Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

co so cua viec ap dung cach tiep can chuan tac va thuc chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.48 KB, 2 trang )

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

Cơ sở của việc áp dụng cách tiếp cận chuẩn tắc và thực
chứng
Hai cách tiếp cận thực chứng và chuẩn tắc này bổ trợ cho nhau. Để đánh giá về việc
Chính phủ nên thực hiện những hoạt động gì, cần phải hiểu hậu quả của các hoạt động
khác nhau của Chính phủ. Cần phải miêu tả một cách chính xác điều gì xảy ra nếu Chính
phủ áp dụng loại thuế này hay loại thuế khác, hoặc hỗ trợ cho ngành này hay ngành kia.
Giả sử Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế đối với thuốc lá, KTH thực chứng sẽ tìm
các câu trả lời cho vấn đề: (i) Giá thuốc lá sẽ tăng bao nhiêu? (ii) Việc đó sẽ ảnh hưởng
đến cầu thuốc lá như thế nào? (iii) Những người thu nhập thấp có bỏ ra nhiều tiền hơn để
hút thuốc so với người thu nhập cao không? (iv) Hậu quả của thuế lợi tức đối với ngành
công nghiệp thuốc lá như thế nào? (v) Những ảnh hưởng của thuế thuốc lá đối với giá
thuốc lá và thu nhập của nông dân trồng thuốc lá sẽ là gì? (vi) Hậu quả của việc giảm hút
thuốc đối với tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi và đau tim sẽ như thế nào? (vii) Phần chi tiêu
cho y tế trực tiếp và gián tiếp của Chính phủ sẽ là bao nhiêu?
Tuổi thọ tăng nhờ giảm hút thuốc lá có tác dụng gì đối với hệ thống bảo hiểm xã hội?
Mặt khác, KTH chuẩn tắc liên quan đến sự đánh giá những hậu quả khác nhau và đi đến
đánh giá mức độ mong muốn của cách thức và phương pháp tác động. Các vấn đề đặt ra
trong ví dụ này là: (i) Nếu mục tiêu là giảm số người và lượng tiêu thụ thuốc lá, thì loại
thuế nào thích hợp hơn? (ii) Nếu quan tâm chủ yếu của chúng ta là làm giảm chi tiêu cho
y tế phát sinh từ hút thuốc lá ngồi biện pháp tăng thuế có giải pháp nào khác thích hợp
hơn?
Ví dụ thứ hai, hãy giả định Chính phủ đang cân nhắc áp dụng tiền phạt đối với hãng sản
xuất thép gây ra ô nhiễm, để họ ít gây ơ nhiễm hơn, hoặc là trợ cấp cho họ mua thiết bị
làm giảm ô nhiễm nhằm khuyến khích họ làm sạch mơi trường, KTH thực chứng giải
quyết những vấn đề sau: (i) Các mức phạt khác nhau sẽ làm giảm được bao nhiêu ô
nhiễm (hay trợ cấp)? (ii) Việc phạt sẽ làm tăng giá thép bao nhiêu? (iii) Mức tăng giá làm
giảm bao nhiêu khối lượng cầu đối với thép?
Còn KTH chuẩn tắc lại quan tâm đến việc đánh giá những tác động khác nhau:


Nếu quan tâm chủ yếu của chính sách là người nghèo thì hệ thống thuế hay trợ cấp là tốt
hơn? (ii) Liệu mức phạt làm giảm nhu cầu thép và số lượng việc làm trong ngành thép thì
có đưa đến tác động tồi tệ hơn đến người nghèo và công nhân ngành thép hay không? (iii)
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

Nếu để đảm bảo tối đa hóa thu nhập quốc dân, thì hệ thống thuế hay trợ cấp sẽ thích hợp
hơn?
Đây là những ví dụ điển hình về nhiều tình huống mà chúng ta vẫn gặp trong phân tích
chính sách kinh tế: sẽ có một số người được lợi (những người bây giờ có thể hít thở
khơng khí trong lành hơn) và một số người bị thiệt (người tiêu dùng phải mua giá cao,
người sản xuất nhận ít lãi hơn, công nhân mất việc). KTH chuẩn tắc quan tâm đến việc đề
ra cách suy luận có hệ thống, theo đó chúng ta có thể so sánh cái được của những người
được lợi và cái mất của những người bị thiệt, để đi đến một cách đánh giá chung, có tính
tổng thể, đa chiều và tồn diện hơn.
Sự khác nhau giữa KTH chuẩn tắc và KTH thực chứng không chỉ ở những thảo luận về
thay đổi chính sách cụ thể, mà cịn ở những điểm thảo luận q trình chính trị. Ví dụ
những quan điểm bất đồng về những vấn đề nào chỉ cần đa số quá bán thông qua? Vấn đề
nào phải được đa số 2/3 phiếu thông qua? Có cần hạn chế đóng góp của tư nhân cho các
cuộc vận động chính trị? Có cấm tặng q miễn phí trong các cuộc vận động chính trị?
Có q trình chính trị nào đó có khả năng đạt được kết quả cơng bằng hoặc hữu hiệu hơn
những q trình đang áp dụng hay không?

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188




×