Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

luận văn: LỊCH SỬ BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN ỦY SƠN DƯƠNG TỈNH TUYÊN QUANG (1946 – 2006) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.3 KB, 112 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




ĐỖ ĐỨC VỴ






LỊCH SỬ BAN TUYÊN GIÁO
HUYỆN ỦY SƠN DƢƠNG
TỈNH TUYÊN QUANG (1946 – 2006)








LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC







Thái Nguyên – Năm 2007




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



ĐỖ ĐỨC VỴ




LỊCH SỬ BAN TUYÊN GIÁO
HUYỆN ỦY SƠN DƢƠNG
TỈNH TUYÊN QUANG (1946 – 2006)



Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 60.22.54




LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Minh





Thái Nguyên – Năm 2007


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3

MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU


1
Lý do chọn đề tài
5


2
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
6

3
Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài
7

4
Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
7

5
Đóng góp của Luận văn
8

6
Kết cấu của Luận văn
9

Chƣơng mở đầu: SƠN DƢƠNG - MẢNH ĐẤT VÀ CON NGƢỜI
10

Chƣơng 1: TỔ TUYÊN TRUYỀN VÀ CỔ ĐỘNG HUYỆN UỶ SƠN
DƢƠNG TRONG THỜI KÌ ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN
VÀ KHÁNG CHIẾN, KIẾN QUỐC (1941-1954)


17
1.1

CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CỔ ĐỘNG GÓP PHẦN GÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN
PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VÀ KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1941 - 1945)

17
1.2
TỔ TUYÊN TRUYỀN VẬN ĐỘNG HUYỆN UỶ SƠN DƢƠNG RA ĐỜI
PHỤC VỤ CÔNG CUỘC KHÁNG CHIẾN, KIẾN QUỐC (1945 - 1954)

22

Chƣơng 2: BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN UỶ SƠN DƢƠNG TRONG
THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƢỚC (1954 - 1975)

33
2.1
BAN TUYÊN HUẤN PHỤC VỤ CÔNG CUỘC KHÔI PHỤC KINH TẾ, CẢI
TẠO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1954-1965)

33
2.2
BAN TUYÊN GIÁO TRONG THỜI KÌ VỪA SẢN XUẤT VỪA CHIẾN
ĐẤU, XÂY DỰNG HẬU PHƢƠNG, CHI VIỆN TIỀN TUYẾN (1966-1975)

42

Chƣơng 3: BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN UỶ SƠN DƢƠNG TRONG THỜI
KÌ CÙNG CẢ NƢỚC THỰC HIỆN 2 NHIỆM VỤ CHIẾN LƢỢC XÂY
DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (1975- 1986)



54
3.1
BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN ỦY TRONG THỜI KÌ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
TỔ CHỨC LẠI SẢN XUẤT, THAM GIA BẢO VỆ BIÊN GIỚI (1975-1980)

54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4

3.2
BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN ỦY PHỤC VỤ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI,
HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ HUYỆN HẬU PHƢƠNG CỦA TỈNH TIỀN TUYẾN (1981-1986)

58

Chƣơng 4: BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN UỶ SƠN DƢƠNG
TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG ( 1986 - 2006 )

64
4.1
BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN ỦY SƠN DƢƠNG TRONG GIAI ĐOẠN
ĐẦU THỰC HIỆN ĐƢỜNG LỐI ĐỔI MỚI (1986 - 1996)

64
4.2
BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN ỦY SƠN DƢƠNG TRONG GIAI ĐOẠN ĐẨY MẠNH THỰC
HIỆN ĐƢỜNG LỐI ĐỔI MỚI, TIẾN HÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HOÁ (1996-2006)

79



KẾT LUẬN

101

TÀI LIỆU THAM KHẢO
107




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công tác Tuyên giáo là một bộ phận cấu thành của công tác xây dựng
Đảng, chiếm vị trí quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Nếu cán bộ đảng viên tư
tưởng không nhất trí thì khác nào "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược". Như vậy
thì không thể làm được cách mạng" [41, tr.288].
Trong tiến trình phát triển của lịch sử cách mạng dân tộc, Sơn Dƣơng là
nơi có vị trí chiến lƣợc quan trọng, là vùng đất hội tụ các điều kiện “thiên
thời, địa lợi và nhân hoà”. Đặc biệt, trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc những năm giữa thế kỉ
XX, Sơn Dƣơng đã trở thành một trong những trung tâm căn cứ địa cách
mạng, nơi sống và làm việc nhiều năm của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các
cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nƣớc, Quân đội, Mặt trận…
Thành tựu to lớn mà nhân dân các dân tộc Sơn Dƣơng đã giành đƣợc 60
năm qua (1946 - 2006) trƣớc hết là có đƣờng lối đúng đắn, sự lãnh đạo tài

tình, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quan tâm sâu sắc, chỉ đạo
sát sao, thiết thực, cụ thể của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Sơn Dƣơng đối
với công tác Tuyên giáo.
Lịch sử Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Sơn Dƣơng (1946 - 2006) là lịch sử
60 năm của Ban đã cùng nhân dân các dân tộc trong huyện đấu tranh giành
độc lập và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện
uỷ Sơn Dƣơng, Ban Tuyên giáo đã phát huy truyền thống quê hƣơng cách
mạng lập nên những thành tích đáng tự hào, góp phần đƣa Sơn Dƣơng trở
thành Huyện Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân. Đồng thời, Ban Tuyên
giáo đã cùng Đảng bộ và nhân dân trải qua chặng đƣờng gian nan thử thách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6

xây dựng chủ nghĩa xã hội, từng bƣớc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa vì mục tiêu dân giàu, huyện mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Nghiên cứu lại quá trình xây dựng và trƣởng thành của Ban Tuyên giáo
Huyện uỷ Sơn Dƣơng 60 năm qua là việc làm cần thiết mang ý nghĩa khoa
học và thực tiễn, là cơ sở cho các thế hệ lãnh đạo và cán bộ Ban ôn lại và phát
huy sức mạnh truyền thống, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới của Đảng.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi chọn “Lịch sử Ban Tuyên
giáo Huyện uỷ Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (1946 - 2006)”, làm đề tài
Luận văn Thạc sĩ Sử học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Công tác Tuyên giáo là một trong những đề tài thu hút các nhà nghiên
cứu khoa học. Đến nay đã có tới hàng trăm công trình nghiên cứu với nhiều
góc độ khác nhau đƣợc xuất bản.
Liên quan đến đề tài có tính chất định hƣớng cho việc nghiên cứu là các
văn kiện và nghị quyết của Đảng ở Trung ƣơng và địa phƣơng, đặc biệt là các
văn kiện Đại hội Đảng từ Hội nghị thành lập Đảng (3-2-1930) đến Đại hội X.
Một số công trình nghiên cứu, tập san, báo cáo của các phòng, ban đƣợc

ấn hành trong thời gian từ năm 1946 đến năm 2006 đã đề cập tới sự phát triển
của công tác Tuyên giáo trên địa bàn Sơn Dƣơng. Trong đó, đáng chú ý là các
công trình: "Lịch sử Đảng bộ huyện Sơn Dương 1941 – 2000”, Huyện uỷ Sơn
Dƣơng xuất bản năm 2005; tập ca khúc “Về với Sơn Dương” do Huyện uỷ
Sơn Dƣơng phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam phát hành năm 2005; cuốn
“Truyền thống ngành Văn hóa - Thông tin – Thể thao huyện Sơn Dương 1945
– 2005” do Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao huyện Sơn Dƣơng xuất
bản 2007; cuốn “Bác Hồ với Sơn Dương - Sơn Dương với Bác Hồ” do Ban
Chấp hành Đảng bộ huyện Sơn Dƣơng xuất bản 2007.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7

Các công trình nêu trên tập trung làm rõ sự phát triển của công tác Tuyên
giáo trong huyện Sơn Dƣơng. Đặc biệt cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Sơn
Dương 1941 – 2000” và các báo cáo tổng kết hằng năm của Đảng bộ, của các
ban xây dựng Đảng, của Uỷ ban nhân dân huyện đã phác hoạ rõ nét về quá
trình phát triển của công tác Tuyên giáo trong 60 năm qua.
Các công trình nêu trên là những nguồn tƣ liệu quý giá giúp chúng tôi
thực hiện thành công đề tài Luận văn này.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu về quá trình ra đời và trƣởng thành của Ban Tuyên
giáo Huyện uỷ Sơn Dƣơng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: huyện Sơn Dƣơng (tỉnh Tuyên Quang), gồm 32 xã và 1 thị trấn.
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu từ năm 1946 đến 2006.
Tuy nhiên, để làm rõ quá trình ra đời và phát triển Ban Tuyên giáo
Huyện uỷ Sơn Dƣơng, Luận văn cũng đề cập đến công tác Tuyên giáo của cả
nƣớc nói chung, tỉnh Tuyên Quang nói riêng và mở rộng thời gian trƣớc khi
Ban Tuyên giáo đƣợc thành lập.

3.3 Nhiệm vụ của đề tài:
- Khái quát điều kiện tự nhiên, xã hội và truyền thống cách mạng của
huyện Sơn Dƣơng trƣớc năm 1946.
- Phân tích những chuyển biến công tác Tuyên giáo của huyện Sơn
Dƣơng trong 60 năm phát triển từ năm 1946 đến năm 2006, nêu rõ những
thành tích đã đạt đƣợc và tồn tại cần khắc phục trong tình hình mới hiện nay.
- Đề xuất những giải pháp bƣớc đầu nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc xây
dựng, phát triển công tác Tuyên giáo huyện Sơn Dƣơng trong thời kì hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8

4. Nguồn tƣ liệu, phƣơng pháp nghiên cứu.
4.1 Nguồn tư liệu:
Thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng:
- Những bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tuyên giáo.
- Những văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nƣớc, của các cấp
uỷ Đảng về công tác tuyên giáo.
- Các báo cáo tổng kết, các sách, biểu bảng thống kê của các ban, ngành
ở địa phƣơng về công tác tuyên giáo.
- Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các tài liệu thu thập đƣợc từ điều tra,
điền dã, phỏng vấn lấy ý kiến của các bậc lão thành cách mạng, lãnh đạo
huyện đƣơng chức, sƣu tầm các hình ảnh có liên quan để làm cho nội dung
Luận văn thêm phong phú, sinh động.
- Do công tác bảo quản chƣa tốt, tài liệu bị mục nát, một số tài liệu bị
thất lạc nên trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi gặp không ít khó khăn.
Mặc dù đã rất cố gắng khai thác nhiều nguồn tƣ liệu, tiến hành so sánh, đối
chiếu, phân tích để có đƣợc kết quả tin cậy, nhƣng chắc chắn Luận văn còn có
nhiều thiếu sót.
4.2 Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp lịch sử kết hợp
với phƣơng pháp lôgíc là chủ yếu. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các
phƣơng pháp thống kê, so sánh, phƣơng pháp định lƣợng toán học, phƣơng
pháp điều tra, điền dã.
5. Đóng góp của Luận văn
- Đây là công trình đầu tiên trình bày có hệ thống, chân thực quá trình ra đời và
phát triển của Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Sơn Dƣơng trong 60 năm (1946-2006).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9

- Trên cơ sở đó, Luận văn đánh giá những thành tích của Ban Tuyên giáo
Huyện uỷ Sơn Dƣơng, đồng thời cũng mạnh dạn chỉ ra những hạn chế và một
số kiến nghị giải pháp cần khắc phục.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho Đảng bộ huyện Sơn
Dƣơng trong việc xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên giáo tại địa phƣơng,
là tƣ liệu giảng dạy lịch sử địa phƣơng cho các trƣờng phổ thông ở huyện Sơn
Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang; đồng thời góp phần giáo dục truyền thống, nâng
cao lòng tự hào cho các thế hệ cán bộ làm công tác Tuyên giáo của Huyện uỷ
Sơn Dƣơng.
6. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn đƣợc xây
dựng thành 5 chƣơng:
Chƣơng mở đầu: SƠN DƢƠNG - MẢNH ĐẤT VÀ CON NGƢỜI
Chƣơng 1: TỔ TUYÊN TRUYỀN VÀ CỔ ĐỘNG HUYỆN UỶ SƠN
DƢƠNG TRONG THỜI KÌ ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN VÀ KHÁNG
CHIẾN, KIẾN QUỐC ( 1941 - 1954 )
Chƣơng 2: BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN UỶ SƠN DƢƠNG TRONG THỜI
KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƢỚC (1954 - 1975 )
Chƣơng 3: BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN UỶ SƠN DƢƠNG TRONG THỜI
KÌ CÙNG CẢ NƢỚC THỰC HIỆN HAI NHIỆM VỤ CHIẾN LƢỢC XÂY DỰNG

VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ( 1976 - 1986 )
Chƣơng 4: BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN UỶ SƠN DƢƠNG TRONG
CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG ( 1986 - 2006 )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10

Chƣơng mở đầu
SƠN DƢƠNG - MẢNH ĐẤT VÀ CON NGƢỜI
Sơn Dƣơng là một huyện miền núi và trung du nằm ở phía nam tỉnh
Tuyên Quang. Phía bắc giáp huyện Yên Sơn; phía nam và phía tây - nam giáp
ba huyện Đoan Hùng, Phong Châu (Phú Thọ), Lập Thạch (Vĩnh Phúc); phía
đông giáp hai huyện Đại Từ, Định Hóa (Thái Nguyên). Toàn huyện có tổng
diện tích tự nhiên là 789,26 km
2
; trong đó, đất nông nghiệp có 195,77 km
2

(chiếm 24,8%), đất lâm nghiệp có 396,81 km
2
(chiếm 50,27%), còn lại
24,93% là các loại đất khác [57].
Đây là vùng đất có địa hình tƣơng đối phức tạp và đƣợc chia thành hai
vùng khá rõ nét. Vùng cao phía bắc chiếm khoảng 50% diện tích toàn huyện,
giao thông đi lại khó khăn, dân cƣ thƣa, chủ yếu là đồng bào dân tộc ít ngƣời.
Phía nam huyện là vùng đồi núi thấp và các soi bãi rộng màu mỡ cùng các
thung lũng ven các con sông lớn nhƣ sông Lô, sông Phó Đáy. Đây là vùng đất
giàu tiềm năng kinh tế, cƣ dân chủ yếu là ngƣời Kinh, Tày, Cao Lan, Dao
kinh tế chủ yếu dựa vào cây lƣơng thực, cây công nghiệp, chăn nuôi và khai
thác khoáng sản.

Sơn Dƣơng có nhiều sông, suối, ngòi. Lớn nhất là sông Lô chảy qua địa
phận huyện, phân cách với các huyện bạn. Sông Phó Đáy, cùng hàng chục suối
ngòi khác, nhƣ: Suối Lê, Ngòi Thia, Ngòi Khổng, Ngòi Xoan, Ngòi Lẹm tạo
thành một mạng lƣới dày đặc. Hệ thống sông ngòi của Sơn Dƣơng có giá trị
lớn về cung cấp nƣớc, thuỷ sản phục vụ đời sống, sản xuất và thuỷ điện.
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23
0
C, lƣợng mƣa khoảng trên 1.600 mm.
Mùa mƣa, từ tháng 6 đến tháng 10, thƣờng hay bị ảnh lớn của gió bão, lũ quét.
Do diện tích tự nhiên chủ yếu là đồi núi, nên Sơn Dƣơng có hệ động,
thực vật tƣơng đối phong phú, đa dạng. Trƣớc đây, rừng Sơn Dƣơng có nhiều
loại gỗ tốt nhƣ đinh, lim, sến, táu, nghiến, lát các loại tre, nứa, song, mây,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11

cùng các loài dƣợc liệu nhƣ sa nhân, ba kích, thục, sâm và nhiều loại muông
thú: hổ, báo, trăn, lợn rừng Lòng đất Sơn Dƣơng chứa nhiều khoáng sản:
thiếc, đồng, chì, vônphram
Là vùng đất lâu đời thuộc lãnh thổ Việt Nam, từ xa xƣa Sơn Dƣơng đã là
nơi cƣ trú của các bộ lạc ngƣời cổ đại. Nhờ những thành tựu mới của ngành
Khảo cổ học, hiện nay trên vùng đất Sơn Dƣơng đã phát hiện nhiều di vật của cƣ
dân từ thời đồ đá, đồ đồng, đồ sắt minh chứng cho dòng chảy liên tục của lịch sử
trên mảnh đất Sơn Dƣơng. Năm 2003, tại thôn Văn Sòng xã Thiện Kế, nhân dân
đã đào đƣợc chiếc trống đồng Đông Sơn, có niên đại cách đây khoảng 4.000
năm [19, tr.45]. Cũng thời gian đó, nhân dân thôn Bắc Hoàng, thị trấn Sơn
Dƣơng đào đƣợc chiếc trống đồng có niên đại cách ngày nay khoảng 2.000
năm
1
[24, tr.33].
Địa danh và địa giới của vùng đất này trải qua các thời kì đã có nhiều lần

thay đổi. Từ khi xuất hiện nền Văn minh sông Hồng của ngƣời Việt cổ đến
thế kỉ XV, nơi đây đƣợc gọi là châu Để Giang; Để là Đáy, Giang là Sông, tức
là châu Sông Đáy - vùng đất chạy dọc theo Sông Đáy. Đến thế kỉ XVI, dƣới
thời nhà Lê, châu Để Giang đƣợc đổi tên thành châu Sơn Dƣơng; Sơn là núi,
Dƣơng là ánh sáng lúc mặt trời mọc lên - dịch nghĩa là Mặt trời mọc trên đỉnh
núi. Từ năm 1888 trở về trƣớc, Sơn Dƣơng thuộc về phủ Đoan Hùng, trấn
Sơn Tây. Đầu năm 1888, vua Hàm Nghi ra đạo dụ tách châu Sơn Dƣơng từ
phủ Đoan Hùng, nhập vào thừa tuyên Tuyên Quang [1, tr.17].
Về dân số và dân tộc, từ thời kì dựng nƣớc vùng đất này là địa bàn cƣ trú
của ngƣời Việt cổ. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, đồng bào các dân tộc
khác đã đến khai phá, canh tác vùng đất dọc theo lƣu vực sông Lô, sông Phó


1
Hiện nay, việc tìm thấy những chiếc trống đồng Đông Sơn tại Sơn Dƣơng còn có
ý kiến khác nhau của các nhà khoa học về nguồn gốc xuất xứ. Có giả thuyết nêu lên đó là
do quá trình giao thoa, trao đổi văn hóa; cũng có ý kiến cho rằng đó là nơi sản xuất ra
những chiếc trống đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12

Đáy. Đến năm 2006, dân số toàn huyện là 38.058 hộ, với 171.479 nhân khẩu
[56]. Sơn Dƣơng có 9 dân tộc: Kinh, Tày, Sán Chay, Nùng, Dao, Sán Dìu,
Mông, Hoa, Mƣờng sinh sống gắn bó, đoàn kết trong 33 xã, thị trấn: Trung
Yên, Minh Thanh, Tân Trào, Bình Yên, Lƣơng Thiện, Tú Thịnh, Thị trấn Sơn
Dƣơng, Hợp Thành, Kháng Nhật, Hợp Hòa, Thiện Kế, Ninh Lai, Tuân Lộ,
Thanh Phát, Thƣợng Ấm, Vĩnh Lợi, Cấp Tiến, Phúc Ứng, Sơn Nam, Đại Phú,
Phú Lƣơng, Tam Đa, Hào Phú, Hồng Lạc, Sầm Dƣơng, Lâm Xuyên, Văn Phú,
Vân Sơn, Đông Lợi, Chi Thiết, Đồng Quý, Quyết Thắng, Đông Thọ [50].
Qua hàng ngàn năm chinh phục thiên nhiên, đức tính cần cù, lòng dũng

cảm, sự sáng tạo của nhân dân Sơn Dƣơng đã đƣợc hun đúc. Bằng sức lực, trí
tuệ của mình, đồng bào các dân tộc đã biến núi rừng hoang vu thành những đồng
ruộng bậc thang tƣơi tốt, biến đầm lầy gò bãi thành những tràn ruộng, ao hồ để
phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Ngoài ra, những nghề thủ công cũng đƣợc phát
triển nhƣ: khai thác chế biến nông lâm sản và dƣợc liệu, dệt vải, thổ cẩm từ sợi
lanh, sợi bông, thêu, nhuộm, chế tạo công cụ lao động, vũ khí, đồ dùng sinh
hoạt từ đồng, sắt, song mây, tre, nứa, đồ trang sức bằng vàng, bạc, đá quý.
Từ tiến trình dựng nƣớc và giữ nƣớc, từ lao động và chiến đấu, với tình
yêu quê hƣơng đất nƣớc, đôi bàn tay cần cù, khéo léo và tâm hồn trong sáng,
nhạy cảm, nhân dân các dân tộc Sơn Dƣơng đã sáng tạo, gìn giữ và làm giàu
lên kho tàng văn hóa của mình. Đó là những làn điệu: sli, lƣợn, páo dung,
sình ca, lễ cấp sắc; hoặc những đƣờng nét hoa văn duyên dáng, tinh xảo trên
những tấm thổ cẩm, trên trang phục, hàng mây tre đan và đồ trang sức. Mặt
khác, sự giao lƣu văn hoá với các miền đã tạo thành đời sống văn hoá tinh
thần hết sức phong phú, đa dạng của nhân dân các dân tộc Sơn Dƣơng.
Do nằm ở vị trí chiến lƣợc quan trọng, từ xa xƣa nhân dân Sơn Dƣơng đã
luôn sát cánh cùng nhân dân cả nƣớc đứng lên chiến đấu chống kẻ thù xâm
lƣợc phƣơng Bắc, bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc. Đồng thời, nhân dân các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13

dân tộc trong huyện cũng luôn thể hiện rõ tinh thần đấu tranh, chống chế độ
phong kiến phản động, hà khắc, bảo thủ lạc hậu, giành lại tự do cho mình.
Trong thế kỉ XI, nhân dân trong huyện đã cùng đội quân của Lý Thƣờng
Kiệt tập kích vào đất Tống, phá vỡ bƣớc đầu kế hoạch xâm lƣợc của quân
giặc, đẩy kẻ thù vào thế bị động và tạo ra nhiều điều kiện có lợi để đánh bại
kẻ thù khi chúng kéo quân sang xâm lƣợc nƣớc ta. Thời nhà Trần, trong cuộc
kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai, nhân dân Sơn Dƣơng đã
cùng đội quân của Chiêu Văn vƣơng Trần Nhật Duật chiến đấu anh dũng, lập
nhiều chiến công vang dội có ý nghĩa chiến lƣợc, góp phần đánh đuổi 50 vạn

quân xâm lƣợc ra khỏi bờ cõi Tổ quốc. Đời Lê - Mạc, hai anh em Vũ Công
Uyển, Vũ Công Mật tập hợp nông dân đứng lên chống chế độ phong kiến
phản động hà khắc. Năm 1789, nhân dân các dân tộc trong huyện đã hoà vào
phong trào Tây Sơn, tham gia chặn đánh quân giặc Thanh do Tôn Sỹ Nghị
cầm đầu trên đƣờng chúng tháo chạy về nƣớc.
Cuối thế kỉ XIX, mặc dù triều đình nhà Nguyễn bạc nhƣợc đầu hàng
quân Pháp, nhƣng cùng với nhân dân cả nƣớc, các dân tộc Sơn Dƣơng vẫn
liên tục nổi dậy đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và
bè lũ tai sai.
Ngày 31-5-1884, thực dân Pháp đem quân chiếm đóng Tuyên Quang.
Nhân dân Sơn Dƣơng bị đặt dƣới ách cai trị của bọn đế quốc, phong kiến.
Chúng thiết lập chính sách cai trị hà khắc, tƣớc đoạt quyền tự do, dân chủ tối
thiếu của nhân dân. Chúng cƣớp đoạt ruộng đất nông dân để lập đồn điền,
biến ngƣời dân thành tá điền làm thuê cho chúng. Những đồn điền bao la,
nhƣ: Roayđơba, Anbe, chúa đất Khôi… cƣớp đoạt của nông dân hàng ngàn
mẫu đất, đồng thời là hang ổ của bọn phản động, thổ phỉ và khét tiếng dã man
đã gây ra biết bao nỗi đau khổ cho nhân dân trong huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14

Với tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, không khuất phục trƣớc áp bức, bất
công, các cuộc đấu tranh của nhân dân tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Hƣởng ứng
phong trào Cần vƣơng, nhân dân các dân tộc huyện Sơn Dƣơng đã tích cực tham
gia khởi nghĩa vũ trang dƣới sự chỉ huy của các tù trƣởng, thủ lĩnh trong vùng.
Phong trào đấu tranh của nông dân Yên Thế (1884 - 1913) do Hoàng
Hoa Thám lãnh đạo cũng đƣợc nhân dân Sơn Dƣơng hƣởng ứng mạnh mẽ, lôi
cuốn sự tham gia của hàng ngàn nông dân thuộc các xã: Hồng Lạc, Văn Phú,
Vân Sơn, Đông Lợi, Phú Lƣơng, Tam Đa, Lâm Xuyên… [14, tr.18].
Đầu thế kỉ XX, nhân dân các xã Lâm Xuyên, Hào Phú, Hồng Lạc, Tân
Trào, Bình Yên, Kỳ Lâm, Thƣợng Ấm, Thiện Kế [22, tr.19], bằng nhiều

hình thức, đã liên tiếp nổi dậy chống các hành động lấn chiếm ruộng đất và
chế độ bóc lột dã man của thực dân Pháp và tay sai.
Nhìn chung, các cuộc đấu tranh nổ ra lẻ tẻ, manh động và bị thất bại.
Song, nó đã thể hiện truyền thống yêu nƣớc, chí khí quật cƣờng của nhân dân
các dân tộc Sơn Dƣơng trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Đồng thời, các
cuộc đấu tranh giai đoạn này cũng báo hiệu một phong trào cách mạng to lớn
sẽ nổ ra khi có đƣờng lối lãnh đạo đúng đắn.
Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Từ đây, một phong trào
cách mạng phát triển mạnh mẽ trong cả nƣớc.
Sẵn có tinh thần yêu nƣớc, yêu quê hƣơng làng bản từ ngàn xƣa để lại,
nhân dân các dân tộc huyện Sơn Dƣơng một lòng một dạ đi theo Đảng, quyết
tâm đánh đuổi quân xâm lƣợc, giành lại độc lập, tự do.
Cũng nhƣ cả nƣớc, thực dân Pháp áp đặt ách thống trị vô cùng tàn bạo
tại Sơn Dƣơng. Chúng thiết lập hệ thống đồn bốt dày đặc nhằm đàn áp phong
trào nổi dậy của quần chúng, bảo vệ các cơ quan thống trị. Chính sách cai trị
hà khắc, khai thác bóc lột dã man của đế quốc, phong kiến làm cho đời sống
nhân dân ngày càng cơ cực. Nhân dân ta phải gánh chịu một chế độ tô, thuế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15

hết sức dã man, với nhiều loại khác nhau: thuế thân, thuế điền, thuế thổ trạch,
tô liên đới
1

Đời sống vô cùng khổ cực là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những cuộc
đấu tranh của nhân dân Sơn Dƣơng liên tiếp nổ ra. Đặc biệt là cuộc đấu tranh
chống thu thuế, chống thu tô liên đới của hàng trăm nông dân Khe Thuyền,
Văn Phú ngày 7-11-1936, do thầy giáo Nhạ
2
và Lý Tàng chỉ huy giành đƣợc

thắng lợi, đã có tiếng vang và ảnh hƣởng khắp cả vùng [27, tr.21].
Đầu năm 1940, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng, cơ sở cách
mạng đã đƣợc gây dựng ở khắp các địa phƣơng trong tỉnh Tuyên Quang. Ở các xã
vùng phía nam huyện Sơn Dƣơng, các cán bộ của Đảng đã về hoạt động tuyên truyền
vận động nhân dân làm cách mạng đánh đuổi quân xâm lƣợc và bè lũ tay sai bán nƣớc.
Tháng 6-1940, Đào Văn Thại (tức Lê Đồng) đã về hoạt động tại vùng
Khổng Xuyên, Văn Phú, Đông Lợi Nhờ sự che chở, giúp đỡ của nhân dân,
đồng chí đã liên tiếp tổ chức các buổi lễ ăn thề tại Kim Xuyên, Gò Kiêu, Núi
Lịch tuyên truyền, vận động, giác ngộ cho nhân dân về tinh thần yêu nƣớc,
lòng căm thù đế quốc phong kiến, chống sự áp bức của chủ đồn điền [12, tr.9].
Công tác tuyên truyền vận động luôn đƣợc coi là nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu của cán bộ cách mạng cũng nhƣ các tổ chức quần chúng. Các hình thức tuyên
truyền đƣợc vận dụng hết sức khéo léo, linh hoạt, đa dạng và phong phú: tổ chức


1
Tô liên đới là hành động thâm độc của bọn chủ đất. Gia đình nào gặt trƣớc, làng xã
phải thu đủ số lƣợng thóc khô, sạch đóng nộp lên cho bọn chủ đất. Sau đó, làng xã phải tự
thu lại thóc của các nhà gặt sau trả lại cho những gia đình gặt trƣớc đã phải nộp cho chủ đất.
2
Đầu năm 1936, thầy giáo Nhạ đến dạy học tại Khe Thuyền, Văn Phú. Vừa dạy
học, thầy giáo Nhạ vừa tuyên truyền vận động nhân dân làm cách mạng, chống bọn chủ
đồn điền Roayđơba, chúa đất Khôi, nhất là việc bày cách cho nhân dân chống thu thuế,
chống thu tô liên đới của bọn địa chủ. Ngay sau khi cuộc đấu tranh dành đƣợc thắng lợi thì
không ai hay biết thầy giáo Nhạ đi đâu và làm gì nữa. Hiện nay, Ban Tuyên giáo và Đảng
uỷ xã Văn Phú chƣa sƣu tầm xác định chính xác đƣợc thầy giáo Nhạ có phải là đảng viên
Đảng cộng sản Đông Dƣơng đƣợc cử về nơi đây hoạt động cách mạng hay không.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16


nói chuyện, đọc sách báo cách mạng, học thuộc lòng trƣớc rồi truyền khẩu trong
một vài ngƣời, đến tuyên truyền theo từng nhóm, tổ
Các tờ báo của Đảng đƣợc chuyển từ miền xuôi lên đã góp phần tuyên truyền, giác
ngộ cách mạng cho nhân dân. Nhờ có sự lƣu hành sách báo của Đảng và sự vận động
tích cực, khéo léo của cán bộ cách mạng, nhân dân bƣớc đầu đƣợc giác ngộ về quyền lợi
giai cấp, quyền lợi dân tộc, thấy rõ tội ác của kẻ thù, nỗi nhục của ngƣời dân mất nƣớc,
đồng thời cũng hiểu đƣợc đƣờng lối và phƣơng thức đấu tranh cách mạng.
Lúc này, cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra ngày càng ác liệt.
Trƣớc tình hình đó, Trung ƣơng Đảng Cộng sản Đông Dƣơng đã quyết định
phải xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, tập hợp lực lƣợng chuẩn
bị khởi nghĩa từng phần, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nƣớc.
Xác định rõ trách nhiệm lớn lao, công tác tuyên truyền, vận động của
huyện Sơn Dƣơng tiếp tục động viên hun đúc ngọn lửa yêu nƣớc của đồng
bào toàn huyện quyết tâm đứng lên đi theo Đảng làm cách mạng, giành lấy
độc lập tự do về mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17

Chƣơng 1
TỔ TUYÊN TRUYỀN VÀ CỔ ĐỘNG HUYỆN UỶ SƠN DƢƠNG
TRONG THỜI KÌ ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN
VÀ KHÁNG CHIẾN, KIẾN QUỐC (1941 - 1954)
1.1. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CỔ ĐỘNG GÓP PHẦN GÂY
DỰNG, PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VÀ KHỞI NGHĨA
GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1941 - 1945)

Ngày 22-9-1940, phát xít Nhật nổ súng tấn công quân Pháp tại Lạng
Sơn, chính thức xâm lƣợc Đông Dƣơng. Thực dân Pháp hèn nhát nhanh
chóng đầu hàng nhục nhã [40, tr.345].

Chớp thời cơ, đêm ngày 27-9-1940, nhân dân Bắc Sơn (Lạng Sơn), dƣới
sự lãnh đạo của đảng bộ địa phƣơng đã nổi dậy khởi nghĩa, chặn đánh quân
Pháp, đánh chiếm đồn Mỏ Nhài, làm chủ châu lị và các vùng trong châu.
Cả Pháp và Nhật đều hoảng sợ trƣớc lực lƣợng cách mạng nên đã cấu kết
với nhau, tiến hành khủng bố phong trào cách mạng Bắc Sơn. Chúng đốt phá
làng bản, bắn giết nhân dân, dìm cuộc khởi nghĩa trong biển máu. Tuy vậy, một
bộ phận lực lƣợng vũ trang đã đƣợc Đảng ta duy trì và phát triển thành Đội
Cứu quốc quân [10, tr.34].
Tháng 11-1941, thực hiện sự phân công của Xứ ủy Bắc Kì, Nguyễn Cao
Đàm - Chính trị chỉ đạo viên Đội Cứu quốc quân cùng Phƣơng Cƣơng, Phúc
Quyền, Nhì Phung đã vƣợt vòng vây của địch đến gây dựng cơ sở cách
mạng mới ở vùng ven chân núi Hồng, thuộc các xã Lƣơng Thiện, Bình Yên,
Tân Trào, Trung Yên, Minh Thanh huyện Sơn Dƣơng và các huyện xung
quanh [15, tr.23].
Trong điều kiện dân cƣ chủ yếu là đồng bào Dao, trình độ dân trí thấp, còn
chịu ảnh hƣởng nặng nề của các tập tục mê tín, song có truyền thống yêu nƣớc,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18

đoàn kết, cán bộ Cứu quốc quân đã vận dụng một cách khéo léo mối quan hệ họ
hàng thân tộc, đồng niên, cùng cảnh ngộ để tuyên truyền giác ngộ đồng bào theo
Việt Minh làm cách mạng, đóng vai thầy cúng, cán bộ Cứu quốc quân khéo léo
đƣa nội dung hoạt động của Mặt trận Việt Minh vào các bài cúng.
Khi đã giác ngộ, những quần chúng tốt đƣợc kết nạp vào Việt Minh qua
các buổi lễ uống máu ăn thề theo phong tục địa phƣơng. Nhờ có những hình
thức khéo léo, linh hoạt nhƣ vậy, phong trào cách mạng nhanh chóng phát
triển trong các vùng đồng bào dân tộc.
Những năm 1942 - 1943, đƣờng lối cách mạng của Đảng tiếp tục đƣợc
cán bộ cách mạng tuyên truyền mạnh mẽ vào các vùng trong huyện. Phong trào
Việt Minh phát triển nhanh chóng, các cuộc đấu tranh chống bắt phu, bắt lính,

chống thuế nổ ra ở nhiều nơi. Các xã: Trúc Khê, Phƣợng Liễn, Lũng Tẩu,
Khuổi Kịch, Ngòi Nho, Khuôn Đào, Ao Búc đã có Ban Việt Minh [13, tr.9].
Tại các cuộc mít tinh của nhân dân, cán bộ cách mạng đã diễn thuyết
vạch rõ tội ác của giặc và phổ biến điều lệ, chính sách của Mặt trận Việt
Minh. Cán bộ cách mạng cũng sử dụng những hình thức tuyên truyền vận
động phù hợp với tâm lí của đồng bào nhƣ dựa vào quan hệ họ hàng, láng
giềng, tuổi tác, phong tục tập quán
Tháng 11-1943, cán bộ Việt Minh hoạt động tại vùng xung quanh núi
Hồng đã họp bàn việc mở rộng cơ sở cách mạng. Sau đó, Phân khu Nguyễn
Huệ đƣợc thành lập. Sơn Dƣơng đƣợc chọn là trung tâm chỉ huy của Phân
khu Nguyễn Huệ, nơi đặt đại bản doanh của cơ quan Khu uỷ và nơi đóng
quân của Trung đội Cứu quốc quân III, làm nòng cốt cho công tác vũ trang,
tuyên truyền cách mạng [21, tr.41].
Dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Khu uỷ Nguyễn Huệ, phong trào cách
mạng đã hình thành và phát triển ở khắp các vùng nông thôn trong huyện Sơn
Dƣơng. Phong trào đấu tranh của quần chúng phát triển thành cao trào, trọng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19

tâm của các hoạt động cách mạng là chuẩn bị lực lƣợng khởi nghĩa để giành
chính quyền về tay nhân dân.
Đáp ứng đòi hỏi của phong trào cách mạng đang lên rất cao, tháng 10-1944,
Xứ ủy Bắc kì quyết định tổ chức vƣợt ngục cho 12 đảng viên cộng sản
1
đang bị
địch giam giữ tại nhà tù Chợ Chu (Định Hóa, Thái Nguyên). Cuộc vƣợt ngục
thành công, các ông: Song Hào, Trần Thế Môn, Lê Hiến Mai, Tạ Xuân Thu, Chu
Quý Lƣơng và Trần Tùng đƣợc phân công về Phân khu Nguyễn Huệ, trực tiếp
hoạt động cách mạng tại Sơn Dƣơng [60, tr.66].
Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi về mọi mặt cho phong trào cách mạng

của huyện, đặc biệt là trên lĩnh vực tuyên truyền vận động nhân dân tiếp tục
đứng lên đi theo Đảng làm cách mạng, đánh đuổi quân thù xâm lƣợc.
Công tác tuyên truyền vận động ở Sơn Dƣơng thời kì này tập trung phát
động khí thế đấu tranh của quần chúng nhân dân qua các hình thức phong
phú, đa dạng, nhƣ tổ chức mít tinh, triển lãm tranh ảnh, kẻ vẽ khẩu hiệu phục
vụ cách mạng.
Ngoài việc tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân, các cán bộ
cách mạng còn chú trọng vận động, khơi dậy tinh thần yêu nƣớc của binh lính
ngƣời Việt trong hàng ngũ địch, đặc biệt là binh lính đóng tại hai đồn Đăng
Châu và Thiện Kế. Vừa tuyên truyền vận động vừa kiểm soát khống chế,
trong quá trình xây dựng cơ sở và cao trào tổng khởi nghĩa, ta đã phân hoá
đƣợc binh lính, chính quyền tay sai địch ở tất cả các xã trong huyện.
Đêm 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp. Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng
ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12-3-1945),
quyết định phát động cao trào cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân.


1
Đó là: Song Hào, Trần Thế Môn, Lê Hiến Mai, Tạ Xuân Thu, Chu Quý Lƣơng, Trần
Tùng, Nhị Quý, Vũ Phong, Hoàng Bá Sơn, Phạm Ngọc Bổng, Trung Đình và Nguyễn Cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20

Ngày 10-3-1945, tại Sơn Dƣơng, nhận thấy thời cơ khởi nghĩa giành
chính quyền đã chín muồi, Khu uỷ Phân khu Nguyễn Huệ họp dƣới sự chủ trì
của Song Hào
1
, đã quyết định chọn Thanh La (nay là xã Minh Thanh) làm nơi
khởi nghĩa giành chính quyền đầu tiên trong cả vùng.
Đêm 10-3-1945, ta đã giải phóng hoàn toàn xã Thanh La. Thừa thắng,

quân cách mạng tiến về giải phóng đồn Đăng Châu, huyện lị Sơn Dƣơng và
các xã lân cận. Ngay sau khi Đăng Châu đƣợc giải phóng, Phân khu uỷ
Nguyễn Huệ tổ chức mít tinh tại Đình Thanh La, tuyên bố thành lập châu Tự
Do và Uỷ ban cách mạng lâm thời Châu. Đây là huyện đầu tiên trong cả nƣớc
đã giành đƣợc chính quyền cách mạng về tay nhân dân [59, tr.19].
Sau khi khởi nghĩa Thanh La thắng lợi, đồn Đăng Châu bị tiêu diệt, châu
Tự Do đƣợc thành lập, phong trào cách mạng phát triển cực kì nhanh chóng. Từ
châu Tự Do, các đoàn quân khởi nghĩa đƣợc lệnh toả đi giải phóng các nơi, nhƣ:
Đại Từ, Định Hóa, Yên Sơn, Chiêm Hóa, Nà Hang, Phù Ninh, Đoan Hùng…
Đầu tháng 5-1945, dƣới sự chỉ huy của Lê Dục Tôn, Hoàng Bắc Dũng, Kim
Ngọc, quân và dân ta đã giải phóng hoàn toàn vùng trung và hạ huyện Sơn
Dƣơng, chính quyền cách mạng các xã nhanh chóng đƣợc thành lập. Ngày 15-5-
1945, quân cách mạng tổ chức cuộc mít tinh lớn tại thôn Đồng Khuôn, xã Phú
Lƣơng; Lê Dục Tôn thay mặt Khu uỷ Phân khu Nguyễn Huệ đã tuyên bố
thành lập châu Kháng Địch, bao gồm trung, hạ huyện Sơn Dƣơng và một
phần Đoan Hùng, Phù Ninh (Phú Thọ), Lập Thạch (Vĩnh Phúc)
2
[17, tr.41].
Đến đây, công cuộc vận động cách mạng giải phóng đầy hi sinh, gian
khổ đã hoàn toàn thắng lợi trên phạm vi toàn huyện.


1
Lúc này, Song Hào giữ chức vụ Bí thƣ Khu uỷ Phân khu Nguyễn Huệ. Trụ sở cơ
quan Khu uỷ Nguyễn Huệ đóng tại thôn Ao Búc, xã Trung Yên, huyện Sơn Dƣơng.

2
Ban châu Kháng Địch do Trần Tiến Thanh làm Chủ tịch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21


Sơn Dƣơng đƣợc giải phóng, kết thúc ách thống trị tàn bạo dã man của
chế độ thực dân, phong kiến, ƣớc mong tự do độc lập bao đời nay đã trở thành
hiện thực.
Có đƣợc thắng lợi to lớn đó, là do Đảng ta có đƣờng lối cách mạng đúng
đắn, đƣợc các cán bộ Việt Minh tuyên truyền, vận động nhân dân đứng lên
làm cách mạng. Nhân dân trong huyện, sau khi đƣợc tuyên truyền vận động
đã hiểu rõ mục tiêu cao cả của cách mạng, kiên quyết theo Đảng nguyện hi
sinh sức ngƣời, sức của và cả xƣơng máu suốt chặng đƣờng chông gai của
cách mạng.
Thắng lợi này đã tạo ra bƣớc phát triển vƣợt bậc của phong trào cách
mạng trong huyện, là điều kiện quan trọng tiên quyết để Hồ Chí Minh cùng
Trung ƣơng Đảng quyết định về Sơn Dƣơng - Tân Trào hoạt động cách mạng.
Ngày 21-5-1945, lãnh tụ Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) về xã Tân
Trào để lãnh đạo cách mạng Việt Nam [2, tr.45]. Tại đây, Ngƣời chỉ thị thành
lập Khu giải phóng, Tân Trào là trung tâm, trở thành thủ đô của Khu giải
phóng [71, tr.34].
Mƣời chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh đƣợc thực hiện, công tác
tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tăng gia sản xuất, tham gia các tổ
chức cách mạng, bình dân học vụ, xây dựng nếp sống mới, đƣợc đặc biệt
quan tâm và tăng cƣờng.
Tháng 8-1945, thời cơ cách mạng trong cả nƣớc đã chín muồi. Tại Sơn
Dƣơng, nhiều hoạt động quan trọng của Trung ƣơng Đảng và Hồ Chí Minh đã
liên tiếp diễn ra, có tính quyết định vận mệnh phong trào cách mạng của cả
nƣớc. Trong hai ngày, từ ngày 14 đến 15-8-1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc
của Đảng họp tại Tân Trào, quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa, Uỷ ban
khởi nghĩa toàn quốc đƣợc thành lập. Ngày 16-8-1945, Quốc dân Đại hội cũng
đƣợc triệu tập tại Tân Trào. Đại hội biểu thị ý chí quyết tâm sắt đá giành độc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22


lập dân tộc của đồng bào cả nƣớc và bầu ra Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt
Nam tức Chính phủ lâm thời do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch [72, tr.56].
Từ Tân Trào - Sơn Dƣơng, lệnh Tổng khởi nghĩa đƣợc truyền đi, cả
nƣớc nhất loạt đứng lên giành chính quyền. Ngày 19-8-1945, chính quyền ở
thủ đô Hà Nội đã về tay nhân dân. Ngày 22-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh
rời Tân Trào về Hà Nội. Ngày 2-9-1945, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nƣớc Việt Nam dân
chủ cộng hòa, mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

1.2. TỔ TUYÊN TRUYỀN VÀ CỔ ĐỘNG HUYỆN UỶ SƠN DƢƠNG RA
ĐỜI PHỤC VỤ CÔNG CUỘC KHÁNG CHIẾN, KIẾN QUỐC (1945 - 1954)

Vừa mới ra đời, nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đã phải đứng trƣớc
những thử thách hết sức gay go, phức tạp, phải đối đầu với giặc ngoài thù
trong. Tình thế cách mạng nhƣ ngàn cân treo sợi tóc.
Trƣớc tình hình vô cùng cấp bách, ngày 25-11-1945, Trung ƣơng Đảng
ra Chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc”, vạch rõ nhiệm vụ trƣớc mắt, chủ yếu là
phải củng cố chính quyền cách mạng, chống kẻ thù xâm lƣợc, bài trừ nội
phản, cải thiện đời sống nhân dân.
Là vùng căn cứ địa cách mạng, thực tế ở Sơn Dƣơng lúc này không bị
quân Tƣởng chiếm đóng, các ổ nhóm phản động cơ bản đã bị trấn áp từ những
ngày đầu chính quyền cách mạng mới thành lập, nhƣng về kinh tế - xã hội rất
khó khăn.
Cán bộ, đảng viên từ huyện đến cơ sở bám sát quần chúng tích cực tuyên
truyền, vận động, hƣớng dẫn nhân dân bình tĩnh, quyết tâm đấu tranh vƣợt
qua mọi khó khăn, thử thách.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23


Diệt giặc đói là nhiệm vụ vô cùng cấp bách trƣớc mắt của toàn Đảng bộ
và nhân dân trong huyện. Các tổ chức Cứu quốc của Mặt trận Việt Minh tích
cực tuyên truyền vận động hội viên, đoàn viên phát huy tinh thần tƣơng thân,
tƣơng ái, động viên nhân dân tích cực tăng gia sản xuất với khẩu hiệu “Tấc
đất tấc vàng”, “Không một tấc đất bỏ hoang” để khắc phục nạn đói.
Mặc dù còn khó khăn, túng thiếu, đồng bào các dân tộc trong huyện vẫn
hăng hái tham gia Tuần lễ vàng do Chính phủ phát động để xây dựng nền tài
chính Quốc gia. Nhiều ngƣời không ngần ngại đóng góp cả những đồ vật quý
giá của gia đình ủng hộ cách mạng. Nhân dân trong huyện còn tự nguyện
đóng đảm phụ quốc phòng, xây dựng quỹ độc lập.
Song song với giải quyết khó khăn về kinh tế, tài chính, Mặt trận Việt
Minh cũng là lực lƣợng xung kích trong cuộc vận động nhân dân tham gia
phong trào bình dân học vụ.
Thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch "những người biết chữ hãy dạy
cho người chưa biết chữ những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học
cho biết", cán bộ, đảng viên trong toàn huyện vừa tích cực tham gia học tập
vừa động viên tạo điều kiện cho những ngƣời thân trong gia đình đi học. Các
lớp bình dân học vụ đƣợc mở ở khắp nơi trong huyện, lôi cuốn mọi tầng lớp
nhân dân tham gia. Tại các lớp học, học viên thiếu giấy bút thì dùng than viết
lên tƣờng, dùng que viết lên mặt đất, thậm chí viết lên lá chuối Tại một số
nơi, ở đƣờng đi vào cổng chợ đều dựng hai cổng, ai biết đọc đƣợc đi cổng
chính, ai không biết chữ phải đi cổng phụ.
Để tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng trong điều kiện Đảng tạm rút vào hoạt
động bí mật, ở Sơn Dƣơng "Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác" đƣợc thành lập để
mở rộng việc học tập lí luận chính trị, văn hoá trong Đảng và ngoài nhân dân.
Sách báo của Đảng đƣợc lƣu truyền rộng rãi. Các lớp Lí luận cộng sản sơ giải đã
bƣớc đầu trang bị và nâng cao giác ngộ chủ nghĩa cộng sản cho cán bộ, đảng viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24


Mặt khác, công tác tuyên truyền vận động thời kì này còn động viên cổ
vũ nhân dân tích cực tham gia công tác xây dựng chính quyền ở cơ sở. Thông
qua việc giải thích, tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về chính
quyền cách mạng, từ đó lựa chọn bầu những đại biểu xứng đáng vào chính
quyền các cấp. Vận động nhân dân hăng hái tham gia cuộc Tổng tuyển cử đầu
tiên của đất nƣớc, nhiều cán bộ, đảng viên của huyện đã đến tận các làng bản
vận động, tổ chức nhân dân đi bỏ phiếu.
Ngày 1-5-1946, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Sơn Dƣơng
chính thức đƣợc thành lập, gồm 5 đảng viên do Chu Quý Lƣơng làm Bí thƣ.
Sau đó, ngày 19-5-1946, Chi bộ Đảng đã họp tại căn lán nhỏ bên bờ sông Phó
Đáy, thuộc Làng Sảo, xã Hợp Thành, quyết định thành lập Tổ Tuyền truyền
và cổ động huyện. Ma Văn Chuyền
1
, Phó Bí thƣ Chi bộ Đảng huyện Sơn
Dƣơng, phụ trách công tác Đảng vụ đƣợc Chi bộ phân công kiêm nhiệm Tổ
trƣởng Tổ truyên truyền và cổ động. Đồng thời, Chi bộ phân công hai tổ viên
là Nguyễn Ngọc Huy, phụ trách tuyên truyền cổ động và Ma Xuân Hoè theo
dõi huấn luyện học tập [34].
Sự ra đời của Tổ Tuyên truyền và cổ động - tổ chức tiền thân của Ban
Tuyên giáo Huyện ủy ngày nay - có ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng, nó
đánh dấu bƣớc phát triển vƣợt bậc về công tác tƣ tƣởng chính trị của huyện. Từ
đây, huyện Sơn Dƣơng đã có một cơ quan chuyên trách làm công tác tham mƣu
và tổ chức thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực tuyên truyền và huấn học.
Năm 1946, do số lƣợng đảng viên toàn huyện còn ít (mới có 5 đảng
viên) nên công tác tuyên truyền và cổ động còn gặp nhiều khó khăn. Song,
với quan điểm toàn Chi bộ Đảng làm công tác tuyên truyền, vận động, mọi
cán bộ, đảng viên đều phải làm công tác vận động truyên truyền, nên nhìn


1

Ma Văn Chuyền (tức Mỵ), ngƣời dân tộc Tày, sinh năm 1919 tại làng Cầu Toa, xã
Thanh La (nay là xã Minh Thanh). Đồng chí Chuyền là một trong ba đảng viên đầu tiên
của Chi bộ Đảng huyện Sơn Dƣơng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25

chung, thời kì này cán bộ các cấp từ huyện đến cơ sở trực tiếp tuyên truyền
vận động nhân dân thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, nhất là các chỉ
thị, nghị quyết về công cuộc kháng chiến, kiến quốc của dân tộc.
Nhờ sự hoạt động tích cực của Tổ tuyên truyền và cổ động huyện Sơn
Dƣơng và của toàn thể cán bộ, đảng viên trong huyện, năm 1946 đã có
16.900/17.500 dân số toàn huyện đƣợc học tập các chủ trƣơng, đƣờng lối của
Đảng; có 8.500 ngƣời trong huyện hăng hái tham gia các tổ chức Cứu quốc [34].
Nhờ sự hoạt động tích cực của mình, Tổ luôn hoàn thành nhiệm vụ đƣợc
giao, góp phần cùng toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện giữ
vững thành quả cách mạng, bƣớc đầu xây dựng chế độ mới, cùng cả nƣớc
vững vàng bƣớc vào cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp.
Ngày 19-12-1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Với địa thế hiểm yếu,
phong trào cách mạng vững chắc đƣợc xây dựng từ thời kì Cách mạng tháng
Tám 1945, Sơn Dƣơng trở thành một trong những trung tâm căn cứ địa của
cách mạng Việt Nam, nơi ở và làm việc nhiều năm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, các cơ quan Trung ƣơng Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận trong
cuộc kháng chiến trƣờng kì chống thực dân Pháp xâm lƣợc [58, tr.51].
Ngày 2-4-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về đến Làng Sảo, xã Hợp Thành,
huyện Sơn Dƣơng. Sau đó, nhiều lãnh đạo cấp cao của Đảng (Tôn Đức Thắng,
Trƣờng Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt…) và trên
40 cơ quan Trung ƣơng của Đảng, Chính phủ đã về ở làm việc tại Sơn Dƣơng
(Ban Tuyên huấn Trung ƣơng Đảng, Ban Tổ chức Trung ƣơng, Văn phòng
Trung ƣơng, Văn phòng Chủ tịch phủ, Thủ tƣớng phủ, Nha Công an, Bộ Ngoại
giao, Mặt trận Liên Việt, Bộ Tài chính, Ban Thanh tra Chính phủ…) [37].

Lúc này, Sơn Dƣơng là một trong những trung tâm căn cứ địa của cách
mạng Việt Nam. Đây là một trách nhiệm nặng nề, nhƣng cũng vô cùng vinh
dự của Đảng bộ và nhân dân Sơn Dƣơng trong việc bảo vệ Hồ Chủ tịch, các

×