Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Nghiên cứu triển vọng xuất khẩu trái cây tươi việt nam sang thị trường canada – áp dụng mô hình trọng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.63 MB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG THỊ THANH THÁI

NGHIÊN CỨU TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU
TRÁI CÂY TƯƠI VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
CANADA – ÁP DỤNG MƠ HÌNH TRỌNG LỰC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG THỊ THANH THÁI

NGHIÊN CỨU TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU
TRÁI CÂY TƯƠI VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
CANADA – ÁP DỤNG MƠ HÌNH TRỌNG LỰC

Chun ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 8340121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS. TS. NGUYỄN ĐƠNG PHONG



Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu triển vọng xuất khẩu trái cây tươi
Việt Nam sang thị trường Canada – áp dụng mơ hình trọng lực” là kết quả của quá trình
nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của bản thân. Các số liệu trong luận văn
được thu thập từ các nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được xử lý trung thực khách quan
và chưa được công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây.
.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 10 năm 2019
Người thực hiện

DƯƠNG THỊ THANH THÁI





DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
Tên đầy đủ

Từ viết tắt
Bộ KH-CN&MT

Bộ Khoa học- Công nghệ và Môi trường

Bộ NN&PTNT


Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn

Tiếng Anh
Từ viết tắt

Tên Tiếng Anh

Tên Tiếng Việt

Asia-Pacific Economic

Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-

Cooperation

Thái Bình Dương

FTA

Free trade agreement

Hiệp định thương mại tự do

OECD

Organization for Economic

Tổ chức Hợp tác và Phát triển


Co-operation and Development

Kinh tế

APEC

Đô la Mỹ

USD
WEF

World Economic Forum

Diễn đàn kinh tế thế giới

WHO

World Trade Organization

Tổ chức Y tế thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các loại trái cây chính theo định nghĩa của FAO


8

Bảng 2.2: Trái cây theo Hệ thống hài hịa mơ tả và mã hóa hàng hóa

9

Bảng 2.3: Mùa vụ các loại quả tại Việt Nam và Canada

12

Bảng 2.4: Tổng hợp các nhân tố tác động đến xuất khẩu và xuất khẩu nơng sản

26

ứng dụng mơ hình trọng lực từ các nghiên cứu trước
Bảng 4.1: Thị phần thị trường xuất khẩu Trung Quốc của trái cây tươi Việt

45

Nam giai đoạn 2001-2017
Bảng 4.2: 14 loại quả xuất khẩu đạt giá trị từ 1 triệu USD năm 2017

47

Bảng 4.3: Số lượng trái cây nhiệt đới trên một người Canada năm 2017

54

Bảng 4.4: Thống kê mô tả các biến trong mô hình


59

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị của dữ liệu bảng

62

(panel uni-root test)
Bảng 4.6: Ma trận hệ số tương quan từng cặp giữa các biến độc lập với giá trị

63

xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam 2001-2017
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy 2 mơ hình Pooled OLS và REM

65

Bảng 4.8: Thử nghiệm số nhân Breusch-Pagan Lagrangian lựa chọn giữa

67

mơ hình Pooled OLS và REM
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến của các biến độc lập

67

Bảng 4.10: Kết quả ước tính các nhân tố tác động đến xuất khẩu trái cây tươi

69


Việt Nam theo phương pháp FGLS


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Khung phân tích các nhân tố tác động đến xuất khẩu nơng sản

19

Việt Nam
Hình 2.2: Năng lực tuân thủ quy định nhập khẩu của rau quả tươi Việt Nam tại

29

các thị trường 2002-2012
Hình 2.3: Nguyên nhân trái cây bị từ chối từ một số thị trường giai đoạn 2002-

30

2010
Hình 2.4: Mơ hình nghiên cứu đề xuất của tác giả

36

Hình 4.6: 5 quốc gia nhập khẩu trái cây nhiệt đới lớn nhất thế giới năm 2017

52

Hình 4.7: Hướng dẫn thực hành ăn uống tốt của Chính phủ Canada

53


Hình 4.8: Giá trị nhập khẩu trái cây tươi Việt Nam của Canada

55

2001-2017
Hình 4.9: 5 đối tác lớn nhất của ngành nhập khẩu trái cây Canada, 2017

56

Hình 4.10: So sánh tương quan giữa thu nhập bình quân đầu người giữa

76

Canada, Việt Nam và thế giới giai đoạn 2001-2017


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh sách 17 quốc gia đối tác lớn của trái cây tươi Việt Nam
2001-2017
Phụ lục 2: Mức thuế áp dụng cho 5 loại trái cây hàng đầu Việt Nam sang
9 thị trường đối tác lớn năm 2017
Phụ lục 3:10 nước đối tác lớn của ngành nhập khẩu trái cây Canada 2013-2017
Phụ lục 4: Mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (MRL) cho một số loại
trái cây xuất khẩu sang Canada
Phụ lục 5: Tổng giá trị xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang các quốc gia
2001-2017
Phụ lục 6: Trung bình GDP các nước nhập khẩu qua các năm 2001-2017
Phụ lục 7: Quy mô GDP Việt Nam 2001-2017
Phụ lục 8: Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam 2001-2017

Phụ lục 9: Các giai đoạn phát triển kinh tế của Diễn đàn kinh tế thế giới
Phụ lục 10: Khoảng cách địa lý từ Việt Nam tới các quốc gia nhập khẩu
Phụ lục 11: Mức độ tự do hóa thương mại của các quốc gia nhập khẩu
2001-2017
Phụ lục 12: Kiểm định nghiệm đơn vị biến giá trị xuất khẩu trái cây tươi Việt
Nam 2001-2017
Phụ lục 13: Kiểm định nghiệm đơn vị biến GDP nước nhập khẩu (GDPj)
Phụ lục 14: Kiểm định nghiệm đơn vị biến GDP Việt Nam (GDPvn)
Phụ lục 15: Kiểm định nghiệm đơn vị biến khoảng cách trình độ phát triển
kinh tế (Edist)
Phụ lục 16: Kiểm định nghiệm đơn vị biến tỷ giá(Exc)
Phụ lục 17: Kiểm định nghiệm đơn vị biến chỉ số năng lực cạnh tranh toàn
cầu Việt Nam (overallvn)


Phụ lục 18: Kiểm định nghiệm đơn vị biến tự do hóa thương mại các nước
nhập khẩu(tradefreedom)
Phụ lục 19: Kiểm tra hệ số tương quan Pearson giữa các biến độc lập với
biến phụ thuộc
Phụ lục 20: Hồi quy bước 1 với mơ hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM)
Phụ lục 21: Hồi quy bước 1 với mơ hình Bình phương nhỏ nhất gộp(Pooled OLS)
Phụ lục 22: Kiểm định nhân tử Lagrangian lựa chọn giữa hai mơ hìnhPooled OLS và REM
Phụ lục 23: Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến
Phụ lục 24: Kết quả kiểm tra tương quan chuỗi
Phụ lục 25: Kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Phụ lục 26: Kết quả hồi quy với mơ hình Bình phương tối thiểu tổng quát
khả thi (FGLS)
Phụ lục 27: Chỉ số sẵn sàng công nghệ của Canada năm 2018



TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong những năm gần đây, ngành xuất khẩu trái cây tươi đã cho thấy được hiệu quả
kinh tế thiết thực. Xét trên bình diện nhu cầu thế giới, dư địa trái cây tươi Việt Nam còn
nhiều tiềm năng tăng trưởng. Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực, trong đó thị
trường Canada được Bộ Cơng Thương nhìn nhận mở ra nhiều cơ hội, đặc biệt là cơ hội
cho nông sản.
Đúc kết những thông tin trên, tác giả quyết định nghiên cứu các nhân tố tác động đến
xuất khẩu trái tươi Việt Nam sang thị trường Canada. Trong nghiên cứu của mình tác giả
đã chỉ ra thực trạng tiêu biểu của xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam giai đoạn 2001-2017,
đo lường được xu hướng và mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng.
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó, tác giả chọn hướng tiếp cận bằng nghiên
cứu định lượng ứng dụng mô hình trọng lực. Trong đó phương pháp hồi quy với bộ dữ
liệu bảng gồm 17 quốc gia đối tác nhập khẩu trái cây tươi lớn nhất của Việt Nam qua 17
năm giai đoạn 2001-2017. Công cụ hỗ trợ là phần mềm STATA14.
Kết quả ước lượng bằng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS)
cho thấy: GDP Việt Nam, GDP Canada, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt
Nam, tỷ giá có tác động cùng chiều; khoảng cách địa lý, khoảng cách trình độ phát triển
kinh tế có tác động nghịch chiều lên giá trị xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang Canada.
Căn cứ xu hướng và mức độ tác động của các nhân tố trong mơ hình tác giả kiến nghị
giải pháp lên cấp Nhà nước, Cộng đồng doanh nghiệp và Người nông dân nhằm giúp
đẩy mạnh xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường Canada đến năm 2023.
Từ khóa: trái cây tươi, xuất khẩu, thị trường Canada, mơ hình trọng lực, trái cây
nhiệt đới


ABSTRACT
In recent years, fresh fruits exportation is so effective in term of economy. In terms
of world’s demand, the growth of fresh fruit exportation in Vietnam still has been
showing great potential. The CPTPP Agreement came into effect officially. The Ministry
of Industry and Trade appreciated Canadian market that will open many great

opportunities, especially for the agricultural products.
From the above information, the author has decided to research the factors affecting
the Vietnamese fresh fruits exportation value to the Canada. In this study, the author has
pointed out the typical situation of exporting Vietnam fresh fruits from 2001 to 2017 and
measured these factors’s direction as well as their impact intensity.
By inheriting previous studies, the author has chosen using the quantitative approach
through the Gravity model. The dataset contains 289 observations. The space data colum
includes 17 countries that have the largest importation value of Vietnam fresh fruits. The
time data colum is the period of 17 years- from 2001 to 2017. The main supporting tool
is the STATA14 Software.
The results of estimation by the Feasible general least square method (FGLS)
concluded that GDP of Vietnam, GDP of Canada, Vietnam's global competitive index,
Exchange rates that effected acordding to positive direction. In contrast, the geographical
distance and distance of economic development level have negative impact on Vietnam
fresh fruit exportation value to Canada.
Based on results obtained from the regression, the author has proposed some specific
solutions to the Vietnam State, Business Community and Farmers in Vietnam to help
boosting Vietnamese fresh fruits exportation to Canadian to 2023.
Key words: Fresh fruits, Export, Canadian market, Gravity model, Tropical fruits


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chương 1 sẽ giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu, bao gồm: Vấn đề nghiên cứu
và tính cấp thiết của đề tài; mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu; phương pháp
nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài và bố cục.
1.1.

Vấn đề nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài

Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam – đất nước

có nhiều điều kiện về thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi để phát triển nông sản nhiệt đới.
Suốt chặng đường 10 năm vừa qua, nơng sản Việt Nam nói chung và trái cây Việt Nam
nói riêng đã khẳng định được vị thế, bứt phá vươn lên trong danh sách đầu các mặt hàng
nông sản xuất khẩu chủ lực mang về giá trị xuất khẩu tỷ USD và đang trên đà thuận lợi
chinh phục các thị trường khó tính như Canada, Australia, New Zealand, Mỹ, EU, Nhật
Bản. Năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây đạt 2,4 tỷ USD; dẫn trước so với gạo
là 2,2 tỷ USD (theo thống kê của Hiệp hội rau quả Việt Nam). Sang đến năm 2017, dựa
trên thống kê của Tổng Cục Hải Quan, con số này tăng 42,5% so với năm 2016, đưa kim
ngạch xuất khẩu lên đến 3,514 tỷ USD, dẫn trước lúa gạo, hạt điều và cà phê; trở thành
mặt hàng nông sản dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu. Năm 2018, số liệu từ Tổng cục Hải
quan cho thấy toàn ngành trái cây về đích với kim ngạch 3,89 tỷ USD, tăng 10,8% so
với năm 2017. Như vậy, một lần nữa trái cây đã sốn ngơi của nhiều cái tên vốn là đã
từng là nông sản thế mạnh như lúa gạo, chè, hồ tiêu.
Sản xuất và xuất khẩu trái cây được đánh giá cao về tính hiệu quả kinh tế và nhận
được sự hỗ trợ phát triển của Chính phủ và các Bộ, Ngành. Nếu thực hiện phép so sánh
trên quỹ đất sản xuất, trái cây hiện chiếm 850.000 ha diện tích cả nước, tỷ lệ tương quan
so với diện tích trồng lúa là 20% nhưng lại mang về kim ngạch hơn 3,8 tỷ USD/ năm.
Cũng chính vì vậy, tại vùng nơng nghiệp trọng điểm Đồng bằng sơng Cửu Long, Chính
phủ ta đã nhanh chóng thực hiện việc chuyển đổi mang tính chiến lược ưu tiên theo
hướng thủy sản – cây ăn trái – cây lúa, thay vì lúa – thủy sản – cây ăn trái như trước đây


2

(Theo thơng báo từ Văn phịng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
tại “Hội nghị về phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến
đổi khí hậu”)
Ngành xuất khẩu trái cây của Việt Nam hiện đang được hậu thuẫn bởi khá nhiều yếu

tố thuận lợi. Thứ nhất, xét về bình diện lợi thế so sánh, với quan điểm rau quả thuận mùa
cho ra hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao hơn trái mùa, vì vậy mà thúc đẩy hoạt động
xuất nhập khẩu giữa các nước không cùng điều kiện tự nhiên, gia tăng xuất khẩu nhằm
đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Nhân tố thứ hai xuất phát từ sự thay đổi thói quen của người
tiêu dùng, xu hướng sử dụng các loại thực vật tươi, giàu dinh dưỡng từ tự nhiên trong
bữa ăn hằng ngày. Đồng thời, tầng lớp trung lưu với mức thu nhập khả dụng cao ngày
càng nhiều trên thế giới, điều đó thúc đẩy cho việc tiêu dùng phân khúc rau quả sạch, an
toàn theo phương pháp hữu cơ. Thứ ba và có thể xem xét ở vai trò là điều kiện đủ cho
thương mại rau quả tươi là những cải tiến liên tục trong công nghệ sinh học, bảo quản
giúp cải thiện việc duy trì chất lượng tươi của rau quả nói chung so với khi mới thu
hoạch. Kết quả là từ năm 1990 đến 2017, nhu cầu nhập khẩu bơ thế giới đã tăng trung
bình 14%; dứa, xồi và đu đủ cũng có tốc độ tăng trung bình lần lượt là 11%, 10% và
9%. (Triển vọng trái cây nhiệt đới, FAO, 2017).
Một điểm sáng nữa phải kể đến đó là các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã nhận
thấy tiềm năng của ngành và đã có các chiến lược đầu tư để đưa trái cây Việt ra thế giới
một cách nghiêm túc. Cộng hưởng với đó là tín hiệu đáng vui đến từ người nơng dân của
chúng ta trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay đều đã thay đổi dần tư duy sản
xuất, canh tác theo hướng sinh học an toàn nhằm vượt qua các hàng rào kỹ thuật khắt
khe của thị trường nhập khẩu.
Nhiều năm qua, Việt Nam đã rất tích cực tham gia các hiệp định thương mại điển
hình là việc chung tay để Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP) ra đời. Trong số các quốc gia thành viên, Canada được đánh giá là một


3

thị trường triển vọng tốt cho trái cây tươi Việt Nam bởi nhiều nguyên do. Thứ nhất,
CPTPP là hiệp định thương mại đầu tiên giữa Việt Nam và Canada - quốc gia Bắc Mỹ
đầu tiên có một FTA chính thức với Việt Nam. Đây là một thị trường được Bộ Công
Thương đánh giá rất cao cơ hội mở rộng, đẩy mạnh xuất khẩu. Theo thống kê, năm 2013,

Canada nhập khẩu 4,6 tỷ USD mặt hàng trái cây tươi trên thế giới; đến năm 2017, kim
ngạch tăng lên vượt mốc 6 tỷ USD cho thấy nhu cầu nhập khẩu trái cây của Canada đã
không ngừng tăng cao qua các thời kỳ. Thứ hai, xét về điều kiện tự nhiên, khí hậu và thổ
nhưỡng của Canada thích hợp trồng các loại quả như việt quất, táo, nho, nam việt quốc,
dâu tây và một số loại trái cây khác chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong khi đó, Việt Nam lại có
thế mạnh về các loại cây ăn quả nhiệt đới như xồi, chơm chơm, chuối, bưởi, thanh long,
vú sữa, sầu riêng, nhãn, vải và dưa hấu... Sự khác biệt về lợi thế so sánh sẽ thúc đẩy trao
đổi, giao thương trái cây nguồn gốc Việt Nam sang Canada và ngược lại. Tuy tiềm năng
là rất lớn nhưng cơ hội cũng không dễ dàng nắm bắt vì là một quốc gia phát triển, Canada
khơng ngừng nâng cao quy định cho trái cây tươi nhập khẩu.
Trong những năm gần đây, mơ hình lực hấp dẫn được đánh giá là một trong những
công cụ hiệu quả đo lường ảnh hưởng của các nhân tố tới dòng xuất khẩu song phương.
Tổng kết các nghiên cứu trước đó, quy mơ nền kinh tế (đo bằng GDP, GNI hoặc GDP
bình quân đầu người) cho thấy có tác động đến giá trị xuất khẩu. Ngồi ra, khoảng cách
địa lý có ảnh hưởng ở ngược chiều đến giao thương, điều này cũng đã được khẳng định
trong mơ hình trọng lực ngun mẫu. Các yếu tố khác như tỷ giá hối đoái, độ mở nền
kinh tế và chỉ số năng lực cạnh tranh tồn cầu cũng xuất hiện trong nhiều cơng trình
nghiên cứu. Tính đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam, dù cũng có những nghiên cứu sử
dụng mơ hình lưc hấp dẫn nhưng chưa có đề tài nghiên cứu ứng dụng mơ hình này để
đánh giá tác động đến xuất khẩu trái cây tươi. Hơn nữa, ngành xuất khẩu trái cây tươi
Việt Nam tuy tăng trưởng đều đặn nhưng ước tính mới chỉ cung ứng khoảng 1% nhu cầu
thị trường thế giới, điều đó cho thấy dư địa để phát triển là khá nhiều. Chính vì những lý


4

do trên cũng như ý nghĩa của việc đón đầu nghiên cứu mới khi đặt ngành xuất khẩu trái
cây Việt Nam trong bối cảnh tận dụng Hiệp định CPTPP từng bước chinh phục các thị
trường khác trong khối, tác giả chọn đề tài: “Triển vọng xuất khẩu trái cây tươi Việt
Nam sang thị trường Canada – Áp dụng mơ hình trọng lực” nhằm tìm ra giải pháp

giúp Việt Nam tăng tốc đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu cho ngành hàng này.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài hướng đến đạt được các mục tiêu như sau:
1.2.1.

Mục tiêu chung

Nghiên cứu các nhân tố tác động đến xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam sang
Canada. Đồng thời đánh giá xu hướng và mức độ tác động của các nhân tố này. Dựa vào
kết quả đạt được, đề tài kiến nghị một số giải pháp, hàm ý chính sách nhằm đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu của ngành hàng này đến năm 2023.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam giai đoạn 2001-2017, những
thành tựu đạt được, hạn chế, nguyên nhân tồn tại của những hạn chế này.
Xác định, kiểm định và đánh giá xu hướng tác động của các nhân tố đến xuất khẩu
trái cây tươi Việt Nam vào thị trường Canada dưới cách tiếp cận của mơ hình trọng lực.
Kiến nghị hàm ý chính sách nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi Việt
Nam vào thị trường mục tiêu đến năm 2023.
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu trái cây
tươi Việt Nam sang thị trường Canada và xu hướng, mức độ tác động của các yếu tố này.
Phạm vi nghiên cứu



Phạm vi về không gian:


5

Đề tài thực hiện nghiên cứu trong phạm vi nước xuất khẩu là Việt Nam và thị
trường nhập khẩu là Canada cùng 16 quốc gia và vùng lãnh thổ có giá trị nhập khẩu
trái cây tươi của Việt Nam lớn nhất trong giai đoạn 2001-2017


Phạm vi về thời gian:
Đề tài phân tích thực trạng xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam trong giai đoạn 2001-

2017, đề xuất giải pháp, kiến nghị đến năm 2023.


Phạm vi về nội dung:

Thứ nhất đề tài nghiên cứu, đánh giá, lượng hóa mức độ ảnh hưởng các nhân tố tác
động đến xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường mục tiêu sử dụng mơ hình
lực hấp dẫn.
Thứ hai đề tài thực hiện nghiên cứu đối với các loại trái cây tươi mà Việt Nam có thế
mạnh sản xuất, phù hợp xu hướng, nhu cầu nhập khẩu khi xuất sang thị trường Canada
cụ thể là dòng trái cây nhiệt đới.
Thứ ba các nội dung phân tích, đánh giá, kết quả đạt được hướng đến mục đích đề
xuất giải pháp đẩy mạnh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang
thị trường Canada đến năm 2023.
1.4.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài tiếp cận mục tiêu với hướng nghiên cứu định lượng bằng Mơ hình trọng lực

(Gravity Model). Sau khi tiến hành lược khảo lý thuyết nhằm xác định, điều chỉnh các
biến quan sát cho phù hợp bối cảnh nghiên cứu, tác giả phát họa mơ hình nghiên cứu
chính thức.
Tiếp theo, dữ liệu được thu thập là kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam
qua Canada trong phạm vị nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2017. Tác giả sử dụng phần
mềm STATA để phân tích dữ liệu bảng và ước lượng theo phương pháp bình phương
tối thiểu tổng quát khả thi FGLS (Feasible Generalized Least Square). Ưu điểm của


6

phương pháp này là có thể xử lý tốt hai hiện tượng tự tương quan và phương sai sai số
thay đổi.
1.5.

Ý nghĩa thực tiễn

Một thực trạng nổi bật trong xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam là phụ thuộc quá nhiều
vào thị trường Trung Quốc điển hình với tỷ trọng thị phần hơn 70%. Trên thực tế dù là
thị trường nhập khẩu trái cây lớn nhất của Việt Nam nhưng cho đến nay Trung Quốc chỉ
mở cửa chính ngạch cho 8 loại quả là: Dưa hấu, thanh long, vải, chuối, nhãn, mít, xồi,
chơm chơm. Chính sự phụ thuộc vào một thị trường dễ tính trong thời gian dài đã đẩy
ngành trái cây Việt luôn trong thế bị động, xuất khẩu thiếu tính bền vững, ln phải đối
mặt với tình trạng dội chợ, được mùa mất giá. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu các loại
trái cây tươi vùng nhiệt đới của những nước phát triển như Canada ngày càng gia tăng,
lại trong bối cảnh Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP) được ký kết và có hiệu lực, mở toang cánh cửa hội nhập giữa Việt Nam và một
số thị trường các nước Châu Mỹ. Và Canada là một trong số các quốc gia ấy.

Vì vậy nghiên cứu này đóng góp ý nghĩa trong việc đón sóng cơ hội, đưa trái cây tiếp
cận thị trường quốc gia Bắc Mỹ là Canada, từ đó làm bàn đạp để từng bước vươn đến
các quốc gia khác trong Châu Mỹ. Xuất phát từ vấn đề được cho là nóng của ngành trái
cây thời gian qua, đề tài thực hiện nghiên cứu mang tính giải thích, tìm ra các nhân tố,
khám phá quy luật tác động đối với thị trường mới sẽ đóng vai trị là tài liệu tham khảo
cho công tác nghiên cứu ứng dụng các Bộ, Ngành, Thương vụ, Tham tán thương mại,
Hiệp hội ngành hàng, Viện nghiên cứu chiến lược, Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu trong
việc hoạch định chính sách, xây dựng chương trình xúc tiến thương mại, định hướng thị
trường, kế hoạch hành động hỗ trợ tích cực, kịp thời cho cộng đồng doanh nghiệp đặc
biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nông hộ sản xuất, các ngành công nghiệp phụ trợ
nhằm mục tiêu cuối cùng là đưa ngành trái cây Việt Nam xuất khẩu và cạnh tranh bền
vững tại thị trường rất có tiềm năng là Canada. Trên bình diện khoa học, đề tài ra đời


7

cũng sẽ đóng góp một phần trong kho tàng các cơ sở lý luận, thực tiễn cho các nghiên
cứu sau này. Trước đây, chưa từng có tác giả nào nghiên cứu và đánh giá tác động các
nhân tố đến hoạt động xuất khẩu của mặt hàng cụ thể là trái cây tươi, cũng như chưa có
một lý thuyết nào về các nhân tố tác động đến xuất khẩu mặt hàng này được kết luận.
Thêm vào đó, thị trường tác giả chọn lựa, do đang được thổi sức nóng từ Hiệp định Đối
tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương(CPTPP) nên được đánh giá là rất hấp
dẫn.
1.6.

Bố cục của đề tài

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu, giới thiệu tổng quát lý do chọn đề tài và
vấn đề nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi, phương pháp nghiên
cứu, ý nghĩa đề tài và kết cấu.

Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu trình bày, khảo lược nền
tảng các lý thuyết về thương mại quốc tế. Trên cơ sở đó đề xuất xây dựng mơ hình nghiên
cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu chính thức trình bày cách
thiết kế mơ hình, phân tích dữ liệu định lượng để đo lường các nhân tố.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và kiểm định mơ hình nghiên cứu, tác giả đánh giá
thực trạng xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam sang thị trường mục tiêu, trình bày kết
quả phân tích dữ liệu bao gồm thống kê mơ tả, đo lường mức độ tác động của các nhân
tố.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi
Việt Nam sang thị trường Canada đến năm 2023


8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ MƠ
HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1.

Các khái niệm liên quan

2.1.1. Khái niệm về trái cây
Mặt hàng trái cây được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO)
định nghĩa như sau: Trái cây bao gồm các loại trái và quả mọng được đặc trưng bởi
hương vị ngọt ngào (trừ một số ngoại lệ). Hầu hết đều là cây trồng lâu năm, chủ yếu mọc
từ cây, bụi rậm và cây bụi, cũng như dây leo hoặc từ cọ (như trái dừa). Quả và quả mọng
mọc trên cành, thân hoặc thân cây, thường mọc đơn lẻ nhưng đơi khi nhóm thành chùm
hoặc bụi. Cây trồng thương mại thường được trồng trong các nông trại, đồn điều, nhưng
một lượng lớn trái cây cũng được thu thập từ các cây mọc dại. Dưa và dưa hấu dù thường
được coi là trái cây nhưng FAO nhóm chúng với rau vì chúng là cây trồng và thu hoạch

như rau. Trái cây chứa hàm lượng nước rất cao, khoảng 70-90% trọng lượng; chứa nhiều
vitamin, khoáng chất và axit hữu cơ; một số loại có hàm lượng chất xơ cao. Trái cây rất
dễ hỏng. Thời hạn sử dụng của chúng có thể được kéo dài thơng qua sử dụng hóa chất
ức chế phát triển và kiểm sốt nhiệt độ, áp suất và độ ẩm môi trường sau khi được thu
hoạch.
FAO liệt kê 36 loại cây ăn quả chính. Mã và tên của mỗi loại được liệt kê dưới bảng
sau đây:


9

Bảng 2.1: Các loại trái cây chính theo định nghĩa của FAO
STT FAO

TÊN

STT FAO

TÊN
Anh

1

0486 Chuối

13

0530

2


0489 Chuối lá

14

0531 Anh đào

3

0490 Cam

15

0534

4

0495 Quýt

16

5

0497

6

0507

7


STT FAO
đào

TÊN

25

0560 Nho

26

0569 Sung

27

0587 Hồng

0536 Mận

28

0592 Kiwi

17

0541 Quả hạch

29


0571 Xoài

18

0544 Dâu

30

0572 Bơ

0512 Quất

19

0547 Mâm xôi

31

0574 Dứa

8

0515 Táo

20

0549 Lý chua lông

32


0577 Chà là

9

0521 Lê

21

0550 Lý chua

33

0591 Đào lộn hột

10

0523 Mộc qua

22

0552 Việt quốc

34

0600 Đu đủ

11

0542 Chi Táo Lê


23

0554

35

0603

12

0526 Mơ

24

0558 Quả mọng

36

0619 Khác

Chanh



Chanh tây
Bưởi



Bưởi chùm


chua
Đào và Xuân
đào

Nam

việt

quốc

Trái

cây

nhiệt đới *

Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
Trong Hệ thống hài hịa mơ tả và mã hóa hàng hóa (HS CODE) – hệ thống tiêu chuẩn
hóa quốc tế của Tổ chức hải quan thế giới về tên gọi và mã số, với mục đích phân loại
hàng hóa được bn bán trên phạm vi toàn thế giới– trái cây được phân vào Chương 8:
Quả và quả hạch (Nuts) ăn được.


10

Bảng 2.2: Trái cây theo Hệ thống hài hịa mơ tả và mã hóa hàng hóa
HS CODE
08.01


MƠ TẢ HÀNG HĨA
Dừa, quả hạch Brazil và hạt điều, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ
hoặc lột vỏ

08.02

Quả hạch (nuts) khác, tươi hoặc khơ, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ

08.03

Chuối, kể cả chuối lá, tươi hoặc khô

08.04

Quả chà là, sung, vả, dứa, bơ, ổi, xoài và măng cụt, tuoi hoặc khô

08.05

Quả thuộc chi cam quýt, tươi hoặc khô

08.06

Quả nho, tươi hoặc khô

08.07

Các loại quả họ dưa (kể cả dưa hấu) và đu đủ, tươi

08.08


Quả táo (apples), lê và quả mộc qua, tươi

08.09

Quả mơ, anh đào, đào (kể cả xuân đào), mận và mận gai

08.10

Quả khác, tươi

08.11

08.12

08.13

Quả và quả hạch, đã luộc hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong
nước, đơng lạnh, đã hoặc chưa thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác
Quả và quả hạch (nuts), được bảo quản tạm thời nhưng không ăn ngay
được
Quả, khô, trừ các loại quả thuộc nhóm 08.01 đến 08.06; hỗn hợp các
loại quả hạch (nuts) hoặc quả khô thuộc Chương này
Vỏ các loại quả thuộc chi cam quýt hoặc các loại dưa (kể cả dưa hấu),

08.14

tươi, đông lạnh, khô hoặc bảo quản tạm thời trong nước muối, nước
lưu huỳnh hoặc trong các dung dịch bảo quản khác
Nguồn: Tổ chức hải quan thế giới


Trái cây nhiệt đới: Theo Tổ chức Trái cây nhiệt đới quốc tế (International Tropical
Fruit Network), trái cây nhiệt đới được định nghĩa là những loại được trồng ở vùng nóng


11

ẩm, trong khu vực nằm giữa Chí tuyến Bắc và Chí tuyến Nam. Trái cây nhiệt đới được
trồng bao phủ hầu hết các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Á, châu Phi, Trung
Mỹ, Nam Mỹ, Caribbean và châu Đại Dương, đa dạng các chủng loại như: Nhãn, vải,
chơm chơm, thanh long, mít, me, mãng cầu, ổi, xoài, măng cụt, sầu riêng, chuối, dưa,
dừa, dứa, mận, bưởi, chanh leo, đu đủ, khế ….Với mục đích cung cấp thực phẩm và chất
dinh dưỡng, FAO và Tổ chức Y tế Thế giới kiến nghị tiêu thụ trái cây nhiệt đới cho chế
độ ăn uống giúp cân bằng và phòng tránh các vấn đề về tim mạch, tiểu đường và một số
loại ung thư.
Trái cây nhiệt đới chính được giao dịch toàn cầu như chuối, xoài, dứa, bơ và đu đủ,
ổi, chơm chơm, sầu riêng, mít, thanh long và chanh dây được trồng đại trà và phổ biến.
Dữ liệu xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam sang các nước thu thập từ nghiên cứu
này sẽ được lấy từ nguồn UN Comtrade dựa trên Hệ thống hài hịa mơ tả và mã hóa hàng
hóa (phiên bản 1996) vì đây là hệ thống được thống nhất trên toàn thế giới sẽ cho ra kết
quả có ý nghĩa cao.
2.1.2. Đặc tính của trái cây tươi
Trái cây tươi Việt Nam khá phong phú và đa dạng. Nhìn chung, trái cây tươi xuất
khẩu của Việt Nam có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, trái cây chịu ảnh hưởng rất lớn từ điều kiện tự nhiên như thổ nhưỡng, khí
hậu, địa hình, nguồn nước, …Do đây là những nhân tố tác động trực tiếp đến sinh trưởng
và phát triển, qua đó gián tiếp đến năng suất, hương vị, độ ngon và về sau là giá cả và
khả năng cung ứng nguồn hàng.
Thứ hai, sản xuất trái cây mang tính thời vụ. Đối với từng loại trái cây, người nông
dân sẽ phải tiến hành gieo trồng, sản xuất và thu hoạch theo từng thời điểm để đảm bảo
sinh trưởng và phát triển tốt nhất cho cây trồng đó. Chất lượng trái cây cũng có sự biến

động nhất định theo mùa vụ. Vào chính vụ thì sản lượng lớn, hàm lượng dinh dưỡng cao,
chất lượng đồng đều và giá thành rẻ hơn và ngược lại. Đơn cử như trái thanh long là loại


12

cây nhiệt đới, phù hợp khí hậu nắng nóng, giỏi chịu hạn, kém chịu úng, thích hợp trồng
khoảng tháng 10-11 dương lịch. Nếu trồng cây nghịch vụ thì phải chong đèn, cây mới
có thể trổ hoa kết trái.
Thứ ba, sản xuất trái cây mang tính địa phương. Mỗi loại trái cây phù hợp phát triển
với những vùng khác nhau. Ví dụ như hiện nay, tại Việt Nam, mặc dù cây bơ đã có thể
trồng được tại nhiều vùng miền, nhưng để cho sản lượng nhiều, năng suất cao và chất
lượng thì chỉ có vùng Tây Ngun mới phù hợp hơn cả, do nhiều đất đỏ Bazan dày tầng,
thoát nước tốt. Hoặc như cây thanh long thích hợp trồng ở vùng đất cao (như Bình Thuận,
Vũng Tàu, Đồng Nai), đất xám, đất phù sa, đất đỏ. Đối với những vùng đất thấp như
Tiền Giang, Long An cũng có thể trồng nhưng cần phải chú trọng thốt nước, liếp mơ
trước khi trồng. Nhãn lồng thì hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở Hưng Yên nên trồng ở
vùng này thì sản phẩm mang hương vị thơm ngon nhất. Chính vì vậy ý tưởng về chỉ dẫn
địa lý để khẳng định tính đặc sản của mỗi loại trái cây sẽ là một trong những cách tiếp
thị hiệu quả để người tiêu dùng thế giới định hình nhận thức sản phẩm của Việt Nam
cũng như chiến lược hình thành vùng nguyên liệu tập trung. Hiện tại Việt Nam có những
thương hiệu trái cây nổi tiếng gắn liền với địa phương và được Cục Sở hữu trí tuệ thuộc
Bộ KH-CN&MT cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa như Vải thiều Lục
Ngạn, nhãn lồng Hưng n, Xồi Cát Hịa Lộc (Tiền Giang), Vú sữa Lò Rèn (Vĩnh KimTiền Giang), Bưởi Da Xanh (Mỹ Thạnh An- Bến Tre), Sầu Riêng Ri6 (Vĩnh Long),
Thanh long Bình Thuận, Quýt hồng (Đồng Tháp), Dưa hấu Long An...
Thứ tư, trái cây có đặc tính tươi sống, trong q trình thu hoạch và vận chuyển rất dễ
bị hư hỏng, dập nát, kém phẩm chất. Khi thu hoạch và phân phối cần phân loại, phân
chia để bảo quản và chọn phương thức kinh doanh cho phù hợp đặc điểm từng loại, hạn
chế rủi ro đến mức tối thiểu.
Thứ năm là trái cây phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người, ảnh hưởng trực

tiếp đến sức khỏe và tính mạng nên yêu cầu chất lượng phải được quy định chặt chẽ và


×