Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.1 KB, 12 trang )

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
CỦA XÃ TRIỆU ĐỘ, HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ
GIAI ĐOẠN 2015 - 2019
Nguyễn Thùy Phƣơng, Trƣơng Trung Thành, Trần Ánh Tuyết
Trƣờng Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
Liên hệ email:
TÓM TẮT
Hiệu quả kinh tế, xã hội, và mơi trƣờng của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã
Triệu Độ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2015 - 2019 đƣợc đánh giá. Kết quả cho
thấy, loại hình trồng rau các loại đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao hơn đáng kể so với các loại hình
sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp khác với thu nhập biên đạt 153,12 triệu/ha và giá trị ngày công lao động
đạt 274.058 đồng/ngày. Tuy nhiên, do việc lạm dụng phân bón và thuốc BVTV mà loại hình này đang
gây ra các ảnh hƣởng tiêu cực lên môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. Bên cạnh đó, dƣa hấu cũng là một
loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng khá tốt mà nông dân có thể trồng để nâng
cao thu nhập. Lúa là cây trồng khơng có giá trị kinh tế cao nhƣng vẫn cần phải đƣợc duy trì để đảm bảo
nguồn an ninh lƣơng thực cho địa phƣơng và quốc gia. Do đó, để tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho
các hộ gia đình chuyên canh lúa, việc trồng luân canh các loại rau và dƣa hấu xen kẽ giữa hai vụ lúa có
thể đƣợc xem là một giải pháp phù hợp.
Từ khóa: Loại hình sử dụng đất, hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp.

1. MỞ ĐẦU
Xã Triệu Độ nằm ở phía bắc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, cách thị trấn huyện
14 km, cách trung tâm tỉnh lỵ 5 km. Xã Triệu Độ là một xã thuần nông với tổng diện tích đất là
1.025,45 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 576,04 ha, chiếm 56,17% diện tích tự
nhiên [11]. Xã Triệu Độ có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp do địa hình
khá bằng phẳng và nguồn nƣớc dồi dào với hơn 85% diện tích đất nơng nghiệp đƣợc tƣới tiêu
chủ động do có nhiều sơng, đầm, hồ nhƣ: Sông Thạch Hãn, sông Vĩnh Định là nguồn cung cấp
nƣớc dồi dào cho các hoạt động sản xuất canh tác của xã [14] Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và
giao lƣu hàng hóa với các địa phƣơng khác cũng khá thuận lợi. Mặc dù, tài nguyên thiên nhiên


hạn chế nhƣng lực lƣợng lao động của xã rất dồi dào (ngƣời trong độ tuổi lao động của xã chiếm
65% tổng dân số ở đây). Đây là lực lƣợng đảm bảo cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và
xây dựng nông thơn mới.
Bên cạnh đó, xã cũng đang đối mặt với một số khó khăn từ điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. Địa hình của xã nằm ở vùng thấp trũng, thời tiết khí hậu khắc nghiệt cùng với thiên tai
liên tiếp xảy ra gây khó khăn cho sản xuất và thiệt hại cho cơ sở vật chất và hoa màu. Quy mơ
sản xuất hàng hóa cịn nhỏ lẻ và chƣa phát triển. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn
cao chiếm 49,9%. Sức tăng trƣởng và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội so với mặt bằng chung của
huyện là chƣa cao. Thu nhập bình qn đầu ngƣời của xã cịn thấp (40 - 43 triệu đồng/năm) và
340

|


TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

hộ nghèo cịn nhiều (5,4%). Đội ngũ cán bộ xã, thơn, và hợp tác xã tuy đƣợc nâng cao trình độ
nhƣng chƣa bắt kịp và đáp ứng yêu cầu của thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa. Do đó, việc
tiếp cận các công nghệ sản xuất mới của cán bộ và nông dân chƣa cao. Cơ cấu kinh tế chuyển
biến cịn chậm. Một số chỉ tiêu trong xây dựng nơng thôn mới vẫn chƣa đạt yêu cầu đề ra. Trong
những năm gần đây, q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh dẫn đến quỹ đất nông nghiệp và đặc biệt
là đất canh tác bị giảm đáng kể do chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Mặt khác, dân số gia tăng
dẫn đến nhu cầu về lƣơng thực, thực phẩm tăng nhanh tạo ra sức ép đối với đất canh tác. Đảng
và Chính phủ đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách nhằm tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp cho
xã nhƣ: Giao đất nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài cho các hộ gia đình; chƣơng trình chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế; chƣơng trình “Xây dựng cánh đồng mẫu lớn”;
các chƣơng trình khuyến nông nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác [2, 5, 14, 15, 20].
Nhiều nơi đã xuất hiện các điển hình sản xuất thâm canh giỏi, các mơ hình chuyển đổi từ đất
trồng cây lƣơng thực sang trồng các loại cây khác, cây đặc sản, các mơ hình đa canh trên đất úng
trũng cho hiệu quả kinh tế cao.
2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu đƣợc thu thập từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc nhƣ:
phịng Tài ngun và Mơi trƣờng, phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, và phịng Thống
kê huyện Triệu Phong. Các số liệu về đất đai đƣợc thu thập tại phịng Tài ngun và Mơi trƣờng
huyện Triệu Phong. Các số liệu về các loại hình sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp chính của xã
đƣợc tổng hợp phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn.
- Thu thập các số liệu sơ cấp: Bằng phƣơng pháp điều tra thực địa và phỏng vấn nông hộ
bằng bảng hỏi về một số loại hình sử dụng đất chính của xã. Do sự hạn chế về mặt thời gian
nghiên cứu nhƣng vẫn đảm bảo các kết quả điều tra mang ý nghĩa thống kê, nghiên cứu chỉ thực
hiện phỏng vấn 30 hộ sản xuất nông nghiệp. Việc chọn hộ phỏng vấn đƣợc lấy ngẫu nhiên phân
bố đề trên khu vực toàn xã. Ngồi ra, đề tài cịn tham khảo ý kiến của các cán bộ địa chính, cán
bộ Phịng Tài ngun và Mơi trƣờng, Phịng Nơng nghiệp và các chủ hộ sản xuất tại địa phƣơng
về các vấn đề liên quan.
2.2. Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, và đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Các số liệu sau khi thu thập, đƣợc tổng hợp và xử lý bằng chƣơng trình Microsoft Excel để
thống kê và tính tốn các số liệu thống kê cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất.
a. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
Một số chỉ tiêu trong đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp đƣợc sử dụng
[1, 9, 10] nhƣ sau:
- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là tổng giá trị của sản phẩm đƣợc tạo ra trong một chu kỳ sản
xuất trên một đơn vị diện tích (đồng/ha/năm). GO = Khối lƣợng sản phẩm x Giá thành sản phẩm.
- Chi phí trung gian (IC): Là tồn bộ chi phí phải bỏ ra để thực hiện sản xuất bao gồm các
chi phí ban đầu và chi phí tiêu tốn trong q trình sản xuất.
341

|


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC


- Thu nhập biên hay lãi gộp (GM): Là phần lãi đƣợc tạo ra sau khi lấy tổng giá trị sản xuất
trừ đi chi phí phải chi trả cho tồn bộ q trình sản xuất. GM = GO - IC.
- Hiệu quả đồng vốn (GO/IC): Là phần giá trị tạo ra trên một đơn vị chi phí trung gian.
- Hệ số sử dụng đất: Đƣợc tính là tổng diện tích gieo trồng hàng năm/Diện tích đất canh tác.
b. Chỉ tiêu hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất đƣợc đánh giá thông qua việc tạo ra bao
nhiêu công lao động (ngày công lao động) cho xã hội, tạo ra thu nhập thƣờng xun cho nơng
dân/hộ gia đình [9, 10].
c. Chỉ tiêu hiệu quả mô trường
Nghiên cứu này chỉ đánh giá hiệu quả môi trƣờng thông qua việc sử dụng phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật (BVTV) trong q trình canh tác đối với từng loại hình sản xuất nơng nghiệp [1].
d. Đán g á

ung

ệu quả của các kiểu sử dụng đất

Nghiên cứu đánh giá chung hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp dựa trên cách phân
cấp và cho điểm đối với từng chỉ tiêu kinh tế, xã hội, và môi trƣờng. Nghiên cứu này áp dụng
cách phân cấp bằng cách cho điểm đối với các hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trƣờng đƣợc
tham khảo từ một số bài báo đã đƣợc công bố. Do khu vực nghiên cứu khơng thuộc các vị trí đặc
biệt nhƣ ven biển, có các khu di tích lịch sử, vùng quy hoạch chiến lƣợc,… nên trong nghiên cứu
này chúng tôi chấp nhận các chỉ tiêu kinh tế, môi trƣờng, và xã hội có mức quan trọng ngang
nhau, điểm cho từng chỉ tiêu đƣợc phân thành 3 mức: cao, trung bình và thấp. Cách phân cấp này
đƣợc tham khảo từ một số bài báo đã đƣợc công bố theo Bảng 1, Bảng 2, và Bảng 3 [1, 9, 10].
Đánh giá chung đƣợc tính bằng tổng điểm của ba chỉ tiêu trên. Điểm phân cấp đánh giá chung
đƣợc tính nhƣ trong Bảng 4 [1, 9, 10].
Bảng 1. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế (Tính cho 1 ha)
Cấp đánh giá


Thang điểm

GO

GM

GO/IC

Cao

3

> 200

> 150

> 1,5

Trung bình

2

150 - 200

100 - 150

1 - 1,5

Thấp


1

< 150

< 100

<1

Bảng 2. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội (Tính cho 1 ha)
Cấp đánh giá

342

|

Thang điểm

Cơng

Giá trị ngày cơng

Cao

3

> 500

> 200

Trung bình


2

400 - 550

125 - 200

Thấp

1

< 400

< 125


TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Bảng 3. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trƣờng
Cấp đánh giá Thang điểm

Mức sử dụng phân bón

Mức sử dụng thuốc BVTV

Cao

3

Nằm trong định mức


Nằm trong định mức

Trung bình

2

Dƣới định mức

Dƣới định mức

Thấp

1

Vƣợt quá định mức

Vƣợt quá định mức

Bảng 4. Đánh giá chung hiệu quả sử dụng đất
Đánh giá chung

Thang điểm

Cao

15 - 24

Trung bình


7 - 14

Thấp

<7

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã
3.1.1. Hiện trạng và bi n động sử dụng đất
Năm 2019, tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 1.025,45 ha, trong đó 596,43 ha đất sản
xuất nơng nghiệp, 390,25 ha đất phi nông nghiệp, và 38,77 ha đất chƣa sử dụng. Cơ cấu các loại
đất này đƣợc thể hiện trong Hình 1.
3.78

38.06
58.16

Đất nơng nghiệp

Đất phi nơng nghiệp

Đất chƣa sử dụng

Hình 1. Cơ cấu sử dụng đất của xã Triệu Độ năm 2 19
Nguồn: P ịng Tà ngun và Mơ trường huyện Triệu Phong
Trong diện tích đất nơng nghiệp, đất sản xuất nơng nghiệp có diện tích 576,04 ha, chiếm
96,58% và diện tích cịn lại là đất ni trồng thủy sản với 20,39 ha (chiếm 3,42%). Từ năm 2015
đến năm 2019, các loại đất nơng nghiệp ít có sự biến động ngoại trừ đất nuôi trồng thủy sản tăng
lên gấp đôi, từ 10,14 ha năm 2015 lên 20,39 ha năm 2019 (Bảng 5). Nuôi trồng thủy sản chủ yếu
343


|


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

là các loại tôm sú, tôm thẻ chân trắng, nuôi tôm quảng canh; cá nƣớc ngọt nhƣ cá trắm cỏ, cá mè,
cá rô phi, cá chép... Có sự gia tăng diện tích này là do từ đầu năm 2018, dịch bệnh trên tôm đƣợc
khống chế nên bà con mạnh dạn đầu tƣ diện tích ni tôm. Hệ thống ao hồ phục vụ nuôi cá nƣớc
ngọt đƣợc bà con mở rộng và hệ thống cấp thoát nƣớc cũng đảm bảo kỹ thuật. Một số mơ hình
kinh tế tổng hợp nhƣ VAC, sen - cá,… cũng đƣợc đầu tƣ nên diện tích thủy sản gia tăng đáng kể.
Bảng 5. Biến động sử dụng đất nông nghiệp của xã Triệu Độ giai đoạn 2015 - 2019


Diện tích (ha)
năm 2 15

Diện tích (ha)
năm 2 19

Tăng (+)
Giảm (-)

Diện tích đất nông nghiệp

NNP

590,93

596,43


+ 5,5

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

580,79

576,04

- 4,75

Đất trồng cây hàng năm

CHN

580,72

575,97

- 4,75

Đất lúa

LUA

429,33

428,70


- 0,63

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

151,39

147,28

- 4,11

Đất trồng cây lâu năm

CLN

0,07

0,07

0

Đất ni trồng thủy sản

NTS

10,14

20,39


+10,25

Mục đích sử dụng đất

Nguồn: P ịng Tà ngun và Mơ trường huyện Triệu Phong
Hệ số sử dụng đất nông nghiệp của xã Triệu Độ đạt 1,79 (năm 2019). Diện tích gieo trồng
giai đoạn 2015 - 2019 cũng thay đổi theo các năm. Nhìn chung, diện tích gieo trồng có xu hƣớng
giảm nhƣ thể hiện trong Hình 2. Điều này là kết quả từ hai nguyên nhân: thứ nhất là do thực hiện
chính sách thu hồi đất nơng nghiệp để chuyển thành đất ở nông thôn của UBND xã từ năm 2018
(Chuyển 0,68 ha từ đất nông nghiệp sang đất ở nông thôn); thứ hai, thu nhập từ sản xuất nông
nghiệp thấp kèm theo đó là một lực lƣợng lao động có sức khỏe có xu hƣớng đi xuất khẩu lao
động (giai đoạn 2015 - 2019, huyện Triệu Phong đã có 1.100 ngƣời tham gia xuất khẩu lao động
ở các nƣớc nhƣ: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,… trong đó xã Triệu Độ có 215 ngƣời đi xuất
khẩu lao động) [8, 21]. Ngồi ra, diện tích đất nơng nghiệp giữa các năm 2015 và 2019 có sự thay
đổi là do một phần sự sai khác trong quá trình đo đạc của Sở Tài ngun mơi trƣờng năm 2017.

Diện tích gieo trồng (ha)

1140
1116.4

1120
1100
1080
1060

1098.72
1082.9


1086.2
1065.4

1040
1020

Năm 2 15 Năm 2 16 Năm 2 17 Năm 2 18 Năm 2 19

Hình 2. Sự thay đổi diện tích gieo trồng giai đoạn 2015 - 2019
Nguồn: Niêm giám thống kê đất đ
344

|


TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

3.2.2. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp
Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp của tồn xã là 576,04 ha chiếm 56,12% tổng diện tích
tự nhiên của xã. Trong đó, phần lớn diện tích đất đƣợc trồng lúa với 428,7 ha (41,81% tổng diện
tích tự nhiên của xã), và đất trồng cây hằng năm khác có diện tích là 147,28 ha, chiếm 25,57%
diện tích đất sản xuất nơng nghiệp.
Bảng 6. Các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp của xã Triệu Độ
Loại hình sử dụng đất

Thời gian canh tác

Diện tích (ha)

Cây lúa 2 vụ


Đơng Xn, Hè Thu

428,7

Cây lạc

Đơng Xn

22,1

Cây sắn

Đơng Xn

16,6

Cây ngơ

Hè Thu

35,7

Rau các loại

Cả năm

46,07

Dƣa hấu


Thu Đơng

26,8

Hình 3. Cơ cấu loại hình sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp của xã năm 2 19
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2019
Loại cây trồng chính của xã là lúa hai vụ. Loại hình sử dụng đất này phù hợp với điều kiện
tự nhiên và địa hình của xã. Lúa đƣợc gieo trồng hai vụ mỗi năm: vụ Đông-Xuân và vụ Hè-Thu.
Trong đó, các giống lúa đƣợc trồng nhiều nhất bao gồm: HC95, Bắc Thơm, NA2, Khang Dân,
Nếp 352 [13]. Hợp tác xã nơng nghiệp đang trồng thí điểm các giống lúa mới, sau đó những
giống nào đem lại hiệu quả kinh tế cao sẽ đƣợc đem trồng đại trà. Sau lúa, rau các loại và ngô
đƣợc trồng phổ biến hơn với cơ cấu 8% và 6,2% tƣơng ứng. Giống ngô đƣợc trồng chủ lực tại
địa phƣơng là HN88 và HN68 [13, 20]. Diện tích cịn lại đƣợc trồng dƣa hấu, lạc, và sắn với diện
tích xấp xỉ nhau 4,7%, 3,8%, và 2,9% tƣơng ứng.
3.2. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp của xã
3.2.1. Hiệu quả kinh t
Nghiên cứu này tập trung vào 6 loại hình sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp chính của xã
Triệu Độ. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất này đƣợc thể hiện trong Bảng 7. Trong
345

|


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

các loại hình sử dụng đất này, rau các loại là loại hình sử dụng đem lại tổng giá trị sản xuất cao
nhất với 228,50 triệu đồng/ha và lãi thu đƣợc cũng là lớn nhất với 153,12 triệu đồng/ha. Hiệu
quả kinh tế từ trồng rau các loại cao hơn gấp 5 lần so với trồng lạc, sắn, ngô, cao, và gấp 10 lần
so với trồng lúa, gấp đôi so với trồng dƣa hấu. Ngƣợc lại, hiệu quả kinh tế đến từ lúa và hiệu quả

sử dụng đồng vốn cũng thấp nhất. Loại hình sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế đứng thứ hai
là dƣa hấu với lãi thu đƣợc trên 1 ha đất canh tác là 74,02 triệu. Tuy nhiên, giá dƣa hấu có thể
bấp bênh và khơng ổn định nhƣ các loại cây trồng khác theo từng năm. Hiệu quả kinh tế từ lạc,
sắn, và ngô là không khác nhau đáng kể chỉ chênh lệnh về lợi nhuận thu đƣợc là 3 triệu/ha, giao
động trong khoảng 30,68 - 36,50 triệu/ha.
Mặc dù đem lại hiệu quả kinh tế cao nhƣng rau và dƣa hấu u cầu ngƣời nơng dân phải
đầu tƣ chi phí cao hơn các loại cây còn lại. Hiệu quả sử dụng đồng vốn đầu tƣ cho rau các loại là
lớn nhất với 3,03 lần. Trong khi đó, hiệu quả sử dụng đồng vốn cho lúa và ngô là thấp nhất với
1,90 và 1,55 lần tƣơng ứng.
Bảng 7. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất tính trên 1 ha giai đoạn 2015 - 2019
Loại hình

GO

IC

GM

sử dụng đất

(tr. VNĐ)

(tr.VNĐ)

(tr.VNĐ)

Hiệu quả đồng
vốn (GO/IC)

Cây lúa 2 vụ


32,34

20,90

11,44

1,55

Cây lạc

54,00

23,32

30,68

2,32

Cây sắn

60,75

27,48

33,27

2,21

Cây ngô


77,05

40,55

36,50

1,90

Rau các loại

228,50

75,38

153,12

3,03

Dƣa hấu

144,00

69,98

74,02

2,06

Nguồn: Tổng hợp số liệu đ ều tr năm 2020

3.2.2. Hiệu quả xã hội
Đánh giá một loại hình sử dụng đất đem lại hiệu quả nhƣ thế nào về mặt xã hội là khơng
đơn giản, bởi vì những tác động lên các mặt xã hội là rất phức tạp, quy mô rộng, và liên quan
đến nhiều chỉ số. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả chỉ tập trung vào đánh giá hiệu quả về mặt
xã hội thông qua số công và giá trị ngày công lao động. Kết quả cho thấy loại hình trồng dƣa hấu
tạo ra ít công lao động với chỉ 90 công/ha nhƣng giá trị đem lại từ một ngày công lao động là lớn
nhất so với các loại hình sử dụng đất khác. Dƣa hấu là loại cây trồng không yêu cầu quá nhiều sự
chăm sóc và thời gian trồng cũng tƣơng đối nhanh so với một số cây trồng khác. Bên cạnh đó, thu
nhập biên từ dƣa hấu là khá cao (74,02 triệu/ha) nên giá trị ngày cơng đạt đƣợc do đó cũng cao với
296.080 đồng/ngày. Loại hình trồng rau tạo ra cơng lao động lớn nhất với 350 công do nhu cầu cần
chăm sóc nhiều. Giá trị mỗi ngày cơng của loại hình này là 274.058 đồng/ngày, xấp xỉ với ngày
cơng trồng dƣa hấu. Lúa, mặc dù cũng tạo ra nhiều công lao động (270 công) tuy nhiên giá trị ngày
công lao động lại thấp nhất, chỉ bằng ¼ của loại hình dƣa hấu và rau các loại. Điều này là do thu
nhập biên hay lãi gộp từ lúa là thấp nhất trong các loại hình sử dụng đất của xã.
346

|


TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Bảng 8. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp của xã
(tính trên 1 ha)
ao động

Loại hình

Ngày cơng lao động

sử dụng đất


(Cơng)

(đồng/ngày)

Cây lúa 2 vụ

270

70.125

Cây lạc

130

182.619

Cây sắn

120

175.105

Cây ngô

70

214.706

Rau các loại


350

274.058

Dƣa hấu

90

296.080

Nguồn: Tổng hợp số liệu đ ều tr năm 2020
3.2.3. Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trƣờng đƣợc đánh giá thông qua việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV.
Việc sử dụng vừa phải các hóa chất nơng nghiệp đáp ứng đƣợc nhu cầu của từng loại cây trồng,
vừa làm cho cây phát triển tốt nhất vừa không gây ra các tồn dƣ trong đất, gây hại cho sự hệ sinh
thái và độ màu mỡ của đất cũng nhƣ cản trở đến sự phát triển của cây. Nhƣ vậy, việc bón phân
vừa phải theo nhu cầu của từng loại cây là điều kiện tối ƣu nhất cho một nền nông nghiệp phát
triển bền vững. Qua kết quả phỏng vấn cho thấy, nông dân ở xã Triệu Độ bón phân và thuốc
BVTV với mức trung bình trong q trình trồng lúa, lạc, sắn, ngơ và dƣa hấu. Tuy nhiên, nông
dân đã sử dụng một lƣợng rất lớn phân bón hóa học và thuốc BVTV, vƣợt quá ngƣỡng khuyến
cáo trong quá trình trồng các loại rau. Vì vậy, hiệu quả mơi trƣờng đối với loại hình trồng rau
cho kết quả thấp nhất (Bảng 9).
Bảng 9. Hiệu quả mơi trƣờng của các loại hình sử dụng đất
Loại hình

Phân bón

Thuốc BVTV


Điểm đánh giá

Cây lúa 2 vụ

1

2

3

Cây lạc

2

2

4

Cây sắn

2

2

4

Cây ngơ

2


2

4

Rau các loại

1

1

2

Dƣa hấu

2

2

4

sử dụng đất

Nguồn: Tổng hợp số liệu đ ều tr năm 2020
347

|


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC


Điểm tổng hợp của ba chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trƣờng đều cho
thấy rằng lúa cho hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thấp nhất trong 6 loại hình đất nơng nghiệp
đang đƣợc sử dụng của xã. Ngƣợc lại, nhìn chung rau các loại là loại hình sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp đem đến hiệu quả cao nhất của xã nhƣng lại ảnh hƣởng theo hƣớng bất lợi tới mơi
trƣờng do việc lạm dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV.
Bảng 1 . Đánh giá chung hiệu quả sử dụng các loại hình đất sản xuất nơng nghiệp
Loại hình sử
dụng đất
Cây lúa 2 vụ
Cây lạc
Cây sắn
Cây ngô
Rau các loại
Dƣa hấu

Hiệu quả
kinh tế
5
5
5
5
8
5

Hiệu quả
xã hội
2
3
3
4

6
4

Hiệu quả
môi trƣờng
3
4
4
4
2
4

Tổng điểm
10
12
12
13
16
13

Đánh giá
chung
Trung bình
Trung bình
Trung bình
Trung bình
Cao
Trung bình

3.3. Đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp

Dựa trên tình hình thực tế hiện nay của xã Triệu Độ, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp
nhằm giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của xã nhƣng vẫn đảm bảo nguồn an ninh lƣơng thực
của địa phƣơng và quốc gia.
Phát triển bền vững diện tích lúa chất lƣợng cao bằng cách nhân rộng mơ hình sản xuất lúa
theo hƣớng canh tác tự nhiên (sử dụng giống lúa chất lƣợng HC95 với quy mơ khép kín) cho
năng suất cao và giá trị kinh tế gấp 2 lần so với canh tác thông thƣờng. Địa phƣơng cần hỗ trợ
giống, kỹ thuật và kết nối tiêu thụ sản phẩm giúp nông dân. Khi năng suất lúa tăng thì có thể
chuyển đổi một số diện tích manh mún từ trồng lúa sang trồng màu. Luân canh tăng vụ giữa lúa
và một số loại rau màu cũng là một giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các loại hình sử dụng đất,
vừa tăng thu nhập cho nơng dân vừa tạo ra nhiều ngày công lao động.
Bên cạnh đó, các cán bộ xã cũng cần phải xây dựng các mơ hình bón phân hợp lý đối với
từng loại cây trồng và hƣớng dẫn bà con nơng dân bón phân đúng liều lƣợng và đúng cách, tránh
lạm dụng phân bón mà đặc biệt là thuốc BVTV, có thể thay thế phân bón hóa học bằng bón phân
hữu cơ thay thế. Các cán bộ xã nên thƣờng xuyên tiếp xúc với nơng dân để nắm bắt tình hình sản
xuất và những khó khăn mà bà con nơng dân đang đối mặt để cho các lời khuyên kịp thời và hợp
lý. Đặc biệt, cán bộ xã cần làm việc trực tiếp đối với các hộ gia đình đang trồng rau các loại trên
địa bàn xã để nâng cao nhận thức về hậu quả của việc lạm dụng các hóa chất nơng nghiệp nhƣ
hiện nay, tránh ảnh hƣởng đến sức khỏe của cộng đồng khi tiêu thụ các loại rau không đảm bảo.
Để hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu cho các vụ rau màu, các cán bộ có thể đề xuất nông dân
trồng xen kẽ với hành tăm. Đây là một biện pháp khá hiệu quả để giảm sâu cho rau màu.
Xã cần có các chính sách giúp các hộ gia đình đƣợc vay vốn với lãi suất thấp và thời gian
vay kéo dài, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân an tâm đầu tƣ vào sản xuất, đạt đƣợc hiệu quả
kinh tế tối ƣu.
348

|


TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU


4. KẾT LUẬN
Với quỹ đất sản xuất nông nghiệp là 576,04 ha (chiếm 56,12% tổng diện tích tự nhiên), về
cơ bản xã đã tận dụng triệt để quỹ đất này vào sản xuất. Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp đang
có xu hƣớng giảm dần do chuyển đổi sang các mục đích sử dụng phi nơng nghiệp. Xã có 6 loại
hình sử dụng đất chính gồm lúa, ngơ, dƣa hấu, lạc, rau các loại, và sắn. Trong đó, loại hình trồng
rau các loại đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao nhất. Giá trị sản xuất (GO) thu đƣợc từ trồng
rau đem lại 228,50 triệu đồng/ha và lãi thu đƣợc là 153,12 triệu đồng/ha. Số ngày công lao động
và giá trị ngày cơng cho loại hình này cũng đạt mức cao hơn các cây trồng khác với 350 công và
274.058 đồng/ngày. Tuy nhiên, loại hình này lại gây tác động xấu đến mơi trƣờng do việc lạm
dụng các phân bón hóa học và thuốc BVTV trong sản xuất.
Lúa mặc dù là loại hình đem lại hiệu quả kinh tế thấp tuy nhiên loại hình sử dụng đất này
vẫn cần phải đƣợc duy trì để đảm bảo nguồn an ninh lƣơng thực cho địa phƣơng và quốc gia. Để
nâng cao hiệu quả kinh tế cho lúa, các giống mới cho năng suất cao và có khả năng chống chịu
tốt với thời tiết khắc nghiệt ở đây cần đƣợc nghiên cứu và áp dụng. Để tăng thu nhập, cải thiện
cuộc sống cho ngƣời nơng dân, bên cạnh việc duy trì sản xuất lúa, ngƣời nơng dân có thể kết hợp
trồng rau các loại theo mùa vụ, áp dụng các mơ hình tiêu chuẩn để đảm bảo các sản phẩm rau
sạch, an toàn, và chất lƣợng. Phát triển theo xu hƣớng sản xuất rau an tồn có thể là một định
hƣớng giúp xã phát triển trong thời gian tới và thu hút các doanh nghiệp thu mua sản phẩm sạch
bán đến tay ngƣời tiêu dùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Khắc Việt Ba, Đỗ Văn Chinh, Phạm Bích Tuấn, Đỗ Văn Nhạ (2016), Thực
trạng và hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Tạp chí Khoa h đất, 48.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2014), Thông tƣ số 24/2014/TT-BTNMT về Quy định về
hồ sơ địa chính, ban hành ngày 19/05/2014. Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2014), Thông tƣ số 28/2014/TT-BTNMT về Quy định về
thống kê, kiểm kê Đất đ và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, ban hành ngày 02/06/2014. Hà Nội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2014), Thông tƣ số 30/2014/TT-BTNMT về Quy định về
hồ sơ g o đất, o t uê đất, chuyển mụ đ
sử dụng đất, thu hồ đất, ban hành ngày

02/06/2014. Hà Nội.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2014), Thông tƣ số 52/2014/TT-BNNPTNT về Hướng
dẫn thực hiện một số nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Quyết định số 2621/QĐTTg của Thủ tƣớng Chính phủ, ban hành ngày 29/12/2014.
6. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành một số
đ ều của Luật Đất đ , ban hành ngày 15/05/2014. Hà Nội.
7. Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (23/08/2020). Xây dựng
án
đồng mẫu lớn tại các vùng trồng lúa chủ yếu. Khai thác từ
/>349

|


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

8. Cổng thông tin điện tử huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị (23/08/2020), Triệu Phong:
Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động. Khai thác từ />9. Nguyễn Quốc Nghi (2016), Đánh giá hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất lúa trong
cánh đồng mẫu lớn ở tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa h c và Công nghệ, 2, 17-21.
10. Đỗ Văn Nhạ, Nguyễn Thị Phong Thu (2016), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Ân Thi, tỉnh Hƣng Yên. Tạp chí Khoa h c Nơng nghiệp Việt Nam, 14
(12), 1934-1944.
11. Phịng Tài ngun và Mơi trƣờng huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị (2020), Báo cáo
thuyết minh quy hoạch sử dụng đất xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị giai đoạn
2015 - 2020.
12. Quốc hội (2013), Đất đ

2013. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

13. Đặng Kim Sơn, Trần Công Thắng (2001), Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nơng nghiệp ở
một số nƣớc Đơng Nam . Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, 274, 60 - 69.

14. Trang thông tin điện tử xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị (26/6/2020),
Khai thác từ />15. UBND xã Triệu Độ (2010), Thuyết minh tổng hợp quy hoạch phát triển nông thôn mới
của xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
16. UBND xã Triệu Độ (2015), Báo cáo thống kê, kiểm kê diện tích đất đ
xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

năm 2015 ủa

17. UBND xã Triệu Độ (2016), Báo cáo thống kê, kiểm kê diện t
xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

đất đ

năm 2016 ủa

18. UBND xã Triệu Độ (2017), Báo cáo thống kê, kiểm kê diện t
xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

đất đ

năm 2017 ủa

19. UBND xã Triệu Độ (2018), Báo cáo thống kê, kiểm kê diện t
xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

đất đ

năm 2018 ủa

20. UBND xã Triệu Độ (2019), Báo cáo thống kê, kiểm kê diện t

xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

đất đ

năm 2019 ủa

21. UBND xã Triệu Độ (2019), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hộ năm 2019 và kế
hoạch phát triển kinh tế xã hộ năm 2020.
22. UBND huyện Triệu Phong (2019), Niên giám thống kê năm 2019 uyện Triệu Phong,
tỉnh Quảng Trị.

350

|


TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

EVALUATION OF AGRICULTURAL LAND USE EFFICIENCY IN TRIEU DO
COMMUNE, TRIEU PHONG DISTRICT, QUANG TRI PROVINCE
FOR THE 2015 - 2019 PERIOD
Nguyen Thuy Phuong*, Truong Trung Thanh, Tran Thi Anh Tuyet
University of Agriculture and Forestry, Hue University
Contact email:
ABSTRACT
Economic, social, and environmental efficiencies of Land use types in Trieu Do commune, Trieu
Phong district, Quang Tri province from 2015 to 2019 were evaluated in this research. The results showed
that the land use for growing vegetables had significantly higher economic and social efficiencies than
other land use types. The gross margin of this land use type was 153.12 million VND/ha and the daily
wage was 274,058 VND. However, this type was causing negative effects on environment and

community health as a consequence of overusing fertilizers and pesticides. In addition, watermelon also
had relatively high economic, social, and environmental efficiencies thus it was suitable for cultivation.
Although rice brought a moderately low economic efficiency, this type of crop still needs growing to
ensure national food security. Therefore, to enhance income and improve livelihoods of households who
practice rice-intensive cropping, growing vegetables and watermelon crops in the period of two rice
harvests can be an appropriate solution.
Keywords: Agricultural land use efficiency; Land use type.

351

|



×