Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Báo cáo " So sánh chế định hình phạt một số nước ASEAN và Việt Nam " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.33 KB, 9 trang )

Pháp luật hình sự


tạp chí luật học số
12
/2009





9





ts. dơng tuyết miên *
1. So sỏnh ch nh hỡnh pht theo quy
nh ca B lut hỡnh s Lo v Vit Nam
(1)

Lo l quc gia ụng Nam cú biờn
gii giỏp Myanmar v Trung Quc phớa Tõy
Bc, giỏp Vit Nam phớa ụng, Campuchia
phớa Nam v Thỏi Lan phớa Tõy. L quc
gia lỏng ging vi Vit Nam (giỏp Vit Nam
2.067 km ng biờn gii), Lo cú nhiu
nột tng ng vi Vit Nam v ch
chớnh tr, kinh t, vn hoỏ, xó hi, tụn giỏo
v cựng chu nh hng ca h thng phỏp


lut Xụ vit trc õy, do ú quy nh v
ch nh hỡnh pht ca BLHS nc Cng
ho dõn ch nhõn dõn Lo (sau õy gi tt
l BLHS Lo) khụng khỏc bit nhiu m
ngc li cú nhiu im tng ng vi
quy nh ca BLHS Vit Nam.
Trc ht, ch nh hỡnh pht c quy
nh Chng V BLHS Lo gm 9 iu t
iu 25 n iu 33 theo c cu gn tng
t nh BLHS Vit Nam (tuy nhiờn, s iu
lut li ớt hn 6 iu). C th, c cu ú l:
- Mc ớch hỡnh pht;
- H thng hỡnh pht (bao gm c hỡnh
pht chớnh v hỡnh pht b sung).
Vi c cu nh trờn, BLHS Lo khụng cú
iu lut quy nh v khỏi nim hỡnh pht - khỏi
nim gc, nn tng ca ch nh hỡnh pht.
Ti iu 25 BLHS Lo, nh lm lut ó
quy nh v mc ớch hỡnh pht nh sau:
"Hỡnh pht khụng ch nhm trng tr ngi
phm ti m cũn nhm ci to ngi phm
ti h cú thỏi trong sỏng i vi cụng
vic, tụn trng v tuõn th phỏp lut cht
ch, tụn trng cỏc quy tc ca i sng xó
hi, ngn nga h tỏi phm cng nh ngn
nga ngi khỏc phm ti. Hỡnh pht khụng
cú mc ớch gõy au n v th xỏc v h
thp phm giỏ con ngi." Nh vy, ngoi
vic ch rừ hỡnh pht cú mc ớch phũng nga
riờng v phũng nga chung tng t nh

BLHS Vit Nam, chỳng tụi nhn thy quy
nh v mc ớch hỡnh pht trong BLHS Lo
cú im khỏ hay l cũn ch rừ: hỡnh pht
" khụng cú mc ớch gõy au n v th
xỏc v h thp phm giỏ con ngi". õy cú
th c coi l "c s" t ú quy nh v
cỏc hỡnh pht c th trong h thng hỡnh pht
mt cỏch nhõn o. Chỳng tụi cho rng BLHS
Vit Nam cú th tham kho kinh nghim ny
ca BLHS Lo.
Theo iu 26 BLHS Lo, h thng hỡnh
pht cng bao gm 2 loi: hỡnh pht chớnh v
hỡnh pht b sung:
"Hỡnh pht chớnh bao gm:
1. Phờ phỏn cụng khai;
2. Ci to khụng giam gi;
3. Tc t do;
4. T hỡnh.
* Ging viờn chớnh Khoa lut hỡnh s
Trng i hc Lut H Ni
Ph¸p luËt h×nh sù


10 t¹p chÝ luËt häc sè 12/2009
Hình phạt bổ sung bao gồm:
1. Phạt tiền (trong một số trường hợp
theo quy định của pháp luật, nó có thể
chuyển thành hình phạt chính);
2. Tịch thu tài sản;
3. Tịch thu tài sản liên quan đến phạm tội;

4. Tước quyền bầu cử;
5. Quản chế.
Hình phạt tạm giữ tài sản và bắt giam
chỉ được áp dụng đối với người phạm tội
trong trường hợp đặc biệt theo quy định
của Bộ luật này. Ngoài các hình phạt chính
và hình phạt bổ sung đã nêu ở trên, toà án
có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm
quyền rút giấy phép lái xe hoặc các loại
giấy phép khác, hạn chế hoặc cấm làm nghề
hoặc công việc nhất định, tước huân chương,
huy chương hoặc danh hiệu và trục xuất
người phạm tội".
Có thể nói, xét về trình tự liên kết, các
hình phạt theo BLHS Lào cũng tương tự
BLHS Việt Nam vì các hình phạt này đều
được sắp xếp theo trình tự tăng dần về mức
độ nghiêm khắc (từ nhẹ đến nặng).
Tuy nhiên, nếu so sánh với BLHS Việt
Nam, quy định về hệ thống hình phạt của
Lào có một số điểm khác. Cụ thể như sau:
Trục xuất không được quy định là hình
phạt chính hoặc bổ sung mà chỉ được áp dụng
khi toà án thấy cần thiết và được áp dụng
phụ trợ hình phạt chính và hình phạt bổ sung.
Bên cạnh đó, có thể thấy rất rõ là hệ
thống hình phạt của Lào có hình phạt tương
đối đặc biệt là hình phạt "phê phán công
khai". Thực ra hình phạt này cũng có điểm
giống với hình phạt cảnh cáo theo quy định

của BLHS Việt Nam vì thực chất đó là sự
lên án công khai của Nhà nước đối với người
phạm tội tại toà án thông qua hội đồng xét
xử. Tuy nhiên, điểm khác biệt nổi trội của
"phê phán công khai" so với cảnh cáo là
trong một số trường hợp cần thiết, quyết
định của toà về việc phê phán người phạm
tội còn có thể được công khai đăng tải trên
báo chí hoặc các phương tiện thông tin đại
chúng khác (Điều 27).
Hình phạt cải tạo không giam giữ theo
quy định của BLHS Lào có nhiều điểm tương
đồng với quy định tương ứng của BLHS Việt
Nam.
(2)
Cụ thể là hình phạt này cũng không
tước tự do của người bị kết án và người phạm
tội phải lao động tại cộng đồng, có thể là nơi
người đó làm việc hoặc nơi người đó sinh
sống, họ cũng bị khấu trừ thu nhập từ 5%
đến 20% sung quỹ nhà nước. Tuy nhiên,
hình phạt cải tạo không giam giữ theo quy
định của BLHS Lào lại có một số điểm khác.
Cụ thể là:
Hình phạt cải tạo không giam giữ theo
quy định của BLHS Lào có thời hạn ngắn
hơn - không quá một năm. Trong khi đó, cải
tạo không giam giữ theo quy định của BLHS
Việt Nam lại không quá 3 năm.
Điều 27 BLHS Lào lại không quy định

điều kiện áp dụng hình phạt cải tạo không
giam giữ hay nói cách khác không có giới
hạn cụ thể cho việc áp dụng hình phạt này.
Điều 31 BLHS Việt Nam quy định về cải tạo
không giam giữ có quy định rõ điều kiện áp
dụng hình phạt này, đó là:
+ Chỉ áp dụng đối với người phạm tội ít
nghiêm trọng, tội nghiêm trọng;
Ph¸p luËt h×nh sù


t¹p chÝ luËt häc sè
12
/2009





11

+ Đang có nơi làm việc ổn định hoặc nơi
thường trú rõ ràng;
+ Xét thấy không cần thiết phải cách li
người phạm tội khỏi xã hội.
Quy định rõ điều kiện áp dụng cải tạo
không giam giữ như BLHS Việt Nam có ưu
điểm là hạn chế được tình trạng áp dụng
không đúng hình phạt này.
Hình phạt "tước tự do" theo BLHS Lào

thực chất bao gồm hai hình phạt là tù có thời
hạn và tù chung thân.
(3)
Quy định về tước tự
do của BLHS Lào nhìn chung giống với
BLHS năm 1985 của Việt Nam khi có mức
tối thiểu là 3 tháng và tối đa là 20 năm. Tuy
nhiên, BLHS hiện hành của nước ta đã sửa
đổi mức tối đa này và tù có thời hạn đã được
nâng lên thành 30 năm. Điểm khác biệt nữa
là BLHS Việt Nam quy định về tù chung
thân với phạm vi hẹp, chỉ trong trường hợp
cần thiết, đó là với người phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị xử
phạt tử hình. Không áp dụng hình phạt tử
hình đối với người chưa thành niên phạm
tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang
nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội
hoặc khi bị xét xử. Quy định này nhìn
chung nhân đạo hơn so với quy định tương
ứng của BLHS Lào. Theo Điều 29 BLHS
Lào: "Tù chung thân có thể không áp dụng
đối với người dưới 18 tuổi hoặc phụ nữ có
thai vào thời điểm phạm tội." Ở đây, nhà
làm luật dùng từ "có thể" nghĩa là khả năng
áp dụng tù chung thân đối với với người
dưới 18 tuổi hoặc phụ nữ có thai vào thời
điểm phạm tội vẫn đặt ra.
Quy định về hình phạt tử hình theo
BLHS Lào có nội dung tương tự BLHS hiện

hành của Việt Nam nhất là về phạm vi áp
dụng.
(4)
Tuy nhiên, quy định về hình phạt tử
hình theo BLHS Lào có điểm khác là chỉ rõ
cách thức thi hành án tử hình: Tử hình được
thi hành bằng cách bắn. BLHS Việt Nam khi
quy định về tử hình chưa nói rõ cách thức thi
hành án tử hình. Đây là hạn chế của BLHS
Việt Nam vì BLHS nhiều nước trên thế giới
có quy định hình phạt tử hình thì thường quy
định rõ cách thức thi hành án. Quy định như
vậy không chỉ có tác dụng răn đe nhất định
đối với người phạm tội cũng như những
phần tử không vững vàng trong xã hội, mà
còn thể hiện tính nghiêm minh của luật pháp.
Phạt tiền theo quy định của BLHS Lào
(5)

nhìn chung có điểm tương đồng với BLHS
Việt Nam khi chỉ rõ tính chất kinh tế của
hình phạt này cũng như căn cứ áp dụng phạt
tiền, đó là "dựa trên cơ sở mức độ nghiêm
trọng của tội phạm, hoàn cảnh kinh tế của
người phạm tội".
Điểm khác biệt giữa phạt tiền theo quy
định của BLHS Lào với quy định tương ứng
của BLHS Việt Nam có thể tóm tắt ở mấy
điểm sau:
+ Phạt tiền theo quy định của BLHS Việt

Nam được quy định có thể là hình phạt chính
hoặc bổ sung thì phạt tiền theo quy định của
BLHS Lào chỉ được quy định là hình phạt bổ
sung. Chỉ trong trường hợp nhất định theo
quy định của Bộ luật thì mới được chuyển
đổi thành hình phạt chính.
+ Phạt tiền theo quy định của BLHS Việt
Nam có quy định rõ phạm vi áp dụng, đó là:
“Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính
đối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm
Ph¸p luËt h×nh sù


12 t¹p chÝ luËt häc sè 12/2009
phạm trật tự quản lí kinh tế, trật tự công
cộng, trật tự quản lí hành chính và một số tội
phạm khác do Bộ luật này quy định”. Phạt
tiền theo quy định của BLHS Lào không quy
định về vấn đề này. Theo chúng tôi, quy
định nói trên là ưu điểm nổi trội của BLHS
Việt Nam vì với việc quy định rõ phạm vi áp
dụng thì sẽ hạn chế việc áp dụng phạt tiền
tuỳ tiện trên thực tế.
+ Phạt tiền theo quy định của BLHS Việt
Nam có chỉ rõ giới hạn tối thiểu của phạt
tiền cũng như cách thức nộp tiền phạt. Cụ
thể: "Mức phạt tiền không được thấp hơn
một triệu đồng. Tiền phạt có thể được nộp
một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do toà
án quyết định trong bản án”. BLHS Lào

không quy định về vấn đề này. Theo chúng
tôi, quy định nói trên là ưu điểm của BLHS
Việt Nam vì với việc quy định rõ như vậy sẽ
hạn chế tình trạng xử quá nhẹ cho người
phạm tội đồng thời việc cho phép người
phạm tội được nộp tiền phạt nhiều lần là quy
định nhân đạo bởi nó không thúc ép người
phạm tội phải thi hành án ngay khi họ không
có điều kiện mà cho họ có thời gian thu xếp
để nghiêm chỉnh chấp bản án đã tuyên.
Theo quy định của BLHS Lào, hình phạt
tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản do
Nhà nước áp dụng đối với người phạm tội và
khi đó người phạm tội không bị áp dụng kèm
theo bất kì khoản bồi thường nào. Tịch thu
tài sản chỉ được áp dụng đối với người phạm
tội trong những trường hợp nghiêm trọng
theo quy định của Bộ luật. Trong trường hợp
họ bị tịch thu toàn bộ tài sản, cơ quan chức
năng phải để lại những tài sản cần thiết phục
vụ cho cuộc sống của người phạm tội cũng
như gia đình họ. Trong trường hợp hình phạt
tịch thu tài sản được tuyên, toà án phải chỉ rõ
danh mục các tài sản bị tịch thu.
Việc tịch thu tài sản áp dụng đối với
những tài sản được sử dụng vào việc phạm
tội hoặc chuẩn bị phạm tội hoặc do phạm tội
mà có và do Nhà nước tiến hành. Tài sản
thuộc về cá nhân khác liên quan đến tội phạm
cũng sẽ bị Nhà nước tịch thu nếu chứng

minh được có liên quan đến đồng phạm hoặc
vì an ninh công cộng. Tài sản nhà nước và
tập thể không bị tịch thu nhưng sẽ do cơ
quan có thẩm quyền phù hợp quản lí.
Nhìn chung, quy định về hình phạt tịch
thu tài sản theo quy định của BLHS Lào với
tính chất là hình phạt bổ sung tương đồng
với tịch thu tài sản theo quy định của BLHS
Việt Nam. Tuy nhiên, quy định của BLHS
Lào vẫn có điểm khác bởi vì tịch thu tài sản
liên quan đến tội phạm theo quy định của Bộ
luật này là hình phạt bổ sung nhưng theo
BLHS Việt Nam, đó lại là biện pháp tư pháp
(nghĩa là khác về tính chất pháp lí nhưng nội
dung của nó thì tương tự).
(6)

“Tước quyền bầu cử” là hình phạt bổ
sung được quy định trong BLHS của Lào,
BLHS Việt Nam quy định rộng hơn - đó là
hình phạt bổ sung “Tước một số quyền công
dân” trong đó có tước quyền bầu cử, quyền
ứng cử, quyền làm việc trong các cơ quan
nhà nước, phục vụ trong lực lượng vũ trang
nhân dân. Theo BLHS Lào: “Tước quyền
bầu cử là hình phạt được áp dụng đối với
người phạm tội có thời hạn không quá 5 năm
tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật".
(7)


Ph¸p luËt h×nh sù


t¹p chÝ luËt häc sè
12
/2009





13

Điều 34 BLHS Lào quy định: "Quản chế
là hình phạt cấm người bị kết án rời khỏi nơi
sinh sống hoặc đến nơi khác không được
phép bởi toà án. Quản chế có thời hạn không
quá 5 năm tính từ ngày thi hành án. Quản
chế có thể không áp dụng với người dưới 18
tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con
nhỏ dưới 8 tuổi. Quản chế chỉ được áp dụng
trong những trường hợp nhất định theo quy
định của Bộ luật này".
Hình phạt quản chế theo quy định BLHS
Lào có nội dung pháp lí tương tự với quản
chế theo quy định của BLHS Việt Nam. Đó
là cấm người bị kết án rời khỏi nơi sinh
sống hoặc đến nơi khác không được phép
bởi toà án. Tuy nhiên, phạm vi áp dụng theo
quy định của 2 bộ luật này khác nhau. Theo

quy định của BLHS Lào, quản chế chỉ được
áp dụng trong những trường hợp nhất định
theo quy định của Bộ luật, không áp dụng
với người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai, phụ
nữ đang nuôi con nhỏ dưới 8 tuổi. Còn theo
quy định của BLHS Việt Nam, quản chế
được áp dụng đối với người phạm tội xâm
phạm an ninh quốc gia, người tái phạm
nguy hiểm hoặc trong những trường hợp
khác do BLHS quy định.
2. So sánh chế định hình phạt theo quy
định của Bộ luật hình sự Philippines và
Việt Nam
(8)

Philippines là quần đảo với với tổng
diện tích đất liền gần 300.000 km
2
. Philippines
có cộng đồng Công giáo La Mã chiếm đa số
dân và là một trong những nước có mức độ
phương Tây hoá cao về văn hoá. Quần đảo
Philippines từng là thuộc địa của Tây Ban
Nha trong hơn 350 năm và là thuộc địa của
Hoa Kỳ trong gần 50 năm. Chính vì vậy,
pháp luật của Philippines (trong đó có pháp
luật hình sự) cũng chịu ảnh hưởng của pháp
luật Tây Ban Nha và sau này là pháp luật
Hoa Kỳ.
Chế định hình phạt theo quy định của

BLHS Philippines được quy định tại quyển
1, phần 3 chương 1,2,3. Chương 1 quy định
về một số vấn đề chung của hình phạt như
hiệu lực áp dụng trong đó có đề cập cả hiệu
lực hồi tố, trách nhiệm hình sự của pháp
nhân, các biện pháp phòng ngừa không phải
là hình phạt. Chương 2 quy định về hệ thống
hình phạt trong đó chỉ rõ các hình phạt chính
và hình phạt bổ sung với nội dung cụ thể.
Chương 3 quy định về thời hạn và hậu quả
của hình phạt. Theo BLHS Philippines, hệ
thống hình phạt gồm 2 loại: hình phạt chính
và hình phạt bổ sung. Theo Điều 25, các
hình phạt chính bao gồm:
- Hình phạt tước đoạt tính mạng: Tử hình.
(9)

- Hình phạt chủ yếu mang tính trừng trị
bao gồm:
+ Tù chung thân;
+ Tù có thời hạn;
+ Tước quyền công dân vĩnh viễn hoặc
tạm thời vô điều kiện;
+ Cấm đảm nhiệm vĩnh viễn hoặc tạm
thời nghề nghiệp nhất định;
+ Phạt giam về tội nghiêm trọng.
- Hình phạt chủ yếu mang tính cải tạo
bao gồm:
+ Cải tạo ở nơi giam giữ;
+ Giam giữ về tội nghiêm trọng;

+ Án treo
(10)

+ Quản chế.
Ph¸p luËt h×nh sù


14 t¹p chÝ luËt häc sè 12/2009
- Các hình phạt có tính chất nhẹ bao gồm:
+ Giam giữ về tội ít nghiêm trọng;
+ Cảnh cáo.
Phạt tiền được áp dụng kèm theo một
trong các loại hình phạt đã nêu ở trên. Nếu
phạt tiền được áp dụng kèm theo loại hình
phạt chủ yếu mang tính trừng trị thì mức tối
thiểu bị áp dụng là từ trên 6000 peso trở lên.
Nếu phạt tiền được áp dụng kèm theo loại
hình phạt chủ yếu mang tính cải tạo thì người
phạm tội có thể bị phạt từ 200 peso đến 6000
peso. Nếu phạt tiền được áp dụng kèm theo
loại hình phạt nhẹ thì người phạm tội có thể
bị phạt với mức dưới 200 peso.
Các hình phạt bổ sung bao gồm:
- Tước quyền công dân vĩnh viễn hoặc
tạm thời vô điều kiện;
- Cấm đảm nhiệm vĩnh viễn hoặc tạm
thời nghề nghiệp nhất định (hình phạt này
được quy định có thể là hình phạt chính hoặc
bổ sung);
- Đình chỉ việc đảm nhiệm các chức vụ

của cơ quan nhà nước, quyền bầu cử, quyền
ứng cử, nghề nghiệp nhất định, các cuộc
liên lạc;
- Cấm các quyền dân sự;
- Bồi thường thiệt hại;
- Tịch thu công cụ phạm tội;
- Thanh toán các khoản chi phí.
Theo Điều 47 BLHS Philippines, tử hình
sẽ không áp dụng cho những trường hợp sau:
- Người phạm tội ngoài 70 tuổi;
- Khi có kháng cáo, các thành viên Hội
đồng thẩm phán của Toà án tối cao không
nhất trí bỏ phiếu áp dụng tử hình. Trong trường
hợp này, Toà án tối cao sẽ tiến hành xét xử
lại (trừ trường hợp các thành viên này không
nhất trí hoặc từ chối xem xét lại bản án).
Đối với người bị kết án tù chung thân,
người bị kết án phải chấp hành 30 năm tù thì
sẽ được tha trừ trường hợp có lí do đặc biệt
căn cứ vào hành vi của người phạm tội, các
lí do nghiêm trọng khác thì việc tha này sẽ
không có giá trị và được quyết định bởi
Chánh án Toà án tối cao.
Tù có thời hạn có mức tối thiểu là 12
năm một ngày, mức tối đa là 20 năm.
Phạt giam về tội nghiêm trọng có mức tối
đa là 6 năm 1 ngày đến 12 năm. Phạt giam về
tội nghiêm trọng được áp dụng cùng với tước
quyền công dân tạm thời có thời hạn.
Giam giữ về tội nghiêm trọng có mức tối

thiểu là một tháng một ngày, tối đa là 6 tháng.
Giam giữ về tội ít nghiêm trọng có mức tối
thiểu là một ngày, tối đa là 30 ngày.
Đối với các hình phạt cải tạo ở nơi giam
giữ; án treo; quản chế thì có thời hạn tối
thiểu là 6 tháng một ngày đến 6 năm.
Như vậy, nếu so với chế định hình phạt
theo quy định của BLHS Việt Nam thì chế
định hình phạt theo quy định của BLHS
Philippines khá phức tạp và có nhiều khác
biệt. Sự khác biệt này do nhiều nguyên
nhân như khác về văn hoá, chế độ chính trị,
kinh tế, phong tục tập quán cũng như hệ
thống pháp luật chịu ảnh hưởng Các khác
biệt cơ bản là:
- Về trật tự sắp xếp các hình phạt: Các
hình phạt theo quy định của BLHS Việt Nam
được sắp xếp từ nhẹ đến nặng, còn các hình
phạt theo quy định của BLHS Philippines thì
ngược lại với cách sắp xếp từ nặng đến nhẹ;
Ph¸p luËt h×nh sù


t¹p chÝ luËt häc sè
12
/2009






15

- Nhà làm luật của Philippines không có
quy định về khái niệm và mục đích hình phạt
còn BLHS Việt Nam có quy định cả khái
niệm và mục đích hình phạt. Đây được coi là
nền tảng tạo cơ sở cho những quy định cụ
thể về hệ thống hình phạt, do đó chúng tôi
cho rằng đây là hạn chế của BLHS Philippines.
- Nhà làm luật Philippines quy định về
hình phạt bổ sung khác nhiều so với quy
định tương ứng của Việt Nam. Ví dụ có một
số hình phạt bổ sung như "Tịch thu công cụ
phạm tội" lại là biện pháp tư pháp theo quy
định của BLHS Việt Nam; "bồi thường,
thanh toán các khoản chi phí" theo quy định
của BLHS Việt Nam không phải là hình
phạt bổ sung mà là nghĩa vụ phải thực hiện
của bị cáo
Qua nghiên cứu chế định hình phạt của
BLHS Philippines, chúng tôi cho rằng Việt
Nam có thể học kinh nghiệm của Philippines
khi quy định về hình phạt tử hình. Đó là
quy định "không áp dụng tử hình đối với
người phạm tội ngoài 70 tuổi". Đây là quy
định nhân đạo mà nhiều nước trên thế giới
đã áp dụng và là xu hướng khá phổ biến
trên thế giới.
3. Chế định hình phạt theo quy định

của BLHS Malaysia
(11)

Malaysia là quốc gia Hồi giáo đa sắc tộc
ở khu vực ASEAN (chủ yếu với 3 cộng đồng
dân cư Trung Quốc, Ấn Độ và Mã Lai) với
diện tích lãnh thổ là 330.000 km². Bên cạnh
đó, Malaysia còn là quốc gia chịu ách đô hộ
của nhiều đế quốc phương Tây khác nhau,
đầu tiên là Bồ Đào Nha, kế đó là Hà Lan và
cuối cùng là Anh. Các đế quốc này trong quá
trình cai trị Malaysia đã thiết lập chế độ chính
trị cũng như pháp luật cho Malaysia trên cơ
sở phù hợp với quyền lợi của quốc gia mình.
Chính những đặc điểm riêng về tôn giáo, chế
độ chính trị và pháp luật đã tạo cho pháp luật
hình sự Malaysia có những điểm riêng biệt.
BLHS của Malaysia có cấu trúc khá đặc
biệt khi quy định về các điều luật cụ thể. Để
dễ hiểu cho người áp dụng cũng như người
dân, Bộ luật còn có phần chú giải với ví dụ cụ
thể ngay bên dưới các điều luật đó, ngoài ra,
Bộ luật còn có hẳn một chương - Chương II
đưa ra và giải thích một số thuật ngữ của Bộ
luật. Chế định hình phạt được quy định tại
Chương III của Bộ luật nhưng chỉ tập trung ở
4 điều: 57, 71, 72, 75. Trong Chương III - Hình
phạt, Bộ luật hình sự của Malaysia không có
quy định về khái niệm, mục đích của hình
phạt, hệ thống hình phạt với các hình phạt cụ

thể. Các điều trong Chương III lại quy định
về việc quyết định hình phạt khi bị cáo phạm
nhiều tội và một số thủ tục tố tụng kèm theo,
quyết định hình phạt trong trường hợp xử
phúc thẩm. Các hình phạt với loại và mức độ
cụ thể áp dụng cho người phạm tội được quy
định ngay tại điều luật về tội phạm cụ thể.
Tại các điều luật này cũng không chỉ rõ hình
phạt được áp dụng thuộc loại nào (là hình
phạt chính hay hình phạt bổ sung).
Thông qua việc nghiên cứu các điều luật
về tội phạm vụ thể, có thể rút ra hệ thống
hình phạt của Malaysia gồm:
- Tử hình: Tử hình được áp dụng với 5
loại tội là giết người, tội phạm ma tuý, phản
bội tổ quốc, tội chống lại nhà vua và tội
khủng bố.
Ph¸p luËt h×nh sù


16 t¹p chÝ luËt häc sè 12/2009
- Tù chung thân: Tù chung thân được áp
dụng đối với tội phạm nghiêm trọng và chủ
yếu áp dụng đối với loại tội xâm phạm con
người như tội giết người, hiếp dâm hoặc tội
phạm ma tuý;
- Tù có thời hạn có mức tối đa là 20 năm.
Đây là hình phạt có phạm vi áp dụng phổ
biến nhất trong BLHS Malaysia;
- Phạt tiền có mức tối đa là 4000 ringgit.

Trong một số điều luật về tội phạm cụ thể,
nhà làm luật quy định mức tối đa của phạt
tiền nhưng cũng có điều luật nhà làm luật chỉ
quy định chung chung là bị phạt tiền mà
không quy định mức cụ thể là bao nhiêu;
- Tịch thu tài sản: BLHS Malaysia cũng
quy định chung chung về hình phạt này;
- Đánh bằng roi (whipping): Hình phạt
đánh bằng roi được áp dụng trong phạm vi
hẹp hơn so với phạt tù và phạt tiền. Những tội
bị áp dụng đánh bằng roi thường là những tội
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm của con người, tội phạm xâm
phạm sở hữu như: tội gây đau đớn cho người
khác bằng phương tiện, vũ khí nguy hiểm
(Điều 324), tội gây đau đớn nghiêm trọng cho
người khác bằng phương tiện, vũ khí nguy
hiểm (Điều 326), tội gây đau đớn cho người
khác để cưỡng đoạt tài sản của họ hoặc ép
buộc người khác thực hiện hành vi trái pháp
luật (Điều 327), tội bắt cóc hoặc lừa gạt để
giết người (Điều 364), tội hiếp dâm (Điều
376), loạn luân (Điều 376B), trộm cắp (Điều
379), cưỡng đoạt tài sản (384)
Trong số các hình phạt nói trên thì phạt
tù được quy định phổ biến nhất, tiếp đó là
phạt tiền. Hai hình phạt này có thể áp dụng
độc lập hoặc được áp dụng cùng nhau tuỳ
từng trường hợp theo quy định của Bộ luật.
Như vậy, qua nghiên cứu BLHS Malaysia

quy định về chế định hình phạt, chúng ta có
thể nhận thấy một số điểm khác biệt của Bộ
luật này so với quy định tương ứng BLHS
của Việt Nam. Cụ thể là:
- Nhìn chung, chế định hình phạt theo
BLHS Malaysia không được quy định cụ thể
và chi tiết tại phần chung của BLHS mà lại
được quy định ngay tại điều luật quy định về
tội phạm cụ thể. Đây là điểm khác biệt so
với quy định của BLHS Việt Nam.
- BLHS Malaysia không quy định về
khái niệm, mục đích của hình phạt, hệ thống
hình phạt, không có sự phân chia hình phạt
thành hình phạt chính và hình phạt bổ sung,
nội dung và phạm vi áp dụng từng hình phạt
cũng không được quy định trong khi đó những
vấn đề này lại được quy định khá cụ thể trong
BLHS Việt Nam. Chúng tôi cho rằng quy
định như của BLHS Việt Nam hợp lí hơn vì
nó khá rõ ràng và tạo cơ sở pháp lí cho cơ
quan áp dụng luật được đúng trên thực tế.
- Trong BLHS Malaysia, tại các điều luật
quy định về tội cụ thể, phạt tù và phạt tiền
chỉ được quy định mức tối đa, đánh bằng roi
thì không được quy định mức cụ thể (điều
này có nghĩa giới hạn tối thiểu và tối đa của
hình phạt không được quy định rõ). Từ đó dễ
tạo ra sự tuỳ tiện trong xét xử dẫn đến sự vi
phạm pháp chế của toà án.
+ BLHS Malaysia quy định hình phạt đánh

bằng roi. Đây là hình phạt gây đau đớn về thể
xác, hạ thấp phẩm giá của con người. BLHS
Việt Nam không quy định hình phạt này.
Ph¸p luËt h×nh sù


t¹p chÝ luËt häc sè
12
/2009





17

Tóm lại, trên cơ sở nghiên cứu quy định
của BLHS Việt Nam hiện hành, BLHS Lào,
BLHS Philippines và BLHS Malaysia về chế
định hình phạt, chúng tôi có một số kiến
nghị nhằm hoàn thiện chế định này trong
BLHS Việt Nam hiện hành. Cụ thể:
Điều 26 BLHS Việt Nam quy định về mục
đích hình phạt nên được bổ sung như sau:
"Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị
người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành
người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo
pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã
hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới.
Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác

tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa
và chống tội phạm”.
“Hình phạt không có mục đích gây đau
đớn về thể xác và hạ thấp phẩm giá con người".
Điều 35 quy định về tử hình nên được bổ
sung như sau:
"Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng
đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Không áp dụng hình phạt tử hình đối với
người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ
nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36
tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.
Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có
thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
“Không áp dụng tử hình đối với người
phạm tội ngoài 70 tuổi”.
Trong trường hợp này, tử hình chuyển
thành tù chung thân.
“Tử hình được thi hành bằng cách bắn”.
Trong trường hợp người bị kết án tử hình
được ân giảm thì hình phạt tử hình chuyển
thành tù chung thân”./.

(1).Xem: BLHS Lào (bản tiếng Anh). Nguồn: www.

apwld.org/pdf/lao_penalcode1989.pdf
(2). Điều 27 BLHS Lào quy định: "Cải tạo không giam
giữ là hình phạt áp dụng đối với người phạm tội tại
nơi làm việc hoặc sinh sống của người đó. Người
phạm tội bị khấu trừ thu nhập từ 5% đến 20% để

sung quỹ nhà nước theo quyết định của toà. Cải tạo
không giam giữ có thời hạn không quá 1 năm".
(3). Điều 29 BLHS của Lào quy định: "Tước đoạt tự
do là hình phạt áp dụng với người phạm tội có thời
hạn từ 3 tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân. Tù
chung thân có thể không áp dụng đối với người dưới
18 tuổi hoặc phụ nữ có thai vào thời điểm phạm tội."
(4). Điều 30 BLHS Lào quy định: "Tử hình là hình
phạt đặc biệt được áp dụng đối với người phạm tội
trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng theo
quy định của BLHS.
Tử hình được thi hành bằng cách bắn.Tử hình không
áp dụng đối với người phạm tội dưới 18 tuổi, phụ nữ có
thai khi phạm tội hoặc khi bị xét xử hoặc thi hành án".
(5). Điều 31 BLHS Lào quy định: "Phạt tiền là hình
phạt có tính chất kinh tế do toà án áp dụng đối với người
phạm tội trong những trường hợp nhất định theo quy
định của BLHS. Phạt tiền được quyết định trên cơ sở
mức độ nghiêm trọng của tội phạm, hoàn cảnh kinh tế
của người phạm tội. Trong trường hợp người phạm
tội không có khả năng trả tiền phạt, Toà án có thể
thay thế bằng hình phạt cải tạo không giam giữ".
(6).Xem: Điều 32 BLHS Lào.
(7).Xem: Điều 33 BLHS Lào.
(8).Xem: BLHS Philippines (bản tiếng Anh). Nguồn:
www.chanrobles.com/revisedpenalcodeofthephilippin
es.htm - 27k
và:www.chanrobles.com/revisedpenalcodeofthephilip
pinesbook2.htm - 348k -
(9). Philippines từng bỏ hình phạt tử hình nhưng sau

đó đã phải khôi phục lại vào thời tổng thống Phidel V.
Ramos do yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống
tội phạm ở nước này.
(10). Bộ luật này sử dụng thuật ngữ “penalty” (nghĩa
là hình phạt) đối với cả án treo.
(11).Xem: BLHS Malaysia (bản tiếng Anh). Nguồn:
www.highcourt.sabah.sarawak.gov.my/ /index_judgmen
t_showfile.php

×