Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh lớp một 1 học tốt phần hoạt động mở rộng trong môn tiếng việt lớp 1 sách chân trời sáng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 15 trang )

Giúp học sinh lớp Một/ 1 học tốt phần "Hoạt động mở rộng" trong môn
Tiếng Việt lớp 1 sách Chân trời sáng tạo.
Với những thông tin về sáng kiến cụ thể như sau:
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục( Môn Tiếng Việt)
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 5/1/2021
4. Mô tả bản chất của sáng kiến
4.1. Tình trạng của giải pháp đã biết:
Việc học tập Tiếng Việt không chỉ giúp học sinh nắm vững tri thức cơ bản
về Tiếng Việt mà đồng thời hình thành 4 kĩ năng "Đọc – viết – nói và nghe" một
cách vững chắc. Thông qua các hoạt động học tập học sinh sẽ chủ động, tự tin,
phát huy khả năng tư duy và năng lực tối ưu của mình. Đồng thời giúp giáo viên
nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm.
Năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên giáo viên và học sinh lớp 1 được
học chương trình giáo dục phổ thơng mới. Trường Tiểu học Trà Thanh thuộc
huyện Hớn Quản được học bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo. Trong bộ sách
giáo khoa Chân trời sáng tạo môn Tiếng Việt là một môn học được thiết kế từng
hoạt động dạy học cụ thể, trong đó có phần "Hoạt động mở rộng" là một hoạt
động cuối cùng của bài học. Tuy nhiên đây là một hoạt động đòi hỏi giáo viên
giảng dạy một cách khoa học, có hệ thống để học sinh có thể tiếp nhận tri thức
một cách chính xác, chắc chắn và biết vận dụng nó để giao tiếp, để học tập các
mơn học trong trường tiểu học và hoàn thiện nhân cách của mình.Vì vậy trong
quá trình giảng dạy "Hoạt động mở rộng" giáo viên gặp khó khăn sau:
* Về phía giáo viên:
- Tiếp cận với nội dung chương trình sách giáo khoa mới bước đầu có
nhiều bỡ ngỡ về: cách dạy - cách học.
- Chưa có tranh ảnh và đồ dùng để giảng dạy "Hoạt động mở rộng".
- Giáo viên tổ chức các hoạt động học tập chưa gây hứng thú cho học
sinh.

Trang 1




- Việc ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên còn hạn chế, ngại tiếp
xúc với phương tiện hiện đại trong quá trình soạn giảng.
- Việc nhận xét và đánh giá học sinh chưa phát huy được phẩm chất và
năng lực của từng em.
* Về phía học sinh:
- Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thời gian nghỉ học của trẻ Mầm
non kéo dài. Chính vì vậy khi vào học lớp 1 nhiều em cịn nhút nhát, thụ động,
nói cịn ngọng, vốn từ chưa phong phú.
Từ những khó khăn trên ảnh hưởng đến việc giảng dạy của giáo viên và
việc học tập của học sinh. Vì vậy đối với giáo viên cần phải dạy những nội dung
gì trọng tâm? Dạy học bằng cách nào? Dạy như thế nào để tất cả học sinh đều
được tham gia thực hành luyện tập, hòa nhập với tất cả các bạn để tăng thêm
tình đồn kết, giúp các em nắm vững kiến thức bài học và nâng cao chất lượng
học tập môn Tiếng Việt. Trước những câu hỏi trên làm tôi luôn suy nghĩ, tìm tịi,
vận dụng những phương pháp, tổ chức hình thức dạy học vào thực tế dạy học
giúp các em nhớ bài lâu, hiểu bài sâu, phát huy tính tích cực học tập của từng
em. Trải qua ba tháng áp dụng vào giảng dạy tại lớp Một/1 bản thân giáo viên
nhận thấy mang lại hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Chính vì lí do trên nên
tơi chọn và viết đề tài: "Giúp học sinh lớp Một/ 1 học tốt phần "Hoạt động mở
rộng"trong môn Tiếng Việt lớp 1 sách Chân trời sáng tạo.
4.2. Những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm
của giải pháp.
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học. Bao giờ cũng đi từ
trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Giáo viên và học sinh sử dụng các
thiết bị và đồ dùng học tập là con đường kết hợp chặt chẽ giữa cái cụ thể và cái
trừu tượng, xây dựng cho học sinh biết quan sát một cách có tổ chức, có kế
hoạch, biết tư duy một cách độc lập, linh hoạt, sáng tạo, biết tưởng tượng một
cách đúng hướng và phong phú.

Ở mỗi tiết dạy, các phương pháp dạy học chỉ được thực hiện nhờ có sự hỗ
trợ của thiết bị và đồ dùng học nhất định, phối kết hợp những phương pháp đa
Trang 2


dạng và phong phú, tạo ra nhiều khả năng để giáo viên trình bày nội dung bài
học một cách sâu sắc. Để giảng dạy phần" Hoạt động mở rộng" đạt hiệu quả cao
thì mỗi giáo viên phải làm tốt những nội dung sau:
4.2.1. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
Đồ dùng dạy học có vai trị rất quan trọng trong việc giảng dạy mơn Tiếng
Việt nói chung và "Hoạt động mở rộng" nói riêng. Thơng qua đồ dùng học tập
giúp học sinh:
- Thu nhận thông tin về sự vật một cách sinh động, đầy đủ và chính xác.
- Giúp học sinh nắm được kiến thức mới, dễ hiểu bài, nhớ lâu kiến thức.
- Đồ dùng dạy học rất phù hợp với học sinh lớp 1 chiếm ưu thế, gây hứng
thú cho học sinh học tập, phát triển tư duy.
- Giúp giáo viên trình bày bài giảng một cách đầy đủ, chính xác, sinh
động, hấp dẫn qua đó nâng cao được hiệu quả bài dạy.
- Qua thực tiễn dạy học giáo viên thường xuyên sưu tầm và sử dụng
những đồ dùng sẵn có như: máy chiếu, ti vi, tranh ảnh,…và hướng dẫn học sinh
khai thác tốt đồ dùng dạy học để tìm ra kiến thức bài học thì tiết học trở nên nhẹ
nhàng hơn - tự nhiên hơn - hiệu quả hơn.
4.2.2. Giúp học sinh phát triển lời nói
- Tạo được nhu cầu hội thoại cho học sinh
Việc tạo ra nhu cầu giao tiếp cho học sinh là điều hết sức quan trọng. Khi
học sinh có nhu cầu biểu đạt các em sẽ mạnh dạn, tự tin, hứng thú để trình bày
những suy nghĩ riêng của mình về chủ đề đang được nói đến.
Để tạo ra nhu cầu giao tiếp cho học sinh, giáo viên cần tạo ra những tình
huống giao tiếp giả định nhưng phải gần gũi và có sức hấp dẫn, kích thích nhu
cầu nói của các em.

- Tạo ra được hoàn cảnh giao tiếp tốt
Hoàn cảnh giao tiếp trong giờ Tiếng Việt chính là điều kiện của lớp học
trong giờ học "Hoạt động mở rộng" bao gồm: Khơng khí lớp học, tư thế của
giáo viên, hoạt động nghe của học sinh, trật tự của lớp học và một số hoạt động

Trang 3


khác ảnh hưởng đến việc giao tiếp của học sinh. Học sinh sẽ tự tin hơn nếu giáo
viên cởi mở, khích lệ các em học tập.
Khi học sinh đang trình bày giáo viên không nên ngắt lời dẫn đến gián
đoạn trong lời nói làm cho các em lúng túng. Giáo viên nên sửa sai sau khi học
sinh đã kết thúc phần trình bày.

Cơ và trị rất hào hứng khi cùng nhau giao tiếp thơng qua hình ảnh.
4.2.3.Vận dụng các phương pháp dạy học
- Phương pháp vấn đáp.
+ Phương pháp vấn đáp (hỏi - đáp) chiếm một vị trí quan trọng ở bậc
Tiểu học nói chung và ở lớp 1 nói riêng. Phương pháp này được sử dụng rộng
rãi trong quá trình dạy học nhằm gợi mở cho học sinh làm sáng tỏ những vấn đề
mới, rút ra những kết luận cần thiết từ những điều đã học. Tạo điều kiện cho học
sinh phát huy được tính tích cực, độc lập nhận thức, phát triển hứng thú học tập
và khát vọng tìm kiếm vấn đề để giải quyết.
Ở giai đoạn đầu (phần học âm, vần), phương pháp hỏi đáp được dùng
nhiều hơn vì lúc này học sinh chưa có nhiều kinh nghiệm trong kỹ năng giao
tiếp. Khi ấy các em rất cần sự gợi mở, dẫn dắt dần dần của giáo viên, hướng các
em vào việc trình bày một vấn đề nào đó.
Ví dụ: Chủ đề 1: Những bài học đầu tiên (Bài 4: o, dấu hỏi) - Sách giáo
khoa Tiếng Việt "Chân trời sáng tạo" trang 16 và trang 17.
Trang 4



Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tranh hoạt động mở rộng.
Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung trong bóng nói. (1-2 học
sinh đọc nội dung trong bóng nói).
- Giáo viên gợi ý câu hỏi và học sinh trả lời như sau:
+ Giáo viên hỏi: Tranh vẽ những con vật nào?
+ Học sinh trả lời: Tranh vẽ con gà trống và con bò.
+ Giáo viên hỏi: Thức ăn của gà trống và con bò là gì?
+ Thức ăn của gà trống là lúa, gạo,... Thức ăn của con bò là cỏ, cám,...
+ Giáo viên hỏi: Con gà trống thường gáy vào thời gian nào là nhiều
nhất?
+ Học sinh trả lời: Con gà trống thường gáy vào lúc sáng sớm là nhiều
nhất.
+ Giáo viên hỏi: Con gà trống gáy như thế nào?
+ Học sinh trả lời: Con gà trống gáy ị..ó..o.
+ Giáo viên tổ chức cho cả lớp bắt chước tiếng gáy của con gà trống.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu: Em hãy đặt cho cơ 1 câu có cụm từ"
ị...ó...o"?
+ Học sinh đặt câu (1 đến 2 em trình bày)
Học sinh thứ nhất: Con gà trống gáy ị...ó...o.
Học sinh thứ hai: Sáng sớm con gà trống gáy ị...ó...o.
Bước 3: Củng cố lại âm vừa học
+ Trong tiếng "bị, cỏ" chứa âm gì vừa học? (tiếng "bò, cỏ" chứa âm "o").
Bước 4: Liên hệ tích hợp liên mơn Tự nhiên và xã hội: Khi ni "gà" và
"bị" thì các em cần phải làm gì? (cho ăn, uống nước, vệ sinh chuồng sạch sẽ,...).

Trang 5



Chúng mình cùng nhau trả lời nhé!
* Một số điều cần chú ý khi sử dụng phương pháp vấn đáp.
- Giáo viên cần xác định rõ mục đích, yêu cầu hỏi đáp để đưa ra hệ thống
câu hỏi chính và những câu hỏi phụ để gợi mở.
- Các câu hỏi cần có mối liên hệ với nhau để trở thành đoạn hội thoại giữa
giáo viên và học sinh.
- Câu hỏi phải rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp trình độ của học sinh.
- Câu hỏi phải có tác dụng kích thích tính tích cực, độc lập tư duy, phát
triển hứng thú nhận thức của học sinh.
- Giáo viên luôn động viên, khuyến khích học sinh trả lời, tập thành thói
quen trả lời một cách đầy đủ, đúng ý, sáng tạo, tránh trả lời rập khn, máy móc,
khơng đủ ý, đủ câu.
- Giáo viên cần tổng kết phần hỏi đáp bằng cách yêu cầu học sinh độc
thoại, nói một đoạn ngắn về chủ đề đó (dành cho học sinh năng khiếu) để rèn kỹ
năng độc thoại cho các em.
- Phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học trong đó giáo
viên tạo điều kiện cho học sinh học tập theo từng nhóm nhằm luyện tập khả
năng giao tiếp bằng cách trao đổi, hợp tác, tranh luận, bàn bạc… với nhau để
giải quyết các vấn đề học tập và tìm ra được những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới
cho bản thân. Qua thảo luận nhóm, ngơn ngữ và năng lực tư duy của học sinh
Trang 6


trở nên linh hoạt hơn, đồng thời còn giúp các em luyện tập tính tự giác, tính
đồn kết tập thể, có sự mạnh dạn, tự tin trong học tập và giao tiếp.
Ví dụ: Chủ đề 2: Bé và bà( bài Ô- ô- dấu ngã) - Sách giáo khoa Tiếng Việt
"Chân trời sáng tạo" trang 22- và trang 23.
Cách tiến hành:

Bước 1: Giáo viên trình chiếu tranh.
Bước 2: Giáo viên chia nhóm đơi- nêu câu hỏi thảo luận như sau:
+ Tranh vẽ gì?
+ Qua tranh vẽ giúp con nhớ đến bài hát nào?
Bước 3: Đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp.
Tranh vẽ hai bạn đang lái ô tô và các nốt nhạc. Qua tranh vẽ giúp con nhớ
đến bài hát"Em tập lái ô tô".
+ Học sinh cùng giáo viên nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Tổ chức cho cả lớp vừa hát vừa vận động múa theo nhạc bài: Em
tập lái ô tô.
Bước 5: Củng cố lại âm đã học.
+ Trong bài hát" Em tập lái ơ tơ" tiếng nào có chứa âm"ơ" ?( tiếng ơ,
tiếng tơ, tiếng pơ có chứa âm"ô").
- Thông qua hoạt động giáo viên liên hệ giáo dục an tồn giao thơng cho
học sinh: cần phải chấp hành đúng luật giao thông. Khi ngồi trên xe máy các em
phải đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an tồn cho mình và mọi người.

Trang 7


Vừa học vừa chơi vui quá!
* Một số chú ý khi tổ chức dạy học theo nhóm
- Các nội dung thảo luận phải có tác dụng kích thích sự suy nghĩ, gây sự
tị mị, chú ý của học sinh. Vì nếu nội dung q dễ thì học sinh chóng chán, thảo
luận khơng có hiệu quả, cịn nếu q khó học sinh khơng có ý kiến thì cuộc thảo
luận sẽ bế tắc.
- Khơng q lạm dụng hình thức thảo luận nhóm trong giờ dạy "Hoạt
động mở rộng" vì nếu kéo dài sẽ khơng có tác dụng.
- Trong lúc thảo luận, giáo viên cần tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều
được bày tỏ quan điểm, ý kiến. Giáo viên nên quan sát để hỗ trợ khi học sinh

cần, mặt khác để có biện pháp khích lệ đối với những học sinh sử dụng ngôn
ngữ chưa tốt.
- Giáo viên nên để học sinh có nhận xét các nhóm, sau đó mới đưa ra
đánh giá của mình và khen ngợi ý kiến đóng góp của các em, động viên tinh
thần làm việc của các nhóm.
Lưu ý: Phương pháp thảo luận nhóm giáo viên cịn có thể áp dụng dạy
các bài:
Chủ đề 1: Những bài học đầu tiên (Bài 3: Âm c, dấu huyền, dấu sắc); sách
giáo khoa Tiếng Việt sách "Chân trời sáng tạo" trang 14 và trang 15.
Chủ đề 5: Ở nhà (Bài 2: Âm r, tr); sách giáo khoa Tiếng Việt sách "Chân
trời sáng tạo" trang 52 và trang 53.
- Phương pháp trò chơi học tập.
Trang 8


Trò chơi là một hoạt động của con người nhằm mục đích vui chơi, giải trí,
thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Thơng qua trị chơi, người chơi cịn
có thể được rèn luyện về thể lực, sử dụng các giác quan, sự thông minh, nhanh
nhẹn, sáng tạo, linh hoạt và đặc biệt là được giao lưu, học hỏi bạn bè, đồng đội.
Đối với trẻ em thì trị chơi có vai trị quan trọng trong sinh hoạt. Vì vậy giáo
viên kết hợp giữa học tập và vui chơi sẽ tạo được hiệu quả trong học tập, tránh
được hiện tượng mệt mỏi, nhàm chán cho học sinh.
Ví dụ: Chủ đề 4: Kì nghỉ (Bài 2: U, u - Ư, ư) - Sách giáo khoa Tiếng Việt
"Chân trời sáng tạo" trang 42 và trang 43.
Mục đích: Học sinh củng cố âm vừa học; nhận biết tên của trò chơi dân
gian.
Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên chiếu tranh - học sinh quan sát tranh và nêu tên hoạt
động mở rộng.
Bước 2: Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi như sau:

+ Cách chơi: Vạch hai đường vạch cách nhau khoảng 4 - 6 mét, chia số
người thành hai đội giống nhau.
Sau khi oẳn tù tì, bên thắng đi trước bằng cách cho một máy bay xuất
kích. Người làm máy bay phải kêu "u" liên tục khi rời khỏi lãnh thổ của mình.
Nếu hết hơi trước khi vào trong vạch coi như máy bay bị rớt, bị bắt làm tù binh.
+ Luật chơi:
Trong lúc lâm chiếm, bên đối phương ùa ra bắt máy bay bằng cách giữ
không cho máy bay về được lãnh thổ của mình khi máy bay hết hơi khơng kêu
"u" nữa, lúc đó máy bay bị bắt làm tù binh. Ngược lại, nếu đối phương giữ
không chặt để máy bay vùng thốt về lãnh thổ của mình được thì những người
giữ máy bay đều bị bắt làm tù binh. Tù binh được giải cứu bằng cách cố chìa tay
ra làm sao chạm được vào máy bay phe mình. Nếu nhiều tù binh bị bắt muốn
được cứu hết phải nắm tay nhau thì máy bay chỉ cần chạm vào một người là tất
cả được cứu.
Bước 3: Tổ chức cho một số học sinh chơi trước lớp.
Trang 9


Bước 4: Củng cố - phát triển các tiếng, từ mới chứa âm vùa học.
+ Hỏi: Tìm tiếng hoặc từ mới có chứa âm u?
+ Học sinh trả lời: từ bú mẹ, chim tu hú, củ khoai,...

Cơ và chúng mình cùng chơi thích nhỉ?
Thơng qua trị chơi học sinh tích cực mạnh dạn, tự tin, hoạt bát hơn.
Ngoài ra giáo viên cịn giáo dục học sinh biết giữ gìn bản sắc văn hóa của dân
tộc Việt Nam (thơng qua các trò chơi dân gian như: "U"; "Dung dăng dung dẻ;
"Chi chi chành chành",...
Trị chơi trên vừa có thể tổ chức cho học sinh chơi trong lớp học vừa có
thể tổ chức cho học sinh chơi ngoài sân trường trong các giờ ra chơi hoặc hoạt
động ngoại khóa.

* Một số chú ý khi sử dụng phương pháp trò chơi
Trang 10


- Nội dung của trò chơi phải gắn liền với nội dung tri thức, kỹ năng cần
rèn luyện cho học sinh trong giờ học đó.
- Tuy nhiên cũng khơng nên lạm dụng trò chơi quá nhiều trong giờ học,
chỉ nên chơi vào ít phút cuối của giờ học, khi xuất hiện yêu cầu củng cố kiến
thức, kỹ năng, khi học sinh đã có dấu hiệu mệt mỏi. Lúc đó trị chơi sẽ tạo sự
hưng phấn để kết thúc tiết học và tạo thư giãn cho các em bước vào tiết học tiếp
theo.
4.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
- Để các tiết học đạt hiệu quả cao thì giáo viên phải thường xuyên sử dụng
các thiết bị dạy học trong đó có ứng dụng cơng nghệ thơng tin.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tế dạy học đã đem lại kết
quả đáng kể và những chuyển biến tích cực trong dạy học, nhất là về phương
pháp dạy học, đó thực sự là “một cuộc cách mạng công nghệ trong giáo dục”.
- Để mỗi bài giảng sinh động, hấp dẫn và dễ tiếp thu hơn khi được sự trợ
giúp của công nghệ thông giáo viên là người trực tiếp làm việc đó hằng ngày
đứng khi trên bục giảng.
- Giáo viên thường xuyên tham khảo các bài dạy trên internet, trên các
trang web như: bachkim.vn, violet, giaovien.net… để tham khảo.
- Ngay từ đầu năm học vào tháng 9 khi chưa có đồ dùng dạy học phục vụ
cho dạy và học mơn Tiếng việt, chưa có ti vi kết nối mạng Internet nhưng bản
thân giáo viên thường xuyên soạn giáo án điện tử và sử dụng máy chiếu để
giảng dạy. Sang tháng 10 nhà trường đã trang bị ti vi và kết nối mạng Internet đó
là điều kiện thuận lợi cho giáo viên giảng dạy, giáo viên khai thác trực tiếp
những video hoặc hình ảnh liên quan đến bài học. Những video và hình ảnh đã
giúp cho học sinh hứng phú, phấn khởi hơn khi tham gia học tập (nhất là hoạt
động mở rộng).


Trang 11


Cùng học và quan sát tranh chúng mình hiểu bài nhanh hơn nhỉ?
4.2.5. Vận dụng Thông tư 27 vào quá trình nhận xét, đánh giá.
- Giáo viên đọc và nghiên cứu kĩ Thơng tư 27/2020/TT-BGDĐT để vận
dụng vào q trình giảng dạy. Thường xuyên nhận xét và đánh giá học sinh
trong quá trình học tập, giúp học sinh phát triển khả năng của từng em về phẩm
chất và năng lực.
- Để động viên tinh thần học tập của học sinh, giúp học sinh giao tiếp tốt
hơn, mạnh dạn hơn và tự tin hơn, biết sử dụng vốn từ vào quá trình học tập thì
giáo viên đã đưa ra hình thức khen thưởng như sau:
- Đối với những học sinh nói đúng chủ đề, nói to, rõ ràng, nói trọn câu,
mạnh dạn, tự tin khi trình bày. Sau khi hồn thành phần trình bày của mình giáo
viên tặng thưởng cho học sinh 2 ngơi sao.
- Với những học sinh nói đúng chủ đề nhưng nói cịn nhỏ, chưa mạnh dạn,
tự tin. Sau khi hồn thành phần trình bày của mình giáo viên tặng thưởng cho
học sinh 1 ngôi sao.
- Kết thúc một tuần học vào ngày thứ sáu giáo viên sẽ tổng kết số ngôi sao
mà học sinh được tặng thưởng. Học sinh nào được tặng thưởng nhiều ngơi sao
nhất thì giáo viên sẽ khen thưởng một món quà nhỏ như: bút chì, hộp bút, thước
kẻ, .....

Trang 12


Những ngôi sao học sinh được tặng trong tuần
4.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến.
Sáng kiến: "Giúp học sinh lớp Một/ 1 học tốt phần "Hoạt động mở

rộng" trong môn Tiếng Việt lớp 1 sách Chân trời sáng tạo đã được bản thân
giáo viên áp dụng vào giảng dạy tại Trường Tiểu học Trà Thanh từ học kì II năm
học 2020-2021 với sự tham gia của 28 học sinh lớp Một/1 và 55 học sinh lớp
Một/2 và Một/3. Kết quả cho thấy đã khắc phục được nhược điểm dạy chay, học
chay, phù hợp với phương pháp dạy học mới; giúp học sinh tích cực hứng thú
tham gia vào các hoạt động học tập, học sinh mạnh dạn, tự tin hơn trong quá
trình giao tiếp, học sinh nắm bài tốt, dùng từ đặt câu trọn ý. Sáng kiến này đã
được các thầy cơ trong Tổ khối 1 áp dụng có hiệu quả và có khả năng nhân
rộng cho các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Bình Phước khi dạy môn Tiếng
Việt (phần hoạt động mở rộng).
5. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):Khơng.
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Áp dụng cho phần "Hoạt động mở rộng".
- Sáng kiến đã được thông qua tổ chun mơn khối 1 và có sự chấp
thuận, đóng góp ý kiến của Ban Giám hiệu nhà trường.
- Đảm bảo trình tự tiến hành phương pháp, hình thức dạy học. Vận dụng
các phương pháp học tập tích cực nhằm phát huy khả năng tự học của học sinh.
- Cơ sở vật chất đảm bảo cho việc tổ chức dạy và học.
Trang 13


- Việc tổ chức các hoạt động học tập linh hoạt phát huy được tính tích cực
học tập của học sinh.
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả:
Trải qua quá trình giảng dạy bản thân tôi đã nghiên cứu,áp dụng vào giảng
dạy của lớp tơi chủ nhiệm đó là sự nỗ lực, cố gắng của giáo viên và học
sinh đã mang lại được kết quả như sau:
- Tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong quá trình
giảng dạy.

- Nâng cao được kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, nắm vững cách
thiết kế các giảng bài giảng điện tử.
- Học sinh hứng thú trong học tập, phát huy tính mạnh dạn, tự tin trong
các giờ học. Nhiều em nhút nhát ngày càng mạnh dạn hơn. Sử dụng vốn từ
thành thạo để phát triển một số từ mới trong quá trình giao tiếp.
- Khi áp dụng sáng kiến vào giảng dạy tiết học trở nên nhẹ nhàng hơn,
học sinh chủ động tích cực trong học tập. Phát triển được khả năng quan sát độc
lập, tính trung thực, sáng tạo, linh hoạt, tăng cường khả năng thực hành giao
tiếp, giúp học sinh nhớ lâu được bài học. Do vậy tỉ lệ học sinh hồn thành tốt và
hồn thành mơn Tiếng Việt học kì I đạt 100%.
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần
đầu.
+ Đánh giá của Tổ khối 1 Trường Tiểu học Trà Thanh
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
.................................................................................................................................
XÁC NHẬN CỦA TỔ PHÓ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Trang 14


+ Đánh giá của Trường Tiểu học Trà Thanh, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình
Phước.
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................


Trang 15



×