Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Chuyên san phát triển khoa học và công nghệ số 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 87 trang )


  Chun San

PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ
TỊA SOẠN: SỐ 01 PHẠM NGỌC THẠCH, Q1, TP.HCM
ĐT: (028) 38.233.363 – (028) 38.230.780
E-mail:  

MỤC LỤC

CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
Phạm Hồng Sơn

Nguyễn Ái Thạch

Ảnh hưởng của tỷ lệ và dung
mơi trích ly đến hàm lượng
Polyphenol tổng số, Flavonoid
tổng số, Thiosulfinate và hoạt
tính chống oxy hóa từ vỏ tỏi
(Allium Sativum L.)

1

Trần Quốc Thái
Nguyễn Thị Kim Thanh

Bảo mật thơng tin trong q
trình hịa giải thương mại – so
sánh pháp luật việt nam và luật
mẫu Uncitral



6

Trần Thị Giang
Nguyễn Thị Diễm
Vũ Ngọc Bảo Châu

Con dấu của doanh nghiệp theo
pháp luật Việt Nam – thực tiễn
áp dụng và phương hướng
hồn thiện

19

Đỗ Thị Bích Ngọc
Trương Minh Hồng
Bùi Xn Thành
Võ Thị Kim Quyên
Đào Khánh Châu
Trần Thanh Đại

Đánh giá hiệu quả loại bỏ chất
ơ nhiễm và đặc tính bẩn màng
của hệ thống MF xử lý nước
cấp an toàn cho các cơ sở y tế
quy mô nhỏ

28

Lâm Văn Tân


Đề xuất biện pháp nâng cao
hiệu quả công tác giáo dục đạo
đức cho sinh viên thành phố
Cần Thơ thông qua phong trào
“sinh viên 5 tốt” 

34

Trịnh Chí Thâm
Hồ Phan Hồng Duyên

Hiện trạng và giải pháp phát
triển ngành trồng khoai lang
huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh
Long

45

Nguyễn Thành Nhân
Nguyễn Phụ Thượng Lưu

Nghiên cứu đặc tính dịng chảy
khơng khí trong q trình nạp
động cơ xăng dựa trên mơ
phỏng CFD

54

Trần Thị Quỳnh Giang


Ngơn ngữ trần thuật trong tiểu
thuyết Đỗ Bích Thúy 

60

Huỳnh Thị Trà

Phê bình văn học hiện thực
huyền ảo ở Việt Nam - những
thành tựu, giới hạn và khả thể

69

Trần Văn Công
Nguyễn Thị Hồng
Lý Ngọc Huyền

Tổng quan về các thang đo gây
hấn trên thế giới và phát triển
thang đo tính gây hấn cho học
sinh trung học cơ sở tại Việt
Nam

76

CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN
Đoàn Kim Thành
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
1. NGND.GS.TS Ngô Văn Lệ

2. PGS.TS Đỗ Hồng Lan Chi
3. PGS.TS Ngô Minh Oanh
4. PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân
5. PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh
6. PGS.TS Đỗ Hạnh Nga
7. TS. Nguyễn Viết Dũng
8. TS. Nguyễn Thị Bạch Huệ
9. TS. Bạch Long Giang

SỐ 3 (2) - 2017
ISSN: 2354 -1105

10. TS. Thi Ngọc Bảo Dung
THƯ KÝ BIÊN TẬP
Trần Hữu Phước
Phạm Thị Thu Ngân

Giấy phép xuất bản số:
17/QĐ-XBBT-STTTT
Ngày 29/09/2014 của STTTT
Thành phố Hồ Chí Minh cấp

Số lượng: 200 cuốn

Chế bản in tại
Cty TNHH Một thành viên In
Lê Quang Lộc

In xong và nộp lưu chuyển
tháng 10/2017



Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017

ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ VÀ DUNG MÔI TRÍCH LY ĐẾN HÀM LƯỢNG
POLYPHENOL TỔNG SỐ, FLAVONOID TỔNG SỐ, THIOSULFINATE VÀ
HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HĨA TỪ VỎ TỎI (ALLIUM SATIVUM L.)
Nguyễn Ái Thạch*
Trường Đại học Cần Thơ
*Tác giả liên lạc:
(Ngày nhận bài: 06/7/2017; Ngày duyệt đăng: 30/9/2017)
TÓM TẮT
Tỏi (Allium sativum L.), thuộc họ Liliaceae, là một loại gia vị thực phẩm phổ biến, được
sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Vỏ tỏi thường bị vứt bỏ trong nơng nghiệp
được trích ly bằng cách sử dụng các loại dung môi (nước, ethanol 50% và 100%) và tỷ
lệ trích vỏ tỏi/dung mơi (1/5, 1/10 và 1/15) khác nhau. Tất cả các dịch trích đều được
xác định hàm lượng các hợp chất có hoạt tính sinh học (polyphenol tổng số, flavonoid
tổng số và thiosulfinate). Hoạt tính chống oxy hóa được đánh giá bằng cách sử dụng
phương pháp loại bỏ gốc tự do DPPH (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl). Kết quả nghiên
cứu chỉ ra rằng trích ly vỏ tỏi trong dung mơi ethanol 50% với tỷ lệ nguyên liệu/dung
môi là 1/10 thu được hàm lượng các hợp chất sinh học (cụ thể là polyphenol, flavonoid)
và thể hiện hoạt tính chống oxy hóa cao nhất.
Từ khóa: Trích ly, dung mơi, polyphenol tổng số, flavonoid tổng số, thiosulfinate, hoạt
tính chống oxy hóa, vỏ tỏi.
INFLUENCE OF EXTRACTION RATIOS AND SOLVENTS ON TOTAL
POLYPHENOLS CONTENT, TOTAL FLAVONOIDS CONTENT,
THIOSULFINATE AND ANTIOXIDANT ACTIVITY FROM GARLIC
(ALLIUM SATIVUM L.) HUSK
Nguyen Ai Thach*
Can Tho University

*Corresponding Author:
ABSTRACT
Garlic (Allium sativum L.), belong to the Liliaceae family, is a common food spice, used
widely in the word. The agriculturally disposed garlic husk were extracted by using
different solvents (water, ethanol 50% and 100%) and garlic husk/solvent ratios (1/5,
1/10 and 1/15), as well as determination of bioactive compounds content (total
polyphenols, total flavonoids and thiosulfinate content) of all obtained extracts. The
antioxidant activity was evaluated using DPPH (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl) radical
scavenging activity. The results obtained indicate that garlic husk were extracted in
50% ethanol solvent with a material/solvent ratio of 1/10 that obtained the highest levels
of bioactive compounds (such as polyphenols, flavonoids) and the highest antioxidant
activity.
Keywords: Extraction, solvents, total polyphenols content, total flavonoids content,
thiosulfinate, antioxidant activity, garlic husk.
lưu huỳnh hữu cơ (nhóm hợp chất
thiosulfinate) đặc biệt, các chất này đóng
vai trị quan trọng trong tác dụng có lợi cho
sức khỏe của tỏi. Những thành phần có

TỔNG QUAN
Tỏi (Allium sativum L.) đã được sử dụng
từ xưa trong thực phẩm và mục đích y học.
Tỏi là một nguồn rất giàu những hợp chất
1


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017

hoạt tính sinh học trong tỏi được biết đến
sở hữu nhiều chất chống oxy hóa

(Amagase, 2006). Trong suốt thời gian thu
hoạch củ tỏi đem lại một số lượng đáng kể
vỏ, cuống lá và lá; các phần này đơn giản
chỉ bị thải bỏ gây ra vấn đề nghiêm trọng
trong môi trường cộng đồng. Cuống và lá
tỏi chứa allicin, thành phần có hoạt tính
sinh học chính trong tỏi; allicin tương đối
thấp hơn trong củ tỏi (Mohsen and Shahab,
2010). Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có
thơng tin nào về thành phần hóa học của
vỏ tỏi (vật liệu khơng ăn được) có mùi vị
cay nồng đặc trưng như một nguồn tiềm
năng polyphenol.
Một vài phụ phẩm nông nghiệp và công
nghiệp đã được nghiên cứu như nguồn phụ
gia tự nhiên an toàn tiềm năng với tính chất
kháng khuẩn và/hoặc chống oxy hóa cho
ngành cơng nghiệp thực phẩm; nhiều hợp
chất khác nhau được phân lập, rất nhiều
trong số đó là polyphenol. Ngồi ra, hợp
chất polyphenol có lợi tích cực đối với sức
khỏe trong việc ngăn ngừa nhiều bệnh ở
người liên quan đến stress oxy hóa
(Scalbert et al., 2005). Các hệ thống dung
môi khác nhau đã được sử dụng để trích ly
hợp chất phenolic từ chất thải nông nghiệp
và từ hoạt động phụ thuộc vào các hợp chất
polyphenol và thử nghiệm chống oxy hóa,
nghiên cứu so sánh nhằm lựa chọn dung
môi tối ưu cung cấp hoạt động chống oxy

hóa tối đa cần thiết cho mỗi chất nền.
Trong thực tế, một số quy trình đã được đề
xuất (Pokorny and Korczak, 2001): trích ly
bằng cách sử dụng chất béo và dầu, dung
môi hữu cơ, dung dịch nước kiềm và CO2
siêu tới hạn. Các hợp chất phenolic thực
vật đã được trích ly bởi nhiều hệ thống
dung mơi khác nhau (Pinelo et al., 2004).
Tuy nhiên, bản chất của dung môi trích ly
ảnh hưởng mạnh đến hiệu suất trích ly và
khả năng chống oxy hóa do sự hiện diện
của các hợp chất chống oxy hóa khác nhau
với sự phân cực và đặc tính hóa học khác
nhau. Điều này làm cho chúng hịa tan
hoặc khơng hịa tan trong một loại dung
mơi cụ thể (Sultana et al., 2009). Hoạt tính

chống oxy hóa của các hợp chất phenolic
bị ảnh hưởng đáng kể bởi độ phân cực của
dung mơi sử dụng trích ly. Vì vậy, lựa
chọn dung mơi thích hợp rất quan trọng
đối với trích ly ngun liệu có nguồn gốc
từ thực vật. Dung mơi trích ly thường được
lựa chọn tùy theo mục đích trích ly, khả
năng phân cực của các thành phần mục
tiêu. Tuy nhiên, chưa có phương pháp trích
ly chung để áp dụng cho các loại nguyên
liệu do tính phức tạp của các hợp chất sinh
học và sự tương tác của chúng với các hợp
chất khác trong nguyên liệu. Do đó, mục

tiêu của nghiên cứu này là xác định tỷ lệ
nguyên liệu/dung môi và loại dung mơi
thích hợp cho q trình trích ly hợp chất
polyphenol, flavonoid, thiosulfinate và
hoạt động chống oxy hóa trong vỏ tỏi.
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nguyên vật liệu
Tỏi tươi được thu hoạch và chọn lựa độ
tuổi 130-135 ngày (sau khi gieo) tại
phường Văn Hải, thành phố Phan Rang Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Vỏ tỏi khô
được tách ra khỏi củ tỏi. Vỏ tỏi khô được
thu nhận và sấy khô đến độ ẩm 3-5%. Tiếp
theo, mẫu vỏ tỏi khô được nghiền mịn và
cho qua rây sàng 1 mm. Sau đó, bột vỏ tỏi
được gói trong bao bì plastic tráng nhơm
và bảo quản ở 4oC trước khi trích ly.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp công nghệ
Bột vỏ tỏi được trộn với nước, dung dịch
ethanol pha trong nước cất (50% và 100%)
theo các tỷ lệ nguyên liệu vỏ tỏi/dung môi
là 1/5, 1/10 và 1/15, để n ở nhiệt độ
phịng trong 1 giờ. Sau đó, hỗn hợp được
lọc qua giấy lọc Whatman®41. Tất cả dịch
trích ly đều được giữ ở 4oC trước khi phân
tích.
Phương pháp phân tích
Hàm lượng polyphenol tổng số (TPC) (mg
acid gallic tương đương (GAE)/g chất
khô): hàm lượng polyphenol tổng số được

xác định bằng phương pháp FolinCiocalteu (Wolfe et al., 2003). Phenol
phản ứng với acid phosphomolybdic trong
2


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017

thuốc thử Folin-Ciocalteau, xuất hiện phức
chất có màu xanh trong môi trường kiềm.
Đo độ hấp thụ của mẫu ở 765 nm bằng
máy đo quang phổ UV. Căn cứ vào cường
độ màu đo được trên máy quang phổ và
dựa vào đường chuẩn acid gallic để xác
định hàm lượng polyphenol tổng số có
trong mẫu. Hàm lượng polyphenol tổng
của mẫu được thể hiện qua mg đương
lượng acid gallic trên mỗi gram chất khô
(mg GAE/g).
Hàm lượng flavonoid tổng số (TFC): hàm
lượng tổng flavonoid được xác định thông
qua phương pháp tạo màu với AlCl3 trong
môi trường kiềm - trắc quang (Zhu et al.,
2010). Độ hấp thụ của dung dịch phản ứng
được đo ở bước sóng 415 nm. Dựa vào
đường chuẩn quercetin để xác định hàm
lượng flavonoid tổng có trong mẫu. Các
kết quả được thể hiện qua mg đương lượng
quercetin (QE) trên mỗi g chất khơ mẫu
phân tích (mg QE/g).
Hàm lượng thiosulfinate tổng số (mol/g):

đo độ hấp thu ở bước sóng 412 nm của 2nitro-5-thiobenzoate được tạo ra bằng
cách kết hợp các phương pháp của
Kinalski and Nora (2014).
Hoạt động chống oxy hóa (%): hoạt động
loại bỏ gốc tự do được phân tích thơng qua
thử nghiệm 1,1-diphenyl-2-picryl-hydrazil
(DPPH). Khả năng khử gốc tự do DPPH
được xác định theo phương pháp của Blois
(1958). Các chất có khả năng oxy hóa sẽ
trung hịa gốc DPPH bằng cách cho
hydrogen, làm giảm độ hấp thu tại bước
sóng cực đại và màu của dung dịch phản
ứng sẽ nhạt dần, chuyển từ tím sang vàng
nhạt.
Phân tích thống kê số liệu
Các kết quả thực nghiệm được phân tích
bằng phần mềm Statgraphics Centurion
XVI. Đồ thị được vẽ bằng phần mềm
Microsoft Excel với độ lệch chuẩn (STD).
Mỗi khảo nghiệm được thực hiện ba lần.
Phương pháp phân tích phương sai
(ANOVA) được sử dụng để xác định sự
khác biệt ư nghĩa (p<0,05) giữa các trung
bình nghiệm thức.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Polyphenol là các chất chống oxy hóa
nhiều nhất trong chế độ ăn uống của chúng
ta và là thành phần phổ biến trong các loại
thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Ảnh

hưởng của tỷ lệ nguyên liệu vỏ tỏi/dung
môi và loại dung môi được thể hiện ở Hình
1. Kết quả cho thấy hàm lượng polyphenol
cao nhất ở tỷ lệ 1/10 và 1/15 (khơng có sự
khác biệt ý nghĩa (p>0,05)) với loại dung
môi ethanol 50% lần lượt là 9,60 và 10,19
mg GAE/g, tương ứng. Dung môi nước
cho thấy khả năng trích ly polyphenol là
thấp nhất ở tất cả các tỷ lệ (4,88-7,17 mg
GAE/g). Điều này có thể do sự hiện diện
của các tạp chất (acid hữu cơ, glucide,
protein hòa tan). Tạp chất làm ảnh hưởng
đến việc xác định các hợp chất phenolic.
Nước
Hàm lượng polyphenol
(mg GAE/g)

12

Ethanol 50%
Ethanol 100%

9
6
3
0
1/5

1/10


1/15

Tỷ lệ ngun liệu/dung mơi

Hình 1. Hàm lượng polyphenol tổng số
(mg GAE/g) trong dịch vỏ tỏi được trích
ly theo tỷ lệ nguyên liệu/dung môi và loại
dung môi khác nhau
Flavonoid là các cấu trúc phức tạp tùy
thuộc vào sự phân bố polyphenol và có
nhiều chức năng trong thực vật; đây là
những hợp chất phịng vệ được sử dụng
chống lại cơn trùng và một số tác nhân gây
bệnh và là các chất chống oxy hóa tự nhiên
lý tưởng. Tương tự polyphenol, hàm lượng
flavonoid thu được từ vỏ tỏi thấp nhất
trong dung môi nước (0,044-0,078 mg
QE/g) (Hình 2). Trong thí nghiệm này, có
sự khác biệt ý nghĩa (p<0,05) giữa hàm
lượng flavonoid thu được trong ethanol
(50 và 100%) và nước. Điều này có nghĩa
thực vật chứa nhiều flavonoid heteroside
hơn aglicone.
3


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017
Nước
Ethanol 100%


H o ạ t tín h c h ố n g o x y h ó a (% )

Hàm lượng flavonoid
(mg QE/g)

Nước

Ethanol 50%

1.0
0.8
0.5
0.3
0.0
1/5

1/10

1/15

Tỷ lệ ngun liệu/dung mơi

Hình 2. Hàm lượng flavonoid tổng số
(mg QE/g) trong dịch vỏ tỏi được trích ly
theo tỷ lệ ngun liệu/dung mơi và loại
dung môi khác nhau
Hợp chất thiosulfinate (allicin là chủ yếu)
trong tỏi đảm nhiệm mùi vị cay nồng đặc
trưng của tỏi. Ngược với hai hợp chất đã
nêu trên, thiosulfinate trong vỏ tỏi tan tốt

trong nước. Kết quả phân tích ảnh hưởng
của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi và loại
dung môi đến hàm lượng thiosulfinate
được thể hiện ở Hình 3. Hàm lượng
thiosulfinate cao nhất thu được ở tỷ lệ 1/10
và 1/15 (khơng có sự khác biệt ý nghĩa
(p>0,05)) trong nước lần lượt là 7,60 và
7,33 mol/g, tương ứng.
Lượng dung mơi lớn có thể tạo ra một
gradient nồng độ cao, dẫn đến tăng tốc độ
khuếch tán, thúc đẩy nhanh q trình trích
ly chất rắn bằng dung môi. Hơn nữa, sự
tiếp xúc giữa các hợp chất có hoạt tính sinh
học và dung mơi càng nhiều khi gia tăng
tỷ lệ dung môi làm tăng hiệu quả của q
trình trích ly. Tuy nhiên, hàm lượng các
chất có hoạt tính sinh học sẽ khơng tiếp tục
tăng khi trạng thái cân bằng diễn ra.
(micromol/g)

Ethanol 100%
4
2
0
1/10

60

Acid gallic đối
chứng


40
20
0
1/5

1/10

1/15

KẾT LUẬN
Những kết quả đạt được trong nghiên cứu
này cho thấy vỏ tỏi có thể được sử dụng
như nguồn giàu các hợp chất có lợi như
polyphenol, flavonoid và thiosulfinate.
Trích ly vỏ tỏi trong dung môi ethanol
50% với tỷ lệ nguyên liệu/dung môi là
1/10 thu được hàm lượng các hợp chất sinh
học và thể hiện hoạt tính chống oxy hóa
cao nhất. Kết quả nêu lên lợi ích của vỏ tỏi
vì vỏ tỏi có thể là nguồn giàu chất chống
oxy hóa hứa hẹn được sử dụng cho các ứng
dụng khác nhau trong lĩnh vực sinh học, y
học và thực phẩm.

6

1/5

Ethanol 100%


Hình 4. Hoạt tính chống oxy hóa (%)
trong dịch vỏ tỏi được trích ly theo tỷ lệ
nguyên liệu/dung môi và loại dung môi
khác nhau
Tất cả các dịch trích thu được bằng cách
sử dụng dung mơi hữu cơ tinh khiết và
dung dịch dung môi hữu cơ pha loãng cho
thấy khả năng loại bỏ gốc tự do DPPH
mạnh hơn so với dịch vỏ tỏi trích ly bằng
nước (Hình 4). Trong nghiên cứu này
khơng tìm thấy mối tương quan giữa hoạt
động chống oxy hóa và hàm lượng
polyphenol tổng số (flavonoid tổng số
hoặc thiosulfinate). Điều này có thể do khả
năng chống oxy hóa phụ thuộc vào cấu
trúc và sự tương tác giữa các hợp chất này.

Ethanol 50%

8

80

Tỷ lệ nguyên liệu/dung mơi

Nước
Hàm lượng thiosulfinate

Ethanol 50%


100

1/15

Tỷ lệ ngun liệu/dung mơi

Hình 3. Hàm lượng thiosulfinate
(mol/g) trong dịch vỏ tỏi được trích ly
theo tỷ lệ nguyên liệu/dung môi và loại
dung môi khác nhau

4


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017

TÀI LIỆU THAM KHẢO
AMAGASE, H., (2006). Clarifying the real bioactive constituents of garlic. J Nutr 136
(3 Suppl.) 716S-725S.
BLOIS, M. S., (1958). Antioxidant determination by the use of a stable free radical.
Nature 181 1199-1200.
KINALSKI, T. and NOREŇA, C. P. Z., (2014). Effect of blanching treatments on
antioxidant activity and thiosulfinate degradation of garlic (Allium sativum L.).
Food and Bio. Technology (7) 2152-2157.
MOHSEN, A. and SHAHAB, B., (2010). Introducing of green garlic plant as a new
source of allicin. Food Chem 120 179–183.
PINELO, M., RUBILAR, M., SINEIRO, J., and NUNEZ, M. J., (2004). Extraction of
antioxidant phenolics from almond hulls (Prunus amygdalus) and pine sawdust
(Pinuspinaster). Food Chem. 85 267–273.

POKORNY, J. and KORCZAK, J., (2001). Preparation of natural antioxidants. In:
Pokony, J., Yanishlieva, N., Gordon, M. (Eds.), Antioxidants in Food, Practical
Applications. W-Publishing Ltd., Cambridge, pp. 311–330.
SCALBERT, A., MANACH, C., MORAND, C., REMESY, C., and JIMENEZ, L.,
(2005). Dietary polyphe-nols and the prevention of diseases. Crit. Rev. Food Sci.
Nutr 45 287–306.
SULTANA, B., ANWAR, F., and ASHRAF, M., (2009). Effect of extraction
Solvent/Technique onthe antioxidant activity of selected medicinal plant extracts.
Molecules 14 2167–2180.
WOLFE, K., WU, X., and LIU, L. H., (2003). Antioxidant activity of apple peels. J
Agric Food Chem 51 609-614.
ZHU, H., WANG, Y., LIU, Y., XIA, Y., and TANG, T., (2010). Analysis of flavonoids
in Portulaca oleracea L. by UV–vis spectrophotometry with comparative study on
different extraction technologies. Food Analytical Methods 3 (2) 90-97.

5


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017

BẢO MẬT THƠNG TIN TRONG Q TRÌNH HỊA GIẢI THƯƠNG
MẠI – SO SÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ LUẬT MẪU UNCITRAL
Trần Quốc Thái*, Nguyễn Thị Kim Thanh
Khoa Luật Dân sự - Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
*Tác giả liên lạc:
(Ngày nhận bài: 24/7/2017; Ngày duyệt đăng: 30/9/2017)
TÓM TẮT
Bảo mật là nguyên tắc quan trọng của hòa giải với nội dung đề cập đến việc bảo đảm
khơng để bất kỳ thơng tin trong q trình hịa giải được tiết lộ ra ngồi vịng kiểm sốt
của các bên tham gia và hòa giả viên (HGV). Lý do chính cho việc bảo vệ bí mật nhằm

hướng đến tăng cường sự tin cậy của các bên trong tranh chấp và cả HGV. Bằng phương
pháp phân tích luật và so sánh quy định của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về Hòa giải
thương mại (Nghị định số 22/2017/NĐ-CP) với Luật mẫu của Ủy ban pháp luật thương
mại quốc tế (UNCITRAL) về hòa giải thương mại năm 2002 (Luật mẫu UNCITRAL),
bài viết cho thấy dù Việt Nam đã có bước tiến dài để hội nhập xu hướng chung của pháp
luật thế giới, tuy nhiên chúng ta vẫn quy định khác biệt về một số vấn đề. Bài viết sẽ
thực hiện hai nhiệm vụ: (1) Phân tích cách áp dụng điều luật và (2) làm rõ liệu những
khác biệt trong pháp luật Việt Nam có hợp lý?
Từ khóa: Hịa giải thương mại, bảo mật, thông tin, từ chối, tiết lộ, cung cấp, chứng cứ,
bên thứ ba.
CONFIDENTIALITY IN COMMERCIAL MEDIATION –
A COMPARATIVE STUDY BETWEEN THE LAW OF VIETNAM AND
UNCITRAL MODEL LAW
Tran Quoc Thai*, Nguyen Thi Kim Thanh
Faculty of Civil Law – HCMC University of Law
*Corresponding Author:
ABSTRACT
Confidentiality is the mediation’s core rule, with content of preventing all of information
provided by each party from being disclosed out of the parties and mediator’s control.
This characteristic makes medition procedure more effective than court one. The
purpose hereof is to enhance trust between parties, even so mediator. By analysing and
comparing regulations between the Decree No. 22/2017/ND-CP on Commercial
Mediation and UNCITRAL Model Law on International Commercial Conciliation 2002,
this paper shall point out the fact that despite having made great strides to integrate
into the world trend of law, Vietnam remains some different regulations. Therefore, this
paper shall handle two tasks: (1) To analyse how to apply the law of Vietnam on
mediation; and (2) To clarify whether the difference hereof is reasonable.
Keywords: Commercial mediation, confidentiality, information, reject, disclosure,
provide, proof, third parties.
một doanh nghiệp đang có tranh chấp, kiện

tụng sẽ dễ làm tăng thang độ đánh giá rủi
ro và khiến đối tác có xu hướng trì hỗn,
thậm chí dừng hợp tác đầu tư kinh doanh.
Hành vi kiểm sốt, khơng tiết lộ thơng tin

TỔNG QUAN
Trong thương mại, tình hình hoạt động
kinh doanh ổn định là thước đo uy tín và
rủi ro mà đối tác xem xét khi quyết định
hợp tác. Do vậy, bất kỳ thông tin cho biết
6


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017

doanh nghiệp đang có tranh chấp ra ngồi
khơng thể xem là lừa dối doanh nghiệp đối
tác, bởi lẽ tranh chấp là hiện tượng tất yếu
trong mối quan hệ cộng sinh, cần hiểu rằng
việc bảo mật này nhằm bảo vệ uy tín doanh
nghiệp trước rủi ro bị đối thủ cạnh tranh
gièm pha, hoặc doanh nghiệp đối tác hiểu
lầm gây ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ
thương mại.
Tính bảo mật có khả năng được thể hiện
qua hai cấp độ: (1) Bảo mật giữa các bên
tranh chấp trong q trình hịa giải và (2)
bảo mật với bên thứ ba sau khi hịa giải
diễn ra. Ngồi ra, bảo mật thơng tin khơng
là nguyên tắc tuyệt đối, bởi trong một số

trường hợp ngoại lệ, thơng tin buộc bị tiết
lộ ngồi tầm kiểm sốt của các bên tranh
chấp.

trị, xã hội, ngày càng hội nhập sâu hơn vào
thị trường quốc tế, hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp đã và đang tạo ra một
môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn
nhưng cũng không kém phần phức tạp và
cạnh tranh gay gắt. Các tranh chấp kinh tế,
thương mại phát sinh với số lượng ngày
càng nhiều và phức tạp hơn địi hỏi phải có
những cơ chế giải quyết tranh chấp linh
hoạt, phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu
cầu thực tiễn của Việt Nam. Theo Bộ Tư
pháp (2015), trước tình hình nêu trên,
nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc đa dạng
hóa cơ chế giải quyết tranh chấp thương
mại, qua đó, tạo mơi trường đầu tư, kinh
doanh lành mạnh và ổn định, góp phần phát
triển kinh tế-xã hội, đẩy mạnh hơn nữa
công cuộc hội nhập quốc tế và việc thực
hiện cam kết của Việt Nam với tư cách là
thành viên của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) trong lĩnh vực dịch vụ hòa giải,
Nghị định về hòa giải thương mại được xây
dựng nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết và
cấp bách trên.
Ngồi ra, trong q trình phân tích pháp
luật Việt Nam, các quy định liên quan

trong Bộ luật Tố tụng Dân sự (Luật số:
92/2015/QH13)
ngày
25/11/2015
(BLTTDS 2015), Quy tắc Hòa giải năm
1980 của UNCITRAL sẽ được đề cập.
Phương pháp
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài theo
hai phương pháp:
Thứ nhất, phương pháp pháp lý truyền
thống: Phân tích các quy định pháp luật
nhằm nghiên cứu tính đúng đắn, hợp lý, chỉ
ra các bất cập, từ đó có định hướng hồn
thiện phù hợp;
Thứ hai, phương pháp so sánh: Chúng tơi
tiến hành so sánh các quy phạm có liên
quan đến hịa giải trong Luật mẫu
UNCITRAL để hiểu rõ hơn pháp luật quốc
gia mình. Đồng thời, chúng tơi tìm hiểu các
giải pháp hoặc các nhu cầu điều chỉnh pháp
luật về hòa giải mà các nước đã thực hiện.
Từ đó, chúng tơi đề xuất các kinh nghiệm
phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Vật liệu
Nội dung bài viết chủ yếu sử dụng hai văn
bản pháp luật sau:
Thứ nhất, Luật mẫu UNCITRAL. Thực
tiễn pháp lý cho thấy hòa giải đang ngày

càng được sử dụng phổ biến tại nhiều nơi
trên thế giới, kể cả những nơi mà cách đây
10 đến 20 năm phương thức giải quyết
tranh chấp này vẫn cịn ít được biết đến.
Đến năm 2002, UNCITRAL đã quyết định
xây dựng một luật mẫu nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho việc sử dụng thủ tục hòa giải
trong giải quyết tranh chấp. Các quốc gia
trong q trình nội luật hóa Luật mẫu
UNCITRAL có quyền sửa đổi, bổ sung
hoặc bỏ đi một số quy định cho phù hợp
với hồn cảnh của nước mình. Tại Việt
Nam, trình tự, thủ tục hịa giải trong Nghị
định số 22/2017/NĐ-CP về cơ bản được
xây dựng trên cơ sở tham khảo Luật mẫu
UNCITRAL. Dựa vào cách quy định của
Luật mẫu và Nghị định số 22/2017/NĐCP, vấn đề bảo mật được đặt ra trong khi
tiến hành hòa giải và sau khi hòa giải đã kết
thúc.
Thứ hai, Nghị định số 22/2017/NĐ-CP
được ban hành trong bối cảnh đất nước
đang phát triển toàn diện về kinh tế, chính
7


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017

Tùy từng mục, mỗi phương pháp sẽ được
sử dụng kết hợp với các phương pháp khác
hoặc được sử dụng với vai trò chủ đạo phù

hợp nội dung nghiên cứu.

và giải thích cho quy định tại Điều 8 Luật
mẫu, UNCITRAL nhấn mạnh vào mục
đích đảm bảo thơng tin giữa các bên tham
gia hoà giải được truyền đạt kịp thời và dễ
dàng. Theo đó, vai trị của HGV là thúc đẩy
việc trao đổi thông tin liên quan đến tranh
chấp để góp phần tăng cường lịng tin của
các bên. Đồng thời, HGV có quyền, chứ
khơng có nghĩa vụ, tiết lộ thơng tin cho bên
kia. Bởi vì, HGV khơng được cơng bố
thơng tin khi bên cung cấp thông tin đã đặt
điều kiện rõ ràng rằng chúng phải được giữ
bí mật.
Theo UNCITRAL (A/CN.9/506, 2002),
khơng ít các quốc gia cũng thừa nhận cơ
chế trao đổi thơng tin này. Vì vậy, nếu
khơng muốn sự kiện, tình tiết của mình bị
tiết lộ, ngay cả phạm vi chỉ giới hạn trong
khn khổ hịa giải, thì một bên phải đưa
ra yêu cầu rõ ràng. Đồng thời, theo
UNCITRAL (2004), sau khi xem xét mong
đợi tự nhiên và chính đáng của các bên về
việc thông tin cung cấp cho HGV phải
được giữ bí mật, HGV phải cho các bên
biết rằng mọi thơng tin mà họ cung cấp có
thể được tiết lộ, trừ khi họ quyết định khác.
Khác biệt với Luật mẫu, Nghị định số
22/2017/NĐ-CP không dành một điều luật

riêng biệt để quy định về việc hoà giải viên
được gặp riêng một bên và cũng không quy
định cụ thể vấn đề cung cấp thơng tin cho
bên cịn lại. Thay vì ghi nhận thống nhất tại
một điều luật, Nghị định số 22/2017/NĐCP dường như điều chỉnh vấn đề bảo mật
thông tin bằng cách lồng ghép vào các điều
luật về quyền, nghĩa vụ và điều cấm đối với
HGV. Cụ thể tại Điểm b Khoản 1 Điều 9
về quyền của HGV thương mại “từ chối
cung cấp thông tin liên quan đến vụ tranh
chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận
bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp
luật”, và Điểm c Khoản 2 Điều 9 ghi nhận
về nghĩa vụ của HGV “bảo vệ bí mật thơng
tin về vụ tranh chấp mà mình tham gia hịa
giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận
bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp
luật”.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Bảo mật giữa các bên tranh chấp trong
quá trình hịa giải
Theo ngun tắc chung, các thơng tin trong
q trình hòa giải sẽ được bảo mật, ngay cả
giữa các bên tranh chấp. Tuy nhiên, mâu
thuẫn khơng thể hóa giải nếu các bên
không hiểu vấn đề, xung đột của nhau. Do
vậy, pháp luật về hịa giải quy định cơ chế
để thơng tin, dù về nguyên tắc sẽ được bảo
mật, vẫn có thể được cung cấp cho các bên.

Chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này thơng qua
hai khía cạnh: Khả năng công bố thông tin
và chủ thể được yêu cầu công bố thông tin
trong Luật mẫu và Nghị định số
22/2017/NĐ-CP.
Khả năng công bố thông tin
Luật mẫu UNCITRAL tại Điều 8 quy định
về hoạt động công bố thông tin kèm điều
khoản bảo mật: “Khi nhận thông tin liên
quan đến tranh chấp từ một bên, HGV có
thể tiết lộ bản chất thơng tin cho bất kỳ bên
nào khác trong hoà giải. Tuy nhiên, khi
một bên đưa thông tin đến HGV kèm điều
kiện phải giữ bí mật, thơng tin sẽ khơng
được tiết lộ cho bất kỳ bên nào khác”.
Thông thường, mâu thuẫn chỉ được hóa
giải khi các bên tranh chấp hiểu vấn đề của
nhau. Tuy nhiên, hoạt động này bị giới hạn
bởi chính bên đưa ra thông tin, trong
trường hợp chỉ muốn cung cấp sự kiện, tình
tiết cho riêng HGV thì họ có thể u cầu
thơng tin đó phải được giữ bí mật.
Theo UNCITRAL (2001), trong quá trình
soạn thảo, một số quốc gia cho rằng Điều
8 có cách tiếp cận lỗi thời và đề xuất sửa
đổi điều luật theo hướng: “Khi HGV, hội
đồng HGV hoặc một thành viên của ban
HGV nhận được thông tin liên quan đến
tranh chấp từ một bên, HGV hoặc hội đồng
HGV sẽ khơng tiết lộ thơng tin đó cho bất

kỳ bên nào khác, trừ khi bên thông tin đồng
ý với sự tiết lộ đó”. Phản hồi lập luận trên
8


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017

tiết lộ hay không: “Khi một bên đưa thơng
tin đến HGV kèm điều kiện phải giữ bí
mật” (Điều 8 Luật mẫu) lúc này thông tin
sẽ không được tiết lộ cho bất kỳ bên nào
khác. Ngược lại, cả Điểm b Khoản 1 Điều
9 và Điểm c Khoản 2 Điều 9 Nghị định số
22/2017/NĐ-CP đều sử dụng cụm từ “trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận”, cụ thể
là: “Từ chối cung cấp thông tin liên quan
đến vụ tranh chấp, trừ trường hợp các bên
có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy
định của pháp luật” và “bảo vệ bí mật
thơng tin về vụ tranh chấp mà mình tham
gia hịa giải, trừ trường hợp các bên có
thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy
định của pháp luật”.
Có thể thấy, Luật mẫu quy định theo hướng
mở rộng khả năng công khai thông tin,
bằng cách ghi nhận việc quyết định bảo
mật hoặc chia sẻ do một bên quyết định.
Trong khi đó, Nghị định số 22/2017/NĐCP ghi nhận theo hướng ngược lại nhằm
giới hạn khả năng tiết lộ thông tin, bằng
cách buộc tất cả các bên thỏa thuận cho

phép thì HGV mới được cơng khai thơng
tin hịa giải. Vấn đề là, Nghị định số
22/2017/NĐ-CP lại giới hạn quyền quyết
định của các bên tranh chấp đối thơng tin
của riêng mình, cụ thể nếu một bên muốn
cơng khai thì theo quy định tại Điểm b
Khoản 1 Điều 9 và Điểm c Khoản 2 Điều
9, bên này phải thỏa thuận được với bên
cịn lại, nếu khơng, mọi điều được hịa giải
sẽ được giữ kín.
Bảo mật với bên thứ ba sau thủ tục hịa
giải
Nội hàm thơng tin được bảo mật
Luật mẫu xây dựng Điều 9 với nguyên tắc,
các thơng tin liên quan đến buổi hịa giải sẽ
được giữ kín, trừ hai trường hợp ngoại lệ:
“Trừ khi có thoả thuận của các bên, tất cả
các thông tin liên quan đến thủ tục hồ giải
phải được giữ bí mật, trừ trường hợp việc
công bố thông tin phải được thực hiện theo
yêu cầu luật pháp hoặc cho các mục đích
thực hiện hoặc thi hành thỏa thuận hòa
giải”. Tại Điều 9, theo giải thích của
UNCITRAL (2004) thì phạm vi khơng

Một điểm khác biệt tiếp theo đáng chú,
Luật mẫu quy định theo hướng cho phép
HGV tự quyết định rằng liệu thơng tin có
nên cung cấp cho các bên hoặc giữ kín, trừ
khi các bên yêu cầu phải bảo mật. Nghị

định số 22/2017/NĐ-CP ghi nhận ngược
lại theo hướng thơng tin ln phải được giữ
kín, trừ khi các bên cho phép được tiết lộ.
Chúng ta có thể hiểu được ý định của nhà
làm luật thơng qua cách sử dụng cấu trúc
“Từ chối cung cấp thông tin […], trừ […]”
tại Điểm b Khoản 1 Điều 9, thay vì “[…]
có thể tiết lộ thơng tin, tuy nhiên […]” như
Luật mẫu.
Chúng tơi đồng tình với cách quy định theo
Nghị định số 22/2017/NĐ-CP, bởi lẽ mức
độ về quyền tự quyết của các bên tranh
chấp phải lớn hơn HGV, tức chỉ những gì
các bên trao quyền hoặc cho phép thì HGV
mới được thực hiện. Do đó, những thơng
tin được cung cấp, dù khơng kèm theo ràng
buộc nào, nó cũng phải được giữ kín. Chỉ
như vậy, từng bên tranh chấp mới thẳng
thắn trao đổi, cung cấp thông tin mà không
lo ngại trường hợp HGV tự ý tiết lộ với bên
còn lại. Đồng thời, cách quy định như Nghị
định số 22/2017/NĐ-CP vẫn đảm bảo khả
năng thông tin giữa các bên tham gia hoà
giải được truyền đạt kịp thời và dễ dàng,
bởi lẽ chính HGV phải nỗ lực khuyến
khích các bên tranh chấp cởi mở trao đổi
để hiểu rõ về nhau hơn. Không những vậy,
chính việc được bảo mật thơng tin sẽ giúp
họ thoải mái cung cấp các sự kiện, tình tiết
liên quan. Ngồi ra, Nghị định số

22/2017/NĐ-CP cho phép hịa giải được
tiến hành bởi nhiều HGV. Vì thế, việc trao
quyền cho phép tiết lộ thông tin thuộc về
các bên tranh chấp là hợp lý, nhằm loại trừ
trường hợp có từ hai HGV tham gia giải
quyết, nhưng chỉ một HGV cảm thấy cần
phải cung cấp thơng tin cho bên cịn lại,
dẫn đến bất đồng trong chính hội đồng
HGV, gây gián đoạn q trình giải quyết
xung đột.
Chủ thể yêu cầu bảo mật thông tin
Luật mẫu quy định bên nào đưa ra thơng
tin, chính bên đó sẽ quyết định có hạn chế
9


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017

gian mà thông tin sẽ không được tiết lộ là
ngồi phiên hịa giải, trừ khi các bên cho
phép. Đây là đặc điểm quan trọng cần phân
biệt với phạm vi tại Điều 8 Luật mẫu, nơi
thông tin sẽ được tiết lộ là trong phiên hòa
giải và giữa các bên tranh chấp: “Khi nhận
thông tin liên quan đến tranh chấp từ một
bên, HGV có thể tiết lộ bản chất thơng tin
cho bất kỳ bên nào khác trong hoà giải.
Tuy nhiên, khi một bên đưa thông tin đến
HGV kèm điều kiện phải giữ bí mật, thơng
tin sẽ khơng được tiết lộ cho bất kỳ bên nào

khác”.
Có thể minh họa hai quy định này qua tình
huống sau. A và B cùng tham gia hòa giải
với HGV C về tranh chấp hợp đồng mua
bán hàng hóa, trong đó A đã khơng thanh
tốn tiền hàng cho B. A cho rằng B giao
hàng có một số sản phẩm bị lỗi, không thể
sử dụng được. B sau khi kiểm tra đã phát
hiện dây chuyền có lỗi và đề nghị giảm giá
trị đơn hàng. Các bên tiết lộ mà khơng u
cầu phải giữ bí mật, khi đó HGV được tự
quyết định sẽ cung cấp thông tin cho bên
cịn lại hoặc khơng (Điều 8 Luật mẫu),
nhưng sẽ khơng được tiết lộ cho bất kỳ bên
nào khác ngoài các bên tranh chấp đang
hòa giải (Điều 9 Luật mẫu).
Như vậy, một khi thơng tin được tiết lộ thì
nó phải được giữ kín. Ngoại lệ duy nhất
trong trường hợp này xuất phát từ thỏa
thuận cho phép của tất cả các bên tranh
chấp. Đồng nghĩa, đối với vụ việc có nhiều
hơn hai bên thì dù chỉ một bên phản đối,
mọi thơng tin sẽ được bảo mật. Vấn đề
quan trọng tiếp theo cần làm rõ là xác định
những thông tin thuộc đối tượng điều chỉnh
của Điều 9 Luật mẫu. Bằng cách sử dụng
cụm từ: “Tất cả các thông tin liên quan đến
thủ tục hịa giải”, có thể nhận thấy phạm vi
thơng tin rất rộng. Theo giải thích của
UNCITRAL (2004), quy định trên khơng

chỉ bao trùm các thơng tin được tiết lộ
trong q trình hồ giải, mà cịn cả diễn
biến và kết quả của các thủ tục trước đó,
cũng như các vấn đề liên quan đến hồ giải
xảy ra trước khi q trình hịa giải bắt đầu.
Ví dụ, các cuộc thảo luận liên quan đến

mong muốn hòa giải, các điều khoản thỏa
thuận tham gia hòa giải, lựa chọn HGV, lời
mời và chấp nhận hoặc từ chối lời mời hòa
giải.
Đối với Nghị định số 22/2017/NĐ-CP, có
một sự khác biệt về hình thức quy định. Cụ
thể, Nghị định số 22/2017/NĐ-CP sử dụng
quy định về quyền, nghĩa vụ và điều cấm
đối với HGV để ghi nhận các trường hợp
ngoại lệ mà theo đó, thơng tin tài liệu bí
mật của các bên tranh chấp có thể bị cơng
khai. Tại Điểm b Khoản 1 Điều 9 về quyền
của HGV thương mại được “Từ chối cung
cấp thông tin liên quan đến vụ tranh chấp,
trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng
văn bản hoặc theo quy định của pháp luật”,
và Điểm c Khoản 2 Điều 9 ghi nhận về
nghĩa vụ của HGV “Bảo vệ bí mật thơng
tin về vụ tranh chấp mà mình tham gia hịa
giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận
bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp
luật”, tiếp đó tại Khoản 1 Điều 10 về những
hành vi bị cấm đối với HGV thương mại:

“Tiết lộ thơng tin về vụ việc, khách hàng
mà mình biết được trong q trình hịa
giải, trừ trường hợp được các bên tranh
chấp đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật
có quy định khác”. Rõ ràng tại Khoản 1
Điều 10, Nghị định số 22/2017/NĐ-CP sử
dụng cụm từ “tiết lộ thông tin về vụ việc,
khách hàng […]”, ta cần hiểu tất cả các bên
tranh chấp chính là “khách hàng” của
HGV, và điều luật này điều chỉnh việc bảo
mật trong mối quan hệ giữa các bên tranh
chấp, HGV với bên thứ ba ngồi hịa giải
(kết hợp Điểm b Khoản 1 Điều 9, Điểm c
Khoản 2 Điều 9 và Khoản 1 Điều 10 Nghị
định số 22/2017/NĐ-CP).
Một khác biệt quan trọng giữa Luật mẫu và
Nghị định số 22/2017/NĐ-CP chính là nội
dung thơng tin được bảo mật. Trong khi
Điều 9 Luật mẫu ghi nhận đó là “tất cả các
thơng tin liên quan đến thủ tục hồ giải”,
Nghị định số 22/2017/NĐ-CP quy định
giới hạn hơn, lần lượt trong 3 điều luật trên:
“Thông tin liên quan đến vụ tranh chấp”,
hay “thông tin về vụ tranh chấp” hoặc
“thông tin về vụ việc, khách hàng”. Có thể

10


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017


hiểu, pháp luật Việt Nam chỉ cho phép
HGV tiết lộ thơng tin được cung cấp trong
q trình diễn ra hịa giải. Mọi tài liệu hay
tình tiết, sự kiện được công khai trước hoặc
sau giai đoạn này sẽ không thuộc phạm vi
điều chỉnh của Điểm b Khoản 1 Điều 9,
Điểm c Khoản 2 Điều 9 và Khoản 1 Điều
10 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP.
Chúng tôi cho rằng 3 điều luật trên trong
pháp luật Việt Nam có lý khi chỉ giới hạn
lượng thơng tin được bảo mật trong q
trình hịa giải. Bởi lẽ, chính thời điểm bắt
đầu hịa giải, các bên tranh chấp và HGV
sẽ hình thành mối quan hệ pháp lý, với
quyền và nghĩa vụ do Nghị định số
22/2017/NĐ-CP điều chỉnh. Do vậy, thông
tin được tiết lộ trước và sau giai đoạn này
không được Nghị định số 22/2017/NĐ-CP
tác động.
Bảo mật trong thủ tục tố tụng tòa án,
trọng tài
Về việc bảo mật thơng tin hịa giải với bên
thứ ba thì vấn đề bảo mật trong các thủ tục
tại tòa án và trọng tài là điều rất đáng quan
tâm. Bởi các bên có khả năng sẽ tiết lộ
thơng tin sau hịa giải trong thủ tục giải
quyết tranh chấp tiếp theo (nếu tranh chấp
vẫn chưa được giải quyết). Thủ tục hịa giải
có thể kết thúc với một bản thỏa thuận hòa

giải thành hoặc khơng có bất kỳ thỏa thuận
nào. Do đó sẽ có hai trường hợp xảy ra, nếu
hịa giải thành thì các bên tự nguyện thi
hành, nếu hịa giải khơng thành hoặc hịa
giải thành nhưng một trong các bên khơng
thi hành thì coi như có một tranh chấp dân
sự phát sinh và một bên có quyền khởi kiện
tại tịa án để được giải quyết theo thủ tục tố
tụng dân sự. Theo đó, các bên phải cung
cấp và công khai chứng cứ phục vụ cho
mục đích giải quyết tranh chấp theo thủ tục
tố tụng. Vậy, vấn đề quan trọng và được
các bên quan tâm nhất chính là liệu chứng
cứ đã tiết lộ trong hịa giải sẽ được sử dụng
như thế nào, HGV có thể bị triệu tập làm
người làm chứng không? Theo Luật mẫu,
khi quyết định chọn cơ chế hòa giải, các
bên tranh chấp mong muốn những quan
điểm, đề xuất và các thông tin khác được

trình bày sẽ khơng được tiết lộ ra ngồi
khn khổ thủ tục hịa giải, đặc biệt sẽ
khơng được sử dụng làm bằng chứng trong
các phiên tòa, tố tụng trọng tài hoặc thủ tục
tương tự tiếp theo. Điều 10 Luật mẫu đã
giải quyết nhu cầu thực tế đó:
“1. Các bên trong q trình hịa giải, hồ
giải viên và bất kỳ người thứ ba, bao gồm
cả những người liên quan trong việc quản
lý q trình này, sẽ khơng phụ thuộc vào

thủ tục tiến hành trọng tài hay tư pháp
hoặc các thủ tục tương tự, để cung cấp
bằng chứng hoặc xác thực hoặc bằng
chứng liên quan đến bất kỳ những trường
hợp dưới đây: (a) Lời đề nghị tham gia thủ
tục hòa giải từ một bên tranh chấp hoặc
có căn cứ rõ ràng họ đã sẵn sàng cho một
sự tham gia; (b) Quan điểm hoặc những
kiến nghị từ một bên trong hòa giải đối với
một giải pháp cho tranh chấp; (c) Luận
điểm hoặc những gì một bên thừa nhận
trong suốt quá trình hịa giải; (d) Các đề
xuất của hồ giải viên; (e) Căn cứ thể hiện
một bên đã sẵn sàng chấp nhận đề xuất
giải quyết của HGV; (f) Một tài liệu chuẩn
bị chỉ duy nhất cho mục đích hịa giải.
2. Khoản 1 Điều này được áp dụng không
phân biệt các kiểu dạng của thơng tin hoặc
chứng cứ được nêu trong đó.
3. Khơng Hội đồng trọng tài, tòa án hoặc
bất kỳ cơ quan nhà nước có thẩm quyền
nào được u cầu cơng bố các thông tin
được nêu tại khoản 1 Điều này, và nếu
thơng tin đó được u cầu cung cấp như là
bằng chứng trái với khoản 1, nó sẽ khơng
được chấp nhận. Tuy nhiên, thơng tin có
thể được cơng bố hoặc thừa nhận là bằng
chứng trong phạm vi được yêu cầu theo
luật định hoặc cho các mục đích thực hiện
hoặc

thi hành thỏa thuận giải quyết tranh chấp.
4. Các thủ tục tư pháp, trọng tài hoặc cơ
chế tương tự sẽ được áp dụng theo các quy
định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này, nếu
tranh chấp thuộc đối tượng của q trình
hịa giải.
5. Theo các giới hạn của khoản 1 Điều
này, bằng chứng nếu không được chấp

11


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017

nhận trong tố tụng trọng tài, tòa án hoặc
cơ chế tương tự sẽ không đương nhiên
không được chấp nhận với lý do đã được
sử dụng trong quá trình hịa giải”.
Theo giải thích của UNCITRAL (2004),
trong q trình hồ giải, các bên thường
đưa ra các đề xuất và quan điểm liên quan
đến phương án giải quyết tranh chấp, sự
thừa nhận một số vấn đề và thể hiện đã sẵn
sàng hịa giải. Nếu sau đó, các bên khơng
thể thống nhất cách giải quyết, đồng thời
một bên bắt đầu tiến trình xét xử hoặc tố
tụng trọng tài, thì những quan điểm, đề
xuất, sự thừa nhận hoặc sẵn sàng giải quyết
có thể bị lợi dụng và gây thiệt hại đến bên
đã cung cấp. Đây là điểm hạn chế, rủi ro

đáng kể khiến các bên khơng tích cực,
thẳng thắn trao đổi thơng tin. Vì vậy, Luật
mẫu quy định căn cứ để ngăn chặn các bên
sử dụng thơng tin được tiết lộ trong hịa
giải khi tranh chấp được tiếp tục giải quyết
tại tòa án hoặc trọng tài. Các chứng cứ này
không được chấp nhận và Hội đồng trọng
tài hay tịa án khơng thể ra quyết định công
bố chúng. Nếu hai bên đã thỏa thuận đồng
ý tiết lộ thơng tin theo Điều 9 thì tịa án,
trọng tài vẫn xem xét đó là chứng cứ: “Trừ
khi có thoả thuận của các bên, tất cả các
thơng tin liên quan đến thủ tục hồ giải
phải được giữ bí mật”.
Trước đó, để giải quyết vấn đề này, Điều
20 của Quy tắc Hòa giải năm 1980 đưa ra
một giải pháp là sử dụng điều khoản hợp
đồng, theo đó các bên cam kết không dựa
vào hoặc đưa ra làm bằng chứng các thông
tin được nêu cụ thể trong báo cáo của
HGV. Giải pháp hợp đồng như vậy có thể
thỏa mãn lợi ích các bên, đặc biệt ở các
quốc gia chưa có luật về hịa giải thì đây là
cách bảo vệ khả thi nhất. Tuy nhiên, hạn
chế của Điều 20 là không cung cấp một giải
pháp toàn diện trong mọi trường hợp và
mọi hệ thống pháp luật. Theo Jernej
Sekolec và Michael B. Getty (2003), bởi
chúng ta khơng hồn tồn chắc chắn liệu
các tòa án ở tất cả hệ thống pháp luật sẽ

chấp nhận một thỏa thuận giới hạn sự thừa
nhận bằng chứng, do những thỏa thuận như

vậy có thể bị hạn chế hoặc thay thế bởi
thẩm quyền của tòa nhằm tiếp cận bằng
chứng, làm rõ các sự kiện của vụ án.
Nghị định số 22/2017/NĐ-CP thừa nhận
quyền của các bên tranh chấp được khởi
xướng một thủ tục giải quyết tranh chấp
khác như trọng tài hoặc tịa án khi khơng
đạt được kết quả hịa giải thành tại Khoản
4 Điều 15: “Trường hợp không đạt được
kết quả hịa giải thành, các bên có quyền
tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài
hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy
định của pháp luật”. Theo đó, quyền khởi
kiện của các bên không hề bị mất đi khi các
bên sử dụng hịa giải. Khái niệm “khơng
đạt được kết quả hịa giải thành” được giải
thích tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số
22/2017/NĐ-CP là “kết quả hòa giải thành
là thỏa thuận giữa các bên tranh chấp về
việc giải quyết một phần hoặc toàn bộ
tranh chấp phát sinh”. Như vậy, từ định
nghĩa về kết quả hòa giải thành ta có thể
hiểu hịa giải khơng thành là: Các bên
khơng thống nhất được việc giải quyết toàn
bộ tranh chấp; hoặc một phần tranh chấp
bất kỳ mà các bên không đạt được sự đồng
thuận.

Tuy nhiên vấn đề không chỉ dừng lại ở
quyền của các bên mà còn phải quan tâm
đến nghĩa vụ bảo mật của các bên sau khi
hịa giải khơng đạt và khởi kiện tại tòa án
hoặc trọng tài? Đây được coi là vấn đề
quan trọng trong thủ tục hòa giải và được
ghi nhận trong pháp luật về hòa giải của
các quốc gia phát triển trên thế giới. Nếu
các bên lo sợ rằng những điều mình tiết lộ
có thể gây bất lợi sau này thì họ sẽ khơng
thoải mái và cởi mở khi tiến hành hòa giải,
dẫn đến kết quả của việc hịa giải khó có
thể đạt được.
Do đó, đồng quan điểm với Nguyễn Mạnh
Dũng và Đặng Vũ Minh Hà (2015), chúng
tôi cho rằng quy định về hạn chế việc cung
cấp hay viện dẫn chứng cứ đã được cung
cấp trong quá trình hịa giải làm chứng cứ
trong tố tụng trọng tài hoặc tịa án là cần
thiết. Nghị định số 22/2017/NĐ-CP khơng
có bất cứ quy định nào điều chỉnh vấn đề

12


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017

này mà chỉ dừng lại ghi nhận quyền của các
bên khởi xướng tố tụng tòa án hoặc trọng
tài. Điều này sẽ gây ra nhiều rắc rối và khó

khăn trong thực tiễn áp dụng. Vấn đề phát
sinh là tại phiên hòa giải trong giai đoạn
chuẩn bị xét xử sơ thẩm, các bên sẽ cung
cấp chứng cứ để bảo vệ cho u cầu của
mình, nếu một bên khơng cung cấp nhưng
bên còn lại biết qua thủ tục hòa giải và cung
cấp cho cơ quan có thẩm quyền. Vậy bên
đó có quyền cung cấp hay khơng? Tịa án
được chấp nhận khơng?
Đối chiếu với các quy định có liên quan
trong pháp luật tố tụng với Nghị định số
22/2017/NĐ-CP, chúng tôi nhận thấy việc
hạn chế cung cấp chứng cứ có mối quan hệ
với 2 nhóm chủ thể sau: HGV và các bên
trong tranh chấp.
Thứ nhất, HGV bị tòa án yêu cầu cung cấp
chứng cứ. BLTTDS 2015 đã có nhiều điểm
mới trong vấn đề yêu cầu cơ quan, tổ chức,
cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ. Đầu
tiên là việc quy định thêm quyền yêu cầu
cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu,
chứng cứ của các đương sự tại Khoản 1
Điều 106 BLTTDS 2015. Tiếp theo là việc
bổ sung thêm thẩm quyền của tòa án trong
việc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân
cung cấp tài liệu, chứng cứ. Theo đó,
khơng chỉ khi đương sự có yêu cầu mà khi
xét thấy cần thiết, tịa án vẫn có thể ra quyết
định u cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân
đang quản lý, lưu giữ cung cấp tài liệu,

chứng cứ cho tòa án quy định tại Khoản 3
Điều 106 BLTTDS 2015.
Dưới góc độ này thì tịa án hồn tồn có
quyền u cầu HGV phải cung cấp thơng
tin liên quan đến q trình hịa giải để tòa
án giải quyết vụ tranh chấp. Vậy HGV
buộc phải cung cấp hay được quyền từ
chối? Như đã phân tích, HGV có quyền từ
chối cung cấp thơng tin, bảo vệ thơng tin
liên quan đến vụ tranh chấp; đồng thời có
nghĩa vụ bảo vệ bí mật thơng tin về vụ
tranh chấp mà mình tham gia hịa giải. Tuy
nhiên nghĩa vụ này sẽ bị loại trừ nếu như
tòa án ra quyết định buộc họ phải cung cấp
thông tin. Do vậy, pháp luật về hịa giải

thương mại phải có quy định chun biệt
điều chỉnh loại trừ khả năng tiếp cận thông
tin từ cơ quan tài phán.
Thứ hai, HGV bị tòa án yêu cầu làm người
làm chứng. Theo Điều 77 BLTTDS 2015,
người biết các tình tiết có liên quan đến nội
dung vụ việc được đương sự đề nghị, tòa
án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là
người làm chứng. Với tiêu chí “biết các
tình tiết liên quan đến nội dung vụ việc” thì
rõ ràng HGV là người biết và thậm chí biết
rất rõ nội dung của vụ việc. Tuy nhiên,
Khoản 3 Điều 78 BLTTDS 2015 lại cho
phép người làm chứng “được từ chối khai

báo nếu lời khai của mình liên quan bí mật
nghề nghiệp”. Vấn đề đặt ra ở đây là liệu
những thông tin mà HGV và các bên thứ
ba có được trong q trình hịa giải có được
coi là bí mật nghề nghiệp và họ có quyền
từ chối cung cấp những thơng tin này?
Pháp luật về hịa giải thương mại hiện hành
khơng quy định cụ thể việc các thông tin,
tài
liệu được các bên đưa ra trong q trình
hịa giải có được coi là bí mật nghề nghiệp
hay khơng? Tuy nhiên, HGV có quyền từ
chối cung cấp thông tin liên quan đến vụ
tranh chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của
pháp luật; và có nghĩa vụ bảo vệ bí mật
thơng tin về vụ tranh chấp mà mình tham
gia hịa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của
pháp luật. Xem xét Điểm b Khoản 1 Điều
9 và Điểm c Khoản 2 Điều 9 Nghị định số
22/2017/NĐ-CP, tiêu đề của Điều 9 là
“Quyền, nghĩa vụ của HGV thương mại”,
mà khơng có cụm từ “trong q trình hịa
giải” như Điều 13 “Quyền, nghĩa vụ của
các bên tranh chấp trong quá trình hịa
giải”. Do đó, Điều 9 ràng buộc HGV ngay
cả khi hịa giải đã kết thúc. Vì vậy, nhóm
nghiên cứu cho rằng dù không cấm HGV
được làm người làm chứng, nhưng họ sẽ

khơng được khai báo những thơng tin bí
mật, trừ trường hợp pháp luật quy định.
Vấn đề HGV bị yêu cầu làm người làm
chứng cũng đã được giải thích với phán

13


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017

quyết Farm Assist Ltd. (in liq.) v The
Secretary of State for the Environment,
Food and Rural Affairs (EWHC 1102
(TCC), 6 May 2009). Ở đây, các bên có
tranh chấp và đã tiến hành hòa giải, nhưng
nguyên đơn đã bắt đầu q trình tố tụng để
làm vơ hiệu thoả thuận hịa giải thành.
Trong thỏa thuận hịa giải có điều khoản
bảo mật thơng tin, quy định rằng các bên
trong hịa giải phải giữ kín thơng tin liên
lạc, miễn là khơng bên nào yêu cầu HGV
làm người làm chứng cho bất cứ thủ tục tố
tụng tòa án hoặc trọng tài nào và HGV sẽ
khơng tự nguyện làm chứng mà khơng có
sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các bên.
Tuy nhiên nguyên đơn cho rằng thỏa thuận
đó được ký kết dưới áp lực kinh tế nên
không chấp nhận sự ràng buộc bởi điều
khoản bảo mật đó. Nguyên đơn đã yêu cầu
HGV làm chứng tại phiên tịa. Bị đơn đã

khơng phản đối. Tuy nhiên, HGV từ chối
làm và đã áp dụng quy định trong thỏa
thuận hòa giải để chứng minh cho hành
động từ chối của mình. Thẩm phán Ramsey
J. bác bỏ sự từ chối của HGV và cho rằng
HGV đã phải làm chứng tại tịa án về
những gì đã xảy ra trong q trình hịa giải.
Thứ ba, các bên tranh chấp sử dụng chứng
cứ trong hòa giải trong thủ tục tố tụng khác.
Các bên tranh chấp có nghĩa vụ như thế nào
về vấn đề cung cấp chứng cứ tại tịa án hay
khơng? Bởi nếu khởi kiện theo thủ tục tố
tụng dân sự thì các bên phải cung cấp
chứng cứ bảo vệ cho yêu cầu của mình và
cơng khai cho phía bên kia biết. Do đó vấn
đề xảy ra là một bên biết được những thơng
tin, tài liệu thơng qua q trình hịa giải,
nhất là những thơng tin có lợi cho mình và
bất lợi cho bên còn lại trong tranh chấp và
cung cấp cho tịa án thì có vi phạm nghĩa
vụ bảo mật hay không? Luật mẫu quy định
rõ ràng rằng các thông tin liên quan đến
hòa giải phải được bảo mật dù các bên khởi
xướng tố tụng tòa án hay trọng tài. Trong
khi đó, Nghị định số 22/2017/NĐ-CP hiện
nay khơng giải quyết triệt để và rõ ràng vấn
đề này bởi chỉ quy định đơn giản rằng: Từ
chối cung cấp hay phải bảo vệ thông tin

liên quan đến vụ tranh chấp, trừ trường hợp

các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc
theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp ngoại lệ của bảo mật
Cả Luật mẫu và Nghị định số 22/2017/NĐCP đều cho rằng vấn đề bảo mật trong hịa
giải khơng mang tính tuyệt đối, nó có thể
bị phá vỡ trong một số trường hợp ngoại lệ.
Thực tiễn tòa án cũng theo hướng trên, cụ
thể trong vụ Farm Assist Ltd. (in liq.) v The
Secretary of State for the Environment,
Food and Rural Affairs (No. 2), nguyên
đơn yêu cầu HGV làm chứng tại Tòa
nhưng HGV từ chối với lý do tuân theo
nguyên tắc bảo mât, thẩm phán Ramsey J.
bác bỏ lập luận của HGV có thể được tóm
tắt như sau:
Thứ nhất, quy tắc bảo mật yêu cầu khơng
tiết lộ tài liệu hoặc thơng tin hịa giải trong
q trình kiện tụng, nhưng tịa án chỉ buộc
tiết lộ nếu xét thấy cần thiết cho việc giải
quyết hợp lý vụ án. Do đó, chỉ dựa vào các
quy định mà các bên đã đưa ra trong bản
thỏa thuận hòa giải thì khơng tự ngăn cản
một bên đưa ra bằng chứng về những vấn
đề trong hịa giải tại tịa, cũng khơng ngăn
cản tòa ra lệnh cho một bên phải tiết lộ
bằng chứng.
Thứ hai, nghĩa vụ bảo mật không chỉ được
tuân thủ bởi một bên trong tranh chấp đối
với bên kia mà cũng có thể được tuân thủ
bởi các bên tranh chấp đối với HGV (nghĩa

vụ bảo mật gồm: Bảo mật giữa các bên
tranh chấp với nhau và nghĩa vụ bảo mật
giữa các bên tranh chấp với HGV). Do đó,
ngay cả khi tất cả các bên trong tranh chấp
từ bỏ bảo mật, thì HGV có thể tự bảo đảm
về sự bảo mật của mình. Do đó việc từ bỏ
bảo mật của các bên không làm mất đi
quyền bảo vệ sự bảo mật của HGV. Tuy
nhiên, nghĩa vụ bảo mật không phải là
tuyệt đối. Bởi các bằng chứng vẫn có thể
được sử dụng tại tịa án nếu tịa án cho rằng
vì sự cơng bằng và công lý cho các bên.
Từ phán quyết trên cũng như thực tiễn,
nhóm nghiên cứu thấy rằng nghĩa vụ bảo
mật trong hịa giải ln có những ngoại lệ
nhất định, một trong đó là HGV có thể trở

14


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017

thành người làm chứng nếu việc làm chứng
đó đảm bảo sự công bằng cho các bên theo
như vụ tranh chấp trên.
Trong Luật mẫu tại Điều 9 ghi nhận ba
trường hợp thơng tin có thể được tiết lộ,
bao gồm: Các bên tranh chấp đồng thuận,
theo yêu cầu của pháp luật, vì mục đích
thực hiện hoặc thi hành thỏa thuận hịa giải.

Trong q trình soạn thảo, UNCITRAL dự
định ghi nhận một danh sách các trường
hợp ngoại lệ cụ thể, nhưng ban soạn thảo
cho rằng việc liệt kê có thể tạo ra nhiều vấn
đề khó giải thích, đặc biệt là khơng có khả
năng bao quát tất cả trường hợp. Sau cùng,
UNCITRAL chấp nhận phương án quy
định một danh sách mang tính minh hoạ và
không đầy đủ các ngoại lệ về bảo mật, đồng
thời tiến hành giải thích cách hiểu về ba
trường hợp liệt kê trong hướng dẫn áp
dụng. Đối với Nghị định số 22/2017/NĐCP chỉ quy định hai trường hợp ngoại lệ,
bao gồm: Các bên tranh chấp đồng thuận;
hoặc theo yêu cầu của pháp luật. Dưới đây,
chúng tôi sẽ xem xét quy định của hai văn
bản luật trên theo từng ngoại lệ.
Thứ nhất, ngoại lệ do các bên tranh chấp
đồng ý cho phép. Theo Luật mẫu, các bên
tranh chấp đương nhiên có quyền định đoạt
khả năng giữ kín hoặc cơng khai thơng tin
của mình. Liệu việc tiết lộ có cần tất cả các
bên đồng thuận hay không? Trong trường
hợp chỉ một bên đồng ý cơng khai thì họ có
được tiết lộ thơng tin của riêng mình
khơng? Điều 9 quy định “các bên” (parties)
chứ khơng phải “một bên” (the party), có
thể thấy Luật mẫu chỉ cho phép thông tin
được công khai khi tất cả các bên đồng ý.
Đối với Nghị định số 22/2017/NĐ-CP, như
đã trình bày phía trên, cả Điểm b Khoản 1

Điều 9, Điểm c Khoản 2 Điều 9 Nghị định
số 22/2017/NĐ-CP đều sử dụng cụm từ
“[…], trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận […]”.
Ở đây, cụm từ “thỏa thuận” thể hiện phải
có từ hai chủ thể trở lên, khơng thể một bên
lại có quyền thỏa thuận với chính mình.
Đồng thời cũng không thể một bên thỏa
thuận với HGV bởi đây là đặc quyền của

các bên tranh chấp. Như vậy điều luật ghi
nhận theo đúng tinh thần của Luật mẫu. Có
thể thấy, quy định này trước hết thể hiện
nguyên tắc tự chủ, quyền tự quyết thuộc về
các bên tranh chấp tồn tại xuyên suốt trong
hòa giải. Do vậy, việc buộc tất cả các bên
phải đồng thuận giữ kín thơng tin là hợp lý,
bởi lẽ khi không tồn tại thỏa thuận chung,
tức bên nào cũng có quyền giữ bí mật hoặc
cơng khai tài liệu thì bất kỳ bên nào sử
dụng tài liệu này và tiết lộ ra ngoài sẽ gây
thiệt hại cho bên cung cấp thơng tin đó.
Tuy nhiên đối với vấn đề cung cấp chứng
cứ tại tòa án hay trọng tài, liệu quy định của
Nghị định số 22/2017/NĐ-CP có hợp lý
hay khơng? Vì cung cấp chứng cứ chứng
minh cho u cầu của mình là nguyên tắc
quan trọng và là quyền tố tụng cơ bản của
đương sự. Nghị định số 22/2017/NĐ-CP
hiện nay không giải quyết triệt để vấn đề

này.
Thứ hai, ngoại lệ do theo yêu cầu của pháp
luật. Theo giải thích của UNCITRAL
(A/CN.9/514, 2002), hai trường hợp pháp
luật có thể quy định buộc các bên tiết lộ
thơng tin khi: Việc giữ kín thơng tin có thể
dẫn đến nguy cơ đe dọa tính mạng hoặc tổn
hại sức khỏe đáng kể của con người; hoặc
u cầu tiết lộ đó xuất phát từ lợi ích cơng
cộng, ví dụ như để cảnh báo cho cơng dân
biết nguy cơ về sức khoẻ, mơi trường hoặc
an tồn. Đối với Nghị định số 22/2017/NĐCP tại Điểm b Khoản 1 Điều 9, Điểm c
Khoản 2 Điều 9 đều quy định “[…], trừ
trường hợp theo quy định của pháp luật”.
Đây là cách quy định chung chung và rất
khó xác định nội hàm cụ thể.
Qua nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy có
một quy định tương tự với Luật mẫu, buộc
công khai thông tin bí mật của khách hàng
trong lĩnh vực tín dụng. Trong nghiên cứu
của Nguyễn Thanh Tú (2004), đó là trường
hợp hai trường hợp: (i) Tổ chức tín dụng
cung cấp thơng tin theo yêu cầu của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền trong quá
trình thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án theo quy định của pháp luật. Việc
cung cấp thông tin này là bắt buộc do luật

15



Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017

định nhưng cũng phải tuân thủ những thủ
tục cần thiết; và (ii) tổ chức tín dụng cung
cấp thơng tin của khách hàng vì lợi ích
cơng cộng, xuất phát từ một trong những
nguyên tắc của luật dân sự là ngun tắc
tơn trọng, đảm bảo lợi ích cơng cộng hay
lợi ích chung. Tổ chức tín dụng phải cung
cấp các thông tin của khách hàng liên quan
đến những khoản tiền bất hợp pháp, hay
hành vi rửa tiền, lừa đảo… cho cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Ngồi ra, pháp luật
ngân hàng cũng ghi nhận cụ thể điều kiện
về thủ tục để tổ chức nhận tiền gửi và tài
sản gửi của khách hàng được cung cấp
thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản
gửi của khách hàng: Theo yêu cầu của các
cơ quan Nhà nước; yêu cầu này được các
cơ quan đó đưa ra trong q trình thanh tra,
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thuộc
thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
yêu cầu phải thể hiện bằng văn bản do
những người có thẩm quyền ký; và văn bản
phải có đầy đủ các nội dung theo quy định.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Đặc trưng các thông tin trong quá trình hịa
giải được bảo mật, chúng tơi phân tích vấn

đề này dưới ba khía cạnh: (i) Bảo mật giữa
các bên trong tranh chấp trong q trình
hịa giải; (ii) khả năng thơng tin được bảo
mật trước bên thứ ba, trong đó đặc biệt chú
trọng phân tích vấn đề bảo mật thơng tin
trong các thủ tục giải quyết tranh chấp tiếp
theo (nếu phát sinh); (iii) các ngoại lệ của
nguyên tắc bảo mật bảo gồm các bên thỏa
thuận, pháp luật quy định phải cung cấp
thơng tin liên quan đến hịa giải.
Từ các phân tích về những nội dung trên,
chúng tơi chỉ ra một số hạn chế trong Nghị
định số 22/2017/NĐ-CP về nguyên tắc bảo
mật của cơ chế hịa giải. Cụ thể chúng tơi
tập trung phân tích hạn chế liên quan đến
cung cấp chứng cứ, thơng tin liên quan đến
hịa giải tại tịa án hoặc trọng tài của các
bên tranh chấp để đảm bảo sự hài hòa,
tránh sự xung đột giữa hai phương thức
giải quyết tranh chấp.

Kiến nghị
Thông tin, tài liệu liên quan đến hịa giải có
thể được các bên sử dụng làm chứng cứ
trong thủ tục tố tụng tòa án hoặc trọng tài.
Xuất phát các phân tích về quy định bảo
mật hiện nay của Nghị định số
22/2017/NĐ-CP và đặc biệt là sự mập mờ
về vấn đề sử dụng chứng cứ liên quan đến
hòa giải trong thủ tục tố tụng tiếp theo khi

hòa giải khơng thành. Nhóm nghiên cứu
kiến nghị phải có quy định rõ ràng về vấn
đề sử dụng chứng cứ đối với những tranh
chấp đã qua thủ tục hòa giải.
Nghị định số 22/2017/NĐ-CP quy định
thơng tin liên quan đến hịa giải chỉ được
tiết lộ nếu như các bên có thỏa thuận hoặc
pháp luật có quy định. Như vậy đối với các
thơng tin hay tài liệu, chứng cứ đã được sử
dụng trong hòa giải khi muốn sử dụng tại
tòa án phải được bên còn lại đồng ý hoặc
được pháp luật quy định cho phép cung
cấp. Điều này dường như khá vô lý và vi
phạm quyền cơ bản của công dân. Hiện
nay, Nghị định số 22/2017/NĐ-CP chỉ
dừng lại ở quy định mang tính nguyên tắc
là thơng tin liên quan đến hịa giải phải
được bảo mật trừ trường hợp các bên có
thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định nên
chúng ta khơng thể hiểu rõ trường hợp này.
Vấn đề cung cấp chứng cứ cho tòa án có
thể tiếp cận theo hai hướng khác nhau.
Cách tiếp cận thứ nhất có thể cho rằng
quy định này xâm phạm quyền của đương
sự bởi một cách dễ hiểu là thơng tin, chứng
cứ thuộc “sở hữu” của bên nào thì bên đó
có quyền quyết định sử dụng tại tịa án
hoặc trọng tài. Có thể nói cách hiểu này
tương tự như cách hiểu về quyền sở hữu
vật, chúng ta chỉ có quyền sử dụng vật khi

chúng ta là chủ sở hữu hoặc được chủ sở
hữu cho phép.
Cách tiếp cận thứ hai có thể ủng hộ cách
quy định theo hướng khi đã khởi kiện theo
thủ tục tố tụng tranh chấp đã qua hịa giải
thì một bên muốn sử dụng chứng cứ tại tòa
án phải được sự đồng thuận của bên kia.
Quy định này sẽ tạo niềm tin cho các bên
mạnh dạn hòa giải vì họ tin rằng thơng tin

16


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017

của mình sẽ được bảo mật dù ở bất kỳ thủ
tục tố tụng nào. Đây chính là hướng tiếp
cận của Luật mẫu và Đạo luật hòa giải
Singapore.
Như đã phân tích, Nghị định số
22/2017/NĐ-CP hiện nay khơng giải quyết
triệt để vấn đề này. Tuy nhiên cần lưu ý
rằng theo thủ tục tố tụng dân sự, các bên
muốn yêu cầu của mình được chấp nhận thì
phải thực hiện nghĩa vụ chứng minh bằng
chứng cứ. Do đó, cung cấp tài liệu chứng
cứ chính là điểm then chốt giúp giải quyết
tranh chấp, bảo đảm sự cơng bằng. Vậy
nên, nhóm nghiên cứu kiến nghị pháp luật
hòa giải Việt Nam nên quy định vấn đề này

trong một điều luật riêng biệt.
Qua nghiên cứu, chúng tôi đề xuất hướng
giải quyết như sau: Mọi thông tin, tài liệu
liên quan đến q trình hịa giải đều được
bảo mật tại tòa án. Tuy nhiên nếu như một
bên muốn sử dụng và cho rằng nó là chứng
cứ quan trọng ảnh hưởng lớn đến việc giải
quyết tranh chấp thì thơng báo với tịa án,
cụ thể là đương sự có chứng cứ chứng minh
u cầu của mình là có căn cứ và chứng cứ
thuộc “sở hữu” của đương sự, nhưng do nó
đã được sử dụng trong thủ tục hịa giải và
vì yêu cầu bảo mật nên đương sự không thể
cung cấp, yêu cầu tòa án ra quyết định thu
thập chứng cứ đó để đương sự có căn cứ
cung cấp cho tịa án. Khoản 3 Điều 106
BLTTDS 2015 quy định không chỉ khi
đương sự có yêu cầu mà khi xét thấy cần
thiết, tịa án vẫn có thể ra quyết định u
cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản
lý, lưu giữ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho
tòa án. Vậy nên với trường hợp tòa án chấp
nhận yêu cầu và quyết định thu thập chứng

cứ, có thể hiểu đó chính là một ngoại lệ của
nguyên tắc bảo mật – “theo quy định của
pháp luật”.
Theo kiến nghị trên thì một bên chỉ được
yêu cầu tòa án ra quyết định thu thập đối
với chứng cứ thuộc “sở hữu” của mình, tức

đó là những thơng tin tài liệu do mình đã
cung cấp trong thủ tục hịa giải chứ khơng
phải thơng tin, tài liệu mà “biết hoặc thu
thập được” từ q trình hịa giải (sự thừa
nhận của bên kia, hoặc tài liệu mà bên kia
cung cấp trong hịa giải). Hướng quy định
này vừa đảm bảo tơn trọng nguyên tắc bảo
mật vừa bảo đảm quyền cơ bản của đương
sự. Đồng thời tránh được trường hợp các
bên lợi dụng hịa giải để khai thác thơng tin
hoặc giấu thơng tin qua việc không đồng
thuận tiết lộ. Trong những trường hợp đó,
hịa giải khơng phát huy được vai trị mà lại
cịn tạo cơ hội cho bên có mưu đồ xấu thỏa
mãn những mưu tính của mình.
Vấn đề phát sinh tiếp theo là làm thế nào
chứng minh thông tin, chứng cứ thuộc “sở
hữu” của bên cung cấp, ví dụ sau sẽ cung
cấp một phương thức chứng minh: A và B
có tranh chấp và đã qua thủ tục hịa giải
nhưng khơng thành, sau đó A khởi kiện B
tại tịa án. Q trình chứng minh u cầu
của mình A đã cung cấp thơng tin, chứng
cứ nhưng không chứng minh được nguồn
gốc thông tin là của mình, đồng thời B
chứng minh được thơng tin chứng cứ mà
bên đó cung cấp là những gì mình đã thừa
nhận hoặc cung cấp trong thủ tục hòa giải.
Khi đó chứng cứ mà A cung cấp sẽ khơng
được tịa án sử dụng để đánh giá giải quyết

tranh chấp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
BỘ TƯ PHÁP (2015). Báo cáo tổng thuật pháp luật một số nước về hòa giải thương
mại. Hà Nội.
DEPARTMENT OF JUSTICE (2010). Report of The Working Group on Mediation:
The Government of the Hong Kong - Special Administrative Region.
NGUYỄN MẠNH DŨNG, ĐẶNG VŨ MINH HÀ (2015). Đóng góp ý kiến cho Nghị
định hòa giải thương mại.

17


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017

JERNEJ SEKOLEC, MICHAEL B. GETTY (2003). UMA and the UNCITRAL Model
Rule: An Emerging Consensus on Mediation and Conciliation. The Journal of
Dispute Resolution 1 (9) 175-196.
NGUYỄN THANH TÚ (2004). Nghĩa vụ giữ bí mật thơng tin khách hàng của tổ chức
tín dụng. Tạp chí Khoa học pháp lý 1 (20) 29-35.
UNCITRAL (2001). Report of the Working Group on Arbitration on the work of its
thirty-fourth session (A/CN.9/487). Vienna.
UNCITRAL (2002). Report of the United Nations Commission on International Trade
Law on its thirty-fifth session (A/CN.9/514). New York.
UNCITRAL (2002). Report of the Working Group on Arbitration on the work of its
thirty-fifth session (A/CN.9/506). New York.
UNCITRAL (2004). UNCITRAL Model Law on International Commercial
Conciliations with Guide to Enactment. United Nations Publication Sales.

18



Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017

CON DẤU CỦA DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM –
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
Trần Thị Giang*, Nguyễn Thị Diễm, Vũ Ngọc Bảo Châu
Trường Đại học Luật TP.HCM
*Tác giả liên lạc:
(Ngày nhận bài: 24/7/2017; Ngày duyệt đăng: 30/9/2017)
TÓM TẮT
Việc sử dụng và quản lý con dấu doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 chưa
nhận được sự nghiên cứu kỹ lưỡng. Luật này cho phép việc kinh doanh dễ dàng hơn
bằng cách trao cho các Công ty quyền tự quyết trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong
khía cạnh con dấu. Tuy nhiên việc áp dụng các quy định này đã có nhiều vấn đề nảy
sinh và làm ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của doanh nghiệp. Bằng việc sử dụng
phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh, bài viết này tập trung chủ yếu vào việc
làm rõ định nghĩa về con dấu của cơng ty, phân tích các quy định mới và mối quan hệ
giữa luật này và các luật có liên quan khác của Việt Nam, cũng như so sánh các quy
định của Việt Nam với một số quốc gia khác trên thế giới, qua đó, đề xuất một số kiến
nghị nhằm góp phần hồn thiện các quy định pháp luật có liên quan.
Từ khóa: Con dấu chung, con dấu công ty, chữ ký điện tử và kĩ thuật số, Luật Doanh
nghiệp năm 2014, quyền tự quyết.
COMPANY SEAL UNDER VIETNAMESE LAW – THE REALITY OF
APPLICATION AND DIRECTION TO COMPLETE
Tran Thi Giang*, Nguyen Thi Diem, Vu Ngoc Bao Chau
Ho Chi Minh City University of Law
*Corresponding Author:
ABSTRACT
The use and management of company seal under the Enterprise Law of 2014 have not

been thoroughly researched. This law made starting a business easier by granting
companies more self-determination rights, especially in the seal aspect. However, there
are many issues arising in applying these regulations when they came into force, which
significantly affect the operation of enterprises. By using analysis, synthesis and
comparison method, this article mainly focuses on clarifying the definition of the
company seal, analyzing new provisions and the relationship between this law and other
Vietnam relevant laws, as well as comparing Viet Nam regulations with those of other
countries in the world, thereby, proposing some solutions to improve related
regulations.
Keywords: Common seal, company seal, electronic and digital signature, Enterprise
Law of 2014, self-determination right.
20141 đã có những thay đổi đáng kể đối với
những quy định về con dấu của doanh
nghiệp, trao cho doanh nghiệp các quyền

TỔNG QUAN
Đứng trước yêu cầu cấp thiết của tình hình
kinh tế quốc gia, Luật Doanh nghiệp năm

Luật Doanh nghiệp 2014 đã được Quốc hội chính thức
thơng qua ngày 26 tháng 11 năm 2014 có hiệu lực từ
ngày 01/7/2015
1

19


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017

tự quyết về các vấn đề liên quan đến con

dấu; qua đó góp phần tạo ra một mơi
trường kinh doanh tự do, thơng thống
khơng phụ thuộc q nhiều vào con dấu
như trước đây. Từ đó, Luật mới đã góp
phần cải thiện đáng kể mơi trường đầu tư
kinh doanh của Việt nam, tạo đà cho doanh
nghiệp Việt Nam được hội nhập sâu rộng
với thị trường thế giới.
Tuy vậy, quy định về chế định con dấu
trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã tồn
tại nhiều quan điểm trái chiều. Ngay tại
quy định ở Khoản 1 Điều 44 đã gây ra sự
tranh cãi khơng ít từ phía các chun gia.
Có ý kiến cho rằng “doanh nghiệp có
quyền quyết định về hình thức, số lượng và
nội dung con dấu của doanh nghiệp” nghĩa
là doanh nghiệp có quyền quyết định số
lượng con dấu bằng không. Tuy nhiên,
nhiều chuyên gia cho rằng quy định trên
mở ra khả năng doanh nghiệp được tự do
quyết định số lượng con dấu có nghĩa là có
quyền có một hoặc nhiều con dấu chứ
không thể quyết định số lượng con dấu
bằng không. Bởi lẽ trên thực tế nhiều văn
bản pháp luật hiện hành quy định về cơ chế
quản lý và sử dụng con dấu và đang có
hiệu lực trên thực tế. Sự không đồng nhất
trên đã gây ra rất nhiều khó khăn trong việc
định đoạt và sử dụng con dấu. Những bất
cập, tồn tài này hiện vẫn chưa được đem ra

nghiên cứu một cách thống nhất và tồn
diện. Chính vì những lẽ trên, chúng tôi đã
mạnh dạn lựa chọn đề tài chọn đề tài “Con
dấu doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam
– thực tiễn áp dụng và phương hướng hoàn
thiện” để tiến hành nghiên cứu chi tiết.

Đấu thầu 2013, Luật Nhà ở 2014, Luật
Xây dựng 2014. Bên cạnh đó, chúng tôi
cũng nghiên cứu văn bản pháp luật và thực
tế sử dụng con dấu tại các doanh nghiệp
nước ngồi để có cái nhìn bao quát và rút
ra kinh nghiệm cho Việt Nam.
CÁCH THỨC NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng phuơng pháp phân tích và
tổng hợp làm cốt lõi để làm rõ khái niệm,
đặc điểm và những vấn đề khác liên quan
đến con dấu được quy định trong Luật
Doanh nghiệp 2014. Ngoài ra, phương
pháp so sánh cũng được đưa vào cơng trình
để làm rõ sự khác biệt giữa chế định con
dấu giữa những quy định trong pháp luật
hiện hành với những quy định cũ, giữa
cách thức sử dụng và quản lý con dấu tại
Việt Nam và một số quốc gia khác trên thế
giới. Bên cạnh đó, chúng tơi sử dụng
phương pháp thống kê số liệu, làm rõ sự
hình thành quy định của pháp luật về con
dấu. Công đoạn thu thập lấy số liệu thực tế
cũng là phương pháp tổng hợp tình hình

thực tế mà chúng tôi quan tâm thực hiện.
Đồng thời nêu lên thực trạng những hạn
chế của việc sử dụng con dấu. Từ đó đề
xuất một số kiến nghị nhằm hồn thiện
pháp luật trong chế định con dấu hiện nay.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Khái niệm về con dấu và quyền của
Doanh nghiệp đối với con dấu theo quy
định của Luật Doanh nghiệp 2014
Con dấu xuất hiện từ rất lâu và được sử
dụng rộng rãi ở nhiều cơ quan, đơn vị. Tuy
nhiên, khái niệm con dấu nói chung và con
dấu của doanh nghiệp nói riêng lại không
được đề cập trong bất kỳ văn bản pháp luật
nào. Sau khi phân tích những tài liệu có
liên quan, chúng tôi rút ra một khái niệm
khái quát về con dấu như sau: Con dấu của
doanh nghiệp là vật làm bằng gỗ, kim loại
hoặc chất liệu khác, gắn liền với sự ra đời
và tồn tại của doanh nghiệp, với vai trị là
cơng cụ hỗ trợ việc xác thực và khẳng định
giá trị pháp lý một văn bản. Con dấu của
doanh nghiệp có ý nghĩa: xác định người

PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu là con
dấu trong doanh nghiệp nên chúng tôi chỉ
tập trung nghiên cứu con dấu doanh
nghiệp trong Luật Doanh nghiệp 2014 và
các văn bản pháp luật có liên quan đến con

dấu (Nghị định 78/2013/NĐ-CP, Nghị
định 96/2015/NĐ-CP về quản lý và sử
dụng con dấu, Nghị định 99/2016/NĐ-CP)
và các văn bản pháp luật khác như: Luật
20


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017

đã ký tên, đóng dấu là người có thẩm
quyền đại diện cho doanh nghiệp; xác
nhận các giấy tờ giao dịch, hồ sơ, tài liệu
và ấn phẩm đã được đóng dấu là của doanh
nghiệp phát hành2. So với Luật Doanh
nghiệp 2005, những điểm đổi mới cơ bản
về con dấu của doanh nghiệp theo quy định
của Luật Doanh nghiệp 2014 thể hiện như
sau:
Một là, quyền tự quyết về hình thức và
nội dung con dấu
Trước đây, hình thức và nội dung con dấu
phải thực hiện theo quy định của Chính
phủ3. Tuy nhiên, kể từ khi Luật Doanh
nghiệp 2014 ra đời, doanh nghiệp được
quyền quyết định về hình thức và nội dung
con dấu. Nội dung con dấu chỉ cần thể hiện
những thông tin cần thiết mà bất kỳ doanh
nghiệp nào cũng phải có nhằm thơng tin
cho đối tác và khách hàng của doanh
nghiệp, bao gồm tên doanh nghiệp và mã

số doanh nghiệp. Về hình dạng, con dấu có
thể có nhiều hình dạng khác nhau4. Như
vậy, hướng quy định trao quyền tự quyết
cho doanh nghiệp như trong Luật Doanh
nghiệp năm 2014 về hình thức và nội dung
con dấu đã góp phần khắc phục những hạn
chế, bất cập xảy ra trong hướng quy định
cũ.
Hai là quyền tự quyết về số lượng con
dấu
Khác với luật Doanh nghiệp 2005, Luật
Doanh nghiệp 2014 cho phép doanh
nghiệp có quyền tự quyết về số lượng con
dấu5. Theo đó, quyền tự quyết về số lượng
con dấu có thể được hiểu là doanh nghiệp
có thể có một con dấu hoặc nhiều con dấu.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là doanh nghiệp
có quyền không sử dụng con dấu hay
không. Khi xây dựng Nghị định hướng dẫn
một số điều của Luật Doanh nghiệp 2014,
Dự thảo lần 1 và 2 cho phép doanh nghiệp

được quyền quyết định sử dụng con dấu
hoặc không sử dụng con dấu. Tuy nhiên,
đến dự thảo 3,4 và 5 và nghị định hướng
dẫn một số điều Luật Doanh nghiệp 20146
lại bỏ ngõ vấn đề này.
Ba là, quyền quản lý và sử dụng con dấu
của doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp 2005 trước đây quy

định con dấu phải được lưu giữ và bảo
quản tại trụ sở chính của doanh nghiệp,
người đại diện theo pháp luật phải chịu
trách nhiệm quản lý, sử dụng con dấu theo
quy định của pháp luật7. Trong trường hợp,
khi doanh nghiệp thực hiện giao dịch bên
ngồi trụ sở chính, có cơ hội làm ăn, kinh
doanh cần ký, đóng dấu ngay thì khơng
đảm bảo tính kịp thời. Mặt khác, nếu có
mang con dấu đi thì tại trụ sở chính cũng
khơng có con dấu khác để sử dụng. Hiện
nay, theo Luật Doanh nghiệp 2014 việc
quản lý và sử dụng con dấu theo quy định
của điều lệ Công ty. Về bản chất, điều lệ
cơng ty do chính những người đóng góp
vốn vào cơng ty soạn thảo và nó chính là
“luật của Cơng ty”. Cho nên, khi thành lập
doanh nghiệp, người thành lập người thành
lập doanh nghiệp có quyền xây dựng bản
điều lệ mà trong đó quyết định các vấn đề
liên quan đến quản lý và sử dụng con dấu
của doanh nghiệp. Việc này sẽ góp phần
tăng tính chủ động cho doanh nghiệp trong
q trình quản lý và sử dụng con dấu.
Những bất cập trong việc quản lý và sử
dụng con dấu của doanh nghiệp
Thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp và
việc áp dụng pháp luật của cơ quan nhà
nước còn tồn tại một số bất cập sau:
Thứ nhất, con dấu là rào cản của quá

trình hội nhập
Trong xu thế phát triển mạnh về mọi mặt
cùng những thay đổi lớn về mối quan hệ
giữa các quốc gia, mọi hoạt động cần tiến

 Khoản 1, Điều 3 Nghị định 99/2016/NĐ-CP ngày 01
tháng 07 năm 2016 về quản lí và sử dụng con dấu 
3
Khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2005 và Thông
tư số 08/2003/TT-BCA ngày 12/5/2003 của Bộ trưởng
bộ Công an hướng dẫn mẫu dấu, tổ chức khắc dấu, kiểm
tra việc bảo quản, sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức
4
Khoản 1 Điều 34 Nghị định 78/2015/NĐ- CP

5

Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2005 và Khoản 1 Điều 44
Luật Doanh nghiệp 2014
6
Nghị định 96/2015/NĐ- CP
7
Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2005 

2

21


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017


khởi sự doanh nghiệp.
Thứ ba, con dấu làm phát sinh những
tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp
Con dấu với vai trò quan trọng đối với
doanh nghiệp là bằng chứng xác thực, tạo
sự tin cậy cho các giấy tờ. Tuy nhiên, việc
quá lạm dụng và “tôn thờ” quá mức con
dấu của doanh nghiệp đã biến thành công
cụ siêu quyền lực. Tâm lý phổ biến của
nhiều người là coi trọng “dấu đỏ mực son”
hơn chữ ký cho dù vị thế của người ký ra
sao.
Do vậy, ai cũng muốn nắm giữ con dấu, đó
cũng là nguyên nhân của các cuộc chiến
tranh giành con dấu đã nổ ra ở nhiều Công
ty lớn. Thành viên, cổ đông và người quản
lý doanh nghiệp thường cho rằng ai nắm
giữ con dấu thì người đó có quyền lực tối
thượng trong Công ty.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp
2005, con dấu do người đại diện theo pháp
luật của Công ty quản lý và sử dụng. Khi
người này vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ
người đại diện theo pháp luật thì bị Hội
đồng thành viên của Cơng ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc đại hội
đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị của
Công ty Cổ phần xử lý và chấm dứt quyền
đại diện theo pháp luật.

Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường
hợp người đại diện lại không chịu bàn giao
con dấu cho Công ty vì người này cho rằng
khơng có con dấu thì khơng thể đóng vào
quyết định bãi nhiệm mình được. Khi cuộc
chiến nội bộ tranh giành con dấu của Công
ty xảy ra sẽ làm tình hình doanh nghiệp
căng thẳng, thậm chí doanh nghiệp cịn có
thể bị tê liệt hoạt động, nguy cơ dẫn đến
giải thể hoặc phá sản.
Thứ tư, sự quy định khác nhau giữa các
văn bản pháp luật
Hiện nay, con dấu của doanh nghiệp đang
bị ràng buộc ở nhiều văn bản pháp luật
khác nhau. Các văn bản này yêu cầu doanh
nghiệp phải đóng dấu khi tham gia vào

hành một cách nhanh chóng, gọn nhẹ, tác
phong cơng nghiệp ln được đưa lên
hàng đầu. Phát triển kinh tế thị trường đối
với nước ta là một tất yếu kinh tế, một
nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền
kinh tế lạc hậu thành nền kinh tế hiện đại.
Theo thống kê của Nhóm Ngân hàng Thế
giới (World Bank Group), trong số 189
quốc gia và nền kinh tế được xếp hạng về
môi trường kinh doanh tại báo cáo Doing
Business đã có 79 quốc gia có thủ tục làm
con dấu doanh nghiệp là một trong những
thủ tục bắt buộc của quy trình gia nhập thị

trường. Trong số này, chỉ có 7 quốc gia
quy định bắt buộc doanh nghiệp phải có
con dấu, trong đó có Việt Nam; 72 quốc
gia còn lại cho phép doanh nghiệp được
lựa chọn việc có sử dụng con dấu hay
khơng.
Bên cạnh đó cũng có 110 quốc gia không
sử dụng con dấu doanh nghiệp. Ở các quốc
gia này, con dấu chỉ mang tính hình thức
và biểu tượng cho doanh nghiệp hơn là
tính pháp lý.
Thứ hai, con dấu là rào cản trong quá
trình khởi nghiệp của các nhà đầu tư
Điều 33, Hiến Pháp 2013 quy định: “Mọi
người có quyền tự do kinh doanh trong
những ngành nghề mà pháp luật khơng
cấm” theo đó, vấn đề về quyền tự do khởi
nghiệp đã được quan tâm từ khá lâu.
Luật Doanh nghiệp 2014 ra đời với chủ
đích là đơn giản hóa thủ tục đăng ký doanh
nghiệp, giảm chi phí gia nhập thị trường
cho các nhà đầu tư.
Theo báo cáo Doing Business năm 2015
của Ngân hàng thế giới, Việt Nam xếp
hạng thứ 125/189 nền kinh tế về thủ tục
thành lập doanh nghiệp, trong đó thủ tục
làm con dấu là thủ tục thứ hai trong mười
thủ tục để khởi sự kinh doanh với thời gian
tối đa cho thủ tục này tối đa lên tới 8 ngày8.
Doing Business cũng đánh giá việc bỏ thủ

tục khắc dấu đã giúp doanh nghiệp Việt
Nam giảm được ít nhất 3 ngày làm thủ tục
8

Doing business 2015, xem 26.1.2015,
< />vietnam>

22


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017

quan hệ chịu sự điều chỉnh của văn bản đó.
Chẳng hạn trong lĩnh vực chuyển giao
cơng nghệ, bắt buộc phải có đóng dấu9.
Đối với hợp đồng xây dựng hay hợp đồng
đấu thầu mà trong đó các doanh nghiệp
cùng liên doanh với nhau thì phải đóng dấu
vào văn bản hợp đồng10. Trong nhiều
trường hợp, khi doanh nghiệp muốn khởi
kiện đối tác có hành vi xâm phạm quyền
và lợi ích hợp pháp thì người đại diện
doanh nghiệp phải ký tên và đóng dấu vào
đơn khởi kiện11. Như vậy, việc cải cách
con dấu của doanh nghiệp vẫn chưa thực
sự triệt để. Luật Doanh nghiệp 2014 với
các văn bản pháp luật khác vẫn chưa chưa
có sự thống nhất.
Kinh nghiệm sử dụng con dấu doanh
nghiệp của các quốc gia trên thế giới

Kinh nghiệm sử dụng con dấu của Anh
Vương quốc Anh đã chính thức bãi bỏ quy
định bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng
con dấu kể từ năm 1989. Theo quy định
của Luật Công ty 2006 của Anh: “Doanh
nghiệp không bắt buộc phải có con dấu;
tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có con dấu thì
nội dung của con dấu phải tuân thủ một số
nguyên tắc chung”.
Luật này cũng quy định con dấu doanh
nghiệp và chữ ký của người có thẩm quyền
có giá trị ngang nhau trong việc khẳng
định giá trị pháp lý của văn bản do doanh
nghiệp ban hành12. Luật của nước Anh, xứ
Wales hay Bắc Ireland và Điều 43 Luật
Công ty 2006 của Anh cũng có quy định
tương tự13. Như vậy nhìn chung, pháp luật
Anh khơng bắt buộc doanh nghiệp cần
phải có con dấu mà có thể dùng chữ ký của

những người đại diện để hợp thức hóa giá
trị của các văn bản.
Một số vấn đề khác liên quan về con dấu
sử dụng ở nước ngoài cũng được quy định
khá cụ thể14. Về mặt giá trị pháp lý của văn
bản, ta thấy có sự khác nhau giữa tập đoàn
hợp nhất ở trong và bên ngồi nước Anh.
Đối với những tập đồn (Cơng ty sáp nhập)
tại Anh được điều chỉnh dưới Luật Công
ty, Công ty có thể đóng dấu con dấu của

mình (nếu có).
Ngồi ra, và phổ biến hơn, văn bản đó có
thể được ký thay mặt Công ty bởi hai Giám
đốc của một Công ty hoặc bởi một Giám
đốc và một người thư ký. Cách mà văn bản
đó được hồn thành phụ thuộc vào chủ thể
nào đang kí văn bản15. Trong trường hợp
của những Cơng ty sáp nhập bên ngồi
nước Anh thì có ba lựa chọn như sau: Thứ
nhất, Cơng ty có thể đóng con dấu của
mình (nếu có); thứ hai, văn bản có thể có
giá trị pháp lý bởi chữ ký của một người
theo Luật Công ty của quốc gia của Công
ty có sự sáp nhập, đang tiến hành dưới
thẩm quyền của Cơng ty; thứ ba, miễn là
tài liệu được trình bày là “đã có giá trị
pháp lý” bởi Cơng ty thì tài liệu đó sẽ
đương nhiên có giá trị pháp lý.
Kinh nghiệm sử dụng của Úc
Theo Luật Công ty 200116, Công ty khơng
bắt buộc phải có con dấu, nếu có một con
dấu thì nó phải là con dấu chung của Cơng
ty (common seal).
Con dấu phải có tên Cơng ty, mã số Công
ty ACN (Australian Company Number)
hoặc mã số kinh doanh ABN (Australian
Business Number). Cơng ty có thể ký kết

Khoản 1 Điều 1 Nghị định 103 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày

31.12.2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công
nghệ
10
Điểm d, khoản 2 Điều 138 Luật xây dựng năm 2014
11
Khoản 2 Điều 105 Luật tố tụng hành chính 2010 
12
Vấn đề về quản lí và sử dụng con dấu DN 2014, xem
13.01.2014,
/>id/91/ArticleID/1113/V%E1%BA%A5n%C4%91%E1%BB%81-v%E1%BB%81qu%E1%BA%A3n-l%C3%BD-v%C3%A0-

s%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-cond%E1%BA%A5u-doanh-nghi%E1%BB%87p.aspx
13
Một hợp đồng có thể được tạo thành bởi một Cơng ty
bằng cách đóng dấu con dấu của Công ty hoặc bằng
chữ ký bởi hai giám đốc hoặc bởi một giám đốc và một
thư ký hoặc bất cứ người đồng thư ký nào khác hoặc
(lần đầu tiên) bởi chỉ một giám đốc nếu chữ ký đó được
chứng kiến và chứng thực
14
Điều 49 Luật Cơng ty 2006 của Anh
15
Deeds 2014, xem
04.2014, />ds-115024.pdf
16
Corporation Act 2001

9


23


×