Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Nghiên cứu đa dạng loài của họ Bọ rùa (Coccinellidae) và họ Bọ ngựa (Mantidae) làm cơ sở đề xuất giải pháp phòng trừ sâu hại cây trồng lâm nghiệp bằng biện pháp sinh học tại một số khu rừng trồng ở Thừa Thiên Huế”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.28 KB, 50 trang )

CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng là một hệ sinh thái, trong đó côn trùng đóng vai trò hết sức quan trọng
trong lưới thức ăn. Bên cạnh những loài côn trùng gây hại, còn có các loài côn
trùng có lợi mà con người cần sử dụng trong đời sống của mình. Đặc biệt,
trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều diện tích rừng trồng thuần loài, đều
tuổi rộng lớn vì mục đích kinh tế và việc sử dụng thuốc hóa học một cách
thường xuyên, thì vai trò duy trì cân bằng sinh thái của côn trùng thông qua
đấu tranh sinh tồn càng trở nên quan trọng. Thành phần côn trùng thiên địch
rất phong phú, chúng hiện diện khắp mọi nơi, gần như nơi nào có côn trùng
gây hại là đều có sự hiện diện của các loài côn trùng thiên địch (Nguyễn Thị
Thu Cúc, 2009).
Trên trái đất có khoảng 1 triệu loài côn trùng, trong số đó chỉ có 500 loài
chuyên phá hoại lúa màu và cây ăn quả. Nhưng cũng có rất nhiều loài côn
trùng có ích cho con người. Chúng tiêu diệt các loại côn trùng có hại, bảo vệ
nông sản. Chúng được gọi là các loài thiên địch có sẵn trong tự nhiên. Nghĩa là
các kẻ thù của sâu hại, nhờ chúng, cây trồng được bảo vệ. Trung Quốc đã
thống kê được 700 loài thiên địch, trong đó có 200 loài thường gặp. Các loài
côn trùng có ích tiêu diệt sâu hại bằng hai cách: bắt mồi và ký sinh. Côn trùng
có tính bắt mồi như bọ rùa, chuồn cỏ, bọ ngựa có thể ăn trứng, sâu non của
nhiều loài sâu có hại. Một con bọ rùa chấm có thể ăn trên 130 con rệp muội
mỗi ngày. Các loài ong kén, ong mắt đỏ thuộc loại ong ký sinh. Ong mắt đỏ
đẻ trứng vào trứng sâu hại, ong kén đẻ trứng vào cơ thể sâu non và các loại
ngài, bướm, ong non sau khi nở ra sẽ ăn luôn trứng và sâu hại
1
.
1
/>%C3%B3%C3%ADchhayc%C3%B3h%E1%BA%A1i.aspx
1
Vai trò thiên địch của côn trùng trong việc hạn chế và tiêu diệt những loài


gây hại cũng đã được biết rất nhiều trong những năm qua, đặc biệt là trong thời
gian gần đây khi quan điểm về biện pháp phòng trừ sinh học và quản lý dịch
hại tổng hợp (IPM) đã được xem là chiến lược đối phó với các loài dịch hại
trên cây trồng (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2009).
Trong tự nhiên có rất nhiều loài côn trùng ăn thịt thuộc các họ khác nhau,
trong đó có họ Bọ rùa (Coccinellidae) và họ Bọ ngựa (Mantidae).
Họ Bọ rùa là nhóm côn trùng có nhiều loài ăn thịt. Cho tới nay, số lượng
loài Bọ rùa ăn thịt trong khu hệ Bọ rùa ở Việt Nam đã được thống kê lên tới
165 loài, thuộc 5 phân họ (trong tổng số 6 phân họ Bọ rùa) và 60 giống. Triển
vọng sử dụng Bọ rùa trong đấu tranh sinh học bảo vệ cây trồng ở Việt Nam là
rất lớn (Phạm Quỳnh Mai, Vũ Quang Côn, 2001).
Bọ ngựa (Mantodea) là một bộ côn trùng ăn thịt, đặc trưng bởi cặp chân
trước kiểu mắt mồi. Bộ bọ ngựa có trên 2300 loài đã được công bố trên thế
giới, thuộc 434 giống. Tổng cộng có 32 loài bọ ngựa đã được ghi nhận ở Việt
Nam cho tới thời điểm này. Là côn trùng bắt mồi, ăn thịt nhiều nhóm côn trùng
khác nên bọ ngựa đóng vai trò quan trọng trong điều hòa số lượng quần thể vật
mồi (Tạ Huy Thịnh, 2012).
Công tác bảo tồn các loài côn trùng có ích là một phần quan trọng trong
quản lý và bảo vệ rừng. Việc điều tra, nghiên cứu thành phần loài và mức độ
đa dạng sinh học của côn trùng có ích là một việc làm cần nhận được sự quan
tâm đúng mức.
Vườn quốc gia Bạch Mã nằm ở khu vực miền Trung Việt Nam. Đây là một
trong những vườn quốc gia có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học cao ở Việt
Nam. Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu về côn trùng thuộc họ Bọ rùa và
họ Bọ ngựa ở Vuờn như nghiên cứu về đa dạng sinh học côn trùng của Lê
2
Trọng Sơn (2004: trong Lê Vũ Khôi và nnk, 2004) đã thống kê được 894 loài
côn trùng thuộc 580 giống, 125 họ và 17 bộ khác nhau, trong đó có 16 loài
thuộc họ Bọ rùa và 4 loài thuộc họ Bọ ngựa. Nghiên cứu về thành phần loài
côn trùng Cánh cứng (Coleoptera) của Huỳnh Thị Ngọc Diệp (2008) tại VQG

Bạch Mã đã thống kê được 238 loài, trong đó 173 loài đã xác định được tên
khoa học thuộc 148 giống, 25 họ, trong đó có 20 loài thuộc họ Bọ rùa. Tuy
nhiên, các công bố về thành phần loài côn trùng thuộc họ Bọ rùa và họ Bọ
ngựa ở đây mới được lồng ghép trong các nghiên cứu chung về côn trùng.
Xuất phát từ những lý do đó, đề tài “Nghiên cứu đa dạng loài của họ Bọ
rùa (Coccinellidae) và họ Bọ ngựa (Mantidae) làm cơ sở đề xuất giải pháp
phòng trừ sâu hại cây trồng lâm nghiệp bằng biện pháp sinh học tại một
số khu rừng trồng ở Thừa Thiên Huế” được thực hiện với mục đích cung
cấp thông tin về đa dạng thành phần loài, đặc điểm phân bố của các loài côn
trùng thuộc họ Bọ rùa (Coccinellidae) và họ Bọ ngựa (Mantidae) phục vụ cho
công tác quản lý và bảo tồn tài nguyên côn trùng tại Vườn quốc gia Bạch Mã
nói riêng và làm cơ sở đề xuất các giải pháp sử dụng chúng phục vụ cho công
tác phòng trừ sâu bệnh hại rừng trồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói
chung.
3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm về côn trùng học
Danh từ côn trùng học - Entomologie xuất phát từ hai chữ hy lạp
là Entomos và Logos có nghĩa là côn trùng và khoa học. Côn trùng học là một
môn khoa học nghiên cứu về côn trùng. Lúc đầu khi nghiên cứu về côn trùng,
người ta nghiên cứu tất cả các loài động vật thuộc ngành chân đốt
(arthropoda), nhưng đến giữa thế kỷ 19 côn trùng học chỉ còn nghiên cứu một
lớp trong 9 lớp của ngành chân đốt, đó là lớp côn trùng (insecta)
2
Hầu hết các kết quả nghiên cứu về côn trùng cho thấy: côn trùng là lớp
phong phú nhất trong giới động vật, có một cuộc sống khá phức tạp, đa số côn
trùng có khả năng bay. Có thể phân chia một cách đặc trưng thành ba phần:
đầu, ngực và bụng
3

Nhiều côn trùng là có lợi như thụ phấn cho hoa, ăn thịt hoặc ký sinh trên
các loài sâu hại, nhưng cũng có một số đáng kể thường xuyên gây ra những tác
hại to lớn cho nông, lâm nghiệp và sức khoẻ con người. Con người đã phải khá
vất vả nghiên cứu tìm ra những biện pháp đấu tranh với chúng để giành giật lại
những phần bị mất mát.
2, 3
/>3
4
2.2. Những nghiên cứu về biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu hại
2.2.1. Trên thế giới
Biện pháp sinh học (BPSH) được hình thành và phát triển trên cơ sở
những quan sát ban đầu và thực nghiệm của các nhà nghiên cứu tự nhiên từ
thời xa xưa trải qua nhiều thế kỷ có những bước thăng trầm.
Sau những quan sát đầu tiên về hiện tượng ký sinh và bắt mồi ở côn
trùng, đã có nhiều người khác quan tâm nghiên cứu về chúng. Trong sách báo
ở thế kỷ 18 có nhiều tài liệu công bố về côn trùng ký sinh và côn trùng bắt
mồi. Đó là các tài liệu của Gedert, De Geer, Reaumur, Đarwin,
Vào năm 1726, Reaumur đã mô tả hiện tượng sâu non côn trùng cánh vảy
bị bệnh do nấm cordyceps. Reaumur là người đặt nền móng cho sự hình thành
khái niệm về BPSH trừ sâu hại với những tác phẩm công bố từ năm 1734 đến
năm 1742. Reaumur có thể là người đầu tiên khuyến cáo áp dụng BPSH trừ
sâu hại. Ông đã đề xuất dùng trứng của một loài côn trùng bắt mồi thả vào
trong nhà kính để kìm hãm sự phát triển của rệp muội. Tác giả này còn phát
hiện ra hiện tượng tuyến trùng ký sinh trên các loài ong thuộc họ bombidae
(Coppel et al., 1977; Debach, 1974).
Năm 1750, Charles Price cho nhập nội một loài động vật bắt mồi từ Nam
Mỹ vào Jamaica để trừ chuột, nhưng không thành công (Simmonds et al.,
1976).
Linnaeus, nhà phân loại sinh vật học vĩ đại, có công rất lớn trong phát
triển BPSH ở thế kỷ 18. Đề xuất được viết đầu tiên về sử dụng côn trùng bắt

mồi trừ sâu hại ở Châu Âu được Linnaeus đưa ra năm 1752. Ông đã viết: “Mỗi
loài côn trùng đều có loài bắt mồi riêng, những loài này luôn đồng hành và tiêu
diệt nó”
5
Năm 1855 Fitch đã đề nghị “Biện pháp thiết thực nhất để trừ muỗi nan hại
lúa mì là nhập nội thiên địch của nó từ Châu Âu về Hoa Kỳ”, nhưng đề nghị
này không được chấp nhận. Walsh - nhà côn trùng học ở bang Illinois đã tích
cực ủng hộ đề nghị của Fitch và đã viết báo yêu cầu cho nhập nội ký sinh của
muỗi nan hại lúa mì (Coppel et al., 1977; Doutt, 1964; Huffaker et al., 1976;
Van Driesche et al., 1996).
Vào năm 1870, Riley đã di chuyển ký sinh của loài bọ cánh cứng hại
mận Conotrachelus nenuphar từ Kirkwood đến nơi khác ở bang Missouri.
Năm 1873, Riley từ Hoa Kỳ đã gửi sang Pháp loài nhện nhỏ bắt mồi
Tyroglyphus phylloxerae Riley để hợp tác với các nhà khoa học pháp trừ diệt
rệp rễ nho Phylloxera vitifoliae (Fitch). Loài nhện nhỏ này tạo lập được quần
thể ở Pháp, nhưng không hạn chế được số lượng rệp rễ nho P. Vitifoliae
(Coppel et al., 1977; Doutt, 1964; Huffaker et al., 1976; Van Driesche et al.,
1996).
Năm 1874, Pasteur đã đưa ý kiến để trừ rệp rễ nho Phylloxera vitifoliae
(Fitch) hãy thử sử dụng nguyên sinh động vật gây bệnh ở ong mật hoặc tìm
một loài nấm côn trùng nào đó. Theo Steinhaus (1956), Le Conte từ năm 1874
đã bàn luận việc sản xuất và từng nguồn vật gây bệnh để làm lây lan bệnh cho
côn trùng. Đây là một đề xuất đầu tiên về sử dụng vi sinh vật gây bệnh để trừ
sâu hại có cơ sở chắc chắn và cụ thể (dẫn theo P.V. Lầm, 1995).
Vào mùa thu năm 1878, Metschnikov đã nghiên cứu bọ hung hại lúa mì
Anisoplia austriaca và đã quan sát được một bệnh nấm của sâu hại này. Ông
đặt tên cho nấm này là Entomophthora anisopliae (nay là Metarhizium
anisopliae). Năm 1879, Metschnikov tiến hành nghiên cứu lây nhiễm nấm
bệnh này lên bọ hung hại lúa mì và bọ vòi voi hại củ cải đuờng Cleonus
punctiventris (Germ.). Các thí nghiệm cho kết quả tốt. Metschnikov đã phát

hiện thấy các côn trùng khác cũng bị mẫn cảm với nấm gây bệnh này. Ông bắt
6
đầu sản xuất nấm M. anisopliae để trừ côn trùng hại. Dựa trên kết quả thực
nghiệm đã đạt được, Metschnikov và Krassilstschik đã tiến hành xây dựng một
số cơ sở sản xuất chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae. Đến năm 1884, bào
tử nấm M. anisopliae đã được sản xuất với lượng lớn để bán cho nông dân. Sự
thành công này đã mở đầu cho việc nghiên cứu sử dụng vi sinh vật trừ sâu hại
(dẫn theo P.V. Lầm, 1995).
Đến cuối thế kỷ 19, nhiều nhà côn trùng học ở Bắc châu Mỹ đã nhận ra
rằng các loài côn trùng hại quan trọng ở vùng Bắc châu Mỹ chủ yếu đều là
những loài ngoại lai. Để phòng chống chúng phải tiến hành nhập nội các thiên
địch chính của chúng từ nơi ở bản xứ của chúng.
Năm 1906, Berlese đã nhập nội từ Hoa Kỳ về Italia một loài ký sinh
Prospaltella berlesei để trừ rệp vảy dâu Pseudaulacaspis pentagona. Việc
nhập nội này cho kết quả tưong đối tốt. Giống như bọ rùa R. cardinalis, ký
sinh P. berlesei cũng được nhiều nướctrên thế giới nhập nội về để trừ rệp vảy
dâu (Debach, 1964).
Để trừ sâu róm Porthetria dispar và Nygmia phaeorrhoea (Don.), nhiều
loài thiên địch đã được nhập nội từ Nhật Bản và Châu Âu vào Hoa Kỳ trong
các năm 1905-1914 và 1922-1923. Đã thả 40 loài trong số các loài nhập nội,
có 9 loài ký sinh và 2 loài bắt mồi đã thuần hóa được (Clausen, 1956; Debach,
1974). Các chương trình áp dụng BPSH trừ loài sâu róm này cung cho kết quả
rất tốt ở canada (Baird, 1956).
Từ năm 1919, dưới sự chỉ đạo của bộ nông nghiệp hoa kỳ đã tiến hành
một chương trình nghiên cứu BPSH trừ sâu đục thân ngô Ostrinia nubilalis.
Cho đến năm 1940, từ Pháp đã gửi sang Hoa Kỳ 23 triệu sâu đục thân ngô nuôi
để thu ký sinh. Từ năm 1927 đến 1936, từ Nhật Bản đã gửi đi Hoa Kỳ 3 triệu
sâu đục thân ngô nữa để thu ký sinh. Kết quả đã nhập nội vào Hoa Kỳ được 24
7
loài ký sinh, nhưng chỉ có 6 loài là thuần hóa được và cho hiệu quả cục bộ trừ

sâu đục thân ngô (Coppel et al., 1977).
Ong mắt đỏ Trichogramma được bắt đầu nhân nuôi sử dụng từ năm 1910-
1911 ở nước Nga và Trung Á. Sau đó rất nhiều nước tiến hành nghiên cứu sử
dụng ong mắt đỏ. Sau năm 1928, chỉ khi Flanders tìm đsược qui trình nhân
nuôi ngài mạch quanh năm thì việc nghiên cứu sử dụng ong mắt đỏ trừ sâu hại
mới được đẩy mạnh. Tại Liên Xô cũ, việc nghiên cứu sử dụng ong mắt đỏ
được đẩy mạnh từ năm 1934 (Schepetilnikova, 1974 - dẫn theo P.V. Lầm,
1995). Do ảnh hưởng của Metschnikov, các nhà nghiên cứu ở châu âu đã tiến
hành thử nghiệm nấm Beauveria để trừ sâu róm Porthetria monacha, sùng
Melolontha và một số nấm thuộc họ Entomophthoraceae để trừ ấu trùng một
số loài thuộc bộ hai cánh Diptera và bộ cánh thẳng Orthoptera (P.V. Lầm,
1995).
Từ năm 1911 đến 1914, D’herelle đã nghiên cứu vi khuẩn Coccobacillus
acridiorum để trừ châu chấu Schistocera paranensis (Simmonds et al., 1976;
Weiser, 1966). Năm 1911, Berliner ở Thuringia (một tỉnh của Đức) phân lập
được vi khuẩn từ sâu non loài Ephestia kuehniella chết bệnh và mô tả đặt tên là
Bacillus thuringiensis. Các thử nghiệm vi khuẩn này để trừ sâu hại được bắt
đầu từ sâu đục thân ngô ở Hungari (Husz, 1928). Theo Jacobs (1951) Và Krieg
(1961), sau đó vi khuẩn này được thử nghiệm với sâu hồng đục quả bông, sâu
xanh bướm trắng hại cải và nhiều loài sâu hại khác ở châu âu. Chế phẩm
thương mại đầu tiên từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis là “sporeine” được sản
xuất ở Pháp trước năm 1938 (dẫn theo P.V. Lầm, 1995).
Đã phát hiện ấu trùng bọ hung nhật bản Popillia japonica bị bệnh vi
khuẩn từ năm 1921. Năm 1940, Dutky mô tả, đặt tên vi khuẩn gây bệnh cho ấu
trùng bọ hung nhật bản là Bacillus popilliae và B. lentimorbus. Vi khuẩn này
8
được sản xuất thành chế phẩm để trừ bọ hung Nhật Bản ở Hoa Kỳ từ năm 1940
(Kandybin, 1989; Simmonds et al., 1976; Steinhaus, 1964).
Từ 1940- 1960 các nghiên cứu sử dụng biện pháp sinh học dần bị thay thế
bởi biện pháp hóa học, đặc biệt là ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vẫn có những nghiên

cứu về BPSH (dẫn theo P.V. Lầm, 1995).
Tại Canađa năm 1943 bắt đầu sản xuất hàng loạt chế phẩm NPV của ong
ăn lá Diprion herlyniae để bảo vệ cây rừng. Vào giữa thập niên 1970, ở Hoa
Kỳ đã phát triển được các chế phẩm Elcar và Biocontrol từ NPV. Đến cuối
thập niên 1980, Hoa Kỳ và Liên Xô cũ đã sản xuất được 7 chế phẩm sinh học
từ virút. Các nước khác như Nhật Bản, Tây Đức, Pháp, mỗi nước sản xuất
được 1-2 chế phẩm từ virút (Chukhrij, 1988; Simmonds et al., 1976).
Từ những năm 1960 đến cuối thế kỷ 20, BPSH đối với sâu hại được đẩy
mạnh nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Thí dụ, nghiên cứu sử
dụng ong mắt đỏ để trừ sâu hại được tiến hành ở hơn 90 nướctrên thế giới. Đi
đầu trong nghiên cứu ứng dụng ong mắt đỏ là Liên Xô cũ, Trung Quốc. Vào
những năm 1980, hàng năm ở Liên Xô cũ đã sử dụng ong mắt đỏ với diện tích
trên dưới 16 triệu ha và ở Trung Quốc là 3-4 triệu ha. Đặc biệt, Trung Quốc đã
nghiên cứu thành công thức ăn nhân tạo đề nhân nuôi 6 loài ong mắt đỏ. Thức
ăn nhân tạo này được bọc trong nhờ máy dập trứng nhân tạo. Trong các vi sinh
vật gây bệnh cho côn trùng thì vi khuẩn Bacillus thuringiensis (BT) được
nghiên cứu sử dụng rộng rãi nhất. Đến cuối thế kỷ 20, trên thế giới có hàng
chục công ty sản xuất vài chục loại chế phẩm sinh học khác nhau từ BT. Hoa
kỳ, Canađa và Trung Quốc là những nướcsử dụng chế phẩm BT nhiều nhất với
diện tích hàng triệu ha mỗi năm (dẫn theo P.V. Lầm, 1995). Các lĩnh vực
nghiên cứu về BPSH để phòng chống sâu hại ngày càng được mở rộng và
thành công đạt được ở nhiều nước.
9
2.2.2. Ở Việt Nam
* Nhân thả các ký sinh sâu hại:
Ở nước ta mới nghiên cứu nhân thả ong mắt đỏ Trichogramma spp. Để
trừ trứng sâu hại. Đến nay đã xây dựng được qui trình nhân nuôi lượng lớn ong
mắt đỏ ở trong nhà bằng trứng ngài gạo Corcyra cephalonica. Các loài ong
Trichogramma japonicum, T. chilonis và Trichogrammatoidea sp. Được nhân
nuôi để thả trừ sâu hại. Đã nghiên cứu dùng ong mắt đỏ để trừ một số sâu hại

như sâu cuốn lá nhỏ (C. medinalis), sâu đục thân lúa bướm hai chấm (S.
incertulas), sâu đo xanh (A. flava), sâu xanh (H. armigera), sâu đục thân ngô
(O. furnacalis), sâu đục thân mía (Ch. infuscatellus, Ch. sacchariphagus), sâu
to (P. xylostella). Kết quả cho thấy trứng sâu hại ở nơi thả ong mắt đỏ bị ký
sinh đạt tỷ lệ 35-94% tùy thuộc vào loài sâu hại và điều kiện thả ong mắt đỏ.
* Nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học từ vi khuẩn Bacillus
thuringiensis để trừ sâu hại:
Vi khuẩn Bacillus thuringiensis (BT) là loài vi khuẩn gây bệnh cho côn
trùng quan trọng nhất. Trên thế giới, BT đã được nghiên cứu sử dụng rộng rãi
nhất để trừ nhiều loài sâu hại. Ở nước ta, việc nghiên cứu sử dụng BT được
tiến hành theo 2 hướng: nhập nội chế phẩm BT của nước ngoài và nghiên cứu
sản xuất BT ở trong nước. Từ năm 1971-1974, Viện BVTV tiến hành đầu tiên
việc đánh giá hiệu lực của chế phẩm BT nhập nội nhu Entobacterin, Biotrol,
Bacillus Serotype 1, Thuricide, Thuringin 150m đối với sâu to P. xylostella, P.
guttata, C. medinalis, O. furnacalis, M. testulalis, M. separata, S. litura. Về
sau, các chế phẩm sinh học từ BT nhập nội vào chủ yếu để phòng chống sâu to.
Một số chế phẩm có hiệu lực rất cao đối với sâu to như Entobacterin, Biotrol,
Xentari, Mvp, Aztron trong năm 1977-1978, tại tp. Hồ Chí Minh đã nghiên
cứu sản xuất chế phẩm sinh học từ BT gọi là bacin-78, nhưng sau đó không
thấy chế phẩm này đưa ra áp dụng trong sản xuất. Từ cuối thập kỷ 80 đầu thập
10
kỷ 90, một số cơ quan nghiên cứu khoa học bắt đầu sản xuất chế phẩm sinh
học từ BT. Trên cơ sở các chủng BT của Việt Nam đã phát triển được chế
phẩm BT
1
, BT
2
, BT
3,
BC

1
, BC
3
, BC
5
BTTH, BTTN. Dạng nước với liều
lượng 1 lít/ha cho hiệu lực trừ sâu to đạt 57,395,5% (trong phòng) và 50,0-
77,4% (ngoài đồng ruộng). Hiệu lực của các chế phẩm BT ở trong phòng đối
với sâu to, sâu xanh H. armigera và sâu cuốn lá lúa loại nhỏ C. medinalis
tương ứng đạt 60-100, 12-32 và 28-100%. Các chế phẩm tst89, btth, bttn với
lượng 3-5 lít/ha dùng trừ sâu to cho hiệu quả đạt 38,4-88,1% (dẫn theo P.V.
Lầm, 2003).
* Nghiên cứu sử dụng nấm côn trùng để trừ sâu hại:
Từ giữa thập niên 1970, truờng Đại học Lâm Nghiệp bắt đầu nghiên cứu
nấm Beauveria bassiana để trừ sâu róm thông D. punctatus, nhưng chưa đưa
được chế phẩm nào vào ứng dụng trong sản xuất. Từ đầu thập niên 1990, các
nấm B. bassiana, M. anisopliae và M. flavoviride được nghiên cứu ở viện
BVTV. Chế phẩm sinh học từ các nấm này được sản xuất ở dạng thô (hỗn hợp
môi truờng và bào từ nấm) của nấm Beauveria và nấm Metarhizium, tương
ứng chứa 5x108 và 5,8x108 bào tử/g. Trong phòng thí nghiệm, hiệu lực của
chế phẩm Beauveria đối với rầy nâu N. lugens, sâu đo xanh A. flava tương ứng
là 30,3-44,4 và 59,7-78,1% ở ngày thứ 7-10 sau xử lý. Tỷ lệ này của nấm
Metarhizium tương ứng là 23,6-46,1 và 58,7-88,5%. Trong điều kiện đồng
ruộng, ở ngày thứ 7-10 sau phun chế phẩm, hiệu quả của nấm Beauteria đối
với rầy nâu và sâu đo xanh đạt 16,3-69,9 và 66,4-86,4% (tương ứng). Còn hiệu
quả của chế phẩm từ nấm Metarhizium đối với các sâu hại nêu trên tương ứng
đạt là 15,9-79,5 và 3,379,5%. Hiệu lực của chế phẩm từ nấm M. anisophiae và
M. flavoviride đối với châu chấu sống lưng vàng P. succinct trong phòng thí
nghiệm đạt tương ứng 36,5- 4,5 và 71,0-73,7% ở ngày thứ 10 sau xử lý. Thí
nghiệm đồng ruộng trong năm 1994-1995 tại Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy các

11
chế phẩm nấm này có hiệu quả từ châu chấu đạt 39,9-66,2 và 60,1-72,0%
tương ứng ở ngày thứ 13 và 20 (sau phun). Ngoài ra các chế phẩm từ nấm
Metarhizium còn được thử nghiệm trừ châu chấu H. tonkinensis hại mía ở Tây
Ninh năm 1998. Sau 15 ngày xử lý, hiệu quả của chế phẩm nấm với châu chấu
non (70,1-76,5%) cao hơn so với hiệu quả đối với châu chấu trưởng thành
(25,7-32,6%), (25,7-32,6%).
* Nghiên cứu sử dụng vi rút côn trùng để trừ sâu hại:
Ở nước ta, các nghiên cứu sử dụng virút côn trùng để trừ sâu hại mới
được bắt đầu từ những năm cuối thập niên 1980. Các nghiên cứu này chỉ tập
trung vào nhóm NPV. Nghiên cứu sử dụng virút côn trùng trong phòng chống
sâu hại gồm 2 mảng công việc riêng biệt là: nghiên cứu nhân nuôi hàng loạt
sâu vật chủ bằng môi truờng thức ăn và nghiên cứu phát triển, sử dụng chế
phẩm sinh học từ NPV. Từ năm 1988 viện bảo vệ thực vật bắt đầu nghiên cứu
môi truờng thức ăn tổng hợp để nuôi sâu non các loài côn trùng cánh vảy, như
sâu cắn gié M. separata, sâu xanh H. armigera, sâu khoang S. litura, sâu keo
da láng S. exigua , sâu đục thân ngô O. furnacalis, sâu to P. xylostella và sâu
xanh bướm trắng P. rapae. Viện BVTV đã chế được 10 môi trường thức ăn từ
nguyên liệu phế thải có sẵn ở trong nước để nuôi sâu xanh, sâu khoang và sâu
keo da láng. Các môi truờng này được cục sở hữu công nghiệp nhà nước cấp
bằng sáng chế. Từ 1989-1990, trung tâm nghiên cứu cây bông Nha Hố đã nuôi
sâu xanh thành công bằng môi trường thức ăn nhập nội từ Ấn độ, Thái Lan.
Sau đó, trung tâm nghiên cứu cây bông đã cải tiến những môi trường này cho
phù hợp với Việt Nam. Cho đến nay, việc nghiên cứu môi trường thức ăn
thành công nhất chỉ là đối với sâu xanh, sâu khoang. Có thể nuôi hai loài sâu
này trong điều kiện thủ công ở phòng thí nghiệm với lượng lớn để phục vụ sản
xuất chế phẩm NPV, Viện BVTV và trung tâm nghiên cứu cây bông Nha Hố đã
xây dựng được quy trình sản xuất chế phẩm NPV của sâu xanh, sâu khoang,
12
sâu keo da láng, sâu đo xanh hại đay, sâu róm thông. Các chế phẩm hanpv,

senpv, slnpv được sản xuất ở cả dạng lỏng và dạng bột thấm nước (1,5x107
pib/mg). Trong phòng thí nghiệm, hiệu lực của các chế phẩm afnpv, hanpv và
slnpv đối với sâu đo xanh hại đay, sâu xanh và sâu khoang tương ứng là 72,2-
100;78,7-100 và 52,6-100%. Ở điều kiện đồng ruộng, hiệu quả của chế phẩm
NPV đối với sâu xanh, sâu keo da láng, sâu khoang, sâu đo xanh hại đay và sâu
róm thông dùng với liều lượng 2501000 sâu chết/ha rất biến động phụ thuộc
vào cây trồng, địa điểm và thời gian sử dụng. Hiệu lực của chế phẩm hanpv đối
với sâu xanh trên thuốc lá tại đồng nai đạt 57,8-78,6%, còn tại hà nội chỉ đạt
31,6-51,1%. Hanpv để trừ sâu đến nay chỉ mới có chế phẩm hanpv được sử
dụng nhiều hơn cả. Hàng năm chế phẩm này được sử dụng trên diện tích vài
trăm ha bông ở phía nam. Sau đó là chế phẩm npv sâu keo da láng được sử
dụng trên hàng trăm ha hành tây, nho, đậu xanh ở nam trung bộ.
* Nghiên cứu tuyến trùng côn trùng để trừ sâu hại:
Có hàng ngàn loài côn trùng là ký chủ của tuyến trùng. Một số loài tuyến
trùng côn trùng đã được nghiên cứu tạo nên chế phẩm sinh học để phòng
chống sâu hại (Neoaplectana carpocapsae, N. glaseri,…). Công việc nghiên
cứu tuyến trùng côn trùng mới được bắt đầu từ 1997 ở viện sinh thái & tài
nguyên sinh vật. Đã phân lập được 22 chủng tuyến trùng côn trùng thuộc giống
Steinernerma và 11 chủng thuộc giống Heterorhabditis. Trong đó có 8 chủng
có khả năng diệt sâu hại tốt. 4 chế phẩm sinh học trừ sâu hại được phát triển từ
tuyến trùng côn trùng: biostar-1(chủng s-tk 10), biostar-2 (chủng s-ctl), biostar-
3 (chủng h-mp11), biostar-4 (chủng h-nt3). Các chế phẩm chứa 1,5x10 6-
3,0x106 ấu trùng cảm nhiễm. Hiệu lực của các chế phẩm sinh học từ tuyến
trùng côn trùng đối với các sâu S. litura, S. exigua, A. ypsilon, P. xylostella, P.
rapae, H. armigera đạt 63-100%.
13
2.3. Những nghiên cứu liên quan tới họ bọ ngựa và họ bọ rùa trên thế giới
2.3.1. Những nghiên cứu liên quan tới họ bọ ngựa trên thế giới
Svenson và Whiting (2004) đã nâng một số phân họ Mantidae lên thành
họ, khi ấy bộ Bọ ngựa bao gồm 15 họ. Bộ bọ ngựa có trên 2300 loài đã công

bố trên thế giới, thuộc 434 giống. Bọ ngựa sống ở các sinh cảnh rất khác nhau,
từ trong rừng rậm tới trên sa mạc; chúng cũng có hình thái rất đa dạng: màu
sắc giả vỏ cây, giả hoa, hình dạng cơ thể có thể giải kiến hoặc giả que củi, giả
lá tươi, lá khô, cánh có thể tiêu giảm…Là côn trùng bắt mồi, ăn thịt nhiều
nhóm côn trùng khác nên bọ ngựa đóng vai trò quan trọng trong điều hòa số
lượng quần thể vật mồi. Trong Đông y, kén trứng bọ ngựa là một vị thuốc gọi
là tang phiêu tiêu, có công dụng bổ thận, giữ tính khí, giữ mồ hôi.
2.3.2. Những nghiên cứu liên quan tới họ bọ rùa trên thế giới
Năm 1888, Koebele (người Đức) làm việc ở California được cử sang
Australia để thu thập một loài ruồi Cryptochaetưm iceryae ký sinh trên rệp sáp
Icerya purchase Mask Trong khi thu thập ruồi ký sinh, Koebele đã phát hiện
thấy bọ rùa Rodolia cardinalis ăn thịt rệp sáp I. purchasi. Ông đã thu luôn loài
bọ rùa này và gửi về Caliornia. 129 cá thể bọ rùa R. cardinalis được gửi về
California từ tháng 11/1888 đến tháng 01/1889. Số bọ rùa này được nhân nuôi
trong phòng, đến tháng 06/1998 có hơn 10.000 cá thể con cháu của chúng.
Tháng 02-03/1889, Koebele đã gửi bổ sung 2 đợt được 385 cá thể bọ rùa. Số
bọ rùa trên được thả ra hàng trăm vườn cam ở California. Tại các vuờn cam
quýt thả bọ rùa sau vài tháng rệp sáp I. purchasi đã giảm hẳn. Đến năm sau,
loài rệp sáp này không còn là sâu hại nguy hiểm nữa. Nạn dịch rệp sáp I.
purchasi hại cam quýt ở California được giải quyết một cách căn bản.
Chương trình chống rệp sáp I. purchasi hại cam quýt ở California thực
hiện với chi phí quá rẻ, chua tới 1 500 USD (Doutt, 1964; Debach, 1974). Các
nước khác bị rệp sáp I. purchasi gây hại nặng đã đề nghị nhập nội bọ rùa R.
14
cardinalis từ California. Thực tế cho thấy ở đâu nhập nội bọ rùa R. cardinalis
cũng đều cho kết quả phòng chống rệp sáp I. purchasi như ở California. Thành
công của chương trình sử dụng bọ rùa R. cardinalis để trừ rệp sáp I. purchasi
trở thành nổi tiếng thế giới. Việc nhập nội bọ rùa R. cardinalis từ Australia vào
California để trừ rệp sáp I. purchasi thành công là một mốc quan trọng đánh
dấu sự phát triển của BPSH. Từ đây BPSH được coi là biện pháp có hiệu quả

trong phòng chống dịch hại. Sự kiện bọ rùa R. cardinalis đã được ghi nhận
nhiều lần và là một trong những ví dụ có sức hấp dẫn nhất trong lịch sử nghiên
cứu côn trùng. Nhờ sự thành công của việc dùng bọ rùa R. cardinalis trừ rệp
sáp I. purchasi, BPSH trừ dịch hại chuyển sang giai đoạn phát triển mới. Nhiều
nước tiến hành thí nghiệm dùng các thiên địch khác nhau để phòng chống
nhiều loại dịch hại. Năm 1891, Koebele lại đi Australia, New Zealand và Fiji
để nhập nội côn trùng thiên địch. Trong thời gian này, Koebele đã gửi về
California 46 loài bọ rùa, trong số này chỉ có 4 loài thuần hóa và định cư được.
Từ năm 1893 đến năm 1912 Koebele đã thực hiện nhiều chương trình áp dụng
BPSH thành công ở Hawaii có giá trị lớn cho sự phát triển của BPSH chống
côn trùng hại (Coppel et al., 1977).
Vào khoảng năm 1840 ở Pháp, Boisgiraud đã sử dụng bọ cánh cứng bắt
mồi loài Calosoma sycophanta để trừ sâu róm Porthetria dispar hại bạch
dương và tiến hành thí nghiệm dùng bọ cánh cứng ngắn Staphyliniđae để trừ
bọ đuôi kìm trong vườn cây thành công (Debach, 1974, Doutt, 1964; Huffaker
et al., 1976).
Năm 1844 ở Italia, Villa đã tiến hành thí nghiệm dùng bọ cánh cứng bắt
mồi: Thuộc họ Carabidae và Staphylinidae để trừ sâu hại trong vuờn cây
(Doutt, 1964; Huffaker et al., 1976). Kirby và Spence (1867) đã đánh giá rất rõ
ràng về vai trò hữu ích của các ong ký sinh, ruồi ký sinh, bọ cánh cứng bắt mồi
thuộc họ Carabidae, bọ ngựa, bọ xít bắt mồi, chuồn chuồn và nhện lớn bắt mồi.
15
Các tác giả này đã khuyến cáo dùng bọ rùa để diệt trừ rệp muội và bọ xít bắt
mồi Pentatoma bidens để trừ rệp giường Cimex lectưlarius. Trong phòng ở kín
có nhiều rệp giường chỉ cần nhốt 6-8 cá thể bọ xít Pentatoma bidens trong
vòng vài tưần lễ là rệp giường bị tiêu diệt hoàn toàn (Coppel et al., 1977;
Debach, 1974).
Loài Bọ rùa mắt trắng Lemnia biplagiata Swartz là loài phổ biến ở Trung
Quốc, chúng được sử dụng trong phòng trừ sinh học đối với rệp bông Aphis
gossypii (Glover), rếp đào Myzus persicae (Sulzer) và một số loài khác thuộc

bộ Cánh giống Homoptera (Yao và Tao, 1972; Deng et al., 1978; Tao, 1990).
2.4. Những nghiên cứu liên quan tới họ bọ ngựa và họ bọ rùa ở Việt Nam
2.4.1. Những nghiên cứu liên quan tới họ bọ ngựa ở Việt Nam
Những nghiên cứu về bọ ngựa ở nước ta chưa nhiều. Viện Bảo vệ thực vật
(1976) cho biết 4 loài bọ ngựa bắt gặp ở miền Bắc Việt Nam, trong đó có một
loài chỉ có ở vùng Cổ Bắc; trong danh sách côn trùng ở vườn quốc gia Cát
Tiên đã ghi nhận 5 loài, mặc dù có sai chút ít về danh pháp; trong danh sách
côn trùng ở vườn quốc gia Bạch Mã ghi nhận 4 loài, trong đó có 2 loài không
có khả năng bắt gặp ở vùng Đông Phương; trong Sách Đỏ Việt Nam (2000) có
dẫn một loài là Mantis religiosa. Có 30 loài đã được các tác giả nước ngoài đề
cập đến khi nghiên cứu mẫu vật Việt Nam lưu giữ tại các bảo tàng trên thế
giới. Tổng cộng có 32 loài bọ ngựa đã được ghi nhận ở Việt Nam cho tới thời
điểm này. Bài này công bố kết quả nghiên cứu của tác giả từ các cuộc điều tra
trong các năm gần đây. Công trình được hổ trợ kinh phí của đề tài nghiên cứu
cơ bản trong khoa học tự nhiên, mã số 106.12.15.09 do NAFOSTED tài trợ.
16
2.4.2. Những nghiên cứu liên quan tới họ bọ rùa ở Việt Nam
Năm 1979, công trình nghiên cứu đầu tiên của tác giả Hoàng Đức Nhuận
về loài côn trùng có ích, ông đã xuất bản 2 cuốn sách nghiên cứu về loài bọ rùa
Việt Nam.
Ớ Việt Nam có khá nhiều nghiên cứu về bọ rùa, điển hình như đề tài
nghiên cứu thành phần côn trùng trên cây vải thiều và nghiên cứu đặc điểm
hình thái, sinh học, sinh thái của bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata
Fabr. tại Sóc Sơn Hà Nội và các vùng phụ cận. Đây là một nghiên cứu nhằm
tìm hiểu khả năng tiêu diệt rệp của bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata.
Xác định quy luật phát sinh cũng như sự phân bố loài theo cây hoặc nhóm cây
trồng theo mùa vụ hoặc vùng lãnh thổ địa lý, nghiên cứu đặc điểm hình thái,
sinh học, sinh thái cơ bản của bọ rùa 18 chấm nhằm đề xuất hướng bảo vệ, sử
dụng một cách có hiệu quả.
Ngoài ra, còn có Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ rùa

Chữ Nhân do Nguyễn Xuân Thành, Vũ Thị Kim Thanh, Nguyễn Hữu Hùng
thực hiện; đề tài nghiên cứu đặc điểm sinh học của bọ rùa mắt trắng Lemnia
biplagiata Swartz, 1808 (Coleoptera: Coccinellidae) do Nguyễn Quang
Cường,Vũ Thị Chỉ, Nguyễn Thị Hạnh thực hiện đã thu được những kết quả
đáng kể về đặc điểm của các loài bọ rùa này nhằm phục vụ cho công tác phòng
trừ sâu hại một cách hiệu quả.
2.5. Những nghiên cứu liên quan tới họ bọ ngựa và họ bọ rùa ở VQG Bạch

Tại Bạch Mã đã có nhiều nghiên cứu về những loài này và đã cho những
kết quả rất đáng ghi nhận, góp phần vào việc bổ sung những nguồn thông tin
khoa học cho thế hệ hiện tại và tương lai. Có thể lấy cụ thể như nghiên cứu gần
đây do Lê Doãn Anh, Lê Thị Diên, Phan Trọng Trí thực hiện đó là nghiên cứu
17
đa dạng sinh học loài bọ rùa (Coleoptera: Coccinellidae) tại vườn quốc gia
Bạch Mã, Thừa thiên Huế.
Nghiên cứu đa dạng sinh học loài bọ rùa được tiến hành trên 4 dạng sinh
cảnh: trảng cỏ, trảng cây bụi, rừng phục hồi và ven suối. Kết quả ghi nhận
được 384 cá thể Bọ rùa thuộc 37 loài và 21 giống. Trong đó, giống Epilachna
phong phú nhất về số loài với 8 loài, chiếm 21,62% tổng số loài. Tiếp đến là
các giống Coccinela (5 loài), Coellophora (3 loài), Cheilomenes, Diomus (2
loài). Các giống còn lại chỉ có 1 loài. Nghiên cứu bổ sung thêm cho danh lục
Bọ rùa ở VQG Bạch Mã 12 loài thuộc 7 giống, trong đó có 3 giống mới được
bổ sung là Afissula, Diomus và Stethoros.
2.6. Nhận xét chung
Qua tất cả những diễn biến trong việc nghiên cứu về các loài trong họ
bọ rùa và họ bọ ngựa trên thế giới từ trước đến nay thì ta có thể thấy rằng tại
Việt Nam vẫn còn khá ít những nghiên cứu chuyên sâu về hai họ này.
Các nghiên cứu của các tác giả chỉ chú trọng vào một loài trong một họ
bọ rùa hoặc họ bọ ngựa chứ chưa có các đề tài nghiên cứu tổng quát tất cả các
họ thật chi tiết về sự đa dạng sinh học cũng như vai trò của chúng trong nền

kinh tế cũng như môi trường.
Do đó, đề tài nghiên cứu đa dạng loài của họ Bọ rùa (Coccinellidae) và
họ Bọ ngựa (Mantidae) tại Vườn quốc gia Bạch Mã làm cơ sở đề xuất giải
pháp phòng trừ sâu hại cây rừng bằng biện pháp sinh học là một đề tài có ý
nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thêm nguồn thông tin khoa học cũng như
góp phần vào việc bảo vệ môi trường, phát triễn kinh tế thông qua những lợi
ích mang lại từ những loài côn trùng nghiên cứu này.
18
CHƯƠNG 3
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung:
Cung cấp thông tin về đa dạng thành phần loài, đặc điểm phân bố của các
loài côn trùng thuộc họ Bọ rùa (Coccinellidae) và họ Bọ ngựa (Mantidae) phục
vụ cho công tác quản lý và bảo tồn tài nguyên côn trùng tại Vườn quốc gia
Bạch Mã nói riêng và làm cơ sở đề xuất các giải pháp sử dụng chúng phục vụ
cho công tác phòng trừ sâu bệnh hại rừng trồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế nói chung.
* Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được đa dạng về thành phần loài côn trùng thuộc họ Bọ rùa
(Coccinellidae) và họ Bọ ngựa (Mantidae) tại Vườn quốc gia Bạch Mã và một
số khu rừng trồng ở Thừa Thiên Huế;
- Lựa chọn được các loài chủ yếu của hai họ côn trùng này tại Vườn quốc
gia Bạch Mã và một số khu rừng trồng ở Thừa Thiên Huế có khả năng nhân
nuôi phục vụ công tác phòng trừ sâu hại rừng trồng;
- Đánh giá được khả năng tiêu diệt sâu hại của các loài côn trùng có ích
được lựa chọn;
- Làm bộ được tiêu bản mẫu khô và bộ cơ sở dữ liệu các loài thuộc hai họ
này phân bố tại VQG Bạch Mã và một số khu rừng trồng tại Thừa Thiên Huế

phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.
19
3.2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Họ Bọ rùa (Coccinellidae) và họ Bọ ngựa (Mantidae).
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu:
a. Thời gian nghiên cứu:
Từ 21/4/2013 đến 2/12/2013
b. Không gian nghiên cứu:
Tại vườn quốc gia Bạch Mã và một số rừng trồng ở Huế.
3.3. Nội dung nghiên cứu
• Điều tra thành phần loài côn trùng thuộc họ Bọ rùa (Coccinellidae) và họ
Bọ ngựa (Mantidae) tại VQG Bạch Mã và một số khu rừng trồng ở Thừa
Thiên Huế;
• Lựa chọn các loài phổ biến có khả năng nhân nuôi phục vụ công tác phòng
trừ sâu hại;
• Nghiên cứu khả năng tiêu diệt sâu hại rừng của một số loài côn trùng có ích
phổ biến đã được lựa chọn;
• Đề xuất phương hướng sử dụng một số loài côn trùng thuộc họ Bọ rùa
(Coccinellidae) và họ Bọ ngựa (Mantidae) trong phòng trừ sâu hại tại địa
bàn nghiên cứu.
3.4. Phương pháp nghiên cứu:
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
a. Thu thập số liệu thứ cấp
- Kế thừa các tài liệu đã có về điều kiện tự nhiên,điệu kiện xã hội, lịch sử
thành lập và cơ chế hoạt động của Vườn quốc gia Bạch Mã.
- Tổng hợp lại tất cả các tài liệu liên quan về đề tài nghiên cứu đặc biệt là
những tài liệu đã được thực hiện tại Vườn quốc gia Bạch Mã.
20
- Thu lượm các kiến thức bản địa từ người dân quanh khu vực vườn quốc

gia Bạch mã về các nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu.
b. Thu thập số liệu sơ cấp
* Thu thập thông tin liên quan đến các loài nghiên cứu trước khi khảo sát
thực địa
Tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý vườn quốc gia Bạch Mã về các nội
dung:
+ Sự phân bố và số lượng, thời gian bắt gặp,mùa sinh sản của các loài
thuộc hai họ bọ rùa và bọ ngựa;
+ Đặc điểm sinh học, sinh thái, khả năng thích nghi và những ích lợi
mà chúng đem lại trong công tác phòng trừ sâu bệnh ;
+ Tại vườn quốc gia Bạch Mã đã sử dụng chúng vào công việc phòng trừ
sâu bệnh hai chưa? Nếu có thì đã làm như thế nào?hiểu quả ra sao? Từ đó tìm
ra những loài chiếm ưu thế và được ưa chuộng trong công tác phòng trừ sâu
bệnh hại ở đây.
* Các phương pháp khảo sát thực địa:
 Xây dựng kế hoạch khảo sát bao gồm:
+ Địa điểm khảo sát: Trên các sườn núi, dọc bờ suối, cây to, cây bụi
trong khu vực vườn quốc gia Bạch Mã.
+ Thời gian khảo sát : cái này bọn e chưa biết nơi cô ơi.
- Tiến hành khảo sát:
+ Lựa chọn khu vực và lập tuyến điều tra.
 Sử dụng các phương pháp:
+ Tìm kiếm theo thời gian:
+ Định hướng khu vực tìm kiếm: Căn cứ vào kết quả phỏng vấn và khu
21
phân bố sinh thái của từng loài, lập các tuyến điều tra cụ thể trong khu vực
thuộc vườn quốc gia Bạch Mã.
+ Nơi tìm kiếm trên từng khu vực: dưới đất, trên gốc cây, thân cây, thảm
cỏ và một số nơi khác.( đặc biệt là trên các thân cây to và cây bụi)
+ Thời gian tìm kiếm: Vào ban ngày.

+ Chuẩn bị các nguồn lực (nhân lực, kinh phí, dụng cụ hỗ trợ ).
+ Ghi chép kết quả tìm kiếm vào Bảng dữ liệu tìm kiếm theo thời gian
và địa điểm cụ thể trong vườn quốc gia Bạch Mã.
+ Phân tích hiệu quả tìm kiếm từ đó đưa ra những nhận xét về đối tượng
nghiên cứu và tiến hành phân loại, thu mẫu vật.
+ Chụp ảnh
- Bắt côn trùng:
+ Dùng vợt hoặc tay để thu thập côn trùng.
+ Dùng bịch nhựa và nhúng vào dung dịch (aceton/cồn) để bảo quản
mẫu vật.
+ Ghi chép thông tin theo dạng bảng để tiện cho việc xử lí số liệu.
- Quan sát sự ảnh hưởng của điều kiện thời tiết đến sự phân bố của các
loài.
3.4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Số liệu được xử lý và phân tích dưới dạng các bảng biểu, biểu đồ.
- Sử dụng các phần mềm( exel…) để xử lí số liệu
- Tính các chỉ số liên quan đến : sự đa dạng, mức độ phong phú và hợp lí
của đối tượng nghiên cứu.
22
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên – Kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý
Vườn Quốc Gia Bạch Mã được thành lập năm 1991 theo Quyết định số
214/CP, ngày 15/7/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, phê duyệt luận
chứng kinh tế kỹ thuật Vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế). Đến năm
2008, do yêu cầu bảo tồn một số loài nguy cấp quí hiếm nên đã được mở rộng
theo Quyết định số 01/QĐ-TTg, ngày 02/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Quyết định này, VQG Bạch Mã thuộc địa bàn 12 xã của ba huyện Phú

Lộc, Nam Đông (Thừa Thiên Huế) và Đông Giang (Quảng Nam). Trong đó
vùng mở rộng VQG Bạch Mã nằm trên địa bàn hai tỉnh Thừa Thiên Huế và
Quảng Nam thuộc địa bàn 5 xã gồm các xã Thượng Lộ, Thượng Long, Thượng
Nhật (Nam Đông); Ating, Sông Côn (Đông Giang - Quảng Nam).
Tọa độ địa lý:
- Từ 15
0
59’28’’ đến 16
0
16’02’’ vĩ độ Bắc;
- Từ 107
0
37’22’’ đến 107
0
54’58’’ kinh độ Đông
Ranh giới:
- Phía Bắc giáp Công ty lâm nghiệp Phú Lộc;
- Phía Nam giáp huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam;
- Phía Đông giáp huyện Hoà Vang thành phố Đà Nẵng;
- Phía Tây giáp thị trấn Khe Tre.
23
Vườn Quốc Gia Bạch Mã có tổng diện tích sau khi mở rộng là 37.487 ha
được chia thành vùng lõi và vùng đệm (58.676 ha).
+ Diện tích
VQG Bạch Mã mở rộng gồm 42 tiểu khu rừng với tổng diện tích tự
nhiên là 37.487 ha (34.380 ha thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế và 3.107ha thuộc
tỉnh Quảng Nam), trong đó diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là
12.064,8ha, phân khu phục hồi sinh thái là 20.234ha và phân khu dịch vụ hành
chính là 5.188,2ha.
Vùng mở rộng khu vực huyện Nam Đông và Đông Giang có 14 tiểu khu

rừng với diện tích là 16.248 ha và đều thuộc phân khu phục hồi sinh thái.
+ Địa hình địa thế
VQG Bạch Mã nằm thuộc khu vực Trung Trường Sơn bao gồm nhiều dải
núi cao chạy theo hướng từ biên giới Việt - Lào và gặp biển Đông tại đèo Hải
Vân. Các đỉnh núi cao như đỉnh Truồi 1.170m, đỉnh Nôm 1.208m, đỉnh Bạch Mã
với 1.450m. và dãy núi cao nhất sau khi mở rộng là Núi Mang nằm giáp ranh
giữa Đà nẵng và Thừa Thiên Huế với độ cao 1.781m. Địa hình ở đây khá phức
tạp, xen giữa các dãy núi cao là các sườn dốc trung bình từ 15
0
- 25
0
,

nhiều

nơi
độ dốc lên đến 40
0
.

Dưới chân núi là các thung lũng hẹp và các dải phù sa bao
quanh WWF/EC 1997
+ Khí hậu, thủy văn
Cả hai hướng biên giới Nam – Bắc của vườn đều là các đỉnh núi cao đã
tạo cho vườn điểm đặc thù chủ yếu là có một độ cao liên tục từ bờ biển đông
đến tận biên giới Việt Lào. Các đỉnh núi cao này có vị trí sát bờ biển đông, nên
mang tính độc đáo và có ý nghĩa về cảnh quan. Một đặc thù khác của VQG
Bach Mã là hàng rào khí hậu được hình thành bởi sự ngăn cách của dãy núi
Bạch Mã - Hải Vân giữa hai miền Bắc và Nam Việt Nam. Sự phân tách như
vậy đã tạo nên hai vùng khí hậu khác nhau giữa Bắc và Nam đèo Hải Vân, kéo

theo sự phân bố khác nhau của nhiều loài động thực vật.
24
Hai luồng ảnh hưởng là đồng bằng - núi và Nam - Bắc là vùng đa sinh
cảnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng sinh học. Thêm vào
đó, với các ảnh hưởng của khí hậu và đa dạng về sinh cảnh đã tạo cho VQG
Bạch Mã có nhiều loài đặc hữu quan trọng, làm cho vùng này có được một giá
trị lớn về mặt di sản và là một điểm nóng của ĐDSH.
Khí hậu Bạch Mã thuộc kiểu khí hậu gió mùa, hàng năm chịu ảnh hưởng
của gió mùa Đông Bắc và Tây Nam nên có mùa đông hơi lạnh; mùa mưa bắt
đầu từ tháng 9 đến tháng 2, với lượng mưa trung bình là 3.000mm; mùa khô
kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, với lượng mưa trung bình đạt 1.500mm, thời
kỳ khô hạn chỉ khoảng từ 0,1-1,0 tháng (Huỳnh Văn Kéo, 2001).
Nhiệt độ trung bình hàng năm của khu vực là 24,5
0
C; ở đai cao trên
900m nhiệt độ bình quân biến động về mùa hè từ 18- 23
0
C.
Lượng mưa cao cùng với hệ thống sông suối dày đặc, trong đó có các
nhánh đầu nguồn của sông Hương, sông Truồi đã làm cho VQG Bạch Mã trở
thành một bể dự trữ nước khổng lồ cung cấp nước cho các xã vùng đệm cũng
như thành phố Huế.
Sự thuận lợi của khí hậu và đa dạng trong địa hình đã tạo điều kiện cho
các loài sinh vật phát triển thuận lợi quanh năm. Đây là cơ sở tạo nên sự đa
dạng và phong phú của tài nguyên sinh vật Bạch Mã.
+ Đa dạng sinh học
* Đa dạng sinh học chung:
Hệ động, thực vật ở Bạch Mã rất đa dạng và phong phú. Trong một cuộc
điều tra mở rộng để lập các danh lục về thực vật các vùng nhiệt đới trên toàn
cầu, Schmid (1989) đã coi Bạch Mã là một trong 9 vùng ở Đông Dương mà

ông cho là rất có giá trị, đặc biệt về đa dạng thực vật. Trong chương
trình hành động bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam, Bạch Mã là một trong 6
khu vực để bảo tồn đa dạng thực vật. Ngoài ra, Bạch Mã là một trong 7 khu
vực tập trung các loài quý hiếm đang có nguy cơ bị đe dọa (Mackinnon 1991).
25

×