Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý.Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư của VN hiện nay pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.08 KB, 9 trang )

Câu 5: Cơ cấu đầu tư và cơ cấu đầu tư hợp lý.Phân tích khái quát cơ cấu đầu tư của VN
hiện nay
I. KHÁI NIỆM VỀ CCĐT, CHUYỂN DỊCH CCĐT VÀ CCĐT ĐẦU TƯ HỢP LÝ
1. Khái niệm về CCĐT :
CCĐT là một phạm trù phản ánh mối quan hệ về chất lượng và số lượng giữa các yếu tố cấu
thành bên trong của hoạt động đầu tư cũng như giữa các yếu tố tổng thể các mối quan hệ hoạt
động kinh tế khác trong quá trình tái sản xuất xã hội.
CCĐT là cơ cấu yếu tố cấu thành đầu tư như cơ cấu về vốn, cơ cấu huy động và sử dụng
vốn… quan hệ hữu cơ, tương tác qua lại giữa các bộ phận trong không gian và thời gian, vận
động theo hướng hình thành một cơ cấu đầu tư hợp lý và tạo ra những tiềm lực lớn hơn về mọi
mặt kinh tế - xã hội
2. Khái niệm về CCĐT hợp lý
CCĐT hợp lý là CCĐT phù hợp với các quy luật khách quan, các điều kiện kinh tế - xã hội,
lịch sử cụ thể trong từng giai đoạn, phù hợp và phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của từng cơ sở, ngành, vùng và toàn nền kinh tế, có tác động tích cực đến việc đổi mới cơ cấu
kinh tế theo hướng ngày càng hợp lý hơn, khai thác và sử dụng hợp, khai thác và sử dụng hợp lý
các nguồn lực trong nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phù hợp với xu thế kinh tế, chính trị của
thế giới và khu vực.
3. Phân loại và đặc điểm CCĐT
a. CCĐT theo nguồn vốn :
CCĐT theo nguồn vốn hay cơ cấu nguồn vốn đầu tư là cơ cấu đầu tư thể hiện quan hệ tỷ lệ
của từng loại nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư xã hội hay nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp.
Đặc điểm:Cùng với sự gia tăng của vốn đầu tư xã hội, cơ cấu nguồn vốn ngày càng đa dạng
hơn, phù hợp với cơ chế xoá bỏ bao cấp trong đầu tư, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành
phần và chính sách huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Trên phạm vi quốc gia, một
cơ cấu nguồn vốn hợp lý là cơ cấu phản ánh khả năng huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội cho
đầu tư và cơ cấu thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng của nguồn vốn đầu tư từ ngân sách,
tăng tỷ trọng nguồn vốn tín dụng ưu đãi và nguồn vốn của dân cư.
CCĐT theo nguồn vốn bao gồm: Vốn đầu tư theo ngân sách nhà nước, vốn tín dụng nhà nước,
vồn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, vốn của dân cư và tư nhân, vốn đầu tư và hỗ trợ của
nước ngoài .


b. Cơ cấu vốn đầu tư:
Cơ cấu vốn đầu tư là cơ cấu thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa từng loại vốn trong tổng vốn đầu tư xã
hội, vốn đầu tư của doanh nghiệp hay của một dự án.
Đặc điểm:Trong thực tế, có một số cơ cấu đầu tư quan trọng cần được chú ý xem xét bao
gồm: cơ cấu kĩ thuật của vốn(vốn xây lắp và vốn máy móc thiết bị trong tổng vốn đâu tư); Cơ
cấu vốn đầu tư cho hoạt động xây dựng cơ bản,công tác triển khai khoa học và công nghệ, vốn
đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực,tái tạo tài sản lưu động và những chi phí khác ( chi phí
quảng cáo, tiếp thị…); Cơ cấu vốn đầu tư theo quá trình lập và thực hiện dự án như chi phí
chuẩn bị đầu tư, chi phí thưc hiện đầu tư…
Một cơ cấu đầu tư hợp lý là cơ cấu mà vốn đầu tư được ưu tiên cho bộ phận quan trọng nhất,
phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đầu tư và nó thường chiếm một tỷ trọng khá cao.
c. CCĐT phát triển theo ngành :
CCĐT phát triển theo ngành là cơ cấu đầu tư thực hiện đầu tư cho từng ngành kinh tế quốc
dân cũng như trong từng tiểu ngành.
Đặc điểm: CCĐT theo ngành thể hiện việc thực hiện chính sách ưu tiên phát triển chính sách
đầu tư đối với từng ngành trong một thời kỳ nhất định.CCĐT phát triển theo ngành bao gồm:
Đầu tư cho nông –lâm-ngư nghiệp, đầu tư cho công nghiệp và xây dựng, đầu tư cho dịch vụ.
d. CCĐT phát triển theo địa phương, vùng lãnh thổ :
CCĐT theo địa phương và vùng lãnh thổ là CCĐT vốn theo không gian, nó phản ánh tình
hình sử dụng nguồn lực địa phương và việc phát huy lợi thế cạnh tranh của từng vùng.
Đặc điểm:Vốn đầu tư xã hội được xem xét, phân bổ trên các vùng.
Một CCĐT theo địa phương hay vùng lãnh thổ được xem là hợp lý nếu nó phù hợp với yêu
cầu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát huy lợi thế sẵn có của vùng trong khi vẫn đảm
bảo hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chung của các vùng khác, đảm bảo sự thống
nhất và những cân đối lớn trong phạm vi quốc gia và giữa các ngành. Thông thường vốn đầu tư
được tập trung phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, từ đó kéo theo sự phát triển của các vùng
kinh tế lân cận và tạo ra động lực phát triển cho toàn bộ nền kinh tế.
4. Những nhân tố tác động đến CCĐT
CCĐT chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố,có nhân tố nội tại của nền kinh tế,có nhân tố tác
động tư bên ngoài,có nhân tố tích cực thúc đẩy phát triển song cũng có nhân tố kìm hãm, hạn

chế sự phát triển.
a. Những nhân tố chủ quan
* Thị trường nhu cầu tiêu dung của xã hội
Thị trường và nhu cầu tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và chyển dịch cơ
cấu đầu tư.Bởi lẽ thị trường là yếu tố hướng dẫn và điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.Mỗi doanh nghiệp phải hướng ra thị trường, phải xuất phát tư nhu cầu thị
trường, từ quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường để xây dựng chiến lược kinh doanh của
mình.Từ đó xây dựng chiến lược đầu tư vào lĩnh vực đó sao cho hợp lí. Sự hình thành và thay
đổi chiến lược đầu tư của từng doanh nghiệp, của từng vùng, từng địa phương, của các thành
phần kinh tế để thích ứng với các điều kiện thị trường đã dẫn tới từng bước chuyển dịch CCĐT
của đất nước. Vì vậy hình thành và phát triển đồng bộ tưng loại thị trường (cthị trường hàng hóa
dịch vụ, thị trường vốn, thị trường lao động…), sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng của xã hội có tác
động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và chuyển dịch CCĐT.
* Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất và người lao động. Vì vậy khi đánh giá trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất phải xem xét trên cả 2 khía cạnh :
Thứ nhất: tư liệu sản xuất (đối tượng lao động và tư liệu lao động) thể hiện:
- Các nguồn lực và lợi thế so sánh của đất nước là cơ sở hình thành và chuyển dịch CCĐT bền
vững và có hiệu quả.Tài nguyên thiên nhiên( khoáng sản, hải sản…) và các điều kiện tự nhiên
phong phú và thuận lợi tạo điều kiện cho việc tập trung nguồn lực cho việc đầu tư phát triển các
nghành nghề của nền kinh tế. Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng các yếu tố này phục vụ cho
sự phát triển và chuyển dịch CCĐT còn phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển mà người ta tập
trung đầu tư vào khai thác tài nguyên có lợi thế, trữ lượng lớn, giá trị kinh tế cao và ổn định,
nhu cầu thị trường lớn…vì thế sự đa dạng phong phú của các nguồn tài nguyên thiên nhiên hay
tư liệu sản xuât dồi dào có ảnh hưởng đến quá trình hình thành và chuển dịch CCĐT.
- Dựa trên trình độ phát triển tư liệu sản xuất hiện có để xác định đầu tư vào phát triẻn các
ngành mà nước ta có lợi thế và có điều kiện phát triển mới tạo đà hội nhập và tham gia có hiệu
quả vào phân công lao động quốc tế.
Thứ hai: Người lao động
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn được thể hiện ở trình độ tay nghề, kĩ năng kĩ

xảo của người lao động. Nếu trong một nền kinh tế người lao động có trình dộ chuyên môn
nghiệp vụ càng cao, khả năng chuyên môn hóa càng cao thì phân công lao động hợp tác quốc tế
càng phát triển. Từ đó hình thành kinh tế cơ cấu mở ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển
ngành nghề trong nền kinh tế, dến định hướng đầu tư và từ đó làm chuyển dịch cơ cấu đầu tư
hiện tại.
* Dân số lao động
Đây là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng trong định hướng đầu tư cho sự phát triển kinh tế. Nó
có tác động lên sự hình thành và chuyển dịch CCĐT. Do vậy phải xem xét trên các khía cạnh:
- Kết quả dân số và trình độ dân trí là cơ sở quan trọng để phát triểnh và nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh trong các ngành nghề đang hoạt động.
- Quy mô dân số, kết cấu dân số và thu nhập của họ có ảnh hưởng lớn đến quy mô và nhu cầu
thị trường. Đó là cơ sở để đầu tư phát triển vào các ngành công nghiệp và các ngành phục vụ
tiêu dùng.
* Quan điểm, chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong mỗi giai đoạn
Trong cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, nhà nước tạo điều kiện phát triển đồng
đều, điều tiết các loại thị trường và môi trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển.
Định hướng đầu tư vào ngành nào, vùng nào,địa phương nào, các thành phần kinh tế nào chịu
ảnh hưởng lớn của chiến lược, mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước trong mỗi giai đoạn nhất
định trên cơ sở có tính đến các yếu tố trong bối cảnh mở cửa và hội nhập quốc tế.Do đó định
hướng và chuyển dịch CCĐT sẽ chịu ảnh hưởng của những biến động đó.
* Môi trường thể chế chính trị và cơ chế quản lí của đất nước
Đây là yếu tố cơ sở cho quá trình hình thành và xác định sự chuyển dịch CCĐT. Môi trường
thể chế chính trị thường gắn bó chặt chẽ với cơ chế quản lí kinh tế, đường lối kinh tế nói chung
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng. Môi trường, cơ chế định hướng chuyển dịch CCĐT vào
các ngành kinh tế, nội bộ từng ngành, từng vùng, từng địa phương. Môi trường thể chế là biểu
hiện cụ thể của những quan điểm, ý tưởng, hành vi của nhà nước can thiệt và điều chỉnh định
hướng đầu tư cho sự phát triển các bộ phận cấu thành nền kinh tế.
2. Nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài
Xu thế chính trị và kinh tế của khu vực và thế giới ảnh hưởng đến quá trình hình thành và
chuyển dịch CCĐT. Trong xu thế quốc tế hóa lực lượng sản xuất và thời đại bùng nổ thông tin,

các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật cho phép các nhà đầu tư nắm bắt nhanh
nhậy thông tin, tìm hiểu thị trường và xá định chiến lược CCĐT hợp lí để nâng cao năng lực
cạnh tranh nhằm chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Cơ chế chính sách, quan điểm,
chiến lược CCĐT của nhà nước cũng phải phản ứng linh hoạt với xu thế đó nhằm tạo một
CCĐT hợp lí phát huy lợi thế so sánh của đất nước trong quá trình hội nhập để tồn tại và phát
triển.
II.THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM
1.Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn:
Cùng với sự gia tăng của vốn đầu tư xã hội, cơ cấu về nguồn vốn ngày càng trở lên đa dạng
hơn, phù hợp với cơ chế xoá bỏ bao cấp trong đầu tư.
Nhà nước đưa ra nhiều chính sách như: Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần nhằm
giải phóng mọi năng lực sản xuất của toàn xã hội, phát huy được lợi thế là khai thác được mọi
tiềm năng sẵn có của đất nước. Chính sách huy động tối đa mọi nguồn lực của tòan xã hội đầu
tư phát triển nhằm thực hiện các mục tiêu CNH – HĐH đất nước.Hướng hợp lý của CCĐT là
việc nâng cao được tỷ trọng huy động vốn trong dân cư,vốn tín dụng ưu đãi và giảm tỷ trọng
nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để nhằm hạn chế tình trạng “thừa vốn” trong dân cư
trong khi VĐT cho nền kinh té bị hạn chế.
Tổng VĐT phát triển của năm 2007 đã tăng trên 28% so với năm 2006, cũng cao hơn kế
hoạch đề ra. Vốn đầu tư phát triển đều ở cả 3 khu vực: kinh tế quốc doanh, ngoài quốc doanh,
và khu vực có vôn đầu tư nước ngoài. Trong đó rất đáng chú ý là VĐT trong dân tăng mạnh
nhất, tăng tới 35% so với năm trước, chiếm 28,7% trong tổng vốn đầu tư trong nước và vốn đầu
tư nước ngoài, thời gian qua, tỷ trọng đầu tư trong nước có xu hướng gia tăng hơn. Tình chung
cho giai đoạn 2001-2007, tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm khoảng 22.3% tổng vốn
đầu tư toàn xã hộivẫn còn caovẫn chưa hợp lý
2. Cơ cấu vốn đầu tư
Một cơ cấu vốn đầu tư hợp lý là cơ cấu mà VĐT được ưu tiên cho bộ phận quan trọng nhất,
phù hợp với yêu cầu và mục tiêu hạn chế của số liệu đầu tư, nó thường chiếm một tỷ trọng khá
lớn. trong cơ cấu VĐT xây dựng của khu vực nhà nước năm 2002 khoảng 55% - 60% là vốn
xây dựng cơ bản khác.Trong giai đoạn vừa qua, số lượng công trình đầu tư dở dang ở nước ta
không phải là ít, gây lãng phí, thất thoát trong việc sử dụng vốn >ccvdt

còn chưa hợp lý
3. Cơ cầu đầu tư phát triển theo ngành kinh tế
Có ba nhóm ngành lớn: Nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp;Nhóm ngành công
nghiệp;Nhóm ngành dịch vụ.Vấn đề đặt ra là,lượng vốn lưu động của nền kinh tế phải ưu tiên
đầu tư vào đâu trước hơn, nhiều hơn để cho mỗi đồng VĐT bỏ ra phát huy được tối đa.
Đối với việc một số ngành chủ yếu, cơ cấu VĐT tăng có sự thay đổi và chuyển dịch tích
cực .Nhìn chung, CCĐT theo ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, đã có sự chú ý
đến các lĩnh vực phát triển con người, giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao >khá hợp lí
4. Cơ cấu đầu tư theo địa phương và vùng lãnh thổ
Nhìn chung, trong giai đoạn 1991 – 2006 cơ cấu VĐT theo vùng và lãnh thổ đã bước đầu khắc
phục được sự phát triển không đồng đều giữa các vùng do lịch sử để lại, tạo điều kiện cho các
vùng khoá khăn như miền núi phía Bắc, tây nguyên phát triển thuận lợi hơn. Tuy vậy, qua
CCĐT như tren vẫn còn thể hiện việc đầu tư còn dàn trải, chưa tập trung đúng mức vào những
vùng kinh tế trọng điểm. Việc phân bố VĐT cho các vùng cần phải căn cứ vào các tiềm năng và
điều kiện ban đầu về tự nhiên và dân cư – xã hội, mật độ và cơ cấu, tiềm năng của vùng có ảnh
hướng rất nhiều đến tình hình phát triển kinh tế.

×