Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Luận án tiểu thuyết việt nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 162 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 1967, nhà nghiên cứu văn học người Pháp gốc Bulgaria: Julia Kristeva
đề xuất khái niệm tính liên văn bản (LVB) (tiếng Pháp: intertextualité; tiếng
Anh: intertextuality). Kể từ khi thuật ngữ này ra đời cho đến nay đã nhận được
sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn chương hàng đầu thế giới.
Thực tế, về nguồn gốc của khái niệm, tính LVB được các nhà khoa học nhất trí
cho rằng từ quan điểm ngôn ngữ học của F. Saussure, rồi sau đó gắn với tư
tưởng đối thoại của M. Bakhtin và các nhà Hình thức luận Nga. Tuy nhiên, với
tư cách là một khái niệm lí thuyết văn học thì Julia Kristeva chính là người khởi
xướng. Quan niệm của Kristeva sau đó được sự hưởng ứng của các nhà hậu cấu
trúc tên tuổi như R.Barthes, L.Bloom; các nhà cấu trúc luận – trần thuật học như
M.Riffaterre, G.Genette,... Từ khi thuật ngữ tính LVB ra đời, nó đã được vận
dụng rộng rãi vào việc nghiên cứu văn học trên thế giới. Những cơng trình
nghiên cứu theo hướng LVB hiện nay trên thế giới trở nên hết sức phong phú, đa
dạng và phức tạp. Ở Việt Nam, lí thuyết này cho đến nay vẫn chưa được khảo
sát và nghiên cứu một cách hệ thống. Trong những năm gần đây, tuy đã có một
số bài dịch, bài giới thiệu, cũng có những bài viết, một số cơng trình dùng lý
thuyết LVB để nghiên cứu văn chương nhưng chỉ tập trung ở một vài tác phẩm
hay một tác giả cụ thể, chưa có những cơng trình nhìn nhận đối với một giai
đoạn văn chương.
Sau năm 1986, tiểu thuyết Việt Nam đã đi trên con đường hiện đại
hóa làm thay đổi quan niệm về thể loại và về lối viết. Tinh thần hậu hiện đại
đã soi chiếu vào tư duy tiểu thuyết, có thể nói đã tạo nên một sự biến đổi sâu
sắc qua những sáng tác của Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Nguyễn
Việt Hà, Hồ Anh Thái, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Bình Phương, Thuận,
Đoàn Minh Phượng, Phong Điệp, Nguyễn Ngọc Tư,… Bằng cách đi sâu vào
các vấn đề thế sự, đời tư, phát hiện những mặt trái của đời sống, xã hội, văn
1



hóa; họ tự vấn, phản biện, đối thoại với tinh thần dân chủ, cởi mở. Xuất hiện
những hình thức nghệ thuật mới rất đa dạng: đối thoại với văn bản (VB) xã
hội (social text) và diễn ngôn tập thể (collective discourse); vay mượn và
giễu nhại huyền thoại, cổ tích; quan tâm đến việc trích dẫn, viết lại, viết tiếp
những văn bản cũ; rồi những pha trộn thể loại, hư cấu lịch sử, giễu nhại văn
chương và văn hóa truyền thống có tính chất khn sáo, giáo điều,... Sự đổi
mới tiểu thuyết, vừa diễn ra ở chủ thể nhà văn ở văn bản nghệ thuật vừa diễn
ra ở chủ thể tiếp nhận. Những nỗ lực cách tân của người viết đòi hỏi người
đọc phải chủ động với cách đọc, cách cảm thụ tác phẩm, tránh tình trạng
quen với lối đọc của hệ hình văn học cũ. Những biểu hiện nêu trên ở tiểu
thuyết Việt Nam đương đại thể hiện rất rõ tính LVB. Vấn đề này cần được
quan tâm nghiên cứu, giải thích và đánh giá thỏa đáng. Đây là lí do chính để
chúng tơi chọn đề tài Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên
văn bản. Trên cơ sở tìm hiểu, cập nhật, giới thiệu một cách tương đối hệ
thống lí thuyết LVB và soi chiếu lý thuyết này vào tiểu thuyết Việt Nam
đương đại, chúng tôi mong muốn nối tiếp những nghiên cứu còn rải rác theo
hướng này đối với tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ đó phát hiện và đánh
giá những giá trị sáng tạo của nhà văn trong một cái nhìn bao quát để thấy
được bước phát triển của văn chương Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Vấn đề trung tâm của luận án không chỉ nằm ở một cuộc khảo sát các biểu
hiện của LVB trong tiểu thuyết Việt Nam sau đổi mới, mà cịn ở việc lí giải
sự tồn tại của nó như một lựa chọn tất yếu trong quan niệm sáng tạo văn
chương gắn với hoàn cảnh xã hội - văn hoá, đồng thời đặt ra những vấn đề
về khả năng gây ảnh hưởng tới thẩm mĩ văn chương như một nỗ lực đổi mới
tiểu thuyết.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ góc nhìn của lý thuyết LVB,
luận án hướng tới vận dụng lý thuyết LVB như một công cụ để tìm hiểu tiểu
2



thuyết Việt Nam đương đại. Qua thao tác đó, luận án chỉ ra sự vận động của thể
loại này trong sự vận động phát triển chung của văn học Việt Nam đương đại.
Với hướng tiếp cận từ lý thuyết LVB, luận án cũng mong muốn đóng góp
về mặt phương pháp luận đối với việc nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam. Bởi
nghiên cứu văn học nói chung cần có nhiều cách thức tiếp cận, nhiều cách nhìn
mới do lý thuyết phê bình đưa lại. Cách tiếp cận từ lý thuyết LVB sẽ góp phần
cùng với nhiều lý thuyết nghiên cứu khác chỉ ra trạng thái động trong đời sống
thực tiễn của văn học Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận án đặt ra và thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những lý thuyết về LVB như những công cụ nền tảng làm cơ
sở phương pháp luận cho luận án. Đồng thời, tìm hiểu những vấn đề về sự phát
triển của tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhất là các xu hướng phát triển chính.
- Phân tích, lý giải các hiện tượng của tiểu thuyết đương đại Việt Nam biểu
hiện tính LVB. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của luận án.
- Chỉ ra những thay đổi trong nghệ thuật tiểu thuyết so với trước đổi mới từ
góc nhìn LVB. Nhiệm vụ này sẽ được thực hiện lồng ghép thông qua các chương
cụ thể của luận án.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án trước hết là tiểu thuyết Việt Nam
đương đại về phương diện tính LVB. Để tiến hành công việc nghiên cứu luận
án cần khảo sát lí thuyết về tính LVB. Việc nắm vững về lí thuyết tính LVB là
cơ sở khoa học quan trọng để chúng tôi tiến hành triển khai nghiên cứu các
trường hợp cụ thể để góp phần “nội địa hóa” một lý thuyết vốn ra đời và thực
hành ở văn hóa phương Tây. Trong khi trình bày, phân tích lí thuyết LVB,
chúng tơi sử dụng những ví dụ từ sáng tác của các nhà tiểu thuyết Việt Nam
Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Thuận, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Mộng

Giác,... và một số nhà văn khác.
3


Việc tìm hiểu tiểu thuyết Việt Nam từ lí thuyết LVB tập trung vào một
số thủ pháp tiêu biểu nhất như trích dẫn và giễu nhại, viết lại, sự đan xen thể
loại,… Những thủ pháp này được nghiên cứu gắn với hai khuynh hướng phát
triển của tiểu thuyết Việt Nam đương đại: tiểu thuyết theo khuynh hướng hậu
hiện đại và tiểu thuyết theo lối viết truyền thống với đề tài lịch sử.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Do số lượng tác giả của tiểu thuyết Việt Nam đương đại rất lớn, mỗi nhà
văn có một thế mạnh khác nhau, luận án chỉ tập trung vào khảo sát và nghiên cứu
những tác giả tiêu biểu theo hai khuynh hướng chính. Đối với khuynh hướng hậu
hiện đại, có các tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Thuận.
Khuynh hướng theo lối viết truyền thống với đề tài lịch sử có các tác giả tiêu biểu
như: Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Mộng Giác, Võ Thị Hảo,… Ngồi ra, trong
q trình nghiên cứu, chúng tơi cũng có đề cập đến một số nhà văn khác, để có
những minh chứng thuyết phục hơn về vấn đề đang được triển khai tìm hiểu.
Từ lí thuyết LVB soi chiếu vào các tác phẩm tiểu thuyết Việt Nam
đương đại, chúng tơi cung cấp một cách có hệ thống việc vận dụng lí thuyết
này trong đánh giá và phê bình văn học nhằm bắt kịp theo xu thế chung của
văn học thế giới. Từ đó có những phát hiện và đánh giá đóng góp của những
nhà văn Việt Nam đương đại trong giai đoạn hiện nay.
Đối với thực tế VB nghệ thuật, luận án chủ yếu khảo sát các bình diện
diễn ngơn tư tưởng, ngơn ngữ và thể loại. Các bình diện khác như hình tượng,
cổ mẫu ít được đề cập.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích thi pháp văn bản
Nội dung trong tác phẩm phải được suy ra từ hình thức. Đó là hình thức
mang tính nội dung. Bằng cách phân tích các dấu hiệu hình thức của tác phẩm

văn học, người đọc nhận ra giá trị thẩm mỹ của nó. Đối với việc nghiên cứu
tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ góc nhìn của lý thuyết LVB, chúng tơi tìm
ra những dấu hiệu mang tính hình thức của tính LVB (trong việc sử dụng các
4


hình thức cụ thể như: giễu nhại, tương tác thể loại, viết lại,...) trong việc cụ thể
hóa nội dung của VB.
- Phương pháp cấu trúc hệ thống
Sử dụng phương pháp này nhằm hệ thống hóa các yếu tố LVB có trong
tiểu thuyết Việt Nam đương đại, xem xét mỗi VB như một LVB trong mạng
lưới các VB khác: đó có thể là LVB trong sáng tác của chính nhà văn; có thể là
giữa các nhà văn trong cùng một thời đại và thậm chí là xuyên thời gian, xuyên
quốc gia.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
So sánh là một yêu cầu tự nhiên trong cuộc sống và khoa học. Để thực hiện
nhiệm vụ của luận án, chúng tôi đặt tiểu thuyết Việt Nam đương đại trong mối
tương quan với tiểu thuyết Việt Nam ở các giai đoạn trước và trong mối tương
quan giữa các tác giả, tác phẩm của cùng một tác giả. Bằng cái nhìn so sánh, luận
án sẽ cho thấy được đặc điểm chung và riêng của yếu tố LVB trong các tác phẩm
văn chương đương đại được khảo sát, những mối liên hệ, giao lưu, tiếp biến văn
hóa, văn học,... trong các VB tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
- Phương pháp tiếp cận văn hóa học
Văn học nghệ thuật là một phần của văn hóa. Mỗi VB đều nằm trong
mạng lưới VB của văn hóa (VB nghệ thuật, VB chính trị, đạo đức, tơn giáo,...).
Vì thế về mặt bản chất, tính LVB của VB ln hướng đến tính chất rộng lớn hơn
đó là tính liên văn hóa bởi “VB được dệt bằng các trích dẫn gửi đến cho hàng
nghìn nguồn văn hố.” [111]. Từ cái nhìn văn hóa, chúng tơi sẽ thấy được mối
quan hệ tương hỗ, biện chứng giữa văn hóa và văn học, giữa tính LVB trong cái
nhìn rộng hơn của tính liên văn hóa. Nghiên cứu văn học theo hướng LVB

không thể tránh khỏi việc vận dụng một số cách tiếp cận văn hóa học.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Quá trình nghiên cứu có hệ thống tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn
từ lý thuyết LVB, luận án sẽ nhận diện được đặc điểm mới của tiểu thuyết Việt
Nam đương đại từ đó có những đánh giá về sự phát triển, xu hướng vận động
5


của văn học Việt Nam hiện nay. Trong khi đã có nhiều hướng tiếp cận khác
nhau đối với tiểu thuyết Việt Nam đương đại, hướng nghiên cứu của luận án sẽ
tiếp tục góp phần hồn thiện về mặt phương pháp trong việc nghiên cứu văn
học từ lý thuyết LVB.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về lý luận: trên cơ sở những cơng trình nghiên cứu về lí thuyết LVB trên thế
giới, những cơng trình nghiên cứu LVB ở Việt Nam và việc ứng dụng lí thuyết
này để nghiên cứu ở nước ta, chúng tôi hệ thống bổ sung để hồn chỉnh hơn lí
thuyết này để dùng nó là cơ sở khoa học để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
tiểu thuyết Việt Nam hiện nay.
- Về thực tiễn: Từ sự tổng hợp những nghiên cứu cơ bản nhất về lý thuyết LVB
trên thế giới và ở Việt Nam, chúng tơi triển khai phân tích những biểu hiện của
LVB trong các sáng tác của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Từ đó có những
đánh giá khách quan những đóng góp mới của các nhà văn đương đại. Các
hướng triển khai của luận án sẽ cung cấp những kết luận mang tính khoa học
trong sự vận dụng lí thuyết LVB để nghiên cứu văn chương và đồng thời cung
cấp mơt cái nhìn khái qt về sự vận động và phát triển của văn học Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu và kết luận, Luận án được triển khai qua 4 chương
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Chương 3: Giễu nhại trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Chương 4: Viết lại lịch sử và tương tác thể loại trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại

6


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát một số điểm chủ yếu của lý thuyết liên văn bản
1.1.1. Về khái niệm tính liên văn bản
Trước hết cần nói rằng, hai thuật ngữ tính LVB và LVB được sử dụng
trong luận án này có nội dung khoa học khác nhau. Tính LVB là một thuộc tính,
là kết quả có ở mọi VB nghệ thuật. Khái niệm này có ý nghĩa khoa học hơn vì là
nội dung chủ yếu của lý thuyết LVB (intertextuality). Còn khái niệm LVB là
mối quan hệ giữa các VB, mục đích LVB là hoạt động của tổ chức VB, có nét
nghĩa thi pháp cũng gần với cách hiểu thông thường hơn (các kiểu, thủ pháp
LVB). Tuy nhiên trong quá trình viết, ở một số chỗ trong luận án, có lúc chúng
được sử dụng cùng nghĩa, phù hợp với cách diễn đạt trong hoàn cảnh cụ thể.
Cho đến nay, nội hàm của khái niệm tính LVB vẫn chưa được đóng
khung, mà ở đó vẫn có những lối mở như chính tên gọi của nó, do “xuất phát
từ những hệ quy chiếu khác nhau, lý thuyết về tính LVB trở nên phức tạp, đa
nguyên, xuyên trường phái, mở và năng sản” [125, trxxv]. Jacques Derrida cho
rằng mỗi VB đều là một phức hợp “ghép nối” [76, tr.39]. Genette cho rằng
LVB “... là việc người đọc nhận thức được những mối quan hệ giữa một tác
phẩm và những tác phẩm có sau hoặc trước nó” và đồng nhất LVB với chính
nghĩa chữ của nó “LVB là ... cơ chế riêng để đọc VB văn học. Chỉ có mình nó
làm sản sinh ra sự biểu đạt (signifiance) trong khi cách đọc theo tuyến tính,
giống như những VB văn học hoặc phi văn học, lại chỉ sản sinh ra nghĩa
(sens)” [138, tr.86],... Cịn Riffaterre đã định nghĩa lại tính LVB như sau “nó là

một hiện tượng hướng dẫn lối đọc VB, mà lối đọc này sau cùng chi phối sự
diễn giải về VB đó, và đó là lối đọc ngược lại với lối đọc tuyến tính. Lối đọc
này là một kiểu mẫu tiếp nhận VB chi phối quá trình sản sinh sự tạo nghĩa
(signifiance), trong khi lối đọc tuyến tính chỉ chi phối quá trình sản sinh ý
nghĩa (sens)...” [105].
7


Dù có những giới thuyết khác nhau nhưng chúng tơi có thể hiểu, LVB là
một tính năng của tất cả VB. LVB là điều kiện để tạo ra VB. Bất kỳ VB nào
khi ra đời, để có thể tồn tại và hiểu được chỉ bằng cách thông qua các mối quan
hệ với các VB trước nó. Nhờ đó mà VB tạo ra một quy trình mở trong đó nó
vượt qua ranh giới của VB hiện tại để mở rộng đến những gì có thể là bên
ngồi nó (bối cảnh, ý thức xã hội, thực tế,...). Ý nghĩa của một ý nghĩa được
xác định bởi một ý nghĩa khác, đến lượt nó được giải thích bởi một ý nghĩa
khác và cứ thế tiếp tục. Từ sự phân tích trên, chúng tơi khái qt: LVB là một
thuộc tính của diễn ngơn văn học, làm cho văn bản trở thành một đơn vị liên kí
hiệu. Tính liên văn bản định hình ý nghĩa của một văn bản trong mối quan hệ
với những văn bản khác tạo nên diễn ngơn về văn hóa. Do đó, ý nghĩa văn bản
là vơ hạn và ln ở dạng tiềm năng cho đến khi nó được kích hoạt bởi hoạt
động đọc.
1.1.1.1. Liên văn bản và nội hàm khái niệm văn bản
Đề xuất khái niệm tính LVB trên cơ sở quan điểm tiên phong của
Bakhtin, Julia Kristeva chính là người đã mở đường cho lý luận phê bình hậu
hiện đại với những quan điểm quan trọng về nội hàm của VB: VB là “liên văn
bản”, là “bức khảm các trích dẫn”, là “sự hấp thu và biến đổi của văn bản
khác”,... [2, tr.234]. Đây là lối đi mở ra cho các nhà hậu cấu trúc, để cùng nhau
bổ sung và hồn thiện nội hàm lý thuyết về tính LVB. Một khái niệm cho đến
nay vẫn chưa hoàn tất và xong xuôi.
Qua tác phẩm Từ, đối thoại, tiểu thuyết, Kristeva đã giới thiệu Bakhtin

đến các nước phương Tây. Trong công trình này, bà đã đề xuất khái niệm LVB
thay thế cho tính đối thoại/tính liên chủ thể của Bakhtin. Kristeva viết “khám
phá mà Bakhtin là người đầu tiên đưa vào trong lý thuyết văn chương: mọi VB
đều được xây dựng như một bức chạm khảm những trích dẫn. Mọi VB đều là
sự hấp thu và chuyển hóa một VB khác”. [2, tr.234]; Kristeva đã sử dụng phép
ẩn dụ của một bức tranh khảm để mơ tả cách giải thích của mình về nội hàm
của LVB trên cơ sở sự hiểu biết sâu sắc về tính đối thoại của Bakhtin. Một bức
8


tranh khảm thể hiện sự tương tác của nhiều màu sắc, kích cỡ và loại vật liệu
khác nhau. Mặc dù một bức tranh khảm là một màn hình cụ thể trong lịch sử
của một người nào đó diễn giải hoặc tạo ra một ý tưởng, nhưng bản thân bức
tranh không phải là một điểm cố định. Nó có thể phát triển hơn nữa. Chính nó,
là một giao điểm của các mẫu, màu sắc và kiểu dáng khác nhau phối kết thành
một VB. Các VB tiếp nhận, tiêu thụ, kết hợp và tiếp thu các VB khác, đồng
thời, các chủ đề LVB này được tiếp thu và biến đổi trong các VB khác. Đối với
Kristeva, ý nghĩa không thể được xem là một sản phẩm hồn chỉnh, mà nó ln
trong q trình sản xuất. Khái niệm tính LVB từ nay thay thế cho khái niệm
tính liên chủ thể.” [98]. Nếu như Bakhtin quan niệm ngữ cảnh là hồn cảnh xã
hội thì Kristeva đã định vị cấu trúc văn chương trong tổng thể xã hội và tổng
thể xã hội đó được xem như một tổng thể VB: “hầu như mọi thứ đều được coi
như VB: văn học, văn hóa, xã hội, lịch sử và chính bản thân con người; từ đây
xuất hiện lí thuyết về tính LVB.” [66, tr.240]. Như vậy, đối với Kristeva thì
ngữ cảnh là văn bản xung quanh nó. Từ đó, Kristeva tiến hành quy chiếu VB
vào một biểu đồ gồm có hai trục: trục ngang (horizotal axis) – thể hiện mối liên
hệ giữa tác giả và người đọc; và trục dọc (vertical axis) – thể hiện cho sự kết
nối một VB này với hệ thống VB khác bao quanh nó. Bằng cách cùng quy
chiếu hai trục ngang và trục dọc lên một VB, độc giả sẽ nhận ra quy tắc cốt lõi
vận hành VB: “mọi VB ngay từ khi bắt đầu đã chịu ảnh hưởng và nằm trong

phạm vi tác động của những giải trình ngơn ngữ khác nhau, mà mỗi giải trình
ngơn ngữ như thế, ln ln chịu chi phối bởi một vũ trụ gồm nhiều VB khác.”
[101]. Trong mối quan hệ của trục dọc mà sơ đồ của Kristeva đề xuất, VB
nghiên cứu đã được đặt vào một mạng LVB rộng lớn xung quanh, đó có thể là
những VB đồng đại hoặc lịch đại. Độc giả cần là những người thơng thái để có
thể phát hiện ra sự biến đổi hoặc dấu vết của sự biến đổi có sự ảnh hưởng từ
những VB khác. Cũng cần phải chú ý một vấn đề quan trọng là việc tìm dấu
vết của một VB, khơng nhằm mục đích truy tìm nguồn gốc, mà chỉ cho thấy sự
liên kết đan xen, chồng chất giữa chúng. Bởi việc truy tìm xuất phát điểm của
9


một VB là điều khó thực hiện, vì “bất cứ VB nào cũng tạo nên như một bức
tranh khảm chứa đựng cả một thiên hà các trích dẫn, bất cứ VB nào cũng mang
dấu vết của sự hấp thụ và chuyển thể từ các VB khác.” [101]. Với quan niệm
này, tư tưởng của Kristeva đã đảo ngược lại với tư tưởng của các nhà cấu trúc
luận. Nếu các nhà cấu trúc đóng khung VB trong một giới hạn khép kín của
cấu trúc thì Kristeva đặt ra vấn đề “thay vì phải khoanh vùng sự chú ý của
chúng ta vào giới hạn cấu trúc của VB, tại sao chúng ta không thử nghiên cứu
tính chất cấu trúc ấy bắt nguồn từ đâu?” [101]. Điều này được Kristeva giải
thích rõ: “những mã (code) của một cấu trúc VB như là sự chuyển hóa những
lớp (những mã) được lấy từ những VB khác.” [98] và “sự tương tác VB nảy
sinh bên trong một VB duy nhất” [98]. Những quan niệm trên của Kristeva về
tính LVB đã đặt tiền đề cho lý luận phê bình hậu hiện đại. Theo quan niệm của
bà LVB là “chỗ giao cắt của các mặt phẳng VB khác nhau” “sự đối thoại của
các kiểu viết khác nhau” [2, tr.239]. Vì thế nên “đối với chủ thể có nhận thức,
tính LVB là một dấu hiệu cho thấy bằng phương cách nào một VB đọc lịch sử
và được cài lồng vào trong lịch sử.” [98]. Kristeva đặt ra quan niệm về trị chơi
tự do của cấu trúc trong tác phẩm Kí hiệu học – Sémiotiké (1969), mà sau này
Derrida cũng đã tun ngơn về lí thuyết trị chơi cấu trúc trong việc giải cấu

trúc thơng qua bài báo cáo có tên “Cấu trúc, kí hiệu và trị chơi trong diễn
ngơn của các khoa học nhân văn – La structure, le signe et le jeu dans le
discours des sciences humaines”. Sự tự do của trị chơi cấu trúc được Kristeva
thực hiện thơng qua khái niệm genotext – văn bản tương đương hay cận văn
bản. Geno-text, Kristeva giải thích, “khơng phải là một cấu trúc mà là một “số
nhiều tạo nghĩa”, nằm trong quan hệ với “fenotext” – VB mang tính hiện tượng
(sản phẩm cuối cùng của lao động) tái hiện chỉ “một nghĩa có giới hạn”, vì thế,
đó là sự nghèo nàn.” [94, tr.222]. Như vậy cấu trúc VB giờ đây không phải là
một cấu trúc đã được bê tơng hóa, khơng khơ cứng, đơng đặc hay đã được định
hình sẵn theo khuôn ngay từ lúc sinh ra. Giới hạn nghĩa cho nó, nghĩa là cấp
cho VB một ý nghĩa sau cùng. Đồng thời, bà đã đề xuất thuật ngữ idéologème
10


– chức năng phối kết “sự tổ chức, phối kết của một VB bên trên những cấu trúc
khác” [98]. Sự tổ chức phối kết làm nên tính giao xuyên VB và sự giao xuyên
này đã “làm thay đổi lẫn nhau giữa những đơn vị thuộc về những VB khác
nhau” [98].
1.1.1.2. Liên văn bản và tính đối thoại/đa thanh/phức điệu
Tính đối thoại/đa thanh/phức điệu xuất phát từ Mikhain Mikhailơvích
Bakhtin. Những cơng trình chủ yếu của M. Bakhtin như Những vấn đề thi pháp
Đôxtôiepski (1929), Sáng tác của Phrăngxoa Rabơle và văn hóa dân gian thời
Trung đại và phục hưng (1965), Những vấn đề văn học và mĩ học (1975), Mĩ
học sáng tác ngơn từ (1979), Những bài báo phê bình văn học (1986),...
Bakhtin được xem là nhân vật có ảnh hưởng bậc nhất trong nền lí luận phê
bình thế giới bởi tư tưởng của ơng trải dài ở nhiều khía cạnh: triết học, mĩ học,
lí luận văn học,... Đây là những tiền đề cơ bản để nhiều nhà lí luận phê bình
sau này kế thừa và đối thoại lại các vấn đề mà Bakhtin đã từng đặt ra. Trong số
đó, có khái niệm LVB được Kristéva đề xuất.
Theo Bakhtin, đơn vị trực tiếp trong giao tiếp lời không phải là “từ” hay

“câu” mà chính là các phát ngơn. Trong q trình giao tiếp, người ta thực hiện
các phát ngơn, điều đó có nghĩa là các phát ngơn đã giúp cho người sử dụng
ngôn ngữ bày tỏ “ý kiến”, “suy nghĩ” của mình. Ngơn ngữ phục vụ hai kẻ phát
ngơn cùng lúc, diễn tả hai ý định khác nhau cùng một lúc: một ý định trực tiếp
của nhân vật (tức người đang nói) và một ý định bị khúc xạ bởi chính tác giả
(người đang viết). Dù phục vụ kẻ phát ngôn nào thì người tham gia giao tiếp
bao giờ cũng có những ý đồ cụ thể, hướng đến một khách thể bên ngồi. Như
vậy, ngơn ngữ tiểu thuyết ln chứa đựng ý thức của người sáng tác và “ý thức
của người sáng tạo ra tiểu thuyết đa thanh có mặt thường xuyên và khắp nơi
trong tiểu thuyết đó và có vai trị tích cực ở mức độ cao nhất ở đấy.” [9, tr.57],
“những ý thức này cũng chưa kết thúc và chưa hồn tất như chính nó.” [9,
tr.57,]. Ngồi chủ thể phát ngôn, Bakhtin quan niệm ngôn ngữ luôn được đặt
trong mối quan hệ tương tác qua lại trong ngữ cảnh, bởi lời nói nào cũng được
11


nhúng vào trong môi trường, trong bối cảnh xã hội mà nó được sinh ra. Phát
ngơn chính là sản phẩm của mối quan hệ xã hội: “Một lời nói phát biểu sống
động, nảy sinh một cách có ý thức trong một thời điểm lịch sử nhất định và
trong một môi trường xã hội nhất định.” [8, tr.94].
Với Bakhtin, VB thực hiện không phải nhiều mà là vô số cuộc đối thoại
khác nhau về rất nhiều vấn đề của cuộc sống. Chính những cuộc đối thoại này
lại tiếp tục mở ra những cuộc giao tiếp đối thoại khác: đó là cuộc đối thoại giữa
người đọc và các vấn đề xã hội được nói đến trong VB mà Bakhtin cho rằng
“sự giao tiếp đối thoại chính là lĩnh vực đích thực của cuộc sống của ngôn
ngữ.” [9, tr.172]. Bakhtin chú ý đến ngữ cảnh của lời nói. Mỗi ngữ cảnh khác
nhau sẽ nảy sinh những cánh hiểu và quan điểm khác nhau của người tiếp
nhận. Đây được xem là tư tưởng tiến bộ của Bakhtin. Bằng việc đề xuất tính
nhiều tiếng nói này, ông đã đi ngược lại với quan điểm của Saussure và các nhà
hình thức luận lúc bấy giờ.

Phát triển nguyên lý carnaval (hội giả trang) trên nền tảng văn hóa dân
gian thời trung cổ và Phục hưng Châu Âu, Bakhtin gắn thuật ngữ này với nội
hàm khái niệm rộng hơn: “như là tổng thể các lễ hội có nguồn gốc khác nhau
mà đặc điểm nổi bật của nó là niềm vui hội hè của nhân dân.” [108]. Trong
cơng trình Sáng tác của Francois Rabelais và nền văn hóa dân gian Trung cổ
và phục hưng, Bakhtin đã cho thấy nền tảng của carnaval gắn liền với một hệ
quan niệm thẩm mỹ đặc thù đó là nhận thức duy vật tự phát và biện chứng tự
phát về sự sinh tồn thông qua phương pháp sáng tác chủ nghĩa hiện thực
nghịch dị. Và cái nghịch dị lại xuất hiện ở bản chất tái sinh tiếng cười. Giễu
nhại chính là một trong những hình thức thể hiện bản chất tái sinh tiếng cười
đó. Tính chất tái sinh này khơng lấy q khứ tuyệt đối làm đối tượng miêu tả,
mà sẽ chọn đối tượng miêu tả là hiện thực đang tiếp diễn. Điều này có nghĩa là
quá khứ có thể trở thành đối tượng xuất hiện trong văn cảnh nhưng đó khơng
phải là đối tượng miêu tả. Hành vi nhại lại quá khứ không nhằm mục đích thay
đổi ý nghĩa ban đầu của đối tượng mà trong văn cảnh mới, nó được cung cấp
12


thêm những ý nghĩa mới, nó mang “tính đa phong cách và tính nhiều giọng
điệu” [9, tr.104]. Bởi vì carnaval “bao trùm các bình diện khác nhau của tác
phẩm, từ cấp độ ngôn ngữ, qua thế giới nghệ thuật cho tới nội dung tư tưởng và
cấu trúc thể loại, như một thành phần vững bền của văn hóa” [108], nên chắc
chắn “canaval hóa là cơng cụ diễn giải có lợi trong việc phân tích tác phẩm cụ
thể cũng như các tiến trình văn hóa và văn học ở những thời đại khác nhau.”
[108]. Nó góp phần “loại trừ mọi sự nghiêm chỉnh giáo điều, phiến diện, không
cho phép tuyệt đối hóa một quan điểm nào, một cực nào của cuộc sống và ý
nghĩ.” [9, tr.151].
Đa thanh là một đặc điểm nổi bật nhất của tiểu thuyết mà không một thể
loại văn học nào có thể thay thế. Đa thanh được hiểu là tính nhiều tiếng nói và
ý thức khơng hịa làm một, một sự đa thanh thực thụ của các tiếng nói. Bakhtin

quan niệm từ trong bản chất “tiểu thuyết đa thanh tồn bộ là mang tính đối
thoại” [9, tr.33], “ngay từ đầu tiểu thuyết đã vang lên tất cả các tiếng nói chủ
yếu của một cuộc đối thoại lớn. Các tiếng nói này khơng khép kín và cách biệt
nhau.” [9, tr.67]. VB đa thanh hòa trộn nhiều giọng: giọng nhân vật, giọng
người kể chuyện, giọng tác giả tạo nên độ căng và sự tương phản đáng kể bởi
những giá trị tự thân và sự độc lập tương đối của các “tiếng nói”. Đây chính là
cơ sở khẳng định tính chất đối thoại trong tiểu thuyết.” [2, tr.246]. Tính nhiều
tiếng nói đó lại đặt nền móng trên nền tảng của tính đối thoại. Đối thoại trong
tiểu thuyết là đối thoại mang tính chất sinh tồn, là cái quyết định giá trị của lời
nói “chữ nghĩa khơng có giá trị gì, nếu ta tách nó ra khỏi lời nói. Và lời nói
cũng khơng có nghĩa lý gì, nếu ta tách nó ra khỏi đối thoại.” [71, tr.253]. Là
đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết, tính nhiều tiếng nói góp phần thực hiện “q
trình khơi sâu tính đối thoại” và tất yếu cần phải “mở rộng nó và làm cho nó
ngày càng trở nên tinh tế.” [8, tr.128]. Quá trình khơi sâu và mở rộng này làm
cho tiểu thuyết là thể loại ln ở thì hiện tại chưa hồn thành. Khi mà “mọi lời
văn dường như sống ở biên giới giữa văn cảnh của mình với văn cảnh của
người” [8, tr.11] thì ranh giới giữa của ta và của người là khó phân định vì mọi
13


tình huống trong cuộc sống đều có thể gặp nhau, và dù có thể gặp nhau thì việc
xử lí chất liệu và ngữ cảnh của câu chuyện kể cũng làm cho việc tiếp nhận lời
văn khơng thể giống nhau.
Tính đối thoại/đa thanh/phức điệu là tiền đề lý luận quan trọng tạo cơ sở
cho Kristeva kế thừa và khát quát thành tên gọi LVB.
1.1.2. Liên văn bản và người đọc
Tuyên cáo về cái chết của tác giả và khai sinh ra người đọc, từ đó đặt ra
những quan niệm về sự phân biệt VB với tác phẩm, Roland Barthes là người đã
tiếp tục khẳng định và phát triển nội hàm của khái niệm tính LVB. Những
nghiên cứu của ơng đã đóng góp quan trọng trong lý luận phê bình ký hiệu học

nửa sau thế kỉ XX.
Một trong những tác phẩm thể hiện rõ quan niệm của Roland Barthes về
tính LVB là bài viết Cái chết của tác giả. Khi tuyên cáo cái chết của tác giả,
Roland Barthes đã đối lập tư tưởng của mình với nhiều tư tưởng của các nhà
lập thuyết trước đó. Roland Barthes cho rằng “văn chương là thứ khơng gian
trung tính, phức hợp, lạc hướng, trong đó mọi chủ thể đều mất hút, là hố đen
nhấn chìm mọi bản thể, trước tiên là bản thể của con người cầm bút viết.” [45,
tr.300]. Xét vai trò tác giả, theo R. Barthes: “tác giả chẳng qua là chủ thể của
hành động viết, cũng như “tôi” chẳng qua là kẻ đã thốt nên “tôi”” [45, tr.303].
Tác giả theo cách hiểu truyền thống được R. Barthes thay thế bằng người viết
hiện đại. Anh ta chỉ là “người biên chép sinh thành cùng lúc với VB của mình;
người đó khơng được trang bị một tồn tại có trước hoặc vượt ra ngồi bản thân
sự viết” [45, tr.303]. Cần phải có một cách hiểu đúng đắn nhất bản chất của
phát ngôn “gây sốc” về “cái chết của tác giả” mà Roland Barthes tuyên cáo.
Phát ngôn này chỉ nhằm giải thiêng và lật đổ quyền uy của tác giả, một thứ
quyền uy tối thượng đã ăn sâu trong tư tưởng của nhiều nhà lập thuyết trước
đó. Trên thực tế, và chắc là cả trong cách hiểu của R. Barthes vai trò của tác giả
đối với tác phẩm, là khơng thể hồn tồn xóa bỏ.

14


Khai tử tác giả, Roland Barthes khai sinh ra người đọc: “nhưng có một
nơi tập hợp đa nguyên này được tập trung lại, và nơi đó khơng phải tác giả, như
chúng ta vẫn lầm trước kia, mà là độc giả.” [45, tr.306], “độc giả chính là
khơng gian trên đó chép lại mọi trích dẫn làm nên sự viết” [45, tr.306]. Vậy thì,
có chăng, khi khai tử tác giả và khai sinh ra người đọc, Roland Barthes đã hoàn
toàn trao quyền năng cho độc giả và những người làm công việc phê bình? Giờ
đây, giá trị của tác phẩm có phải hồn tồn do độc giả quyết định? Thực ra,
ơng tun bố “sự sinh thành của người đọc phải trả giá bằng cái chết của tác

giả.” [45, tr.306], nhưng đồng thời ông khẳng định rằng “độc giả là một con
người không có lịch sử, khơng có tiểu sử, khơng có tâm lí; đó chỉ là một kẻ đã
thâu tóm lại mọi con đường tạo thành VB vào một cánh đồng duy nhất.” [45,
tr.306], từ đó ơng đã kết luận “Tác giả đã chết, VB là LVB, sự đọc là sự sản
xuất ý nghĩa.” [45, tr.306]. Vậy là, không phải nhà văn, khơng phải quyền năng
của độc giả, mà chính văn chương mới là sự sống, mới mở ra đến vô tận ý
nghĩa của mình. Người đọc chỉ đóng vai trị là người thâu tóm mọi VB mà nó
mở ra vào “một cánh đồng duy nhất”.
Phát triển nội hàm của tính LVB, R.Barthes quan niệm “Mỗi VB là một
LVB; những VB có mặt trong nó ở các cấp độ khác nhau dưới những hình thái
ít nhiều nhận thấy được: những VB của văn hóa trước đó và những VB của văn
hóa thực tại chung quanh. Mỗi VB đều như một tấm vải mới được dệt bằng
những trích dẫn cũ.”, “Văn hóa nhân loại cũng được coi như một thứ LVB mà
đến lượt mình, nó đóng vai trị tiền VB cho bất cứ VB nào xuất hiện tiếp theo.”
[2, tr.240]. Tính đa trị là một trong những đặc trưng của VB mà Roland Bathes
đã xun suốt nhắc đến trong những cơng trình nghiên cứu của mình. VB là
“một khơng gian đa chiều, nơi có nhiều kiểu viết va đập, tranh chấp, xáo trộn
vào nhau mà khơng có cái nào ngun mẫu cả.”. Đằng sau một VB bao giờ
cũng thấp thống ít nhiều một VB khác nên khơng hề có VB “ngun chất”. Vì
nằm trong những mối quan hệ chằng chịt qua lại như vậy nên VB bao giờ cũng
mang tính đa nghĩa. Tác phẩm được tái tạo và luôn xuất hiện những mâu thuẫn
15


nội tại bên trong để tái sinh những nét nghĩa mới. Trong tác phẩm S/Z công bố
1970, ông viết: “dựa vào tính đa trị từ đó VB được tạo ra” [94, tr.178], “Trong
VB lý tưởng này, các mạng lưới là rất nhiều, chúng tự cung cấp mà không cần
một cái nào đó lộ ra, khi xếp chồng lên nhau, thống ngự hay điều khiển những
cái khác; cái tất cả này là một thiên hà của cái biểu đạt, mà không phải là một
cấu trúc của những cái biểu đạt.” [94, tr.178], “Nếu chúng ta quan tâm chú ý

đến tính đa trị của một VB (số lượng giới hạn tùy ý) thì chúng ta cần phải từ bỏ
cấu trúc hiện hình trong một khối lượng thống nhất như các nhà tu từ học cổ
điển hay phê bình hàn lâm vẫn làm, cũng không xuất phát từ việc xây dựng
VB; tất cả phải tạo nghĩa không ngừng và tạo nghĩa nhiều lần, cũng không cần
phải đi tới việc cho ra một cái toàn thể lớn lao cuối cùng, hay một cấu trúc cuối
cùng.” [94, tr.178]. Trong bài nghiên cứu Từ tác phẩm đến văn bản (De
l’oeuvre au texte), xuất bản 1971, ông nêu lên quan điểm tính đa trị của VB.
Tính đa trị không thể hiểu là sự riêng rẽ về ý nghĩa để gộp lại thành số nhiều
mà trước hết phải hiểu nó là sự khơng xác định mang tính ngữ nghĩa “VB là đa
trị. Điều này khơng có nghĩa chỉ vì trong VB tồn tại nhiều nghĩa, mà trước tiên,
nó đa trị bởi vì nó thực hiện một số nhiều mang nghĩa, một số nhiều không thể
giản quy. VB không phải là cái đang tồn tại đồng thời những gì được hiểu, mà
là sự chuyển dời, xuyên qua; nó trả lời không phải cho một diễn giải hay chỉ
cho một tự do diễn giải mà là cho một sự bùng nổ, cho một sự phát tán.” [94,
tr.179]. R.Barthes đã xác lập tư tưởng phân mảnh thay thế cho tư tưởng tổng
thể trước đây.
1.1.3. Thi pháp Liên văn bản
Quan điểm thi pháp LVB ở đây chúng tôi căn cứ vào quan điểm của
Genette - người mô tả rõ ràng nhất các cấp độ và quan niệm LVB trong cơng
trình nổi tiếng của ông: Palimpsests: văn chương ở độ hai. Trong công trình
này, ngay tên gọi Palimpsests đã ngầm ví mỗi VB là một Palimpsest, tức “một
bản viết trên miếng da, được viết lần hai, lần viết đầu đã bị cạo xóa” [125,
tr.236]. Ông chú trọng đến cấu trúc nội tại của VB và phát triển khái niệm tính
16


LVB thành xuyên văn bản (transtextuality), với mong muốn có thể thay thế
khái niệm tính LVB mà Kristeva đã đề xuất. Genette đã khẳng định giá trị của
tính xuyên VB khi tiến hành tham chiếu tiền VB vào trong mạng lưới VB mới.
Quá trình tham chiếu thực hiện trên cơ sở các loại tương tác khác nhau của VB.

Genette đề xuất năm loại tương tác: 1/ Liên văn bản (intertextualité) bao gồm
trích dẫn, đạo văn, ám chỉ; 2/ Cận VB (paratextualité) như là mối quan hệ giữa
VB với phụ đề, lời nói đầu, lời bạt, đề từ,...; 3/ Siêu VB (métatextualité) như sự
chú giải hoặc viện dẫn VB trước đó một cách có phê phán; 4/ Thậm phồn VB
(hypertextualité) như sự cười cợt hay giễu nhại của VB này đối với VB khác; 5/
Kiến tạo VB (architextualité) được hiểu như mối quan hệ thể loại giữa các VB.
- Quan hệ liên văn bản (intertextualité)
Trong Palimpsests, khái niệm LVB của Genette có nội hàm hẹp hơn so
với khái niệm LVB mà Kristeva đề xuất. LVB chỉ là một trong những kiểu
quan hệ giữa các VB: quan hệ đồng hiện diện. Ở mối mối quan hệ tương tác
VB này, quan niệm của Genette về LVB đã được hiểu một cách đơn giản là
“mối quan hệ cùng hiện diện giữa hai VB hay một vài VB trong một VB cụ
thể” [125, tr.237] và nó được biểu hiện qua ba hình thức: ám chỉ (allusion), đạo
văn (plagirism) và trích dẫn (citation). Sau này, Marko Juvan, với cơng trình
Lịch sử và thi pháp của tính Liên văn bản (History and Poetics of
Intertextuality) (2000) đã tiếp tục phân loại phương thức biểu hiện LVB có hạt
nhân trích dẫn bao gồm miêu tả (description), chuyển vị (transposition) và bắt
chước (imitation). Miêu tả LVB còn bao gồm các thể loại trích dẫn như tóm tắt
(summary), phê bình (criticism), diễn giải (interpretation).
Về hình thức ám chỉ, Genette miêu tả như sau: “đó là một sự phát ngơn
hồn tồn giả định với đầy đủ ý nghĩa nhằm nhận thức về một mối quan hệ
giữa nó và một VB khác.” [125, tr.237]. Đạo văn trong LVB không được hiểu
như cách hiểu thông thường là hiện tượng ăn cắp bản quyền của người khác
nhằm lấy sản phẩm của người khác trở thành sản phẩm của mình, mà đặc tính

17


của nó là việc khai thác những VB có sẵn để tạo ra sản phẩm mang ý nghĩa
mới. Nhờ thao tác này, mà VB được tái sinh khơng ngừng.

Trích dẫn là một trong những thuộc tính quan trọng của tính LVB. Vì
trích dẫn biểu hiện rõ ràng sự kết nối của VB này với VB khác. Thao tác trích
dẫn đưa người đọc ra ngoài phạm vi của VB, mở rộng đường biên sang các VB
khác (chính trị, lịch sử, triết học, văn học,...). Cách thức trích dẫn có thể là:
tồn bộ một VB (ví dụ VB thơ, âm nhạc, truyện kể,...), trích lược/tóm tắt,... có
thể trích trực tiếp hoặc gián tiếp,… Tùy theo mục đích khác nhau mà chức
năng của thao tác này cũng đa dạng.
- Quan hệ cận văn bản (paratextualité)
Ở mức độ tương tác VB đơn giản hơn, theo quan niệm của Genette, tiểu
thuyết có tính LVB khi chú ý khai thác paratext (cận VB – còn dịch là yếu tố
ngoài cốt truyện). Đây “là sự thực hiện mang tính truyền thống về việc trích
dẫn (với ngoặc kép, với hoặc khơng có lời dẫn chính xác)” [138]. Theo
Genette, paratext bao gồm nhan đề, phụ đề, lời mở đầu, lời đề tặng, lời bạt, chú
thích, thơng báo, tên các chương, tranh minh họa... nghĩa là những cái bên lề
VB. Tuy khơng phải là nội dung chính mà VB hướng đến nhưng chúng cũng
có những mã mang thơng điệp ý nghĩa nhất định. Nguyễn Việt Hà mở đầu
cuốn tiểu thuyết Thị dân tiểu thuyết bằng lời nhận định: “tiểu thuyết là ngôi lời
kể lể nhỏ - SYN-OPSIS”, mở đầu cho Ba ngôi của người “Và tha nợ cho chúng
con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con (Kinh lạy cha)”, mở đầu cho
tiểu thuyết Cơ hội của chúa “sự cùng quẫn cuối cùng của con người đấy là cơ
hội của Chúa”. Nguyễn Mộng Giác bắt đầu Sông Côn mùa lũ bằng lời đề tặng:
“Tặng nhà tôi Nguyễn Khoa Diệu Chi và các con Đào Tiên, Thụy Vũ, Mai
Tiên. Nguyễn Xuân Khánh bắt đầu tiểu thuyết Đội gạo lên chùa bằng việc trích
dẫn (cả phiên âm và dịch thơ) bài thơ Cư trần lạc đạo phú của Trần Nhân
Tông,... Tất cả những nội dung trên, dù không phải là tình tiết, là chi tiết chính
của truyện, nhưng nó mang âm hưởng, màu sắc, phong cách, kiểu tư duy,... từ

18



đó tác động và định hướng tâm thế ban đầu của độc giả trong hành trình tìm ra
những mã của tác phẩm.
- Quan hệ siêu văn bản (Métatextualité)
Siêu văn bản đề cập đến hiện tượng một VB bình luận rõ ràng hoặc
khơng rõ ràng về một VB khác. Sự bình luận này thể hiện quan điểm, sự đánh
giá đối với nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Thao tác này làm cho tiểu
thuyết gắn với phê bình, mang màu sắc của khoa học, của tư duy phản biện.
Tiểu thuyết giờ đây không phải chỉ là địa hạt của các sự việc, của các tình tiết
gây cấn, hồi hộp. Mà là sự đan xen của quy luật tư duy phân tích, đánh giá,
nhìn nhận... Sự bình luận có thể thể hiện sự đồng tình hay khơng đồng tình, ca
ngợi hay phê phán, có khi là giải thiêng lại những vấn đề từng được xem là
thiêng liêng, là chuẩn mực đối với xã hội. Điều này có thể nhận thấy ở nhiều
nhà văn Việt Nam đương đại. Họ bình luận VB thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội và có khi bình luận ln ngay cả tác phẩm của chính mình.
Hồ Anh Thái có những thao tác đề cập đến những VB khác từ đó đưa ra những
bình luận. Trong tiểu thuyết Năm lá quốc thư, tác giả đã bình luận về câu
chuyện của một nhà văn Pháp thể kỉ XIX: Alfred de Musset “Đồng thời ở đây,
còn có thể thấy một câu chuyện khác, từ hình ảnh những cái mỏ háu đói của
đàn con sục vào chén sạch tim gan lòng ruột của cha chúng. Câu chuyện về
đức hy sinh của người cha, cũng là chuyện về sự háu đói vơ tình của đàn con.
Ta nhìn thấy trong ấy câu chuyện chén bằng sạch, moi bằng sạch, rút ruột bằng
sạch. Mà rút ruột của ai? Của chính người cha mình, người lẽ ra có thể tồn tại
lâu dài để tiếp tục nuôi ta.” [119, tr.213]. Và câu chuyện ấy chính là hình ảnh
ẩn dụ và là cái cớ cho sự bình luận câu chuyện của hiện tại: “những con bồ
nông của Alfred de Musset đã vô tư hồn nhiên được một bữa no. Thảo nào ta
có thể gọi tắt vô tư hồn nhiên là vô hồn. Chúng đã mở đại tiệc trên cái bụng
phanh ra của người cha mà không biết rằng một khi người cha đã chết rồi, đại
tiệc ấy là sự hủy diệt của chính chúng.” [119, tr.217]. Siêu VB trong tiểu thuyết
đã trở thành đối tượng cho nhiều nhà văn giải thiêng nhiều vấn đề thiêng liêng
19



nhằm nhạo báng các hiện tượng trong cuộc sống hiện đại. Vậy là biên độ của
một VB được mở rộng, thế giới khơng chỉ là một VB mà cịn là một siêu VB
để nhà văn có thể hoạt tác bằng nhiều cách thức và con đường khác nhau.
- Quan hệ thậm phồn văn bản (Hypertextualité)
Thậm phồn VB là thuật ngữ Genette “dùng để chỉ hiện tượng một văn
bản B nào đó (được ơng gọi là hypertext/thượng VB hoặc hậu bản) phát sinh từ
một văn bản A nào đó đã tồn tại trước đó (được gọi là hypotext/hạ bản hoặc
tiền bản) bởi sự cải biến (transformation) hoặc bởi sự bắt chước (imitation).
Theo đó những hình thức như giễu nhại (parody), chế nhạo (travesty) và
chuyển vị (transposition) thuộc về quan hệ cải biến hạ VB; trong khi phỏng
nhại (pastiche), châm biếm (caricature) và giả mạo (forgery) là những hình
thức bắt chước.” [125, tr.244]. Cải biến và bắt chước có thể xem là quan hệ
điển hình cho việc nối kết nhiều VB thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời
sống bằng nghệ thuật xử lý của nhà văn đối với tiền VB. Phần này chúng tôi sẽ
đi sâu hơn ở chương ba của luận án.
Thuật ngữ giễu nhại (tiếng Anh: parody, tiếng Pháp: parodie) có gốc từ
tiếng Hi Lạp cổ đại là parodia. Từ này gồm có hai phần kết hợp lại: tiền tố
para (vừa có ý nghĩa là đối lại vừa có ý nghĩa là bên cạnh) và danh từ ode (có
nghĩa là bài hát). Giễu nhại vừa được hiểu là một bài hát “chống lại” bài hát
khác, vừa đồng thời được hiểu là bài hát được hát bên cạnh bài hát khác mà
khơng chống lại nó. Chính những cách hiểu này đã dẫn đến tính chất lưỡng
nghĩa của từ nguyên mà cho đến nay, việc đưa ra một giới thuyết duy nhất về
nội hàm của khái niệm giễu nhại là chưa đi đến thống nhất. Vẫn cịn đó những
quan niệm và cách tiếp cận khác nhau. Trong phạm vi của luận án, chúng tôi
quan tâm đến một số quan niệm về parody/nhại phổ biến của các nhà lập thuyết
tiêu biểu từ thế kỉ XX đến những năm đầu của thế kỉ XXI. Từ đó gắn với thực
tiễn của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
- Quan hệ kiến tạo văn bản (Architextualité)


20


Thuật ngữ Architextualité được hiểu là “toàn bộ các yếu tố xác định
quan hệ về mặt thể loại của các VB.” [125, tr.245]. Điều đáng chú ý là “bản
thân kiến trúc VB không phải là phạm trù riêng biệt và thuần túy mà là sự va
chạm, tương tác và chồng lấn lên nhau giữa các thể loại. Va chạm, tương tác
không phải là sự dịch chuyển cơ học các yếu tố thể loại trong hệ thống văn học
mà là sự tương sinh và biến đổi địa vị, chức năng của mỗi yếu tố khi chúng
tham sự vào tấn kịch văn học” [125, tr.245-246]. Trong quan hệ kiến tạo VB,
Genette một mặt phân loại và một mặt chú ý đến các kiểu tương tác LVB. Theo
quan niệm của Genette, tính LVB tự xác định qua “sự hiện diện của một hoặc
nhiều VB trong một VB và mối quan hệ giữa chúng”. [138]. Quan niệm này
gần với quan niệm của Bakhtin về sự tương tác giữa các thể loại văn học.
Bakhtin quan niệm: “Tiểu thuyết cho phép đưa vào, lắp ghép vào trong nó
nhiều thể loại khác nhau, cả những thể loại nghệ thuật (những truyện ngắn,
những bài thơ trữ tình, những trường ca, những màn kịch nói,...) lẫn những thể
loại phi nghệ thuật (các thể văn đời sống hàng ngày, văn hùng biện, khoa học,
tôn giáo,...), về nguyên tắc bất cứ thể loại nào cũng có thể được đưa vào cấu
trúc tiểu thuyết và trên thực tế rất khó tìm được một thể loại nào chưa bao giờ
và chưa được ai đưa vào tiểu thuyết” [9, tr.32]. Theo đó, tiểu thuyết có thể thu
nạp nhiều thể loại, nhiều VB khác nhau trong một chỉnh thể tác phẩm. Ví dụ
như sự xâm nhập của truyện ngắn trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã
tham gia vào kiến trúc của VB, tạo cho VB nhiều khơng gian nhỏ làm nên tiểu
tự sự, góp phần cho bức tranh đời sống hiện lên đa chiều kích, bao quát được
nhiều vấn đề của cuộc sống đương đại.
Trong phạm vi của luận án, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các kĩ thuật
giễu nhại, tương tác thể loại và viết lại. Bởi đây là các vấn đề tiêu biểu, đặc
trưng nhất của tính LVB gắn với hai khuynh hướng chính của tiểu thuyết Việt

Nam đương đại.

21


1.2. Vấn đề nghiên cứu lý thuyết Liên văn bản
Những cơng trình nghiên cứu lý thuyết LVB hiện có trên thế giới số
lượng rất lớn, rất đa dạng, khó có thể mơ tả đầy đủ. Vì thế ở đây chúng tơi chỉ
nêu một số đường hướng chính. Nhiệm vụ trọng tâm của luận án là phân tích
văn học Việt Nam, cụ thể là tiểu thuyết đương đại Việt Nam. Vì vậy, ở chương
này, luận án tập trung vào một số tư tưởng về tính LVB, các nghiên cứu LVB
của các nhà lý luận thế giới và tổng thuật vận dụng lý thuyết LVB ở Việt Nam
trong mấy thập niên gần đây.
1.2.1. Tình hình dịch thuật lý thuyết liên văn bản
Hiện nay, rất nhiều cơng trình trực tiếp đặt ra vấn đề tính LVB và ứng
dụng nó trong nghiên cứu văn học vẫn chưa được giới thiệu chu đáo ở Việt
Nam chẳng hạn như cơng trình quan trọng hàng đầu của Kristeva – Từ, Đối
thoại và Tiểu thuyết – nơi thuật ngữ LVB lần đầu tiên xuất hiện vẫn chưa được
dịch. Các cơng trình quan trọng khác có bàn trực tiếp đến thuyết LVB của
R.Barthes, M.Riffaterre, G.Genette, H.Bloom,... cũng ít được giới thiệu, tìm
hiểu. Với nỗ lực của một số nhà nghiên cứu, dịch thuật, hiện chúng ta có một
số bản dịch sau đây giới thiệu và phân tích một vài điểm lí thuyết LVB. Đầu
tiên, có thể kể đến bài nghiên cứu của tác giả người Nga do Ngân Xuyên dịch –
L.P. Rjanskaya, LVB – sự xuất hiện của khái niệm về lịch sử và lí thuyết của
vấn đề (Nghiên cứu văn học, số 11/2007). Bài nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề
nguồn gốc và những cách hiểu về khái niệm LVB: khái niệm LVB là môt khái
niệm “động”, nội hàm của khái niệm có thể biến đổi tùy thuộc vào “các lập
trường triết học và nghiên cứu của các nhà khoa học.”. Có hai quan niệm về
tính LVB: LVB được xem như là một thủ pháp văn học, và LVB được xem
như là “thuộc tính bản thể của mọi VB”, cách hiểu thứ hai này là cách hiểu gắn

liền với Kristéva trong cơng trình Từ, Đối thoại và Tiểu thuyết. Quan niệm về
tính LVB gắn liền với quan niệm về VB và vai trò của độc giả bởi “LVB nhằm
tới sự tương đối hóa các mã văn hóa, tương đối hóa tính thống nhất và tồn vẹn
của chúng, và tới sự tước bỏ ý nghĩa tuyệt đối của chúng… Ý nghĩa là linh
22


hoạt, sự tương tác sống động của các VB sinh ra những nghĩa mới của chúng.”
[106, tr.197]. Người viết đã đưa ra dẫn chứng các VB văn học Anh và có sự
minh giải để cho thấy “sự tương quan giữa VB của mình và VB của người
khác” [106, tr.199] trong một số sáng tác của Magaret Dabble, Anita Brookner,
A.S Byett, Bayette, Emma Tennant, W. Golding, Graham Swift,… Từ đó
người viết khẳng định rằng: “Việc hiểu hạn hẹp thuật ngữ chỉ như là mối tương
quan cấu trúc của hai hay một số VB có tác giả hoặc việc chuyển dịch tư tưởng
LVB như là hình ảnh thế giới sang các thời đại khác sẽ gây khó khăn cho việc
sử dụng và tiếp nhận khái niệm” [106, tr.212]. Tiền đề lí thuyết này có vai trị
quan trọng trong việc vận dụng nội hàm khái niệm để tiến hành nghiên cứu và
giải mã VB.
Trong cuốn Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu
văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỉ 20 (chủ biên I.P. Ilin và E.A. Tzurganova)
khái niệm LVB đã được lý giải khá tường tận. Phần mục viết về LVB, ngoài
việc chỉ ra xuất xứ của khái niệm, các soạn giả đề cập đến một thực tế: “nội
dung cụ thể của thuật ngữ thay hình đổi dạng một cách cơ bản tùy thuộc vào
những tiền đề lý luận và triết học.” [66, tr.444]. Tuy có sự thay hình đổi dạng
như thế nhưng “cái chung cho tất cả họ là định đề: bất cứ VB nào cũng là sự
“phản ứng” đối với các VB có trước nó.” [66, tr.444]. Sau nhận định trên, các
soạn giả đã trích dẫn ý kiến của một số nhà khoa học. R. Barthes khái niệm
LVB “Mỗi VB là một LVB, những VB khác có mặt trong nó ở các cấp độ khác
nhau dưới những hình thái ít nhiều nhận thấy được: những VB của văn hóa
trước đó và những VB của văn hóa thực tại xung quanh. Mỗi VB đều như là

tấm vải mới được dệt từ những trích dẫn cũ. Những đoạn của các mã văn hóa,
các định thức, các cấu trúc nhịp điệu, những mảnh vụn biệt ngữ xã hội,…- tất
cả đều bị văn bản ngốn nuốt và đểu bị hịa trộn trong VB và xung quanh nó bao
giờ cũng tồn tại ngôn ngữ. Với tư cách là điều kiện tồn tại ban đầu cho mọi
VB, tính LVB khơng thể bị lược quy vào vấn đề nguồn gốc hay ảnh hưởng; nó
là trường quy tụ những định thức nặc danh, khó xác định nguồn gốc, những
23


trích dẫn vơ thức hoặc máy móc được đưa ra khơng có ngoặc kép” [66, tr.445].
M. Riffaterre khẳng định: “bản thân tư tưởng tính VB khơng những khơng tách
khỏi tính LVB, mà cịn dựa vào nó.” [66, tr.445]. M. Gresset cho rằng: “LVB
là một bộ phận hợp thành của văn hóa nói chung” và “ràng buộc” bằng “tấm
lưới văn hóa” mà “khơng có kẻ nào có khả năng thốt ra khỏi.” [66, tr.446].
Tuy nhiên, không phải các nhà nghiên cứu văn học ở phương Tây trong các
cơng trình của mình đều dùng và chấp nhận cách lý giải rộng rãi về khái niệm
LVB. Dù cịn đó những vấn đề chưa được xác quyết rõ ràng nhưng vị trí của
tính LVB là không thể phủ nhận bởi “ý nghĩa của quan niệm LVB vượt ra
ngoài phạm vi những cắt nghĩa thuần lý thuyết” lý thuyết này có tính đại chúng
rộng rãi vì “LVB ảnh hưởng đến chính thực tiễn nghệ thuật và sự tự ý thức của
nghệ sĩ hiện nay.” [66, tr.449].
Bửu Nam – Phạm Thị Anh Nga dịch Lí thuyết về tính LVB của tác giả
người Pháp: Pierre – Marc de Biasi. Nội dung của bài viết trình bày lịch sử lí
thuyết LVB, từ lúc hình thành khái niệm đến những cách tiếp cận đầu tiên
trong những năm 1970 và những sự tái lập khái niệm từ những năm 1980 đến
nay. Bản dịch của Nguyễn Văn Thuấn về bài báo của Andrea Lesis – Thomas:
Đằng sau Bakhtin: chủ nghĩa hình thức Nga và thuyết LVB của Kristeva. Bài
viết đề cập đến mối quan hệ và đóng góp của các nhà hình thức luận Nga,
Bakhtin và Kristeva đối với quá trình sinh thành và sự triển nghĩa của thuyết
LVB. Bài viết khẳng định những đóng góp của chủ nghĩa hình thức Nga với tư

cách là những người tiên phong, đặt nền móng cho lí thuyết LVB. Ngồi ra,
Nguyễn Văn Thuấn cịn tiến hành dịch cuốn Lý thuyết Liên văn bản của
Graham Allen. Tuy tài liệu này chỉ lưu hành nội bộ, chưa được phát hành rộng
rãi, nhưng đây là một trong những tài liệu tham khảo, giúp cho người đọc hình
dung rõ hơn nội hàm của LVB và những vấn đề xung quanh nó. Việc hồn
thiện bản dịch này sẽ là cơ sở lí luận quan trọng trong nghiên cứu và vận dụng
lí thuyết LVB ở Việt Nam.

24


Năm 2011, Lã Nguyên dịch bài viết Một nền thi pháp học sụp đổ của
Julia Kristéva. Nội dung bài dịch đã khái quát nguồn gốc và sự vận động trong
tư tưởng, các ngun tắc trong lí luận phê bình của Bakhtin. Julia Kristéva đã
phân tích sâu sắc tư tưởng đối thoại, nguyên tắc phức điệu của Bakhtin và chỉ
ra tính quá độ của Bakhtin khi “khám phá ra cả một đại lục mà công cụ của thi
pháp học không thể ứng dụng” [74, tr.21]. Bên cạnh việc khẳng định những
đóng góp của Bakhtin, Kristéva đồng thời cũng chỉ ra những phần cịn khiếm
khuyết: “ơng làm xê dịch ý nghĩa của các thuật ngữ ngôn ngữ học và đôi khi
không đưa ra những định nghĩa nghiêm nhặt cho các thuật ngữ ấy.” [74, tr.22].
Tuy nhiên với những gì Kristéva chỉ ra và phân tích thì bài viết của bà có giá
trị quan trọng trong việc tiếp nhận tư tưởng của Bakhtin – tiền đề lí luận quan
trọng trong nội hàm khái niệm “tính LVB” mà bà đề xuất.
Năm 2013, Lê Nguyên Cẩn dịch và giới thiệu cơng trình Thi pháp chủ
nghĩa hậu hiện đại của Liviu Petrescu (Rumani). Đây là công trình đã mang lại
một cách nhận diện có hệ thống, dựa trên nền tảng triết học phương Tây theo
tiến trình lịch sử, lí giải cội nguồn của xu hướng văn học hậu hiện đại qua các
đại diện tiên biểu gắn với các thời kì phát triển của văn chương phương Tây
nói chung và văn học Rumani nói riêng. Tuy khơng phải là cơng trình dành
riêng cho LVB nhưng trong sự kiến giải các vấn đề của chủ nghĩa hậu hiện đại,

tác giả có đề cập đến vấn đề LVB trong diễn ngôn văn học. Trong vấn đề này,
người viết đã chỉ ra hướng tiếp cận mở rộng của LVB ở cấp độ “văn hóa vĩ
mơ” và phong trào của “Chủ nghĩa lịch sử mới”. Tác giả đã dẫn ra quan niệm
của một số nhà nghiên cứu, đầu tiên là Linda Hutcheon, người đã nhìn nhận
“ngữ cảnh diễn ngơn ngơn ngữ học” và thêm vào “ngữ cảnh phổ quát”, nơi
diễn ra thao tác phát ngôn, về bản chất ngữ cảnh này vừa mang tính xã hội, và
đặc biệt vừa mang tính LVB. Tác giả hướng sự chú ý đến J. Greenblatt (người
khởi xướng chủ nghĩa lịch sử mới), người đã nghiên cứu quan hệ giữa các kiểu
diễn ngôn khác nhau và kết luận “việc ngữ cảnh hóa diễn ngơn văn học khởi
phát từ tiền đề tính đa trị của mọi nền văn hóa.” [94, tr.189]. Bằng việc chỉ ra
25


×