Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

TRÁCH NHIỆM CỦA GIA ĐÌNH TRONG PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 5 trang )

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 10/2019, tr 320-324

TRÁCH NHIỆM CỦA GIA ĐÌNH
TRONG PHỊNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
Mai Thị Mai - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Ngày nhận bài: 25/9/2019; ngày chỉnh sửa: 05/10/2019; ngày duyệt đăng: 26/10/2019.
Abstract: Sexual abuse can occur to children of any race, socio-economic group, religion, or
culture. Families play a very important role in preventing and responding to child sexual abuse.
The article discusses related concepts, causes and situation of child sexual abuse recently, and
points out the responsibilities of families, especially parents in preventing and responding to child
sexual abuse.
Keywords: Child sexual abuse, child sexual abuse prevention, violence, children's right, parental
responsibilities.
1. Mở đầu
Tất cả trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi bạo lực,
bóc lột và lạm dụng dù bản chất hay mức độ nghiêm
trọng của hành vi đó như thế nào. Điều này đã được quy
định rõ trong Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em và Luật
Trẻ em của Việt Nam năm 2016. Song, dù đã được pháp
luật bảo vệ nhưng trong thời gian gần đây, rất nhiều trẻ
em Việt Nam tiếp tục phải gánh chịu bạo lực, đặc biệt là
hình thức xâm hại tình dục (XHTD). Điều đó gây ra
những hậu quả rất nặng nề về thể chất cũng như tinh thần,
ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển lâu dài của các em,
phá vỡ sự bình yên trong mỗi ngôi nhà và trở thành vấn
nạn của xã hội. Vì thế, việc phịng, chống xâm hại tình
dục trẻ em (XHTDTE) trở nên quan trọng hơn bao giờ
hết. Ai cũng biết, chấm dứt bạo lực và XHTD là trách
nhiệm của mỗi người và mọi người, đòi hỏi sự chung tay


góp sức của tồn xã hội; trong đó, đặc biệt phải kể đến
yếu tố gia đình, tác động của cha mẹ trẻ. Vì vậy, việc tìm
hiểu nghiên cứu để tác động nâng cao nhận thức, thái độ
và kĩ năng phòng, chống XHTDTE cho cha mẹ, nâng cao
hiệu quả giáo dục từ gia đình có ý nghĩa quan trọng, thiết
thực.
Bài viết đề cập một số khái niệm, nguyên nhân và
thực trạng XHTDTE thời gian gần đây; đồng thời chỉ rõ
trách nhiệm của gia đình, đặc biệt là cha mẹ trong việc
phịng, chống XHTD ở trẻ em.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Một số khái niệm cơ bản
Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa XHTDTE như sau:
“XHTDTE là việc lôi kéo trẻ em tham gia vào các hoạt
động tình dục mà trẻ em đó khơng hiểu một cách đầy
đủ, khơng có khả năng quyết định ưng thuận một cách
có hiểu biết, hoặc hành động đó là trái pháp luật hoặc
trái quy tắc xã hội. XHTDTE là hành động diễn ra giữa
một trẻ em với một người trưởng thành hoặc với một trẻ

em khác mà do độ tuổi và mức độ phát triển, người này
có mối quan hệ trách nhiệm, tin tưởng hoặc quyền hành
với trẻ, và hành động gây ra nhằm thỏa mãn nhu cầu
của người đó”. Trong trường hợp thủ phạm XHTDTE
là một thành viên trong gia đình hoặc có họ hàng với
trẻ, thì việc XHTD được xem là loạn luân. XHTDTE
cũng có thể xảy ra dưới hình thức bóc lột thơng qua văn
hóa phẩm khiêu dâm hoặc hoạt động mại dâm. Theo
Luật Trẻ em 2016: “XHTDTE là việc dùng vũ lực, đe
dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham

gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm
hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử
dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi
hình thức” [1; tr 2]. Như vậy, hành vi XHTD không chỉ
là hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu mà còn bao gồm cả
những hành vi khác, như: sử dụng bộ phận sinh dục, các
bộ phận khác trên cơ thể, dụng cụ tình dục xâm nhập
vào bộ phận sinh dục, miệng, hậu môn người khác; tiếp
xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận
sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể
của trẻ dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng khơng
nhằm quan hệ tình dục; XHTDTE không chỉ giới hạn
vào các tiếp xúc cơ thể mà cịn bao gồm cả những hành
vi khơng tiếp xúc như trình diễn khiêu dâm hoặc cho trẻ
trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm (như
khoe bộ phận sinh dục cho trẻ thấy, kể cho trẻ nghe về
tình dục, cho xem phim, truyện khiêu dâm, tìm cách
hướng dẫn, kích thích tình dục trẻ em, rình, xem trộm
hoặc sử dụng hình ảnh khiêu dâm trẻ em).
Phịng, chống XHTDTE là q trình mà ở đó bằng
các biện pháp, cách thức tổ chức khác nhau, nhà giáo dục
có những tác động, thay đổi nhằm xây dựng mơi trường
an tồn, lành mạnh cho trẻ em; nâng cao nhận thức, kĩ
năng, thái độ đúng đắn cho trẻ em về XHTD; từ đó giảm
thiểu nguy cơ, hậu quả XHTD hoặc rơi vào hoàn cảnh
đặc biệt, giúp trẻ em được phát triển bình thường.

320

Email:



VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 10/2019, tr 320-324

Trách nhiệm của gia đình trong phịng, chống
XHTDTR là những việc mà gia đình (các thành viên
trong gia đình, chủ yếu là cha mẹ) phải làm, phải nhận
lấy về mình để cùng với trẻ xây dựng mơi trường an tồn,
thực hiện có hiệu quả các hành động nhằm phịng tránh
XHTD cho trẻ trong điều kiện nhất định.
2.2. Thực trạng xâm hại tình dục trẻ em ở nước ta
hiện nay
Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an,
mặc dù báo cáo chỉ là phần nhỏ so với thực tế nhưng mỗi
năm trung bình có 1.600-1.800 vụ xâm hại trẻ em được
phát hiện; trong số 1.000 vụ XHTD, số vụ mà trẻ em là
nạn nhân chiếm đến 65%, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi
12-15 (chiếm 57,46%); tuy nhiên, số trẻ em dưới 6 tuổi
bị xâm hại là vấn đề rất đáng báo động, chiếm tới 13,2%.
Số liệu thống kê năm 2016 của Tổng cục Cảnh sát - Bộ
Công an cho thấy, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm
về trật tự xã hội trên toàn quốc đã phát hiện khoảng hơn
1.373 vụ XHTD trẻ em, với hơn 1.352 đối tượng; trong
đó đã khởi tố hàng trăm vụ án hiếp dâm trẻ em (chiếm
30,1%) với 438 bị can (32,3%); 465 vụ án giao cấu với
trẻ em (33,8%) với 461 bị can (34,1%). Theo thống kê
của Tòa án nhân dân tối cao, trong 5 năm (từ năm 20132017), Tịa án các cấp đã thụ lí theo thủ tục sơ thẩm 9.305
vụ với 10.656 bị cáo; trong đó, đưa ra xét xử theo thủ tục

sơ thẩm 8.674 vụ (93,2%) với 9.873 bị cáo (92,65%).
Trong năm 2017-2018, trên toàn quốc xảy ra 3.139
vụ bạo lực, xâm hại trẻ em với 3.221 trẻ em bị bạo lực,
xâm hại; trong đó có 2.643 vụ XHTD với 2.690 trẻ em
bị XHTD. 3 tháng đầu năm 2019 đã xử lí 310 vụ bạo lực,
xâm hại trẻ em với 325 trẻ em bị bạo lực, xâm hại. Các
báo cáo, phân tích cũng cho thấy, khơng chỉ tăng đáng kể
số lượng các vụ XHTDTE mà tính chất của các vụ xâm
hại này có chiều hướng diễn biến phức tạp, nghiêm trọng.
Trẻ em bị XHTD xảy ra ở nhiều độ tuổi, do nhiều loại
đối tượng gây ra; trong đó phần lớn là người quen, họ
hàng, hàng xóm, khơng chỉ người Việt Nam mà cả người
nước ngồi và có cả trường hợp XHTD trẻ em trên mơi
trường mạng. Tuy nhiên, do nhận thức xã hội, do các quy
định của pháp luật cịn hạn chế, các dịch vụ cơng chưa
được phát triển tốt đáp ứng nhu cầu xã hội… nên thực
chất những con số thống kê được mới chỉ là “phần nổi
của tảng băng chìm”.
Hậu quả của XHTDTE là vô cùng to lớn, không chỉ
đối với bản thân trẻ mà cịn ảnh hưởng cả đến gia đình
và sự phát triển của xã hội. Việc XHTD là nguyên nhân
gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, tâm
lí của trẻ; có thể làm tổn thương ở nhiều mức độ khác
nhau cơ quan sinh dục, gây rối loạn tiêu hóa, gây một số
bệnh phụ khoa, thậm chí lây bệnh qua đường sinh dục,
ảnh hưởng khơng nhỏ tới q trình phát triển thể chất của

các em. Ở phương diện tâm lí, trẻ bị xâm hại có thể rơi
vào trạng thái mặc cảm, xấu hổ, tội lỗi, lo lắng, sợ hãi,
hoảng loạn, các triệu chứng trầm cảm, suy nghĩ tiêu

cực…; từ đó làm suy giảm nhận thức, hành vi mất kiểm
sốt và mất năng lực giao tiếp xã hội, khơng ít trường hợp
trẻ tìm tới cái chết. Nhiều trường hợp, các tổn thương tâm
lí này có thể dẫn tới sự lạm dụng chất kích thích như
rượu, bia và nặng hơn là các chất ma túy… Dù ở bất cứ
dạng thức nào thì những hậu quả từ đứa trẻ đều ảnh
hưởng đến đời sống gia đình, an ninh trật tự xã hội, đến
đạo đức, giá trị văn hóa của dân tộc.
2.3. Nguyên nhân từ phía gia đình
Nhận thức và kĩ năng của cha mẹ, các thành viên
trong gia đình và của chính bản thân trẻ về vấn đề
XHTDTE nói riêng và bảo vệ trẻ em nói chung chưa đầy
đủ, đúng đắn. Cha mẹ thiếu hiểu biết về cách phòng,
tránh xâm hại, hoặc chưa trang bị cho con kĩ năng; nhiều
cha mẹ còn khơng nhận thấy mình phải có trách nhiệm
giáo dục con kĩ năng này. Khi xảy ra sự việc trẻ bị xâm
hại, cha mẹ cũng không dám đặt quyền của con cái mình
lên cao nhất, e ngại ảnh hưởng đến tương lai của con em
mình nên cũng khơng tố giác kẻ phạm tội, khơng đấu
tranh đến cùng. Điều này góp phần dẫn đến nhiều em
chưa được trang bị những kiến thức, kĩ năng cần thiết để
phòng, tránh bị XHTD; các em khi bị XHTD đa phần
đều có tâm lí sợ hãi, mặc cảm, tự ti, nên không dám chia
sẻ, không dám tố giác kẻ phạm tội.
Sự phát triển của xã hội hiện đại luôn gắn với nhịp độ
nhanh, mạnh khiến mỗi gia đình cũng tham gia vào
guồng quay đó với nhiều nỗi lo toàn về vật chất, “cơm áo
gạo tiền”, vị thế xã hội... Sự phát triển nhanh chóng của
Internet ở Việt Nam cũng gây ra nguy cơ mới cho trẻ em
với số vụ lạm dụng trên Internet và mạng xã hội đang gia

tăng. Vì vậy, cha mẹ khơng có thời gian quản lí, quan
tâm con cái, khơng đi cùng con trên những chặng đường
khơn lớn, những thời điểm dậy thì, bất ổn… để có thể
bảo vệ con khỏi những hành vi xâm hại. Nhiều cha mẹ
quá coi trọng việc chăm sóc vật chất, u cầu cao ở thành
tích học tập, coi nhẹ việc hình thành cho con cái những
giá trị sống, kĩ năng sống cần thiết; hay không tạo cơ hội
để con cái có thể thoải mái chia sẻ, khi con có khúc mắc
hoặc mắc lỗi, khơng ít cha mẹ làm ngơ hoặc nặng lời quát
tháo, thậm chí quy tội đổ lỗi cho con, đánh đập con...
Đồng thời, những trẻ sinh ra trong gia đình mà cha mẹ,
người lớn khơng có những hành vi chuẩn mực cũng sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của trẻ. Những hành vi
lệch lạc của người lớn sẽ dẫn đến những nhận thức và
hành động sai lệch, gây mất an toàn cho trẻ, thậm chí để
lại những hậu quả vơ cùng nghiêm trọng cả về mặt thể
chất, tinh thần và sự phát triển lâu dài của trẻ.

321


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 10/2019, tr 320-324

Vai trị, trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc trẻ em của gia
đình trong việc phối hợp với, nhà trường và cộng đồng
chưa được quan tâm, thực hiện đúng mức, vì vậy thiếu
sự phối hợp, hỗ trợ hiệu quả trong việc quản lí, giáo dục
và giúp đỡ trẻ.

2.4. Một số biện pháp giáo dục phịng tránh xâm hại
tình dục trẻ em ở nước ta hiện nay
2.4.1. Cha mẹ cần xác định rõ vai trị, trách nhiệm của
bản thân
Gia đình có vai trị và tác động vơ cùng quan trọng,
ảnh hưởng sớm nhất và nhiều nhất đến trẻ. Nếu cha mẹ
không xác định được quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của
mình trong việc chăm sóc, giáo dục con thì cũng khó có
thể giáo dục, bảo vệ con mình phịng tránh xâm hại một
cách tốt nhất. Trách nhiệm với con cái không chỉ xuất
phát từ tình u của cha mẹ mà cịn được pháp luật quy
định cụ thể. Trong hệ thống văn bản pháp luật cũng đề
cập và quy định rất rõ trách nhiệm của cha mẹ với con
cái trong việc phòng tránh XHTD trẻ em như: Công ước
Quốc tế về Quyền trẻ em, Luật Trẻ em, Luật Hơn nhân
và gia đình, Luật Dân sự… Chẳng hạn: Tại Điều 16 trong
Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em nêu rõ: “Các bậc cha
mẹ có nghĩa vụ bảo vệ con cái của mình tránh mọi nguy
cơ bị XHTD dưới mọi hình thức khác nhau (từ những lời
nói bóng gió, những cái vuốt ve mơn trớn, tiếp xúc bằng
tay đến những sự phô diễn xấu xa và hành vi cưỡng dâm).
Không một ai, kể cả cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, anh em, họ
hàng, thầy cơ giáo, hàng xóm hay người xa lạ với gia
đình có thể lạm dụng và xâm hại trẻ em về mặt tình dục.
XHTDTE là một tội ác. Nếu cha mẹ hay những người có
trách nhiệm chăm sóc các em nhận thấy những điều đó
mà khơng báo cho các nhà chức trách thì bị coi là kẻ
đồng phạm” [2]. Luật Trẻ em 2016, ở các Điều 98, Điều
99, Điều 100, Điều 101, Điều 102 quy định trách nhiệm
của cha mẹ trong việc chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục,

bảo vệ, đảm bảo các quyền của trẻ em, trong đó có việc
đảm bảo cho trẻ được an tồn, phịng tránh XHTD. Ví
dụ, Điểm a, Khoản 1, Điều 100: “Cha mẹ, giáo viên,
người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình
có trách nhiệm sau đây: Trau dồi kiến thức, kĩ năng giáo
dục trẻ em về đạo đức, nhân cách, quyền và bổn phận của
trẻ em; tạo mơi trường an tồn, phịng ngừa tai nạn
thương tích cho trẻ em; phịng ngừa trẻ em rơi vào hồn
cảnh đặc biệt, có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị xâm hại”
[1; tr 39]; Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (Điều 69, 72)
quy định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ với con cái; thậm
chí Khoản 3, Điều 72 chỉ rõ: Cha mẹ có thể đề nghị cơ
quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo
dục con khi gặp khó khăn khơng thể tự giải quyết được.
Cha mẹ có thể tìm hiểu trách nhiệm của bản thân mình
qua nhiều kênh, phương tiện, hình thức khác nhau, như:

học tập, phương tiện truyền thơng và Internet, bạn bè, các
cơ quan chức năng có liên quan đến trẻ em… Như vậy,
bằng tình yêu, sự hiểu biết và điều kiện của bản thân, cha
mẹ hoàn toàn có thể xác định được vai trị khó có thể thay
thế, trách nhiệm to lớn của bản thân trong việc chăm sóc,
ni dưỡng, giáo dục con nói chung và phịng tránh
XHTDTE nói riêng.
2.4.2. Cha mẹ nâng cao hiểu biết, kiến thức về sự phát
triển tâm sinh lí của trẻ, cách phịng, tránh, kĩ năng
cho trẻ
Để có thể đồng hành, giáo dục và bảo vệ trẻ khỏi
XHTD, trước hết cha mẹ phải biết q trình phát triển
tâm, sinh lí của con diễn ra như thế nào để hiểu con, phải

có kiến thức và kĩ năng về phịng tránh XHTD thì mới
chỉ bảo, hướng dẫn con được. Tùy theo yêu cầu phát triển
của trẻ và yêu cầu phát triển của xã hội, đồng thời phù
hợp với nhu cầu và trình độ thực tế của cha mẹ mà có
những cách thức cập nhật kiến thức khác nhau. cha mẹ
có thể học hỏi thơng qua các nhóm cộng đồng, hệ thống
phúc lợi xã hội, y tế địa phương, từ các hoạt động triển
khai thông qua nhà trường, cộng đồng trực tuyến và thực
tế. Có nhiều cách khác nhau để tự bồi dưỡng, nâng cao
hiểu biết, kĩ năng phòng, chống XHTD cho trẻ như: cha
mẹ tự nghiên cứu tài liệu, chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận
với người thân quen, bạn bè; học hỏi thông qua các
chương trình trên thơng tin đại chúng, qua mạng Internet,
video, đĩa CD do các cơ quan bồi dưỡng biên soạn; tham
gia bồi dưỡng tập trung hoặc từ xa theo khóa dài ngày
hay theo từng đợt ngắn ngày của các đơn vị bồi dưỡng
có uy tín. Khi cha mẹ đã có những hiểu biết về đặc điểm
phát triển của con theo các giai đoạn, quan tâm nhiều hơn
vào những giai đoạn phát triển quan trọng có nhiều biến
đổi, được cập nhật bổ sung kiến thức, kĩ năng có liên
quan đến hoạt động phịng, chống XHTDTE thì việc
giúp trẻ được an tồn, giảm thiểu những nguy cơ và hậu
quả của XHTDTE sẽ thuận lợi, đúng hướng và mang lại
kết quả cao.
2.4.3. Cha mẹ hướng dẫn con kĩ năng phịng, chống xâm
hại tình dục
Cha mẹ không thể luôn bên con mọi lúc, mọi nơi
để bảo vệ con được, vì vậy, ngồi việc góp phần tạo
cho con một mơi trường an tồn thì quan trọng hơn cả
là cha mẹ hướng dẫn cho con kĩ năng phịng, tránh

xâm hại trong đó có XHTD. Ngay từ khi con còn nhỏ,
cha mẹ cần dạy con về cơ thể, các bộ phận cơ thể, tâm
tình trao đổi với con về những vấn đề liên quan đến
các hiện tượng sinh lí, nguyên tắc ứng xử giữa những
người khác giới, chỉ rõ một số mánh khóe và cạm bẫy
có thể bị XHTD, hậu quả của XHTD. Cha mẹ, người

322


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 10/2019, tr 320-324

chăm sóc trẻ phải là người đầu tiên nói cho con em
biết khi nào, ở đâu con dễ bị XHTD và ai là người có
thể xâm hại. Cha mẹ giúp con hiểu: cơ thể của con là
của riêng con, con có quyền nói khơng với những cử
chỉ sờ mó, đụng chạm mà mình khơng thích, ngay cả
với người mà con u thương; đồng thời khơng ai có
quyền u cầu các con giữ bí mật về hành động này.
Quan trọng khơng kém, hãy nhắc nhở con rằng chúng
khơng có quyền chạm vào người khác nếu người đó
khơng muốn bị chạm vào, đó là việc nguy hại và trái
với pháp luật. Cha mẹ hướng dẫn cho con biết phải
làm gì khi gặp những tình huống nguy hiểm, bị xâm
hại như: Tỏ rõ thái độ mạnh mẽ, nói “Khơng” và đến
nơi an tồn có người giúp đỡ; số điện thoại khẩn cấp
con có thể gọi; nói ra với người mà con tin tưởng và
có thể giúp con; đừng cảm thấy xấu hổ hoặc có lỗi

trong chuyện này. Đồng thời, cha mẹ cũng nên giúp
các em biết cách tránh làm dù chỉ vơ tình những điều
có thể khơi gợi, thúc đẩy sự XHTD (con gái cần chú ý
cách ăn mặc, cử chỉ của mình).
Trong trường hợp đã xảy ra việc trẻ bị XHTD, cha
mẹ cần: - Bình tĩnh giải quyết sự việc, khơng để xảy ra
những hậu quả xấu hơn. Hãy nghĩ đến những người tin
cậy để tìm sự giúp đỡ như: ơng bà, cơ dì, giáo viên, bác
sĩ, cơng an, cán bộ tư vấn; - Cần cách li con với kẻ
XHTD; - Cần trấn an tinh thần con, động viên an ủi:
không ai ghét bỏ con, con không phải là người xấu trong
việc này. Tập trung vào học tập hoặc việc làm hàng ngày,
vui chơi giải trí là cách tốt nhất để con quên đi việc đã
xảy ra và lấy lại thăng bằng cho mình. Khơng để xảy ra
xung đột trong gia đình vì sẽ làm tổn thương con nhiều
hơn; - Giúp phục hồi ngay sức khỏe cho con, đưa con đến
trung tâm y tế hoặc bệnh viện để kiểm tra, xác định tình
trạng thương tích và chữa trị kịp thời. Đặc biệt quan tâm
chăm sóc, giám sát con cho con đến khi con trở lại bình
thường; - Gia đình có quyền giữ bí mật, nhưng tốt hơn là
tố giác sự việc với chính quyền, cơng an, tịa án để xử lí
kẻ phạm tội. Nhất là khi đã có nhiều người biết sự việc
thì kiên quyết khơng thỏa hiệp với kẻ phạm tội (nhận tiền
hoặc vật chất của kẻ đó để im lặng); - Kiên quyết đến
cùng xử lí kẻ phạm tội là một trong những yếu tố giải tỏa
tâm lí cho con và ngăn ngừa tội phạm.
Để làm được điều này, ngoài việc trao đổi trị chuyện
với con, cha mẹ có thể dung hình thức cung cấp thơng tin
tư liệu cho con từ sách, báo, Internet với nguồn tin cậy
hoặc cho con tham gia các hoạt động trải nghiệm, rèn kĩ

năng sống ở những cơ sở có uy tín. Hơn ai hết, cha mẹ là
người gần gũi, tiếp xúc với con nhiều nhất, vì vậy cần tận
dụng các tình huống trong cuộc sống và tạo ra các tình
huống để giáo dục giới tính cho con. Cha mẹ có thể hỏi:

Con đã bao giờ nghe về điều này xảy ra trước đây chưa?
Con sẽ làm gì nếu ở trong tình huống này? Sau đó khéo
léo phân tích cho con hiểu bằng kiến thức, hiểu biết và
minh chứng thực tế trong cuộc sống.
2.4.4. Cha mẹ cần chăm sóc, quan tâm đến con cái
Khi cịn nhỏ, trẻ phụ thuộc rất nhiều vào việc chăm
sóc của người lớn, cha mẹ. Cha mẹ phải quan tâm để ý
sát sao con để kịp thời phát hiện ra những bất thường từ
chính bản thân con, hoặc những tác động từ bên ngồi
vào con. Khơng ai có thể chăm sóc con tốt hơn cha mẹ,
ơng bà, tuy nhiên, trong hồn cảnh không phải lúc nào
cha mẹ cũng ở bên cạnh con được, vậy cần phải chọn
người chăm sóc cẩn thận. Các thống kê cho thấy, có đến
83% kẻ xâm hại là người quen biết với gia đình và với
trẻ. Vì vậy, cho dù đó là người giúp việc giữ trẻ, người
đưa đón trẻ, cơ giáo mới, trường học mới hay hoạt động
ngoại khóa, thậm chí là người chơi với con, cha mẹ hãy
quan tâm, quan sát, lựa chọn thật cẩn thận để đảm bảo an
tồn cho con mình. Cha mẹ hồn tồn có thể hỏi con
những gì con đã làm trong ngày và nhận biết những
người trong cuộc sống của con ai, chẳng hạn: Con đã
ngồi với ai vào giờ ăn trưa? Con đã chơi những trị chơi
gì sau giờ học? Bạn trong câu lạc bộ con hay đi cùng nhà
ở đâu?... Chỉ khi cha mẹ quan tâm con mới nhận ra được
những thay đổi của con, những dấu hiệu cảnh báo khi trẻ

bị XHTD. Cha mẹ cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và
ngăn ngừa con tiếp xúc với các loại văn hóa phẩm đồi
trụy, định hướng cho con tiếp xúc những thơng tin có nội
dung giáo dục giới tính, phịng tránh xâm hại (có thể
cùng con trao đổi những thông tin con đã xem). Cha mẹ
chủ động hướng dẫn con, tìm hiểu xem nhà trường đã
cung cấp cho con những kiến thức, kĩ năng gì và bố mẹ
cần tiếp tục bổ sung thêm những gì cho con. Việc chủ
động, thường xuyên phối kết hợp giữa nhà trường và các
lực lượng xã hội khác đặc biệt có ý nghĩa trong việc hình
thành, củng cố những hiểu biết, kĩ năng phịng tránh cho
con khỏi bị XHTD và những tình huống xấu.
2.4.5. Cha mẹ là bạn, chia sẻ cùng con, là tấm gương tốt
cho con
Chăm sóc, giáo dục con là trách nhiệm của cha mẹ,
nhưng để việc đó có hiệu quả tốt nhất, để con muốn trò
chuyện với cha mẹ lại là vấn đề khơng đơn giản. Để
những cuộc trị chuyện giữa cha mẹ và con nói chung và
vấn đề phịng tránh xâm hại nói riêng có hiệu quả, cha
mẹ phải có tâm thế tự tin, tình cảm gần gũi và chân thành,
thể hiện rõ thiện ý mong muốn điều tốt đẹp nhất cho con
nhằm tạo ra ở trẻ thái độ tin cậy, cởi mở. Nói cách khác,
cha mẹ phải luôn là một người bạn lớn, đồng hành cùng
con chia sẻ cùng con. Bất kì lúc nào, khi trẻ cần cha mẹ

323


VJE


Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 10/2019, tr 320-324

hãy gác mọi thứ sang một bên và dành thời gian cho
con, để trẻ biết rằng chúng có thể đến với cha mẹ khi
khúc mắc hoặc nếu ai đó đang khiến chúng cảm thấy
không thoải mái. Đồng thời, hãy cho trẻ biết trẻ sẽ không
gặp rắc rối hay trừng phạt bởi những điều chia sẻ với cha
mẹ, bất kể điều đó là gì. Thi thoảng cha mẹ có thể hỏi
trực tiếp con mình, như: Con có vui khơng? Có điều gì
đó hay ai đó mà con đang quan tâm khơng? Có chuyện
gì con muốn nói với bố mẹ khơng?… và chờ đợi lắng
nghe trẻ đưa ra những mối quan tâm hoặc ý tưởng riêng,
khuyến khích chúng chia sẻ nhiều hơn.
Ở mỗi giai đoạn phát triển của con thì “người bạn
lớn” cần có những thay đổi phù hợp để “làm bạn” với
con, đặt mình vào vị trí của con, hiểu bối cảnh xu thế xã
hội thời đại của con trên cơ sở những giá trị gia đình xác
định tới để trị chuyện, định hướng cho với con. Chẳng
hạn, với tuổi dậy thì, khi đặt yêu cầu với con về lối sống
trong quan hệ khác giới, trong cách ăn mặc, ứng xử, cha
mẹ cần chú ý đến thái độ của mình sao cho thể hiện được
thiện ý mong muốn điều tốt đẹp cho con, mức độ yêu cầu
không nên quá khắt khe, cấm đoán con; cha mẹ đưa ra
những yêu cầu phải phù hợp với xu thế tiến bộ của giới
trẻ, của thời đại trên cơ sở giữ gìn giá trị truyền thống.
Trẻ cần người chia sẻ, đồng hành và giúp đỡ chứ không
cần người giám sát, ra lệnh cho trẻ phải làm gì và cấm
làm gì. Cha mẹ phải xây dựng được cho gia đình hệ giá
trị tốt đẹp, làm gương cho con. Nêu gương để con bắt
chước và tập nhiễm về sự ứng xử văn hóa, tơn trọng,

trách nhiệm của mỗi người, những gì nên và khơng nên
làm, những gì được và khơng được làm. Trong nhiều tình
huống, tình u giữa cha mẹ với con cái và cha mẹ với
nhau nếu khơng biết thể hiện có văn hóa tế nhị cũng gây
ảnh hưởng tiêu cực, có những nhận thức lệch lạc trong
quá trình phát triển của trẻ. Khi bố mẹ hoặc những người
thân trong gia đình khơng làm gương, khơng nói chuyện,
khơng chia sẻ được với con cái, anh chị em mình thì đồng
nghĩa đối diện với nguy cơ cao của sự thất bại của giáo
dục gia đình với con trẻ.
3. Kết luận
XHTD có thể xảy ra với trẻ em thuộc bất kì chủng
tộc, nhóm KT-XH, tơn giáo hoặc văn hóa nào. Khi có
chuyện gì xảy ra với con cái, lỗi đôi khi không phải do
trẻ mà là do cha mẹ chưa thực sự thực hiện hết trách
nhiệm với con cái trong việc đảm bảo quyền được an
toàn cho con. Một đứa trẻ bị xâm hại, đó khơng phải là
nỗi đau của riêng đứa trẻ, của riêng gia đình mà là của cả
xã hội; ngược lại, gia đình nào chưa thấy rõ trách nhiệm
của mình, chưa chủ động xây dựng mơi trường an tồn,
cùng con ngăn ngừa và đối phó với XHTD, để xảy ra sự
việc đáng tiếc thì bố mẹ và các thành viên trong gia đình

cũng mang tội với trẻ và mang tội với xã hội. Khơng có
cách nào dễ dàng để bảo vệ trẻ em khỏi XHTD, nhưng
gia đình, cha mẹ với trách nhiệm và tình yêu thương của
mình có thể làm giảm nguy cơ này cho trẻ. Vì vậy, cùng
với sự thay đổi của hệ thống chính sách và pháp luật cho
đầy đủ và hồn thiện, những chiến lược, chương trình
hành động của các bên liên quan thì yếu tố đầu tiên và

quan trọng nhất là gia đình, là cha mẹ trẻ phải có sự vào
cuộc ngay lập tức, phải có kế hoạch và biết sắp xếp thực
hiện việc này phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của gia
đình mình để bảo vệ quyền cho trẻ, để phịng, chống
XHTD cho chính con em mình.
Tài liệu tham khảo
[1] Quốc hội (2016). Luật Trẻ em. NXB Chính trị Quốc
gia - Sự thật.
[2] Đại hội đồng Liên hợp quốc (1989). Công ước Quốc
tế về Quyền trẻ em.
[3] Quốc hội (2014). Luật Hơn nhân và Gia đình. NXB
Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[4] Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (2019).
Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019
về việc Hướng dẫn áp dụng một số quy định về các
Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật
Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người
dưới 18 tuổi.
[5] Thủ tướng Chính phủ (2017). Chỉ thị số 18/CT-TTg
ngày 16/05/2017 về việc tăng cường giải pháp
phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
[6] Australian AID - World Vision (2014). Phịng ngừa
xâm hại tình dục trẻ em (Tài liệu dành cho cha mẹ,
người chăm sóc trẻ). Dự án Tuổi thơ - Chương trình
phịng ngừa do AusAID tài trợ và Tổ chức Tầm nhìn
thế giới thực hiện.
[7] Nguyễn Thị Tĩnh - Mai Quốc Khánh (2018). Bồi
dưỡng kĩ năng phịng, chống xâm hại tình dục trẻ
em cho phụ huynh. Tạp chí Giáo dục, số 429, tr 1618; 10.
[8] I.A. Elliott - A.R. Beech (2013). Cost-benefit

analysis of circles of support and accountability
interventions: Sexual Abuse. A Journal of Research
and Treatment, Vol. 25, pp. 211-229.
[9] Đào Xuân Dũng (1996). Giáo dục giới tính. NXB
Thanh niên.
[10] Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em - Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội (2014). Tài liệu tập huấn
cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

324



×