BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT
MƠN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐƯỜNG LỐI LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TRONG CAO TRÀO CÁCH MẠNG 1936 – 1939
GVHD: Ths. Lê Quang Chung
SVTH:
MSSV
Lớp thứ 5 - Tiết 34
Mã lớp: LLCT220514_41
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022
ĐIỂM SỐ
TIÊU CHÍ
NỘI DUNG
TRÌNH BÀY
TỔNG
ĐIỂM
NHẬN XÉT
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Ký tên
Ths. Lê Quang Chung
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức lãnh đạo tiên phong của giai cấp cơng nhân và
tồn thể dân tộc Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập lấy chủ nghĩa Mác Lê-nin làm nòng cốt và lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam đã lãnh đạo đất nước
qua nhiều thời kỳ, phát triển đất nước, cải thiện đời sống nhân dân. Những chủ trương
đường lối đúng đắn của Đảng góp phần lớn trong việc phát triển mọi mặt đất nước từ kinh
tế, chính trị, văn hóa, giáo dục…, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên
toàn thế giới.
Cuộc phong trào đấu tranh 1936-1939 là cuộc đấu tranh, xây dựng mặt trận dân tộc
thống nhất, kinh nghiệm tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh cơng khai. Cũng như qua
đó ta có thể thấy được sự tài tình của Bác Hồ của Đảng ta trong quá trình nắm bắt thời cơ
một cách hợp lý trong quá trình chuyển hướng chỉ đạo qua từng thời kì của cuộc kháng
chiến để tiến tới giải phóng cho toàn dân tộc và xây dựng một chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa
ở nước ta. Sự bản lĩnh, trí tuệ, tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo trong việc hoạch định
đường lối và phương pháp cách mạng. Tiếp thu và vận dụng lý luận chủ nghĩa MacLenin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, có tham khảo những kinh nghiệm tốt của cách
mạng thế giới nhưng không sao chép bất cứ một mơ hình có sẵn nào.
Bài tiểu luận “Đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cao trào cách
mạng1936-1939.” sẽ tìm hiểu những nét cơ bản về đường lối, đặc biệt là làm rõ những cơ
sở lý luận và thực tiễn khi Đảng quyết định đề ra đường lối này, một đường lối đúng đắn,
sáng tạo góp phần phát huy sức mạnh dân tộc trong cuộc chiến tranh kháng chiến chống
thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc. Bài làm của em chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi
những sai sót, mong nhận được sự góp ý của thầy cơ để bài làm của em trở nên hoàn thiện
hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Giúp cho sinh viên chúng em nắm vững những nội dung chủ yếu sau:
4
- Làm rõ Hoàn cảnh lịch sử giai đoạn 1936-1939
- Làm rõ Nội dung đường lối lãnh đạo của Đảng trong cao trào cách mạng 1936-
1939
Làm rõ Kết quả, ý nghĩa của việc thực hiện đường lối của Đảng Cộng sản Việt
Nam
• Nhiệm vụ
Để đạt được những mục đích nêu trên, tiểu luận cần thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể
như sau:
- Trình bày rõ ràng hồn cảnh lịch sử thế giới và trong nước giai đoạn 1936-1939
- Trình bày đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng ta thông qua nội dung của các
văn kiện nổi bật trong giai đoạn 1936-1939
- Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong cao trào cách mạng 1936-1939
- Rút ra những kinh nghiệm từ thực tiễn, ý nghĩa cùng những vấn đề tồn đọng trong
đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cao trào cách mạng 1936-1939
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu những nội dung cơ bản về đường lối cách mạng của
ĐCSVN giai đoạn 1936-1939, tiểu luận đi sâu nghiên cứu quá trình tiếp thu, thực hiện
đường lối của Đảng.
- Phạm vi nghiên cứu:
Xung quang nội dung các văn kiện nổi bật trong giai đoạn 1936-1939.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được nghiên cứu dựa trên lý luận đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong cao trào cách mạng giai đoạn 1936-1939. Phương pháp nghiên cứu là
phân tích giáo trình và tài liệu.
5
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận
Tiểu luận góp phần cung cấp và làm rõ hơn về bối cảnh lịch sử trong và ngoài nước
giai đoạn 1936-1939.
Hiểu và nắm được những nội dung cơ bản của đường lối lãnh đạo của Đảng giai đoạn
1936-1939, ý nghĩa và kết quả của việc thực hiện đường lối của ĐCSVN.
6. Kết cấu của tiểu luận
Chương 1. Hoàn cảnh lịch sử giai đoạn 1936-1939
Chương 2. Nội dung đường lối lãnh đạo của Đảng trong cao trào cách mạng 1936-1939
Chương 3. Kết quả, ý nghĩa của việc thực hiện đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
6
Chương 1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ GIAI ĐOẠN 1936 - 1939
1.1.
Giai đoạn 1936 – 1939
Cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929-1933 ở các nước thuộc hệ thống
tư bản chủ nghĩa đã làm cho mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt và
phong trào cách mạng của quần chúng dâng cao.
Chủ nghĩa phátxít đã xuất hiện và thắng thế ở một số nơi như phátxít Hítle ở Đức,
phátxít Phrăngcơ ở Tây Ban Nha, phátxít Mútxôlini ở Italia và phái Sĩ quan trẻ ở Nhật
Bản. Chế độ độc tài phátxít là nền chuyên chính của những thế lực phản động nhất,
sôvanh nhất, tàn bạo và dã man nhất. Chúng tiến hành chiến tranh xâm lược, bành trướng
và nơ dịch các nước khác. Tập đồn phátxít cầm quyền ở Đức, Italia và Nhật đã liên kết
với nhau thành khối "Trục", ráo riết chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị trường thế giới và
thực hiện mưu đồ tiêu diệt Liên Xơ - thành trì cách mạng thế giới — nhằm hy vọng đẩy
lùi phong trào cách mạng vô sản đang phát triển mạnh mẽ. Nguy cơ chủ nghĩa phátxít và
chiến tranh thế giới đe dọa nghiêm trọng nền hịa bình và an ninh quốc tế.
Trước tình bình đó, Đại hội lần thứ VII cùa Quốc tế cộng sản họp tại Mátxcơva
(tháng 7-1935) dưới sự chủ trì của G.Đimitơrốp. Đồn đại biểu Đảng Cộng sản Đơng
Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu đã tham dự đại hội. Đại hội xác định kẻ thù nguy hiểm
trước mắt của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới lúc này chưa phải là chủ
nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phátxít. Đại hội vạch ra nhiệm vụ tnrớc mắt của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới lúc này chưa phải là đấu tranh lật đổ chủ
nghĩa tư bản, giành chính quyền, mà là đấu tranh chống chủ nghĩa phátxít, chống chiến
tranh, bảo vệ dân chủ và hịa bình.
Để thực hiện nhiệm vụ cấp bách đó, các đảng cộng sản và nhân dân các nước trên
thể giới phải thống nhất hàng ngũ của mình, lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống phátxít
và chiến tranh, địi tự do, dân chủ, hịa bình và cải thiện đời sống.
7
Đối với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, Đại hội chỉ rõ: Do tình hình thế giới và
trong nước thay đổi nên vấn đề lập mặt trận thống nhất chống đế quốc có tầm quan trọng
đặc biệt.
1.2.
Giai đoạn 1936 - 1939
- Tình hình chính trị:
Đối với Đơng Dương, Pháp cử phái đồn sang điều tra tình hình, cử Tồn quyền
mới, ân xá tù chính trị, nới rộng quyền tự do báo chí... tạo thuận lợi cho cách mạng Việt
Nam. Nhiều đảng phái chính trị hoạt động: đảng cách mạng, đảng theo xu hướng cải
lương, đảng phản động... Tuy nhiên, chỉ có Đảng Cộng sản Đơng Dương là Đảng mạnh
nhất, có tổ chức chặt chẽ, chủ trương rõ ràng.
- Tình hình kinh tế:
Sau khủng hoảng kinh tế thế giới, Pháp tập trung đầu tư, khai thác thuộc địa để bù
đắp sự thiếu hụt cho kinh tế chính quốc.
Về nơng nghiệp, tư bản Pháp chiếm đoạt ruộng đất, độc canh cây lúa, trồng cao su,
đay, gai, bông...Về công nghiệp, tư bản Pháp đẩy mạnh khai mỏ, sản lượng ngành dệt, xi
măng, chế cất rượu tăng. Các ngành ít phát triển là điện, nước, cơ khí, đường, giấy,
diêm… Về thương nghiệp, thực dân độc quyền bán thuốc phiện, rượu, muối và xuất nhập
khẩu, thu lợi nhuận rất cao, nhập máy móc và hàng tiêu dùng, xuất khống sản và nơng
sản.
Những năm 1936 - 1939 là thời kỳ phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam nhưng
kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu và lệ thuộc kinh tế Pháp.
- Tình hình xã hội:
Đời sống nhân dân khó khăn do chính sách tăng thuế của Pháp. Cơng nhân thì thất
nghiệp nhiều, lương giảm. Nông dân không đủ ruộng cày, chịu mức địa tơ cao và bóc lột
của địa chủ, cường hào...Tư sản dân tộc thì ít vốn, chịu thuế cao, bị tư bản Pháp chèn ép.
Tiểu tư sản trí thức chịu cảnh thất nghiệp, lương thấp. Các tầng lớp lao động khác chịu
thuế khóa nặng nề, sinh hoạt đắt đỏ.
8
Chương 2. NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG CAO
TRÀO CÁCH MẠNG 1936 - 1939
2.1.
Đường lối của Đảng thể hiện trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương ngày
26/7/1936
Ngày 26/7/1936, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị tại Thượng Hải
(Trung Quốc), do Lê Hồng Phong chủ trì, có Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên dự, nhằm “sửa
chữa những sai lầm” trước đó và “định lại chính sách mới” dựa theo những nghị quyết
của Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản. Hội nghị xác định nhiệm vụ trước mắt là chống
phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân
chủ, cơm áo và hịa bình; “lập Mặt trận nhân dân phản đế rộng rãi chính để bao gồm các
giai cấp, các đảng phái, các đồn thể chính trị và tín ngưỡng tơn giáo khác nhau, các dân
tộc ở xứ Đông Dương để cùng nhau tranh đấu để đòi những điều dân chủ đơn sơ”. Hội
nghị chủ trương chuyển hình thức tổ chức bí mật, khơng hợp pháp sang các hình thức tổ
chức và đấu tranh cơng khai, nửa công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp, kết hợp với bí mật,
bất hợp pháp. Đồng chí Hà Huy Tập là Tổng Bí thư của Đảng từ tháng 8-1936 đến tháng
3-1938 và đưa ra các nhiệm vụ sau:
Về nội bộ, mở rộng và củng cố các đảng bộ đã có, kế tiếp khôi phục cơ sở cũ của
Đảng ở Ai Lao, Cao Miên, thống nhất các đảng bộ ở Trung Kỳ, cần mật thiết chỉ đạo các
đặc biệt bộ của người Trung Quốc, tập trung lực lượng của Đảng ở thành thị, các chỗ kỹ
nghệ lớn và các vùng kinh tế và chính trị quan trọng. Ở các tỉnh đảng bộ chưa có cơ sở ở
thành thị, phải tìm cách gây ra cơ sở ở tỉnh lỵ thì mới dễ mở rộng, thống nhất và chỉ đạo
các cơ sở hạ tầng, các đoàn thể quần chúng và các cuộc vận động trong phạm vi địa
phương của mình. Tổ chức các mối liên lạc giữa các cấp đảng bộ cho mật thiết, Đảng phải
dùng cách chỉ đạo các hội quần chúng về mặt chính trị một cách xác đáng và lanh lẹ, tuy
nhiên phải tránh sự bao biện, tránh sự làm mất tư cách độc lập của các đoàn thể quần
chúng về mặt tổ chức; các đảng đồn hoặc cơng khai, hoặc bí mật khơng được thủ tiêu,
nhưng phải đổi lối làm việc một cách khơn khéo, mềm mỏng, mục đích cốt đem quan
niệm của mình mà giải thích cho dân chúng và thuyết phục họ theo mình chớ khơng phải
9
lấy lối mệnh lệnh mà chỉ đạo các đoàn thể quần chúng; các cấp đảng bộ phải chú ý lấy
những phần tử công nhân, nông dân, phụ nữ, người dân tộc thiểu số và người lao động
ngoại quốc vào cơ quan chỉ đạo của Đảng; các đảng bộ phải đem những phần tử chân
thành, triệt để xuất thân ở các giai cấp trung gian và các lớp dân chúng khác vào Đảng; ở
các thành thị và trước nhất là ở Sài Gòn, Hà Nội, Huế, Ban Trung ương và các xứ uỷ phải
lập ra những uỷ ban hay chi bộ công khai hoặc bán công khai của Đảng. Các cơ quan chỉ
đạo thượng cấp tương đương phải mật thiết liên lạc các chi bộ công khai hay bán công
khai một cách thiết thực. Đối với các chi bộ ấy Đảng phải cho chỉ thị rõ rệt để giao cho họ
trách nhiệm chỉ đạo công tác công khai và liên lạc với các đảng phái khác.
Nhiệm vụ về tổ chức quần chúng, khoáng đại Hội nghị quyết thủ tiêu lối tổ chức
quần chúng bí mật, nó làm cho Đảng khơng thâu phục và lãnh đạo được quảng đại quần
chúng nhân dân. Hội nghị nhận rằng nguyên tắc tổ chức quần chúng phải hồn tồn cơng
khai và bán cơng khai, phải tuỳ hồn cảnh, tuỳ trình độ của quần chúng mà tổ chức các
hội ái hữu, tương tế, hợp tác xã, dân chủ, văn hố, thể thao, âm nhạc, cơng khai và bán
cơng khai. Đối với các hội bí mật hiện có, các đảng viên phải hết sức giải thích cho quần
chúng hiểu để biến những hội ấy thành những hội công khai hoặc bán cơng khai, tên gì
cũng được. Khơng cần một bản điều lệ thống nhất cũng như không cần thống nhất về tên
hội, chỉ cốt công tác nội dung làm sao cho quần chúng dần dần giác ngộ quyền lợi, giác
ngộ giai cấp. Khoáng đại Hội nghị coi là một nhiệm vụ cần kíp phải thống nhất các tổ
chức quần chúng trong mỗi giới vận động lại cả về bề ngang lẫn bề dọc, phải kiếm những
hình thức liên hiệp hành động để thống nhất các hội quần chúng hết sức phức tạp, hết sức
khác nhau ấy lại, làm cho các tổ chức quần chúng ấy có một sự độc lập, tự trị về tổ chức,
Đảng chỉ lãnh đạo họ về chính trị.
Về mặt tun truyền cổ động, cơng tác tun truyền cũng phải cơng khai hố, hội
nghị quyết định thủ tiêu các tờ báo bí mật của các hội quần chúng. Từ rày về sau, các vấn
đề bàn đến sinh hoạt và các cuộc vận động quần chúng phải dùng sách báo cơng khai mà
giải thích. Các báo bí mật của đảng bộ kế tiếp ra, tuy nhiên chỉ bàn những vấn đề không
thể in công khai mà thơi; các sách lý thuyết, các luận cương chính trị, các truyền đơn của
10
Đảng phải dùng lời lẽ khơn khéo để cho có thể in công khai. Ban Trung ương với các xứ
uỷ phải kiểm sốt đường chính trị của các báo cơng khai; đối với vấn đề xuất bản sách
công khai, Ban Trung ương phải định kế hoạch xuất bản những thứ sách cần kíp và chia
cho các xứ uỷ phụ trách từng việc, một phương diện là để khỏi trùng điệp nhau, cịn một
phương diện nữa là để cho thích hợp với các sự nhu cầu của các đảng bộ và quần chúng.
Từ Trung ương cho tới các tỉnh uỷ, mỗi cấp bộ phải đặt ra một nhóm đồng chí chun
mơn viết bài gửi cho các báo, để bày tỏ tình hình của quần chúng ở đấy, tình hình quốc tế
và nhất là để phổ biến quan điểm Mặt trận bình dân. Các báo sách của Đảng phải sửa đổi
những điều sai lầm mà hội nghị đã phê bình mà biến thành những tài liệu cổ động và
tuyên truyền chẳng những cho quần chúng lao động mà cả đến cho toàn thể nhân dân nữa.
2.2.
Đường lối của Đảng thể hiện trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng
3/1938
Từ ngày 29 đến ngày 30/3/1938, tại làng Tân Thới Nhất, gần Bà Điểm, Hóc Mơn,
tỉnh Gia Định, Hội nghị Trung ương Đảng đã được tổ chức. Hội nghị Trung ương Đảng
quyết định lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương để tập hợp rộng rãi lực lượng, phát triển
phong trào. Hội nghị bầu đồng chí Nguyễn Văn Cừ làm Tổng Bí thư của Đảng.
Sau khi phân tích tình hình, nhận định rõ thái độ chính trị của các đảng phái, về
phong trào quần chúng nhân dân và những hạn chế trong công tác xây dựng Đảng. Hội
nghị đặt ra những nhiệm vụ sau:
Về thực hiện mặt trân dân chủ thống nhất, Hội nghị xét rằng vấn đề lập Mặt trận
dân chủ thống nhất là một nhiệm vụ trung tâm của Đảng trong giai đoạn hiện tại, tranh
đấu gần hai năm nay tuy chưa thực hiện được hẳn hoi nhưng trong các lớp dân chúng, các
đảng phái, đã có ít nhiều xu hướng liên hiệp hành động và những mầm mống để thực hiện
Mặt trận thống nhất. Vậy cần đưa hết toàn lực của Đảng dùng hết phương pháp để lan
rộng các xu hướng, phát triển các mầm mống ấy thành một lực lượng hành động mạnh
mẽ. Lôi kéo những phần tử trung lập về phe mình, tán thành cải cách ở Bắc, Nam, gây cơ
sở để đi tới sự liên hiệp hành động thống nhất tồn Đơng Dương, đề nghị cho Đảng Xã
hội mở rộng phạm vi và tiếp tục mở rộng hoặc củng cố Mặt trận bình dân. Giải thích bằng
11
những chứng cớ đích thực cho quần chúng và các đảng phái hiểu rõ nội dung phản động
của chủ trương của bọn tờrốtkít muốn phá hoại sự thành lập Mặt trận dân chủ thống nhất,
làm cho các đảng phải nhận rõ chúng là tụi chuyên môn chia rẽ, như thế là làm cho chúng
bị cơ lập trên trường chính trị.
Về công tác trong quần chúng, Hội nghị xét rằng từ lúc Hội nghị tháng 9 năm 1937
tới nay, các đảng bộ hăng hái chấp hành phương pháp tổ chức quần chúng của Đảng theo
lối công khai, kiên quyết chống di tích cơ độc và những xu hướng thoả hiệp với nó, nên
trong khoảng sáu tháng số quần chúng tổ chức đã tăng lên gấp đơi. Sự phát triển mau
chóng ấy làm cho Đảng có cơ sở quần chúng rộng rãi. Cái thành tích tốt đẹp ấv chứng
minh rằng các đảng bộ hăng hái hoạt động và tiêu biểu rõ rệt rằng phương pháp tổ chức
quần chúng của Đảng là hoàn toàn đúng; các đảng bộ cần phải kế tiếp theo chính sách ấy
mà làm. Tuy nhiên, trong việc vận động và tổ chức quần chúng vẫn còn nhiều khuyết
điểm.
Về nội bộ Đảng, Đảng phải củng cố những cơ sở đã có, lập thêm cơ sở mới, phải
chú trọng phát triển cơ sở Đảng ở các châu thành, các đồn điền và các vùng kỹ nghệ tập
trung, nếu những nơi đó chưa có cơ sở hoặc cịn yếu thì các đồng chí phải tức khắc điều
động đồng chí ở các tỉnh hay ở thôn quê tới ngay. Mối giao thông giữa các cơ quan
thượng cấp và hạ cấp phải cho mật thiết để thượng cấp hiểu rõ tình hình quần chúng và ra
chỉ thị xác thực, mau lẹ. Bí mật với công khai là làm cho công tác của Đảng được thống
nhất và chóng phát triển, vơ luận cơng khai hay bí mật đều phải phục tùng cơ quan chỉ
huy của Đảng, bộ phận công khai không phải là một cơ quan bình hàng với Trung ương
hay các cấp bộ tương đương, nó chỉ là một bộ phận trong cơng tác của Đảng; vậy những
chỗ nào những đảng bộ bí mật khơng chỉ đạo nổi cơng tác cơng khai thì các đồng chí bí
mật và cơng khai phải thương lượng với nhau mà làm việc. Công tác công khai cần phải
chỉnh đốn lại, lựa những phần tử chắc chắn trung thành mà tổ chức các chi bộ công khai,
tập hợp các người cảm tình chung quanh các chi bộ ấy. Cịn các đồng chí phụ trách bí mật
khơng nên trực tiếp tới các Cơ quan công khai mà chỉ nên gián tiếp với một vài đồng chí
hết sức chắc chắn trong chi bộ cơng khai. Tuyền truyền chính sách của Đảng, các vấn đề
12
lý luận, cùng những kinh nghiệm, hầu hết có trong báo chí cơng khai. Việc xuất bản và
phát hành sách báo cần phải tổ chức cho hợp lý. Ban Trung ương phải có nhiều bản
chương trình huấn luyện thống nhất để cho thích hợp với trình độ khác nhau của các đảng
viên, Trung ương phải viết ra những quyển sách huấn luyện nhỏ đặng làm tài liệu cho các
lớp hạ cấp. Đảng nhắc cho các đồng chí đi huấn luyện phải tuỳ trình độ các đồng chí mà
nói, khơng nên gặp bạn nào cũng nói một lối như nhau, khơng nên nói bơng lơng khó
hiểu, nói ra ngồi phạm vi, mà cần thiết giải thích những nhiệm vụ trực tiếp của Quốc tế
Cộng sản và của Đảng, đem thích ứng với hoàn cảnh họ làm việc để họ đưa ra thực hiện
trong việc vận động quần chúng. Phong trào quần chúng ngày thêm bành trướng, các hội
quần chúng ngày thêm mở rộng, sự lãnh đạo quần chúng ngày thêm khó khăn và phức
tạp. Đảng nhắc cho các đồng chí hạ cấp phải: Củng cố đảng đoàn, các đảng đoàn làm việc
phải có kế hoạch, quy củ, phải dùng thái độ mềm mỏng, khôn khéo, nhường nhịn và kiên
nhẫn; họn trong quần chúng những phần tử hăng hái huấn luyện cho họ biết cách làm
việc, chớ khơng phải cơng việc gì cũng do các đảng viên gánh được hết,... Việc Đảng
Cộng sản công khai tồn tại hay không là do nơi sự tranh đấu đòi các quyền tự do dân chủ,
đòi thừa nhận tự do lập chính đảng được thành cơng hay khơng; trong q trình tranh đấu
ấy các đảng bộ phải thi hành chính sảch cơng khai hố Đảng bằng cách viết sách báo
tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản một cách công khai và rộng rãi, phổ biến khẩu hiệu của
Đảng và lập ra khắp nơi những uỷ ban công khai ủng hộ các tờ báo của Đảng, các uỷ ban
ấy lấy danh nghĩa uỷ ban cộng sản công khai mà liên lạc các đảng phái và hiệu triệu các
lớp dân chúng. Đối với cuộc tranh đấu chống tờrốtkít chủ nghĩa, xét rằng chủ nghĩa
tờrốtkít đã hồn tồn làm tay sai cho phát xít nên hội nghị nghị quyết rằng vơ luận chỗ
nào, nó thị đầu ra là đập ngay, khơng nên cho rằng chúng chưa có mầm mống.
2.3.
Đường lối của Đảng thể hiện trong thông qua văn kiện chung quanh vấn đề
chính sách mới 10/1936
Do những điều kiện và tình hình lúc bấy giờ, chúng ta thấy rằng trong một thời kỳ
nhất định chiến lược khơng thay đổi. Cịn chiến sách thì tuỳ theo trình độ cuộc vận động
mà thay đổi luôn.Đảng Cộng sản Đông Dương là chi bộ của Quốc tế Cộng sản, chiến lược
cuối cùng của Đảng tức là chiến lược của Quốc tế Cộng sản. Nhưng theo đúng chiến lược
13
từng bộ phận của Quốc tế Cộng sản đối với thế giới cách mạng chia ra làm bốn kiểu:
Cuộc cách mạng vô sản ở các xứ tư bản tiền tiến, Cuộc cách mạng tư sản dân quyền
chống chuyển biến sang cách mạng vô sản ở các xứ tự phát triển vừa vừa, Cuộc cách
mạng tư sản dân quyền theo hình thức cơng nơng chun chính ở các xứ bán thuộc địa và
thuộc địa, Cuộc cách mạng dân tộc giải phóng ở các xứ thuộc địa hậu tiến. Chiến lược ấy
là căn cứ theo trình độ kinh tế, chính trị và xã hội, từng hạng nước khác nhau mà định ra.
Chớ khơng phải mục đích của Quốc tế Cộng sản là làm thế giới vơ sản cách mạng thì ở
nước nào cũng đồng thời phải làm cách mạng vô sản, lập vơ sản chun chính như nhau.
Khơng phải như Tờrốtxky thấy ở đâu có giai cấp thợ thuyền thì chủ trương làm vơ sản ở
đó, cái lý thuyết và thực hành của Tờrốtxky chỉ khiến cho giai cấp thợ thuyền thoát ly kẻ
đồng minh của mình là nơng dân và tiểu tư sản ở thành thị, thành cô độc mà phải thất bại.
Văn kiện Chung quanh vấn đề chính sách mới 10/1936 đã đưa ra sáu nội dung là:
Chiến sách lập mặt trận nhân dân phản đế, chính sách mặt trận nhân dân phản đế với chủ
nghĩa giai cấp hợp tác, chính sách mặt trận nhân dân phản đế với Pháp – Việt đề huề, mặt
trận nhân dân với cuộc dân tộc giải phóng, mặt trận nhân dân phản đế với vấn đề tranh
đấu cho tổ chức công khai tồn tại, mặt trận nhân dân phản đế với phương pháp tuyền
truyền.
Chiến sách mới của Đảng căn cứ theo học thuyết Mác - Lênin, Ăngghen, Xtalin
mà thảo ra để làm kim chỉ nam cho cuộc cách mạng vận động ở Đông Dương, để chiến
thắng những khuyết điểm, những di tích hẹp hịi. Đảng đưa cuộc vận động ấy thành cuộc
vận động dân tộc giải phóng lớn lao, mạnh mẽ, rộng rãi. Chiến sách mới của Đảng là
chiến sách theo điều kiện hiện thực ở xứ Đông Dương, theo kinh nghiệm tranh đấu của
Đảng, học kinh nghiệm của Quốc tế Cộng sản và kinh nghiệm của cuộc vận động cộng
sản thế giới, không phải đem kinh nghiệm xứ này sang xứ khác một cách như máy. Tuy
vậy, chiến sách mới còn là cái đại cương cho phương hướng hành động và phát triển công
tác của Đảng trong việc lập Mặt trận nhân dân phản đế ở Đông Dương. Trong lúc thi hành
chúng ta còn nghiên cứu học tập kinh nghiệm riêng từng địa phương, đặng giúp cho công
tác của Đảng được mỹ mãn phát triển. Trong công tác hằng ngày để ý tranh đấu chống
14
những xu hướng tả khuynh và hữu khuynh, chống sự tàn tích chật hẹp, đặng khiến cho
hàng ngũ của Đảng được kiện toàn, được thống nhất. Đứng đầu cuộc tranh đấu dân tộc
giải phóng có hàng triệu dân chúng tổ chức hăng hái tham gia. Đó là điều kiện bảo chứng
cho cuộc cách mạng vận động ở Đông Dương được thắng lợi.
15
Chương 3. KẾT QUẢ, Ý NGHĨA CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI CỦA
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Qua cuộc vận động dân chủ, Đội quân chính trị quần chúng gồm hàng triệu người
được tập hợp, giác ngộ và rèn luyện. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng. Tổ
chức Đảng được củng cố và phát triển. Đến tháng 4-1938, Đảng có 1.597 đảng viên hoạt
động bí mật và hơn 200 đảng viên hoạt động công khai. Số hội viên trong các tổ chức
quần chúng công nhân, nông dân, phụ nữ, học sinh, cứu tế là 35.009 người.
Đảng tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm mới. Đó là kinh nghiệm về chỉ đạo chiến
lược: giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu trước mắt; về xây dựng
một mặt trận thống nhất rộng rãi phù hợp với u cầu của nhiệm vụ chính trị, phân hóa và
cơ lập cao độ kẻ thù nguy hiểm nhất; về kết hợp các hình thức tổ chức bí mật và cơng
khai để tập hợp quần chúng và các hình thức, phương pháp đấu tranh.
Việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng, ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm
trong việc xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu
tranh; nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lê-nin ngày càng thấm nhuần trong
tư tưởng và hành động của đảng viên và thấm sâu, lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân;
Đảng đã xây dựng và phát triển được một đội ngũ có năng lực và giàu kinh nghiệm trong
tổ chức, đấu tranh; hình thành được đội qn chính trị của quần chúng gồm hàng triệu
người, được tập hợp trong một mặt trận dân tộc thống nhất, được tập dượt đấu tranh với
những hình thức mới; trình độ giác ngộ của đảng viên và uy tín của Đảng được nâng lên
một bước. Phong trào dân chủ 1936 - 1939 đã chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho thời
kì đấu tranh trực tiếp giành chính quyền
16
KẾT LUẬN
Tóm lại, trong những năm 1936-1939, bám sát tình hình thực tiễn, Đảng đã phát
động được một cao trào cách mạng rộng lớn trên tất cả các mặt trận: chính trị, kinh tế, văn
hóa tư tưởng với các hình thức đấu tranh phong phú và linh hoạt. Qua cuộc vận động dân
chủ rộng lớn, uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và nâng cao trong quần chúng,
chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối của Đảng được tuyên truyền rộng rãi trong khắp mọi
tầng lớp nhân dân, tổ chức Đảng được củng cố và mở rộng.
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
3. Khuyết danh, Chủ trương đấu tranh từ năm 1930 đến năm 1939 , loigiaihay,
05/11/2022
4. PGS.TS. Lê Văn Yên, Vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng
lợi trong tiến trình cách mạng Việt Nam, Trang thơng tin điện tử Ban nội chính
Trung ương, 06/11/2022
5. Nghị quyết của khoáng đại Hội nghị của tồn thể Ban Trung ương của Đảng
Cộng sản Đơng Dương, Hội nghị Ban Chấp Hành Trung ương Khoá I.
6. Nghị quyết của toàn thể Hội nghị của Ban Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương 20-30/3/1938, Hội nghị Ban Chấp Hành Trung ương Khoá I.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam(2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập
6, truy cập ngày 28-12-2022.
18