Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

HIỆU QUẢ ĐÓNG ỐNG ĐỘNG MẠCH BẰNG IBUPROFEN ĐU&ỜNG UỐNG Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG CÓ SUY HÔ HẤP potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.97 KB, 23 trang )

HIỆU QUẢ ĐÓNG ỐNG ĐỘNG MẠCH
BẰNG IBUPROFEN ĐƢỜNG UỐNG
Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG
CÓ SUY HÔ HẤP
Lê Thị Công Hoa, Trần Kiêm Hảo
Bệnh viện Trung ương Huế
ĐẶT VẤN ĐỀ
• Ông động mạch (ÔĐM) được đóng lại sau khi sinh bởi hiệu quả của
tăng áp lực oxy trong máu động mạch.
• Đóng ÔĐM chức năng diễn ra trong vài ngày đầu sau sinh và đóng thực
sự về mặt giải phẫu diễn ra trong vài tuần đến vài tháng đầu của cuộc
sống.
• ÔĐM được gọi là tồn tại nếu lưu lượng luồng thông trái phải quan
trọng, làm tăng lưu lượng phổi và hạ thấp lưu lượng hệ thống có ý
nghĩa.
• ÔĐM gặp ở 40% trẻ sơ sinh non tháng có suy hô hấp. ÔĐM có đường
kính càng lớn thì triệu chứng càng rõ, ảnh hưởng đến sự phát triển của
trẻ.
• Đóng ÔĐM bằng thuốc đã được áp dụng, góp phần làm giảm các biến
chứng nặng, cải thiện nhanh tình trạng suy hô hấp và giảm tỷ lệ tử
vong.
ĐẶT VẤN ĐỀ (tt)
• Indomethacin được sử dụng như biện pháp điều trị chuẩn để đóng
ÔĐM, nhưng lại làm giảm lưu lượng máu đến não, thận và ruột dẫn đến
nguy cơ suy thận, viêm ruột hoại tử, tăng áp lực động mạch phổi và
giảm tuần hoàn máu não.
• Ibuprofen, thuốc ức chế cyclo-oxygenase đã được nghiên cứu từ 1995
và đến 2004 được cho phép sử dụng trong đóng ÔĐM ở châu Âu, có
hiệu quả tương đương Indomethcin nhưng ít tác dụng phụ hơn.
• Sử dụng Ibuprofen bằng đường uống qua nhiều nghiên cứu cho thấy có
hiệu quả tốt tương đương như đường tĩnh mạch, an toàn, dễ sử dụng


và có sẵn.
• Chúng tôi thực hiện đề tài đánh giá: “Hiệu quả đóng ống động mạch
bằng Ibuprofen đường uống ở trẻ sơ sinh non tháng có suy hô hấp”
nhằm mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng còn ÔĐM ở trẻ sơ sinh
non tháng có suy hô hấp.
2. Đánh giá hiệu quả đóng ống động mạch của Ibuprofen đường uống ở
trẻ sơ sinh non tháng có suy hô hấp.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu: 51 trẻ sơ sinh non tháng có suy hô hấp được chẩn đoán xác định
còn ống động mạch bởi siêu âm Doppler tim, điều trị tại đơn nguyên Nhi Sơ sinh, BVTW
Huế từ 8/2009 - 8/2011.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang
2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh:
• Trẻ sơ sinh non tháng có suy hô hấp
• Còn ÔĐM được khẳng định bởi siêu âm Doppler màu
2.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
• Trẻ bị nôn
• Viêm ruột hoại tử
• Tim bẩm sinh phức tạp phụ thuộc ống
• Xuất huyết giảm tiểu cầu
• Suy thận
2.3. Tiến hành:
• Những trẻ được chọn vào lô nghiên cứu sẽ được cho uống dung dịch Ibuprofen
(1ml/20mg hay 5ml/100mg) với liều 10 mg/kg/ngày được hòa loãng với 5ml nước cất,
uống 3 ngày liên tục.
• Sau 3 ngày trẻ được khám lại lâm sàng lần hai và siêu âm tim để đánh giá hiệu quả sử
dụng Ibuprofen.
3. Phƣơng pháp xử lý số liệu: Theo chương trình Medcal
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Tuổi thai Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
< 28 tuần 4 7,8
28 - 31 tuần 10 19,6
32 – 34 tuần 12 23,5
35 – 37 tuần 25 49,0
Tổng 51 100
Nhỏ nhất 26 tuần, lớn nhất 37 tuần, trung bình 34 tuần, 95% CI (bách phân
vị: 29-37 tuần), p<0,05.
Phân bố bệnh nhân theo tuổi thai
Phân bố bệnh nhân theo giới
Giới Số lượng (n) Tỷ lệ % P
Nam 27 52,9 0,078
Nữ 24 47,1
Tổng 51 100
Tỷ lệ giữa nam và nữ ít có sự khác biệt. Theo Nguyễn Thị Thu Hà thì trẻ
nam nhiều hơn nữ với tỷ lệ 1,58/1.
Phân bố bệnh nhân theo cân nặng
Cân nặng Số lượng (n) Tỷ lệ %
≤ 1000g 7 13,7
1001 - 1500g 14 27,5
1501 - 2500g 26 51,0
> 2500g 4 7,8
Tổng 51 100
Cân nặng trung bình 1777g ± 573 (900-2600). Nhóm cân nặng chiếm tỷ lệ
cao nhất từ 1501 – 2500g là 51%, tương đương Ng. thị Thu Hà là 53%.
Tiền sử bệnh
Tiền sử bệnh Số lượng (n) Tỷ lệ %
Nhiễm độc thai nghén 2 4,0
Ối vỡ sớm > 12 giờ 7 13,8
Rau tiền đạo chảy máu 1 2,0

Mẹ bị suy tim 1 2,0
Thụ tinh nhân tạo 4 4,1
Ngạt 10 19,6
Sốc ở trẻ sau sinh 1 2,0
Nguy cơ nhiễm trùng ở con 10 19,6
Ngạt và nhiễm trùng sơ sinh chiếm tỷ lệ 19,6%, thấp hơn so với Nguyễn thị
Thu Hà là 25%.
Đặc điểm lâm sàng
Dấu hiệu lâm sàng Số lượng (n) Tỷ lệ % p
Thở máy 1 2,0 < 0,001
Thở gắng sức 47 92,2 < 0,001
Thở nhanh > 60 lần/phút 31 62,0 < 0,01
Nhịp tim nhanh > 160 lần/phút 6 11,8 < 0,001
Dấu tăng động trước tim 16 31,4 < 0,01
Tiếng thổi trước tim 17 33,3 < 0,001
Phù 11 22,0 < 0,001
Gan lớn 11 22,0 < 0,001
Suy tim 8 16,0 <0,001
Tim lớn trên X.quang (> 0,55) 16/42 38,1 0,165
Theo YS Feng có 54% nghe được tiếng thổi ở tim và dấu hiệu lâm sàng nhạy cảm nhất
là dấu tăng động trước tim. Nhịp tim nhanh >160l/ph chiếm 11,8%, tương tự Nguyễn thị
Thu Hà là 11%.
Tính chất tiếng thổi
Tính chất tiếng thổi Số lượng (n) Tỷ lệ %
Thì Thổi tâm thu 10 19,6
Thổi liên tục 7 13,7
Vị trí Dưới xương đòn trái 7 41,2
Gian sườn II trái 10 58,8
Cường
độ

2/6 10 58,8
3/6 7 41,2
Thổi tâm thu gặp nhiều hơn TLT (p<0.01). Vị trí thường gặp GS II cạnh ức trái,
cường độ thường nhẹ 2/6 chiếm 58,8% (p>0,0%).
Bệnh lý kèm theo
Bệnh lý Số lượng
(n)
Tỷ lệ % p
Bệnh màng trong 13 26,5
< 0,0001
Viêm ruột hoại tử 1 2,0
Bệnh não thiếu khí 1 2,0
Nhiễm trùng sơ sinh 28 56,1
Viêm phổi 4 8,2
Xuất huyết não màng não 3 6,1
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ IBUPROFEN
Ngày bắt đầu điều
trị
Số lượng (n) Tỷ lệ %
2-3 ngày 23 45,1
4-7 ngày 15 29,4
> 7 ngày 13 25,5
Tổng 51 100
p = 0,1926
Thời gian bắt đầu điều trị
Điều trị hỗ trợ
Thuốc Số lượng
(n)
Tỷ lệ % p
Hạn chế dịch đưa vào (100-120

ml/kg/ngày) trong tuần đầu
51 100
< 0,001
Lợi tiểu 12 23,5
Digoxin 1 2,0
Theo Desfrere Luc sử dụng digitalis trong trường hợp suy tim không còn là một
lựa chon đầu tiên do nguy cơ ngộ độc ở trẻ đẻ non cao hơn hiệu quả của nó.
Hiệu quả đóng ống động mạch sau điều trị
ibuprofen đường uống
Ống động mạch Số lượng (n) Tỷ lệ %
Đóng hoàn toàn 33 64,7
Không đóng được 18 35,3
Tổng 51 100
p = 0,0499
Tỷ lệ thành công đóng ÔĐM là 64,7% (p < 0,05). Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi tương đương với Nguyễn Thị Thu Hà là 66% sau điều trị đợt một.
Han Aly: tỷ lệ đóng ÔĐM bằng Ibuprofen đường uống khá cao 78% hay 90%
theo S. Rajaei.
Kích thước ống động mạch trước và sau điều trị
Đường kính ống (mm) p
Nhỏ nhất Lớn
nhất
Trung
bình
Trước điều
trị
(n = 51)
1,8 6,0 2,7 ± 0,9 p = 0,212. 95% CI:
2,2-2,9
Sau điều trị

(n = 18)
1,2 5,0 2,3 ± 0,9 0,08
Kích thước ÔĐM trước điều trị 2,7 ± 0,9 mm. Theo Ng.T.T. Hà là 3,14 ± 0,75
mm. Trong 18 trường hợp thất bại, đường kính ÔĐM sau điều trị nhỏ hơn so
với trước điều trị nhưng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng trước và sau điều trị
Dấu hiệu lâm sàng Trước điều trị
n (%)
Sau điều trị
n (%)
p
Suy hô hấp 51 (100%) 7 (13,7%) < 0,0001
Thở máy 1 (2,0) 1 (2,0) < 0,0001
Thở gắng sức 47 (92,2%) 6 (11,8) < 0,0001
Thở nhanh > 60 lần/phút 31 (62,0%) 0
Nhịp tim nhanh > 160 lần/phút 6 (11,8) 0
Dấu tăng động trước tim 16 (31,4%) 5 (9,8%) 0,7
Tiếng thổi trước tim 17 (33,3%) 17 (33,3%) 0,7
Phù 11 (22,0%) 2 (3,9%) 0,7
Gan lớn 11 (22,0%) 0
Suy tim 8 (16,0%) 0
Bóng tim lớn (> 55%) 16/42 (38,1%) 3/40 (7,5%) 0,7
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
ĐÓNG ÔĐM
ÔĐM Tuổi thai Tỷ lệ %
< 28 tuần 28-31 tuần 32-34 tuần 35-37 tuần
Đóng 2 6 9 16 33 (64,7%)
Không đóng 2 4 3 9 18 (35,3%)
4 (7,8%) 10 (19,6%) 12 (23,5%) 25 (49,0%) 51
p = 0,66

Đóng ÔĐM và tuổi thai
Đóng ÔĐM và cân nặng
ÔĐM Cân nặng
≤ 1000 1001-1500 1501-2500 ≥ 2500 Tổng
Đóng 5 8 17 3 33 (64,7%)
Không đóng 2 6 9 1 22 (35,3%)
Tổng 7 (13,7%) 14 (27,5%) 26 (51,0%) 4 (7,8%) 51
Khả năng đống OODM không phụ thuộc vào cân nặng (p>0,05)
Thời gian bắt đầu điều trị và đóng ÔĐM
ÔĐM Ngày bắt đầu điều trị
2-3 ngày
tuổi
4-7 ngày
tuổi
> 7 ngày
tuổi
Tổng
Đóng hoàn toàn (n) 17 (73,9%) 10 (66,6%) 6 (46,1) 33 (64,7%)
Không đóng được
(n)
6 (26,1%) 5 (33,4%) 7 (53,9%) 18 (35,3%)
p 0,11 0,50 0,78
Thời gian bắt đầu đóng ÔĐM càng sớm thì khả năng đóng ÔĐM càng cao.
Theo Ng.T.T. Hà điều trị đóng ÔĐM sớm trước 3 ngày tuổi tỷ lệ đóng ÔĐM cao hơn điều
trị muộn.
Theo Luc Desfrere tỷ lệ thành công đóng ÔĐM quan trọng trong những ngày đầu sau đẻ
hơn điều trị muộn sau 7 ngày tuổi.
Ảnh hưởng của đường kính ÔĐM lên đóng ÔĐM
Đặc điểm ÔĐM không đóng (n
= 18)

ÔĐM đóng (n = 33) p
Đường kính
ÔĐM
3,0 ± 0,7 2,6 ± 0,7 < 0,0001
Nhóm đóng ống thành công có đường kính ÔĐM nhỏ hơn so với nhóm không
đóng được (p < 0,0001).
Tỷ lệ đóng ÔĐM theo kích thước ống
ÔĐM Kích thước Tổng
1,8 - 2,3 mm > 2,3 - 3 mm > 3 mm
Đóng (n) 18 (85,7%) 6 (42,8%) 9 (56,2%) 33
Không đóng (n) 3 (14,3%) 8 (57,2%) 7 (43,8%) 18
Tổng 21 14 16 51
ÔĐM có đường kính nhỏ ≤ 2,3 mm có tỷ lệ đóng ống thành công cao 85,7%
(p < 0,05). Theo Nguyễn Thị Thu Hà 57% thất bại đóng ÔĐM khi đường kính
ống ≥ 3 mm, cao hơn nghiên cứu của chúng tôi là 43,8%.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 51 bệnh nhi non tháng còn ống động mạch có suy hô hấp,
được điều trị đóng ống bằng Ibuprofen đường uống. Chúng tôi rút ra
những kết luận như sau:
1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng thường gặp ở trẻ sơ sinh non tháng
còn ống động mạch có suy hô hấp:
• Thở gắng sức chiếm 92,6%
• Thở nhanh trên 60 lần/phút chiếm 62%
• Tiếng thổi ở tim gặp 33,3% và thường là thổi tâm thu, vị trí nghe được
chủ yếu ở gian sườn hai bên trái xương ức.
• Dấu tăng động trước tim gặp 31,3%
• Phù và gan lớn chiếm tỷ lệ 22%, suy tim chiếm tỷ lệ 16%.
• Nhịp tim nhanh > 160 lần/phút gặp 11,8%
KẾT LUẬN
2. Hiệu quả đóng ống động mạch bằng Ibuprofen đường uống:

• Tỷ lệ đóng ống động mạch thành công ở trẻ non tháng còn ống động
mạch có suy hô hấp là 64,7%
(p < 0,05).
• Các dấu hiệu sàng cải thiện rõ sau điều trị đóng ống động mạch bằng
Ibuprofen đường uống:
+ Dấu hiệu suy hô hấp từ 100% giảm còn 13,7% và thở gắng sức từ 92,6%
giảm xuống còn 11,8% sau điều trị (p < 0,0001).
+ Các dấu hiệu nhịp thở nhanh > 60 lần/phút, nhịp tim nhanh > 160
lần/phút, gan lớn, suy tim cải thiện hoàn toàn sau điều trị đóng ống động
mạch.
+ Dấu hiệu tăng động trước tim, phù giảm rõ sau điều trị.
• Thời gian khởi đầu điều trị càng sớm, tỷ lệ đóng ống động mạch thành
công càng cao (73,9% trước 3 ngày; 66,6% trước 7 ngày).
• Ống động mạch có kích thước < 2,3 mm tỷ lệ điều trị thành công là
85,7% (p < 0,05).
• Nhóm đóng ống động mạch thành công có kích thước ống trung bình
(2,6 ± 0,7mm); nhỏ hơn nhóm thất bại (3,0 ± 0,7mm) (p < 0,0001).

×