Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ứng dụng sơ đồ tư duy đa chiều trong học nhóm potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.79 KB, 6 trang )

Ứng dụng sơ đồ tư duy đa
chiều trong học nhóm

Cùngvới việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới
phươngpháp dạy học theo triết lý lấy người học làm trung tâm được đặt
ra mộtcách bức thiết. Bản chất của dạy học lấy người học làm trung tâm
làphát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học.

Đểlàm được điều đó thì vấn đề đầu tiên mà người giáo viên cần nhận
thứcrõ ràng là quy luật nhận thức của người học. Người học là chủ thể
hoạtđộng chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ chứ không phải
là“cái bình chứa kiến thức” một cách thụ động.

Trong thực tế hiện nay,còn nhiều học sinh, sinh viên học tập một cách
thụ động, chỉ đơn thuầnlà nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn
luyện kỹ năng tư duy. Họcsinh chỉ học bài nào biết bài đấy, cô lập nội
dung của các môn, phânmôn mà chưa có sự liên hệ kiến thức với nhau vì
vậy mà chưa phát triểnđược tư duy logic và tư duy hệ thống. Sử dụng sơ
đồ tư duy giúp các emgiải quyết được các vấn đề trên và nâng cao hiệu
quả học tập.

Sau khi nghiên cứu cuốnsách “Use your head” và cuốn “Mind maps at
work” của tác giả Tony Buzan- cuốn sách đầu tiên về hoạt động của bộ
não, được thiết kế để giúpchúng ta hiểu được cỗ máy sinh học của chính
chúng ta, để chăm sóc nóvà để bạn giải phóng cho những khả năng phi
thường mà chúng ta có.Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động
của bộ não và nên sửdụng nó như thế nào để có hiệu quả tối ưu, hay có
thể ghi nhớ lâu hơn,đọc nhanh hơn, hiệu quả hơn. Không những vậy,
chúng ta còn hiểu được sơđồ tư duy, thấy được sự tương thích giữa sơ
đồ tư duy với cấu tạo, chứcnăng và hoạt động của bộ não. Từ đó thấy
được vai trò quan trọng của nótrong học tập và trong đời sống. Sơ đồ tư


duy không chỉ có tác dụng vớimỗi cá nhân mà nó còn phát huy được sức
mạnh của tập thể.

Từ những kiến thức trên,chúng tôi hình thành ý tưởng đó là ứng dụng sơ
đồ tư duy trong học nhómđể có thể phát huy tối đa năng lực của mỗi cá
nhân cũng như của cảnhóm. Với lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài
“ứng dụng sơ đồ tư duyđa chiều trong học nhóm”.

Đề tài đặt ra mục đích,nhiệm vụ của nghiên cứu đó là: ứng dụng triệt để
sơ đồ tư duy vào trongdạy học nói chung và giảng dạy sinh học nói riêng
để phát huy tối đakhả năng tư duy, đặc biệt là tư duy hệ thống, giúp
người học rèn luyệnkỹ năng làm việc nhóm, để dễ dàng tiếp nhận được
kiến thức sau này vàgiải quyết được những vấn đề gặp phải trong cuộc
sống.

ý nghĩa của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy, học nhóm

Sơ đồ tư duy chính làmột bức tranh tổng thể về chủ đề đang hướng tới
để mỗi cá nhân có thểhiểu được bức tranh đó, nắm bắt được diễn biến
của quá trình tư duytheo nhóm đang diễn ra đến đâu, đang ở nhánh nào
của sơ đồ tư duy vàtổng quan toàn bộ kết quả của nhóm ra sao. Điều này
giúp tiết kiệm thờigian làm việc trong nhóm do các thành viên không
mất thời gian giảithích ý tưởng của mình thuộc ý lớn nào. Trong quá
trình thảo luận nhómcó rất nhiều ý kiến trong khi đó mỗi người luôn giữ
chính kiến củamình, không hướng vào mục tiêu đã đề ra dẫn đến không
rút ra được kếtluận cuối cùng. Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ khắc phục được
những hạn chế đóbởi sơ đồ tư duy tạo nên sự đồng thuận trong nhóm,
các thành viên đềusuy nghĩ tập trung vào một vấn đề chung cần giải
quyết, tránh được hiệntượng lan man và đi lạc chủ đề. Không những
vậy, sơ đồ tư duy đa chiềutạo nên sự cân bằng giữa các cá nhân và cân

bằng trong tập thể. Mọithành viên đều đóng góp ý kiến và cùng nhau
xây dựng nên sơ đồ tư duycủa cả nhóm. Các thành viên tôn trọng ý kiến
của nhau và các ý kiến đềuđược thể hiện trên sơ đồ tư duy.

Sơ đồ tư duy là một côngcụ tư duy thực sự hiệu quả bởi nó tối đa hoá
được nguồn lực của cá nhânvà tập thể. Mỗi thành viên đều rèn luyện
được khả năng tư duy, kỹ năngthuyết trình và làm việc khoa học. Sử
dụng sơ đồ tư duy giúp cho cácthành viên hiểu được nội dung bài học
một cách rõ ràng và hệ thống.Việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ
tốt hơn. Chỉ cần nhìn vào sơ đồtư duy, bất kỳ thành viên nào của nhóm
cũng có thể thuyết trình đượcnội dung bài học.

Sơ đồ tư duy cung cấpcho ta cái nhìn chi tiết và cụ thể. Khi mọi người
tập trung vào chủ đềở giữa thì bộ não của mỗi thành viên đều hướng tới
trọng tâm tạo nên sựđồng thuận tập thể, cùng hướng tới một mục tiêu
chung và định hướngđược kết quả.

Các nhánh chính của sơđồ tư duy đưa ra cấu trúc tổng thể giúp các thành
viên định hướng tưduy một cách logic. Bên cạnh đó, các nhánh phụ kích
thích tính sáng tạođồng thời hiểu được tư duy cũng như sự tích cực của
mỗi thành viên.

Như vậy sử dụng sơđồ tư duy trong dạy học nhóm đã phát huy được tính
sáng tạo, tối đa hoákhả năng của mỗi cá nhân đồng thời kết hợp sức
mạnh cá nhân thành sứcmạnh tập thể để có thể giải quyết được các vấn
đề một cách hiệu quả. Sơđồ tư duy tạo cho mỗi thành viên cơ hội được
giao lưu học hỏi và pháttriển chính mình một cách hoàn thiện hơn.

×