Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.03 KB, 3 trang )
Ứng dụng sơ đồ tư duy trong học tập
Một trong những phương pháp học tập hiệu quả hiện đang được
nhiều sinh viên, học sinh áp dụng là học bằng sơ đồ tư duy
Ba bước tạo sơ đồ
Thứ nhất, vẽ chủ đề chính ở trung tâm tờ giấy với hình ảnh và màu
sắc nổi bật, bổ sung thêm từ ngữ nếu chủ đề không rõ ràng. Tiếp
theo, từ chủ đề trung tâm vẽ các nhánh, mỗi nhánh biểu thị cho một
nội dung. Sau cùng, vẽ thêm các nhánh nhỏ, tương đương với từng
ý và chi tiết hỗ trợ trong tiêu đề phụ. Những từ khóa dù tiêu đề chính
hay phụ cũng nên viết in hoa để dễ nhìn, dễ nhớ. Nếu bài học có ít
nội dung (ít các nhánh) nên vẽ các nhánh ấy tỏa khắp bốn góc của tờ
giấy vì đây là cách phóng đại hình ảnh tốt nhất, giúp người học nắm
bắt ngay các ý chính.
Các nhánh chính phải tô màu nhằm phân biệt các ý. Tùy theo ý nghĩa
của từ khóa mà chọn màu phù hợp. Chẳng hạn với từ khóa là “ánh
sáng” thì dùng màu vàng để biểu thị cho ánh sáng mặt trời, từ khóa
là “rừng” dùng màu xanh lá cây. Thông qua màu sắc, người học sẽ
liên tưởng ngay đến nội dung từ khóa nhưng cũng đừng quá lạm
dụng màu sắc vì dễ gây nhầm lẫn.
Bốn mốc thời gian ôn luyện
Thời gian ôn luyện lý tưởng như sau: 10 phút, 1 ngày, 1 tuần và 1
tháng sau khi vẽ. Các bước ôn luyện như sau: Nhìn qua sơ đồ,
không đọc nội dung mà ước chừng thời gian để có thể ghi lại hết các
nét và từ khóa. Chỉnh đồng hồ báo thức đúng thời lượng rồi bắt đầu
học bài bằng việc ghi lại từng nhánh sơ đồ. Đối chiếu bài làm với bản
chính. Có thể trong lần đầu sẽ thiếu sót một vài từ khóa, một vài
nhánh, hãy nhìn kỹ những từ khóa đó để chắc chắn sẽ không quên
trong lần ôn tiếp theo.
“Một ngày số lượng từ mới bắt buộc mình phải nhớ là rất nhiều. Nhờ
sơ đồ tư duy, mình đã nhớ lâu hơn, hệ thống nhanh các dạng của từ,
giúp mình có sự so sánh, cân nhắc việc dùng từ mang lại hiệu quả