TRƯỜNG…
KHOA …
TIỂU LUẬN
TRÌNH BÀY CÁC KHÁI NIỆM VỀ DÂN SỐ? MỐI QUAN
HỆ GIỮA DÂN SỐ VỚI NGUỒN NHÂN LỰC VÀ VIỆC
LÀM? LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM?
Họ tên học viên:…………………….
Lớp:…………….,
- 2022
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
TRÌNH BÀY CÁC KHÁI NIỆM VỀ DÂN SỐ. MỐI
I.
QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ VỚI NGUỒN NHÂN LỰC
1
2
2
VÀ VIỆC LÀM
1.1.
1.2.
II.
2.1.
2.2.
Khái niệm dân số
Mối quan hệ giữa dân số với nguồn nhân lực và việc làm
LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM
Tình hình dân số ở Việt Nam hiện nay
Mối quan hệ giữa dân số với nguồn nhân lực và việc làm ở
Việt Nam hiện nay
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2
5
11
11
14
22
23
MỞ ĐẦU
Dân số và phát triển kinh tế - xã hội là một trong những vấn đề từ lâu đã thu
hút nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Cách đây hơn 200 năm, giáo sư sử
học người Anh Thomas Malthus lần đầu tiên đã đề cập đến vấn đề này một cách rõ
ràng và có hệ thống nhất trong quyển “Bàn về nguyên tắc dân số” trong lúc dân số
thế giới chưa đầy 1 tỷ người. Từ khi xảy ra hiện tượng “bùng nổ dân số”, vấn đề
dân số khơng cịn là của riêng của một quốc gia nào, mà là của cả thế giới mang
tính tồn cầu, thách thức nhân loại, địi hỏi nhân loại phải có thái độ nghiêm túc
hơn trong việc nghiên cứu và xử lý mối quan hệ giữa dân số và phát triển.
Dân số vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội, do đó,
cơng tác dân số ln là một trong những vấn đề rất được quan tâm của nhiều
quốc gia trên thế giới ở mọi thời đại bởi dân số và phát triển có mối quan hệ mật
thiết, khăng khít, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau trong xã hội. Muốn tăng trưởng và
phát triển kinh tế - xã hội phải dựa vào yếu tố cơ bản là nguồn nhân lực, mà
nguồn nhân lực lại gắn liền với sự biến đổi dân số về cả số lượng và chất lượng;
đồng thời sự biến đổi dân số còn thúc đẩy quá trình phát triển nguồn nhân lực.
Nâng cao chất lượng dân số sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao góp phần phát triển nhanh, bền vững của mỗi quốc gia, mỗi đất
nước. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề “Trình bày các khái niệm về dân số? Mối
quan hệ giữa dân số với nguồn nhân lực và việc làm? Liên hệ thực tiễn ở Việt
Nam?” làm đề tài tiểu luận có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
3
NỘI DUNG
I. TRÌNH BÀY CÁC KHÁI NIỆM VỀ DÂN SỐ. MỐI QUAN HỆ
GIỮA DÂN SỐ VỚI NGUỒN NHÂN LỰC VÀ VIỆC LÀM
1.1. Khái niệm dân số
Theo quan điểm chính thống, dân số là đại lượng tuyệt đối con người trong
một đơn vị hành chính (xã, phường, huyện, tỉnh, vùng) hay một quốc gia, một
châu lục hoặc cả hành tinh chúng ta tại một thời điểm nhất định.
Ở đây, chúng ta cần phân biệt giữa dân số và dân cư, dân số với số dân.
Dân cư là những tập hợp người sống trên một lãnh thổ được đặc trưng bởi kết
cấu và các mối quan hệ qua lại với nhau xét về mặt kinh tế, bởi tính chất của
việc phân cơng lao động và cư trú theo lãnh thổ. Còn số dân chỉ biểu thị đơn
thuần về mặt số lượng của dân số.
Dân số không phải là một số lượng con người được cộng lại một cách
giản đơn như toán học, mà là một cộng đồng người sống trên một lãnh thổ tại
một thời điểm xác định. Vì thế, khái niệm dân số không chỉ biểu thị về mặt số
lượng, mà còn hàm chứa mặt chất lượng như kết cấu, sự phân bố, trình độ văn
hóa... Theo C.Mác và Ph.Ăngghen dân số với cả số lượng và chất lượng của nó
chính là “những cá nhân con người sống”. Theo cách hiểu triết học thì “dân số là
số lượng người làm ăn sinh sống trong một vùng lãnh thổ nhất định nào đó: một
quốc gia, một địa phương... Vấn đề dân số bao gồm nhiều mặt như số lượng,
chất lượng dân cư, mật độ dân cư, sự gia tăng dân số, sự phân bố dân cư theo
lãnh thổ” [4, tr.422].
Nếu xem xét về mặt số lượng của dân số, theo quan điểm triết học, đó là:
Số lượng dân cư, mật độ dân cư là thể hiện sức mạnh về lượng của dân số, theo
nghĩa: số người càng đông, sức mạnh càng lớn. Thực chất đây là sức mạnh được
tính theo cơ bắp, sức mạnh thuộc về thể lực của con người. Sức mạnh về lượng
của dân số phụ thuộc rất lớn vào trình độ tổ chức, quản lý, vào sự đồn kết.
Sức mạnh về chất lượng của dân số là sự thể hiện sức mạnh trí lực của
con người, lao động trí tuệ như kỹ năng, kỹ xảo, năng lực thực hành những hoạt
động có hàm lượng khoa học cao, sự thơng minh nhạy bén, ý chí nghị lực. Sức
4
mạnh về chất của dân số phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng cuộc sống, vào trình
độ giáo dục, dân trí, vào truyền thống văn hóa, vào trình độ phát triển của khoa
học cơng nghệ.
Kết cấu của dân số có thể phản ánh thành phần, thể trạng về mặt sinh học
của dân cư ở một lãnh thổ nào đó: có thể là thành phần kết cấu theo độ tuổi hoặc
theo giới tính. Kết cấu dân số cũng cịn bao hàm cả những thành phần thuộc tính
xã hội của dân cư trên một địa bàn lãnh thổ nào đó. Người ta thường xem xét kết
cấu này theo các tiêu chí dân tộc, quốc tịch hoặc là theo lao động, nghề nghiệp
xã hội, trình độ văn hóa...
Xem xét sự phân bố của dân số với tính cách là một hiện tượng xã hội có
tính quy luật - dân số học thường đề cập đến nguyên nhân di chuyển dân số, các
hình thức quần cư và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi hình thức cư trú của
con người - trong đó có các yếu tố tự nhiên như nước, khơng khí, khí hậu, đất
đai... và các yếu tố kinh tế, xã hội và lịch sử...
Dân số là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ mơn, nhiều ngành khoa
học, trong đó có bộ mơn dân số học. Thuật ngữ dân số học xuất hiện lần đầu tiên
với tư cách như là một thuật ngữ khoa học vào năm 1855 trong một cuốn sách
nhan đề “Các thành phần thống kê của con người” của nhà khoa học Pháp
A.Ghiarơ. Dân số học có nhiệm vụ nghiên cứu quá trình tái sản xuất dân cư
trong điều kiện lịch sử xã hội cụ thể trên một lãnh thổ nhất định. Dân số học tìm
hiểu tính quy luật và những điều kiện xã hội liên quan đến việc sinh, tử, hôn
nhân, chấm dứt hôn nhân, tái sản xuất dân cư trong mối quan hệ thống nhất biện
chứng của quá trình này.
Trong cuốn “Triết học xã hội” của A.G.Xpirkin lại dùng khái niệm “hệ
thống dân số”. Theo ông, “một nhân tố tự nhiên nữa của sự phát triển xã hội loài
người là dân cư, là sự thường xuyên tái sản xuất con người với tính cách là
những cá thể xã hội, tái sản xuất cuộc sống con người, tái sản xuất giống người.
Điều này được thực hiện trong khuôn khổ của hệ thống dân số của xã hội...” [1,
tr.68]. Theo cách này, ta lại có thể hiểu dân số không chỉ đơn thuần là một hiện
5
tượng xã hội đơn lẻ, mà là một hệ thống xã hội. Tuy nhiên ông lại coi dân số chỉ
là dân cư.
Trong “Từ điển triết học giản yếu” viết: “Dân cư là toàn bộ người
thường trú trong một khoảng thời gian lịch sử nhất định trên một địa bàn (một
nước, một miền hay một địa điểm của một nước, một vùng nhiều nước, hoặc cả
thế giới). Dân cư không phải là một khái niệm trừu tượng, một tổng số cư dân,
mà là một tổng thể; cấu trúc của nó do một hình thái kinh tế - xã hội nhất định
quyết định” [5, tr.113-114].
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin thường xem xét dân số gắn
với việc xem xét các nhu cầu hoạt động và nhu cầu sống của con người. Vì thế
mỗi khi nói đến dân số, các ơng thường xem xét nó trong mối quan hệ với nhu
cầu, nhất là sự gia tăng dân số thường kéo theo sự gia tăng nhu cầu. Theo chúng
tôi, đây là một cách xem xét mối quan hệ giữa dân số và phát triển. Phát triển
chính là q trình giải quyết các nhu cầu chân chính của con người, và hơn thế
nữa, chính là quá xem xét và giải quyết mối quan hệ của những con người đang
hoạt động, đang sống với những điều kiện, cả những điều kiện tự nhiên và điều
kiện xã hội của sự hoạt động đó. Vì thế, khi đề cập đến việc nghiên cứu phương
thức mà con người sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, các ơng nói:
“Khơng nên nghiên cứu phương thức sản xuất ấy đơn thuần theo khía cạnh nó là
sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác của các cá nhân. Mà hơn thế, nó đã là một
hình thức hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất định
của sự biểu hiện đời sống của họ, một phương thức sinh sống nhất định của họ”
[2, tr.269] và “Những cá nhân biểu hiện đời sống của họ như thế nào thì họ là
như thế ấy; do đó họ là như thế nào, điều đó ăn khớp với sản xuất của họ, với
cái mà họ sản xuất ra cũng như với cách mà họ sản xuất. Do đó, những cá nhân
là như thế nào, điều đó phụ thuộc vào những điều kiện vất chất của sự sản xuất
của họ” [2, tr.269].
Ở đây, chúng ta cũng cần xem xét cả mối quan hệ giữa các nhu cầu với
dân số và các mối quan hệ xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra mối quan hệ
kéo theo đó: “...những nhu cầu đã tăng lên đẻ ra những quan hệ xã hội mới và
6
dân số đã tăng lên đẻ ra những nhu cầu mới” [2, tr.288] và vì thế khơng xem xét
sự phát triển chỉ trong quá trình giải quyết các nhu cầu, mà cịn trong q trình
giải quyết các quan hệ xã hội kéo theo bởi các nhu cầu đó.
Đối với triết học, nghiên cứu dân số chính là nghiên cứu một trong ba
yếu tố cấu thành tồn tại xã hội: tự nhiên, phương thức sản xuất và dân số. C.Mác
và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: “Tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại thì dĩ
nhiên là sự tồn tại của những cá nhân con người sống. Vì vậy, điều đầu tiên cần
phải xác định là tổ chức cơ thể của những cá nhân ấy và mối quan hệ mà tổ chức
cơ thể ấy tạo ra giữa họ với phần còn lại của tự nhiên” [2, tr.268]. Theo quan
điểm đó thì “những cá nhân con người sống” chính là dân số với cả các yếu tố
số lượng và chất lượng của nó. Vấn đề là chúng ta nghiên cứu dân số để giải
quyết mối quan hệ giữa sự phát triển của dân số, của các “cá nhân con người
sống” với sự phát triển của xã hội nói riêng và cả tồn tại xã hội nói chung;
nghiên cứu sự phát triển của dân số trong mối quan hệ biện chứng của nó với sự
phát triển.
1.2. Mối quan hệ giữa dân số với nguồn nhân lực và việc làm
Từ hàng chục thế kỷ trước Công nguyên, dân số đã là mối quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu. Sự quan tâm ấy lúc đầu cũng chỉ dừng lại ở các câu hỏi
và câu trả lời một cách trực quan, cảm tính; đơi khi lẫn với các truyền thuyết,
các huyền thoại mang đậm màu sắc tơn giáo. Sau đó dần dần hình thành các học
thuyết mang tính hệ thống hơn, khoa học hơn.
Cách đây khoảng 4000 năm, trong xã hội Ai Cập, Hy Lạp cổ đại, con
người đã chú ý đến vấn đề sinh đẻ, nhân khẩu và ảnh hưởng của dân số đến sự
phát triển của xã hội, con người. Các nhà hiền triết của Ai Cập cổ đại như
Hippocrat, Platôn, Aristốt, Dioscoris đã nhiều lần quan tâm, luận bàn đến vấn đề
dân số. Tư tưởng của họ là muốn duy trì một dân số ổn định xuất phát từ chính
trị và xã hội hơn là từ kinh tế.
Thời kỳ của các ông, chế độ sở hữu và sự phân chia đất đai đã khơng cho
phép có một sự gia tăng dân số với tốc độ cao. Trong khi của cải làm ra tăng
khơng nhiều, thì việc giới hạn dân số là một ý tưởng không thể chấp nhận được.
7
Tư tưởng kinh tế của những người Hy lạp thời đó cịn rất đơn giản. Khi muốn ấn
định dân số sống trong một đô thị lý tưởng, Platôn (427-347 tr.CN) đã chỉ nhằm
vào người Hy Lạp tự do mà không chú ý tới kiều dân ở đô thị Hy Lạp cổ và
những người nơ lệ là những người có thể sinh đẻ tùy ý. Ơng đã khơng quan tâm
đến khía cạnh giữ cân bằng giữa số người cần phải nuôi và nguồn lực sẵn có của
nơng nghiệp và cho rằng: người ta thường đo sức mạnh của một quốc gia bằng
số dân, vì thế người ta thường quan tâm đến số lượng dân cư hơn là chất lượng
của nó. Theo Platôn: cường quốc và quốc gia đông dân không phải là một. Trong
“Luật pháp luận” của mình, ơng tun bố con số công dân của một quốc gia chỉ
nên ấn định là 5.040 người. Để duy trì dân số ở mức đó, các vị thẩm phán cần
quy định độ tuổi và số phơi ngẫu; và nhất là: cần khuyến khích hay kìm chế sự
sinh đẻ bằng phần thưởng hay trừng phạt, và loại trừ số thặng dư nếu có bằng
phương pháp lưu đày cưỡng bách
Arixtốt (384-322 tr.CN) - là một học trị và cũng là người có quan điểm
gần gũi với Platôn trong lĩnh vực dân số, khi quan niệm rằng, đơ thị phát triển có
căn ngun từ gia đình. Ơng đề nghị cần có một tổ chức bình đẳng về xã hội để
tránh xuất hiện một giai cấp người nghèo. Theo ông, dân số gia tăng là một yếu
tố của sự bần cùng hóa, vì thế số lượng dân cư trong một đơ thị cần phải ổn
định, tương thích với một không gian hợp lý. Cái cốt yếu của đơ thị là tự nó phải
đủ với nó. Đơ thị khơng nên q nhỏ vì nó cản trở sự phân công lao động xã hội
và các hoạt động kinh tế cần thiết khác nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị dân.
Nhưng nếu số lượng dân cư quá lớn sẽ dẫn tới một số lượng người nghèo đông
đúc, việc quản lý đơ thị sẽ trở nên khó khăn hơn và có nguy cơ rối loạn. Từ quan
điểm bảo đảm một dân cư hợp lý đó, ơng cho rằng cần có một luật pháp để tạo
ra một loạt các biện pháp giảm sinh như làm trụy thai hoặc cần trao cho các vị
thẩm phán quyền ra lệnh phá thai hay giết trẻ em bằng cách vứt những đứa trẻ
ngoài mong muốn vào lửa để kiểm soát số dân.
Trong tư tưởng triết học phương đơng cổ đại, người ta cịn nhắc đến tư
tưởng của Lão Tử và Khổng tử. Lão Tử (thế kỷ thứ VI trước Công nguyên), nhà
triết học cổ đại Trung Quốc đã từng quan niệm nếu một quốc gia nhỏ bé thì sẽ có
8
cuộc sống hạnh phúc. Cịn Khổng Tử (551-497 trước Cơng nguyên) lại rất chú ý
đến vấn đề dân số; nhất là mối quan hệ giữa dân số và tài nguyên mơi trường. Ơng
cho rằng giữa số dân và diện tích đất đai có mối quan hệ cân đối. Nếu tính cân
đối đó khơng được duy trì, chẳng hạn như dân số ít thì đất đai bị bỏ khơng, hoặc
là dân số thừa thì sẽ gặp nhiều khó khăn. Tư tưởng của Khổng Tử về mối quan
hệ giữa dân số và môi trường, sau này vào thế kỷ thứ XX đã được lý thuyết “dân
số tối ưu” phát triển, nâng cao.
Như vậy, ngay từ thời cổ đại, người ta cũng đã rất quan tâm đến dân số
trong quan hệ đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Nhiều nhà tư tưởng lớn
thời kỳ đó, đã xuất phát và dựa vào những điều kiện về chính trị, xã hội để quan
sát các q trình dân số. Các ơng khẳng định rằng, để ổn định xã hội cần phải ổn
định dân số. Trong các luận điểm của các ông đã chứa đựng nhiều nhân tố hợp
lý, trong đó có cả quan điểm cho rằng nhà nước phải quan tâm quản lý các quá
trình dân số. Tuy nhiên, những điều kiện lịch sử lúc đó chưa cho phép các ơng
tiến xa hơn nữa trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa dân số và phát triển; và
góc nhìn chủ yếu của các ơng chính là góc nhìn chính trị, xã hội...
Đến thời trung cổ, các quan điểm về dân số lại chịu sự chi phối bởi các
quan điểm của tôn giáo. Các quan điểm trong thời kỳ này, do bị ảnh hưởng của
nhà thờ, thường phủ nhận những ý tưởng của các nhà triết học thời cổ đại Hy
Lạp về dân số. Một mặt, họ thừa nhận sự gia tăng dân số là một thực tế không
tránh được, mặt khác, lại không xem xét dân số trong mối quan hệ với kinh tế,
chính trị, xã hội; mà xem nó như một hiện tượng tự nhiên, do ý muốn của đức
chúa trời hoặc một lực lượng thần bí nào đó, ngồi con người chi phối. Do đó,
họ phủ nhận hồn tồn những ảnh hưởng của việc gia tăng dân số đối với đời
sống kinh tế chính trị, văn hóa của con người, và sự can thiệp của con người vào
quá trình gia tăng dân số.
Trong thời kỳ Phục hưng (thế kỷ XV - XVI) phải kể đến tư tưởng dân số
của chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa trọng nông. Chủ nghĩa trọng thương
cho rằng, dân số tăng cao sẽ kích thích sự phát triển về kinh tế, và dân số đông
là biểu hiện sự cường thịnh của một quốc gia. Chẳng hạn, Jean Bodin (15309
1596) - nhà chính trị Pháp, một tác giả điển hình của chủ nghĩa trọng thương Pháp
đã cho rằng: “Chỉ có thể giàu có và có sức mạnh bằng những con người”. Vì thế,
chủ nghĩa trọng thương tích cực ủng hộ việc tăng nhanh dân số, tạo điều kiện để
cho số dân cư của một nước tăng lên, nhất là tăng nhanh những người thợ thủ
công tài giỏi, kể cả là người nước ngồi. Thậm chí như ở nước Pháp có giai
đoạn chính phủ khuyến khích kết hơn sớm và bảo vệ những gia đình đơng con.
Ngược lại, chủ nghĩa trọng nông lại không xem dân số đông là một yếu
tố hùng cường của một quốc gia. Họ nhấn mạnh vai trò của lương thực, thực
phẩm và sự phát triển của nơng nghiệp nói chung; rằng khối lượng lương thực,
thực phẩm nói riêng và sự giàu có của cải xã hội nói chung cùng với lối sống và
phong tục xã hội sẽ chi phối, quy định sự sinh sôi, nảy nở của con người. Đến
lượt nó, chính dân số sẽ tự điều chỉnh cho phù hợp với sự gia tăng của lương
thực, thực phẩm. Cuối thế kỷ XVI, Botero - người Ý, cho rằng: sự thiếu thực
phẩm sẽ hạn chế việc sinh sơi nảy nở của lồi người, nhưng nguy cơ này có thể
tránh được, nhờ vào các biện pháp di dân và sự tăng gia sản xuất.
Như vậy thời kỳ này tồn tại hai trường phái khác nhau về dân số: một
trường phái thì coi trọng sự gia tăng dân số; một trường phái thì coi trọng sự
phát triển lương thực, thực phẩm.
Xem xét tư tưởng dân số cuối thế kỷ thứ XVIII, đầu thế kỷ thứ XIX
chúng ta cần nghiên cứu sự ra đời và những nội dung cơ bản của học thuyết dân
số của Thomas Rôbơt Malthus. Thomas Rôbơt Malthus (1766-1834) - một nhà
kinh tế học và mục sư người Anh, vào năm 1798 đã công bố học thuyết nổi tiếng
của mình về mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế. Trong quyển sách
“Bàn về dân số” ông cho rằng, các quy luật tự nhiên quyết định tính tất yếu của
sự khơng phù hợp ngày càng lớn giữa nhịp điệu gia tăng dân số và nhịp điệu
tăng tư liệu sinh hoạt (lương thực và thực phẩm...). Ơng chứng minh quy luật đó
về mặt tốn học, mà theo đó thì sở dĩ quần chúng nhân dân sống nghèo đói và
chịu đau khổ là do dân số tăng lên theo cấp số nhân, còn tư liệu sinh hoạt (lương
thực, thực phẩm...) chỉ tăng lên theo cấp số cộng.
10
Malthus là người đầu tiên chỉ ra mối tương quan giữa dân số tăng lên rất
nhanh với sự gia tăng của lương thực, thực phẩm và trong thực tế của sự phát
triển của các thế kỷ nối tiếp đã chứng minh điều đó. Hơn thế nữa ý kiến của ơng
cũng là một lời khuyên cáo cho toàn thể loài người về một tai họa cần tránh. Tuy
nhiên, có nhiều ý kiến khác nhau trong việc đánh giá Malthus. Khi đánh giá rõ
ràng, chúng ta cần dựa trên tính chất và hồn cảnh lịch sử của thời đại mà ơng
đang sống. Trong các biện pháp mạnh mẽ của ơng có thể có những sai lầm, nhất
là khi ơng cho rằng: cần phải tạo ra các điều kiện để cho các tác động của tự
nhiên gây ra cái chết, cần phải khuyến khích một cách thật lịng những lực lượng
tàn phá khác của tự nhiên với mục đích hạn chế sự gia tăng dân số... Có thể
những sai lầm của ơng bắt nguồn từ chỗ, trong hồn cảnh lịch sử mà ơng đang
sống, khơng thể nào tiên đốn được sức sản xuất lại mạnh đến như vậy. Điều
này được thấy rõ khi so sánh từ năm 1950 đến năm 1970, trong khi dân số tăng
40% thì tổng sản phẩm xã hội thế giới tăng 170%.
Vào thế kỷ XIX, các nhà triết học, các nhà xã hội học, các nhà kinh tế
học... lần lượt phê phán học thuyết dân số của Malthus. J.B. Say cho rằng: “Các
phương tiện sinh tồn tăng nhanh hơn dân số”. Emille Dukheim cho rằng, sự phát
triển dân số kéo theo nó là một sự thay đổi về chất lượng của xã hội. Các nhà tư
tưởng theo trào lưu xã hội chủ nghĩa lại cho rằng tổ chức xã hội là vấn đề hàng
đầu để giải quyết nạn “nhân mãn” chứ không phải là vấn đề điều chỉnh qui mô
dân số...
Sau này những người theo trường phái tân Malthus lại cho rằng, muốn
xóa bỏ sự nghèo đói, sự khơng phù hợp giữa tăng dân số và tăng của cải vật chất
thì chỉ có một biện pháp làm giảm dân số xuống một cách mạnh mẽ bằng chiến
tranh, bằng bệnh dịch. Các nước nghèo sẽ khơng bao giờ có thể nâng cao được
thu nhập theo đầu người của mình trên mức tối thiểu, trừ phi họ đưa ra được các
biện pháp tránh thai để hạn chế việc gia tăng dân số. Nếu khơng có những biện
pháp như vậy thì chắc chắn sẽ xuất hiện những hiện tượng như: nạn đói, bệnh
tật, chiến tranh để thực hiện những nhiệm vụ này. Quan điểm này đã được
trường phái tân Malthus vào những năm đầu của thế kỷ XX tiếp tục phát triển.
11
Họ cho rằng không thể bảo đảm được thực phẩm cần thiết cho một dân cư ngày
càng tăng nhanh trên trái đất; vì thế sự nghèo đói, sa sút về đạo đức và tội ác
phát triển là tất yếu hợp quy luật.
Quan hệ giữa dân số và phát triển sau này cũng được trình bày trong lý
thuyết dân số tối ưu. Học thuyết dân số tối ưu xuất phát từ hai thực trạng trên thế
giới, nhiều quốc gia có số dân q đơng khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn,
tình trạng đói ăn diễn ra thường xuyên, nạn suy dinh dưỡng trở nên phổ biến.
Trong khi đó, ở một vài nơi, một vài quốc gia lại có mật độ dân số không cao,
dân cư thưa thớt. Cả hai trường hợp trên đều dễ gây nên những khó khăn trong
q trình phát triển kinh tế - xã hội. Từ hai thực trạng trên, lý thuyết dân số tối
ưu ra đời. Theo lý thuyết đó, một quốc gia muốn phát triển kinh tế - xã hội thuận
lợi cần phải có dân số phù hợp nhằm tiến tới một dân số hợp lý.
Hạn chế chủ yếu của lý thuyết dân số tối ưu là ở chỗ khơng tính đến
những biến động của kinh tế - xã hội. Thực tế đã cho thấy, một khi có sự tác
động của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, làm cho sản xuất phát triển không
ngừng, việc phát hiện ra các nguồn tài nguyên mới, các nguồn vật liệu mới đã
làm thay đổi một cách cơ bản cơ cấu lao động, thay đổi nhanh chóng năng suất
lao động tất yếu và điều đó làm thay đổi một cách cơ bản thu nhập bình qn
đầu người. Do đó, lý thuyết dân số tối ưu có ý nghĩa như một định hướng tổng
quát trong việc nghiên cứu quan hệ giữa dân số và phát triển.
Vào những thập niên cuối thế kỷ XX trước tình hình dân số thế giới gia
tăng mạnh mẽ, đặc biệt là sự gia tăng dân số ở các nước nghèo đã thu hút sự
quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhiều nhà chính trị trên thế giới. Năm 1954,
Hội nghị quốc tế về dân số đầu tiên được tổ chức tại Roma (Italia). Đến năm
1965 Hội nghị quốc tế về dân số lần thứ hai lại được triệu tập tai Belgrade (Liên
bang Nam Tư). Hai hội nghị này mang tính chất trao đổi chuyên ngành dưới sự
bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, tạo cơ sở tiền đề cho các kỳ họp sau này.
Hội nghị quốc tế về dân số lần thứ ba họp ở Bucarét (năm 1974) có 136
nước tham dự với quan điểm nổi bật: “Phát triển là viên tránh thai tốt nhất”. Tuy
nhiên, tại Hội nghị này vẫn còn bất đồng khá lớn giữa các dòng tư tưởng về dân
12
số và phát triển: Các quan điểm tơn giáo thì nhấn mạnh quyền được sống của
thai nhi, quyền sinh sản của con người; một số nước giàu có, có nhiều tài
nguyên thì cho rằng: giảm sinh gây trở ngại cho phát triển do không khai thác
hết các khả năng tự nhiên của con người. Nhiều nước cho rằng: nhất thiết phải
giảm sinh, bởi vì đó là điều kiện cơ bản của việc điều tiết mức gia tăng dân số.
Các nước đang phát triển cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm sự
phân phối công bằng hơn các nguồn lực kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới.
II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM
2.1. Tình hình dân số ở Việt Nam hiện nay
Dân số Việt Nam hiện nay ước tính khoảng hơn 85,2 triệu người; trung
bình mỗi năm tăng khoảng 1,1 triệu người. Theo ước tính, đến năm 2024, dân số
nước ta có khoảng 100 triệu người; đến năm 2050, có khoảng 115 triệu người,
và các chuyên gia hy vọng rằng dân số Việt Nam sẽ ổn định ở con số này.
Việt Nam là nước đông dân đứng thứ 13 trên thế giới, đứng thứ 2 trong
khu vực Đông Nam Á. Mật độ dân số nước ta là 254 người/km 2, cao gấp 5 lần
mật độ dân số các nước phát triển và cao gấp 2 lần mật độ dân số Trung Quốc nước đông dân nhất thế giới. Cho đến nay, trên thế giới chỉ có 4 nước có dân số
nhiều hơn và mật độ dân số cao hơn nước ta là Ấn Độ, Nhật Bản, Băng-la-đét và
Phi-líp-pin.
Chất lượng dân số Việt Nam, nhìn chung là thấp. Mặc dù dân số nước
ta khá trẻ, tỷ lệ người biết chữ và tuổi thọ cao, nhưng tỷ lệ suy sinh dưỡng ở trẻ
sơ sinh cao, dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai thiếu, chênh lệch mức sống giữa
các nhóm dân cư lớn, chất lượng lực lượng lao động thấp, đời sống người già
chưa được bảo đảm, chất lượng sống của người dân cịn thấp và có sự chênh
lệch giữa các vùng ... Chỉ số phát triển con người của Việt Nam mới đứng thứ
109 trong số 177 nước được so sánh.
Sau mấy chục năm thực hiện quyết liệt chính sách dân số - kế hoạch hóa
gia đình, cơng tác dân số đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng - được Liên
hợp quốc đánh giá là một quốc gia thành cơng trong cơng tác dân số và xóa đói
13
giảm nghèo. Việt Nam trở thành một khuôn mẫu trong các nước đang phát triển
thực hiện xuất sắc các công tác này. Tuy nhiên, những thành công về công tác
dân số của mới chỉ là bước đầu và chưa bền vững. Những thành công ấy mới thể
hiện ở những con số thống kê cân đo đong đếm về số lượng chứ chưa phải là
những chỉ báo tương quan các tiêu chí, các mức độ về chất lượng. Chính vì lẽ
đó, trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cần nhận diện một cách
chính xác thực trạng dân số nước ta hiện nay và những nét đặc trưng cơ bản của
nó, để có thể đưa ra những dự báo đúng về xu hướng biến đổi dân số trong thời
gian tới, và từ đó, xây dựng một chiến lược dân số mới phù hợp.
Dân số Việt Nam hiện nay là kết quả sự vận động và phát triển hàng nghìn
năm của tiến trình dân số, và vẫn tiếp tục biến đổi. Dân số nước ta có quy mơ
lớn, mật độ dày, và đang tiếp tục tăng Ước tính trung bình mỗi năm tăng
khoảng 1,1 triệu người; mức sinh giảm, mức chết thấp nhưng chưa ổn định. Cơ
cấu dân số trẻ nhưng đang bước vào thời kỳ quá độ chuyển sang tình trạng dân
số già - hiện số nguời 29 tuổi trở xuống chiếm 61,6% và số người 34 tuổi trở
xuống chiếm 70% dân số cả nước. Cơ cấu giới tính trẻ sơ sinh có những biểu
hiện mất cân đối nghiêm trọng - hiện 115 bé trai / 100 bé gái (mức chuẩn của thế
giới là 106 bé trai/ 100 bé gái); sự mất cân đối này còn diễn ra rất khác nhau ở
các vùng khác nhau. Tỷ lệ dân số đơ thị thấp so với mức trung bình của thế giới
và các nước khu vực, chỉ chiếm khoảng trên 26,5% dân số cả nước; dân số nơng
thơn có những đặc trưng rất khác biệt so với dân số đô thị. Mật độ dân số đông
nhưng phân bố không đều, chủ yếu tập trung vào các đô thị, hai đồng bằng sơng
Hồng và sơng Cửu Long, trong khi đó các vùng Tây Nguyên và vùng núi phía
bắc, dân cư hiện rất thưa thớt.
Di cư và tính biến động của dân số cao, chủ yếu là di cư tự do, tự phát, bất
thường - từ nông thôn ra thành thị, từ đồng bằng lên vùng núi, từ phía Bắc vào
phía Nam. Chất lượng dân số còn thấp, cả về sức khỏe, dinh dưỡng, chỉ số chiều
cao, cân năng, và trình độ văn hóa, kỹ năng sống..., nói chung là cả về thể lực,
trí lực và tâm lực. Gia đình hạt nhân chiếm ưu thế nhưng đang chịu nhiều áp lực
14
và đứng trước những thách thức mới như: ly hôn, chung sống không hôn nhân,
sinh con không giá thú, bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội (cờ bạc, tội phạm, mại
dâm, ma túy...). Các vấn đề sức khỏe sinh sản chưa được quan tâm đúng mức,
đặc biệt là sức khỏe sinh sản vị thành niên - Việt Nam được xem là một trong số
quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, số phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
cao, tỷ lệ trẻ vị thành niên quan hệ tình dục có xu hướng tăng nhanh, số người
nhiễm HIV/AIDS cao và tỷ lệ gái mại dâm cũng có xu hướng tăng nhanh.
Một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và bền vững cần dựa vào ba yếu
tố cơ bản là áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại và nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực. Quá trình phát triển nguồn lực con người là quá
trình làm biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu để ngày càng đáp ứng tốt
hơn yêu cầu của nền kinh tế. Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, chúng ta ngày càng nhận thức rõ vai trò quyết
định của nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao vốn là yếu tố vật
chất quan trọng đối với sự phát triển lực lượng sản xuất và tốc độ tăng trưởng kinh
tế. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực thường bắt đầu từ công tác quản lý dân số.
Quy mô và chất lượng dân số vừa phản ánh tiềm năng, sức mạnh về nguồn nhân
lực vừa là tiêu chí để xác định các chỉ tiêu phát triển của quốc gia đó.
Đối với Việt Nam, vấn đề đặt ra hiện nay là phải tiếp tục giảm tốc độ tăng
dân số đồng thời nâng cao chất lượng dân số. Việc giảm tỷ lệ sinh hợp lý có ảnh
hưởng tích cực đến thay đổi cơ cấu dân số, làm cho xã hội và bản thân hộ gia
đình có nhiều khả năng tích lũy, do đó quy mơ đầu tư cho sản xuất, kinh doanh
và khả năng sử dụng lao động tăng lên. Hiện nay, chất lượng dân số ở nước ta đã
được cải thiện đáng kể, nhưng cũng còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như:
chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần; chăm sóc y tế, mối tương quan giữa
con người với môi trường; phát triển về quy mô và chất lượng giáo dục; tốc độ
tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế; bảo đảm việc làm và thu nhập; sự bình
đẳng trong xã hội; hệ thống chính sách khuyến khích phát triển dân số hợp lý...
Vì vậy, để nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển bền vững và hội nhập thành
15
công vào nền kinh tế quốc tế, nước ta cần thực hiện quy hoạch giáo dục và đào
tạo phù hợp với cơ cấu lứa tuổi và nền kinh tế; tạo đủ cơng ăn việc làm cho
nhóm dân số trong tuổi lao động; kiểm soát, điều tiết và quản lý hiệu quả việc di
dân đơ thị trong q trình đơ thị hóa; giải quyết tốt vấn đề người cao tuổi, nhất là
ở độ tuổi từ 61 đến 69 - cịn có thể tham gia lao động, nhằm không ngừng cải
thiện các chỉ số phát triển con người, chỉ số phát triển giới, chỉ số nghèo đói, chỉ
số giáo dục...
2.2. Mối quan hệ giữa dân số với nguồn nhân lực và việc làm ở Việt
Nam hiện nay
Ở nước ta, công tác dân số luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, coi
đó là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là yếu tố cơ
bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và tồn xã
hội. Sự phát triển bền vững của đất nước chủ yếu trong tương lai dài hạn là dựa
vào năng suất lao động, tức là dựa vào chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng
dân số. Đó là yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. 35
năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt được nhiều thành
tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, trong đó, có cơng tác dân số của Việt Nam đã đạt
được nhiều thành tựu đáng khích lệ, góp phần to lớn vào cơng cuộc xây dựng và
phát triển đất nước.
Trong mối quan hệ giữa dân số với nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay,
chúng ta thấy rằng nguồn nhân lực của Việt Nam đang ngày càng tăng cùng với
sự gia tăng của dân số. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến năm 2020,
quy mô dân số cả nước ước đạt 97,58 triệu người, trong đó lực lượng lao động
từ 15 tuổi trở lên khoảng 54,6 triệu người, chiếm gần 65% so với quy mơ dân số
cả nước. Trung bình mỗi năm có khoảng 500 nghìn người gia nhập lực lượng lao
động. Riêng trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lực lượng lao
động từ 15 tuổi trở lên ước giảm 1,2 triệu người so với năm 2019, chủ yếu là do
sự sụt giảm ở khu vực nông thôn (giảm hơn 1,1 triệu người). Trong số lực lượng
lao động năm 2020, có 53,4 triệu người đang làm việc, trên 1 triệu người thất
16
nghiệp; khoảng 17,3 triệu người (số liệu năm 2018 và 2019) khơng hoạt động
kinh tế vì các lý do khác nhau.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB, 2020), chỉ số vốn nhân lực (HCI) của Việt
Nam đã tăng từ 0,66 lên 0,69 trong 10 năm 2010 - 2020. Chỉ số vốn nhân lực của
Việt Nam tiếp tục cao hơn mức trung bình của các nước có cùng mức thu nhập
mặc dù mức chi tiêu công cho y tế, giáo dục và bảo trợ xã hội thấp hơn. Việt
Nam là một trong những nước ở khu vực Đơng Á - Thái Bình Dương có điểm
cao nhất về chỉ số vốn nhân lực (theo WB). Điều này phản ánh những thành tựu
lớn trong giáo dục phổ thông và y tế trong những năm qua. Do đó, trong giai
đoạn 2000 - 2017, phát triển vốn nhân lực đóng góp khoảng 1/3 tăng trưởng
GDP bình quân đầu người.
Ngoài ra, theo Báo cáo Phát triển Con người toàn cầu năm 2020, chỉ số
phát triển con người (HDI) năm 2019 của Việt Nam là 0,704, xếp vị trí 117/189
quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ năm 1990 - 2019, giá trị HDI của Việt Nam đã
tăng hơn 48%, từ 0,475 lên 0,704, thuộc các nước có tốc độ tăng HDI cao nhất
trên thế giới. Chỉ số HDI của Việt Nam năm 2019 là 0,704, cao hơn mức trung
bình 0,689 của các quốc gia đang phát triển và dưới mức trung bình 0,753 của
nhóm Phát triển con người cao và mức trung bình 0,747 cho các quốc gia ở
Đơng Á và Thái Bình Dương.
Xét một cách tổng quan, sự phát triển dân số với cơ cấu dân số trẻ đã tác
động tới nguồn nhân lực và việc làm ở nước ta. Chất lượng nguồn nhân lực Việt
Nam đã có sự cải thiện rõ rệt. Tất cả những yếu tố này đã góp phần nâng cao
năng suất lao động của Việt Nam trong thời gian qua. Năm 2020, năng suất lao
động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành ước đạt 117,9 triệu đồng/lao động
(tương đương 5.081 USD/lao động); tính theo giá so sánh, tăng 5,4% so với năm
2019. Bình quân giai đoạn 2016 - 2020, năng suất lao động tăng 5,78%/năm,
cao hơn so với mức tăng bình quân 4,35%/năm của giai đoạn 2011 - 2015. Tính
chung giai đoạn 2011 - 2020, năng suất lao động tăng bình quân 5,07%/năm.
Khi so sánh với các quốc gia trong khu vực, năng suất lao động của Việt
Nam vẫn ở mức tương đối thấp và chênh lệch tuyệt đối tiếp tục xu hướng gia
17
tăng. Năng suất lao động của Việt Nam chỉ cao hơn Campuchia; gần tương
đồng với Myanmar và Lào; thấp hơn Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Trung
Quốc, Thái Lan và thấp hơn rất nhiều so với Malaysia cũng như Singapore. Điều
này đặt ra những thách thức rất lớn cho Việt Nam trong việc cải thiện chất lượng
nguồn nhân lực, qua đó nâng cao năng suất lao động để có thể bắt kịp với
mức năng suất lao động của các quốc gia trong khu vực.
Bức tranh tổng quát về chất lượng nguồn nhân lực cho thấy cần một nỗ
lực lớn để nâng cao chất lượng dân số, nâng cao chất lượng nguồn lực lao động
nhằm tận dụng được dân số vàng để phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
địa hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Ðáng chú ý, theo số liệu thống kê
được, trong năm năm qua (2006 - 2010), cả nước đã tạo việc làm cho hơn tám
triệu lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm xuống cịn 4,5%, góp phần tạo
việc làm, cải thiện mức sống nhân dân. Tuy nhiên, dân số nước ta tham gia lực
lượng lao động không ngừng tăng lên hằng năm, gây sức ép đáng kể cho nền
kinh tế trong việc tạo việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Theo dự báo, trong giai
đoạn 2010 - 2020, cứ ba người bước vào độ tuổi lao động thì mới có một người
bước ra tuổi lao động. Do đó, để đáp ứng được nhu cầu làm việc của mọi người,
mỗi năm cần có thêm một triệu chỗ làm mới. Giải quyết việc làm phải gắn với
phát triển dân số - nguồn lực con người. Ðể nâng cao chất lượng dân số thì nâng
cao chất lượng giống nịi rất quan trọng. Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cũng
là vấn đề rất đáng lo ngại, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc. Ngay từ
bây giờ cần có các chiến lược, chương trình, dự án rõ ràng cho việc nâng cao chất
lượng dân số. Ngành dân số phải đưa ra nhiều giải pháp nhằm triển khai các can
thiệp tiến tới giảm số lượng trẻ em sinh ra bị dị tật, tăng cường thể chất con
người như tư vấn tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh và sơ sinh... [7, tr.120].
Nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa dân số với nguồn
nhân lực và việc làm, Đảng ta đã xác định nhân tố con người - chính xác hơn là
vốn con người, vốn nhân lực, bao gồm cả sức lao động, trí tuệ và tinh thần gắn
với truyền thống của dân tộc - là vốn quý nhất, quyết định sự phát triển của đất
nước trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhân tố
18
này nếu được giải phóng sẽ trở thành nguồn nội lực vơ tận để phát triển đất
nước. Vì thế, giải phóng tiềm năng con người để phát huy tối đa nguồn nhân lực
trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những quan điểm
đổi mới có tính đột phá trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ta
trong thời kỳ mới. Con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới, đã được
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII
xác định xây dựng với những tiêu chí: “lao động chăm chỉ với lương tâm nghề
nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, tập thể và xã
hội; thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chun mơn, trình độ
thẩm mỹ và thể lực…”.
Quán triệt tinh thần đó, Đảng và nhà nước ta luôn chú ý quan tâm đến
việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ những người lao
động nhằm đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những
năm gần đây, chỉ số giáo dục của nước ta đã bằng và vượt một số nước trong
khu vực. Cơ cấu và trình độ đào tạo nghề đối với người lao động cũng biến đổi
theo chiều hướng tích cực. Theo đó, tỷ lệ lao động kỹ thuật đã tăng mạnh, số
lượng lao động qua đào tạo nghề tham gia lao động ngày càng tăng, góp phần
làm ra nhiều của cải cho đất nước và đưa nền kinh tế tăng trưởng, đồng thời tăng
thu nhập cho người lao động.
Từ những phân tích trên có thể thấy, vấn đề nguồn nhân lực và việc làm
của Việt Nam đang ngày càng tăng cùng với sự gia tăng của dân số. Chất lượng
nguồn nhân lực, việc làm Việt Nam đã có sự cải thiện, thể hiện ở trình độ học
vấn cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động tăng qua từng
năm, phần nào đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động.
Lực lượng lao động kỹ thuật của Việt Nam đã làm chủ được khoa học và cơng
nghệ, đảm nhận được phần lớn các vị trí cơng việc phức tạp trong sản xuất kinh doanh; sức khỏe của người lao động ngày càng được chăm sóc tốt hơn…;
qua đó góp phần nâng cao năng suất lao động của Việt Nam trong thời gian qua.
Tuy nhiên, lực lượng lao động của Việt Nam cũng còn bộc lộ những tồn tại, hạn
chế, thể hiện ở các điểm sau đây:
19
Trí lực. Mức độ cải thiện và chênh lệch về trình độ học vấn là đáng kể
giữa khu vực thành thị và nông thôn. Đây là dấu hiệu cho thấy sự phân cấp, mất
cân đối nguồn nhân lực giữa các vùng miền và tất yếu sẽ kéo theo chênh lệch
mức sống dân cư, về phát triển kinh tế - xã hội giữa các khu vực và có thể xem
là lỗ hổng lớn về chất lượng lao động của Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, tỷ
trọng lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật cịn thấp. Theo đánh giá của
WB, Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc
cao. Trong xu hướng phát triển hiện nay, Việt Nam vẫn có nhu cầu rất lớn về
nguồn nhân lực chất lượng cao và lành nghề. Tuy nhiên, những bất cập hiện nay
không chỉ cản trở tiềm năng đóng góp của lao động vào tăng năng suất lao động
mà còn đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho những cố gắng nhằm nâng cao chất lượng
nguồn lực lao động phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Thể lực. Mặc dù, công tác y tế - chăm sóc sức khỏe của người dân được
cải thiện qua từng năm tháng, dân số không ngừng tăng, tuổi thọ trung bình
được nâng lên… nhưng tốc độ gia tăng dân số đang có xu hướng giảm, mất câng
bằng giới tính tăng, xu hướng già hóa dân số ngày càng hiện hữu qua gánh nặng
bệnh tật của người cao tuổi lớn, đời sống vật chất của người cao tuổi cịn thấp…
Chính vì vậy, đi đơi với tuổi thọ trung bình được nâng lên thì vấn đề già hóa với
tốc độ nhanh trong bối cảnh Việt Nam vẫn là một quốc gia có mức thu nhập
trung bình thấp đang là một thách thức khơng nhỏ. Già hóa dân số sẽ tác động
đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm: thị trường lao động, tài
chính, nhu cầu về các hàng hóa, dịch vụ, giáo dục, an sinh xã hội và chăm sóc
sức khỏe cho người cao tuổi...
Khoa học và cơng nghệ. Trình độ khoa học và cơng nghệ của Việt Nam
mặc dù đã đạt được một số thành tựu nhưng vẫn cịn có khoảng cách khá xa so
với các quốc gia dẫn đầu khu vực châu Á, nhất là khoảng cách giữa nghiên cứu
khoa học, công nghệ với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ vào đời
sống xã hội, sản xuất. Bên cạnh đó, hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt
Nam còn non trẻ, manh mún; hoạt động nghiên cứu và phát triển trong khu vực
20