Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHIẾU VÀ PHÂN TÍCH CƠ BẢN CỔ PHIẾU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.25 KB, 19 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHIẾU VÀ PHÂN TÍCH CƠ BẢN
CỔ PHIẾU.
1.1. Cơ sở lý luận về cổ phiếu
1.1.1. Khái niệm cổ phiếu.
Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu
đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
Cổ phiếu có thể được phát dưới dạng chứng chỉ vật chất, bút toán ghi sổ hoặc bút
toán điện tử.
Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty
phát hành.
1.1.2. Đặc điểm của cổ phiếu.
• Cổ phiếu là giấy chứng nhận góp vốn do đó không có kỳ hạn và không hoàn
vốn.
• Phát hành lúc thành lập công ty hay lúc công ty cần thêm vốn.
• Được quyền nhận cổ tức hàng năm, có thể biến động hay cố định tùy theo từng
loại của từng công ty phát hành.
• Người mua cổ phiếu chịu trách nhiệm hữu hạn về sự phá sản của công ty và
được quyền đấu phiếu cũng như biểu quyết các vấn đề có liên quan.
• Được chia phần tài sản còn lại sau khi công ty giải thể.
1.1.3. Một số đặc trưng của cổ phiếu.
1.1.3.1. Tính thanh khoản cao.
Cổ phiếu có khả năng chuyển hóa thành tiền mặt dễ dàng. Tuy nhien, tính thanh
khoản của cổ phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất là kết quả kinh doanh của tổ
chức phát hành. Thông thường, nếu tổ chức phát hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả,
trả cổ tức cao, cổ phiếu của công ty sẽ thu hút nhà đầu tư và dễ mua bán trên thị trường.
Ngược lại, nếu công ty làm ăn kém hiệu quả, không trả cổ tức hoặc cổ tức thấp, giá cổ
phiếu của công ty sẽ giảm và khó bán. Thứ hai là mối quan hệ cung cầu trên thị trường.
Thị trường cổ phiếu cũng như các loại thị trường khác, đều chịu sự chi phối của quy
luật cung cầu. Giá cổ phiếu trên thị trường không chỉ phụ thuộc vào chất lượng hoạt
động của công ty mà còn phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của nhà đầu tư. Tuy một loại cổ
phiếu rất tốt, nhưng thị trường đang bão hòa nguồn cung thì cổ phiếu đó cũng khó tăng


giá, thậm chí xu hướng giảm giá chung của thị trường đôi khi đánh đồng giữa cổ phiếu
tốt và cổ phiếu xấu (tất cả đều giảm và thanh khoản thấp). Ngược lại, khi thị trường
khan hiếm hàng hóa thì ngay cả những cổ phiếu chất lượng kém hơn cũng có thể bán dễ
dàng với giá cao. Ngoài ra, các nhân tố khác như đầu cơ, móc ngoặc, lũng đoạn chứng
khoán của cá nhân, tổ chức nhằm tạo ra cung cầu chứng khoán giả tạo cũng làm tính
thanh khoản bị méo mó.
1.1.3.2. Tính lưu thông.
Tính lưu thông khiến cổ phiếu có giá trị như một loại tài sản thực sự, nếu như tính
thanh khoản giúp cho chủ sở hữu cổ phiếu chuyển cổ phiếu thành tiền mặt khi cần thiết
thì tính lưu thông giúp cho chủ sở hữu cổ phiếu thực hiện được nhiều hoạt động như:
Thừa kế, tặng, cho… để thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình.
1.1.3.3. Tính tư bản giả.
Cổ phiếu có tính tư bản giả, tức là cổ phiếu có giá trị như tiền. Mệnh giá của cổ
phiếu cũng không phản ánh giá trị của cổ phiếu. Tuy nhiên, lưu ý rằng, với cổ phiếu
phổ thông thì mệnh giá chủ yếu mang tính chất danh nghĩa do giá trị của cổ phiếu được
quyết định bởi thị trường, nhưng với cổ phiếu ưu đãi thì mệnh giá gần giá trị thực tế
hơn, vì cổ tức được tính toán theo một số phần trăm của mệnh giá.
1.1.3.4. Tính rủi ro cao.
Về lý thuyết, khi đã phát hành, cổ phiếu không đem lại ủi ro cho tổ chức phát hành
mà rủi ro lúc này thuộc về chủ sở hữu cổ phiếu. Nguyên nhân là giá trị cổ phiếu do
nhiều yếu tố quyết định như: kết quả kinh doanh của tổ chức phát hành, tình hình kinh
tế, chính trị, xã hội của quốc gia và toàn thế giới…Hơn nữa, giá trị cổ phiéu còn bị ảnh
hưởng bởi tâm lý của số đông nhà đầu tư khi nắm bắt các thông tin không chính xác
hay sự thiếu hiểu biết của nhà đầu tư cũng khiến cổ phiếu rủi ro hơn. Tất nhiên, ủi ro
cao thường đi kèm với kỳ vọng lợi nhuận lớn và điều này tạo nên sự hấp dẫn của cổ
phiếu với các nhà đầu tư.
1.1.4. Điều kiện phát hành.
• Theo quy định hiện hành, các công ty cổ phần muốn phát hành cổ phiếu ra công
chúng phải hội tụ đủ những điều kiện sau:
• Là công ty cổ phần có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành

cổ phiếu tối thiểu 10 tỷ đồng Việt Nam.
• Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành phải có lãi,
đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán.
• Có phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội cổ đông
thông qua.
1.1.5. Phân loại cổ phiếu
1.1.5.1. Cổ phiếu phổ thông
a) Khái niệm:
Cổ phiếu phổ thông là loại cổ phiếu phổ biến nhất trong các loại cổ phiếu của một
công ty cổ phần. Các cổ đông sở hữu loại cổ phiếu này được quyền tự do chuyển
nhượng, có đầy đủ quyền biểu quyết đối với các quyết định của công ty tại Đại hội
cổ đông và được hưởng cổ tức theo kết quả kinh doanh và giá trị cổ phiếu họ nắm
giữ.
Cổ phiếu phổ thông có thể chuyển đổi thành các loại cổ phiếu khác.
Cổ phiếu phổ thông dược phép phát hành hàng loạt sau khi xin phép cơ quan có
thẩm quyền.
b) Đặc điểm.
• Là loại cổ phiếu có thu nhập phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công
ty. Người sở hữu cổ phiếu phổ thông được tham gia họp Đại hội đồng cổ
đông và được bỏ phiếu quyét định những vấn đề quan trọng của công ty,
được quyền bầu cử và ứng cử vào Hội đồng Quản trị của công ty.
• Cổ phiếu của công ty không có thời hạn hoàn trả, vì đây không phải là
khoản nợ của công ty.
• Cổ đông được chia phần giá trị tài sản còn lại sau khi thanh lý công ty sau
khi công ty đã thanh toán các khoản nợ và thanh toán cho các cổ đông ưu
đãi.
• Người góp vốn vào công ty không được quyền rút vốn ra khỏi công ty,
nhưng được quyền chuyển nhượng sở hữu cổ phần dưới hình thức bán lại
cổ phiếu hay dưới hình thức quà tặng hoặc để lại cho người thừa kế. Chính
điều này đã tạo ra tính thanh khoản cho cổ phiếu công ty, đồng thời cũng

hấp dẫn nhà đầu tư.
• Được quyền ưu tiên mua cổ phiếu khi công ty phát hành cổ phiếu mới để
tăng vốn.
• Được quyền triệu tập Đại hội cổ đông bất thường theo luật định.
• Cổ đông phổ thông cũng phải gánh chịu rủi ro mà công ty gặp phải, tương
ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm giới hạn trong phạm vi số
lượng góp vốn vào công ty.
c) Các hình thức giá trị của cổ phiếu phổ thông.
• Mệnh giá của cổ phiếu phổ thông: Mệnh giá hay còn gọi là giá trị danh
nghĩa là giá trị mà công ty cổ phần ấn định cho một cổ phiếu và được ghi
trên cổ phiếu.
Mệnh giá cổ phiếu phổ thông được sử dụng để ghi sổ sách kế toán của công ty.
Mệnh giá cổ phiếu không có giá trị thực tế với nhà đầu tư, nên nó không liên quan
đến giá trị thị trường của cổ phiếu. Mệnh giá cổ phiếu chỉ có ý nghĩa quan trọng vào
thời điểm công ty phát hành cổ phiếu phổ thông lần đầu huy động vốn thành lập
công ty. Mệnh giá thể hiện số tiền tối thiểu công ty phải nhận được trên mỗi cổ
phiếu phát hành ra.
Theo điều 10, chương II, Luật chứng khoán Việt Nam 2006.
1. Chứng khoán chào bán ra công chúng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam được ghi bằng đồng Việt Nam.
2. Mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chào bán lần đầu ra công chúng là mười nghìn
đồng Việt Nam. Mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chúng là một trăm nghìn
đồng Việt Nam.
• Giá trị sổ sách (Thư giá – Book value) của cổ phiếu phổ thông: Là giá trị
của cổ phiếu được xác định dựa trên cơ sở số liệu sổ sách kế toán của
công ty.
Trường hợp công ty chỉ phát hành cổ phiếu phổ thông thì giá trị sổ sách của một cổ
phiếu thường được xác định bằng cách lấy vốn chủ sở hữu hoặc tổng giá trị tài sản
thuần (phần giá trị chênh lệch giữa giá trị tổng tài sản với tổng số nợ) chia cho tổng
số cổ phiếu thường đang lưu hành.

Việc xem xét giá trị sổ sách cho phép cổ đông thấy được số giá trị tăng thêm của cổ
phiếu phổ thông sau một thời gian công ty hoạt động so với số vốn góp ban đầu.
• Giá trị thị trường (Thị giá – Market value): Là giá trị thị trường của cổ
phiếu phổ thông tại một thời điểm nhất định. Tùy theo quan hệ cung cầu
mà giá thị trường có thể thấp hơn, cao hơn hoặc bằng giá trị thực tại của
nó tại thời điểm mua bán. Quan hệ cung cầu cổ phiếu, đến lượt nó lại chịu
tác động của nhiều nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội…trong đó, yếu tố
quan trọng nhất là giá trị trường của công ty và khả năng sinh lợi của nó.
• Giá trị nội tại (Intrinsic Value): Là giá trị phản ánh thực trạng của công ty
tại thời điểm hiện tại. Giá trị nội tại ít biến động hơn thị giá, nhà đầu tư
không thể nhìn thấy giá trị này dễ dàng như đối với mệnh giá hay thị giá.
Đay là căn cứ quan trọng cho nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào cổ
phiếu, đánh giá được giá trị thực của cổ phiếu, so sánh với giá thị trường
và lựa chọn phương án đầu tư có hiệu quả nhất.
d) Cổ tức
• Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông trên mỗi
cổ phiếu phổ thông, căn cứ vào kết quả có thu nhập từ hoạt động sản xuát
kinh doanh của công ty.
• Cổ tức có thể được trả bằng tiền hoặc cổ phiếu.
• Cổ tức của cổ phiéu phổ thông được trả sau khi đã trả cổ tức cố định cho cổ
phiếu ưu đãi.
• Hàng năm Hội đồng quản trị công ty quyết định công bố có trả cổ tức hay
không và chính sách phân chia cổ tức như thế nào.
• Cổ tức được công bố hàng năm và được trả theo quý.
Cổ tức CP phổ thông =
Lợi nhuận ròng – Cổ tức CP ưu đãi
Số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành
e) Các nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu.
• Nhân tố kinh tế.
Một yếu tố cơ sở cho việc xác định giá cổ phiếu là phần lãi trên mỗi cổ

phiếu và phần lãi chia này chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ khả năng
sinh lời của doanh nghiệp. Đến lượt khả năng sinh lợi này bị ảnh hưởng to
lớn bởi khuynh hướng thay đổi của nền kinh tế. Trên phương diện này,
nhân tố cơ bản nhất gây ra sự dao động của giá cổ phiếu nằm trong sự thay
đổi mức thay đổi của thu nhập doanh nghiệp. Mức thu nhập này cùng với
lãi suất thị trường và xu hướng kinh doanh, góp phần tạo nên những nhân
tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu.
• Nhân tố phi kinh tế.
Những nhân tố ảnh hưởng chính khác nữa là những nhân tố phi kinh tế bao
gồm những thay đổi trong điều kiện chính trị như là chiến tranh hoặc thay
đổi cơ cấu quản lý hành chính như là chiến tranh hoặc thay đổi cơ cấu quản
lý hành chính, thay đổi thời tiết hoặc những điều kiện thiên nhiên khác…
• Ngoài ra các thay đổi về điều kiện văn hóa, ví dụ như sự tiến bộ của khoa
học kỹ thuật cũng ảnh hưởng tới giá cổ phiếu.
• Nhân tố thị trường.
- Nhưng nhân tố thị trường hay nhân tố nội tại của thị trường bao gồm
sự biến động thị trường và mối quan hệ cung – cầu, được coi như là
nhóm nhân tố thứ ba ảnh hưởng tới giá chứng khoán.
- Sự thăng trầm của thị trường là hiện tượng của việc quá trớn trong
việc ước đoán giá cổ phiếu, như trong trường hợp ước đoán giá cổ
phiếu quá cao.
- Các chính sách về thị trường: Sự thay đổi trong các chính sách về thị
trường như thay đổi Luật chứng khoán, các quy định về điều kiện
phát hành, niêm yết, chính sách thuế thu nhập đánh vào các nhà đầu
tư kinh doanh chứng khoán, chính sách đối với nhà đầu tư nước
ngoài.
1.1.5.2. Cổ phiếu ưu đãi.
a) Khái niệm.
Cổ phiếu ưu đãi là một loại chứng khoán lai tạp có những đặc điểm vừa giống
cổ phiếu phổ thông, vừa giống trái phiếu. Đó là giấy chứng nhận cổ đông được ưu

tiên hơn cổ đông thường về mặt tài chính nhưng bị hạn chế vè quyền hạn đối với
công ty góp vốn như: Người giữ cổ phiếu ưu đãi không được tham gia ứng cử, bầu
cử vào Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát công ty, nhưng lại được ưu tiên chia
cổ tức trước cổ đông thường, ưu tiên được trả nợ trước cổ đông phổ thông khi thanh
lý tài sản trong trường hợp công ty bị phá sản.
b) Đặc điểm.
• Là chứng khoán vốn không có kỳ hạn và không hoàn vốn.
• Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi cũng là cổ đông đồng sử hữu công ty.
• Vốn góp vĩnh viễn: Người mua cổ phiếu ưu đãi được xem là cổ đông của
công ty do đó phần vốn góp qua việc mua cổ phiếu là mua vĩnh viễn, không
được hoàn trả. Nhưng khi cần tiền, họ có thể đem bán trên thị trường. Giá
bán này tùy thuộc mệnh giá cổ phiếu, tỷ suất cổ tức và giá trị thị trường của
công ty tại thời điểm bán.
• Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được ấn định theo một tỷ lệ cố định trên mệnh
giá, cổ phiếu ưu đãi giống như trái phiếu được ấn định một tỷ lệ lãi cố định
tính trên mệnh giá.
D = d% x F

×