Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần Hạ Long Simexco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.36 KB, 59 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Quản trị nhân lực là một chức năng quan trọng hàng đầu trong công tác quản trị
kinh doanh tại các doanh nghiệp. Vì nhân tố nhân lực quyết định sự tồn tại, phát triển,
hưng thịnh hay thất bại của doanh nghiệp. Nhất là trong cơ chế thị trường, môi trường
cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc mọi doanh nghiệp phải củng cố nguồn nhân lực,
phải vận động, phát huy tính sáng tạo trong sản xuất, tìm nguồn nguyên liệu và quan
trọng nhất là mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp. Việc quản trị
nhân lực tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo ra năng suất lao động cao, và nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh của mình.
Do đó, việc nghiên cứu hoạt động quản trị để từ đó có những giải pháp nhằm sử
dụng hợp lý nguồn nhân lực được coi là xương sống của toàn bộ hệ thống giải pháp
trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết hợp sự lựa chọn của bản thân, dựa trên lĩnh vực chuyên môn đã được học tập
và qua đợt thực tập tại Công ty Hạ Long Simexco – Hải Phòng, tôi xin chọn đề tài
nghiên cứu: ”Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty CP Hạ Long
Simexco ”- cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Với mong muốn thông qua việc nghiên cứu hoạt động quản trị của Công ty để từ
đó có những nhận xét, đề xuất các giải pháp thích hợp về việc sử dụng nguồn nhân
lực một cách hiệu quả nhất, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty
ngày càng phát triển.
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng, chức năng, công tác quản trị nhân lực tại
Công ty, từ đó đề xuất ra các giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện công tác quản trị
nhân lực trong doanh nghiệp.
Đề tài nghiên cứu chuyên sâu công tác quản trị nhân lực của Công ty từ khi thành
lập đến nay và đưa ra các biện pháp thúc đẩy công tác quản trị và phát triển nguồn
nhân lực của Công ty đến năm 2010.
1
Đề tài này sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu khảo sát, điều tra và trực tiếp
phỏng vấn, tiếp xúc, gặp gỡ với đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty nhằm
nắm được tình trạng thực tế cũng như đưa ra những giải pháp mang tính khả thi nhất
có thể áp dụng vào thực tế.


Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh hệ thống các thông
tin thực tế, kết hợp các phương pháp nghiên cứu để làm tăng tính chính xác và tính
thuyết phục.
Kết hợp với phương pháp phân tích, tra cứu qua tài liệu, tạp chí, sách báo chuyên
nghành cùng các báo cáo phản ánh thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty, để
từ đó đưa ra hướng đề xuất sao cho có hiệu quả nhất.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo về kết cấu luận văn
được chia làm 3 chương:
Chương I: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP dịch vụ và xuất nhập
khẩu Hạ Long (CP Hạ Long Simexco)
Chương II: Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại công ty CP dịch vụ và xuất
nhập khẩu Hạ Long (CP Hạ Long Simexco)
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công
ty CP dịch vụ và xuất nhập khẩu Hạ Long (CP Hạ Long Simexco)
2
CHƯƠNG I
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CP DỊCH VỤ VÀ
XUẤT NHẬP KHẨU HẠ LONG (HẠ LONG SIMEXCO).
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1. Vài nét về Công ty CP Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Hạ Long
a. Thông tin chung về công ty CP Dịch vụ & Xuất nhập khẩu Hạ Long
Tên công ty: CÔNG TY CP DỊCH VỤ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HẠ LONG
Tên tiếng Anh: HALONG SERVICE AND IMPORT EXPORT JOINT STOCK
COMPANY
Tên giao dịch: HALONG SIMEXCO
Mã số thuế:02.001.08.071
Số tài khoản:321.10.00.0006797
Ngân hàng: Đầu tư và phát triển Việt nam chi nhánh Hải phòng
Địa chỉ : 409 Lê lai - Ngô Quyền - Hải phòng.
Điện thoại : ( 84-31) 3836440

Fax. : (84-31)3827167
E-mail : ,
b. Lịch sử hình thành công ty:
Nằm trong chương trình sắp xếp lại các doanh nghiệp của Xí nghiệp Liên hợp Thuỷ
sản Hạ Long (tiền thân của Tổng công ty Thuỷ Sản Hạ long), ngày 11/10/1997, Hạ
long Simexco được thành lập trên cơ sở sáp nhập của một số đơn vị của Xí nghiệp
Liên hợp mà nòng cốt là Trung tâm Xuất nhập khẩu Hạ Long. Tài sản cố định chỉ có
hai khu nhà làm việc 2 tầng tróc lở, một cửa hàng dịch vụ xuống cấp đến mức báo
động, một phòng kinh doanh nhỏ, một căng tin dột nát, được gom lại từ các đơn vị
3
sáp nhập: Trung tâm Xuất nhập khẩu Hạ Long, Cửa hàng Điện tử Hạ Long, Cửa hàng
Dịch vụ tổng hợp Hạ Long, Căng tin Hạ Long và Phòng Kinh doanh tổng hợp của Xí
nghiệp Liên hợp lúc bấy giờ. Tổng số vốn bàn giao ban đầu (bao gồm cả vốn cố định
và lưu động) chỉ có trên 1 tỷ đồng, trong đó treo lơ lửng 250 triệu nợ khó đòi của các
đơn vị sáp nhập. Công ty đi vào hoạt động với 70 người, trong đó đã có hơn 10 người
thuộc diện nghỉ tự túc chờ việc do tồn đọng từ các đơn vị gặp khó khăn trong kinh
doanh trước khi sáp nhập.
Nhiệm vụ chính của Công ty lúc bấy giờ là tổ chức kinh doanh xuất khẩu tổng
hợp.Vào thời điểm đó, chính sách về xuất nhập khẩu có nhiều thay đổi và được áp
dụng rộng rãi cho các đối tượng nên trong lĩnh vực này, Công ty mất dần lợi thế. Do
chưa quen với nhịp điệu cạnh tranh, hoạt động của Công ty gặp phải nhiều khó khăn.
Song chính sự khắc nghiệt đó đã buộc Công ty phải nỗ lực vận động để tồn tại và tìm
hướng thoát ra.
Và ngay từ cái thuở ban đầu ấy, Công ty đã xác định vẫn phải duy trì hoạt động,
“lấy ngắn nuôi dài” để phát triển sản xuất kinh doanh. Công ty bắt đầu xây dựng mối
quan hệ với các đối tác nước ngoài và bắt tay vào sản xuất thuỷ sản xuất khẩu. Lĩnh
vực sản xuất còn mới mẻ đối với cán bộ công nhân viên của Công ty, mặt khác lại
chưa có cơ sở vật chất để tổ chức sản xuất, vì vậy Công ty phải thuê cơ sở của nhà
máy chế biến đông lạnh để gia công hàng xuất khẩu. Và thành quả ban đầu của những
lỗ lực ấy là một vài lô hàng bạch tuộc nhỏ lẻ của Công ty được xuất sang thị trường

Nhật Bản. Từ những lô hàng đầu tiên ấy, Công ty đã dần tạo được uy tín, có mối quan
hệ tốt với với khách hàng, do vậy sản lượng, giá trị xuất khẩu thuỷ sản của công ty
ngày càng tăng. Sau hơn một năm thành lập, Công ty bắt đầu làm ăn có lãi, doanh thu
năm 1998 đạt gần 76 tỷ đồng trong đó lãi hơn 200 triệu đồng - một con số tuy còn ít
ỏi nhưng rất đáng ghi nhận tại thời điểm đó.
Năm 2004, trước chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước của
Chính phủ, ban lãnh đạo công ty đã nhận thấy đây là cơ hội tốt cho sự phát triển của
4
doanh nghiệp. Các hoạt động chuẩn bị cho cổ phần hoá được tiến hành khẩn trương,
cuối năm 2005 cơ bản hoàn thành. Ngày 1/6/2006 công ty CP Dịch vụ & Xuất nhập
khẩu Hạ Long chính thức được thành lập trên cơ sở chuyển đổi hình thức sở hữu từ
doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần của công ty Dịch vụ & XNK Hạ long.
Sau khi cổ phần hoá, công ty tập trung vào xắp xếp và củng cố lại cơ cấu tổ
chức, tinh giảm đội ngũ gián tiếp, tập trung tối đa cho sản xuất, thắt chặt mối quan hệ
với người lao động, củng cố mối quan hệ với các đối tác hiện có, tích cực tìm kiếm
các đối tác mới, chủ động mở rộng hợp tác kinh doanh. Hiện nay, công ty đang c ó 02
xưởng chế biến thuỷ sản và 02 xưởng sản xuất bánh nhân thuỷ sản xuất khẩu. Công ty
có 850 cán bộ công nhân viên có trình độ kỹ thuật cao, nhiệt tình, luôn luôn gắn bó
với sự ổn định và phát triển của công ty.
Các sản phẩm chế biến của công ty bao gồm: Bánh nhân thuỷ sản, bạch tuộc cắt
miếng, bạch tuộc sashimi, cá Hồi, tôm, mực, cá đông lạnh các loại..., chủ yếu xuất
khẩu sang thị trường Nhật bản, Hàn quốc, Trung quốc, thị trường EU với kim ngạch
xuất khẩu gần chục triệu USD mỗi năm, ngoài ra công ty còn sản xuất một số sản
phẩm thuỷ sản chế biến khác phục vụ cho thị trường trong nước.
Công ty CP Dịch vụ & Xuất nhập khẩu Hạ Long là một doanh nghiệp có kinh
nghiệp trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, hợp tác quốc tế. Được quản lý
theo hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000, các xưởng chế biến đều được quản lý theo
hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP, riêng xưởng chế biến 2 của
công ty là một trong số ít các cơ sở chế biến thuỷ sản trong cả nước được cấp CODE
EU, đủ tiêu chuẩn để cung cấp các sản phẩm chế biến sang thị trường EU.

c. Ngành nghề kinh doanh:
Công ty CP Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Hạ Long với tên giao dịch là HALONG
SERVICE AND IMPORT EXPORT COMPANY, viết tắt là “HALONG SIMEXCO”,
là 1 doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ ngày 11/10/1997 theo Quyết định số
512QĐ/TCCB-LĐ của Bộ Thuỷ Sản.
5
Nay chuyển thành công ty CP Dịch vụ & XNK Hạ long là doanh nghiệp nhà nước
cổ phần, vốn nhà nước chiếm 29%, thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập, tổ chức
hoạt động kinh doanh theo đăng ký kinh doanh số 0203002311 do Sở kế hoạch đầu tư
thành phố Hải phòng cấp ngày 24/5/2006, bao gồm các nghành nghề kinh doanh:
1Kinh doanh nội thương, ngoại thương
2Sửa chữa và dịch vụ điện tử
3Kinh doanh, thu mua, chế biến hàng nông lâm thuỷ sản, công nghệ thực phẩm
và thực phẩm để xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
4Kinh doanh máy móc thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng, nguyên phụ liệu sản
xuất, phương tiện vận tải, sản phẩm hoá chất (trừ hoá chất độc mạnh, chất
phóng xạ) và cao su .
5Khai thác và dịch vụ thuỷ sản.
6Kinh doanh phá dỡ tàu cũ và sắt thép phế liệu.
7In ấn nhác mãn và bao bì cũ hàng hoá.
8Lắp ráp điện tử và đồ điện gia dụng.
Các sản phẩm chế biến của công ty: Bánh nhân thuỷ sản, bạch tuộc đông lạnh, tôm,
cá đông lạnh, được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,
EU… với doanh số hàng chục triệu USD mỗi năm.
Với mục tiêu “Vì sự ổn định và liên tục phát triển”, HALONG SIMEXCO đặc biệt
chú trọng tới việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tìm kiếm đối tác trong lĩnh vực
đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, coi đây là định hướng mang tính chiến lược cho
sự phát triển lâu dài của Công ty, nhất là lĩnh vực chế biến xuất khẩu thuỷ sản và thực
phẩm đông lạnh xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Bắc Á.
6

HALONG SIMEXCO là doanh nghiệp có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế, cùng hệ thống quản lý theo ISO 9001:2000,
dây chuyền thiết bị hiện đại, quan hệ bạn hàng trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi.
2. Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty CP Dịch vụ và Xuất nhập khẩu Hạ Long
2.1. Đại hội cổ đông
Cổ đông là chủ sở hữu của doanh nghiệp. Đại hội cổ đông có quyền quyết định mọi
vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
2.2. Hội đồng quản trị
Thay mặt cho đại hội cổ đông quyết định các vấn đề của doanh nghiệp.
2.3. Ban Tổng Giám đốc Công ty:
- Ban Tổng Giám Đốc Công ty có nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh
của Doanh nghiệp , ban Tổng Giám Đốc làm việc theo chế độ 1 thủ trưởng - Tổng
Giám Đốc là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của công ty, chịu trách nhiệm chỉ huy
toàn bộ bộ máy quản lý, uỷ quyền cho các Phó Giám đốc và chỉ đạo các bộ phận
nghiệp vụ như Phòng Kế hoạch nghiệp vụ, Phòng Kế toán, Phòng Kỹ thuật, Phòng
Kiểm tra Chất lượng Sản phẩm, Phòng Tổ chức Hành chính.
2.3.1. Tổng Giám đốc Công ty:
- Phụ trách công tác Đảng
- Phụ trách và chịu trách nhiệm chung toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty.
- Trực tiếp chỉ đạo công tác tài chính, tổ chức cán bộ, hợp tác liên doanh đầu tư với
nước ngoài và các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.3.2. Phó Tổng Giám đốc thứ nhất
7
- Phụ trách công tác công đoàn
- Giúp Tổng Giám đốc điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong
Công ty theo kế hoạch ngắn hạn và dài hạn.
- Trực tiếp điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị theo kế hoạch đã
được Tổng Giám đốc phê duyệt.
- Phụ trách hoạt động hợp tác quốc tế của công ty

- Trực tiếp phụ trách phòng Kế hoạch thị trường, phòng Tổ chức hành chính, phòng
quản lý chất lượng và công nghê.
2.3.3. Phó Tổng Giám đốc thứ hai:
- Phụ trách công tác đoàn thanh niên
- Trực tiếp phụ trách phòng Vật tư nguyên liệu, phòng kỹ thuật cơ điện lạnh, Cửa
hàng Bán & Giới thiệu sản phẩm.
- Phụ trách thị trường nội địa.
Các phòng ban chức năng chịu sự quản lý trực tiếp từ ban Giám đốc, làm tham mưu
cho ban Giám đốc điều hành quản lý Công ty.
2.4. Hệ thống các phòng ban:
2.4.1. Phòng Tổ chức hành chính:
- Tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty về công tác quy hoạch cán bộ, đào tạo,
tuyển dụng và bố trí nhân sự đáp ứng yêu cầu sản xuất và kinh doanh của Công ty.
- Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc xây dựng quy chế trả lương, định mức lao
động, ký hợp đồng lao động các loại theo đề nghị của các đơn vị trong Công ty.
- Tổ chức thực hiện công tác hành chính trong Công ty theo yêu cầu của Ban Giám
đốc và nhu cầu hoạt động của Công ty.
2.4.2. Phòng Kế toán Thống kê tài chính:
8
- Tham mưu cho Tổng Giám đốc thực hiện Luật Kế toán và các quy định của Nhà
nước về hạch toán, kế toán, quản lý tài chính của Công ty.
- Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong Công ty về thực hiện thống kê, báo cáo, hạch
toán kế toán theo quy định của Công ty và Nhà nước.
- Thực hiện mọi ghi chép, phản ánh , hạch toán mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong
quá trình hoạt động của công ty, đồng thời thong qua Giám đốc giám sát mọi hoạt
động về kinh tế nhằm đảm bảo thường xuyên, đầy đủ , toàn bộ tài sản của công ty .
Chịu trách nhiệm về kinh tế tài chính và phân tích kết quả kinh doanh của công ty.
2.4.3. Phòng Kế hoạch thị trường:
- Tham mưu cho Tổng Giám đốc công tác kế hoạch hoá và chỉ đạo sản xuất kinh
doanh theo kế hoạch.

- Tham mưu cho Tổng Giám đốc công tác quản lý nghiệp vụ xuất nhập khẩu, công tác
đối ngoại, thị trường nước ngoài, công tác đầu tư phát triển sản xuất của Công ty theo
kế hoạch dài hạn, ngắn hạn.
- Thực hiện công tác đối nội , đối ngoại, liên hệ với khách hang, nhận các đơn hàng
rồi lên kế hoạch sản xuất cho các nhà máy thực hiện. Đảm nhiệm các nghiệp vụ liên
quan đến kế hoạch xuất hang , thủ tục xuất - nhập khẩu. Lập kế hoạch, giải đáp các
thắc mắc và lập các đối sách đối với những thắc mắc, yêu cầu hay khiếu nại từ phía
khách hàng
2.4.4. Phòng kỹ thuật - cơ điện :
- Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác quản lý, điều hành thuộc lĩnh vực cơ-
điện-lạnh trong Công ty.
- Quản lý các thiết bị, lập kế hoạch sửa chữa cơ và điện, cung cấp năng lượng cho
toàn công ty, theo dõi tiến độ sản xuất để đảm bảo điều kiện sản xuất và bảo quản sản
phẩm tốt.
9
2.4.5. Phòng vật tư:
Kiểm tra vật liệu nhập kho, xuất kho, mua vật liệu chính và vật liệu phụ và các loại
tạp phẩm cung cấp cho kế hoạch sản xuất theo tháng, quý, năm và các đợt làm mẫu
theo yêu cầu của khách hang.
2.4.6. Phòng quản lý chất lượng:
Giám sát hoạt động sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm xem có đạt yêu cầu an
toàn về chất lượng do chính yêu cầu khách hang đưa ra. Phân tích các chỉ tiêu an toàn
sản phẩm và giải quyết các khiếu nại về chất lượng sản phẩm từ phía khách hang để
nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa.
2.4.7. Cửa hàng Bán & Giới thiệu sản phẩm:
Tổ chức tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm của công ty sản xuất, kinh doanh trên
địa bàn Hải phòng và các tỉnh phía Bắc.
Trực tiếp kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong phạm vi ngành nghề kinh doanh
được quy định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty.
Thực hiện các hoạt động tìm hiểu đánh giá về thị trường để đề xuất cho ban

lãnh đạo công ty về phương án tổ chức sản xuất, phát triển sản phẩm tiêu thụ tại thị
trường nội địa.
2.4.8. Hệ thống các xưởng sản xuất:
- Xưởng sản xuất Bánh Hạ Long I & II:
Sản xuất các sản phẩm Bánh nhân thủy sản cung cấp theo kế hoạch của Công ty.
Các sản phẩm của xưởng Bánh phần lớn được xuất sang thị trường Nhật bản, một
phần nhỏ cung cấp sang Hàn Quốc, Hồng Kông
- Xưởng Chế biến xuất khẩu Hạ Long I:
10
Sản xuất các sản phẩm từ Bạch tuộc, chủ yếu là Bạch tuộc cắt miếng. Sản phẩm này
được dùng làm nguyên liệu chính cho hoạt động của hai xưởng bánh, một phần khác
được xuất cho thị trường Nhật Bản.
Ngoài ra xưởng chế biến I cũng sản xuất các sản phẩm thuỷ sản khác theo kế hoạch
của công ty.
- Xưởng Chế biến xuất khẩu Hạ Long II:
Tổ chức sản xuất các sản phẩm Cá hồi, Bạch tuộc, Mực ăn liền cung cấp cho thị
trường EU.
Đồng thời xưởng chế biến II cũng chịu trách nhiệm sản xuất các sản phẩm thuỷ sản,
xúc sản chế biến khác cung cấp cho thị trường nội địa.
3. Môi trường kinh doanh của Công ty
a.Các khách hàng của Công ty:
Khách hàng trong nước của Công ty chủ yếu là các đại lý và các siêu thị. Thông
qua đó công ty phân phối các sản phẩm của mình tới người tiêu dùng trong nước.
Còn khách hàng nước ngoài của Công ty chủ yếu là các nhà nhập khẩu tại các
nước. Hầu hết họ đều là khách hàng lâu năm của Công ty. Khách hang lớn và thường
xuyên của công ty là Công ty TNHH Peacock – hang năm công ty cung cấp Bánh
nhân thuỷ sản và Bạch tuộc với khối lượng lớn.
b.Các nhà phân phối của Công ty:
Hiện nay Công ty chưa có hệ thống mạng lưới kênh phân phối riêng. Công ty chủ
yếu phân phối các sản phẩm của mình thông qua mạng lưới kênh phân phối của đối

tác nước ngoài (các nhà nhập khẩu).
. Thị trường trong nước: hiện công ty chỉ có một Chi nhánh tại Hà Nội (địa chỉ
190 Thái Hà, TP. Hà Nội).
11
. Bánh nhân thuỷ sản chiếm tỷ trọng lớn nhất với xấp xỉ 920.000 USD tương
đương 319 tấn, còn lại là bạch tuộc đông lạnh.
c.Các đối thủ cạnh tranh của Công ty:
Sản phẩm kinh doanh chủ yếu của Công ty bao gồm ba mặt hàng chính là:
Bánh nhân thuỷ sản, bạch tuộc đông lạnh và cá đông lạnh các loại. Hiện nay, tại miền
Bắc riêng mặt hàng bánh nhân thuỷ sản chưa có đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên năm
2005, nhà nhập khẩu sản phẩm này đã tiến hành xây dựng và cho hoạt động một nhà
máy sản xuất ở Đà nẵng. Vì vậy công ty đã gặp không ít khó khăn, đặc biệt là sức ép
của khách hàng về giá, tuy nhiên nhờ có kinh nghiệm trong sản xuất, tay nghề công
nhân cao và đặc biệt là việc chú trong đến chất lượng sản phẩm nên sản phẩm của
công ty đã tạo được uy tín tốt đối với các nhà phân phối, các nhà bán lẻ tại thị trường
Nhật, do đó đã hạn chế đáng kể sức ép từ phía nhà nhập khẩu.
Còn đối với hai mặt hàng còn lại Công ty phải cạnh tranh với rất nhiều công ty (vì
bạch tuộc và cá có mặt ở hầu hết các vùng biển của Việt Nam) như:
1. Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam (SEAPRODEX)
2. Công ty Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Kiên Giang (KISIMEX)
3. Công ty TNHH Thuận Hưng (THUFICO)
4. Công ty Cổ phần Chế biến Thuỷ sản XK Minh Hải (MINH HAI
JOSTOCO)
5. Công ty TNHH Hải Sản Việt Hải (VIETNAM FISH-ONE)
6. Công ty CP xuất nhập khẩu thuỷ sản Bến tre (Aqua
7. Công ty CP Xuất nhấp khẩu thuỷ sản An Giang ( An Giang fisco)
8…………..
d.Các nhà cung cấp của Công ty:
Hiện công ty tìm nguồn cung cấp nguyên liệu từ 2 nguồn:
12

- Trong nước: Về nguyên liệu sản xuất, ngoài các nguyên liệu thuỷ sản, Công ty đã
làm việc với các trang trại chăn nuôi gà công nghiệp để lấy trứng gà và 1 số cơ sở
cung cấp khác để lấy rau bắp cải và hành hoa…để ổn định nguồn cung cấp nguyên
liệu trong nước.
- Nước ngoài : Còn về bột mỳ, xì dầu, nước sốt, mayonnaise… thì Công ty chủ yếu
vẫn phải nhập khẩu từ Nhật Bản.
Ngoài ra công ty còn nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị từ một số nước
khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Thái Lan, Hàn Quốc…để phục vụ sản xuất.
e.Đặc điểm thị trường kinh doanh của Công ty:
Thị trường kinh doanh chủ yếu của Công ty là thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị
trường Nhật Bản. Thị trường này có một số đặc điểm sau:
- Người tiêu dùng Nhật Bản có những đòi hỏi khắt khe về chất lượng cũng như mẫu
mã, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Họ nhạy cảm với giá tiêu dùng
hàng ngày.Thị trường Nhật Bản có nhu cầu rất lớn về sản phẩm giá rẻ, nhưng nhiều
khách hàng vẫn trả tiền cho những sản phẩm có tính sáng tạo và đạt chất lượng cao.
- Người Nhật thích dùng các sản phẩm đông lạnh, ít chất bảo quản, yêu cầu cao về
chất lượng vệ sinh và an toàn thực phẩm.
f . Các yếu tố về cơ sở vật chất, đầu tư công nghệ mới:
Hiện nay, Công ty có 2 nhà máy chế biến Thuỷ sản và 2 nhà máy sản xuất bánh,
đều áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP, ISO 9001-2000
Máy móc trang thiết bị trong các nhà máy tương đối hiện đại, đặc biệt có hệ thống
cấp đông, hệ thống kho lạnh vào loại tốt nhất hiện nay.
Tổng giá trị đầu tư công nghệ từ khi mới bắt đầu hoạt động tính đến nay công ty
đã bỏ ra hàng chục tỷ đồng.
13
II. MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Bảng 1: Kết quả kinh doanh từ năm 2004-2006
Kết quả kinh doanh 2004 – 2006
Chỉ tiêu 2004 2005 2006

Doanh thu (tỷ đồng)
Kim ngạch XK (tr. USD)
Lợi nhuận (triệu đồng)
Lao động (người)
Thu nhập bình quân (đ/ng/tháng)
129,472
7,687
1,512
1,013
960.000
128,085
7,365
1,538
918
1.030.000
145,562
8,316
1.877
870
1.270.000
(Báo cáo kết quả kinh doanh 2004-2006 - Phòng KHTT)
Bảng 2.Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh:
Chỉ tiêu Đvt Năm 2005 so với năm
2004
Năm 2006 so với năm 2005
Giá trị tuyệt
đối
% tăng
trưởng
Giá trị tuyệt đối % tăng trưởng

Doanh thu tỷ đồng -1,387 98,93 17,504 113,64
Xuất khẩu triệu USD -0,322 95,81 0,951 112,91
Lợi nhuận tỷ đồng 0,026 101,72 0,339 122,04
Lao động người -95 90,62 -48 94,77
Thu nhập bình quân đ/người /tháng 70.000 107,29 240.000 123,30
(Đánh giá kết quả kinh doanh 2004-2006 - Phòng KHTT)
Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là hoạt động
xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu chiếm từ 90 - 95% tổng doanh thu bán hàng. Năm
2005, do khách hàng chính của công ty xây dựng một nhà máy sản xuất bánh nhân
14
thuỷ sản ở Đà nẵng nên đã gây ra không ít khó khăn cho công ty làm doanh thu và
kim ngạch xuất khẩu từ sản phẩm này giảm đáng kể, nhưng bằng việc khẳng định uy
tín chất lượng , công ty đã tiếp duy trì được sự hợp tác với khách hàng, đồng thời
công ty cũng đã tích cực tìm kiếm những đối tác mới. Năm 2005 cũng là thời điểm
công ty tiếp cận thị trường EU, cung cấp những sản phẩm thuỷ sản chế biền chất
lượng cao cho thị trường này. Đây là những sản phẩm giá trị gia tăng vì vậy đã đem
lại lợi nhuận cao hơn. Năm 2006 ngoài việc duy trì các sản phẩm và khách hàng
truyền thồng, công ty đã đẩy mạnh hơn việc sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng,
doanh thu, kim ngạch xuất khẩu và lợi nhuận đều tăng đáng kể so với những năm
trước.
Sáu tháng đầu năm 2007, sau nửa năm chuyển đổi sang mô hình công ty cổ
phần, mặc dù gặp một số khó khăn về vốn, lao động, nhưng kết quả sản xuất kinh
doanh đã có chuyển biến rõ rệt. Mặc dù doanh thu và kim ngạch xuất khẩu giảm đáng
kể (đạt 61 tỷ đồng, 84% so với cùng kỳ năm trước) nhưng lợi nhuận tăng lên 176%
so với cùng kỳ các năm trước đó. Nguyên nhân chủ yếu là do ban lãnh đạo công ty đã
quyết định cắt giảm phần lớn các hoạt động kinh doanh rủi ro cao nhưng hiệu quả
thấp, như hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác, tăng các sản phẩm đem lại lợi nhuận cao,
đồng thời công ty cũng đã đề ra nhiều biện pháp cắt giảm chi phí, đặc biệt là việc cắt
giảm đáng kể đội ngũ lao động gián tiếp tại các phòng ban chức năng.
Đồ thị 1. Diễn biến doanh thu giai đoạn 2000 - 2006

15
0.000
0.400
0.800
1.200
1.600
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Doanh thu
Năm
* Đánh giá kết quả kinh doanh:
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy kết quả kinh doanh của công ty có
tiến triển tốt đẹp. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2006 so với năm 2000 tăng gần gấp
đôi , đem lại doanh thu và lợi nhuận cao. Đây là biểu hiện sự cố gắng của công ty
trong các năm nhằm đưa hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, đảm
bảo vốn kinh doanh và mang lại lợi nhuận, thu nhập cho công ty cũng như công –
nhân viên.
Doanh thu tăng có nghĩa là công nhân viên có thu nhập , có việc làm ổn định.
2.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
a. Lĩnh vực kinh doanh của công ty:
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là các mặt hàng Thuỷ sản đông lạnh, sản
phẩm đã qua chế biến và bánh nhân Thuỷ sản. Bao gồm các loại bánh nhân thuỷ sản,
mực, bạch tuộc, cá…
Các mặt hàng chủ yếu:
16
Bánh nhân thuỷ sản
- Negichidimiyaki
- Purimatakoyaki
- Shintakotamayaki
- Fftakoyaki
- Shintororitakoyaki

- C.G.C Takoyaki
- Fudokotoosakayaki
- Gankooyadiosakayaki
- Chidimyyaki
- Monzatakoyaki
Sản phẩm đồng lạnh
Cá Nục tròn
Cá Nục gai
Cá Bạc má
Cá Đổng cờ
Cá Hố
Ngao
Tôm
Mực ống lột da dạng tàu bay
Mực làm sạch nguyên con
Mực cắt khoanh
Bạch tuộc nguyên liệu
Bạch tuộc nguyên con xếp hoa
Sản phẩm đã qua chế biến
Cá tẩm gia vị
Chả cá
Chả cá cao cấp (dài)
Chả cá cao cấp (tròn)
Bạch tuộc hấp chín cắt miếng
CƠ CẤU SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
21%
44%
16%
19%
Bánh nhân Thuỷ sản

Bạch tuộc và mực
Tôm
Cá và các sản phẩm khác
Hàng năm Công ty sản xuất và xuất khẩu được:
- Trên 2.500 tấn bánh nhân thuỷ sản đông lạnh.
- Trên 3.000 tấn thuỷ sản chế biến các loại.
17
Đánh giá đầu năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm nay của Công
ty Cổ phần Dịch vụ và XNK Hạ Long (Hạ Long Simexco) đạt 807.419 USD, trong
đó bạch tuộc đông lạnh xuất khẩu sang Nhật Bản đạt giá trị 71.187 USD.
Trong tháng 3 công ty đã xuất khẩu sang Nhật Bản trên 63 tấn bánh nhân thủy sản, trị
giá 227.052 USD, 3 tháng công ty xuất khẩu được gần 264 tấn bánh nhân thủy sản, trị
giá 726.105 USD.
b. Các thị trường chính của công ty:
Hàng năm các sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ và các thị trường khác… với kim ngạch xuất khẩu hàng
chục triệu USD. Trong đó tập trung vào thị trường Nhật.
TH? TRƯ? NG XU?T KH?U C?A CÔNG TY
15%
70%
9%
6%
Nh?t B?n Trung Qu?c Hàn Qu?c M? và th? trư?ng khác
Qua biểu đồ trên ta thấy sản phẩm xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Nhật Bản, chiếm
70% số lượng hang xuất khẩu. Tiếp theo là Trung Quốc , còn thị trường Hàn Quốc và
Mỹ , các thị trường khác chiếm tỷ lệ nhỏ.
18
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CP
H Ạ LONG SIMEXCO

I. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG
1. Đặc điểm nguồn nhân lực trong Công ty CP HALONG SIMEXCO
Tính đến năm 2007, toàn Công ty có 850 CBCNV và có cơ cấu như sau:
Số CBCNV lao động trực tiếp: 760 người
Lao động gián tiếp và kinh doanh : 90 người
BẢNG THEO DÕI NHÂN LỰC CÔNG TY CP HẠ LONG SIMEXCO
Năm 2004 2005 2006 2007
Tổng số lao động 768 895 970 850
Lao động
LĐ trực tiếp 613 727 825 760
LĐ gián tiếp 155 168 145 90
Giới tính
Nam 246 240 241 135
Nữ 522 655 729 715
Trình độ chuyên
môn
Đại học/Cao đẳng 99 123 132 80
Trung cấp/Sơ cấp 56 45 13 10
PTTH/Trường dạy nghề 613 727 825 760
(Báo cáo lao động - Phòng tổ chức hành chính 2007 )
* Mục tiêu phát triển nguồn lực:
Công ty có một nguồn nhân lực trẻ, có trình độ, năng động, nhiệt tình trong
công việc. Trên 85% đội ngũ lao động gián tiếp và kinh doanh có trình độ kỹ sư, cử
nhân, 90% lao động trong 2 xưởng chế biến đã tốt nghiệp trung cấp và sơ cấp chế
biến thuỷ sản. Phần lớn lao động trong 2 xưởng bánh có trình độ phổ thông trung học
và dạy nghề.
19
Công ty xác định rằng trong quá trình hoạt động và phát triển, vấn đề con người
là quan trọng và chịu nhiều ảnh hưởng của đời sống kinh tế xã hội, vì vậy mục tiêu
phát triển nguồn lực luôn được đặt ra, bao gồm:

- Mục tiêu ngắn hạn, dài hạn về nhân sự, nguồn lực nhân sự của Công ty.
- Mục tiêu của các cá nhân trong Công ty.
Trên cơ sở đó, Công ty sẽ xác định rõ:
- Nhu cầu tuyển dụng, đào tạo của Công ty: nhu cầu về lực lượng lao động có trình
độ, hiểu biết, được đào tạo, có kỹ năng và kinh nghiệm, bên cạnh đó tạo ra khả năng
luân chuyển linh hoạt trong việc sử dụng nguồn lực.
- Nhu cầu đào tạo để nâng cao năng lực cá nhân: Việc Công ty tập trung vào phát
triển sản xuất kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường đã đặt ra nhu
cầu cần phải có nguồn lực dồi dào có đầy đủ kiến thức, điều kiện để đảm bảo thực
hiện hiệu quả các công việc, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng
tăng.
Sự cần thiết phải tuyển dụng xảy ra khi số lượng lao động trong Công ty không đủ
để đáp ứng hết các công việc.
Sự cần thiết phải đào tạo xuất hiện khi khả năng hiện tại của cá nhân không đáp
ứng được yêu cầu của công việc mà họ đang đảm nhận.
Do xác định được tầm quan trọng nên thời gian gần đây Công ty HALONG SIMEXCO
đã và đang có những chính sách rõ ràng về công tác đào tạo cán bộ, công nhân viên.
Đó là khi tuyển dụng đều ưu tiên những người đã được đào tạo chuyên ngành, lựa
chọn và bố trí phù hợp với khả năng, trình độ đã được đào tạo của từng người vào
từng vị trí của công việc. Từng bước nâng cao chất lựng đào tạo tại các trường trực
thuộc Tổng Công ty. Lãnh đạo Công ty đã quyết định dành sự đầu tư cần thiết nâng
cấp trang thiết bị dạy nghề để học viên không chỉ tiếp thu tốt phần lý thuyết mà còn
thuần thục cả tay nghề, thao tác với những thiết bị hiện đại. Ngoài ra, để giải quyết
20
khó khăn do lao động dư thừa gây ra, Công ty khuyến khích những người có nhu cầu
nghỉ hưu trước tuổi. Công ty còn tổ chức những buổi bỏ phiếu tín nhiệm tới các cán
bộ cấp trưởng, phó phòng, ban, đội, xưởng để qua đó sử dụng những người có uy tín,
năng lực thực sự cũng như gửi đi đào tạo hoặc bố trí chuyển họ sang lĩnh vực, nơi làm
việc khác phù hợp hơn. Mặt khác, Công ty quan tâm bồi dưỡng những cán bộ trẻ có
năng lực phát triển, có chế độ hỗ trợ kinh phí, mở lớp nâng cao hiểu biết và tay nghề

cho họ.
Ngoài việc chú ý đến bồi dưỡng tay nghề cho họ, HALONG SIMEXCO cũng rất chú
ý đến công tác ngoại khoá của cán bộ công nhân viên để nâng cao tinh thần làm việc
và giúp cán bộ công nhân viên thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng.
2. Công tác tuyển dụng và sử dụng lao động của Công ty CP HALONG
SIMEXCO
2.1. Nội dung tuyển chọn nhân lực của Công ty
Khi Công ty thực sự phát sinh nhu cầu về lao động thì mới tuyển dụng lao động,
phòng tổ chức lao động và ban lãnh đạo của Công ty có trách nhiệm:
- Căn cứ nhu cầu lao động mà lập kế hoạch ở năm trước và dựa bản kế hoạch đó ra
quyết định tuyển dụng.
- Căn cứ vào nhu cầu thực tế phát sinh mà ra quyết định tuyển dụng. Tránh tình
trạng đưa ra nhu cầu giả tạo, tuyển dụng nhân viên thêm làm kồng kềnh bộ máy và
làm việc không có hiêụ quả. Do đó, Ban lãnh đạo và phòng Tổ chức lao động phối
hợp chặt chẽ với các bộ phận khác để xác định nhu cầu lao động một cách chính xác
để công tác tuyển dụng thực sự có hiệu quả.
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác, nắm được chính xác nhu cầu về lao động.
- Thay mặt Công ty thông báo đầy đủ yêu cầu tuyển dụng.
- Yêu cầu tuyển dụng gồm có:
+ Tiêu chuẩn về nghề nghiệp.
21
+ Trình độ học vấn, sức khoẻ, tuổi đời.
+ Hồ sơ xin việc làm.
- Nhận và kiểm tra hồ sơ xin việc, trình giám đốc kiểm tra. Khi nhận hồ sơ ưu tiên
con cán bộ công nhân viên trong Công ty, con thương binh, liệt sĩ cũng trình giám đốc
kiểm tra, xem xét.
- Khi tuyển lao động nếu thấy cần thiết, giám đốc Công ty có quyền quy định thử
việc hoặc tuyển vào làm việc thì lao động sẽ làm thử việc đó theo thời gian quy định.
- Thời gian thử việc thường là 60 ngày đối với công việc có chức danh, cần có
chuyên môn, kỹ thuật cao bậc đại học hoặc trên đại học. Thời gian thử việc là 30 ngày

đối với công việc có chuyên môn như trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên
nghiệp vụ.
- Nhân viên sau khi thử việc, những trường hợp tuyển dụng vào làm việc tại các
văn phòng bắt buộc phải qua thi tuyển, hội đồng xét tuyển lao động gồm có:
+ Đại diện Ban giám đốc Công ty.
+ Phòng Tổ chức lao động.
+ Thủ trưởng đơn vị có nhu cầu tuyển dụng.
+ Các chuyên viên được hội đồng mời tham gia xét tuyển.
- Người xin tuyển dụng nếu đạt yêu cầu sẽ được giám đốc ký hợp đồng lao động
theo quy định.
2.2 Ký hợp đồng lao động:
Giám đốc Công ty được quyền tuyển dụng và ký hợp đồng lao động bằng văn bản
theo luật hợp đồng lao động do bộ lao động và thương binh xã hội ấn hành và thống
nhất quản lý. Hợp đồng lao động được lập thành hai bản:
+ Một bản do Công ty lưu giữ.
22
+ Một bản do người được tuyển dụng giữ.
Tuỳ theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc và người tuyển
dụng có thể ký kết một trong những loại hợp đồng sau:
+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn (dài hạn): Là hợp đồng ký cho
trường hợp người lao động sẽ làm được tại Công ty đến tuổi nghỉ hưu (theo quy định
của Nhà nước) nếu không có sai phạm gì xảy ra.
+ Hợp đồng ngắn hạn: Là hợp đồng có thời hạn trong thời gian 6 tháng, 1 năm, 3
năm. Hết hạn lao động người lao động muốn làm việc tiếp tại Công ty thì phải ký tiếp
để ra hạn hợp đồng.
Hợp đồng lao động có hiệu lực từ ngày ký kết. Việc thay đổi nội dung của hợp
đồng có thể tiến hành bằng cách sửa đổi, bổ sung và giao kết bằng hợp đồng khác có
sự chứng kiến các bên.
2.3. Kế hoạch tuyển chọn hàng năm:
1 Đối với công nhân: công ty liên tục có đợt tuyển công nhân 2 tháng một lần .

Phòng tổ chức sẽ lựa chọn hồ sơ đã nhận được trong tháng trước, tập hợp dữ
liệu và lên danh sách phỏng vấn.
2Đối với cán bộ hay nhân viên: tuỳ theo yêu cầu và tính chất công việc Công ty sẽ
tuyển thêm người.
3Hình thức tuyển dụng: đăng tuyển trên báo và dán Thông báo tuyển dụng tại công
ty.
2.4. Kinh phí tuyển dụng:
Công ty trích kinh phí tuyển dụng cho việc đăng tuyển trên báo và các công tác liên
quan đến công việc tuyển dụng (tổ chức phỏng vấn, thi tuyển…) mỗi đợt là 3.00.000
VNĐ
2.5 Các phương pháp tuyển chọn nhân lực tại Công ty HALONG SIMEXCO
23
Có rất nhiều phương pháp tuyển chọn nhưng Công ty áp dụng một số phương
pháp có hiệu quả sau:
Phương pháp 1: Phương pháp phỏng vấn
+ Phỏng vấn sơ bộ:
Nhân viên phòng Tổ chức hành chính sẽ hướng dẫn người xin việc làm hoàn tất
một cách chính xác, hoàn chỉnh các dữ liệu trong hồ xin việc của họ. Đồng thời, trong
cuộc tiếp xúc sơ bộ này người phỏng vấn cũng có thể nắm bắt được phần nào khả
năng nhận thức, trình độ chuyên môn, cá tính, năng khiếu của người xin việc.
+ Lựa chọn hồ sơ, các tiêu chí đáp ứng được tính chất công việc
+ Phỏng vấn chính thức:
Sau khi phỏng vấn sơ bộ và lựa chọn hồ sơ một cách kỹ càng, nhân viên phòng
Tổ chức tổ chức buổi phỏng vấn chính thức đối với những ứng cử viên có khả năng
đáp ứng được yêu cầu của công việc, vị trí cần tuyển. Thông qua cách ăn mặc, hình
dáng, khả năng giao tiếp và trình độ chuyên môn, kỹ năng trong buổi phỏng vấn chính
thức có thể đánh giá, có thể kết luận về mức độ thích nghi với công việc của các ứng
cử viên một cách chính xác hơn và lựa chọn ứng cử viên phù hợp nhất.
Khi phỏng vấn công ty áp dụng nhiều hình thứu phỏng vấn khác nhau:
- Phỏng vấn cá nhân: Cả hội đồng tuyển chọn sẽ lần lượt phỏng vấn từng cá nhân.

- Phỏng vấn theo nhóm: Cả hội đồng tuyển chọn sẽ tiếp xúc trực tiếp với một
nhóm các ứng cử viên, xung quanh một bàn làm việc và lần lượt đặt những câu hỏi
cho từng ứng cử viên trả lời. Thông qua câu trả lời và thái độ trong buổi phỏng vấn
có thể lựa chọn người phù hợp nhất.
- Phỏng vấn căng thẳng: Cả hội đồng sẽ đặt câu hỏi dồn dập để đánh giá khả năng
phản ứng của các ứng cử viên. Thường thì công ty CP Hạ Long Simexco ít dung
24
phương pháp này, chỉ đối với nhân viên tuyển ở vị trí quan trọng như Giám đốc
nhà máy, Trưởng Ca, Nhân viên văn phòng .
- Phỏng vấn tình huống: Hội đồng đưa ra các tình huống và yêu cầu các ứng cử
viên giải quyết tình huống khó khăn đó. Đôi khi Hội đồng đưa ra những tình
huống thực tế để biết được cách giải quyết công việc của từng người.
Phương pháp 2: Phương pháp thi tuyển
Công ty CP Hạ Long Simexco thực hiện phương pháp này nhằm đặt người xin
việc vào những tình huống như công việc thực sự mà họ sẽ phải làm.Và ứng cử viên
nào mà hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất sẽ được tuyển dụng.
Phương pháp này có thể đánh giá tương đối chính xác năng lực có thể đảm nhiệm
được công việc. Và kết quả này sẽ là công bằng.
Sơ đồ các bước tuyển chọn như sau:
2.6. Công tác đào tạo và bồi dưỡng tay nghề:
Những ứng cử viên đã được chính thức ký hợp đồng với Công ty tuỳ theo mức độ
phức tạp của công việc mà được hướng dẫn việc thực hiện theo thời hạn qui định từ 4
tuần đến 6 tuần. Việc hướng dẫn này do các cán bộ công nhân viên đã từng làm việc ở
các bộ phận đó hướng dẫn lại hoặc do những cán bộ công nhân am hiểu công việc đó
hướng dẫn cho nhân viên mới.
25
Lựa chọn hồ sơ – Sơ tuyển
Thi tuyển/ Phỏng vấn chính
thức
Đánh giá kết quả tuyển dụng

Thông báo kết quả tuyển dụng

×