn Cao vẫn thấy một người thơ lại gầy gò đem rượu đến cho mình uống trước
giờ ăn bữa cơm tù.”
+ Khép nép bày tỏ: “Biết ngài là một người có nghĩa khí, tơi muốn châm chước ít nhiều”
+ Sau sự tức giận của Huấn Cao, quản ngục vẫn giữ sự đối đãi như thế. “Và từ hôm ấy, cơm rượu lại

vẫn đưa đến đều đều và có phần hậu hơn trước nữa;”
+Rất xúc động trước lời khuyên của Huấn Cao: Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chấp tay
nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: Kẻ mê muội này xin bái lĩnh.
- Cảm thấy tiếc nuối khi biết Huấn Cao sắp phải từ giữ cõi đời: “Bấy nhiêu thanh âm phức tạp bay cao
lần lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một ngơi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ.”.
⇒ Quản ngục đã dám bước qua giới hạn của chức phận để làm theo lẽ sống cao quý của đời
mình. Để thực hiện được lẽ sống đó, ngục quan phải chấp nhận mạo hiểm kể cả mạng sống của
bản thân. Nhân vật đầy mâu thuẫn; là tù nhân trong chính mơi trường của mình.
Sơ kết: Quản ngục là một con người có tâm hồn nghệ sĩ; biết say mê, quý trọng cái Tài, cái Đẹp đồng
thời cũng là một con người có thiên lương trong sáng, cao đẹp. Nhân vật quản ngục góp phần tơ đậm
và làm nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao và quan niệm thẩm mỹ của nhà văn Nguyễn Tuân.
4.

Cảnh cho chữ:


* Hồn cảnh cho chữ:
- Thời gian: Đêm khuya.
- Khơng gian: Nhà tù (nơi cái xấu, cái ác ngự trị).
- Cảnh cho chữ còn hiện lên đậm nét qua nghệ thuật đối lập:
+ Bóng tối nhà tù > < ánh sáng của bó đuốc.
+ Nền nhà giam bẩn thỉu > < tấm lụa trắng.
+ Mùi hôi của phân chuột, phân gián > < mùi mực thơm.
+ Gông xiềng > < nét chữ tươi tắn thể hiện “ hoài bão tung hồnh”
-> Cái đẹp ln chiến thắng sự bạo tàn, lừa lọc.

* Cảnh cho chữ:
- Là cảnh tượng hết sức độc đáo “xưa nay chưa từng có”.
+Cảnh tượng này quả là lạ lùng, chưa từng có vì trị chơi chữ nghĩa thanh tao có phần đài các lại
khơng diễn ra trong thư phòng, thư sảnh, mà lại diễn ra nơi ngục tối chật hẹp, bẩn thỉu, hôi hám.

+Cảnh tượng lạ lùng chưa từng thấy là hình ảnh tên tử tù cho chữ thì nổi bật lên uy nghi lộng lẫy,
cịn viên quản ngục và thơ lại, những kẻ đại diện cho xã hội đương thời thì lại khúm núm run rẩy.
- Tư thế của các nhân vật:
+ Huấn Cao “ cổ đeo gơng, chân vướng xiềng” đàng hồng, đĩnh đạc “dậm tô nét chữ”.
+ Quản ngục lại “khúm núm”.
-> Cái đẹp đã lên ngôi và rạng ngời toả sáng.

* Cảnh Huấn Cao khuyên quản ngục:
- Huấn Cao “đĩnh đạc” khuyên quản ngục một cách chân thành “nên thay chốn ở đi” nếu không sẽ
“nhem nhuốc mất cái đời lương thiện”.
-> Thể hiện quan niệm hết sức đúng đắn, đẹp đẽ: Cái đẹp có thể hiện hình ở nơi ngục tù, tăm tối
nhưng không thể sống chung với cái ác, cái xấu xa, bạo tàn.


Viên quản ngục “ vái người tù” và “ xin bái lĩnh”

-> Bộc lộ sự hướng thiện của quản ngục.
 Cảnh cho chữ không chỉ thể hiện đậm nét hơn vẻ đẹp của Huấn Cao mà còn bộc lộ quan niệm của
nhà văn về cái đẹp. Cái đẹp có thể sinh ra từ đất chết – nơi tội ác ngự trị, nhưng không thể sống chung
với cái ác. Con người xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.

III. Tổng Kết:
1.

Giá trị nội dung:


- Ca ngợi nhân vật Huấn Cao- một con người tài năng, có cái tâm trong sáng và có khí phách
hiện ngang.
- Thể hiện quan niệm của nhà văn về cái đẹp, về sức mạnh và sự bất tử của cái đẹp.

- Bộc lộ lịng u nước sâu kín.
2.

Giá trị nghệ thuật:

- Cách xây dựng tình huống truyện độc đáo với màu sắc, khơng khí cổ xưa tạo ra những đặc sắc cho
câu chuyện
- Thủ pháp đối lập được đẩy lên đến đỉnh cao: giữa kẻ tử tù với viên quản ngục, đặc biệt là trong
cảnh cho chữ cuối truyện, khi vị trí của các nhân vật trong tác phẩm hoàn toàn bị đảo lộn để nâng
cao vị thế của Huấn Cao - đại diện cho thiên lương trong sáng, trong chốn ngục tù tăm tối, bẩn thỉu,
tà ác.
- Tác giả đã sử dụng ngơn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo tình để dựng nên những hành động, lời nói,
khung cảnh mang đậm nét cổ xưa, cũng là để tạo cơ hội cho nhân vật Huấn Cao bộc lộ hết khí khái,
bản chất của mình
3.

Ghi nhớ:
• Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã khắc hoạ thành công hình tượng Huấn
Cao - một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Qua đó,
nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm
lịng u nước.
• Tác phẩm thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống
truyện độc đáo ; trong nghệ thuật dựng cảnh, khắc hoạ tính cách nhân vật, tạo khơng khí cổ
kính, trang trọng ; trong việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngơn ngữ giàu tính tạo hình

IV. Củng Cố Kiến Thức:
1. Địa

danh nào sau đây là quê của Nguyễn Tuân?A


A. Làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
B. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.
C. Làng Hảo, huyện Mĩ Hào, Hưng Yên.
D. Làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
2. Nguyễn

Tuân xuất thân trong gia đình như thế nào?D

A. Gia đình cơng chức
B. Gia đình có truyền thống u nước
C. Gia đình nơng dân
D. Gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn

3.Vì sao Nguyễn Tuân bị bắt đi tù?A


A. Sang biên giới Thái Lan nhưng khơng có giấy phép.
B. Có tư tưởng chống lại triều đình.
C. Tham gia phong trào cách mạng.
D. Đáp án A và B

4. Nguyễn Tuân được Nhà nước tặng danh hiệu Hồ Chí Minh vào năm bao nhiêu?B
A. 1995
B. 1996
C. 1997
D. 1998

5. Nguyễn Tuân bắt đàu sự nghiệp văn chương vào khi nào?C
A. Khi đang học thành chung
B. Trong tù ở Thái Lan

C. Sau khi ra tù
D. Tất cả các đáp án trên đều sai



×