Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Chuyên san phát triển khoa học và công nghệ số 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 71 trang )


Chuyên San

PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
ĐỊA CHỈ: SỐ 01 PHẠM NGỌC THẠCH, QUẬN 1, TP.HCM
ĐT: (028) 38.233.363 – (028) 38.230.780
E-mail:

MỤC LỤC

CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN
Đoàn Kim Thành

Nguyễn Vương Quốc

Bàn về tác động của thủ tục phá
sản doanh nghiệp đối với hợp
đồng khi tòa án thụ lý đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản theo
quy định pháp luật Việt Nam
hiện hành

1

Lê Ái Tâm
Nguyễn Thị Hồng Nhung
Hồ Hữu Lộc

Các yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi phân loại rác của
người dân trên địa bàn quận


8, TP.HCM

7

Nguyễn Thị Mỹ Linh
Nguyễn Trọng Nhân
Lương Quang Tưởng
Nguyễn Thị Hồng Nhung
Lê Thị Ánh Hồng
Trần Thành

Đánh giá khả năng phát triển
sinh khối tảo Chlorella
vulgaris ứng dụng trong xử lý
nước thải nuôi tôm

14

Lê Đức Anh
Lương Quang Tưởng
Hồ Hữu Lộc
Trần Thành

Đánh giá mức độ nhiễm phèn
trong nước ngầm trên địa bàn
quận 12, TP.HCM

22

Nguyễn Phú Bảo

Phạm Hồng Nhật

Đánh giá sơ bộ tương tác
giữa chất lượng nước mặt –
nước ngầm ở khu vực ven
sơng Sài Gịn

28

Nguyễn Thị Tố Un
Thái Văn Nam

Khảo sát hàm lượng độc chất
Methanol trong rượu trắng
tại TP.HCM bằng phương
pháp so màu sử dụng Acid
Chromotropic

34

Nguyễn Thị Bạch Huyền
Lê Thị Ánh Hồng
Trần Thành

Khảo sát khả năng kết hợp
các chủng vi sinh phân hủy
Cellulose ứng dụng trong xử
lý vỏ sắn thải

39


Lê Hoàng Nghiêm
Lê Thị Ngọc Diễm

Nghiên cứu đánh giá hiệu
quả xử lý nước thải chứa
Acetaminophen bằng công
nghệ sinh học màng (MBR)
và Swim-bed

45

Nguyễn Thị Hồng Nhung
Hồ Hữu Lộc
Dương Thanh Tú

Nghiên cứu quan điểm về
môi trường và ý định tiêu
dùng xanh trong sinh viên

54

Trương Thị Biên
Trịnh Chí Thâm

Thực trạng và giải pháp cho
vấn đề thất nghiệp và thiếu
việc làm ở huyện Trần Văn
Thời, tỉnh Cà Mau


61

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
1. PGS.TS.BS. Phạm Xuân Đà
2. PGS.TS.BS. Nguyễn Văn Cư
3. PGS.TS. Đồng Thị Thanh Thu
4. PGS.TS. Ngô Minh Oanh
5. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Điện
6. PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh
7. PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân
8. PGS.TS. Bạch Long Giang
9. TS. Đào Nguyên Khôi
10. TS. Trương Hải Nhung

THƯ KÝ BIÊN TẬP
Trần Hữu Phước
Hoàng Sơn Giang

Giấy phép xuất bản số:
17/QĐ-XBBT-STTTT
Ngày 29/09/2014 của STTTT
Thành phố Hồ Chí Minh cấp

Số lượng: 200 cuốn
Chế bản in tại
Cty TNHH Một thành viên In
Lê Quang Lộc
In xong và nộp lưu chiểu
tháng 9/2018


SỐ 4 (3) - 2018
ISSN: 2354 - 1105


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (3), 2018

BÀN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI
HỢP ĐỒNG KHI TÒA ÁN THỤ LÝ ĐƠN YÊU CẦU MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN
THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
Nguyễn Vương Quốc*
Trường Đại học Luật TP.HCM
*Tác giả liên lạc:
(Ngày nhận bài: 10/8/2018; Ngày duyệt đăng: 15/9/2018)
TĨM TẮT
Luật Phá sản có vai trị quan trọng trong việc ngăn chặn doanh nghiệp tẩu tán tài sản,
bảo vệ quyền của chủ nợ, bảo vệ quyền của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
thanh toán. Để thực hiện được các mục tiêu trên, pháp luật Phá sản cũng có những tác
động nhất định và cụ thể đến những hợp đồng của doanh nghiệp. Những tác động này
tạo nên số phận pháp lý hay còn gọi là hậu quả pháp lý cho những hợp đồng trong các
giai đoạn Tòa án tiến hành thủ tục phá sản, cụ thể như giai đoạn Tòa án thụ lý đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản, giai đoạn Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản, giai đoạn Tòa
án cho doanh nghiệp tiến hành phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh và giai đoạn
Tòa án quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản. Tuy nhiên, các quy định của Luật
Phá sản có tác động đến hợp đồng trong từng giai đoạn còn tồn tại nhiều bất cập cho
cả doanh nghiệp và chủ nợ, điều này làm giảm thiểu hiệu lực và hiệu quả điều chỉnh
của Luật Phá sản lên hợp đồng về cả lý luận lẫn thực tiễn. Chính vì thế, nghiên cứu này
sẽ lần lượt trình bày, phân tích và đánh giá 3 vấn đề sau đây: Khái niệm, quy định –
những bất cập và những kiến nghị cụ thể để hoàn thiện các quy định của pháp luật về
tác động của thủ tục phá sản doanh nghiệp đối với hợp đồng trong giai đoạn Tòa án thụ
lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành.

Từ khóa: Tác động, thủ tục phá sản, hợp đồng.
THE EFFECTS OF INSOLVENT PROCEDURES ON THE BUSINESS
CONTRACTS IN THE STAGE OF THE COURT ACCEPTING THE
OPENING APPLICATION
Nguyen Vuong Quoc*
Ho Chi Minh City University of Law
*Corresponding Author:
ABSTRACT
Bankruptcy law plays an important role in preventing economic subjects from
dispersing assets, protecting the rights of creditors, protecting the rights of insolvent
enterprises and cooperatives. In order to achieve the above objectives, the Bankruptcy
Law also has certain and specific effects on the business contracts. These effects create
legal fate or legal consequences for contracts in the stages of the insolvency such as the
stage of applications for opening, starting insolvent procedure, restoring the production
and business activities of insolvenent enterprises and declaring bankruptcy.
Nevertheless, the provisions of the Law on Bankruptcy affecting the contract in each
period remain inadequate for both businesses and creditors, which reduces the
effectiveness of the Bankruptcy Law on the contracts. Therefore, this article will in turn
present, analyze and evaluate the following three issues: Concept; provisions - specific
shortcomings and recommendations to improve the legal provisions on the impact of
business bankruptcy procedures on contracts during the period of the court accepting
1


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (3), 2018

applications for opening of insolvent procedures in accordance with current Vietnamese
provisions.
Keywords: Effects, the contracts, insolvent procedures.
phép ký mới, bị giám sát, bị tạm đình chỉ,

bị đình chỉ thực hiện, bị tạm ngưng thi
hành án, bị tạm đình chỉ giải quyết, thậm
chí bị tun bố vơ hiệu…Tất cả những tác
động này tạo nên các hậu quả pháp lý cho
hợp đồng như vừa nêu trên cũng như các
hậu quả khác mà các bên tham gia trong
hợp đồng và cả cơ quan có thẩm quyền
phải gánh chịu.
Kể từ khi Tịa án thụ lý đơn yêu cầu mở
thục tục phá sản cho đến khi Tòa án ra
quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản,
mọi hợp đồng liên quan quan đến doanh
nghiệp đều phải chịu những hậu quả pháp
lý nhất định được tạo nên từ thủ tục phá
sản. Chính vì thế, các quy định pháp luật
Việt Nam về “tác động của thủ tục phá sản
đối với hợp đồng” có ý nghĩa thiết thực
trong việc nâng cao tính hiệu lực của pháp
luật, nâng cao hiệu quả, giảm sai sót trong
thực thi thẩm quyền của Tịa án cũng như
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các
bên tham gia hợp đồng với doanh nghiệp
trong khi doanh nghiệp tiến hành thủ tục
phá sản. Từ đó, giúp tạo nên một nền kinh
tế công bằng, vững mạnh và đấu tranh
phòng chống các thủ đoạn kinh doanh gian
trá có liên quan đến hợp đồng trong q
trình thực hiện thủ tục phá sản doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu một
cách chi tiết và hệ thống các quy định pháp

lý về “tác động của thủ tục phá sản doanh
nghiệp đối với hợp đồng” là một hướng
nghiên cứu mới lạ, chưa được khai thác
trước đây vì đặt hợp đồng kinh doanh
thương mại vào pháp luật kinh tế chuyên
ngành,đó là Luật Phá sản. Từ đó, làm
phong phú thêm cơ sở lý luận, giúp các nhà
nghiên cứu lập pháp, các chuyên gia giáo
dục pháp luật có thêm tài liệu để tham
khảo.

GIỚI THIỆU
Khi đề cập đến Luật Phá sản, ta thường
nghĩ ngay đến trình tự, thủ tục nộp đơn, thụ
lý và mở thủ tục phá sản; xác định nghĩa
vụ về tài sản và biện pháp bảo tồn tài sản
trong q trình giải quyết phá sản; thủ tục
phục hồi hoạt động kinh doanh; tuyên bố
phá sản và thi hành quyết định tuyên bố
phá sản. Trong khi đó, các doanh nghiệp
hoạt động, tồn tại và phát triển là nhờ vào
những hợp đồng được ký kết giữa doanh
nghiệp với bên thứ hai. Những hợp đồng
này rất lớn về mặt số lượng lẫn giá trị. Tuy
nhiên, những tác động của Luật Phá sản
lên hợp đồng đang bị pháp luật hiện hành
bỏ ngõ, tức là khơng có những quy định cụ
thể và nếu có thì những quy định này cũng
còn tồn tại những bất cập đáng phải được
sửa chữa, bổ sung để bảo vệ quyền lợi

chính đáng của doanh nghiệp, chủ nợ và
đảm bảo tốt thẩm quyền của cơ quan Tịa
án được thực thi có hiệu quả, tránh sai sót.
Về mặt lý luận, cho đến giờ phút này, cũng
chưa có cơng trình nào đề cập đến vấn đề
pháp lý này một cách có hệ thống. Vì
những lý do nêu trên, khái niệm “Tác động
của thủ tục phá sản doanh nghiệp đối với
hợp đồng” không được pháp luật Việt
Nam đưa ra cụ thể mà chỉ quy định các
nghĩa vụ và trách nhiệm mà doanh nghiệp,
chủ nợ và Tòa án phải thực hiện khi Tòa
án tiến hành thủ tục phá sản. Những nghĩa
vụ và trách nhiệm này bao trùm lên các
hợp đồng giữa doanh nghiệp và các bên.
Do đó, qua các quy định của Luật Phá sản
hiện hành, có thể hiểu “Tác động của thủ
tục phá sản doanh nghiệp đối với hợp
đồng” là số phận pháp lý, là những hậu quả
pháp lý của hợp đồng được phát sinh trong
khi Tòa án tiến hành thủ tục phá sản theo
những quy định của Luật Phá sản. Những
tác động này dẫn đến một trong các hậu
quả pháp lý cụ thể như hợp đồng được tiếp
tục thực hiện, bị chấm dứt thực hiện, được

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ
NHỮNG BẤT CẬP CỤ THỂ VỀ TÁC
2



Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (3), 2018

vụ về tài sản thì người được doanh nghiệp,
hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ về tài sản có
quyền u cầu được thanh tốn trong khối
tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã như
một chủ nợ; trường hợp bên đương sự phải
thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với doanh
nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh
toán thì phải thanh tốn cho doanh nghiệp,
hợp tác xã giá trị tương ứng với nghĩa vụ
tài sản đó.
Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định trong
trường hợp Tòa án thực hiện thủ tục phá
sản ra quyết định tạm đình chỉ tiến hành
thủ tục phá sản theo quy định thì cơ quan
đã ra quyết định đình chỉ việc giải quyết sẽ
tiến hành thực hiện việc giải quyết tranh
chấp theo thủ tục chung. Qua quy định trên
cũng còn nhiều bất cập, trong quá trình
đình chỉ việc giải quyết việc tranh chấp các
hợp đồng thương mại nêu trên có thể kéo
dài thời gian dẫn đến sẽ gây thiệt hại cho
các bên (chẳng hạn như lãi suất) thì trách
nhiệm được quy định như thế nào.
Thứ hai, đối với các hợp đồng đang thực
hiện, Luật Phá sản năm 2014 quy định,
trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Tòa án
nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục

phá sản, nếu xét thấy việc thực hiện hợp
đồng đang có hiệu lực và đang được thực
hiện hoặc chưa được thực hiện sẽ có khả
năng gây bất lợi cho doanh nghiệp, hợp tác
xã thì chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã
mất khả năng thanh tốn có quyền u cầu
Tịa án nhân dân ra quyết định tạm đình chỉ
thực hiện hợp đồng.
Vậy có thể thấy trong giai đoạn này, đối
với các hợp đồng đang thực hiện có hai
trường hợp xảy ra: Một số hợp đồng có thể
bị tạm đình chỉ thực hiện theo quy định và
một số hợp đồng sẽ tiếp tục thực hiện
nhưng trong một số trường hợp cụ thể thì
phải chịu sự giám sát và phải có sự đồng ý
của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý,
thanh lý tài sản nếu khơng thì các hợp đồng
này sẽ bị đình chỉ thực hiện.
Tuy nhiên, theo quy định trong thời hạn 05
ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân
thụ lý vụ việc phá sản. Tòa án nhân dân,

ĐỘNG CỦA THỦ TỤC PHÁ SẢN
DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI HỢP
ĐỒNG KHI TÒA ÁN THỤ LÝ ĐƠN
YÊU CẦU MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN
THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT
NAM HIỆN HÀNH
Như đã trình bày, thủ tục phá sản doanh
nghiệp gồm các giai đoạn khác nhau, bài

viết này chỉ tập trung trình bày và làm sáng
tỏ các các quy định và những hạn chế của
pháp luật về tác động của thủ tục phá sản
doanh nghiệp đối với hợp đồng trong giai
đoạn Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản theo quy định pháp luật Việt Nam
hiện hành.
Thứ nhất, theo quy định của Luật Phá sản
năm 2014. Hậu quả của việc tòa án thụ lý
yêu cầu mở thủ tục phá sản: (i) tạm hỗn
thực hiện nghĩa vụ thanh tốn các khoản
nợ; (ii) tạm hoãn việc truy cứu trách nhiệm
của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
thanh toán. Quy định này, giúp giảm bớt,
dù chỉ là tạm thời, áp lực trả nợ cho doanh
nghiệp và qua đó giúp doanh nghiệp chuẩn
bị lên phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh và nó cũng phản ánh nguyên tắc
chung của pháp luật phá sản nhằm đối xử
bình đẳng giữa các chủ nợ.
Quy định trên cho thấy, đối với các hợp
đồng thương mại đã xét xử thì tạm ngừng
thi hành án; đối với các hợp đồng đang
tranh chấp (đã khởi kiện trước đó và đang
trong quá trình tố tụng) phải bị tạm đình
chỉ việc giải quyết cho đến khi tòa án ra
quyết định mở thủ tục phá sản hoặc ra
quyết định không mở thủ tục phá sản.
Trong trường hợp ra quyết định không mở
thủ tục phá sản thì cơ quan ra quyết định

tạm đình việc giải quyết ban hành quyết
định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ, trong
trường hợp ra quyết định mở thủ tục phá
sản thì cơ quan ra quyết định tạm đình chỉ
việc giải quyết ra quyết định đình chỉ việc
giải quyết và chuyển hồ sơ cho Tòa án
nhân dân đang tiến hành thủ tục phá sản để
giải quyết.
Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã mất
khả năng thanh toán phải thực hiện nghĩa
3


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (3), 2018

Trọng tài phải tạm đình chỉ việc giải quyết
vụ việc kinh doanh, thương mại có liên
quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh
nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự.
Theo quy định trên thì trong thời gian này
các cơ quan trên phải tạm đình chỉ các vụ
tranh chấp đang giải quyết, pháp luật
không quy định về việc thụ lý các vụ tranh
chấp mới.
Vì vậy, nếu các bên có xảy ra tranh chấp
các hợp đồng thương mại đang thực hiện
buộc tòa án phải thụ lý theo quy định
chung của pháp luật về tố tụng và sau đó
tiến hành tạm đình chỉ giải quyết vụ việc
theo quy định của pháp luật về phá sản.

Quy định trên cũng còn nhiều bất cập.
Một là, nếu các đương sự khác biết hoặc
có sự thỏa thuận với doanh nghiệp, hợp tác
xã mất khả năng thanh toán đang thực hiện
thủ tục phá sản trong thời gian thụ lý mở
thủ tục phá sản, các đương sự tiến hành
khởi kiện theo quy định để kéo dài thời
gian thực hiện nghĩa vụ của các bên hay
nhằm một mục đích khác có lợi cho các
bên thì Tịa án phải thụ lý vụ án theo quy
định của pháp luật tố tụng dân sự. Tuy
nhiên nếu Tòa án thụ lý vụ án thì theo quy
định của pháp luật về phá sản hiện hành thì
Tịa án phải đình chỉ giải quyết vụ án. Vậy
vấn đề là Tịa án có thụ lý hay không thụ
lý giải quyết tranh chấp hợp đồng thương
mại mới phát sinh sau khi có quyết định
thụ lý đơn mở thủ tục phá sản. Bởi lẽ, thụ
lý thì sau đó phải đình chỉ, cịn khơng thụ
lý thì vi phạm pháp luật về tố tụng dân sự.
Hai là, theo quy định tịa án có thời hạn 05
ngày để xem xét yêu cầu của các đương sự
để ra quyết định tạm đình chỉ thực hiện
hợp đồng, khoảng thời gian này là q
ngắn để Tịa án có thể xem xét và ra quyết
định trong khi thực tế các doanh nghiệp
lớn có thể có đến vài trăm hợp đồng. Mặt
khác, nếu tịa án xem xét không hết các yêu
cầu và chỉ ra quyết định tạm đình chỉ một
vài hợp đồng, cịn các hợp đồng khác cũng

có khả năng gây bất lợi cho doanh nghiệp
thì sau khoản thời gian này sẽ xử lý như
thế nào trong khi Luật Phá sản năm 2014

khơng có quy định là sau thời gian này nếu
tiếp tục phát hiện các hợp đồng có khả
năng gây bất lợi cho doanh nghiệp, hợp tác
xã mất khả năng thanh tốn thì phải bị tạm
đình chỉ hoặc đình chỉ cho đến khi mở thủ
tục phá sản. Đây là một quy định thiếu chặt
chẽ. Bởi lẽ, nếu có nhiều hợp đồng thương
mại gây bất lợi cho doanh nghiệp, hợp tác
xã mất khả năng thanh tốn nhưng theo
u cầu và nếu Tịa án xem xét khơng kịp
trong khoảng thời gian do luật định nêu
trên thì Tịa án chỉ có thể tạm đình một
hoặc một số hợp đồng nói trên. Qua đó,
chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy Tịa án
có thể chủ quan trong việc xem xét tất cả
các hợp đồng trên hoặc vì một lý do khác
Tịa án có thể khơng ra quyết định tạm
đình chỉ một số hợp đồng gây bất lợi cho
doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
thanh toán.
Ba là, như đã phân tích ở trên trong giai
đoạn từ sau khi Tịa án nhân dân thụ lý đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản cho đến trước
khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá
sản, một số hợp đồng đang thực hiện có thể
bị Tịa án tạm đình chỉ thực hiện. Tuy

nhiên, sau khi Tịa án đã ra quyết định tạm
đình chỉ thực hiện hợp đồng, sau đó Tịa
án khơng ra quyết định mở thủ tục phá sản,
mà tòa án ra quyết định không mở thủ tục
phá sản theo quy định tại Khoản 5 Điều 42
Luật Phá sản năm 2014. Trong trường hợp
này, các hợp đồng đang bị tạm đình chỉ sẽ
được Tịa án nhân dân đã ra quyết định tạm
đình chỉ thực hiện hợp đồng ra quyết định
hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ. Quy định
này có phần hơi rườm rà và mất nhiều thời
gian, có thể sẽ gây thiệt hại cho các bên
trong việc giải quyết tranh chấp các hợp
đồng thương mại. Ngoài ra, chúng ta cũng
nhận thấy việc tạm đình chỉ các hợp đồng
nói trên có thể sẽ gây thiệt hại cho các bên,
nhưng pháp luật hiện hành cũng chưa quy
rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Bốn là, trong giai đoạn này, nếu các bên
chưa yêu cầu hoặc có u cầu nhưng tịa
án chưa ra quyết định tạm đình chỉ thực
hiện hợp đồng đối với một số hợp đồng và
4


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (3), 2018

các hợp đồng đang thực hiện không bị tạm
đình chỉ thì doanh nghiệp, hợp tác xã mất
khả năng thanh tốn có quyền thỏa thuận

chấm dứt hợp đồng. Đây là khoảng trống
của pháp luật. Chẳng hạn, nếu trong giai
đoạn này doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả
năng thanh toán thỏa thuận chấm dứt một
số hợp đồng để từ bỏ quyền lợi của mình
đối với một số đối tác thì thỏa thuận này
vẫn hợp pháp.
Thứ ba, đối với việc ký kết các hợp đồng
mới, trong giai đoạn này pháp luật khơng
có quy định cấm doanh nghiệp, hợp tác xã
mất khả năng thanh toán thỏa thuận ký kết
các hợp đồng mới. Vì vậy, doanh nghiệp,
hợp tác xã mất khả năng thanh toán được
phép ký kết các hợp đồng mới. Tuy nhiên,
cần lưu ý tránh các giao dịch quy định tại
Điều 59 Luật Phá sản năm 2014. Quy định
này cũng phù hợp, bởi vì trong giai đoạn
này nếu cấm doanh nghiệp, hợp tác xã mất
khả năng thanh toán ký kết hợp đồng mới
để tiến hành hoạt động kinh doanh bình
thường thì khả năng doanh nghiệp, hợp tác
xã càng mất khả năng thanh toán nhiều
hơn.

doanh nghiệp.
Thứ hai, hiện nay pháp luật về phá sản
khơng có quy định từ sau khi có quyết định
mở thủ tục phá sản các bên có liên quan
khơng được khởi kiện yêu cầu giải quyết
tranh chấp nói chung và giải quyết tranh

hợp đồng thương mại nói riêng. Vì vậy, để
hoàn thiện quy định trong giai đoạn này,
theo tác giả các nhà lập pháp cần quy định
thêm nội dung trong pháp luật về phá sản
là “Trong thời gian thực hiện thủ tục phá
sản, các cơ quan tài phán về kinh doanh
thương mại không được thụ lý vụ tranh
chấp mà trong đó doanh nghiệp, hợp tác xã
là một bên đương sự”. Để tránh tình trạng
thụ lý giải quyết tranh chấp sau đó lại phải
ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án
và các bên đương sự có thể lợi dụng
khoảng trống này của pháp luật để nhằm
các mục đích khác.
Thứ ba, theo tác giả đề nghị không nên quy
định thời gian (cụ thể là 05 ngày làm việc)
để Tòa án xem xét các yêu cầu của các
đương sự để ra quyết định tạm đình chỉ
thực hiện hợp đồng nếu các hợp đồng này
gây bất lợi chó doanh nghiệp, hợp tác xã
mất khả năng thanh toán. Nên quy định từ
sau khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản cho đến khi Tòa án ra
quyết định mở thủ tục phá sản, nếu xét
thấy việc thực hiện hợp đồng đang có hiệu
lực và đang được thực hiện hoặc chưa
được thực hiện sẽ có khả năng gây bất lợi
cho doanh nghiệp, hợp tác xã thì chủ nợ,
doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
thanh tốn có quyền u cầu Tịa án nhân

dân ra quyết định tạm đình chỉ thực hiện
hợp đồng. Quy định này nhằm ra một
khoảng không gian cho Tòa án xem xét,
cân nhắc để ra hay khơng ra quyết định tạm
đình chỉ các hợp đồng. Một là, nhằm giảm
bớt thiệt hại, cũng như giảm bớt sai sót khi
xem xét ra quyết định. Hai là, tạo sự minh
bạch, công bằng trong việc xử lý yêu cầu
của các bên về việc tạm đình chỉ các hợp
đồng thương mại đang có hiệu lực.
Thứ tư, để tránh phức tạp thêm thủ tục theo
đề nghị của tác giả, chúng ta chỉ quy định

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua phân tích nêu trên tác giả xin kiến
nghị một số vấn đề sau:
Thứ nhất, cần bổ sung các quy định cụ thể
về cách thức giải quyết tranh chấp hợp
đồng vì pháp luật phá sản doanh nghiệp
hiện hành chưa có quy định cụ thể về việc
này nếu Tòa án tiến hành mở thủ tục phá
sản. Bên cạnh đó, trong trường hợp Tịa án
ra quyết định đình chỉ giải quyết thủ tục
phá sản thì pháp luật cần có quy định mở
cho các bên tự thỏa thuận với nhau về việc
giải quyết các tranh chấp hợp đồng thay vì
các bên phải tham gia tố tụng tại Tịa án
theo quy định của pháp luật tố tụng. Trong
trường hợp các bên tự thỏa thuận được
việc giải quyết không trái với quy định của

pháp luật thì Tịa án cơng nhận sự thỏa
thuận đó. Quy định này cũng giúp việc giải
quyết vụ tranh chấp nhanh chóng, góp
phần làm đơn giản hóa thủ tục phá sản
5


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (3), 2018

Tịa án ra quyết định khơng mở thủ tục phá
sản thì quyết định này sẽ mặc nhiên hủy bỏ
các quyết định tạm đình chỉ thực hiện hợp
đồng trước đó và Tịa án nhân dân đã giải
quyết vụ việc đó tiếp tục giải quyết theo
thủ tục chung.
Thứ năm, để đảm bảo lợi ích của các bên
trong hợp đồng thương mại, pháp luật cần
quy định rõ trách nhiệm của các bên trong
việc thực hiện quyết định tạm đình chỉ
thực hiện hợp đồng của Tòa án. Theo tác
giả, pháp luật về phá sản cần quy định
thêm, nếu các bên: chủ nợ, doanh nghiệp,
hợp tác xã mất khả năng thanh toán yêu
cầu Tịa án ra quyết định tạm đình chỉ thực
hiện hợp đồng đang có hiệu mà gây hại cho

các bên liên quan thì chịu trách nhiệm bồi
thường trong trường hợp Tịa án ra quyết
định không mở thủ tục phá sản.
Thứ sáu, trong giai đoạn này pháp luật về

phá sản không quy định cấm chấm dứt các
hợp đồng đang thực hiện, tạo ra một
khoảng trống pháp lý. Vì vậy, tác giả đề
xuất bổ sung thêm quy định, trong giai
đoạn này nếu việc chấm dứt hợp đồng của
doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
thanh tốn nhằm từ bỏ quyền lợi của mình
hoặc nhằm các mục đích khác gây bất lợi
cho các chủ nợ, các bên có liên quan thì
khi có u cầu Tịa án sẽ tun bố các giao
dịch trên vơ hiệu hoặc tạm đình chỉ, đình
chỉ thực hiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
BÙI ĐỨC GIANG (2016). Pháp luật về tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ thanh tốn trong
thủ tục phá sản – nhìn từ thực tiễn. Nghiên cứu lập pháp, số (309).
BÙI NGỌC CƯỜNG (2010). Giáo trình Luật Thương mại tập 2. NXB Giáo dục.
ĐỖ VĂN ĐẠI (2009). Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án. NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
NGUYỄN DUY PHƯƠNG (2015). Hoàn thiện quy định về thẩm quyền giải quyết tranh
chấp kinh doanh, thương mại của Tịa án. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 01
(281).
LUẬT PHÁ SẢN 2014.

6


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (3), 2018

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI PHÂN LOẠI RÁC

CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 8, TP.HCM
Lê Ái Tâm1*, Nguyễn Thị Hồng Nhung1, Hồ Hữu Lộc2
1
Khoa Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
2
Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
*Tác giả liên lạc:
(Ngày nhận bài: 05/7/2018; Ngày duyệt đăng: 15/9/2018)
TÓM TẮT
Do sự phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ngày càng gia tăng trong những năm qua, việc
phát triển các chương trình phân loại chất thải sinh hoạt là một sự cấp thiết để giải
quyết vấn đề lớn này. Mặc dù các nghiên cứu trước đây đã cố gắng giải thích hành vi
lãng phí từ động lực xã hội và tâm lý, có rất ít sự đánh giá về tác động của nhận thức
cá nhân và kinh nghiệm quá khứ để hình thành ý định cùng hành vi phân loại chất thải.
Mục đích của nghiên cứu này là để điều tra các yếu tố chính quyết định sự ảnh hưởng
đến ý định và hành vi cách xử lý rác thải sinh hoạt theo phương pháp phân tích nhân tố
khám phá EFA và dựa vào mơ hình TPB. Kết quả bước đầu cho thấy các yếu tố như thái
độ, định nghĩa xã hội, nhận thức ảnh hưởng đến hành vi thực tế của người dân, và thái
độ ảnh hưởng mạnh đến mức độ phân loại rác thải của cư dân quận 8.
Từ khóa: Áp lực xã hội, hành vi phân loại chất thải, nhận thức, quận 8, tách rác sinh
hoạt.
FACTORS AFFECTING HOUSEHOLD WASTE SEPARATION BEHAVIOUR
OF CITIZEN IN DISTRICT 8, HO CHI MINH CITY
Le Ai Tam1*, Nguyen Thi Hong Nhung1, Ho Huu Loc2
1
Faculty of Biotechnology and Environment, Nguyen Tat Thanh University
2
NTT Institute of Hi-Technology, Nguyen Tat Thanh University
*Corresponding Author:
ABSTRACT

Due to the increasing waste generation over the years, development of household waste
separation programs is an urgent need for addressing this major problem. Although
past studies have tried to explain the waste behavior from social and psychological
motivations, there is little understanding as to the impact of individual moral obligation
and past experience on forming waste separating intention. The aim of this study is to
investigate key determinants influencing household waste separation intention and
behavior by EFA method and the TPB model. The initial results showed that factors
such as attitudes, social definitions, perception affect the actual behavior of the people,
and the attitudes have a strong impact on the level of behavior trash classifying of
district 8 residents.
Keywords: Cognitive, district 8, household waste separation, social pressure, waste
classification behavior.
tăng, theo báo cáo hiện trạng môi trường
(2016) thì tỷ lệ CTR đơ thị phát sinh từ
2011 đến 2015 tăng trung bình 12%. Bên
cạnh đó, cơng tác quản lý CTR bao gồm
thu gom, và xử lý chất thải rắn sinh hoạt

GIỚI THIỆU
Do sự phát triển của đô thị hóa cơng
nghiệp hóa dẫn đến sự gia tăng nhu cầu sử
dụng của người dân đều này đã làm khối
lượng chất thải rắn (CTR) ngày càng gia
7


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (3), 2018

(CTRSH) đã và đang diễn ra theo phương
pháp truyền thống (thu gom rồi chôn lấp).

Điều này làm chậm quá trình phân hủy các
thành phần của rác gây mùi hôi thối và là
nguồn gốc ô nhiễm môi trường, phát sinh
các dịch bệnh. Do nhu cầu giải quyết vấn
đề về quỹ đất ngày càng thu hẹp và lượng
chất thải rắn ngày càng gia tăng thì việc
thu gom và xử lý CTRSH tại nguồn cho
các hộ gia đình cần được cải thiện để đạt
hiệu quả cao trong khi đó những thành
phần này lại chính là nguồn nguyên liệu
dồi dào cho các nhà máy sản xuất phân
comspost, ngồi ra cịn là nguồn nguyên
liệu dồi dào để tạo ra năng lượng và các
sản phẩm khác.
Theo một số bài báo ở Việt Nam đã đánh
giá TP.HCM và Hà Nội đã triển khai thực
hiện thí điểm phân loại chất thải rắn sinh
hoạt tại nguồn. Tuy nhiên, kết quả thực
hiện không được khả thi. Nhiều ý kiến cho
rằng việc triển khai phân loại rác tại nguồn
không được thành cơng vì chưa có tính bền
vững trong chính sách, việc tổ chức thiếu
đồng bộ không phù hợp do chưa có chuẫn
bị kĩ càng trước khi triển khai và yếu tố
gây ảnh hưởng nhất đó là do ý thức về các
vấn đề bảo vệ môi trường của người dân
chưa cao. Người dân vẫn thật sự chưa hiểu
tầm quan trọng và những lợi ích của phân
loại rác tại nguồn mang lại, chính vì đều
đó đã gây rất nhiều khó khăn trong việc

triển khai chính sách của các nhà quản lý
mơi trường. Chính lẽ đó việc phân loại
CTR tại nguồn được xem là hướng đi tất
yếu nếu chúng ta muốn giải quyết triệt để
của các vấn đề môi trường CTR phát sinh
và tận dụng được tài nguyên “rác”, nên
được triển khai kịp thời để giải quyết
những bất cập nêu trên.
Đề tài về phân loại rác không phải là một
đề tài mới như áp dụng mơ hình DPSIR,
mơ hình SWOT và một số mơ hình khác
để đánh giá hiện trạng quản lý CTR ở Việt
Nam hay đánh giá xây dựng các mô hình
phân loại rác tại nguồn nhưng điểm chung
có thể nhận thấy rằng việc sử dụng các mơ
hình trên chỉ dựa trên quan điểm ý chí chủ

quan để đề ra các chính sách chưa thực sự
hiệu quả và phù hợp với thực tế. Việc tìm
hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
thực hiện phân loại rác với hướng tiếp cận
từ quan điểm người dân dựa trên mơ hình
TPB để nắm bắt được những vấn đề quan
trọng nào sẽ ảnh hưởng đến hành vi thực
hiện của người dân và từ những sự khó
khăn thực tế mà người dân nêu ra đề xuất
những giải pháp phù hợp là một hướng đi
mới. Chính vì lý do đó, tác giả đã triển khai
đề tài với mục đích tìm hiểu những ngun
nhân quan trọng nhất gây ảnh hưởng đến

người dân và đề ra những giải quyết phù
hợp và hiệu quả hơn.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Lý thuyết hành vi dự định
Lý thuyết hành vi dự định (TPB) được
Ajzen (1991) xây dựng từ lý thuyết gốc
của lý thuyết hành động hợp lý (TRA).
Theo một số nghiên cứu thực nghiệm ở
Việt Nam và nghiên cứu của Hansen
(2004) đã cho thấy sự phù hợp trong việc
áp dụng mơ hình TPB nhằm tìm hiểu
những tác động đến hành vi và dự đoán ý
định của người dân tốt hơn so với mơ hình
TRA, như đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến
ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu
dùng hay đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện
của cư dân TP.HCM. Dựa trên những
nghiên cứu đó ta có thể thấy ý định là nhân
tố thúc đẩy cơ bản của hành vi và ý định sẽ
bị dẫn dắt bởi ba tiền tố cơ bản là thái độ,
chuẩn chủ quan và nhận thức hành vi.
Thái độ đối với việc phân loại rác: Là
“đánh giá của một cá nhân về kết quả thu
được từ việc thực hiện một hành vi” mức
độ mà người dân đánh giá việc phân loại
rác tại nguồn là có ích hay khơng và thể
hiện ý kiến của người dân về phương thức
quản lý của chính quyền hiện nay ra sao.
Áp lực xã hội: Thể hiện ý kiến, hành vi của

gia đình, bạn bè và đồng nghiệp và những
tác động của xã hội có thể ảnh hưởng đến
hành vi phân loại rác của người dân không.
Nhận thức đối với hành vi: Là những nhận
8


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (3), 2018

định phân loại rác của người dân tác động
đến hành vi ra sao. Các giả thuyết nghiên
cứu gồm:
X: Thái độ của người dân sẽ ảnh hưởng
dương đối với hành vi phân loại rác
Y: Chuẩn chủ quan ảnh hưởng dương đối
với hành vi phân loại rác
Z: Nhận thức những lợi ích ảnh hưởng
dương đến hành vi phân loại rác
Từ 3 giả thuyết này ta có được mơ hình
nghiên cứu sau đây.

định của cá nhân về việc phân loại rác tại
nguồn ra sao và những khó khăn khi thực
hiện hành vi.
Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Mơ hình nghiên cứu đề xuất là mơ hình
được sử dụng dựa trên nền tảng mơ hình
TPB. Trong đó sẽ có 3 nhân tố chính ảnh
hưởng chính đến hành vi thực tế về việc
phân loại rác tại nguồn của người dân là

thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức.
Nghiên cứu này cũng sẽ xem xét những ý

Hình 1. Mơ hình nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ được tiến hành qua 2 giai Nghiên cứu định lượng chính thức: Được
đoạn: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu thực hiện bằng phương pháp định lượng
thông qua khảo sát thực tế bằng bảng hỏi
định lượng, trong đó:
Nghiên cứu định tính sơ bộ: Dựa trên trong 16 phường của quận 8. Thời gian
thang đo sơ bộ, tiến hành hỏi ý kiến thực hiện trong 4 tháng (cuối tháng
chuyên gia để chỉnh sửa và bổ sung các câu 12/2017 đến 4/2018). Số lượng mẫu dự
hỏi cho phù hợp. Sau đó, khảo sát thử 10 kiến là 300 mẫu. Tuy nhiên, số lượng mẫu
người dân nhằm điều chỉnh câu hỏi và từ thu được là 274 mẫu, trong đó có 24 mẫu
ngữ phù hợp hơn. Cuối cùng là chỉnh sửa bị loại vì trả lời thiếu thơng tin và câu trả
hồn thiện bảng hỏi bao gồm 32 biến quan lời không đạt yêu cầu. Mẫu được chọn
sát, sử dụng thang đo Likert năm điểm (1: theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện phi
Hoàn toàn khơng đồng ý đến 5: Hồn tồn xác suất. Thang đo được kiểm định, đánh
đồng ý) được hình thành trước khi thực giá sơ bộ bằng phương pháp EFA,
Cronbach’s Alpha.
hiện khảo sát chính thức.
Bảng 1. Thống kê mơ tả mẫu khảo sát
Thông tin
Tỷ lệ
Thông tin
Tỷ lệ
Nhân viên - Công nhân
14%
Giới tính
Nam
37.6%

Giáo viên
1%
Nữ
62.4%
Kinh doanh
2%
Nội trợ
1%
Độ tuổi
Đang đi học (10 – 22 tuổi)
30%
Lao động tự do
4%
Lao động (23 – 60 tuổi)
66%
Trình độ học vấn
Trên 60 tuổi
4%
Dưới THPT
42%
Cao đẳng – TC nghề
14%
Nghề nghiệp
Học sinh – Sinh viên
30%
Đại học
40%
Buôn bán
29%
Trên đại học

4%
Viên chức – công chức
16%
9


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (3), 2018

Phường 1
Phường 2
Phường 3
Phường 4
Phường 5
Phường 6
Phường 7
Phường 8

Phường
5.6%
11.2%
6.8%
10%
6.4%
7.2%
4.8%
5.2%

Phường 9
Phường 10
Phường 11

Phường 12
Phường 13
Phường 14
Phường 15
Phường 16

4.4%
6.4%
5.2%
4.8%
5.2%
5.6%
5.2%
6%

Alpha α) và hệ số tương quan biến tổng
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
(Item total correlation) dựa vào tiêu chuẩn
Phân tích nhân tố khám phá
Kết quả phân tích nhân tố cho các biến độc đánh giá thang đo theo Nunnally &
lập gồm 25 biến quan sát. Tuy nhiên, rong Burnstein (1994) và Hoàng Trọng (2005);
q trình phân tích Cronbach’s alpha, yếu Nguyễn Đình Thọ (2011) với 0,6 ≤ α ≤
tố thái độ của người dân về PLRTN nhận 0,95 tương quan biến tổng > 0.3 đạt yêu
thức của người dân trong vấn đề PLRTN, cầu. Sử dụng phép trích Principal
ảnh hưởng của xã hội đến hành vi PLRTN. Component, phép quay Varimax ta ra
Kết quả kiểm tra độ tin cậy (Cronbach’s được 3 nhân tố khám phá.
Bảng 2. Kết quả phân tích nhân tố cho các biến độc lập
Rotated Component Matrixa
Biến quan sát
Component

1
2
3
Y6
.773
Y5
.723
Y3
.722
Y4
.703
Y1
.695
Y7
.685
Y2
.641
Z2
.796
Z3
.771
Z1
.759
Z4
.749
Z9
.738
Z8
.609
X1

.829
X2
.798
X3
.777
X4
.739
Cronbach’s alpha
0.845
0.835
0.825
(0.837) với sig = 0.000 và tổng phương sait
rích là 58.916%.
Phân tích ý nghĩa nhân tố
Nhân tố thứ nhất (X), bao gồm 4 biến quan
sát: Sự thích thú trước các hoạt động tuyên

Kế đến, thực hiện phân tích cho nhân tố
hành vi với 5 biến quan sát có Cronbach’s
alpha = 0.825>0.6. Sử dụng phép trích
Principal Component, phép quay
Varimax. Kết quả hệ số KMO đạt yêu cầu
10


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (3), 2018

truyền (X1); việc phân loại về việc cần và sự khó khăn trong q trình thực hiện
thiết (X2); việc phân loại rác là việc của cá hành vi phân loại rác của hành vi phân loại
nhân (X3) và việc phân loại rác là việc rác tại nguồn;

nhàm chán (X4);
Y: Những tác nhân bên ngoài sẽ làm ảnh
Nhân tố thứ hai (Y), bao gồm 7 biến quan hưởng đến hành vi phân loại rác rác tại
sát: Các tác động ảnh hưởng đến hành vi nguồn;
phân loại rác của người dân gồm: Cơ quan, Z: Quan ngại của người dân về mặt thời
trường học (Y1); hoạt động tuyên truyền gian, kinh phí, khơng gian sống và những
của chính quyền địa phương (Y2); phương cảm nhận của người dân về các hoạt động
tiện truyền thông (Y3); người thân bạn bè tuyên truyền tại địa phương;
(Y4); quy định xử phạt của chính quyền Vì vậy, việc áp dụng mơ hình TPB dựa
(X5); trào lưu/phong trào (X6) và sự giám trên các giả thuyết X,Y, Z hồn tồn đúng
sát nhắc nhở của chính quyền (X7);
trong nghiên cứu hành vi phân loại rác của
Nhân tố thứ ba (Z), bao gồm 6 biến quan người dân.
sát: Việc phân loại rác gây tốn nhiều chi Phân tích hồi quy và sự tương quan
phí (Z1); việc phân loại tốn nhiều diện tích Kết quả phân tích hồi quy ta có:
(Z2); việc phân loại tốn nhiều thời gian R2 hiệu chỉnh = 0.677, nghĩa là phần biến
(Z3); việc tham gia các chương trình là thiên của biến phụ thuộc Hành vi được giải
việc tốn thời gian(Z4); việc phân loại rác thích bởi các biến độc lập là 67.7%. Kiểm
là do ý thức người dân (Z9), hoạt động định F với chỉ số sig = 0.000, mơ hình
tun truyền tại địa phương chưa hiệu quả nghiên cứu là phù hợp và có ý nghĩa.
(Z8).
Dựa vào bảng 3 cho thấy cả ba nhân tố
Như vậy, các giả thuyết nghiên cứu được khảo sát đều có mối quan hệ dương với yếu
điều chỉnh sau EFA như sau:
tố hành vi thực tế. Do đó, các giả thuyết
X: Thái độ của người dân về các hoạt động X,Y, Z phù hợp trong nghiên cứu này.
của chính quyền, về hành động thiết thực
Bảng 3. Kết quả phân tích hồi quy – hành vi thực tế Coefficientsa
Model
Unstandardized

Standardized
T
Sig.
Coefficients
Coefficients
B
Std. Error
Beta
(Constant)
-.021
.137
-.155
.877
F_Y
.278
.024
.414
11.501
.000
1
F_Z
.328
.027
.438
12.140
.000
F_X
.335
.022
.547

15.145
.000
đó, UBND quận 8 cần đẩy mạnh hoạt động
tuyên truyền hơn, bên cạnh đó việc tổ chức
các hoạt động tuyên truyền cần được xây
dựng kế hoạch hợp lý nhằm làm tăng sự
thích thú của người dân đến các hoạt động
tuyên truyền và phải gồm việc làm rõ ý
nghĩa và những lợi ích cơng nghệ về sau
khi rác thải được phân loại tại nguồn.
Với nhân tố Y cũng là một nhân tố ảnh
hưởng tích cực đến hành vi phân loại rác
tại nguồn. Nhân tố Y bao gồm các yếu tố:
Các tác động ảnh hưởng đến hành vi phân

Với nhân tố X tác động lớn nhất bao gồm
các ý: Sự thích thú trước các hoạt động
tuyên truyền (X1); việc phân loại về việc
cần thiết (X2); việc phân loại rác là việc
của cá nhân (X3) và việc phân loại rác là
việc nhàm chán (X4) cho thấy rằng: Việc
thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận
động hiện nay ở quận 8 diễn ra tương đối
yếu, vấn đề về phân loại rác tại nguồn vẫn
chưa được chú trọng chính điều này đã làm
ảnh hưởng đến suy nghĩ của người dân
trong vấn đề về phân loại rác. Chính vì lẽ
11



Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (3), 2018

loại rác của người dân gồm: Cơ quan,
trường học (Y1); hoạt động tuyên truyền
của chính quyền địa phương (Y2); phương
tiện truyền thông (Y3); người thân bạn bè
(Y4); quy định xử phạt của chính quyền
(Y5); trào lưu/phong trào (Y6) và sự giám
sát nhắc nhở của chính quyền (Y7) ta nhận
thấy rằng:
Việc triển khai tuyên truyền hoạt động
phân loại rác tại nguồng ở các khu vực làm
việc như cơ quan, trường học cũng như
đẩy mạnh việc tuyên truyền trên các
phương tiện truyền thông như kênh TV,
báo, mạng xã hội cũng được chú trọng.
Bên cạnh đó, trong các hoạt động cộng
đồng cụ thể là hoạt động phân loại rác tại
nguồn ta có thể thấy phần lớn nguời dân
thường có “tâm lý đám đơng” do đó việc
chính quyền địa phương phối hợp với
những người thường gây ảnh hưởng lớn
đến cộng đồng như cha sứ, nhà sư, ca sĩ,...
nhằm làm nổi bật lên ý nghĩa thiết thực của
phân loại rác từ đó đưa việc phân loại rác
gần đến người dân hơn và từ từ hình thói
quen phân loại rác.
Dựa trên nhân tố trên ta có thể thấy việc
giám sát, xử phạt của chính quyền địa
phương cũng tác động đến hành vi phân

loại rác của người dân. Do đó, các nhà
quản lý cần đưa ra những quy định cụ thể
hơn và cần nêu ra rõ trách nhiệm của từng
cá nhân tổ chức liên quan. Bên cạnh đó cần
lập ra tổ chuyên giám sát các hoạt động
PLRTN của người dân và thực hiện xử
phạt đối với các hộ khơng thực hiện. Việc
bắt buộc này có thể sẽ tạo nên thói quen
thực hiện PLRTN đối với các hộ dân.
Qua phân tích cũng cho thấy, biến Z cũng
ảnh hưởng khá lớn đến hành vi phân loại
của người dân. Biến Z bao gồm: Việc phân
loại rác gây tốn nhiều chi phí (Z1); việc
phân loại tốn nhiều diện tích (Z2); việc
phân loại tốn nhiều thời gian (Z3); việc
tham gia các chương trình là việc tốn thời
gian(Z4); việc phân loại rác là do ý thức
người dân (Z9), Hoạt động tuyên truyền tại
địa phương chưa hiệu quả (Z8). Như vậy
có thể thấy được là: Đa số người dân cho

rằng việc phân loại rác sẽ gây tốn quá
nhiều thời gian điều này được giải thích là
do thơng tin và hướng dẫn của chính quyền
về cơng tác phân loại chưa tốt, nên hầu hết
người dân còn lúng túng trong việc phân
loại hay chọn lựa loại đúng để bỏ vào
thùng thích hợp, từ đó gây ra sự phiền hà
nhẹ cho quá trình phân loại và ảnh hưởng
đến hành vi thực hiện phân loại.

Cũng qua đó người dân cho rằng việc phân
loại rác sẽ làm tăng chi phí sinh hoạt và tốn
nhiều diện tích sống của họ, theo một số ý
kiến của người dân thì thơng thường nhà
họ chỉ có 1 thùng rác chiếm khơng nhiều
diện tích tuy nhiên nếu phải phân loại rác
thì họ phải tốn 2-3 thùng rác đều này làm
tốn diện tích nhà ở và họ phải chi ra
khoảng tiền cho việc mua thùng rác. Bên
cạnh đó, mỗi tháng họ phải chi trả cho 3
cuộn bịch nilon đựng rác giá dao động
khoảng 27.000-30.000 đồng/bịch vậy nếu
khi áp dụng phân loại rác thì chi phí này sẽ
tăng hơn. Tuy chi phí tăng thêm khơng
nhiều nhưng đây cũng là trở ngại lớn trong
q trình phân loại rác của người dân.
Cuối cùng, theo người dân cho thấy họ
cảm thấy việc tham gia hoạt động tuyên
truyền và cảm nhận của họ về các hoạt
động đó chưa hiệu quả đây điều này giải
thích cơng tác thực hiện tuyên truyền của
địa phương còn rất yếu kém và chưa được
đầu tư kỹ lưỡng.
Từ các yếu tố trên có thể thấy phải phát
triển chính sách theo định hướng rõ ràng:
Thứ nhất, việc triển khai lồng ghép việc
giảng dạy và các hoạt động ngoại khóa về
phân loại rác tại nguồn ở các khu vực
trường học. Ngoài ra, triển khai phân loại
rác tại nguồn theo UBND các quận huyện

cần triển khai kế hoạch phân loại chất thải
rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành
phố giai đoạn 2017 – 2020 theo lộ trình,
chọn điểm và mở rộng phạm vi thực hiện,
đảm bảo kết nối với hệ thống thu gom, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.
Đồng thời, tập trung triển khai thực hiện
đối với các trung tâm thương mại, siêu thị,
chợ, nhà hàng, trường học, cơ quan, bệnh
12


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (3), 2018

Thứ ba, theo các chính sách đã đề ra như
Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13
và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày
24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất
thải và phế liệu các chính sách trên vẫn
chưa mang tính bắt buộc, cụ thể và các quy
định về xử phạt về phân loại rác tại nguồn
vẫn chưa được giám sát và xử lý chặt chẽ.
Do đó, các nhà quản lý cần đưa ra những
quy định cụ thể hơn và cần nêu rõ trách
nhiệm của từng cá nhân tổ chức liên quan.
Bên cạnh đó cần lập ra tổ chuyên giám sát
các hoạt động phân loại rác tại nguồn của
người dân và thực hiện xử phạt đối với các
hộ không thực hiện. Việc bắt buộc này có
thể sẽ tạo nên thói quen thực hiện phân loại

rác tại nguồn đối với các hộ dân.

viện, chung cư và các khu dân cư. Những
điều này nhằm giúp học sinh và người dân
gần gũi và hiểu hơn về lợi ích cũng như
hướng dẫn thực hiện phân loại rác.
Thứ hai, thay vì dựa trên các mơ hình triển
khai thực hiện chương trình cung cấp miễn
phí túi đựng rác, thùng rác, tờ rơi tuyên
truyền, đến người dân thường những
khoản này dựa trên sự hỗ trợ của Nhà
nước, tuy nhiên việc triển khai này chỉ
nhằm giúp tạo dựng thói quen phân loại
rác chứ khơng mang tính chất lâu dài.
Chính quyền có thể sử dụng việc “trao đổi”
chẳng hạn như người dân sẽ trao đổi rác tái
chế để đổi lấy túi đựng rác, đây là biện
pháp nhằm làm giảm chi phí hỗ trợ và làm
tăng tính lâu dài trong quá trình triển khai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
AJZEN, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational behavior and human
decision processes. 50(2): 179-211.
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (2016). Báo cáo hiện trạng môi trường quốc
gia 2016 - chuyên đề môi trường đô thị. Hà Nội.
GIANG, L. T. (2012). Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn có phân loại tại nguồn
và xây dựng mơ hình thu gom hợp lý cho đơ thị loại 1. Trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội.
HÀ NGỌC THẮNG. (2017). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của
người tiêu dùng Việt Nam. Tạp chí khoa học ĐHQG Hà Nội Kinh tế và Kinh doanh.

32.
HÀ NGỌC THẮNG VÀ NGUYỄN THÀNH ĐỘ (2016). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam: Nghiên cứu mở rộng
thuyết hành vi có hoạch định. Tạp chí khoa học ĐHQG Hà Nội Kinh tế và Kinh
doanh. tập 32 21-22.
HANSEN, T., MØLLER JENSEN, J., & STUBBE SOLGAARD,H., (2004). Predicting
online grocery buying intention: A comparison of the theory of reasoned action
and the theory of planned behavior. International journal of information
management. 24: 539-550.
NGUYỄN TIẾN DŨNG, PHẠM NGỌC TRÂM ANH VÀ PHẠM TIẾN MINH.
(2015). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện của cư
dân TP.HCM. Tạp chí Phát triển Khoa học & Kỹ thuật. 18.
THANH, B. P. P. VÀ N. T. Á. LINH (2016). Nghiên cứu đề xuất mơ hình phân loại
chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cho các hộ gia đình ở phường Hiệp An. Tạp chí
Khoa học TDMU, số 3 (28) – 2016.
TRẦN THỊ LAM PHƯƠNG VÀ PHẠM NGỌC THÚY (2011). Yếu tố tác động ý định
chia sẻ tri thức của bác sĩ trong bênh viện. Tạp chí Phát triển Khoa học & Kỹ
thuật. 14.

13


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (3), 2018

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN SINH KHỐI TẢO CHLORELLA
VULGARIS ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NUÔI TÔM
Nguyễn Thị Mỹ Linh1, Nguyễn Trọng Nhân1, Lương Quang Tưởng1,
Nguyễn Thị Hồng Nhung1, Lê Thị Ánh Hồng2, Trần Thành1*
1
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

2
Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Hàn lâm và Khoa học Việt Nam
*Tác giả liên lạc:
(Ngày nhận bài: 10/7/2018; Ngày duyệt đăng: 15/9/2018)
TÓM TẮT
Ứng dụng tảo cho xử lý môi trường đang là một lựa chọn cho sản xuất thủy sản bền
vững, đặc biệt là trong xử lý nước thải nuôi tôm. Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả
năng phát triển sinh khối, các điều kiện ảnh hưởng và khả năng xử lý ô nhiễm của tảo
Chlorella Vulgaris trên nguồn nước thải sau nuôi bằng thực nghiệm trên mơ hình ni
cơng suất 120L (Mẻ/chu kỳ). Kết quả ban đầu cho thấy ở nông độ 10% tảo ban đầu cho
vào sinh khối tảo đạt 1.13883±0.01893 g/l ngày thứ 15, ngắn nhất ở 15% ngày thứ 9
đạt 1.10667±0.02363 g/l và điều kiện chiếu sáng nhân tạo (đèn LED) thích hợp cho sinh
trưởng của tảo C.vulgaris là ở ánh sáng đỏ với cường độ chiếu sáng là 120 µmol/m2/s
(6400 lux). Kết quả thử nghiệm xử lý nước thải nuôi tôm sau 10 ngày cho thấy hiệu quả
xử lý TP đạt 95.24%, COD giảm còn 78 mg/L (hiệu quả xử lý 84,64%), hiệu quả xử lý
NH4, NO3 và NO2 lần lượt là 91,31%, 81,56% và 82,97%.
Từ khóa: Tảo, tảo Chlorella vulgaris, nước thải, xử lý nước thải nuôi tôm.
EVALUATION OF CHLORELLA VULGARIS ALGAE BIOMASS
UTILIZATION CAPABILITY IN SHRIMP WASTEWATER
TREATMENT CAPACITY
1
Nguyen Thi My Linh , Nguyen Trong Nhan1, Luong Quang Tuong1,
Nguyen Thi Hong Nhung1, Le Thi Anh Hong2, Tran Thanh1*
1
Nguyen Tat Thanh University
2
Institute of Tropical Biology, Vietnam Academy of Science and Technology
*Corresponding Author:
ABSTRACT
Application of algae technology for environmental treatment is a widely option for

sustainable aquaculture production, especially in the treatment of shrimp wastewater.
This study aims to assess the biomass development as well as influencing factors, and
the ability to nutrients handle in shrimp wastewater of Chlorella Vulgaris in an
experimental model of 120 L capacity. Initial results showed that 10% of algae initially
gave algae biomass at 1.13883 ± 0.01893 g/L on day 15.The sample 15% was shortest
on day 9 at 1.10667 ± 0.02363 g/L and the light conditions (LED) matched the growth
of C vulgaris is red, brightness at 120 μmol /m2/s (6400 lux). Initial results showed that
10% of algae initially gave algae biomass at 1.13883 ± 0.01893 g/l on 15th day, the
sample 15% was shortest on day 9 at 1.10667 ± 0.02363 g/l and the light conditions
(LED) matched the growth of C. Vulgaris is red, brightness at 120 μmol/m2/s (6400 lux).
The results of treatment after 10 days showed that treatment efficiency on total Photpho
was 95.24%, remain COD was 78 mg/L (treatment efficiency 84.64%), the efficiency of
treatment on NH4+, NO3-, and NO2- were 91.31%, 81.56%, and 82.97%, respectively.
Keywords: Algae, Chlorella Vulgaris, wastewater, shrimp waste water treatment.
14


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (3), 2018

năng suất sinh khối cao và dễ nuôi trồng,
đặc biệt có thể thích nghi và phát triển tốt
trong môi trường nước thải. Một số đề tài
nghiên cứu sử dụng Chlorella để xử lý
nước thải từ hầm ủ Biogas và những cơng
trình ni Chlorella để thu sinh khối với
kỹ thuật ni đơn giản và ít tốn kém đã
được thực hiện rất thành cơng. Mặc dù đã
có một số nghiên cứu về xử lý nước thải có
hàm lượng các chất hữu cơ cao đặt biệt là
nước thải nuôi tôm nước lợ và nước biển

nhưng nhìn chung vẫn cịn hạn chế, chưa
mang tính bao quát, chưa được sự quan
tâm đúng mức của các cấp chính quyền
nên nước thải vẫn đang ảnh hưởng đến môi
trường và dân sinh vùng lân cận.
Như vậy, để góp phần thúc đẩy thế mạnh
của tảo Chlorella trong xử lý nước thải
thủy sản. Đề tài “Nghiên cứu phát triển
sinh khối tảo Chlorella Vulgaris ứng dụng
trong xử lý nước thải nuôi tôm” được thực
hiện thử nghiệm đánh giá khả năng phát
triển sinh khối và khả năng xử lý ô nhiễm
của tảo Chlorella Vulgaris trên nguồn
nước thải sau nuôi tôm với mong muốn cải
thiện môi trường, giảm ô nhiễm nguồn
nước và phát triển nuôi trồng thủy sản bền
vững hơn.

GIỚI THIỆU
Hiện nay, nghề nuôi tôm ở Việt Nam đang
trên đà phát triển rất mạnh mẽ. Năm 2003,
lần đầu tiên kim nghạch xuất khẩu tôm
vượt quá mức 1 tỷ USD đã nâng cao đời
sống cho rất nhiều hộ dân trong vùng. Tuy
mang lại giá trị kinh tế cao nhưng ngành
thủy sản nuôi tơm đang phải đối phó với
những vấn đề mơi trường và dịch bệnh.
Nước thải được thải ra môi trường không
đúng quy cách, khơng xử lý và tích tụ lâu
ngày sẽ là một gánh nặng to lớn với môi

trường, tạo điều kiện phát sinh các mầm
bệnh, vi sinh vật gây bệnh và người nuôi
phải sử dụng một lượng lớn kháng sinh.
Năm 2010, Nhật đã cảnh báo 28/678 lô
hàng tôm nhập vào Nhật có mức kháng
sinh Quinolone vượt mức cho phép. Do
đó, để đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn
xuất khẩu, nguồn nước thải ni trồng
thủy sản có chứa nhiều thành phần dinh
dưởng thừa phải được xử lý triệt để trước
khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Xử lí nước thải ni tơm với phương pháp
sinh học, đặc biệt ứng dụng các vi thực vật
như tảo đang là phương pháp được đánh
giá cao với ưu điểm thân thiện môi trường
mà vẫn xử lý hiệu quả các chất ô nhiễm
dinh dưỡng thông thường với các thiết bị
ni khá đơn giản và chi phí vận hành rất
thấp, nước thải ra sẽ hoàn toàn đạt tiêu
chuẩn cho phép. Đặc biệt, sinh khối thu
được sau xử lý là nguồn thức ăn giàu dinh
dưỡng cho tơm, cá.
Trong nhóm vi tảo lục thì tảo Chlorella
Vulgaris có tiềm năng xử lý nước thải cơng
nghiệp rất lớn vì tốc độ sinh trưởng cao,

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
Vi tảo được chọn trong nghiên cưu này là

giống vi tảo chlorella vulgaris từ Viện
nghiên cứu ni trồng thủy sản II,
TP.HCM.

Hình 1. Vị trí lấy mẫu nước thải ni tơm và mơ hình thực nghiệm xử lý (A) Mơ hình
thực nghiệm nuôi tảo; (B) Địa điểm lấy mẫu nước thải nuôi tôm thử nghiệm
15


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (3), 2018

thổi khí (5) gắn với đường bơm oxy (7) nối
dài xun qua nắp (nắp bình để giảm sự
thốt khí CO2) bình lên đi vào đường ống
nệp (8) đến đầu chia (6) mắc vào máy bơm
oxy. Xung quanh bình nuôi được lắp đèn
led để đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho
tảo hấp thu. Dây điện từ đèn led được đi
vào nệp và nối đến bộ điều khiển (4) và
đèn led được điều khiển bằng bộ nguồn với
5 công tắc điều khiển đóng mở.

Nguồn nước thải ni tơm được lấy từ ao
ni tơm của anh Nguyễn Hồi Nam,
đường Bà Xán, ấp Trần Hưng Đạo, xã Tam
Thới Hiệp, huyện Cần Giờ. Địa điểm thí
nghiệm thực hiện tại phịng thí nghiệm vi
sinh và công nghệ môi trường – Viện Kỹ
thuật Công nghệ cao NTT.
Các thí nghiệm được vận hành trên mơ

hình ni với mơ tả chi tiết chính như sau:
Bình nhựa 5L (1), máy bơm (2) đầu và ống
Tiến trình và phương pháp nghiên cứu

.
Hình 2. Sơ đồ tiến trình nghiên cứu
Các thí nghiệm được thiết kế giống nhau vulgaris sau 15 ngày. Cấy 5%, 10%, 15%
ban đầu gồm các nghiệm thức được tiến tảo giống chlorella vulgaris (5% = 200ml
hành ni trong 3 bình PE 5L có chứa tảo giống đạt pha ổn định).
4000 ml môi trường cơ bản (Kun) đã được Thí nghiệm 2 khảo sát ảnh hưởng chế độ
hấp khử trùng ở 1 atm (121oC) trong 30 chiếu ánh sáng led tới khả năng tăng sinh
phút. Sau 15 ngày nuôi cấy tiến hành thu khối của tảo chlorella vulgaris. Lượng cấy
hoạch tảo bằng phương pháp sấy và đánh ban đầu lấy tối ưu từ thí nghiệm 1 tảo
giá sinh khối tảo bằng phương pháp định giống nuôi trong các điều kiện chiếu ánh
lượng khối lượng. Thí nghiệm được duy trì sáng led khác nhau: đơn màu đỏ, trắng, đỏ
trong điều kiện nhiệt độ phòng: 25 – 30oC; - trắng.
pH = 6 – 8; chiếu sáng bằng hệ thống đèn Đánh giá sơ bộ khả năng xử lý nước thải
sao cho cường độ ánh sáng tại bề mặt dung nuôi tôm bằng đánh giá các chỉ tiêu cơ bản
dịch là 120 µmol/m2/s (tương đương trong nước đầu vào và đầu ra theo QCVN
64000 lux), chiếu sáng liên tục 24/24. Các 02-19:2014/BNNPTNT bao gồm pH,
COD. Ngồi ra cịn đánh giá thêm chỉ tiêu
nghiệm thức luôn tiến hành lặp lại 3 lần.
Thí nghiệm 1 mục tiêu khảo sát ảnh hưởng NH4, NO3 và NO2 vốn là các chất có ảnh
của nồng độ tảo nuôi cấy ban đầu lên khả hưởng quan trong đến chất lượng nước
năng phát triển sinh khối tảo chlorella trong thời gian nuôi.
16


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (3), 2018


Thống kê và phân tích số liệu
Các số liệu được nhập và xử lý số liệu bằng
Excel, sau đó dùng phương pháp kiểm
định phân tích phương sai (ANOVA).

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Ảnh hưởng của nồng độ ban đầu lên sự
phát triển sinh khối của tảo Chlorella
vulgaris

Hình 3. Sinh khối tảo phát triển theo 3 nồng độ: 5%, 10%, 15% trong điều kiện ánh
sáng đỏ
Kết quả thí nghiệm như hình 3 cho thấy trưởng tương đối 0.83 g/l; 5% khối lượng
đối với ánh sáng đỏ, từng nồng độ ban đầu tăng lên 0.72 g/l tốc độ tăng khá chậm mặc
(NĐBĐ) cho vào khối lượng của tảo đều dù ngày 6 khoảng cách khối lượng tăng
tăng dần theo thời gian. Tuy nhiên, ở ba gần ở 10%. Bước qua ngày thứ 12 có sự
nồng độ sinh khối tảo phát triển khác nhau khác biệt rõ rệt, 15% khối lượng tảo có
ở NĐBĐ 15% tăng liên tục đến ngày thứ 9 chiều giảm xuống 0.9667 g/l, tốc độ tăng
đạt đỉnh cho sinh khối cao nhất. Trong khi trưởng -0.135 day-3 nhưng vẫn tăng trở lại
đó ở hai nồng độ cịn lại vẫn tăng và đạt ngày 15 (1.10667 ± 0.03512 g/l); tăng
đỉnh ở ngày 15. Trong 9 ngày đầu tảo cho mạnh vượt lên 1.13883±0.01893 g/l ở
vào ở giai đoạn trưởng thành khả năng nồng độ 10% cao hơn so với 15%; cịn lại
thích nghi cao tăng nhanh về khối lượng 5% vẫn tăng đều đến ngày 15 đạt
1.10667±0.02363 g/l (ở 15%); 10% tăng 0.82667±0.03329 g/l.

Hình 4. Sinh khối tảo phát triển theo 3 nồng độ: 5%, 10%, 15% trong điều kiện ánh
sáng trắng
17



Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (3), 2018

Kết quả ở 3 nồng độ nuôi trong điều kiện
ánh sáng đỏ cho thấy để thu sinh khối tối
ưu nhất ở nông độ 10% là cao nhất
1.13883±0.01893 g/l, tuy nhiên phải mất
đến 15 ngày nuôi cấy trong khi đó cho sinh
khơi 1.10667±0.02363 g/l ở nồng độ 15%
chỉ mất 9 ngày.
Tương tự, so sánh ở ba nồng độ đối với ánh
sáng trắng cho thấy sự cách biệt khá rõ
NĐBĐ là 15% với hai nồng độ còn lại. Tốc
độ tăng trưởng trung bình 0.2272 day-3 đến
ngày 9 đạt đỉnh 1.10667±0.02309 g/l, sau
đó giảm dần 1.045± 0.0835g/l ngày 12 và
1.0633±0.0775 g/l ngày 15. Khác hẳn,

nồng độ 10% sinh khối tảo tăng liên tục
đến ngày 15 và đạt 1.0667 ±0.0592 g/l cao
hơn so với 15%. Ở nồng độ thấp nhất 5%
ngày thứ ba tăng khá nhanh 0.45167
±0.0454 g/l gần ngang bằng với 10%
(0.465±0.0606) sau đó tăng chậm dần
khoảng cách sinh khối giữa 2 nồng độ rõ
hơn, đạt cao nhât ngày 15 là
0.78833±0.0333 g/l.
Từ kết quả cho thấy ở ánh sáng trắng nồng
độ 15% cho sinh khối tối ưu nhất và trong
gian ngắn nhất đạt được tối ưu 1.10667±0.02309 g/l rơi vào ngày 9.


Hình 5. Sinh khối tảo phát triển theo 3 nồng độ: 5%, 10%, 15% trong điều kiện ánh
sáng hai màu trắng – đỏ
Cuối cùng ánh sáng trắng – đỏ ở 3 nồng đang ở giai đoạn trưởng thành, đồng thời
độ, 15% vẫn cho sinh khối cao nhất ở ngày do khả năng thích nghi của tảo C.Vulgaris
9: 0.9867±0.0375 g/l, sau đó giảm dần tốt, tốc độ sinh trưởng nhanh. So sánh với
xuống 0.8417±0.0508 g/l. Nồng độ 10% 3 nồng độ cho thấy ở nồng độ ban đầu 15%
tăng khá nhanh ngày thứ 6 và 9 kéo giảm đạt sinh khối cao nhất và cho sinh khối tối
khoảng cách so với 15% (0.052 và 0.37 ưu ở thời gian ngăn nhất vào ngày thứ 9.
g/l) và đạt đỉnh ngày 15 (0.96167±0.0425). Ảnh hưởng của loại ánh sáng lên sự
Còn 5% tăng khá ổn định có chiều cong đi phát triển sinh khối của tảo Chlorella
lên và ổn định từ ngày 12 (0.7817± vulgaris
0.0782) đến ngày 15 (0.795±0.0133 g/l) Kết quả thí nghiệm 2 cho thấy để nuôi
tăng không đáng kể. Tối ưu vẫn ở NĐBĐ nhân tạo tảo C.vulgaris tuy nhiên cần khắc
là 15%, tuy nhiên ngang 10% vẫn cho sinh phục hiện tượng mật độ tảo quá lớn ảnh
khối gần ngang vào ngày thứ 9 (-0.37 g/l hưởng khả năng đâm xuyên của ánh sáng.
Khả năng đâm xuyên của ánh sáng phụ
so với 15%).
Nhìn chung, sinh khối tảo tăng dần theo thuộc vào độ dài bước sóng ánh sáng. Theo
chiều tăng dần của nồng độ ni cấy ban đó, thí nghiệm 3 được thiết kế sử dụng ánh
đầu. điều này đúng với quy luật và kết quả sáng đèn LED (được cho rằng tiết kiệm
thí nghiệm phù hợp với nhiều nhận định điện năng hơn so với đèn huỳnh quang) tại
của các tác giả khác. Trong ngày đầu tảo cường độ 120 µmol/m2/s (tương ứng 6400
vào giai đoạn thích nghi, giai đoạn này lux tại mặt nước) với các khoảng bước
tương đối ngắn do tảo đưa vào mơi trường sóng khác nhau.
18


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (3), 2018

Hình 6. Sinh khối tảo phát triển theo từng loại ánh sáng màu: trắng, đỏ, trắng – đỏ

Trong loại ánh sáng khác nhau cho thấy Đánh giá khả năng xử lý nước thải nuôi
sinh khối tảo phát triển tốt cho sinh khối tôm của tảo Chlorella vulgaris
cao ở ánh sáng đỏ >>ánh sáng trắng>> ánh Nguyên nhân chỉ lựa chọn thí nghiệm đến
sáng trắng-đỏ. Ánh sáng trắng tăng liên tục 10 ngày, ta dựa vào pha sinh trưởng theo
trong 15 ngày với tốc độ tăng trưởng trung đồ thị , đến ngày thứ 10 mật độ tảo có dấu
bình 0.1483 day-3, khơi lượng cao nhất đạt hiệu giảm (đến pha suy vong) phải dừng
đỉnh 1.0667 ± 0.0592 g/l. Ánh sáng đỏ là thí nghiệm, để tránh hiện tượng tảo chết
cao nhất khối lượng đạt 1.1383 ± 0.0189 gây ô nhiễm lại môi trường khảo sát.
g/l vào ngày thứ 15. Thấp nhất là ánh sáng Qua thí nghiệm cho thấy tảo phát triển tốt
trắng-đỏ ngày 9 cho khối lượng là 0.9497 trong nước thải nuôi tôm và hấp thu lượng
± 0.1455 g/l và ngày 15 là 0.96167 ± dinh dưỡng tốt nhất vào năm ngày đầu
tiên, pH luôn giữ ở mức ổn định từ 7,2 –
0.0425 g/l.
Mặc khác so sánh với cả 3 nồng độ ở từng 7,5. Với nguồn dinh dưỡng dồi dào nên tảo
ánh sáng có bước sóng khác nhau cho thấy phát triển mạnh mẽ làm hàm lượng COD
ánh sáng đỏ vẫn cao nhất đến ánh sáng và TP giảm nhanh chóng. TP tối ưu nhất
trắng, thấp nhất là trắng-đỏ. Trong các dải giảm từ 26.52mg/L xuống còn 1.26mg/L,
đơn sắc, ánh sáng đỏ tốt nhất cho sự phát COD giảm từ 508 mg/L xuống 78 mg/L. Ở
triển của tảo C.vulgaris. Điều này cũng những ngày cuối, hàm lượng chất dinh
phù hợp với nhiều kết quả nghiên cứu dưỡng hạn chế nên mật độ tảo tăng không
trước đó trên các nhóm tảo tương tự (Saha đáng kể (pha ổn định). TKN trung bình
và cs, 2013 trên Haematococcus pluvialis; giảm từ 8 mg/L xuống còn 3 mg/L, TP
Wang và cs, 2007 trên Spirulina platensis; giảm từ 3 mg/L xuống còn 1 mg/L. Hiệu
Matthijs,
1996
trên
Chlorella suất xử lý TP của mơ hình đạt được hơn
95,24% và COD đạt được hơn 84,64%.
pyrenoidosa).


Hình 7. So sánh kết quả của nghiên cứu với nghiên cứu của Trần Chấn Bắc
19


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (3), 2018

hiệu quả xử lý photpho cao hơn so với
công bố nêu trên.
TN và TP là hai chất quan trọng cho sự
tăng trưởng và sự trao đổi chất của các tế
bào Tảo. Nước thải vẫn còn chứa các hợp
chất vô cơ như nitrat, amoni, photphat dẫn
đến hiện tượng phú dưỡng ở hồ gây nở hoa
tảo độc hại.

So với nghiên cứu của Trần Chấn Bắc
(2013) về nghiên cứu sử dụng nước thải ao
nuôi thủy sản để nuôi Chlorella kết luận
rằng tảo phát triển tốt trong nước thải ao
cá tra và hấp thu lượng dinh dưỡng tốt nhất
cũng vào trong ba đến năm ngày đầu (với
hiệu suất hấp thu cao nhất TP đạt 88,66%).
Như vậy, thí nghiệm nghiên cứu, đã có

Hình 8. Kết quả xử lý Nitơ của tảo Chlorella vulgaris trong 10 ngày
Trong mơi trường nước, Nitrogen hịa tan với tốc độ tăng trưởng trung bình 0.1483
thường tồn tại dưới dạng amoni tổng số day-3, khôi lượng cao nhất đạt đỉnh 1.0667
(NH4+ và NH3), nitrat (NO3-), nitrit (NO2). ± 0.0592 g/l. Ánh sáng đỏ là cao nhất khối
Trong đó hai dạng NH3 và NO2- thường lượng đạt 1.1383 ± 0.0189 g/l vào ngày thứ
gây hại cho sinh vật. Hai dạng còn lại được 15 với cường độ sáng là 120 µmol/m2/s

thực vật và phiêu sinh thực vật sống trong (6400 lux). Thấp nhất là ánh sáng trắng-đỏ
nước hấp thu (Joseph et al (1993)), tảo hấp ngày 9 cho khối lượng là 0.9497 ± 0.1455
thu NH4+ và NO3- để tổng hợp sinh khối và g/l và ngày 15 là 0.96167 ± 0.0425 g/l. Tảo
tạo năng lượng. Kết quả thí nghiệm cho Chlorela Vugaris sinh trưởng trong nước
thấy hiệu suất xử lý của NO3 là 81,56%, thải tốt, hiệu quả xử lý Nito bởi tảo: NO3
là 81,56%, NH4 là 91,31%, NO2 là
NH4+ là 91,31%, NO2 là 82,97%.
82,97%. TP tối ưu nhất giảm từ 26.52mg/L
xuống cịn 1.26mg/L,COD giảm từ 508
KẾT LUẬN
Trên mơ hình thực tế, khảo sát sự ảnh mg/L xuống còn 78 mg/L. Hiệu suất xử lý
hưởng của nồng độ tảo ban đầu và loại ánh TP của mơ hình đạt được hơn 95,24% và
sáng màu đến sự tăng sinh khối của tảo COD đạt được hơn 84,64%. Mặc dù
Chlorella vulgaris trên mơ hình thử nghiên cứu cần qua nhiều bước nữa, nhưng
nghiệm cho kết quả sinh khối cao nhất ở những lợi ích mà cơng nghệ vi tảo - tảo
ánh sáng đỏ, sau đó đến ánh sáng trắng và Chlorela Vugaris mang lại cho môi trường
ánh sáng trắng-đỏ cho kết quả thấp nhất. và nông nghiêp là rất hứa hẹn.
Ánh sáng trắng tăng liên tục trong 15 ngày
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BẮC, T. C. (2013). Nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật nuôi sinh khối tảo Chlorella sp. sử
dụng nước thải từ ao ni cá tra. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 28:
157-162.
CÔNG, P. T., T. Đ. DŨNG, Đ. T. T. TRÚC, N. Đ. HOÀNG, AND M. T. TRÚC (2012).
Chất lượng nước và bùn thải từ ao nuôi cá tra và ảnh hưởng đến môi trường sản
20


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (3), 2018

xuất nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Nơng nghiệp và Phát triển

Nơng nghiệp. số 1: trang 68-72.
DUNG, N. T. P., AND N. N. HOA (2012). Các rào cản kỹ thuật thương mại khi xuất
khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Nhật. Tạp chí Khoa học. 215-223.
DƯƠNG, T. T. (2004). Tiêu thụ tôm của Việt Nam. Tạp chí Thủy Sản 2. 8-9.
ĐƠN, P. Đ. (2014). Ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản ở Đồng
bằng Sơng Cửu Long. Tạp chí mơi trường 6.
THÀNH, D. T. (2012). Mơ hình xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp bằng tảo
Tetraselmis và nhuyễn thể 2 mảnh võ quy mô pilot. Trường Đại học Bách khoa, Sở
Khoa học và Công nghệ.
AGH, N., AND P. SORGELOOS (2005). Handbook of protocols and guidelines for
culture and enrichment of live food for use in larviculture. Urmia-Iran: Ediciones
Artemia & Aquatic Animals Research Center. 60.
LIU, Z.-Y., G.-C. WANG, AND B.-C. ZHOU (2008). Effect of iron on growth and lipid
accumulation in Chlorella vulgaris. Bioresource technology. 99: 4717-4722.
MATTHIJS HCP, BALKE H, VAN HES UM, KROON BMA, AND B. R. MUR LR
(1996). Application of light-emitting in algal culture (chlorella pyrenoidosa).
Biotechnol Bioeng 50. 98-107.
SAHA, S. K., E. MCHUGH, J. HAYES, S. MOANE, D. WALSH, AND P. MURRAY
(2013). Effect of various stress-regulatory factors on biomass and lipid production
in microalga Haematococcus pluvialis. Bioresource technology. 128: 118-124.
WANG CY, AND L. C. FU CC (2007). Effects of using light-emitting diodes on the
cultivation of Spirulina platensis. Biochem Eng J 27. 21-25.

21


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (3), 2018

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHIỄM PHÈN TRONG NƯỚC NGẦM
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12, TP.HCM

1
Lê Đức Anh , Lương Quang Tưởng1, Hồ Hữu Lộc2, Trần Thành2*
1
Khoa Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
2
Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
*Tác giả liên lạc:
(Ngày nhận bài: 20/8/2018; Ngày duyệt đăng: 15/9/2018)
TÓM TẮT
Nước ngầm từ rất lâu đời đã là một trong những nguồn cung cấp nước chủ yếu cho tất
cả các hoạt động sinh hoạt của con người từ thời xa xưa và cho đến nay vẫn đạt được
mức tín dụng cao trong việc sử dụng. Nhưng hiện giờ chất lượng nguồn nước ngầm
đang có những biến đổi theo chiều hướng xấu dần về mặt chất lượng và về mặt số lượng
gây nguy hại rất nhiều đến sức khỏe của người dân khi sử dụng. Nghiên cứu này được
triển khai với mục đích khảo sát hiện trạng sử dụng nước giếng và chất lượng nước
ngầm hiện tại. 100 phiếu khảo sát và 33 mẫu nước ngầm đã được lấy trên 11 phường
để đánh giá tình hình chất lượng nước hiện tại trên khu vực quận 12, TP.HCM. Kết quả
ban đầu cho thấy đa số người dân vẫn sử dụng nước ngầm làm nguồn sinh hoạt chính,
hầu như đều khơng hoặc rất ít sử dụng nước thủy cục mặc dù chất lượng nước ngầm
đang cho thấy suy giảm nghiêm trọng đặc biệt là pH nằm ở mức dưới 5 (có tính axít),
độ cứng trung bình trên 500 mg CaCO3/l, hàm lượng sắt và nhơm thì vượt gấp nhiều
lần so với quy chuẩn cho phép, ở nồng độ trung bình lần lượt là 0,95 và 8,08 mg/l.
Từ khóa: Nước ngầm, phèn, chất lượng nước, quận 12.
ASSESSMENT OF THE ALUM IN GROUNDWATER
IN DISTRICT 12, HO CHI MINH CITY
1
Le Duc Anh , Luong Quang Tuong1, Ho Huu Loc2, Tran Thanh2*
1
Faculty of Biotechnology and Environment, Nguyen Tat Thanh University
2

NTT Institute of Hi-Technology, Nguyen Tat Thanh University
*Corresponding Author:
ABSTRACT
Groundwater has been one of the main sources of water for human activity since ancient
times and has reached a high level of demand for use. However, the quality of
groundwater nowadays is changing in the downward tendency of quality and quantity
that causing a great harm to the health of local people. This study aims to investigate
the current state of usage and groundwater quality, especially an alum pollution issue.
100 survey questionnaires and 33 samples of groundwater were collected in 11 wards
to assess the current water quality in district 12, Ho Chi Minh city. Initial results show
that most people still use groundwater as their primary source of subsistence, with
almost no or very little use of tap water which were completely supplied to local. Besides
that, groundwater quality is showing a severe decline, especially pH is smaller than 5
(acid), the average hardness more than 500 mg CaCO3/l, iron, and aluminum outweigh
of standard many times, with the average concentration is 0,95 và 8,08 mg/l,
respectively.
Keywords: Groundwater, quality of groundwater, district 12, alum in groundwater.

22


Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 4 (3), 2018

cư sống tại địa bàn ấp Thanh Phước, xã
Thanh Điền bị ung thư vì sử dụng nguồn
nước ngầm khơng đạt chuẩn trong sinh
hoạt. Và đặc biệt điển hình hơn là về việc
sử dụng nước nhiễm phèn là ở khu vực
Xóm Đào (thuộc xã Hải Thọ, huyện Hải
Lăng, tỉnh Quảng Trị) phải chấp nhận ăn

uống, tắm rửa bằng nguồn nước nhiễm
phèn trầm trọng và tự rước vào mình cả
chục thứ bệnh... Chính vì sử dụng nguồn
nước khơng đảm bảo nên tại đây đã có
hàng chục trường hợp mắc các bệnh như
da liễu, sỏi thận, thậm chí đã có 6 người
qua đời vì mắc chứng ung thư.
Chính vì thế đề tài “Đánh giá chất lượng
nước ngầm trên địa bàn quận 12,
TP.HCM” được tiến hành với mục tiêu
phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng
nước dưới đất.

GIỚI THIỆU
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn
nhất ở Việt Nam với dân số hiện tại (2018)
khoảng 8,611 triệu người và đang gia tăng
nhanh chóng do di cư nội địa và tăng
trưởng tự nhiên. Thành phố Hồ Chí Minh
gồm có 24 quận/huyện và quận 12 là quận
nội thành, có vị trí nằm ở phía tây Bắc của
Thành phố Hồ Chí Minh, có diện tích là
52,78 km2, mật độ dân số là 8,559
người/km2. Ở tình hình hiện tại, nhu cầu
kinh tế, nhu cầu việc làm ngày càng tăng
và người dân vùng thôn quê theo xu thế đổ
bộ vào thành phố Hồ Chí Minh sinh sống
để có cơ hội tìm việc làm tốt hơn, kết hợp
với việc quận 12 đang có những tiến triển
về mặt nên tình hình dân sinh của quận 12

đang gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại và
kéo theo sau đó là những tác động có liên
quan đến mơi trường.
Các khu vực vùng ven ở TP.HCM con số
sử dụng nước ngầm từ 50% trở lên và đặc
biệt là ở khu vực quận 12, con số đó lên
đến 90%. Cho thấy rằng nguồn nước sử
dụng chính trong tất cả các hoạt động của
người dân ở quận 12 là nguồn nước ngầm.
Theo kết quả giám sát 8 tháng đầu năm
2016 của Trung tâm Y tế dự phịng
TP.HCM mới cơng bố, các mẫu nước
giếng hộ dân tự khai thác hầu như có độ
pH thấp, tỷ lệ mẫu không đạt là 41,62%
(82/197 mẫu không đạt). Các điểm khơng
đạt tại quận 12, Gị Vấp, Tân Bình, Tân
Phú, Hóc Mơn. Một số điểm khơng đạt
hàm lượng sắt tổng số (2,03%) tại quận 12,
Hóc Mơn.
Vấn đề đáng báo động hiện giờ là việc sử
dụng, tiếp xúc trực tiếp nguồn nước này
vào bên trong cơ thể con người có nguy cơ
gây nên những hậu quả, ảnh hưởng tức
thời hoặc tích lũy qua thời gian gây ra
những hệ lụy khơn lường. Với mức phơi
nhiễm nhẹ thì có thể gây ra một số bệnh lý
cấp tính nhưng càng về sau các triệu chứng
diễn ra ngày càng nặng là một trong những
nguyên nhân dẫn đến bệnh mãn tính hoặc
ung thư. Điển hình như theo báo cáo mới

nhất vào năm 2018 việc hàng chục hộ dân

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Lấy mẫu nước giếng và thực hiện khảo
sát
Đề tài khảo sát tổng cộng 100 phiếu phân
bố đều cho 11 phường tồn quận 12 ở hình
1 bao gồm các phường: Thạnh Lộc (TL),
An Phú Đông (APD), Thạnh Xuân (TX),
Thới An (TA), Hiệp Thành (HT), Tân
Thới Hiệp (TTH), Đông Hưng Thuận
(DHT), Tân Chánh Hiệp (TCH), Tân Thới
Nhất (TTN), Tân Hưng Thuận (THT),
Trung Mỹ Tây (TMT).
Phiếu đánh giá về hiện trạng sử dụng nước
và các ý kiến quan điểm của người dân về
chất lượng nước đang sử dụng được triển
khai bằng phương pháp phỏng vấn trực
tiếp cùng lúc với thời điểm lấy mẫu (tháng
06/2018).
Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu
Phương pháp lấy mẫu thực hiện theo
TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006),
thực hiện lấy mẫu tại 11 phường trên địa
bàn quận 12 (mỗi phường 3 điểm) tổng
cộng là 33 mẫu/đợt, mẫu được lấy để đánh
giá sự thay đổi về chất lượng nước và sẽ
được tiến hành lấy vào đầu mỗi tháng
trong vòng 3 tháng (tháng 6, 7, 8). Các
điểm lấy mẫu sẽ được xây dựng sơ bộ

23


×