PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước thuộc khu vực Đông Nam Á, là vùng có khí hậu
nhiệt đới gió mùa. Với lượng mưa trung bình hằng năm lớn cùng với việc có
đường bờ biển chạy dài gần 3200km suốt lãnh thổ nên địa hình rất đa dạng.
Trong đó, có trên 60% diện tích đất tự nhiên là đồi núi, thuộc đối tượng sản
xuất lâm nghiệp, phần lớn diện tích này là đồi núi, thuộc đối tượng sản xuất
lâm nghiệp, phần lớn diện tích này phân bố ở vùng cao thuộc vùng núi phía
Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Địa bàn rừng núi là nơi cư trú của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam nơi có địa hình cắt mạch, giao thông đi lại khó
khăn, kinh tế - xã hội chậm phát triển. Đời sống của một bộ phận không nhỏ
đồng bào miền núi, vùng sâu vùng xa vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, trình
độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, du canh du cư Đây là một
trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm tài nguyên rừng và ảnh
hưởng sâu sắc đến tình hình kinh, tế chính trị xã hội và môi trường sinh thái
của cả nước.
Trong vòng năm thập kỷ qua, diện tích rừng Việt Nam biến động rất
mạnh, thể hiện ở chỗ giảm liên tục trong suốt những năm 60, 70 và 80 của thế
kỷ 20 và việc tăng diện tích rừng với tốc độ nhanh trong vòng 15 năm trở lại
đây. Nếu như diện tích rừng năm 1943 được ước tính vào khoảng 14,3 triệu
ha thì đến năm 1993 giảm xuống chỉ còn 9,3 triệu ha, tức là giảm khoảng 5
triệu ha trong vòng 5 thập kỷ. Nói cách khác, diện tích rừng Việt Nam đã
giảm một triệu ha trong mỗi thập kỷ hay 100.000 ha/ năm (Theo thống kê
rừng toàn quốc năm 1999, Viện Điều tra Quy Hoạch Rừng). Nếu bỏ qua
những cố gắng của Việt Nam trong lĩnh vực trồng rừng trong giai đoạn này
thì tốc độ mất rừng bình quân của Việt Nam còn lớn hơn rất nhiều.
Do ảnh hưởng của các chính sách khuyến khích phát triển Lâm Nghiệp
của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua, tình hình diện tích rừng của Việt
Nam được cải thiện đáng kể. Kết quả kiểm kê rừng năm 1999 theo chỉ thị
286/TTg của Thủ tướng Chính phủ cho thấy tổng diện tích rừng của cả nước
là 10,9 triệu ha, tương đương với 33,2% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc.
Trong những năm tiếp theo, độ che phủ rừng tiếp tục tăng, năm 2002 đạt
1
35,7%, tính đến cuối năm 2009, toàn quốc có gần 13,259 triệu ha rừng (hơn
10,339 triệu ha rừng tự nhiên và hơn 2,919 triệu ha rừng trồng). Độ che phủ rừng
tăng mạnh từ 37% năm 2005 lên 39,1% năm 2009, bình quân tăng mỗi năm tăng
0,5%. Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, đây là kết quả đáng mừng trong công
tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của nước ta, bởi thực tế ở nhiều nước trên
thế giới độ che phủ rừng đang suy giảm.
Tuy nhiên, theo Bộ NN&PTNT, thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha
rừng giai đoạn 2006- 2009, cả nước trồng mới gần 864,5 nghìn ha rừng (trong
đó rừng phòng hộ, đặc dụng được hơn 190,6 nghìn ha; rừng sản xuất hơn 673,8
nghìn ha), so với chỉ tiêu Nghị quyết 73 của Quốc hội mới chỉ đạt 86%.
Để thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp đó Chính phủ có quyết định
số 661/QĐ-TTg về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án
trồng mới 5 triệu ha rừng và sản xuất 1 triệu m
3
ván nhân tạo. Trước tình hình đó
việc chọn cơ cấu loài cây trồng hợp lý là vấn đề hết sức quan trọng. Qua nhiều
công trình nghiên cứu 700 loài cây có tác dụng phù hợp. Trong đó Keo lá
tràm ,Keo tai tượng và Keo lưỡi liềm là một trong những loài cây có nhiều giá trị
và công dụng để phát triển rộng rãi đáp ứng nhiều mục đích quan trọng như phủ
xanh, chống xói mòn, cung cấp nguyên liệu làm bột giấy, ván nhân tạo
Qua khảo nghiệm loài và xuất xứ keo thấy rằng Acasia crassicarpa sinh
trưởng tốt trên các vùng đồi trọc khô hạn và vùng các nội đồng vùng Bắc
Trung Bộ. Hiện nay các đơn vị trồng rừng và nhân dân trong vùng rất muốn
phát triển loài cây này nhưng nguồn hạt giống còn ít, tốc độ phát triển của
hom còn kém. Việc tìm hiểu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng tác
dụng đến khả năng ra rễ và sinh khối của Acasia crassicarpa là một giải pháp
tăng tỷ lệ ra rễ, sinh khối đáp ứng mục đích tạo được các cây con có chất
lượng tốt, qua đó tạo được rừng có chất lượng đồng đều. Ngoài ra nếu kết hợp
lựa chọn được những cây mẹ có phẩm chất tốt phù hợp với mục đích kinh
doanh thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Để góp phần vào công tác xây dựng quy trình, quy phạm và kỹ thuật gây
trồng Keo lưỡi liềm bằng hom đồng thời phù hợp với phương hướng nghiên cứu
và mục tiêu trồng rừng của ngành lâm nghiệp. Tôi đã tiến hành thực hiện đề tài
"Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến khả
năng tạo rễ của hom Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) ở tỉnh Thừa
Thiên Huế".
PHẦN 2
2
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Trên thế giới
2.1.1. Chất điều hòa sinh trưởng thực vật
Trong quá trình sinh trưởng, thực vật không những cần các chất
Protein, Gluxit, Lipit, Axit Nucleic để cấu tạo nên tế bào, mô và cung cấp
năng lượng cho hoạt động sống mà còn cần rất nhiều các hoạt tính sinh học
sinh lí cao, là những thành phần chiếm rất ít trong cơ thể của cây, nhưng lại
có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều khiển sự thúc đẩy sinh trưởng
của cây như: Vitamin, enzim, và chất điều hòa sinh trưởng, chất kích thích
sinh trưởng, hoomon thực vật trong đó chất kích thích sinh trưởng là nhóm
chất có nhiều ý nghĩa nhất trong sinh trưởng thực vật.
Chất kích thích sinh trưởng được tổng hợp chủ yếu trên đỉnh sinh
trưởng của cây. Ngoài ra, nó còn được tổng hợp trên các bộ phận đang phát
triển mạnh như lá, hoa quả, rễ non, phôi và chi phối sự hình thành các cơ
quan sinh trưởng.
Năm 1980 Đacwin đã phát hiện hiện tượng hướng quang rất mạnh của
ngọn mầm cây hòa thảo nảy mầm khi chiếu sáng từ một hướng tất là sự sinh
trưởng uốn cong về nguồn chiếu sáng tới đầu ngọn cây nói chung và cây hòa
thảo nói riêng. Ông cho rằng: đỉnh ngọn mầm cây là nơi tiếp nhận kích thích
của ánh sáng.
Năm 1979, Paol đã cắt đỉnh 3 mầm cây và đặt lại chỗ củ. Nếu đặt
nguyên như cũ thì cây sinh trưởng binh thường, nhưng nếu đặt một bên hoặc
để trong tối thì xảy ra hiện tượng uốn cong hướng động của ngọn cây hòa
thảo như trường hợp chiếu sáng một hướng. Ông kết luận rằng: đỉnh ngọn cây
đã hình thành một chất sinh trưởng nào đó vận chuyển xuống dưới cây và gây
nên sự sinh trưởng của phần chồi dưới.
Năm 1934, giáo sư người Hà Lan Kogl đã xác minh chất đó là acid β
indol acetic, tiếp đó nhà khoa học đã chứng minh nó là auxin, một hocsmon
thực vật (phytohocmon) quan trọng trong toàn bộ thế giới thực vật. Bởi vì
chúng có vai trò cơ bản trong quá trình phối hợp sinh trưởng và phân hóa tế
bào cần thiết cho sự phát triển bình thường của thực vật. Sự phát hiện ra các
chất điều hòa sinh trưởng là rất quan trọng trong lịch sử. Từ đó, có rất nhiều
3
công trình nghiên cứu về lĩnh vực sinh lý học thực vật và phát hiện nhiều chất
điều hòa sinh trưởng khác. Xác định được bản chất hóa học, đặc điểm tác
dụng của nó trong cơ thể thực vật.
Ngày nay, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong ngành hóa học và
sinh học. Nhiều nhà khoa học đã tìm ra nhiều chất hữu cơ nhân tạo có đặc
tính giống chất điều hòa sinh trưởng tổng hợp chính trong cơ thể thực vật.
Bằng con đường tổng hợp hóa học hàng loạt các chất hữu cơ, chất Auxin lần
lượt ra đời. Các chất này được ứng dụng nhiều trong thực tế sản xuất nhằm
nâng cao phẩm chất cây trồng.
Qua kết quả trình bày của Lang (1961) thì Auxin có thể thúc đẩy và ức
chế sự khởi phát hoa nhưng ức chế phổ biến hơn thúc đẩy. Sự thúc đẩy
thường thấy trong điều kiện cảm ứng quang kỳ mà liên quan đến ngưỡng của
sự ra hoa. Tác động của auxin tùy thuộc rất lớn vào những yếu tố mà có thể
có lợi hoặc bất lợi trong cùng một loài.
Thí dụ: Cây đậu nành Biloxi và cây Hyoscyamus: thì tác động của
auxin tùy thuộc vào nồng độ. Ở nồng độ thấp thì sẽ thúc đẩy sự ra hoa nhưng
ở nồng độ cao lại ức chế. Sự ức chế ra hoa ở nồng độ cao có lẻ không lạ bởi
nó liên quan đến nhiều Auxin ngăn cản kích thích sự sinh trưởng.
Nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy Auxin không đối kháng với sự
khởi phát hoa như sự hiện diện của nó ở một nồng độ nhất định được yêu cầu
một cách tuyệt đối nếu hoa được hình thành.
Thí dụ: Trên cây cà chua, Zeeww tìm thấy rằng sự hiện diện của lá non
có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự đáp ứng với NAA. Auxin chỉ thúc đẩy sự ra
hoa khi không có sự hiện diện của Auxin và ngược lại không có hiệu quả khi
có sự hiện diện của nó. Sự hoạt động của Auxin cũng tùy thuộc vào điều kiện
phổ biến của nhiệt độ.
Thí dụ: Trên cây Xanthium và cây Hyoscyamus, nồng độ tối hảo của
auxin thay đổi với lượng bức xạ và thời gian của quang kỳ. Nồng độ cũng
vậy, dường như ảnh hưởng đến hiệu quả cuối cùng của auxin trong một số thí
nghiệm trên cây chrysanthenum.
Thời gian xử lý có liên quan đến sự bắt đầu của cảm ứng hoặc những
thông số thời gian khác ảnh hưởng lên tác động của Auxin. Trên cây SDP
xanthium, Salisbury tìm thấy rằng NAA ngăn cản rất mạnh khi cảm ứng trong
4
điều kiện đêm dài và hoạt động của nó sau đó. Auxin áp dụng trên lá có thể
được chuyển đến chồi ngọn. Tuy nhiên hoạt động của nó chỉ trước khi sự
chuyển hiệu quả kích thích này, không loại trừ auxin can thiệp vào sự gợi sớm
hơn của chồi ngọn. Vị trí tác động của auxin nói chung hiệu quả trên đỉnh chồi
nhưng không loại trừ một loại khác hiệu quả trên lá hoặc phần khác của cây.
Auxin nói chung, IBA và NAA nói riêng có vai trò rất nhiều mặt đối
với cây trồng. Vai trò quan trọng nhất của Auxin là kích thích quá trình tăng
trưởng của tế bào, kích thích pha giảm chủ yếu theo chiều ngang.
Auxin tác động đến quá trình sinh trưởng của tế bào nhằm làm tăng quá
trình đàn hồi, đồng thời kích thích quá trình trao đổi chất và năng lượng, từ đó
thúc đẩy phân chia tế bào nhanh hơn. Auxin còn ảnh hưởng đến quá trình sinh
trưởng của cây như nảy mầm, sinh trưởng của rễ, thân, lá.
Trong những năm gần đây, người ta cho rằng ngoài tác động trực tiếp
gây giản nở tế bào còn có tác động đến cơ chế tổng hợp protein. Theo quan
điểm này thì Auxin được coi là nhân tố tác động lên bộ máy di truyền của tế
bào. Nó có tác dụng mở gen đã bị kìm hảm từ trước, xúc tiến tổng hợp ARN
thông tin (mARN) và từ đó tổng hợp các protein - enzim chuyên tính gây nên
sự giản nở của tế bào.
Cơ chế khái quát bằng mô hình sau:
ARN mARN Protein - enzim
Auxin
Vỏ tế bào
Trong quá trình sinh trưởng của rễ. Auxin gây nên hiện tượng ức chế
phân nhánh phụ ở rễ như ở thân. Đặc biệt Auxin là yếu tốt quyết định cử động
sinh trưởng hướng đất của rễ, tạo điều kiện cho rễ đi sâu vào đất để tìm kiếm
thức ăn và nước cho trái cây.
5
Tác động của Auxin phụ thuộc vào nồng độ. Nồng độ quá thấp chưa tới
ngưỡng kích thích thì chưa gây tác dụng. Nồng độ cao quá lại tác dụng ức chế
sinh trưởng. Chỉ với nồng độ thích hợp thì mới có tác dụng kích thích.
Auxin được tổng hợp tại đỉnh sinh trưởng và vận chuyển xuống thân
cây với tốc độ từ 0,5 - 1,5cm/giờ, càng xa đỉnh ngọn lượng Auxin càng giảm.
Ngày nay các nhà khoa học đã nghiên cứu được nhiều loại Auxin nhân
tạo khác nhau. Nhưng do điều kiện hạn chế nên trong phạm vi đề tài này tôi
chỉ nghiên cứu chất điều hòa sinh trưởng tổng hợp IBA và NAA.
IBA (Indol Butyric Axit) là một dẫn xuất của indol thuộc nhóm Auxin
được nhà bác học người Đức Kogl đã chiết dưới dạng tinh thể từ nước tiểu
động vật. IBA có kết tinh màu trắng tan trong dung môi hữu cơ, cồn, Benzen.
IBA và NAA có độ bền hóa học.
Công thức phân tử: C
12
H
8
O
2
N
Trọng lượng phân tử: 203,2
Hàm lượng Auxin cũng như IBA, NAA có trong acid, ngay trong các
mô đang sinh trưởng tích cực hàm lượng Auxin cũng không đáng kể. Vì vậy
muốn kích thích quá trình ra rễ của hôm giâm nhân giống thì phải sử dụng
kích thích sinh trưởng tác động vào.
2.1.2 Cơ sở tế bào
Cũng như các loài sinh vật khác, cơ thể cây rừng được tạo nên từ các tế
bào. Tế bào là một đơn vị sống hoàn chỉnh.
Trong sinh sản sinh dưỡng cơ thể mới được hình thành, sinh trưởng và
phát triển trên cơ sở phân chia tế bào (nguyên nhiễm) từ các bộ phận sinh
dưỡng của cây mẹ. Kết hợp với quá trình phân hóa từ các tế bào mới để tạo
thành một cây hoàn chỉnh. Hay nói cách khác, phân bào kết hợp với quá trình
phân hóa tế bào cơ sở của việc nhân giống sinh dưỡng.
2.1.3 Cơ sở di truyền
Trong phân bào nguyên nhiễm, nhờ có quá trình tự tái bản và phân ly
đồng đều của nhiễm sắc thể về hai cực của tế bào từ một tế bào mẹ. Nhờ vậy
các tế bào con không những duy trì được bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài
mà dữ liệu kiểu di truyền của tế bào mẹ. Trên cơ sở đó, các cá thể của dòng
vô tính có kiểu di truyền là bản sao của cây đầu dòng.
6
Khả năng sinh sản sinh dưỡng còn phụ thuộc vào bản chất di truyền của
loài cây. Trong thiên nhiên có loài sinh sản sinh dưỡng là chủ yếu như Dương
(populus), Criptomeria có loài vừa sinh sản sinh dưỡng vừa sinh sản hữu
tính như Dâu tằm (Morusalla) và nhiều loài sinh sản hữu tính như Bạch đàn
(Eucaluplus), Thông (Pinus) Tuy nhiên nếu chúng ta có các biện pháp tác
động thích hợp thì chúng có thể sinh sản sinh dưỡng.
2.1.4 Cơ sở phát sinh và phát triển
Quá trình phát sinh, phát triển cá thể của mỗi sinh vật nói chung và cây
rừng nói riêng được điều khiển bởi bộ gen đặc trưng cho cá thể đó. Chất hoạt
động của bộ gen lại bị chi phối bởi môi trường xung quanh (tế bào chất, các tế
bào lân cận, môi trường bên ngoài ) thông qua một hệ enzim đặc hiệu. Qua
đó mà tất cả các gen trong tế bào không phải hoạt động đồng thời liên tục mà
mỗi giai đoạn nhất định sẽ có một tập hợp các gen nhất định, hoạt động trong
điều kiện môi trường nhất định và theo một chương trình định sẵn đặc trưng
cho từng loài sinh vật.
Có thể phân chia phát triển của cây rừng thành 3 giai đoạn: Non trẻ,
chuyển tiếp và thành thục. Các bộ phận sinh dưỡng ở các giai đoạn khác nhau
có đặc điểm khác nhau thể hiện là:
- Khả năng tái sinh của bộ phận sinh dưỡng (Chồi, rễ ) đây là một dấu
hiệu quan trọng xác định sự di chuyển giai đoạn từ non trẻ sang thành thục và
được chú trọng trong nhân giống sinh dưỡng. Những vật liệu lấy từ bộ phận
non trẻ sẽ có khả năng ra chồi và rễ bất định lớn hơn vật liệu lấy từ các bộ
phận thành thục.
Chính vì việc làm trẻ hóa vật liệu sinh dưỡng là rất quan trọng trong
nhân giống sinh dưỡng. Các phương pháp làm trẻ hóa vật liệu sinh dưỡng
thường dùng là:
+ Tạo chồi bất định từ các chồi chặt để dùng làm hom giâm, cần chiết.
+ Tạo chồi bất định từ các mô sẹo, từ rễ hoặc từ các mô nuôi cấy.
+ Ghép cành lên gốc ghép non (như Cao su, Quế ).
+ Xử lý các loại hoocmon trẻ.
- Đặc điểm hình thái, giải phẩu sinh lý: Tất cả các đặc điểm khác biệt
giữa các giai đoạn phát triển của các bộ phận sinh dưỡng đều có ảnh hưởng
tới quá trình nhân giống sinh dưỡng.
7
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng
Môi trường bên ngoài bao gồm nhiều nhân tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh
sáng, chất điều hòa sinh trưởng …có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nhân
giống sinh dưỡng nói chung và quá trình tạo rễ và sinh khối nói riêng. Do đó,
cần tạo điều kiện bên ngoài phù hợp nhất cho sinh trưởng, phát triển của vật
liệu giống sinh dưỡng. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với các biện pháp
nhân giống sinh dưỡng, mà vật liệu giống hoàn toàn tách rời cây mẹ sống phụ
thuộc vào môi trường bên ngoài.
- Ảnh hưởng của ẩm độ.
Sự phân chia tế bào rất cần nước. Vì vậy, độ ẩm của môi trường bên
ngoài ( độ ẩm đất, độ ẩm không khí ) là nhân tố quan trọng đối với nhân
giống sinh dưỡng. Đối với phương pháp giâm hom thì độ ẩm à nhân tố ảnh
hưởng rất lớn đến khả năng ra rễ và sinh tồn của hom giâm.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ.
Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phân chia tế bào cũng như
các quá trình sinh lý, sinh hóa xảy ra trong cây.Khoảng nhiệt độ tối thích cho
sự hình thành, sinh trưởng phát triển của sinh dưỡng phụ thuộc vào loài cây
cụ thể, nhưng đối với đa số các loài cây rừng thì nhiệt độ ban ngày thích hợp
vào khoảng 21
0
C – 27
0
C và nhiệt độ tối thích ban đêm là 17
0
C – 18
0
C.
- Ảnh hưởng của ánh sáng.
Ánh sang ảnh hưởng đến qúa trình tổng hợp chất hữu cơ ( thong qua
quá trình quang hợp ) và sự hình thành các chất điều hòa nội sinh, nên qua đó
ảnh hưởng đến quá trình nhân giống sing dưỡng.Ánh sáng không những ảnh
hưởng đến sinh trưởng một cách trực tiếp thông qua quang hợp mà còn tác
động trực tiếp đến sự sinh trưởng của tế bào Các chỉ tiêu cần chú ý sau:
+ Cường độ ánh sáng: cường độ ánh sáng mạnh ức chế pha giãn của té
bào làm cho giai đoạn này kết thúc sớm hơn nên cây ở nơi có ánh sáng chiếu
mạnh thường có chiều cao cây thấp. Còn trong bóng tối hoặc có bóng dâm
giai đoạn giãn kéo dài hơn, cây vươn dài hơn và gây ra hiện tượng “vống”
( cây cao gầy, màu sắc nhạt, rễ phát triển kém, dễ đổ gãy…). Vì vậy, nên hạn
chế ánh sáng trực xạ và duy trì ánh sáng tán xạ.
+ Chu kỳ quang: cần điều chỉnh chu kỳ quang phù hợp cho từng loài
cây. Chu kỳ quang phù hợp sẽ làm tăng hàm lượng Hydrocacbon có lợi cho
sự ra rễ và nảy chồi của hom giâm.
8
+ Chất lượng ánh sáng: Ánh sáng có bước song dài như ánh sáng đỏ
hay tia hồng ngoại kích thích giai đoạn giãn của tế bào làm tăng chiều cao,
chiều dài của cây. Ngược lại, ánh sáng có bước song ngắn như tia xanh, tím,
tia tử ngoại thì kích thích sự phân chia tế bào và ức chế giai đoạn giãn của
chúng làm cho cây thấp lùn.
2.2 Trong nước
2.2.1 Một số ứng dụng của các chất điều hòa sinh trưởng trong sản xuất
như sau
2.2.1.1. Kích thích sinh trưởng của cây, tăng chiều cao, tăng sinh khối và
tăng năng suất cây trồng
Trong sản xuất nông lâm nghiệp mục đích cuối cùng là nâng cao sản
lượng cơ quan thu hoạch. Khi sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng với nồng
độ thấp sẽ có tác dụng kích thích sự sinh trưởng, tăng lượng chất khô dự trữ ,
nên làm tăng thu hoạch. Trong lĩnh vực ứng dụng này có thể sử dụng các chất
như gibberellin (GA), axit -∝ naphtin axêtic (∝-NAA). Ðặc biệt sử dụng GA
đem lại hiệu quả cao đối với những cây lấy sợi, lấy thân lá vì nó có tác dụng
lên toàn bộ cơ thể cây làm tăng chiều cao cây và chiều dài của các bộ phận
của cây. Phun dung dịch GA nồng độ 20 - 50 ppm cho cây đay có thể làm
tăng chiều cao gấp đôi mà chất lượng sợi đay không kém hơn. Ðối với các
cây rau việc tăng sinh khối có ý nghĩa quan trọng, người ta thường phun GA
cho bắp cải, rau cải các loại với nồng độ dao động trong khoảng 20 -100 ppm
làm tăng năng suất rõ rệt. Xử lý GA cho cây chè có tác dụng có tác dụng làm
tăng số lượng búp và số lá của chè, khi phun với nồng độ 0,01% có thể làm
tăng năng suất chè lên 2 lần, trong một số trường hợp có thể tăng năng suất
lên 5 lần. Trong sản xuất lâm nghiệp người ta cũng sử dụng chất điều hòa sinh
trưởng thuộc nhóm Auxin cho giâm hom. Việc sử dụng chất điều hòa sinh
trưởng đúng nồng độ khiến cho tỷ lệ hom ra rễ cao hơn, tỷ lệ sống theo đó
cũng tăng. Nhờ đó, đóng góp một phần quan trọng trong sản xuất hom ở một
số cây như: Keo lai, keo tai tượng, keo lưỡi kiềm, ươi
2.2.1.2. Kích thích sự hình thành rễ của cành giâm, cành chiết.
Phương pháp nhân giống vô tính đối với các loại cây trồng là một
phương pháp nhân giống phổ biến trong trồng trọt. Trong giâm cành và chiết
cành của các loại cây như cây ăn quả, cây công nghiệp, cây cảnh, cây thuốc
9
thường sử dụng các chất kích thích sinh trưởng. Việc sử dụng một số các chất
kích thích trưởng đã nâng cao hiệu quả rõ rệt vì nó kích thích sự phân chia tế
bào của mô phân sinh tượng tầng để hình thành mô sẹo (callus) rồi từ đó hình
thành rễ mới. Ðể xử lý ra rễ người ta thường dùng các chất như:Axit β- indol
axetic (IAA); Axit β-indol butiric (AIB); ∝-NAA; 2,4-D; 2,4,5-T Nồng độ
sử dụng tùy thuộc vào phương pháp ứng dụng, đối tượng sử dụng và mùa vụ.
Hiện nay có 2 phương pháp chính xử lý cho cành giâm và cành chiết
- Phương pháp xử lý ở nồng độ đặc hay phương pháp xử lý nhanh.
Nồng độ chất kích thích dao động từ 1.000 - 10.000 ppm. Với cành dâm thì
nhúng phần gốc vào dung dịch từ 3-5 giây, rồi cắm vào giá thể. Phương pháp
xử lý nồng độ đặc có hiệu quả cao hơn cả đối với hầu hết các đối tượng cành
giâm và nồng độ hiệu quả cho nhiều loại đối tượng là 4.000 - 6.000 ppm. Với
cành chiết thì sau khi khoanh vỏ, tẩm bông bằng dung dịch chất kích thích đặc
rồi bôi lên trên chỗ khoanh vỏ, nơi sẽ xuất hiện rễ bất định. Sau đó bó bầu
bằng đất ẩm. Phương pháp này có ưu điểm là hiệu quả cao vì gây nên “cái sốc
sinh lý” cần cho giai đoạn đầu của sự xuất hiện rễ.
- Xử lý ở nồng độ loãng - xử lý chậm. Nồng độ chất kích thích sử dụng
từ 20 - 1000 ppm tùy thuộc vào loài và mức độ khó ra rễ của cành giâm. Ðối
với cành giâm thì ngâm phần gốc của cành vào dung dịch từ 12 - 24 giờ, sau
đó cắm vào giá thể. Với phương pháp này thì nồng độ hiệu quả là 50 - 100
ppm. Ðối với cành chiết thì trộn dung dịch vào đất bó bầu để bó bầu cho cành
chiết. Ví dụ có thể dùng 2,4D để chiết nhãn với nồng độ 20ppm và chiết cam,
quýt với nồng độ 10 -15ppm cho kết quả tốt. Việc xác định nồng độ và thời
gian xử lý thích hợp từng loại chất điều hòa sinh trưởng trên từng loại cây
trồng trong việc giâm, chiết cành cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng
mới cho kết quả tốt. Thời vụ giâm và chiết cành tốt nhất là vào mùa xuân
sang hè (tháng 3,4,5) và mùa thu (tháng 9,10).
2.2.1.3. Tăng sự đậu quả và tạo quả không hạt
Sau quá trình thụ phấn, thụ tinh thì quả bắt đầu được hình thành và sinh
trưởng nhanh chóng. Sự lớn lên của quả là do sự phân chia tế bào và đặc biệt
là sự giãn nhanh của tế bào trong bầu. Sự tăng kích thước, thể tích của quả
một cách nhanh chóng là đặc trưng sự sinh trưởng của quả. Sự sinh trưởng
nhanh chóng như vậy là do được điều chỉnh bằng phytohormone được sản
10
sinh trong phôi hạt. Hạt được hình thành là do quá trình thụ phấn, thụ tinh xảy
ra. Nếu chúng ta xử lý auxin và gibberellin ngoại sinh cho hoa trước khi thụ
phấn thụ tinh thay nguồn phytohormone nội sinh từ phôi thì quả sẽ được hình
thành mà không cần thụ tinh, trong trường hợp này quả sẽ không có hạt.
Người ta thường dùng các chất kích thích như α-NAA, GA phun cho hoa
mới nở thì có thể loại bỏ được sự thụ phấn, thụ tinh mà quả vẫn lớn được. Vì
vậy làm cho quả lớn lên nhưng không có hạt hoặc ít hạt, năng suất cao và
phẩm chất tốt. Nồng độ sử dụng tùy thuộc vào các chất khác nhau và các loài
khác nhau. Có thể tạo ra quả không hạt đối với nhiều đối tượng cây trồng như
cà chua, nho, cam, quýt, ớt, dưa hấu, dưa chuột Chẳng hạn phun α-NAA
nồng độ 10 - 20 ppm cho cà chua, phun GA cho nho hai lần trong thời kỳ ra
hoa rộ và hình thành bầu quả với nồng độ 0,01 - 0,02% (100 - 200 ppm) làm
tăng kích thước và trọng lượng quả. Phun GA cho cây trồng thuộc họ cam,
chanh trong giai đoạn nở hoa với nồng độ dung dịch 0,025 - 0,1% làm tăng
năng suất và phẩm chất quả (vỏ mỏng, màu đẹp, hàm lượng vitamin C tăng).
Với táo có thể dùng GA nồng độ 400 ppm hoặc phối hợp giữa GA (250 ppm)
với auxin (10 ppm).
Việc xử lý tạo quả không hạt có ý nghĩa quan trọng trong việc làm tăng
phẩm chất của quả, đặc biệt là các loại quả chứa nhiều thịt quả.
2.2.1.4. Ngăn ngừa sự rụng nụ, hoa và quả
Ðể tăng năng suất cây trồng, bên cạnh biện pháp xúc tiến hình thành
quả, cần ngăn ngừa hiện tượng rụng nụ, hoa và quả non. Nguyên nhân của
hiện tượng này là khi quả sinh trưởng nhanh thì hàm lượng Auxin nội sinh từ
hạt không đủ để cung cấp cho quả lớn. Nếu gặp một số điều kiện bất thuận thì
sự tổng hợp axit abxixic và etylen tăng nhanh làm cho sự cân bằng hormone
thuận lợi cho sự rụng, tầng rời xuất hiện nhanh chóng.
Ðể ngăn chặn sự hình thành tầng rời thì phải bổ sung thêm Auxin ngoại
sinh. Người ta sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng như α-NAA, GA,
SADH cho cây. Nồng độ xử lý thích hợp phụ thuộc vào từng loại chất và loại
cây trồng. Ðể ngăn chặn giai đoạn rụng quả non người ta phun lên hoa hoặc
quả non của nho dung dịch GA với nồng độ từ 1- 20 ppm. Ðối với lê phun α-
NAA với nồng độ 10 ppm hoặc SADH 1000 ppm đều có hiệu quả tốt trong
việc ngăn chặn sự rụng của quả trước và lúc thu hoạch. Ðối với táo xử lý α-
11
NAA nồng độ 20 ppm vào lúc quả có biểu hiện bắt đầu rụng thì kéo dài thời
gian tồn tại của quả trên cây thêm một số ngày nữa.
2.2.1.5. Ðiều chỉnh thời gian ngủ nghỉ của các loại củ, hạt:
Sự ngủ nghỉ thường xảy ra với các loại hạt sau khi chín, các loại củ, căn
hành cũng như các chồi ngủ. Nguyên nhân quyết định sự ngủ nghỉ là do các
chất ức chế sinh trưởng. Trong hạt, củ, chồi đang ngủ nghỉ tích lũy một lượng
lớn chất ức chế sinh trưởng mà chủ yếu là axit abxixic, đồng thời hàm lượng
chất kích thích sinh trưởng giảm đến mức tối thiểu, đặc biệt là gibberellin.
Để phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ, người ta sử dụng chủ yếu GA
3
. GA
3
khi
xâm nhập vào các cơ quan đang ngủ nghỉ sẽ làm lệch cân bằng hormone
thuận lợi cho sự nảy mầm. Khi hạt nảy mầm thì quá trình tổng hợp gibberellin
diễn ra mạnh, gibberellin hoạt hóa tổng hợp các loại enzyme thủy phân cần
thiết cho quá trình nảy mầm. Vì vậy muốn hạt nảy mầm thì tăng hàm lượng
gibberellin trong chúng.
Ðể phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ cho khoai tây thu hoạch vụ đông để trồng
vụ xuân bằng cách xử lý GA
3
nồng độ 2 ppm cho khoai tây mới thu hoạch kết
hợp với xông hơi hỗn hợp rindit hoặc CS
2
trong hầm đất kín sẽ kích thích nảy
mầm trong thời gian từ 5 - 7 ngày. Ngoài ra nếu kết hợp xử lý GA
3
với xử lý
nhiệt độ thấp (4 – 10
0
C) thì có khả năng phá bỏ sự ngủ nghỉ của nhiều đối
tượng khác nhau.
Trong kho bảo quản, nhiều trường hợp phải kéo dài thời gian ngủ nghỉ.
Ðể kéo dài thời gian ngủ nghỉ củ khoai tây, người ta thường phun MH với
nồng độ 200 - 500 ppm trước thu hoạch. Ðể chống tóp và chống nảy mầm của
các loại củí hành, tỏi trong bảo quản, người ta có thể xử lý IPCC (Izo - Propyl
- Cloro - Carbamat) với nồng độ 500 - 2000 ppm.
2.2.1.6. Ðiều chỉnh sự ra hoa của cây
Việc sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng để kích thích sự ra hoa sớm
cũng là một trong những ứng dụng phổ biến và có hiệu quả trong trồng trọt.
Ðể cho dứa ra hoa trái vụ làm tăng thêm một vụ thu hoạch, người ta
phun α-NAA với nồng độ 25 ppm hoặc bỏ 1g đất đèn (CaC2) lên nõn dứa, khi
gặp mưa hoặc tưới nước đất đèn sẽ tác dụng với nước giải phóng axetylen
kích thích dứa ra hoa. Táo, lê, hồng khi xử lý ADHS (Acid Dimetyl Hydrazid
Sucxinic) nồng độ 500 - 5.000 ppm có tác dụng kích thích ra hoa sớm và làm
12
tăng năng suất quả. Ðối với đu đủ phun axit benzotiazon axetic nồng độ 30 -
50 ppm sẽ ra hoa nhiều, tăng năng suất quả. Xử lý GA
3
cho cây hai năm có
thể làm cho cây ra hoa vào năm đầu (xử lý cho su hào, bắp cải, xà lách).
Xử lý các chất điều hòa sinh trưởng để tăng số lượng hoa và rút ngắn
thời gian ra hoa của một số loài hoa và cây cảnh. Ví dụ xử lý GA
3
cho cây hoa
loa kèn với nồng độ 10 - 30 ppm làm cho cây ra hoa sớm.
2.2.1.7. Ðiều chỉnh giới tính của hoa:
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng auxin sẽ làm thay đổi tỷ lệ
giữa hoa đực và hoa cái của một số loại cây. Nếu sử dụng gibberellin sẽ kích
thích sự hình thành hoa đực, sự phát triển của bao phấn và hạt phấn. Còn nếu
sử dụng xytokinin và ethrel sẽ kích thích hình thành hoa cái. Ở cây họ bầu bí
và các cây đơn tính khác: sử dụng ethrel 50 - 250 ppm sẽ tạo nên 100% hoa
cái nên đã làm tăng năng suất của các cây họ bầu bí. Trong việc sản xuất hạt
lai F1 của bầu bí, người ta phun GA
3
để tạo cây mang hoàn toàn hoa đực và
trồng cây chỉ mang hoa cái ở cạnh cây hoa đực và sẽ tạo quả cho hạt lai.
2.2.1.8. Ðiều chỉnh sự chín của quả:
Trong thực tiễn sản xuất, việc làm quả chín nhanh và chín đồng loạt để
thu hoạch cơ giới có ý nghĩa rất quan trọng. Một số các loại quả khác như
chuối, cà chua thường thu hoạch xanh để dễ vận chuyển và bảo quản được
lâu, vì vậy việc điều khiển quả chín đồng loạt, có màu sắc đẹp là cần thiết.
Chất được sử dụng phổ biến hiện nay để điều chỉnh sự chín của quả là ethrel ở
dạng dung dịch, khi xâm nhập vào quả sẽ bị thủy phân và giải phóng ra
etylen. Phun ethrel cho quả trước khi thu hoạch hai tuần với nồng độ 500 -
5000 ppm sẽ kích thích quả chín đồng loạt. Sử dụng ADHS 5000 ppm cũng
có hiệu quả rõ rệt lên sự chín của quả. Xử lý ethrel để kích thích sự chín của
nho với nồng độ 500 - 1000 ppm. Phun ethrel với nồng độ 100 - 500 ppm cho
hồ tiêu vào thời kỳ quả bắt đầu chín sẽ làm cho quả chín nhanh. Phun ethrel
với nồng độ 700 - 1400 ppm làm quả cà phê chín sớm hơn 2 - 4 tuần so với
không xử lý. Sử dụng ADHS với nồng độ 1000 - 5000 ppm để xúc tiến nhanh
sự chín của quả đào và anh đào.
2.2.1.9. Nuôi cây mô tế bào:
13
Trong kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thì việc ứng dụng các chất điều hòa
sinh trưởng là hết sức quan trọng. Hai nhóm chất được sử dụng nhiều nhất là
auxin và xytokinin. Ðể nhân nhanh invitro, trong giai đoạn đầu cần phải điều
khiển mô nuôi cấy phát sinh nhiều chồi để tăng hệ số nhân. Vì vậy người ta
tăng nồng độ xytokinin trong môi trường nuôi cấy. Ðể tạo cây hoàn chỉnh
người ta tách chồi vào cấy trong môi trường có hàm lượng auxin cao để kích
thích ra rễ nhanh. Như vậy, sự cân bằng auxin/xytokinin trong môi trường
nuôi cấy quy định sự phát sinh rễ hay chồi.
Các chất thuộc nhóm auxin được sử dụng là IAA, α-NAA và các chất
thuộc nhóm xytokinin là kinetin, axit benzoic hoặc lấy từ dung dịch hữu cơ
như nước dừa, dịch chiết nấm men Ngoài các chất kích thích sinh trưởng và
dịch hữu cơ, còn bổ sung thêm các hợp chất như đường, axít amin, lipít, một
số vitamin, các nguyên tố đa và vi lượng vào môi trường nuôi cấy.
Nồng độ và tỷ lệ của các chất kích thích phụ thuộc vào các loài khác
nhau, các giai đoạn nuôi cấy khác nhau Tỷ lệ auxin/xytokinin cao thì kích
thích sự ra rễ, thấp thì kích thích sự ra chồi và trung bình thì hình thành mô
sẹo (callus).
2.2.1.10. Các chất điều hòa sinh trưởng với mục đích diệt trừ cỏ dại
(herbicid):
Các chất diều hòa sinh trưởng khi sử dụng với nồng độ rất cao cũng có
thể gây nên sự hủy diệt. Các chất như 2,4D; 2,4,5T; MH cũng được sử dụng
khá phổ biến vào mục đích diệt cỏ. Nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc trừ
cỏ là phải quan tâm tính chọn lọc của thuốc là chỉ diệt các loại cỏ dại mà
không mà không ảnh hưởng xấu đến cây trồng.
Thuốc phòng trừ cỏ dại có thể chia làm hai nhóm vô cơ và hữu cơ.
Nhóm hữu cơ lại chia thành hai nhóm nhỏ: nhóm các chất không chứa nitơ và
nhóm các chất chứa nitơ.
Nhóm các chất không chứa nitơ thường là dẫn xuất Cl của axit
phenoxyaxetic, axit α-phenoxypropionic, axit α-phenoxybutyric, axit β-
phenoxyethyl. Các đại diện của nhóm này như: 2,4-D; 2,4,5-T; ACMP Các
dẫn xuất của axit benzoic, axit phenylaxetic như: 2,3,6-ATB; 2,3,5,6- ATB
Nhóm các chất này có ảnh hưởng nghiêm trọng lên quá trình trao đổi
14
chấttrong cây và ức chế hoạt tính của các enzyme làm cho quá trình phân chia
tế bào trong mô phân sinh và sự sinh trưởng giãn của tế bào bị ngừng
Nhóm các chất chứa nitơ như các amit, các dẫn xuất của urea,
thicacbamat, dithiocacbamat, dinitrophenol Các amit kìm hãm enzyme chứa
nhóm -SH, các dẫn xuất của urea kìm hãm sự cố định CO
2
và thải O
2
ở ngoài
sáng, các hợp chất chứa nitơ khác cũng vi phạm đến quá trình quang hợp và
hô hấp của cây. Các loại thuốc trừ cỏ được sử dụng rất thành công cho một số
loại cây trồng như lúa mì, lúa mạch, lúa gạo, cao lương, bông, cà chua, đậu
tương, củ cải đường
Người ta dùng 2,4-D để diệt cỏ hai lá mầm trong ruộng ngô, phun trước
hoặc sau khi cỏ xuất hiện với các liều lượng như sau:
- Muối Na của 2,4-D:1,5 - 2 kg/ha Muối amôn của 2,4-D: 1,0 - 1,5 kg/ha
- Este của 2,4-D: 0,8 - 1,0 kg/ha.
Có thể kết hợp phun 2,4-D và 2,4,5-T với một số loại thuốc trừ cỏ khác
có chứa nitơ để diệt cỏ gà và các loại cỏ khác trong ruộng ngô mà không ảnh
hưởng đến cây trồng.
Trong một số trường hợp việc duy trì tuổi thọ và hình dạng của cỏ lại
rất có ý nghĩa. Ví dụ trong lĩnh vực trang trí, để duy trì các thảm cỏ trang trí ở
công viên người ta thường phun các dung dịch kìm hãm sinh trưởng. Ðặc biệt
là dùng MH với liều lượng 3-6 kg/ha làm kìm hãm sinh trưởng của cỏ, duy trì
thảm cỏ bền lâu, đỡ công xén mà lại nâng cao chất lượng trang trí.
2.2.2.Về chất điều hòa sinh trưởng:
Acasia crassicarpa được xác định là cây có khả năng hấp thu CO
2
tốt,
chính phủ Australia đã đầu tư một dự án lớn đề trồng các loài cây có khả năng
hấp thụ khí CO
2
tốt trên 9 nước khác nhau. Trong đó ở Việt Nam được sự hợp
tác của chính phủ Australia thông qua Viện CSIRO và Trung tâm nghiên cứu
giống cây trồng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thiết lâp 05 vườn
giống gồm 2 loài Acasia crassicarpa và Eucalipus tereticornis. Những vườn
giống này nhằm cung cấp giống có chất lượng cao và có khả năng hấp thụ khí
CO
2
tốt phục vụ trồng rừng tại Việt Nam (Stephen Midgley). Việc áp dụng
các chất điều hòa sinh trường thuộc nhóm Auxin như NAA, IBA cũng được
nghiên cứu và áp dụng rộng rãi vào loài Crassicarpa và mang lại những hiệu
quả khả quan.
15
2.2.3. Về khảo nghiệm xuất xứ:
Ở Việt Nam một số khảo nghiệm loài và xuất xứ trên vùng đồi cho kết
quả Acasia Crassicarpa sinh trưởng nhanh hơn Acasia auriculiformic và
Acasia mangium. Trong đó các xuất xứ từ Papua New Guinea sinh trưởng
nhanh nhất là các loài xuất xứ. Manta prov, Gubam, Derideri và Pongaki.
( Nguyễn Hoàng Nghĩa và Lê Đình Khả- 1998).
2.2.4 Tác dụng phòng hộ và môi trường sinh thái:
Một số nghiên cứu của viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam cho một
số loài cây trồng trên cát vùng Bặc Trung Bộ gồm có: Phi lao, Keo lá tràm,
Keo tai tượng, Keo lưỡi liềm và các loài Keo chịu hạn, các loài Bạch đàn,
muồng đen kết quả cho thấy Phi lao có khả năng thích ứng rộng nhưng cũng
chỉ trên đất cát vàng và cát di động. Theo TS Nguyễn Hoàng Nghĩa và GS.TS
Lê Đình Khả thì Acasia Crassicarpa vừa có khả năng sinh trưởng nhanh, lại
vừa có thể thích ứng được với vùng cát nội đồng úng ngập và khô hạn nên rất
có triển vọng đối với các tỉnh miền Trung.
Theo một số khảo nghiệm của WFT trên cát nội đòng tại Đông Phong -
Thừa Thiên Huế cho một số loài cây lá rộng và lá kim thì sau 2 năm tuổi cho
thấy Acasia crssicarpa có tỷ lệ sống đạt >90% và cao tới 6,0m; trong khi đó
Acasia mangium chỉ sống 40% và cao 3,0m còn các loài khác thì không thể
sống được (Lê Đình Khả).
Tuy nhiên những nghiên cứu trên cát nội đồng chỉ với qui mô nhỏ và
chưa đi sâu vào các chỉ tiêu cụ thể và chưa đánh giá đầy đủ.
16
PHẦN 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tên Việt Nam: Tên thường gọi là Keo lưỡi liềm hoặc Keo lá liềm, có
nơi gọi là Keo mũi mác.
Tên khoa học: Acasia crassicarpa
Họ: Mimosaceae (Họ Trinh Nữ)
Bộ: Leguminosales (Bộ đậu)
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ ngày 10/1/2012 đến ngày 15/5/2012.
3.2.2. Không gian
Địa điểm thực hiện đề tài là tỉnh Thừa Thiên Huế.
Địa điểm tiến hành thí nghiệm là công ty lâm nghiệp Phong Điền – Thị
trấn Phong Điền - huyện Phong Điền – tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.3. Mục tiêu nghiên cứu
3.3.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến khả
năng tạo rễ của hom keo lá liềm (Acasia crassicarpa).
3.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu đặc điểm sinh vật học, điều kiện sinh thái vùng trồng cây
Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) làm cơ sở chọ địa điểm gây trồng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh
trưởng thực vật đến khả năng tạo rễ của hom keo lá liềm (Acasia crassicarpa)
làm cở sở xác định loại chất điều hòa sinh trưởng, nồng độ chất điều hòa sinh
trưởng thích hợp nhất cho sự phát triển của hom keo lá liềm.
3.4 Nội dung nghiên cứu
3.4.1. Tìm hiểu đặc điểm sinh vật học và giá trí kinh tế của loài cây Keo
lưỡi liềm
- Đặc điểm hình thái.
- Đặc điểm sinh thái.
- Giá trị kinh tế.
17
3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến
khả năng tạo rễ, sinh khối của các dòng keo lá liềm
- Ảnh hưởng của các loại chất điều hòa sinh trưởng (IBA,NAA) ở dạng
bột đến khả năng ra rễ.
- Ảnh hưởng của nồng độ các chất IBA, NAA ở dạng bột đến khả năng
ra rễ.
3.5. Phương pháp nghiên cứu
- Vật liệu nghiên cứu là các chồi gốc được lấy đồng đều tại sở cây
giống huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Chất điều hòa sinh trưởng được sử dụng là IBA, NAA ở dạng bột theo
các nồng độ khác nhau.
- Thí nghiệm được bố trí tại Lâm Trường Phong Điền, huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Luống giâm hom có chiều rộng 1,2m, cao 10cm. Nền được xây bằng
gạch có độ dốc cần thiết để thoát nước.
- Tưới phun nước trên các luống bằng hệ thống vòi phun tự động với
vòi phun cao 35cm, đặt cách nhau 1m.
- Đất đóng bầu: Chọn loại đất cấu tượng tốt, tơi xốp, thoáng khí. Đất có
khả năng giữ nước và thoát nước tốt. Tại địa phương sử dụng hỗn hợp đất
gồm 40% đất tầng B, 30% đất ràng ràng và 30% đất cây bụi.
- Cách bố trí thí nghiệm
Chia thành các ô mẫu (như bảng sau) mỗi ô mẫu có 100 hom.
IBA
0ppm
IBA
100ppm
IBA
300ppm
IBA
500ppm
IBA
700ppm
IBA
900ppm
NAA
000ppm
NAA
100ppm
NAA
300ppm
NAA
500ppm
NAA
700ppm
NAA
900ppm
3.6. Tiến hành thí nghiệm
+ Dụng cụ: Cân tiểu li, ống đong, lọ thuỷ tinh, tô.
+ Hoá chất: NAA, IBA nguyên chất.
+ Phụ gia: Bột Talcum, cồn 90
o
.
+ Phương pháp pha chế.
- Thuốc pha chế ở dạng bột.
* Xác định khối lượng hoá chất cần pha: 1 hom cần 50mg hoá chất
18
• Xác định thể tích cồn: Muốn hoà tan 1kg bột tan cần khoảng 1lít cồn
• Xác định m
IBA,IAA
nguyên chất theo công thức
m
IBA,NAA
C
DDM
= x 1.000.000
m
IBA,NAA nguyên chất
+ m
bột tan
• Cách pha: Cho thuốc bột NAA, IBA vào cồn 90
o
trong dụng cụ pha
lắc đều. Cho bột tan vào đánh đều 10 - 15 phút. Dung dịch bột loãng đó đổ ra
khay để trong phòng 1 - 2 ngày cho cồn bốc hơi hết ta được dạng bột NAA
hoặc IBA.
3.7. Xử lý số liệu
Hom giâm được xử lý ở hai loại thuốc NAA, IBA ở các nồng độ khác
nhau nhằm tìm ra loại thuốc nào và ở nồng độ nào cho tỷ lệ ra rễ cao nhất. áp
dụng phương pháp so sánh mẫu về chất (Thống kê ứng dụng trong Nông Lâm
nghiệp của PGS - TS Ngô Kim Khôi, 1993), mỗi dấu hiệu quan sát chia c cấp
chất lượng với r mẫu. Cần kiểm tra giả thiết H
o
. Các mẫu là thuần nhất.
Kết quả quan sát được sắp xếp với r hàng ngang và c hàng dọc.
Bảng sắp xếp kết quả thí nghiệm với r mẫu và 2 cấp chất lượng.
Công Thức
Cấp 1 2 J R T
ai
C
1
C
1.1
c
1.2
c
1.j
c
1.r
T
c1
C
2
C
2.1
c
2.2
c
2.j
c
2.r
T
c2
T
bj
T
b1
T
b2
T
bi
T
br
T
s
Trong đó:
c
1.1
, c
1.2
, c
1.j
c
1.r
là tần số quan sát ở cấp chất lượng c
1
ứng với các
mẫu 1, 2, j r
c
2.1
, c
2.2
, c
2.j
c
2.r
là tần số quan sát ở cấp chất lượng c
2
ứng với các
mẫu 1, 2, j r
T
ai
: là tổng tần số quan sát ở cấp chất lượng i
T
bi
: là tổng tần số quan sát ở mẫu j
T
s
: là tổng tần số quan sát toàn thí nghiệm. Được tính như sau:
19
∑ ∑
= =
==
C
i
r
j
TbjTaiTs
1 1
(1)
Nếu giả thuyết H
o
là đúng thì tầng số lý thuyết ứng với mẫu thứ i và
cấp thứ j phải là:
f
l
=
Ts
x
TT
bjai
(2)
Để kiểm tra giả thiết H
o
, có thể dùng tiêu chuẩn sau:
∑
−
=
f
ff
l
tl
n
2)(
2
χ
(3)
• Nếu
XX
n
2
05
2
≤
với V = (r-1) x (c-1) bậc tự do thì giả thiết H
o
được chấp
nhận
r: Số công thức thí nghiệm
c: Cấp chất lượng
• Nếu
XX
n
2
05
2
thì giả thiết H
o
bị bác bỏ, nghĩa là công thức thí
nghiệm có ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ ra rễ của hom.
20
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế ,xã hội khu vực nghiên cứu
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Phong Điền nằm phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành
phố Huế 30km, có toạ độ địa lý từ 16
0
35’41” – 16
0
57’ vĩ độ Bắc, 107
0
21’41”
kinh Đông.
- Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
- Phía Đông Bắc giáp biển Đông
- Phía Đông Nam giáp huyện Quảng Điền, Hương Trà
- Phía Nam giáp huyện A Lưới
Trên địa bàn huyện có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt xuyên Việt chạy
qua với chiều dài khoảng 17km là điều kiện thuận lợi giao lưu hội nhập, trao đổi
hàng hoá, thông tin khoa học kỹ thuật, khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài huyện cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Vị trí địa lý của huyện còn được thiên nhiên phú cho nguồn tài nguyên
phong phú ở đất liền và ngoài biển khơi là một tiềm năng to lớn để phát triển
một nền kinh tế đa dạng kể cả nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp. Tuy nhiên là một huyện ở xa thành phố Huế, khí hậu khắc
nghiệt nên bộc lộ một số hạn chế, thách thức do đó cần có biện pháp để đẩy
nhanh tốc độ phát triển và mở rộng liên kết kinh tế với toàn tỉnh, toàn vùng.
Biểu 4.1: Bản đồ hành chính huyện Phong Điền
21
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Phong Điền nằm trên một dải đất hẹp được giới hạn bởi 2 con
sông lớn là sông Ô Lâu ở phía Bắc và sông Bồ ở phía Nam với chiều dài 17
km, chiều rộng trung bình 48km với đầy đủ các dạng địa hình: đồi núi, đồng
bằng và ven biển - đầm phá.
Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, đơn giản ít bị chia cắt, phần phía
Tây của huyện là núi đồi, tiếp đến là các lưu vực sông Bồ, sông Ô Lâu tạo nên
các bồn đại trũng với vùng đồng bằng và các dải cát nội đồng khá bằng phẳng.
Căn cứ vào các đặc điểm địa hình có thể phân huyện Phong Điền thành
3 vùng chủ yếu sau:
- Vùng đồi núi
Là vùng đất phía Tây Nam của huyện thuộc địa phận các xã Phong
Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn, Phong An, và một phần xã Phong Thu và thị
trấn Phong Điền. Gồm những dãy núi cao với độ cao trung bình khoảng
1000 m, độ dốc bình quân 35
0
, nhiều nơi địa hình hiểm trở. Địa hình thấp
dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc, với vị trí là khu vực đầu nguồn sông Bồ,
sông Ô Lâu nên thảm thực vật ở đây có ảnh hưởng lớn đến khu vực hạ lưu.
Đây là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển các vùng chuyên canh, cây
công nghiệp dài ngày…. Nhưng cần có biện pháp để tổ chức khai thác có
hiệu quả và khắc phục những khó khăn trong sản xuất là khô hạn trong mùa
khô và xói mòn, rửa trôi mạnh trong mùa mưa.
- Vùng đồng bằng
Bao gồm các xã Phong Hoà, Phong Bình, Phong Chương, Phong Hiền
và một phần xã Phong Thu và thị trấn Phong Điền. Đây là vùng đất hẹp, bằng
phẳng chạy dài theo quốc lộ 1A và phần lớn là đất phù sa do sông Bồ và sông
Ô Lâu bồi đắp hàng năm nên thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như lúa
nước và các cây công nghiệp ngắn ngày. Một yếu tố địa hình đặc trưng của
vùng là đất cát nội đồng chưa được khai thác sử dụng với tính chất là vùng đất
tương đối bằng phẳng và lượn theo các trằm nước có độ cao trung bình 7,8m
và phân bố theo 3 kiểu địa hình:
Vùng vòm cao trên 8,5m, vùng tiếp giáp với các trằm nước gần 8m và
vùng lòng trằm 4-5m. Vùng đất này có nhiều khả năng đưa vào sản xuất các
loại cây công nghiệp ngắn ngày, rau, đậu đỗ và các vùng nguyên liệu.
22
- Vùng ven biển, đầm phá
Bao gồm các xã vùng ngũ điền với những bãi cát bằng phẳng ven biển
tuỳ theo độ xâm thực của biển mà có chiều rộng khác nhau tạo nên những
vùng cát nội đồng. Bên cạnh việc khai thác phát triển lâm nghiệp đặc biệt là
trồng rừng phòng hộ nhằm chống cát bay, cát lấp thì vùng đất này còn có khả
năng nuôi tôm cao triều ven biển, đây là một khả năng mới đang được tỉnh và
huyện rất quan tâm, có hướng đầu tư phát triển.
4.1.1.3. Điều kiện khí hậu
Huyện Phong Điền nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh
hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam. Do địa hình của
dải Trường Sơn có ảnh hưởng mạnh đến hoán lưu khí quyển tạo nên sự khác
biệt lớn trong phân hoá khí hậu của huyện.
+ Chế độ nhiệt:
Huyện Phong Điền có 2 mùa rõ rệt, mùa khô nóng và mùa mưa ẩm
lạnh. Nhiệt độ trung bình năm từ 24
0
C-25
0
C tương đương với tổng nhiệt năm
khoảng 9000 – 9200
0
C, số giờ nắng trung bình 5 - 6giờ/ngày. Biên độ nhiệt
giữa các tháng trong năm chênh lệch 7
0
C – 9
0
C.
- Muà nóng: Từ tháng 3 đến tháng 8 do chịu ảnh hưởng của gió Tây
Nam nên khô nóng, nhiệt độ cao trung bình lớn hơn 25
0
C, tháng nóng nhất
thường là tháng 6 hoặc tháng 7 nhiệt độ trung bình 29
0
C. Nhiệt độ cao nhất
tuyệt đối 39-40
0
C.
Mùa lạnh: Từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió
mùa Đông Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình về muà lạnh ở
vùng đồng bằng từ 20
0
C - 22
0
C, ở miền núi từ 17
0
– 19
0
, tháng có nhiệt độ
thấp nhất (tháng 1) xuống dưới 15
0
C.
+ Chế độ mưa ẩm
Huyện Phong Điền có lượng mưa rất lớn, lượng mưa trung bình hàng
năm đạt 2800 – 3000 mm hoặc lớn hơn và tập trung chủ yếu trong mùa mưa,
hai tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 10 và 11 chiếm tới 45% tổng lượng
mưa toàn năm nên thường có lũ lụt xảy ra vào thời gian này.
Độ ẩm không khí trong vùng trung bình đạt 84%, trong mùa mưa độ
ẩm lên tới 90%.
Do mùa mưa trùng với mùa có gió bão nên hay gây ra lũ lụt, ngập úng
nhiều vùng trong huyện. Mùa khô kéo dài lại chịu ảnh hưởng của gió Tây khô
23
nóng nên mực nước của các con sông xuống thấp gây ra việc tại hạ lưu các
sông nước mặn xâm nhập vào sâu trong đất liền ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
+ Gió, bão
Huyện Phong Điền chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:
- Gió mùa Tây Nam: bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8 tốc độ gió bình
quân từ 2 – 3m/s có khi lên tới 7 – 8m/s. Gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô
hạn kéo dài.
- Gió màu Đông Bắc: bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tốc độ
gió đạt 4 – 6m/s, trong mùa mưa bão có thể lên tới 30-40m/s. Gió kèm theo
mưa lớn dễ gây ra lũ lụt ngập úng ở nhiều vùng.
Đây cũng là vùng chịu nhiều ảnh hưởng của bão thường tập trung vào
các tháng 8,9,10. bão có cường suất lớn tạo ra lũ quét nên ảnh hưởng nghiêm
trọng đến đời sống của người dân.
Nhìn chung huyện Phong Điền có điều kiện khí hậu, thời tiết khắc
nghiệt thường xảy ra hạn hán về mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa do đó việc
xây dựng các công trình thuỷ lợi, trồng rừng đầu nguồn để giữ nước, chống lũ
lụt có ý nghĩa to lớn, cần được quan tâm, chú trọng.
4.1.1.4. Thủy văn
Do địa hình dốc nghiêng ra biển nên sông ngòi có đặc điểm là ngắn,
dốc, lắm thác ghềnh, cửa sông hẹp. Vào mùa mưa lưu lượng nước lên cao, lưu
lượng nước trung bình khoảng 3.000m/s, mùa khô lòng sông nước khô cạn,
lưu lượng nước xuống thấp 3 – 4m/s. Huyện Phong Điền có các hệ thống
sông chính sau:
+ Phía Bắc và Tây Bắc có hệ thống sông Ô Lâu và sông Mỹ Chánh.
Đây là 2 con sông ngắn có lưu vực thượng lưu nằm toàn bộ trong xã Phong
Mỹ và có vai trò hết sức quan trọng trong việc đi lại cũng như cung cấp nước
cho khu vực vùng hạ lưu.
+ Phần ranh giới phía Nam có sông Bồ với các nhánh suối của thượng
nguồn là Khe Quao, Rào Trăng.
Ngoài ra trong vùng còn có các hệ thống khe rạch, sông cụt chỉ hoạt
động vào muà mưa, cạn kiệt vào muà khô
24
Bảng 4.2: Đặc điểm thuỷ văn các sông lớn ở huyện Phong Điền
Số
TT
Tên sông
Chiều
dài
(km)
Chiều
rộng
(m)
D.tích
lưu
vực
Lưu lượng
BQ
Modun dòng chảy
Mùa
lũ
(m
3
/s)
Mùa
kiệt
(m
3
/s)
Mùa lũ
(m
3
/s/km)
Mùa
kiệt
(m
3
/s/km)
1 Sông Bồ 150 50-200 680 4000 5,0 1520 7,5
2 Sông Ô Lâu 50 50-150 115 4000 4,0 446 2,5
3 Sông Mỹ Chánh 45 50-80 200 3000 2,0 - -
Nguồn: Trạm thuỷ văn Km17 - Quốc lộ 1- TP Huế
4.1.1.5. Tài nguyên đất
Được chia các loại đất chính như sau :
- Đất cát (C): Diện tích 16.091,0ha chiếm 17,80% diện tích điều tra,
được hình thành ven biển và các cửa sông gồm 2 loại : đất cát ven biển (C) và
cồn cát trắng vàng (Cc). Do hoạt động của biển và sông đã tạo thành những
dòng chảy mạnh, các hạt cát lắng đọng tạo thành những dải có mức độ dài
ngắn khác nhau, sự tác động của gió đã làm những cồn cát di động. Đặc điểm
nhóm đất này là sự phân hoá phẫu diện không rõ, thành phần cơ giới rời rạc,
hạt khô, khả năng giữ nước và độ phì kém.
- Trong nhóm này, diện tích đất cát phân bố dọc bờ sông Ô Lâu, ven
phá Tam Giang và vùng cát nội đồng là có giá trị trong sản xuất nông nghiệp
nhưng đất có thành phần cơ giới nhẹ, không có kết cấu, dung tích hấp thụ
thấp, các chất dinh dưỡng (mùn, đạm, lân…) đều nghèo, Kali tổng số cao
nhưng Kali trao đổi thấp. Loại đất này thích hợp cho trồng các loại hoa màu,
cây công nghiệp ngắn ngày như : mía, lạc, đậu đỏ, cây ăn quả, cam, chanh….
Hiện nay, đất cát và cồn cát biển đang được sử dụng vào mục đích nông
nghiệp và lâm nghiệp (chủ yếu là trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất để bảo vệ
vùng đất nội đồng, chống cát bay, cát di động và giữ nguồn nước ngọt).
- Đất phù sa : gồm 3 loại là đất phù sa được bồi hàng năm (Pb), đất phù
sa ít được bồi (Pi) và đất phù sa không được bồi (Pk) có tổng diện tích
4.019,2ha, chiếm 4,45% diện tích điều tra, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt
nhẹ, thịt trung bình. Đây là loại đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp đặc
biệt là lúa, màu….phân bố chủ yếu ở Phong Chương, Phong Bình, Phong
Hoà, Phong Hiền.
25