Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phát triển giáo dục đại học ở ĐBSCL Nhìn từ góc độ chất lượng Bài cuối: LÀM GÌ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.12 KB, 4 trang )

Phát triển giáo dục đại học ở ĐBSCL
Nhìn từ góc độ chất lượng
Bài cuối: LÀM GÌ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC?
Là vùng sản xuất lúa, thủy hải sản lớn nhất nước, nhưng ĐBSCL vẫn chưa thoát khỏi
“vùng trũng” giáo dục và đào tạo. Hệ lụy là lực lượng lao động của vùng vừa thiếu,
yếu, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng. Làm thế nào
để nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở vùng đất “chín rồng” là
vấn đề cấp thiết. Phóng viên Báo Cần Thơ đã trao đổi với lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây
Nam bộ, các nhà khoa học ở các viện, trường xoay quanh vấn đề này.
* ĐỒNG CHÍ NGUYỄN PHONG QUANG, PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG
TRỰC BAN CHỈ ĐẠO TÂY NAM BỘ:
Liên kết trục đại học trong vùng để có nguồn nhân lực chất lượng cao
- Phải thừa nhận rằng, dù nền kinh tế của vùng ĐBSCL có
chuyển biến tích cực, theo hướng tăng tỷ trọng cơ cấu
công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nơng nghiệp;
nhưng nhìn chung kinh tế nơng nghiệp vẫn là cơ bản. Thế
nhưng, vùng vẫn cịn nhiều mặt hạn chế trên các lĩnh vực,
trong đó có giáo dục và đào tạo, được đánh giá là “vùng
trũng” của cả nước. Để vực dậy giáo dục, đào tạo nói
chung, giáo dục đại học (ĐH) nói riêng, địi hỏi các địa
phương thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và căn cơ.
Thực hiện Quyết định số 1033/QĐ-TTg ngày 30-6-2011
của Thủ tướng Chính phủ về phát triển giáo dục, đào tạo
và dạy nghề vùng ĐBSCL giai đoạn 2011-2015, nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện, theo đó, Ban Chỉ
đạo Tây Nam Bộ có vai trị tăng cường đơn đốc các địa phương thực hiện tốt quyết
định này. Mục tiêu từ nay đến năm 2020, vùng ĐBSCL phấn đấu nâng tỷ lệ lên 450
sinh viên/ vạn dân bằng với chỉ tiêu mặt bằng chung của cả nước; tỷ lệ sinh viên học
trong các cơ sở giáo dục ĐH ngồi cơng lập chiếm khoảng 40%/ tổng số sinh viên
trong vùng. Để đạt mục tiêu này, vùng ĐBSCL phải có thêm nhiều trường ĐH, nhất
là thành lập mới các trường ĐH ở các tỉnh Bến Tre, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang.


Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã phối hợp với các trường ĐH Kiến trúc, ĐH Xây dựng,
ĐH Kinh tế, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh và Học viện Chính trị khu vực 4 tại
Cần Thơ mở các lớp đào tạo: ĐH và thạc sĩ chuyên ngành quy hoạch, xây dựng, thạc
sĩ quản lý tài chính cơng, hành chính cơng, bác sĩ đa khoa và cao cấp lý luận chính trị
nhằm bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng và đang phối hợp với ĐH
Quốc gia TP Hồ Chí Minh xây dựng Đề án Hợp tác mạng lưới các trường ĐH, cao
đẳng (CĐ) vùng ĐBSCL. Việc xây dựng mạng lưới các trường ĐH, CĐ vùng
ĐBSCL nhằm tăng cường và nâng cao khả năng hợp tác giữa các trường trong vùng


và với ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh thơng qua mối quan hệ hợp tác của các nhà
khoa học, chuyên gia, giảng viên... phục vụ việc xây dựng và phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao cho hệ thống giáo dục và nhu cầu xã hội.
Các trường ĐH, CĐ tham gia vào mạng lưới sẽ chia sẻ thông tin, chiến lược, kinh
nghiệm về các vấn đề liên quan đến phát triển giáo dục, nguồn nhân lực; nâng cao
năng lực quản lý, giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho giảng viên; chia sẻ nguồn
học liệu; tạo điều kiện liên thơng cho sinh viên xuất sắc; có thêm cơ hội kết nối với
các trường ĐH, CĐ nước ngồi. Trong đó, đặc biệt lưu ý phát huy thế mạnh của từng
tỉnh, thành và từng trường có chiến lược cụ thể trong từng giai đoạn. Ban Chỉ đạo
Tây Nam Bộ là đơn vị chủ trì, UBND các tỉnh, thành là đơn vị phối hợp thực hiện;
ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh là đơn vị thực hiện đề án và các trường ĐH, CĐ là
thành viên... Mục tiêu nhằm phát huy thế mạnh của từng trường nâng cao chất lượng
đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cao cho từng địa phương.
* TIẾN SĨ LÊ VĂN BẢNH, VIỆN TRƯỞNG VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG SƠNG
CỬU LONG:
Có chính sách khuyến khích thu hút nhân tài
- Đảng, Nhà nước xác định đến năm 2020, Việt Nam sẽ
trở thành nước công nghiệp. Riêng ĐBSCL, kinh tế đang
phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp, nơng thơn. Do đó, nguồn nhân lực, nhất là nhân

lực có trình độ kỹ thuật cao rất quan trọng. Tuy nhiên, so
với các vùng miền khác trên cả nước, ĐBSCL vẫn còn hụt
hẫng nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy đã và đang có
nhiều chương trình, đề án của Trung ương, địa phương
nhằm đào tạo cán bộ trình độ kỹ thuật cao phục vụ phát
triển cho vùng ĐBSCL nhưng chưa đồng bộ. Đơn cử Đề
án Cần Thơ 150 (đề án đào tạo cán bộ có trình độ sau đại
học ở nước ngồi phục vụ cho địa phương)- thuộc khn
khổ Chương trình Mekong 1000, ứng viên theo học các
ngành kỹ thuật cơng nghệ, cơ khí, cơng nghệ sinh học...
“đếm trên đầu ngón tay”; trong khi các ngành kinh tế, xã hội lại quá nhiều ứng viên
theo học.
Hiện nay, ĐBSCL có khá nhiều trường ĐH, tạo điều kiện cho người dân toàn vùng có
điều kiện học tập. Trước thực trạng vừa thừa, vừa thiếu nguồn nhân lực như hiện nay,
các địa phương cần hoạch định chiến lược phát triển từ 10-20 năm tới, phát triển kinh
tế - xã hội theo hướng nào để các trường có kế hoạch đào tạo; đồng thời cần có đầu tư
đi kèm, cơ chế chính sách thu hút học sinh theo học các ngành nghề này. Đơn cử
muốn tạo “lực hút” đối với các ngành công nghệ sinh học, kỹ thuật cơng nghệ,... cần
có chính sách miễn, giảm học phí, tạo việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp. Gia
đình, các trường phổ thơng cũng cần định hướng cho học sinh học ngành nghề nào xã


hội cần trong những năm sắp tới. Có một nghịch lý, ĐBSCL là vùng trọng điểm của
cả nước về nông nghiệp nhưng chưa có trường ĐH Nơng nghiệp.
Một khía cạnh khác, định hướng phát triển của toàn vùng ĐBSCL vẫn chưa xác định
ngành nghề nào sẽ là ngành mũi nhọn trong tương lai? Theo tơi, ngồi chính sách tiền
lương, các địa phương cần có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phải gắn với việc sử
dụng nhân sự như thế nào, phân công trách nhiệm cán bộ ra sao? Chẳng hạn Đề án
Cần Thơ 150, cán bộ sau khi học, phải về cơng tác tại địa phương ít nhất 5 năm,
nhưng đơn vị tiếp nhận cán bộ cần phải tính tốn sẽ phân cơng, giao nhiệm vụ cụ thể

cho cán bộ, tạo phương tiện cũng như môi trường làm việc tốt để cán bộ có điều kiện
phát huy năng lực chun mơn. Các địa phương cần có chính sách thu hút cán bộ về
công tác. Nếu các địa phương làm tốt điều này sẽ thu hút, giữ chân cán bộ làm việc
lâu dài và hiệu quả hơn.
* PHÓ GIÁO SƯ, TIẾN SĨ HÀ THANH TOÀN, HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI
HỌC CẦN THƠ:
Cần sự phối hợp đồng bộ
- Theo tôi, để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH ở
ĐBSCL, đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của cả xã
hội, của nhiều ngành thì mới khả thi. Về phía Bộ quản lý,
phải thực hiện nghiêm túc qui trình xét thành lập trường
ĐH mới (đảm bảo đội ngũ giảng viên cơ hữu, cơ sở vật
chất,...), qui chế quản lý ĐH phải thật rõ ràng, minh bạch,
giao quyền tự chủ cho trường ĐH nhiều hơn nữa, thực
hiện nghiêm túc qui trình giám sát chất lượng, giám sát
thực hiện qui định của Bộ, nhà nước. Bộ cũng phải thực
hiện tốt qui hoạch mạng lưới các trường ĐH, qui hoạch
nguồn nhân lực theo yêu cầu của các bộ, ngành làm cơ sở
cho các trường xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, đáp ứng đủ
nhu cầu thực tế của xã hội, tránh tình trạng ngành thừa,
ngành thiếu như hiện nay và cũng tránh lãng phí cho xã hội. Bộ GD&ĐT hiện đang
chấn chỉnh lại các vấn đề này, đồng thời Luật Giáo dục đại học đang xây dựng cũng
sẽ góp phần tích cực cho cơng tác quản lý của nhà nước trong giáo dục ĐH.
Về phía các trường ĐH, điều quan trọng nhất là đội ngũ giảng dạy phải giỏi, đạt
chuẩn (tức là phải có trình độ sau ĐH), phải tâm huyết với nghề nghiệp; đồng thời
phải có chương trình đào tạo tốt, đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội. Học đi đôi với
hành, đủ cơ sở phịng thí nghiệm, trại thực nghiệm. Đồng thời cơ sở vật chất phải
đảm bảo cho giảng dạy, cho thực hành, cho nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó phải
xây dựng cho được một môi trường giáo dục lành mạnh, kích thích tính tích cực học
tập của sinh viên, học vì kiến thức, vì có được việc làm tốt, phục vụ xã hội.

Về phía các nhà tuyển dụng (cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp,...) thực hiện
qui trình tuyển dụng nhân sự phải thật minh bạch, công khai. Người giỏi phải được


tuyển dụng trước người học kém hơn, người học giỏi phải được trả lương cao hơn,
người có bằng cấp cao phải được hưởng lương khởi điểm cao hơn, có như vậy mới
tạo ra sự phấn đấu trong học tập, mới có người giỏi và có người học nỗ lực nâng cao
trình độ mọi mặt...
Dư luận xã hội cũng phải có một thái độ thật nghiêm túc về giáo dục ĐH, phải
khuyến khích tinh thần, nâng cao vị trí của học sinh giỏi, chịu khó rèn luyện để khi
làm việc có được một vị trí xứng đáng. Đồng thời cũng có thái độ phê phán tính lười
biếng, tiêu cực trong học tập và thi cử.
* TIẾN SĨ NGUYỄN VĂN ĐỆ, HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG
THÁP:
Đảm bảo điều kiện giảng dạy và chất lượng đội ngũ
- Để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH ĐBSCL, vấn đề
cốt lõi chính là đảm bảo điều kiện giảng dạy và chất
lượng đội ngũ cán bộ. Giáo dục ĐH ĐBSCL rất cần có
một “trọng tài” để “điều phối” các ngành, nghề đào tạo,
hạn chế tình trạng đào tạo trùng lắp mà hệ lụy là có thể dự
đốn được. Đó là việc thừa nguồn nhân lực ở một số
ngành đào tạo trùng lắp. “Trọng tài” sẽ phân phối trường
nào đào tạo ngành nào. Chẳng hạn, thế mạnh của ĐH An
Giang là gì và sẽ đào tạo ngành nào, ĐH Trà Vinh tuyển
ngành nào... Có thể minh họa vấn đề này ở ngành sư
phạm, chúng ta đều thấy những năm qua, ở ĐBSCL, mặc
dù có nhiều đề tài, dự báo nhưng khơng có một con số cụ
thể nào chỉ rõ đến năm 2012, 2015, 2020... ĐBSCL cần bao nhiêu giáo viên Tốn,
Văn, Anh văn... Vì vậy, các trường cứ đào tạo dẫn đến tình trạng thừa giáo viên như
hiện nay. Tình trạng này cũng sẽ tiếp tục xảy ra đối với các ngành ngoài sư phạm

trong thời gian tới, bởi hàng loạt trường ĐH ở ĐBSCL đang tuyển sinh những ngành
nghề giống nhau. Trước thực trạng trên, theo tơi rất cần hình thành hiệp hội các
trường ĐH ở ĐBSCL, cùng ngồi lại với nhau để xác định chính xác nhu cầu của xã
hội, xây dựng một kế hoạch đào tạo hợp lý trong từng giai đoạn nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo.
Tại Trường ĐH Đồng Tháp, chúng tôi cũng đã tổ chức đào tạo bằng 2 những ngành
đang “hot” để sinh viên sau khi tốt nghiệp, nếu khơng có việc làm, sẽ học thêm 2 năm
để dễ tìm việc hơn. Khi khảo sát, nhiều doanh nghiệp phản ánh, sinh viên ĐBSCL
thiếu kỹ năng giao tiếp nên trường đã phối hợp với một đơn vị nước ngoài đào tạo kỹ
năng này cho sinh viên, tránh tình trạng các em bỡ ngỡ sau khi tốt nghiệp. Có thể nói,
để giáo dục ĐH ở ĐBSCL phát triển cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các trường ĐH
trong vùng, bên cạnh sự đầu tư kinh phí nhiều hơn nữa của Nhà nước, có như vậy
mới tạo điều kiện học tập tốt hơn cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực cao ở ĐBSCL, thúc đẩy tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.



×