Tải bản đầy đủ (.doc) (157 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ xây DỰNG CHIẾN lược PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY cổ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NAM hà – UDOMXAY đến năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.05 KB, 157 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------------------------

NGUYỄN NHƯ HOA

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
NAM HÀ – UDOMXAY ĐẾN NĂM 2018

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THỊ KIM NGỌC

Hà Nội –


Luận văn Thạc sĩ QTKD 2013

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những ý tưởng, nội dung và đề xuất trong luận văn
này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu, tiếp thu các kiến thức từ
Giảng viên hướng dẫn và các Thầy, Cô trong Khoa Kinh tế và Quản lý –
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Tất cả các số liệu, bảng biểu trong đề tài này là kết quả của quá trình thu


thập tài liệu, phân tích và đánh giá dựa trên cơ sở các kiến thức, kinh nghiệm
của bản thân tác giả đã tiếp thu được trong quá trình học tập, không phải là sản
phẩm sao chép, trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đây.
Trên đây là cam kết ràng buộc trách nhiệm của tác giả đối với các nội
dung, ý tưởng và đề xuất của luận văn này.

Học viên

NGUYỄN NHƯ HOA
Khóa: CH 2011-2013

Học viên: Nguyễn Như Hoa

i

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sĩ QTKD 2013

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo bộ môn Khoa Kinh tế và Quản lý đã
trang bị cho tôi những kiến thức căn bản làm nền tảng cho những nghiên cứu
của tôi trong luận văn này cũng như trong công việc và cuộc sống.
Đặc biệt chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Phạm Thị Kim Ngọc đã
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hồn thành luận
văn của tơi.
Xin cảm ơn Viện Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Bách khoa Hà

Nội đã tạo cho chúng tôi một môi trường học tập và nghiên cứu khoa học tốt.
Bên cạnh đó tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và cán bộ, nhân
viên Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà - Udomxay đã tạo điều kiện cho
tôi nghiên cứu và cung cấp số liệu để tơi hồn thành luận văn thạc sĩ này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Nguyễn Như Hoa

Học viên: Nguyễn Như Hoa

ii

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sĩ QTKD 2013

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU – CHỮ VIẾT TẮT...................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG , BIỂU...................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH CĨ TRONG LUẬN VĂN............................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN CHO DOANH NGHIỆP..........................................................................4
1.1. Tổng quan về chiến lược và hoạch định chiến lược..........................................4

1.1.1. Khái niệm về chiến lược........................................................................................4
1.1.2. Vai trò của chiến lược..............................................................................................6
1.1.3. Phân loại chiến lược.................................................................................................7
1.2. Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh.......................................................9
1.2.1. Khái niệm về hoạch định chiến lược................................................................9
1.2.2. Quy trình hoạch định chiến lược.....................................................................10
1.2.2.1. Lựa chọn sứ mệnh và các mục tiêu chủ yếu của tổ chức.............11
1.2.2.2. Phân tích mơi trường kinh doanh............................................................12
1.2.2.2.1. Phân tích mơi trường vĩ mơ...............................................................13
1.2.2.2.2. Phân tích mơi trường ngành..............................................................16
1.2.2.2.3. Phân tích mơi trường bên trong (nội bộ) của doanh nghiệp 21
1.2.2.3. Thiết lập và đánh giá các phương án chiến lược..............................25
1.2.2.4. Lựa chọn phương án khả thi......................................................................31
1.3. Các căn cứ hình thành chiến lược...........................................................................32
1.4. Các cơng cụ phân tích và lựa chọn chiến lược..................................................33
1.4.1. Mơ hình BCG...........................................................................................................33
1.4.2. Phân tích SWOT.....................................................................................................35
Học viên: Nguyễn Như Hoa

iii

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sĩ QTKD 2013

1.4.3. Một số các cụ khác

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


...................................................................... 38

1.5. Một số lưu ý khi hoạch định chiến lược phát triển cho một cơng ty ... 40
TĨM TẮT CHƯƠNG I ............................................................................. 43
CHƯƠNG 2: CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
CHO CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ UĐÔMXAY ................................................................................................ 44
2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần XNK Nam Hà-Uđơmxay........... 44
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển công ty cổ phần XNK Nam HàUđômxay............................................................................................... 44
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ hoạt động SXKD của công ty ................ 46
2.1.3. Hình thức pháp lý và các sản phẩm sản xuất kinh doanh ............. 47
2.1.4 Quy trình sản xuất kinh doanh của công ty ................................... 49
2.1.5 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần XNK Nam Hà-Uđômxay...... 52
2.1.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 20102012 ...................................................................................................... 54
2.2. Tầm nhìn, sứ mệnh chiến lược phát triển hiện tại và mục tiêu chiến
lược của cơng ty .......................................................................................

59

2.2.1. Tầm nhìn, sứ mệnh hiện tại của công ty.......................................

59

2.2.2. Chiến lược phát triển hiện tại và mục tiêu chiến lược của công ty 59
2.2.2.1. Chiến lược phát triển hiện tại .................................................

59

2.2.2.2. Mục tiêu chiến lược của cơng ty ............................................

60


2.3. Phân tích mơi trường bên ngồi doanh nghiệp ..................................

60

2.3.1. Phân tích mơ trường vĩ mơ ..........................................................

60

2.3.1.1. Mơi trường chính trị, pháp luật ..............................................

60

2.3.1.2. Mơi trường kinh tế ................................................................

63

2.3.1.3. Mơi trường tự nhiên ...............................................................

69

2.3.1.4. Mơi trường văn hóa- xã hội ...................................................

70

Học viên: Nguyễn Như Hoa

iv

Viện Kinh tế và Quản lý



Luận văn Thạc sĩ QTKD 2013

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

2.3.1.5. Mơi trường cơng nghệ..................................................................................72
2.3.2. Phân tích mơi trường ngành..............................................................................73
2.3.2.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh......................................................................73
2.3.2.2. Phân tích áp lực của khách hàng.............................................................81
2.3.2.3. Phân tích áp lực của nhà cung cấp..........................................................81
2.3.2.4. Phân tích áp lực của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn..............................83
2.3.2.5. Phân tích áp lực của sản phẩm thay thế................................................85
2.3.3. Phân tích mơi trường nội bộ..............................................................................86
2.3.3.1. Khả năng duy trì và mở rộng thị phần..................................................86
2.3.3.2. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ..................................................................90
2.3.3.3. Giá cả sản phẩm..............................................................................................96
2.3.3.4. Phân tích nguồn nhân lực của công ty cổ phần XNK Nam HàUđômxay.............................................................................................................................98
2.3.3.5. Khả năng đổi mới.........................................................................................101
2.3.3.6. Thương hiệu và uy tín................................................................................101
2.3.3.7. Phân tích tiềm lực tài chính của cơng ty cổ phần XNK Nam
Hà-Uđômxay...................................................................................................................102
2.3.3.8. Đánh giá yếu tố nội bộ công ty cổ phần XNK Nam HàUđômxay thông qua so sánh với các đối thủ cạnh tranh.............................104
2.4. Tổng hợp các điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức..................106
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY
CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ - UĐÔMXAY..............................110
3.1. Những căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh......................................110
3.1.1. Định hướng phát triển ngành thủ công mỹ nghệ trong thời gian tới .. 110

3.1.2 Quan điểm phát triển của công ty cổ phần XNK Nam Hà-Uđômxay

đến năm 2018......................................................................................................................112
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát của công ty..............................................................112
Học viên: Nguyễn Như Hoa

v

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sĩ QTKD 2013

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể của công ty....................................................................113
3.2. Phân tích và lựa chọn chiến lược phát triển của cơng ty cổ phần XNK
Nam Hà-Uđômxay qua ma trận SWOT......................................................................113
3.2.1. Cơ sở lựa chọn ma trận SWOT làm công cụ hoạch định chiến lược
cho công ty CPXNK Nam Hà- Uđômxay..............................................................113
3.2.2. Phân tích và lựa chọn phương án chiến lược..........................................114
3.3. Các giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển..........................................118
3.3.1. Chiến lược 1: Chiến lược phát triển thị trường......................................118
3.3.2. Chiến lược 2: Phát triển nguồn nhân lực...................................................123
3.3.3. Chiến lược 3: Phát triển sản phẩm...............................................................136
TÓM TẮT CHƯƠNG 3........................................................................................................140
KẾT LUẬN..................................................................................................................................141
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................143

Học viên: Nguyễn Như Hoa

vi


Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sĩ QTKD 2013

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU – CHỮ VIẾT TẮT
Stt Chữ viết Nội dung
tắt

1

TCMN

Thủ công mỹ nghệ

2

HĐQT

Hội đồng quản trị

3

CBCNV Cán bộ cơng nhân viên

4


XNK

Xuất nhập khẩu

5

ĐVT

Đơn vị tính

6

NXB

Nhà xuất bản

7

KHTT

Kế hoạch thị trường

8

DN

Doanh nghiệp

9


XK

Xuất khẩu

10

LN

Lợi nhuận

11

BH

Bán hàng

12

DV

Dịch vụ

13

BCG

Boston Consulting Group

14


SBU

Strategic business unit

15

GDP

Tổng thu nhập quốc nội

16

TNQD

Thu nhập quốc dân

17

TNHH

Trách nhiệm hưu hạn

Học viên: Nguyễn Như Hoa

vii

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sĩ QTKD 2013


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

DANH MỤC CÁC BẢNG , BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ........................................

54

Bảng 2.2 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu TCMN trong giai đoạn 2010-2012 ... 56
Bảng 2.3: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty.......................................

57

Bảng 2.4: Lượng vốn FDI của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012 .................. 61
Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam giai đoạn 2010–
2012 .............................................................................................................

62

Bảng 2.6: Thu nhập quốc dân của Việt Nam giai đoạn 2010-2012 ............... 65
Bảng 2.7 Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam năm 2010-2012 ..............................

66

Bảng 2.8: Danh sách đối thủ cạnh tranh trong nước lớn nhất của công ty ..... 74
Bảng 2.9: Doanh số của các công ty Trung Quốc tại Hoa Kỳ, EU và châu Á
năm 2012 .....................................................................................................
Bảng 2.10: Doanh số của công ty TNHH Tiến Động tại Hoa Kỳ,

77

EU và châu

Á năm 2012 ..................................................................................................

77

Bảng 2.11: Doanh số của công ty CP sản xuất kinh doanh xuất khẩu Vĩnh
Long tại Hoa Kỳ, EU và châu Á năm 2012 ..................................................
Bảng 2.12: Doanh số của công ty cổ phần Najimex tại Hoa Kỳ,

78
EU và châu

Á năm 2012 ..................................................................................................

79

Bảng 2.13: Doanh số của công ty XNK thủ công Mỹ Nghệ Nam Định tại Hoa
Kỳ, EU và châu Á năm 2012 ........................................................................

80

Bảng 2.14: Thị phần doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ trong nước .............................................................................

86

Bảng 2.15: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn năm
2010-2012 ....................................................................................................


87

Bảng 2.16: Bảng tỷ suất lợi nhuận giai đoạn năm 2010-2012 ....................... 88
Bảng 2.17: Bảng tỷ trọng chi phí giai đoạn năm 2010-2012 ......................... 89
Học viên: Nguyễn Như Hoa

viii

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sĩ QTKD 2013

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bảng 2.18: Máy móc thiết bị của cơng ty cổ phần XNK Nam Hà – Uđơmxay
90
Bảng 2.19: Những nhóm hàng chiếm ưu thế của công ty cổ phần XNK Nam
Hà – Uđômxay và các đối thủ cạnh tranh chủ yếu........................................................91
Bảng 2.20: Bảng quy mơ diện tích của cơng ty Nam Hà – Uđômxay và các
đối thủ cạnh tranh.........................................................................................................................93
Bảng 2.21: Tổng hợp số lượng hàng xuất của công ty giai đoạn 2010-2012 . 96
Bảng 2.22: Cơ cấu lao động của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam HàUđômxay theo đơn vị năm 2012............................................................................................99
Bảng 2.23: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2010 – 2012....................103
Bảng 3.1: Kết quả phân tích ma trận SWOT.................................................................114
Bảng 3.2: Bảng đề xuất kinh phí học nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu............123
Bảng 3.3 Đề xuất kinh phí đào tạo trung và ngắn hạn..............................................129
Bảng 3.4: Bảng đề xuất kinh phí học quy trình quản lý chất lượng....................131
Biểu đồ 2.1: Doanh thu của Công ty giai đoạn 2010 – 2012....................................54
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2010 – 2012.......................................56

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ cơ cấu mặt hàng xuất khẩu qua các năm 2010-2012......57
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ diễn biến tăng trưởng GDP của Việt Nam 2000 – 2012 .. 64

Biểu đồ 2.5: Biểu đồ diễn biến CPI của Việt Nam từ 2002 - 2012........................67
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu nhân lực của Công ty năm 2012...............................................100

Học viên: Nguyễn Như Hoa

ix

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sĩ QTKD 2013

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

DANH MỤC HÌNH CĨ TRONG LUẬN VĂN
Hình 1.1 : Quy trình hoạch định chiến lược.....................................................................10
Hình 1.2: Mơ phỏng mơi trường kinh doanh của doanh nghiệp.............................13
Hình 1.3 Mơ hình năm lực lượng cạnh tranh của M.Porter.......................................17
Hình 1.4 Ma trận BCG...............................................................................................................34
Hình 1.5 Ma trận SWOT...........................................................................................................36
Hình 1.6. Ma trận Mc.Kinsey..................................................................................................39
Hình 1.7. Các chiến lược kinh doanh theo ma trận Mc.Kinsey...............................39
Hình 2.1: Quy trình sản xuất các sản phẩm đan từ bẹ chuối, cói, nhựa...............49
Hình 2.2: Quy trình sản xuất các sản phẩm từ tre ghép...............................................50
Hình 2.3 : Sơ đồ bộ máy tổ chức cơng ty cổ phần XNK Nam Hà-Uđơmxay 52
Hình 2.4: Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Công ty............................................98


Học viên: Nguyễn Như Hoa

x

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sĩ QTKD 2013

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, mở ra các cơ hội
đồng thời đem đến những thách thức nhất định cho sự phát triển của nền kinh tế trong
nước. Sau khi gia nhập WTO, quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới ngày càng
được mở rộng, kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc và đạt được những kết quả
đáng khích lệ. Mơi trường kinh doanh năng động tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
trong nước phát huy được năng lực của mình. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khi
tham gia vào nền kinh tế thị trường phải xác định được những mục tiêu và lập được
chiến lược kinh doanh từng giai đoạn thì mới có thể tồn tại và phát triển vững mạnh
được.
Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam xuất
nhập khẩu nói riêng, trong nền kinh tế hội nhập và trong bối cảnh nền kinh tế thế giới
có nhiều biến động đã và đang gặp khơng ít những khó khăn trong q trình hoạt
động sản xuất kinh doanh. Công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu đồ thủ công
mỹ nghệ cũng đã chịu sự tác động của thị trường. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, tác
giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Xây dựng chiến lược phát triển cho
công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà – Udomxay đến năm 2018” làm đề tài
khố luận của mình.

Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở phân tích mơi trường bên ngồi gồm có mơi trường vĩ mơ và mơi
trường ngành. Phân tích mơi trường bên trong của Cơng ty, từ đó xác định các điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa đối với doanh nghiệp. Luận văn xây dựng
chiến lược cho cơng ty trên có sở áp dụng mơ hình SWOT và đưa ra một số giải pháp
chiến lược phát triển cho Công ty đến năm 2018, đồng thời đề xuất các biện pháp để
thực hiện các giải pháp chiến lược đó.
23Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
23 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu các căn cứ để xây
dựng
chiến lược phát triển của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà - Udomxay và
Học viên: Nguyễn Như Hoa

1

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sĩ QTKD 2013

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

đề xuất các giải pháp chiến lược phát triển của Công ty đến năm 2018
5888 Phạm vi nghiên cứu: Vận dụng những lý thuyết cơ bản về chiến lược, các
cơng cụ phân tích chiến lược, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty thời gian
qua để đề xuất chiến lược phát triển nhân lực cho Công ty đến năm 2018
23Cơ sở lý luận – thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
23 Cơ sở lý luận – thực tiễn: Luận văn áp dụng cơng cụ PEST ( phân tích
mơi trường bên ngồi); cơng cụ phân tích mơi trường ngành là 5 thế lực tương quan
của

5888
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp
phân tích
tổng hợp, quan sát thực tế và các số liệu thống kê thu thập từ các sách, các tài liệu
nghiên cứu chuyên ngành có liên quan để đánh giá tình hình một cách sát thực, làm
cơ sở vững để đưa ra những nhận xét đánh giá và đề xuất các giải chiến lược và các
biện pháp để thực hiện các giải pháp đó.
0 Tóm tắt nội dung chính
Ngồi phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 03 chương:
Chương 1 : Đề tài đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến chiến
lược phát triển như: Tổng quan về chiến lược và hoạch định chiến lược, quy trình

hoạch định chiến lược kinh doanh, các căn cứ hình thành chiến lược, các cơng
cụ phân tích và lựa chọn chiến lược. Đó chính là cơ sở phương pháp luận cho việc
phân tích các căn, cứ và đưa ra các giải pháp chiến lược kinh doanh của cổ phần xuất
nhập khẩu Nam Hà – Uđômxay.
Chương 2 : Đề tài đã giới thiệu khái qt về Cơng ty và tập trung phân tích
các căn cứ để xây dựng chiến lược phát triển của Công ty đến năm 2018. Các nội
dung chủ yếu của chương 2 là:
0 Phân tích mơi trường vĩ mơ (mơi trường kinh tế, mơi trường chính trị, mơi
trường luật pháp và chính sách, điều kiện tự nhiên và xã hội, mơi trường cơng
nghệ, mơi trường văn hóa – xã hội)
Phân tích môi trường ngành TCMN (đối thủ cạnh tranh, áp lực của nhà cung
cấp, áp lực của khách hàng, áp lực của sản phẩm thay thế, áp lực của đối thủ cạnh


Học viên: Nguyễn Như Hoa

2


Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sĩ QTKD 2013

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

tranh tiềm năng)
0 Phân tích nội bộ Cơng ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà – Uđơmxay.
(phân tích năng lực sản xuất kinh doanh, phân tích chất lượng nguồn nhân lực, phân
tích tình hình tài chính của Cơng ty)
Chương 3 : Đề xuất các lựa chọn chiến lược phát triển cho công ty cổ phần xuất
nhập khẩu Nam Hà – Udomxay.
0 Kết luận: Đề tài đưa ra các giải pháp nhằm phát huy những điểm mạnh và khắc
phục những điểm yếu đã phân tích trong chương 2. Từ đó đề xuất các giải pháp chiến
lược kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà – Uđômxay đến năm
2018


Nội,

ngày

tháng

Người hướng dẫn

Học viên

Ts. Phạm Thị Kim Ngọc


Nguyễn Như Hoa

Học viên: Nguyễn Như Hoa

3

năm 2013

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sĩ QTKD 2013

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN CHO DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về chiến lược và hoạch định chiến lược
1.1.1. Khái niệm về chiến lược
Thuật ngữ “Chiến lược” có từ thời xa xưa đó là phương pháp, cách thức
điều khiển và chỉ huy các trận đánh. Trong một xuất bản cũ của từ điển
Larouse coi: “Chiến lược là nghệ thuật chỉ huy các phương tiện để chiến
thắng”. Có thể nói, trong lĩnh vực quân sự, thuật ngữ chiến lược đã được coi
như một nghệ thuật chỉ huy nhằm giành thắng lợi của một cuộc chiến.
Theo thời gian, nhờ tính ưu việt của nó, chiến lược đã phát triển sang
các lĩnh vực khoa học khác như: chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, cơng
nghệ… Vì vậy thuật ngữ chiến lược được các nhà kinh tế mơ tả và quan niệm
theo nhiều khía cạnh khác nhau.
0 Quan niệm cổ điển: Cho rằng có thể kế hoạch hoá được các lợi thế

cạnh tranh dài hạn.
23 Quan điểm tiến hoá: Doanh nghiệp là một cơ thể sống, biết tự điều
chỉnh, đấu tranh sinh tồn để thích nghi và tồn tại trong môi trường cạnh tranh.
5888Quan điểm quá trình: Nhấn mạnh sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp là cả một q trình tích luỹ kinh nghiệm, đấu tranh bằng mọi biện pháp
để phát triển, trong đó có các thủ đoạn mưu mẹo. Tuy nhiên, để tồn tại lâu dài
doanh nghiệp chỉ sự dụng các mưu mẹo trong trường hợp thật cần thiết.
23 Quan điểm hệ thống: Để có thành cơng lâu dài, doanh nghiệp phải
kinh doanh một cách có hệ thống và trong một q trình lâu dài, từ đó phải có
quản trị chiến lược.
Dưới khía cạnh “cạnh tranh”: Một nhóm tác giả có quan điểm coi
chiến lược là nghệ thuật để giành thắng lợi trong cạnh tranh.
Học viên: Nguyễn Như Hoa

4

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sĩ QTKD 2013

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Theo Michael Porter (1990): “Chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi
thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ” (Nguyễn Hữu Lam, 2007). Porter là
một trong những người có quan điểm coi chiến lược kinh doanh là một nghệ
thuật để giành thắng lợi trong cạnh tranh.
Theo K.Ohmae: “ Mục đích của chiến lược là mang lại những điều
thuận lợi nhất cho một phía, đánh giá thời điểm tấn công hay rút lui, xác định
đúng ranh giới của sự thoả hiệp” và ơng nhấn mạnh “Khơng có đối thủ cạnh

tranh thì khơng cần chiến lược, mục đích duy nhất của chiến lược là đảm bảo
giành thắng lợi bền vững đối với đối thủ cạnh tranh”.
Theo hướng tiếp cận khác: Có một nhóm tác giả cho rằng chiến lược là
một tập hợp các kế hoạch chiến lược làm cơ sở hướng dẫn các hoạt động.
Theo James.B.Quinn: “Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch
phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các trình tự hành động thành
một tổng thể kết dính với nhau”.
Theo William.J.Gluech: “Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống
nhất, tính tồn diện và tính phối hợp, được thiết kế để đảm bảo rằng các mục
tiêu cơ bản của một ngành sẽ được thực hiện” (Đoàn Thị Hồng Vân, 2009).
Gerry Johnson và Kevan Scholes (2002) đã đưa ra định nghĩa “Chiến lược
kinh doanh là khuynh hướng đi và phạm vi dài hạn của một tổ chức để tạo ra
lợi thế của tổ chức đó thơng qua cấu trúc của các nguồn lực trong một môi
trường thay đổi và thực hiện những mong muốn của các nhà đầu tư và cổ
đông”.
Theo Alfred Chandler: “Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ
bản dài hạn của ngành, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động
và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó” (Đồn Thị
Hồng Vân, 2009).

Học viên: Nguyễn Như Hoa

5

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sĩ QTKD 2013

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


Các quan niệm này đều coi chiến lược là một tập hợp các kế hoạch chiến
lược làm cơ sở hướng dẫn các hoạt động để ngành hay tổ chức nào đó đạt được
mục tiêu đã xác định. Chiến lược kinh doanh là chiến lược nhằm đảm bảo sự
thành công của cơng ty.
Nói một cách tổng qt: Chiến lược là tập hợp các hành động, quyết
định có liên quan chặt chẽ với nhau nhằm giúp cho tổ chức đạt được những
mục tiêu đã đề ra, và nó cần xây dựng sao cho tận dụng được những điểm
mạnh cơ bản bao gồm các nguồn lực và năng lực của tổ chức cũng như phải
xét tới những cơ hội, thách thức của mơi trường.
Từ khái niệm về chiến lược ta có thể đưa ra khái niệm về chiến lược
phát triển của công ty như sau: Chiến lược phát triển của công ty được hiểu là
tập hợp thống nhất các mục tiêu, các chính sách và sự phối hợp các hoạt động
của các đơn vị kinh doanh trong doanh nghiệp.
1.1.2. Vai trò của chiến lược
Chiến lược công ty giúp cho các doanh nghiệp định được hướng đi vươn
tới tương lai bằng sự nỗ lực của chính mình; giúp doanh nghiệp xác định rõ
mục tiêu cơ bản cần phải đạt được trong từng thời kỳ, nhằm khai thác và sử
dụng tối ưu các nguồn lực, phát huy những lợi thế và nắm bắt các cơ hội để
giành ưu thế trong cạnh tranh.
Bên cạnh đó, quá trình xây dựng chiến lược trên cơ sở theo dõi một cách
liên tục những sự kiện xảy ra cả bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp,
nắm được xu hướng biển đổi của thị trường; cùng với việc triển khai chiến
lược kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp thích ứng với thị trường, thậm chí làm
thay đổi cả mơi trường hoạt động để chiếm lĩnh vị trí cạnh tranh đạt được
doanh lợi cao, tăng năng suất lao động, cải thiện mơi trường, cải thiện hình ảnh
của doanh nghiệp trên thị trường.

Học viên: Nguyễn Như Hoa


6

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sĩ QTKD 2013

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Như vậy, chiến lược công ty giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu
trước mắt và lâu dài, tổng thể và bộ phận, là một công cụ hết sức quan trọng và
cần thiết. Mục đích của việc hoạch định chiến lược là “ dự kiến tương lai trong
hiện tại”. Dựa vào chiến lược công ty các nhà quản lý có thể lập các kế hoạch
cho những năm tiếp theo.
1.1.3. Phân loại chiến lược
5888Căn cứ vào phạm vi tác dụng của chiến lược, ta có thể phân biệt các
loại hình chiến lược như sau:
23 Chiến lược chung (chiến lược Công ty ): Chiến lược chung thường
đề
cập những vấn đề quan trọng nhất, bao trùm nhất và có ý nghĩa lâu dài. Chiến
lược chung quyết định những vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
5888

Chiến lược ở cấp đơn vị kinh doanh hoặc lĩnh vực kinh doanh : Chủ

yếu là các chiến lược cạnh tranh, cạnh tranh bằng giá thấp, bằng khác biệt của
sản phẩm và dịch vụ, hoặc tạo ra một khúc chiến lược riêng.
23 Chiến

lược bộ phận : là các chiến lược chức năng bao gồm: chiến


lược sản xuất, chiến lược tài chính, chiến lược phát triển nguồn nhân lực,
chiến lược nghiên cứu và phát triển,... Chiến lược chung, chiến lược ở cấp đơn
vị kinh doanh và chiến lược bộ phận liên kết với nhau thành một chiến lược
kinh doanh hoàn chỉnh của một doanh nghiệp.
5888 Căn cứ vào hướng tiếp cận thị trường chiến lược cấp công ty được
chia
thành:
23 Chiến

lược tập trung vào những nhân tố then chốt: Tư tưởng chỉ đạo

hoạch định chiến lược kinh doanh ở đây là không dàn trải các nguồn lực mà
cần tập trung cho những hoạt động kinh doanh có ý nghĩa quyết định đối với
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
5888

Chiến lược kinh doanh dựa trên ưu thế tương đối: Tư tưởng chỉ đạo

hoạch định chiến lược kinh doanh ở đây bắt đầu từ sự phân tích, so sánh sản
Học viên: Nguyễn Như Hoa

7

Viện Kinh tế và Quản lý





×