Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.94 KB, 10 trang )

Lớp TCMN k33B
Trương Thị Đài Trang
Trần Thị Dung
Nguyễn Thị Nguyệt
Đoàn Thị Minh Nguyệt
Nguyễn Thị Lệ
Vũ Thị Loan
Tống Thị Hằng
Dương Thị Anh
Bài Làm
Câu 1:
Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc
a. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất
Đại đoàn hết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một chiến lược cách mạng và trở
thành khẩu hiệu của toàn Đảng, toàn dân tộc. Nó biến thành sức mạnh vật chất, trở thành
lực lượng vật chất có tổ chức. Tổ chức đó chính là Mặt trận dân tộc thống nhất.
Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước. Tùy theo
từng thời kỳ, căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng, cương lĩnh và điều lệ của Mặt
trận dân tộc thống nhất có những nét khác nhau và tên gọi của Mặt trận dân tộc thống
nhất cũng khác nhau:
+ Hội phản đế đồng minh (1930),
+ Mặt trận Dân chủ (1936),
+ Mặt trận nhân dân phản đế (1939),
+ Mặt trận Việt Minh (1941),
+ Mặt trận Liên Việt (1946),
+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955 đến 1976),
+ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960).
Song chỉ là sự phấn đấu vì mục tiêu là độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và hạnh phúc
của nhân dân.
b. Một số nguyên tắc cơ bản về xây dụng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất
- Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công - nông -


trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của dân
tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.
- Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo
đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững.
- Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thật sự, chân
thành, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
* Mối quan hệ:
Mục tiêu chung của khối đại đoàn kết hiện nay là: “xây dựng một nước Việt Nam
hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”. Mục tiêu đó phản ánh lợi ích, nguyện vọng chung của toàn thể dân tộc
Việt Nam, đồng thời cũng thể hiện sự thừa nhận và tôn trọng mục tiêu riêng, lợi ích riêng
của các giai cấp, các tầng lớp, các thành phần kinh tế và nói chung là của mọi người dân.
Mục tiêu chung là phải làm cho nước mạnh lên, và muốn nước mạnh thì phải làm cho dân
giàu, nghĩa là ai cũng có quyền được làm giàu một cách chính đáng bằng trí tuệ và năng
lực của mình; đó là mục tiêu riêng. Nhưng làm giàu cho đất nước và làm giàu cho bản
thân và gia đình mình không phải lúc nào cũng tương hợp với nhau, vả lại, giàu có không
thể thực hiện đồng đều ngay một lúc. Bởi những người có khả năng, điều kiện sẽ giàu lên
trước. Cho nên, “Kết hợp hài hòa các lợi ích” là một điều kiện để phát huy sức mạnh
ĐĐKDT trong tình hình mới.
Câu 2:
Ảnh 1: Sức mạnh của khối đại đoàn kết
Mít tinh cuộc Tổng khởi nghĩa ở Quảng trường Ba Đình
Tổng kết lịch sử đấu tranh lâu dài của dân tộc, ngày 3-3-1951, phát biểu tại Đại hội toàn
quốc Mặt trận thống nhất Việt Minh - Liên Việt, Hồ Chủ tịch nêu ra một khẩu hiệu nổi
tiếng và trở thành chân lý của thời đại:
"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết;
Thành công, thành công, đại thành công”.
Ảnh 2:
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Ảnh 3: Đoàn kết là sức mạnh
Dưới ngọn cờ tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc của MTDTGPMNVN, nhiều phong
trào yêu nước đã nổ ra liên tiếp trên khắp các tỉnh thành miền Nam cách đây 50 năm
Ảnh 4:
Dinh độc lập ngày 30-4-1975
Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc toàn thắng vào trưa ngày 30-4-1975 là kết quả của cả
chặng đường dài chiến đấu đầy gian khổ, ác liệt, hy sinh của quân và dân ta, biểu thị của
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh vĩ đại. Cuộc chiến đấu bền bỉ và anh dũng của toàn Đảng, toàn quân và toàn
dân ta trên cả hai miền Nam Bắc là biểu hiện sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách
mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh; biểu thị ý chí, nghị lực, sức mạnh quật
cường của cả dân tộc đồng lòng vì nghĩa lớn: “Không có gì quý hơn độc lập tự do!” Đại
thắng mùa xuân năm 1975 là sức mạnh dân tộc kết hợp chặt chẽ với thời đại, thể hiện trí
thông minh và sự sáng tạo của nghệ thuật quân sự cách mạng Việt Nam trong cuộc chiến
tranh bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh 5:
Quảng trường Ba Đình, ngày 2-9-1945
68 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2-9: Sức mạnh của khối Đại đoàn kết
toàn dân tộc
*) Những câu chuyện của Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc:
Chuyện thứ 1: BÁC ĐỒNG CAM CỘNG KHỔ VỚI NHÂN DÂN
Mùa hè nắng chang chang, trời oi ả, Bác vẫn đi bách bộ ra tận đình Hội đồng (Hội đồng
Chính phủ hay họp ở ngôi đình cổ này) cách ba, bốn trăm mét. Lúc đi bách bộ Bác
thường nhận xét các cây bên đường, rễ cây đa này cho bắt xuống đâu, cành cây hoa giấy
nọ nên cho ngả về phía nào. Mồ hôi ra ướt áo, Bác bảo: Mình đi chơi mà còn đẫm mồ hôi
như thế thì các chiến sĩ pháo binh ngoài trận địa, các công nhân mỏ than trong lò còn mệt
biết bao, phải lo nước giải khát cho các chú ấy.
Trời nóng bức quá tôi đi bên cạnh quạt cho Bác. Lúc đầu vì chưa chuẩn bị nên mang quạt
lông chim, Bác phê bình nhẹ nhàng: Chú làm như ở trong triều. Tôi vội cất đi. Khi Bác đi

qua bụi cọ tôi nghĩ ra cách: ta cắt mảnh lá cọ làm quạt chắc Bác vừa ý. Quạt lá cọ có cái
tiện là nếu đầu tua rách thì cắt bớt đi. Ngày hôm sau tôi đã có quạt lá cọ đi phe phẩy bên
cạnh Bác. Quả nhiên đi bách bộ xong Bác bảo để quạt lại cho Bác. Về sau ở trong cơ
quan xuất hiện rất nhiều quạt lá cọ. Bác sợ lạc mất quạt của Bác nên Bác châm thuốc lá
vào quạt làm dấu. Bác cũng dùng quạt giấy nhưng quạt giấy có nhược điểm là lúc mới có
mùi hôi khó chịu, lúc cũ hay gẫy nan. Theo ý Bác tôi đã phải làm nẹp băng dính mấy nan
gẫy rồi nhưng Bác không chịu cho thay cái mới.
Buổi chiều trước lúc làm việc Bác ăn nhẹ bát con cháo sữa hay cháo ngô non, hoặc có lúc
một cốc con mật ong. Bác làm việc rất tập trung. Muốn tiếp cận Bác phải đánh tiếng
trước nếu không Bác giật mình. Năm giờ chiều Bác đi sang nhà ăn, về trên gác nhà sàn
Bác lại đi bách bộ theo hành lang hai chục vòng rồi mới vào buồng nghỉ đọc báo và xoa
bóp trước lúc ngủ.
Bác ăn thanh đạm và vẫn giữ khẩu vị quê hương Nghệ An: dưa, cà, cá quả kho đường
khô và chắc. Mỗi tuần Bác nhịn ăn chiều thứ năm. Không ai hỏi Bác tại sao nhưng anh
em đoán Bác muốn đồng cam cộng khổ với nhân dân lao động đang sống khó khăn.
Bữa sáng Bác ăn cháo hoặc phở. Buổi trưa Bác ăn hai miệng bát cơm với dưa và vài quả
cà để cùng vào một chiếc đĩa con, một đĩa thịt nhỏ xào và một bát canh chua. Khi dọn
mâm mời Bác thường phải để thêm một bát con thừa. Vào ăn Bác dự liệu nếu ăn không
hết thì Bác san bát canh sang bát con ấy để về sau người khác còn dùng được. Ăn xong tự
Bác xếp lại đĩa to, đĩa con, bát to, bát con để gọn trong mâm, đậy lồng bàn lại. Đồng chí
phục vụ chỉ còn việc bê cả mâm đi. Bữa cơm chiều cũng tương tự như bữa cơm trưa.
Bác sống ở châu Âu nhiều năm cũng biết uống rượu vang; rượu trắng. Nhưng từ khi bị
bệnh Bác bỏ không uống. Có hôm nhìn chai nước trắng đun sôi để nguội ở tủ đầu giường,
Bác nói đùa: đó là chai vốtka.
Chuyện thứ 2: BÁC BẮT NHỊP BÀI CA KẾT ĐOÀN
Bác đứng lên bục và giơ cao đũa chỉ huy dàn nhạc. Bài ca Kết đoàn vang lên hùng
tráng hơn, mạnh mẽ hơn trong tay của Người - Nhạc trưởng Hồ Chí Minh
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III tại Hà Nội tháng 8.1960. Chào mừng thành công Đại
hội, Thành đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh nô nức chuẩn bị các hoạt động văn
hóa, thể thao. Đặc biệt, Nhà hát Giao hưởng- Hợp xướng Việt Nam được phân công

chuẩn bị một chương trình ca nhạc đặc sắc. Nhà hát đã có 114 nhạc công với đầy đủ các
bộ: hơi, gõ, dây còn Hợp xướng thì có chưa đầy trăm ca sỹ diễn viên chuyên nghiệp.
Dàn Đại hợp xướng cần 1.200 diễn viên. Thành đoàn đã huy động lực lượng tham gia là
những đoàn viên, thanh niên trong các trường đại học, học sinh lớp 10 của các trường
phổ thông và đoàn viên trong các cơ quan Nhà nước. Đại hợp xướng chia thành nhiều bè,
mỗi bè từ 200 diễn viên trở lên, đó là các bè basse (giọng nam trầm), bè baryon (giọng
nam trung), bè tenor (giọng nam cao), bè alto (giọng nữ trầm), bè soprano (giọng nữ cao
hay còn là giọng kim). Tối đến, các sân trường rộn rã tiếng tập hát. Tôi được phân vào bè
basse do nhạc sỹ Phan Thanh Nam hướng dẫn.
Các bài hát được chính thức trình diễn trong đêm nhạc hội gồm: Chào mừng đảng Lao
động Việt Nam của nhạc sỹ Đỗ Minh; bài Ca ngợi Hồ Chủ Tịch của nhạc sỹ Lưu Hữu
Phước, lời của Lưu Hữu Phước và Nguyễn Đình Thi; bài Cờ Tháng Tám của nhạc sỹ
Phan Thanh Nam Kết thúc là bài ca Kết đoàn – ca khúc nổi tiếng thời bấy giờ mà mọi
người dân Việt Nam đều thuộc.
Người chỉ huy Đại hợp xướng là nhạc sỹ Nguyễn Hữu Hiếu, Trưởng đoàn Đoàn ca nhạc
Đài Tiếng nói Việt Nam. Sân khấu được bố trí tại vườn Bách Thảo, nhìn ra mặt hồ nhỏ,
có mấy con thiên nga trắng muốt (của Liên Xô tặng) đang bơi lội. Phía tay phải là núi
Nùng, thường gọi là Nùng Sơn, biểu tượng non sông của Thăng Long – Đông Đô - Hà
Nội: Núi Nùng, Sông Nhĩ. Phía sau là đường Hoàng Hoa Thám, chạy từ Phủ Thủ tướng
lên trên Bưởi- nơi có sân vận động Quần Ngựa – đã long trọng đón tiếp Bác và T.Ư Đảng
về Thủ đô ngày 1.1.1955.
Những đêm trước, chúng tôi được tập dượt nhiều lần, nhất là vào giai đoạn ráp hai phần
ca và nhạc lại với nhau. Người vất vả nhất là Nguyễn Hữu Hiếu. Làm thế nào để 1.314
con tim sẽ cùng hòa một nhịp và các bài ca sẽ được hát đúng tông, đúng nhịp? Tôi còn
nhớ nhạc trưởng Nguyễn Hữu Hiếu có lần cho tạm ngưng tập bài hát giữa chừng và đã
chỉ đúng vào vị trí một giọng hát sai.
Đêm 3.9.1960.
Trời Hà Nội vào thu, hàng ngàn người dân Hà Nội tề tựu đông vui trong vườn Bách
Thảo. Các sân khấu nhỏ ngoài trời rộn rã tiếng đàn, tiếng hát. Các sàn đấu thể thao cũng
náo nức lạ thường.

Dàn Đại hợp xướng trang phục gọn gàng: nam, quần tây xanh, áo sơmi trắng dài tay; nữ,
áo dài, quần trắng. Các nhạc công khoác áo gilet và thắt nơ đen. Màu trắng của dàn Đại
hợp xướng nổi bật giữa thảm cỏ xanh trong bầu trời đêm Thăng Long tráng lệ. Khuôn
mặt ai ai cũng ngời niềm vui khôn tả. Không khí Đại nhạc hội như lắng lại, khi từ đầu
phía Phủ Chủ tịch xuất hiện một đoàn người, đi đầu là một cụ già râu tóc bạc phơ nền nã
trong bộ đồ bà ba lụa nâu, chân đi dép lốp cao su Bình Trị Thiên. Đó chính là Bác Hồ, vị
cha già của dân tộc. Tiếp theo sau là các vị: Mukhiđinốp, đại biểu Đảng Cộng sản Liên
Xô; Lý Phú Xuân, đại diện Đảng Cộng sản Trung Quốc; Francoise Biou, Đảng Cộng sản
Pháp; Đanghê, Đảng Cộng sản Ấn Độ và còn rất nhiều các vị khác đại diện cho các
Đảng Cộng sản và công nhân thế giới tới dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III của Đảng
Lao động Việt Nam.
Bước đi khoan thai của Bác dừng lại trước sân khấu lớn- nơi Dàn Đại hợp xướng đang
chờ đợi giây phút trang nghiêm bắt đầu. Hơn 1.000 trái tim như muốn ngừng đập. Có
người đã bật khóc khi nhìn thấy Bác.
Khi Đoàn đại biểu dừng lại. Các nhạc công đứng lên nhường ghế. Bác khoát tay từ chối.
Và trong một phút hết sức bất ngờ, Bác ngồi xuống bãi cỏ. Các đại biểu đều làm theo.
Những bài ca hùng tráng bắt đầu cất lên. Chúng tôi, những thanh niên Hà Nội được dịp
hát cho Bác nghe đã hát như muốn vỡ tung lồng ngực, hát như chưa bao giờ được hát một
cách say sưa đến thế. Chúng tôi đã cất tiếng hát từ trái tim tuổi trẻ. Nhạc trưởng Nguyễn
Hữu Hiếu hào hứng chỉ huy đến nỗi đũa nhạc gãy làm đôi, phải thay cái khác. Những
người dự hội vây quanh sân khấu vòng trong, vòng ngoài.
Khi câu cuối bài ca Kết đoàn kết thúc, Bác nhanh nhẹn đứng lên và đi đến bục chỉ huy.
Bác ra hiệu. Hiểu ý, nhạc trưởng Nguyễn Hữu Hiếu trân trọng trao chiếc gậy chỉ huy cho
Bác. Bác đứng lên bục và giơ cao đũa nhạc. Bài ca Kết đoàn lại vang lên hùng tráng hơn,
mạnh mẽ hơn trong tay của Người - Nhạc trưởng Hồ Chí Minh.
Kết đoàn chúng ta là sức mạnh
Nghệ sỹ nhiếp ảnh Lâm Hồng Long đã kịp ghi lại khoảng khắc lịch sử ấy. Bức ảnh Bác
bắt nhịp bài ca Kết đoàn là tác phẩm để lại cho đời sau.
Chuyyện thứ 3: QUYẾT GIÀNH CHO ĐƯỢC ĐỘC LẠP
Khoảng tháng 5-1945, Bác Hồ từ Pác Bó về Tân Trào (Tuyên Quang) - căn cứ địa của

cách mạng cả nước để cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân ta chuẩn bị khởi nghĩa
giành chính quyền.
Ở Tân Trào, các đồng chí địa phương đã làm cho Bác một căn lán khá xinh xắn, náu kín
trong khu rừng nứa ở sườn đồi. Lán chia làm hai gian nhỏ, một bên là nơi Bác nằm nghỉ,
một bên vừa là chỗ làm việc, vừa là chỗ để tiếp khách.
Đồng chí Võ Nguyên Giáp lúc ấy được sống và làm việc gần Bác. Lần nào đến đồng chí
cũng thấy Bác cặm cụi với công việc. Mọi giấy tờ, chỉ thị, Bác đều tự tay đánh máy và
đánh số cẩn thận, rõ ràng.
Cao trào kháng Nhật, cứu nước lúc bấy giờ đã cuồn cuộn từ Bắc chí Nam. Ngay ở Hà
Nội, thợ thuyền, học sinh, các giới trí thức, người buôn bán đều tham gia rất đông vào
công cuộc kháng Nhật. Toàn thể nhân dân đang hướng về Việt Minh, trông chờ một cuộc
chuyển biến lớn. Khí thế khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng hừng hực khắp nơi.
Trung ương đã quyết định tích cực chuẩn bị cho cuộc họp toàn quốc của Đảng và quốc
dân đại hội đại biểu ở Tân Trào.
Nắm vững thời cơ cách mạng, Bác đã giục chuẩn bị hai cuộc họp trên từ tháng 7-1945 vì
Bác bảo tình hình đã khẩn trương lắm. Bác còn dặn: "Có thể còn thiếu một số đại biểu
nào đó chưa về kịp cũng họp, nếu không thì không kịp với tình hình chung".
Giữa lúc công việc cách mạng bề bộn như vậy, Bác bỗng bị mệt, mấy hôm liền bị sốt,
song Bác vẫn gượng làm việc. Lúc nào bị sốt cao, không ăn được, Bác mới chịu đi nằm.
Có hôm sốt cao quá Bác bị mê sảng. Lúc nào tỉnh, Bác lại bàn công việc, nói về tình
hình, dặn cán bộ phải khẩn trương chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Bác bảo: "Lúc này thời cơ
thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải
kiên quyết giành cho được độc lập".
Ý chí và quyết tâm của Bác đã trở thành ý chí và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta,
trở thành nguồn sức mạnh to lớn có ý nghĩa quyết định đưa đến thắng lợi của Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 lịch sử.

×