Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phân tích sự chủ động và sáng tạo trong đường lối lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng, giai đoạn 19461950. Từ nội dung này, sinh viên có được bài học gì cho chính mình?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 6 trang )

z



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI KIỂM TRA
Môn: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Lớp học phần: HIS1001 18
Sinh viên thực hiện: Trần Quỳnh Hương
Mã số sinh viên: 19050110

Hà Nội, tháng 11/2021


Câu hỏi: Phân tích sự chủ động và sáng tạo trong đường lối lãnh đạo kháng chiến
chống thực dân Pháp của Đảng, giai đoạn 1946-1950. Từ nội dung này, sinh viên có
được bài học gì cho chính mình?
Bài làm:
1. Sự chủ động và sáng tạo trong đường lối lãnh đạo kháng chiến chống thực dân
Pháp của Đảng, giai đoạn 1946-1950.
* Nội dung đường lối:
- Kháng chiến toàn dân: "Bất kỳ đàn ông đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân
tộc, bất kỳ người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực
dân Pháp", thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài.
- Kháng chiến tồn diện: Đánh địch về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa,
ngoại giao. Trong đó:
 Về chính trị: Thực hiện đồn kết tồn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính
quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc u


chuộng tự do, hịa bình.
 Về quân sự: Thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân
dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến
tiến lên vận động chiến, đánh chính quy, là "Triệt để dùng du kích, vận động
chiến. Bảo tồn thực lực, kháng chiến lâu dài... Vừa đánh vừa võ trang thêm;
vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ".
 Về kinh tế: Tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cung tự túc, tập trung
phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và cơng nghiệp quốc
phịng.
 Về văn hóa: Xóa bỏ văn hóa thực dân, phong kiến, xây dựng nền văn hóa
dân chủ mới theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.
 Về ngoại giao: Thực hiện thêm bạn bớt thù , biểu dương thực lực. "Liên hiệp
với dân tộc Pháp, chống pharn động thực dân Pháp", sẵn sàng đàm phán nếu
Pháp công nhận Việt Nam độc lập.
- Kháng chiến lâu dài (trường kỳ): Là để chống âm đánh nhanh, thắng nhanh của
Pháp, để có thời gian phát huy yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" của ta, chuyển
hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh
thắng địch.
- Dựa vào sức mình là chính: “Phải tự cấp, tự túc về mọi mặt", vì ta bị bao vây bốn
phía, chưa được nước nào giúp đỡ nên phải tự lực cánh sinh. Khi nào có điều kiện ta
sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng khơng được ỷ lại.
=> Nhận xét: Đường lối kháng chiến của Đảng với những nội dung cơ bản trên đây
là đúng đắn, sáng tạo, vừa là kinh nghiệm của tiền nhân, vừa phù hợp với nguyên lý


chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vừa phù hợp với thực tiễn đất
nước lúc bấy giờ. Đường lối kháng chiến của Đảng được công bố ở giai đoạn đầu
đã đưa đường lối kháng chiến nhanh chóng ổn định và phát triển đúng hướng, từng
bước đi đến thắng lợi. Tháng 1 năm 1948, Hội nghị Trung ương Đảng mở rộng
nhiệm vụ chính trị, văn hóa và các biện pháp đẩy mạnh kháng chiến, phát động

phong trào nêu gương yêu nước nhằm xây dựng hậu phương vững mạnh về mọi
mặt. Tháng 1-1950, Hội nghị toàn quốc của Đảng kêu gọi hoàn thành khẩn cấp
nhiệm vụ chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công ...
* Sự chủ động và sáng tạo được thể hiện ở chỗ:
- Đường lối được chỉ đạo rất nhanh chóng, kịp thời.
- Đường lối chiến tranh có sự đặc biệt hơn cả là đối tượng chống giặc không chỉ đổ
dồn lên các chiến sĩ ở chiến trường, các anh bộ đội, những đàn ông khỏe mạnh mà
tất cả người dân Việt Nam, kể cả phụ nữ, người già, trẻ nhỏ đều đứng lên chống
giặc.
=> Thể hiện sự sáng tạo. Bởi lẽ, chiến tranh của ta là chiến tranh nhân dân, do nhân
dân tiến hành (mỗi người dân là một chiến sĩ), với lực lượng vũ trang ba thứ quân
làm nòng cốt.
- Đường lối bao quát đến nhiều mặt của không chỉ tập trung không vào mỗi chiến
đấu quân sự mà vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, chú trọng xây dựng căn cứ địa hậu phương vững mạnh về kinh tế, chính trị, xã hội là sáng tạo độc đáo của Đảng,
vừa đảm bảo yêu cầu sinh hoạt của nhân dân, vừa phục vụ kháng chiến.
- Thực hiện đường lối kháng chiến của Đảng, từ năm 1947 đến năm 1950, Đảng đã
tập trung chỉ đạo cuộc chiến đấu giam chân địch trong các đô thị, củng cố các vùng
tự do lớn, đánh bại cuộc hành quân lớn của địch trên Việt Bắc; lãnh đạo đẩy manh
xây dựng hậu phương.
- Trong bối cảnh chúng ta vừa giành được độc lập, chính quyền từ Trung ương đến
địa phương vừa được thiết lập; chính trị, kinh tế, văn hóa và quân sự,... của chế độ
mới đang từng bước hình thành; quan hệ ngoại giao mới chỉ có một số nước, như:
Liên Xơ, Trung Quốc. Để bảo tồn lực lượng, kháng chiến lâu dài, Đảng quyết định
chọn Việt Bắc để xây dựng thành căn cứ địa của cuộc kháng chiến. Theo đó, các cơ
quan của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Quân đội, các ngành, đoàn thể Trung ương
lần lượt chuyển lên An toàn khu (ATK) để chỉ đạo kháng chiến.
=>Thể hiện sự chủ động.
* Kết luận:
Trong cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược, nhờ có
những sáng tạo về đường lối của Đảng, quân và dân ta đã phát huy truyền thống đấu

tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc anh hùng, giành thắng lợi vang dội. Việt
Nam - Điện Biên Phủ - Hồ Chí Minh trở thành biểu tượng của niềm tin và hy vọng


của các dân tộc đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên thế
giới.
2, Bài học rút ra cho bản thân
- Thứ nhất, sớm hoạch định một định hướng đúng đắn, sáng tạo.
Trong bất kỳ vấn đề nào của cuộc sống từ việc học, những mối quan hệ, những
công việc, việc xác định định hướng đúng đắn cũng là vấn đề quan trọng hàng đầu
quyết định đến những cơng việc của mình có thành cơng hay khơng.
Như có thể thấy trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, do
sớm hoạch định đường lối kháng chiến và kiến quốc đúng đắn, sáng tạo, Đảng ta,
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã khơi dậy
và phát huy cao độ sức mạnh của dân tộc, tranh thủ khai thác được sự ủng hộ và
giúp đỡ bè bạn quốc tế đối với sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc của dân tộc Việt
Nam. Không phải đến thời điểm mở đầu toàn quốc kháng chiến, Đảng ta và Chủ
tịch Hồ Chí Minh mới xác định đường lối kháng chiến mà điều đó đã được từng
bước hình thành ngay sau khi thực dân Pháp nổ súng gây hấn ở Sài Gòn để mở đầu
cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai (23-9-1945).
Vận dụng bài học này vào chính bản thân mình, em nhận thấy cần sớm chủ
động vạch ra những định hướng đúng đắn, sáng tạo; tiếp tục hoàn thiện bản thân.
Bởi chỉ có như vậy bản thân em mới tạo ra tiềm lực mọi mặt, qua đó tạo sức mạnh
tổng hợp để vượt qua những thử thách và có những hành động đúng đắn giải quyết
hết những vấn đề của bản thân, khơng thể để chậm trễ vì thế giới ngày càng tiến bộ,
đi lên nếu em không sớm chủ động thì em sẽ tụt lại phía sau.
- Thứ hai, phát huy sức mạnh đoàn kết trong tập thể.
Truyền thống đoàn kết, yêu nước được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh khơi
dậy thơng qua “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” và Chỉ thị “Toàn dân kháng
chiến”; trong đó, nhấn mạnh: “Bất kỳ đàn ơng, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ,

không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng
lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng
gươm, khơng có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống
thực dân Pháp cứu nước”. Nhờ vậy, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng
được khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy cao độ được lịng u nước, chí căm
thù giặc, tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của toàn dân, toàn quân, quyết
chiến, quyết thắng chống lại kẻ thù xâm lược. Bằng sức mạnh tổng hợp đó, chúng ta
đã kìm được chân địch ở lại trong các đô thị một thời gian khá dài, tạo điều kiện cho
các cơ quan của Trung ương, Chính phủ và các tổ chức di chuyển lên căn cứ địa
Việt Bắc tiếp tục cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp xâm lược.
Để xây dựng một tập thể mạnh dù bất cứ ở lĩnh vực nào, trước hết, cần chú
trọng xây dựng hệ thống tư tưởng vững mạnh từ người vị trí cao nhất đến người vị
trí thấp nhất. Chúng ta cần cùng nhau xây dựng những nội dung, quy tắc chung để
ai cũng có thể biết, tuân theo và tạo ra sự đồng đều. Ngay từ ban đầu, cũng cần quán


triệt chặt chẽ và nêu cao tinh thần để không ai trong tập thể có biểu hiện, hành động
khơng đi theo quy luật chung và gây phá hoại tập thể. Để làm được đều đó, trước
hết mỗi người trong tập thể, hay người đứng đầu phải tạo sự tin tưởng, sự yêu mến
đến với tập thể, từ đó, mọi người mới phát huy tinh thần đoàn kết và cống hiến hết
mình cho tập thể.
Bản thân em nhận thấy, nếu mình là người đứng đầu tập thể, mình cần phải
thật sự làm gương và truyền đến cho mọi người những tinh thần, năng lượng tích
cực giúp cho họ thấy yêu tập thể này và muốn cống hiến, phát huy hết mình cho tập
thể và đồn kết với nhau thì mới tạo nên điều tốt đẹp. Còn trên cương vị là một
thành viên trong tập thể thì em lại càng hết sức nghiêm chỉnh tuân thủ những
nguyên tắc của tập thể, giữ mình và cống hiến hết mình cho tập thể, đồn kết với
những thành viên khác. Em nhận thấy mình mà tốt thì tập thể mới tốt, mình mà tốt
thì ai cũng muốn tốt theo mình. Đặc biệt, việc lớn gì thì đồn kết với nhau mới có
thể cùng làm, cùng giải quyết và những tập thể đoàn kết là những tập thể mạnh.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Trọng Phúc, 2019, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2, TS. Trần Thị Vui, 2015, Những sáng tạo về đường lối của Đảng ta trong thời kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Tạp chí Quốc phịng tồn dân.
3, Trung tướng LÊ CHIÊM, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc
phịng, 2016, Tồn quốc kháng chiến và bài học về xây dựng nền quốc phịng tồn
dân, Báo Qn đội nhân dân.



×