Tải bản đầy đủ (.pdf) (452 trang)

Giáo trình quản trị logistics kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.79 MB, 452 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Chủ biên: PGS.TS. An Thị Thanh Nhàn
PGS.TS. Nguyễn Văn Minh
TS. Nguyễn Thơng Thái

GIÁO TRÌNH
QUẢN TRỊ LOGISTIC KINH DOANH

NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI


2


MỤC LỤC
Danh mục đối chiếu thuật ngữ Anh-Việt..............................................

9

Lời nói đầu............................................................................................ 17
Chương 1:
QUẢN TRỊ LOGISTICS TRONG KINH DOANH HIỆN ĐẠI

1.1. Logistics trong nền kinh tế hiện đại........................................... 25
1.1.1. Khái niệm và sự phát triển của logistics kinh doanh..........

25

1.1.2. Phân loại các hoạt động logistics......................................... 33
1.1.3. Vị trí và lợi ích của logistics trong doanh nghiệp................ 36
1.2. Khái niệm, mục tiêu quản trị Logistics...................................... 40


1.2.1. Khái niệm và mơ hình quản trị logistics.............................. 40
1.2.2. Mục tiêu quản trị logistics tại doanh nghiệp........................ 42
1.2.3. Ảnh hưởng của các đặc tính sản phẩm tới mục tiêu
quản trị logistics.............................................................................. 53
1.3. Các nội dung hoạt động logistics tại doanh nghiệp.................. 58
1.3.1. Chiến lược logistics.............................................................. 58
1.3.2. Các quá trình Logistics......................................................... 64
1.3.3. Các hoạt động Logistics chức năng...................................... 68
Tóm tắt, câu hỏi ơn tập và thảo luận chương 1.............................. 74
Chương 2:
MẠNG LƯỚI TÀI SẢN VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN LOGISTICS
TẠI DOANH NGHIỆP

2.1. Mạng lưới tài sản logistics tại doanh nghiệp trong chuỗi
cung ứng........................................................................................ 76
2.1.1. Khái niệm, vai trò mạng lưới tài sản logistics
tại doanh nghiệp.............................................................................. 76
3


2.1.2. Mạng lưới nhà kho và cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp... 79
2.1.3. Thiết bị, phương tiện máy móc phục vụ chức năng logistics...100
2.2 Hệ thống thông tin logistics tại doanh nghiệp............................ 102
2.2.1. Khái niệm và sơ đồ hệ thống thông tin logistics (LIS)........ 102
2.2.2. Chức năng và yêu cầu của LIS............................................. 105
2.2.3. Các dịng thơng tin logistics cơ bản doanh nghiệp...............107
2.3. Ứng dụng công nghệ trong quản trị logistics............................. 110
2.3.1. Ứng dụng công nghệ thông tin............................................. 110
2.3.2. Một số công nghệ mới trong nhà kho và vận tải.................. 117
Tóm tắt, câu hỏi ơn tập và thảo luận chương 2.............................. 124

Chương 3:
TỔ CHỨC VÀ KIỂM SOÁT LOGISTICS TẠI DOANH NGHIỆP

3.1. Tổ chức logistics tại các doanh nghiệp....................................... 126
3.1.1. Vai trị và sự tiến hóa của tổ chức logistics
tại doanh nghiệp.............................................................................. 126
3.1.2. Lựa chọn loại hình tổ chức logistics.....................................130
3.1.3. Một số cấu trúc tổ chức logistics tại các doanh nghiệp
trong thực tế.................................................................................... 134
3.2. Tổ chức thực hiện và thuê ngoài logistics tại doanh nghiệp.... 138
3.2.1. Khái niệm và lợi ích của th ngồi logistics.......................138
3.2.2. Căn cứ và quy trình th ngoài logistics tại doanh nghiệp.... 142
3.2.3. Các mức độ thuê ngồi logistics tại doanh nghiệp............... 145
3.3. Kiểm sốt hoạt động logistics...................................................... 147
3.3.1. Khái niệm và mơ hình kiểm sốt logistics.......................... 147
3.3.2. Các hệ thống kiểm soát......................................................... 149
3.3.3. Các phương pháp và chỉ tiêu đo lường kết quả
hoạt động Logistics......................................................................... 152
3.3.4. Báo cáo logistics................................................................. 160
Tóm tắt và câu hỏi ơn tập và thảo luận chương 3.......................... 161
4


Chương 4:
DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG VÀ QUÁ TRÌNH CUNG ỨNG HÀNG HĨA
CHO KHÁCH HÀNG

4.1. Khái niệm, vai trị, và các yếu tố cấu thành dịch vụ
khách hàng.................................................................................... 163
4.1.1. Khái niệm dịch vụ khách hàng............................................ 164

4.1.2. Các yếu tố cấu thành dịch vụ khách hàng............................ 166
4.1.3. Vai trò và tầm quan trọng của dịch vụ khách hàng.............. 168
4.2. Phân loại và xác định các chỉ tiêu dịch vụ khách hàng............ 173
4.2.1. Phân loại dịch vụ khách hàng............................................... 173
4.2.2. Chỉ tiêu và phương pháp xác định mức dịch vụ khách hàng... 175
4.3. Chu kỳ đơn hàng và mức dịch vụ khách hàng.......................... 182
4.3.1. Chu kỳ đơn hàng (order cycle)............................................. 182
4.3.2 Tác động của thời gian đáp ứng đơn hàng đến mức
dịch vụ khách hàng......................................................................... 186
4.4. Q trình cung ứng hàng hóa trong bán hàng.......................... 190
4.4.1 Q trình cung ứng hàng hóa trong bán bn...................... 191
4.4.2. Q trình cung ứng hàng hóa trong bán lẻ........................... 198
Tóm tắt, câu hỏi ơn tập và thảo luận chương 4............................. 210
Chương 5:
QUẢN LÝ DỰ TRỮ VÀ QUẢN TRỊ MUA HÀNG

5.1. Khái niệm, chức năng và các loại hình dự trữ tại
doanh nghiệp................................................................................. 212
5.1.1. Khái niệm, chức năng dự trữ hàng hóa.................................212
5.1.2. Các loại hình dự trữ của doanh nghiệp trong chuỗi
cung ứng.......................................................................................... 214
5.2. Quản lý dự trữ tại doanh nghiệp................................................ 219
5.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản lý dự trữ
(Inventory management)................................................................. 219
5.2.2. Chiến lược hàng hóa dự trữ.................................................. 224
5


5.2.3. Chiến lược hình thành dự trữ............................................... 226
5.3. Quản trị mua................................................................................. 246

5.3.1. Mua và chiến lược mua tại doanh nghiệp............................ 246
5.3.2. Quá trình mua....................................................................... 253
5.3.3. Quản lý nhà cung cấp........................................................... 257
Tóm tắt, câu hỏi ơn tập và thảo luận chương 5.............................. 264
Chương 6:
QUẢN TRỊ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

6.1. Khái quát về vận chuyển hàng hóa trong hệ thống logistics....266
6.1.1. Khái niệm, vai trị và vị trí của vận chuyển hàng hóa
tại doanh nghiệp............................................................................. 267
6.1.2. Đặc điểm của hoạt động vận chuyển hàng hố.................... 269
6.1.3 Thành phần tham gia q trình vận chuyển hàng hoá......... 270
6.1.4. Các yếu tố tác động đến chi phí vận chuyển hàng hố........ 274
6.2. Phân loại vận chuyển hàng hóa.................................................. 278
6.2.1. Phân loại theo phương thức vận chuyển.............................. 279
6.2.2. Phân loại theo đặc trưng sở hữu........................................... 285
6.2.3. Phân loại theo khả năng phối hợp các phương tiện vận tải... 287
6.3. Các quyết định cơ bản trong quản trị vận chuyển hàng hóa... 288
6.3.1. Xác lập mục tiêu vận chuyển hàng hoá tại doanh nghiệp.... 288
6.3.2. Thiết kế mạng lưới và tuyến đường vận chuyển................. 290
6.3.3. Lựa chọn người vận tải......................................................... 294
6.3.4. Tích hợp trong vận chuyển hàng hóa....................................298
6.3.5. Quản lý và điều hành hoạt động vận chuyển........................302
6.3.6. Hệ thống chứng từ trong vận chuyển hàng hóa................... 304
Tóm tắt, câu hỏi ơn tập và thảo luận chương 6.............................. 309
Chương 7:
QUẢN LÝ KHO HÀNG, BAO BÌ ĐĨNG GĨI VÀ LOGISTICS NGƯỢC

7.1. Quản lý kho hàng và quá trình nghiệp vụ kho......................... 311
6



7.1.1. Các quyết định cơ bản về quản lý kho hàng........................ 311
7.1.2. Q trình kho hàng và dịng tác nghiệp trong kho.............. 319
7.2. Quản lý bao bì đóng gói hàng hóa.............................................. 329
7.2.1. Chức năng và phân loại bao bì trong logistics..................... 329
7.2.2. Quản lý bao bì tại các doanh nghiệp trong chuỗi
cung ứng.......................................................................................... 337
7.3. Logistics ngược............................................................................. 343
7.3.1. Khái niệm, vai trò, tổ chức hoạt động logistics ngược
tại doanh nghiệp............................................................................. 343
7.3.2. Quy trình logistics ngược tại doanh nghiệp..........................350
Tóm tắt, câu hỏi ôn tập và thảo luận chương 7.............................. 352
Chương 8:
DOANH NGHIỆP 3PL VÀ NGÀNH LOGISTICS QUỐC GIA

8.1. Doanh nghiệp dịch vụ logistics.................................................... 354
8.1.1. Khái niệm, vị trí và vai trị của dn logistics trong chuỗi
cung ứng......................................................................................... 354
8.1.2. Các loại hình doanh nghiệp dịch vụ logistics...................... 356
8.1.3. Cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp dịch vụ logistics........... 368
8.2. Hệ thống và ngành dịch vụ logistics quốc gia............................ 371
8.2.1. Hệ thống logistics quốc gia và hoạt động logistics
thương mại..................................................................................... 371
8.2.2. Ngành dịch vụ logistics quốc gia và các chỉ tiêu
đo lường.......................................................................................... 375
8.3. Dịch vụ logistics ở các doanh nghiệp 3PLs................................ 382
8.3.1. Khái niệm và phân loại dịch vụ logistics theo luật
thương mại...................................................................................... 382
8.3.2. Cung ứng dịch vụ tại các doanh nghiệp logistics................ 385

8.3.3. Quá trình cung ứng dịch vụ logistics tại các
doanh nghiệp 3PL........................................................................... 388
Tóm tắt, câu hỏi ơn tập và thảo luận chương 8.............................. 391
7


Chương 9:
LOGISTICS TRONG THƯƠNG MẠI ĐỆN TỬ VÀ TOÀN CẦU HÓA

9.1. Logistics thương mại điện tử (e logistics).................................. 393
9.1.1. Thương mại điện tử với hoạt động logistics........................ 393
9.1.2. Khái niệm và đặc trưng của e logistics................................ 397
9.1.3 Mơ hình logistics thương mại điện tử (e logistics).............. 398
9.2. Quản trị logistics trong kinh doanh quốc tế.............................. 406
9.2.1. Yêu cầu phát triển và đặc điểm logistics trong kinh doanh
quốc tế............................................................................................. 406
9.2.2. Quản trị logistics trong môi trường quốc tế......................... 415
9.3. Logistics trong mạng lưới sản xuất và phân phối toàn cầu..... 429
9.3.1. Công ty đa quốc gia và logistics trong mạng lưới sản xuất
toàn cầu........................................................................................... 429
9.3.2. Các chiến lược logistics trong mạng lưới sản xuất
tồn cầu........................................................................................... 441
Tóm tắt, câu hỏi ơn tập và thảo luận chương 9............................ 445
Tài liệu tham khảo................................................................................. 447

8


DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH - VIỆT
Thuật ngữ tiếng Anh

A
ABC Classification
ABC Inventory Control
Advanced Shipping Notice
Available Inventory
Average Invenroty
B
Back Order
Bar Code
Bar Code Scanner
Batch Number
Bill of Lading
Birdyback
Break-bulk / Bulk Cargo
Broker
Business Logistics
Business-to-Business (B2B)
Business-to-Consumer (B2C)
Buy-side Procurement Solution
C
Call center
Car Load

Thuật ngữ tiếng Việt tương đương
Phân loại ABC (Hàng hóa)
Kiểm sốt dự trữ theo phân loại ABC
Thông báo chi tiết lô hàng trước khi
hàng đến
Dự trữ thực
Dự trữ trung bình

Đơn hàng đối lưng
Mã vạch
Máy quét mã vạch
Số hiệu lô hàng
Vận đơn
Phối hợp vận tải đường hàng khơngđường bộ
Hàng rời
Người mơi giới
Logistics kinh doanh
Mơ hình TMĐT doanh nghiệp với
doanh nghiệp
Mơ hình TMĐT doanh nghiệp với
người dùng
Phương thức mua lấy người mua làm
trung tâm
Trung tâm dịch vụ khách hàng
Vận chuyển nguyên toa (đường sắt)
9


Carrier
Click và Brick
Closed-controlling system
Common Carrier
Consignee
Consignment/cargo
Consignor/shipper
Consolidation
Consumer Packaged Goods (CPG)
Container

Continuous Replenishment
Control
Conveyor
Coordinated Transportation
Corporate Logistics
Cost of Capital
Cost of lost sales

Công ty vận tải
Doanh nghiệp TMĐT bán phần
Hệ thống kiểm sốt đóng
Cơng ty vận tải công cộng
Người nhận hàng/Khách hàng
Lô hàng vận chuyển
Người gửi hàng/Chủ hàng
Gom hàng
Hàng tiêu dùng đóng gói
Thùng tải (cơng-te-nơ)
Bổ sung dự trữ liên tục
Kiểm soát
Băng tải hàng hoá trong kho
Vận tải kết hợp
Logistics doanh nghiệp
Chi phí vốn
Chi phí thất thốt doanh thu (Chi phí
mất khách hàng do thiếu hàng bán)
Cost, Insurance và Freight (CIF) Điều khoản trong Incoterm, xác định
người thanh tốn chi phí, bảo hiểm và
cước vận tải
Cross Docking

Giao hàng chéo (nhận và giao hàng
trong 24h)
Cross-shipment
Vận chuyển gián tiếp
Customer Relationship Management Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng
Customer Service
Dịch vụ khách hàng
Cycle Inventory
Dự trữ chu kỳ
D
Data Mining
Khai thác cơ sở dữ liệu
Database
Cơ sở dữ liệu
Database Management System
Hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu
Direct Shipment
Vận chuyển thẳng
10


Distribution Center (DC)
Durable goods
E
E-Aution
Economic Order Quantity (EOQ)
E-Fulfillment

Trung tâm phân phối
Hàng lâu bền


Đấu giá trong thương mại điện tử
Quy mô lô hàng tối ưu / Lô hàng kinh tế
Thực hiện đơn hàng trong thương mại
điện tử
Electronic Commerce
Thương mại điện tử
Electronic Data Interchange (EDI) Trao đổi dữ liệu điện tử
Electronic Logistics (E-Logistics) Logistics thương mại điện tử
Electronic-Alliance (E-Alliance) Liên minh chiến lược trong TMĐT
E-Marketplace
Sàn giao dịch thương mại điện tử
Enterprise Resource Planning (ERP) Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
E-procurement
Logistics đầu vào trong TMĐT
Event Logistics
Logistics sự kiện
Extranet
Mạng ngoại bộ
F
Facilities
Cơ sở logistics
Facilities Network
Mạng lưới cơ sở logistics
Facility Logistics
Logistics cơ sở sản xuất
Fill Rate
Tỷ lệ hoàn thành đơn hàng
First In, First Out (FIFO)
Nhập trước, xuất trước

Fishyback
Phối hợp vận tải đường thuỷ-đường bộ
Flexibility
Tính linh hoạt
Forecast
Dự báo
Forklift Truck
Xe nâng hàng
Formal Organization
Tổ chức chính tắc
Fourth-Party Logistics (4PL)
Dịch vụ logistics của bên thứ tư
Fourth-Party Logistics Provider
Nhà cung cấp dịch vụ logistics bên
thứ tư
Free on Board (FOB)
Điều khoản trong Incoterm, xác định
nơi quyền sở hữu hàng hoá được
chuyển giao
11


Freight bill

Hóa đơn tiền cước vận chuyển

Freight Forwarder

Cơng ty mơi giới vận chuyển


Fulfillment

Thực hiện đơn hàng

Fulfillment House

Trung tâm thực hiện đơn hàng

G-H-I-J
Global Logistics

Logistics toàn cầu

Global Positioning System (GPS) Hệ thống định vị toàn cầu
Hub

Trung tâm trung chuyển

Inbound Logistics

Logistics đầu vào (logistics nội biên)

Informal Organization

Tổ chức khơng chính thức

Integrated Logistics

Logistics tích hợp


Intranet

Mạng nội bộ

In-transit Inventory

Dự trữ trên đường

Inventory

Quản lý dự trữ

Inventory Carrying Cost

Chi phí dự trữ

Inventory Turnover

Vịng quay dự trữ

Just-in-Time (JIT)

Đúng thời điểm

Just-in-Time (JIT) Inventory

Kiểm soát dự trữ đúng thời điểm

L
Lading


Chất hàng lên phương tiện vận tải

Landed Cost

Tổng chi phí sản phẩm

Last In, First Out (LIFO)

Nhập sau, xuất trước

Lead Logistics Partner

Đối tác logistics lãnh đạo

Lead Time

Thời gian thực hiện đơn hàng

Less-Than-Carload (LCL)

Vận chuyển hàng lẻ (đường sắt)

Less-Than-Truckload (LTL) Carriers Công ty vận chuyển hàng lẻ (đường bộ)
Less-Than-Truckload (LTL) Carriers Vận chuyển hàng lẻ (đường bộ)
Leverage Principle

Ngun lý địn bẩy

Line-haul Shipment


Hàng hóa vận chuyển đường dài

Local Area Network (LAN)

Mạng cục bộ

Location Storage

Lưu kho tại vị trí cố định
12


Logistics
Logistics Channel
Logistics Information System (LIS)
Logistics Management
M
Material Handlings
Material Management
Merge-in-Transit
Military Logistics
Milk Run
Mix-controlling System
Multimodal Transportation
O
Obsolete Inventory
Online Purchasing
Opened-controlling system
Optimization

Order Cycle
Order Entry and Scheduling
Order Fulfillment Lead Times
Order Management
Order Management Costs
Order path
Order Picking
Order Processing
Organization
Outbound Logistics
Outsource
P-Q
Package
Packaging

Logistics
Kênh logistics
Hệ thống thông tin logistics
Quản trị logistics
Bốc dỡ, chất xếp và dịch chuyển hàng hoá
Quản trị vật tư và sản phẩm
Gom hàng trên tuyến đường vận chuyển
Logistics quân sự
Gom hàng / rải hàng theo tuyến định trước
Hệ thống kiểm soát hỗn hợp
Vận tải đa phương thức
Hàng tồn kho lỗi thời
Mua hàng trực tuyến
Hệ thống kiểm soát mở
Tối ưu hoá

Chu kỳ một đơn hàng
Cập nhật và lên kế hoạch cho đơn hàng
Tổng thời gian bình qn hồn thành
đơn hàng
Quản trị đơn hàng
Chi phí quản trị đơn hàng
Hành trình của đơn hàng
Nhặt hàng trong kho theo đơn hàng
Xử lý đơn hàng
Tổ chức
Logistics đầu ra (logistics ngoại biên)
Th ngồi
Bao bì
Đóng gói
13


Pallet
Pareto

Mâm tải
Quy tắc Pareto, một quy tắc phân loại
dữ liệu
Perfect Order
Đơn hàng hoàn hảo
Period Order Quantity
Đặt hàng định kỳ theo số lượng
Perpetual Inventory
Dự trữ liên tục
Pick/Pack

Chọn và đóng hàng
Piggyback
Phối hợp vận tải đường sắt-đường bộ
Portal
Cổng thơng tin
Postponement
Trì hỗn
Private Transportation
Vận chuyển bằng phương tiện của
công ty
Private Warehouse
Kho riêng, thuộc quyền sở hữu của
công ty
Procurement Services Provider (PSP) Nhà cung cấp dịch vụ mua hàng
Public Transportation
Vận chuyển bằng phương tiện đi thuê
Public Warehouse
Kho thuê, thuộc sở hữu của công ty
logistics
Pull Ordering System
Hệ thống đặt hàng theo mơ hình kéo
Purchase Order
Đơn hàng
Purchasing
Mua hàng
Pure Players
Doanh nghiệp TMĐT toàn phần
Push Ordering System
Hệ thống đặt hàng theo mơ hình đẩy
Quick Response

Đáp ứng nhanh
R
Receiving
Tiếp nhận hàng hố
Receiving Dock
Khu tiếp nhận hàng tại kho/trung tâm
phân phối
Reliability
Độ tin cậy
Re-order Point
Điểm tái đặt hàng
Replenishment
Bổ sung dự trữ
Retailer
Nhà bán lẻ
14


Return on Assets Effects
Return on Investmen (ROI)
Reverse Logistics
S
Safety Stock
Sell-side procurement solution

Hiệu quả thu hồi vốn
Hoàn trả vốn đầu tư
Logistics ngược

Dự trữ bảo hiểm

Phương thức mua lấy người bán làm
trung tâm
Semi-Formal Organization
Tổ chức bán chính tắc
Service Level
Mức độ cung cấp dịch vụ/ Chất lượng
dịch vụ
SMART (Specific, Measurable,
Các yêu cầu trong việc xác định mục
Ambitious, Reachable, Timing)
tiêu chiến lược logistics
Split Delivery
Giao hàng chia nhỏ
Stock Keeping Unit (SKU)
Đơn vị dự trữ
Stock Out
Hết hàng dự trữ trong kho
Storage
Bảo quản
Strategic Alliance
Liên minh chiến lược
Supplier / Vendor
Nhà cung ứng/ nhà cung cấp / Người bán
Supplier Relationship Management Hệ thống quản lý quan hệ nhà
(SRM)
cung cấp
Supply Chain
Chuỗi cung ứng
Supply Chain Inventory Visibility Khả năng theo dõi dự trữ trong chuỗi
cung ứng

Supply Chain Logistics
Logistics chuỗi cung ứng
Supply Chain Management
Quản trị chuỗi cung ứng
Supply Management
Quản trị cung ứng
T
Third Party Logistics Provider
Nhà cung cấp dịch vụ logistics bên
thứ ba
Third-Party Logistics (3PL)
Dịch vụ logistics của bên thứ ba
Third-Party Warehousing
Thuê ngoài dịch vụ kho cho bên thứ ba
Total Cost
Tổng chi phí
15


Total Cost Analysis
Phân tích tổng chi phí
Traceability
Khả năng xác định vị trí lơ hàng
Tracking and Tracing
Theo dõi và xác định lơ hàng
Traditional Fulfilment Model
Mơ hình đáp ứng đơn hàng truyền thống
Traffic Management
Quản lý giao thông vận tải
Transaction Management Foundation Hệ thống quản trị giao dịch

Transit Time
Thời gian vận chuyển
Transportation Management System Hệ thống thông tin quản lý vận chuyển
Transportation Mode
Phương thức vận chuyển
Truck Load
Vận chuyển nguyên xe (đường bộ)
Truckload Carriers (TL)
Hãng vận chuyển đường bộ
Twenty-foot Equivalent Unit (TEU) Đơn vị container 20 foot
V-W-Z
Value Chain
Chuỗi giá trị
Value Chain Analysis
Phân tích chuỗi giá trị
Vendor-Managed Inventory (VMI) Dự trữ quản lý bởi nhà cung cấp
Virtual Corporation
Công ty “ảo”, công ty trực tuyến
Virtual Fulfilment Model
Mơ hình đáp ứng đơn hàng trực tuyến
Visibility
Khả năng nhìn thấy trên hệ thống
Warehouse
Kho hàng hóa
Warehouse Management System Hệ thống quản lý kho
Warehousing
Lưu kho
Waste
Sự lãng phí
Wholesaler

Nhà bán bn
Wide Area Network (WAN)
Mạng diện rộng
Workplace Logistics
Logistics tại chỗ
Zone Picking
Lựa chọn đơn hàng theo khu vực

16


PHẦN MỞ ĐẦU
Logistics hiểu một cách đơn giản là những hoạt động nhằm đảm bảo
nguồn lực vật chất cho đời sống con người và các hoạt động của mọi tổ
chức. Hoạt động logistics có phạm vi rộng lớn liên quan đến các khía cạnh
của đời sống, có mặt trong hầu hết các lĩnh vực quân sự, kinh tế, xã hội,...
Ngay từ khi xuất hiện, con người đã cần tới hoạt động logistics, để tồn tại
con người phải di chuyển, cất trữ những sản phẩm do mình tạo ra dù đó là
sản phẩm được tạo ra một cách đơn giản qua săn bắn, trồng trọt. Cùng với
sự tiến hóa của xã hội, sự tiến bộ của kinh tế, khoa học và cơng nghệ,
logistics ngày càng phát triển và đóng vai trị hết sức quan trọng đối với
các doanh nghiệp và nền kinh tế các quốc gia.
Lý luận về logistics đã phát triển rất sớm, đặc biệt trong lĩnh vực quân
sự. Khái niệm logistics trong lĩnh vực quân sự được hiểu là “Khoa học
của sự di chuyển, cung ứng và duy trì các lực lượng quân đội ở các chiến
trường”. Trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh, lý luận về logistics cũng
đã được xây dựng và giảng dạy ở các trường kinh tế, kỹ thuật chuyên
nghiệp dưới nhiều tên gọi: Tổ chức sản xuất; Tổ chức cung ứng; Quản lý
phân phối vật lý,... và hiện nay phổ biến với tên gọi Quản trị logistics.
Đối với các doanh nghiệp hiện đại, quản trị Logistics tạo ra giá trị gia

tăng về thời gian và địa điểm, cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa
và dịch vụ hiệu quả đến khách hàng; Hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định
chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ đó logistics góp phần
nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất,
tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp; là một nguồn lợi tiềm tàng
cho doanh nghiệp. Đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia và quốc
tế, logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia
và toàn cầu qua việc cung cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông phân phối,
mở rộng thị trường; Tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất, kinh
doanh từ khâu đầu vào đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối
cùng; Tiết kiệm và giảm chi phi phí trong lưu thơng phân phối; Mở rộng
thị trường trong bn bán quốc tế, góp phần giảm chi phí, hồn thiện và
17


tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh đặc biệt trong buôn bán và vận
tải quốc tế.
Ở Việt Nam, những nội dung lý luận về logistics cũng đã được tiếp
cận và đưa vào giảng dạy ở nhiều trường chuyên nghiệp từ khá lâu, được
lồng ghép trong các môn học như: Tổ chức và kỹ thuật sản xuất, Tổ chức
và quản lý cung ứng, Tổ chức và kỹ thuật thương mại, Quản trị hậu cần...
Tuy nhiên, chỉ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang hoạt động theo cơ chế
thị trường, lý luận logistics kinh doanh hiện đại mới được tiếp cận theo
quan điểm hiện đại và chính thức giảng dạy trong một số trường đại học.
Tại trường đại học Thương mại, môn học Logistics kinh doanh được đưa
vào giảng dạy ở chương trình chính khóa từ những năm 1990 với tên gọi “Hậu
cần kinh doanh thương mại”. Nhìn nhận logistics ở khía cạnh là hoạt động hỗ
trợ đắc lực cho các quá trình kinh doanh tại doanh nghiệp thương mại.
Năm 2005, cùng với sự ra đời của ngành logistics tại Việt Nam (Luật
Thương mại, 2005), bộ môn Logistics kinh doanh của trường Đại học

thương mại được thành lập. Các môn học quản trị logistics kinh doanh,
logistics quốc tế, e. logistics, quản trị kênh phân phối... được đưa vào
giảng dậy đã đáp ứng được yêu cầu phổ cập lý thuyết logistics kinh doanh
hiện đại. Bước đầu hỗ trợ phát triển cho hoạt động logistics tại các doanh
nghiệp, phù hợp với sự trưởng thành của nền kinh tế thị trường ở Việt nam
Năm 2011, giáo trình Quản trị logistics kinh doanh được xuất bản lần
đầu đã đáp ứng kịp thời yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Trường
Đại học Thương mại, đồng thời dùng làm tài liệu tham khảo về lý thuyết
cho các chương trình đào tạo sau đại học và các nhà quản trị kinh doanh.
Từ năm 2012 tới nay, nhà trường ln duy trì chủ chương đổi mới nội
dung và chương trình đào tạo để bắt kịp với những thay đổi của thị trường
và xã hội. Chương trình giảng dạy mơn học Quản trị logistics kinh doanh
được tăng cường với số lượng 3 tín chỉ cho các ngành học quản trị kinh
doanh. Bên cạnh đó, các hoạt động logistics tại Việt Nam đã có những
bước chuyển biến rất tích cực trong xu hướng tồn cầu hóa và tham dự
ngày càng sâu vào các chuỗi cung ứng với nhiều quốc gia trên thế giới.
Cách thức tiếp cận và phạm vi bao phủ của logistics đã thay đổi và mở
rộng. Các nội dung và hoạt động logistics ở doanh nghiệp được nâng cấp,
bổ sung, và đạt tới một tầm cao mới. Chính vì vậy việc chỉnh biên nâng
18


cấp giáo trình là hết sức cần thiết nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy,
nghiên cứu, học tập trong nhà trường và đáp ứng yêu cầu đổi mới trong
lĩnh vực logistics tại Việt Nam.
Giáo trình Quản trị logistics kinh doanh tái bản lần thứ nhất viết theo
bộ chương trình đào tạo các chuyên ngành trình độ đại học theo hệ thống
tín chỉ tại quyết định số 90/QD-ĐHTM do hiệu trưởng trường Đai học
thương mại phê chuẩn và được phê duyệt làm tài liệu chính thức dùng cho
giảng dậy, học tập ở Trường Đại học Thương mại.

Quan điểm tiếp cận và đối tượng nghiên cứu
Các tài liệu lịch sử ghi nhận Logistics kinh doanh ra đời vào những
năm 60 của thế kỷ 20 nhưng có những biến đổi vơ cùng mạnh mẽ vào
cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21. Ngun nhân chính là do mức tăng trưởng
nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu và sự bùng nổ của loại hình truyền
thơng Internet đã thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trên toàn
thế giới lên một mức độ cao hơn và đồng đều hơn. Đồng thời cho phép
các tiến bộ khoa học, công nghệ và thông tin được ứng dụng phổ biến
vào các hoạt động kinh tế trên phạm vi tồn cầu. Hình thành các luồng
thương mại hàng hóa (Supply chain) và dịch vụ kết nối giữa các quốc
gia và khu vực khác nhau với quy mô ngày càng lớn và vô cùng tập nập.
Logistics với tư cách là hoạt động hỗ trợ, kết nối các dòng di chuyển vật
chất đã có những chuyển biến mạnh mẽ để thích nghi với những thay đổi
ở trên. Quản trị logistics trong các doanh nghiệp hiện nay cịn có tên gọi
là quản logistics hợp nhất/tích hợp (Integrated logistics managemen) hay
logistics chuỗi cung ứng (Logistics supply chain), thể hiện một quan
điểm tiếp cận và xử lý mới về logistics từ phía các doanh nghiệp trong
chuỗi cung ứng.
Phương pháp tiếp cận quản trị logistics từ góc độ chuỗi cung ứng xuất
phát từ thực trạng phát triển của logistics theo thời gian, đi từ phân mảng,
riêng rẽ đến hợp nhất các hoạt động với nhau theo từng giai đoạn từ cuối
thế kỷ thứ 20 tới đầu thế kỷ 21. Theo Jean-Paul Rodrigue (2013) tới năm
2000, logistics đã tích hợp thành hệ thống hỗ trợ đắc lực cho các chuỗi
cung ứng vận hành giữa và trong các nền kinh tế toàn cầu. Cách tiếp cận
này cho phép hoạt động logistics mang lại hiệu quả cao nhất cho các
doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hàng hóa giai đoạn hiện nay.
19


Quản trị logistics tiếp cận chuỗi cung ứng nhấn mạnh vào hai vấn đề

cơ bản, và tạo ra những khác biệt lớn so với quan điểm quản trị logistics
truyền thống.
Thứ nhất là logistics được quản trị theo phương pháp tích hợp (Integral
logistics management). Quản trị logistics tích hợp cho phép chuyển hóa từ
mức độ tối ưu hóa cục bộ sang tối ưu hóa tổng thể, đây là nền tảng cơ bản
để tìm kiếm các giải pháp tăng cường hiệu quả và hiệu lực logistics ở cả
phạm vi doanh nghiệp, ngành và quốc gia. Điều này định hướng các hoạt
động quản trị logistics ở doanh nghiệp theo hướng tích hợp từ bên trong
giữa các nỗ lực mua, dự trữ, vận chuyển, kho hàng, giao nhận, đến tích hợp
bên ngồi theo chiều dọc chuỗi cung ứng là các loại hình doanh nghiệp sản
xuất, bán bn, bán lẻ và tích hợp ngang với các nhà cung cấp dịch vụ, đặc
biệt là các 3PL để tối ưu hóa hoạt động quản trị logistics.
Yếu tố thứ hai định hướng các nỗ lực quản trị logistics từ góc nhìn này
là nhằm vào mục tiêu giá trị gia tăng. Quan điểm này thừa nhận lý thuyết
cạnh tranh dựa trên chuỗi giá trị (Value chain) của M. Porter (1985). Theo
đó để có được vị thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần cống hiến cho thị
trường phần giá trị gia tăng từ chuỗi giá trị do một loạt các hoạt động của
doanh nghiệp mang lại. Trong đó các hoạt động logistics đảm đương việc
tạo ra các lợi ích (Utility) về thời gian (Time) và địa điểm (Place) thích
hợp cho các sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Cũng do vị trí và lợi
ích đặc biệt này mà logistics đang ngày càng trở nên vô cùng quan trọng
giúp nâng cao giá trị cho sản phẩm, hàng hóa, gia tăng sự hài lịng của
khách hàng và là cơng cụ cạnh tranh hàng đầu của doanh nghiệp trên các
thị trường tồn cầu có khoảng cách ngày càng lớn hiện nay.
Là môn khoa học kinh tế chuyên ngành, đối tượng nghiên cứu của học
phần quản trị logistics kinh doanh là các hoạt động logistics tại doanh
nghiệp, được xem xét với tư cách là một chức năng quản trị riêng biệt tại
các loại hình doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Vị trí này nhìn nhận
logistics như một hoạt động hỗ trợ cho các quá trình kinh doanh chính yếu
là sản xuất, phân phối trong chuỗi cung ứng. Do đó, kiến thức của học

phần được áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp cơ bản trong chuỗi
cung ứng bao gồm sản xuất, bán buôn, bán lẻ; các chuỗi cung ứng hàng
hóa xuất nhập khẩu hay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa. Đây
là những tổ chức có chức năng kinh doanh gắn liền với sự vận động của
20


các dòng sản phẩm vật chất (material flows) ở các phạm vi khác nhau, loại
trừ sự di chuyển với đối tượng con người.
Học phần trang bị các kiến thức cơ bản nhất về xác định chiến lược,
xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch, triển khai và kiểm soát các hoạt động
logistics một cách hệ thống tại doanh nghiệp, đồng thời giúp các nhà quản
trị ứng dụng linh hoạt các hoạt động này vào các điều kiện thị trường và
môi trường kinh doanh nhiều thay đổi và biến động. Học phần cũng giải
quyết các nội dung hoạt động logistics trong mối tương quan với các chức
năng quan trọng khác như marketing, sản xuất và tài chính, nhân sự...góp
phần hồn thiện hệ thống kiến thức quản trị kinh doanh tại các doanh
nghiệp Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
Lý thuyết này cũng được ứng dụng một cách linh hoạt cho các hoạt
động logistics nhân đạo (Humanitarian logistics); Logistics sự kiện (Event
logistics); Các tổ chức dịch vụ đặc biệt như khách sạn, nhà hàng, bưu
chính viễn thơng... Ngồi ra các tổ chức chun cung cấp dịch vụ logistics
(2PL, 3PL, 4PL...) cũng có thể tham khảo lý thuyết này nhằm phối hợp
cung ứng các dịch vụ của mình một cách tối ưu cho các doanh nghiệp
trong chuỗi cung ứng.
Phương pháp nghiên cứu môn học
Quản trị Logistics là một ngành khoa học kinh tế hiện đại, đòi hỏi
người học cần vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp trong quá trình học
tập và nghiên cứu. Trước hết là nắm bắt đối tượng nghiên cứu, các quy
luật, bản chất của hiện tượng kinh doanh theo quan điểm duy vật biện

chứng, có căn cứ khoa học và thực tiễn, khơng chủ quan, võ đốn, duy ý
chí. Khơng máy móc, cứng nhắc áp dụng các mơ hình và lý luận đi trước
mà cần căn cứ vào trình độ, mức độ phát triển, yêu cầu và khả năng thực
tế ở Việt Nam để cải tiến và vận dụng các mô hình, lý thuyết, các phương
pháp một cách hiệu quả và hợp lý.
Hiện nay lĩnh vực logistics ở một số quốc gia như Mỹ, Đức, Canada,
Thụy sỹ, Singapore, Nhật bản... rất phát triển. Các lý thuyết cũng như mơ
hình quản trị logistics cũng có nhiều khác biệt nên việc nghiên cứu lý thuyết,
tiếp thu kinh nghiệm của các quốc gia đi trước là hết sức cần thiết. Tuy nhiên
việc ứng dụng linh hoạt và triển khai sáng tạo nhằm đạt hiệu quả trong thực
tế đòi hỏi các nhà quản trị phải có cái nhìn biện chứng và lịch sử. Vừa phải
21


có tầm nhìn chiến lược khái qt, dài hạn để sử dụng tối ưu các nguồn lực
thực tế tại doanh nghiệp, vừa phải có cái nhìn linh hoạt năng động và quan
tâm đến những tác nghiệp chi tiết, cụ thể, và biết cách phối hợp chặt chẽ
chức năng logistics với các chức năng khác trong doanh nghiệp. Người học
cần có khả năng vận dụng các phương pháp dự đoán, thống kê, phân tích,
mơ hình hóa, các cơng cụ thu thập và xử lý thông tin, số liệu hiện đại để hỗ
trợ cho việc giải quyết các vấn đề logistics trong thực tế.
Cần nhận thức rằng, logistics là một ngành khoa học có tốc độ phát
triển rất nhanh trong những giai đoạn có nhiều tiến bộ khoa học, cơng
nghệ và kỹ thuật vượt bậc của nhân loại hiện nay, việc áp dụng các thành
tựu này vào ngành học là tất yếu, dẫn đến những thay đổi liên tục về quan
điểm quản trị, các mơ hình quản lý, các phương pháp kỹ thuật... trong
ngành logistics. Khả năng nhận thức các biến đổi của môi trường, vận
dụng tổng hợp các phương pháp tư duy, tạo ra cái nhìn sắc bén và linh hoạt
chính là chìa khóa để nắm bắt và làm chủ mơn khoa học này.
Nội dung học phần quản trị logistics kinh doanh

Với quan điểm tiếp cận logistics như một chức năng độc lập trong hệ
thống các chức năng kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp trong chuỗi
cung ứng. Đồng thời trang bị các kiến thức từ khái quát đến chi tiết, từ cơ
bản đến nâng cao theo hướng mở rộng và phát triển các hoạt động
logistics. Các nội dung của giáo trình quản trị logistics kinh doanh được
chia thành 9 chương với 3 chủ đề lớn. Có sự tích hợp và kế thừa phát triển
các kiến thức liên hoàn giữa các phần và trật tự logic của 9 chương này.
Chủ đề thứ nhất bao gồm 3 chương đầu, cung cấp kiến thức chung và
khái quát nhất về quản trị logistics kinh doanh tại các doanh nghiệp trong
chuỗi cung ứng:
Chương 1: Quản trị logistics trong kinh doanh hiện đại
Chương 2: Mạng lưới tài sản và hệ thống thông tin logistics tại doanh nghiệp
Chương 3: Tổ chức và kiểm soát logistics tại doanh nghiệp
Các chương này trình bày khái qt bức tranh tồn cảnh về hoạt động
logistics với tư cách là một chức năng hỗ trợ cho sự di chuyển của các dòng
vật chất và hàng hóa tại các loại hình doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng.
Phần này tập trung vào các kiến thức cơ bản nhất về quá trình quản trị
logistics như lập kế hoạch, tổ chức, kiểm tra đánh giá toàn bộ hoạt động quản
22


trị logistics từ góc độ chiến lược tới các quá trình và hoạt động logistics của
doanh nghiệp. Các nội dung cơ bản của thực thi logistics, tổ chức logistics,
sử dụng các nguồn lực vật chất logistics, các mơ hình phổ biến về cơ cấu
logistics, các chỉ tiêu và phương pháp kiểm tra, đánh giá hệ thống logistics.
Chủ đề thứ hai bao gồm các chương 4, 5, 6, 7 đi sâu làm rõ các mắt
xích cơ bản trong chuỗi hoạt động logistics (logistics chain) tại doanh
nghiệp như dịch vụ khách hàng, dự trữ, vận chuyển, mua hàng, đóng gói,
bảo quản...Đây là các hoạt động logistics chủ yếu giúp tối ưu hóa các dòng
cung ứng nguyên liệu và sản phẩm tại doanh nghiệp. Các chương này chú

trọng vào các nỗ lực hoạch định và triển khai hoạt động logistics chính yếu
và bổ trợ tại các doanh nghiệp nhằm phối thuộc và sử dụng tốt nhất các
nguồn lực logistics qua các quyết định lựa chọn, sắp xếp, sử dụng các
phương án thay thế tiềm năng.
Toàn bộ hai phần đầu sẽ cung cấp trọn vẹn các kiến thức cốt lõi về
quản trị logistics tại các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Phần cuối là
chủ đề mở rộng và phát triển logistics trong môi trường kinh doanh hiện
đại bao gồm hai chương.
Chương 8: Doanh nghiệp 3PL và ngành logistics quốc gia. Là chương
mở rộng các kiến thức sang phía ngành dịch vụ logistics. Nhằm cung cấp một
cái nhìn tồn cảnh, đầy đủ, đa diện từ phía các tổ chức cung ứng dịch vụ
logistic, mà đại diện là các doanh nghiệp 3PL. Bởi lẽ, các chuỗi logistics chỉ
tích hợp được tốt nhất khi có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp 3PL qua hoạt
động outsourcing. Cụ thể, chương 8 nghiên cứu các nỗ lực cung ứng dịch vụ
logistics từ phía các nhà cung cấp dịch vụ chứ khơng phải từ phía các doanh
nghiệp có nhu cầu. Để hiểu biết đầy đủ hơn về thị trường cung cấp dịch vụ
logistics tại Việt Nam, chương này còn đề cập tới khái niệm ngành logistics,
là tập hợp của các nhà cung cấp dịch vụ (2Pl, 3PL, 4PL), vai trò tham dự của
nhà nước trong vận hành hệ thống logistics quốc gia và dịch vụ logistics
thương mại. Các kiến thức về doanh nghiệp 3PL và hệ thống ngành logistics
sẽ giúp các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng đánh giá, lựa chọn và tích hợp
hiệu quả với các tổ chức này khi vận hành các chuỗi cung ứng của mình. Điều
này cũng cho phép nhận thức đầy đủ hơn về những thách thức và cơ hội đối
với thị trường thuê ngoài logistics tại các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng
Chương 9: Logistics trong thương mại điện tử và tồn cầu hóa.
Logistics đang thay đổi không ngừng trong một môi trường kinh doanh
23


toàn cầu đầy năng động và sáng tạo, sự phát triển, tiến hóa và đổi mới là

khơng ngưng nghỉ. Chương 9 giới thiệu một số những kiến thức mở rộng
và nâng cao về phạm vi của hoạt động logistics trong môi trường thương
mại điện tử, kinh doanh quốc tế, và mạng sản xuất toàn cầu.
Phần 3 này cũng khẳng định rằng, với sự phát triển nhanh chóng của
hoạt động logistics tại Việt Nam giai đoạn hiện nay, các kiến thức về quản
trị logistics sẽ được thường xuyên nghiên cứu, bổ xung và cập nhật để
thích nghi với yêu cầu thường xuyên đổi mới.
Giáo trình Quản trị logistics kinh doanh tái bản có kế thừa và sử dụng
các kiến thức từ bản in lần thứ nhất.
Nhóm biên soạn gồm các thành viên dưới đây:
Chủ biên: PGS. TS. An Thị Thanh Nhàn biên soạn chương 1, chương
2, chương 4, và mục 5.1 và 5.3 của chương 5, chương 8, và chương 9
PGS.TS. Nguyễn Văn Minh biên soạn mục 5.2 của chương 5
TS. Nguyễn Thông Thái biên soạn mục 2.2; 3.1; 3.3; 5.2; Tiểu mục 4.4.1
Tham gia biên soạn:
TS. Lục Thị Thu Hường biên soạn chương 6 và mục 9.1 của chương
9, danh mục đối chiếu thuật ngữ Anh Việt
ThS. Trần Thị Thu Hương biên soạn tiểu mục 2.3.1 chương 2; mục 7.3
chương 7, tiểu mục 8.3.1 chương 8,
ThS. Đoàn Ngọc Ninh biên soạn tiểu mục 3.3.3 chương 3
ThS. Phạm Thị Huyền biên soạn tiểu mục 2.3.2 chương 2 và mục 3.2
chương 3
Nhóm biên soạn đã cố gắng rất nhiều để thiết kế, bổ sung các kiến
thức và hoàn thiện hơn nữa bản giáo trình lần này, tuy nhiên khơng thể
tránh được những thiếu sót. Chúng tơi mong nhận được sự góp ý của các
nhà lý luận, các chuyên gia và nhà quản trị logistics trong thực tiễn để giáo
trình ngày càng được hồn thiện.
Xin trân trọng cám ơn.
Thay mặt nhóm biên soạn - Chủ biên giáo trình
PGS.TS AN THỊ THANH NHÀN

PGS.TS NGUYỄN VĂN MINH
TS. NGUYỄN THÔNG THÁI

24


Chương 1

QUẢN TRỊ LOGISTICS
TRONG KINH DOANH HIỆN ĐẠI
1.1. LOGISTICS TRONG NỀN KINH TẾ HIỆN ĐẠI

1.1.1. Khái niệm và sự phát triển của logistics kinh doanh
Logistics là một thuật ngữ có nguồn gốc Hilạp - logistikos, phản ánh
môn khoa học nghiên cứu tính quy luật của các hoạt động cung ứng và
đảm bảo các yếu tố tổ chức, vật chất và kỹ thuật (do vậy, một số từ điển
định nghĩa là hậu cần) để cho q trình chính yếu được tiến hành đúng
mục tiêu.
Cơng việc logistics hồn tồn khơng phải là lĩnh vực mới mẻ. Từ thủa
xa xưa, sau mùa thu hoạch người ta đã biết cách cất giữ lương thực để
dùng cho những lúc giáp hạt. Tơ lụa từ Trung Quốc đã tìm được đường
đến với khắp nơi trên thế giới, nhưng do giao thông vận tải và các hệ thống
bảo quản chưa phát triển, nên các hoạt động giao thương cịn hạn chế.
Thậm chí, ngày nay ở một vài nơi trên thế giới vẫn còn những cộng đồng
sống theo kiểu tự cung tự cấp, mà khơng có trao đổi hàng hố với bên
ngồi. Lý do chính là ở đó thiếu một hệ thống logistics phát triển hợp lý
và hiệu quả (lack of well-developed and inexpensive logistics system).
Theo từ điển Oxford thì logistics trước tiên là “Khoa học của sự di
chuyển, cung ứng và duy trì các lực lượng quân đội ở các chiến trường”.
Napoleon đã từng định nghĩa: Logistics là hoạt động để duy trì lực lượng

quân đội, nhưng cũng chính do hoạt động logistics sơ sài đã dẫn đến sự
thất bại của vị tướng tài ba này trên đường tới Moscow vì đã căng hết mức
đường dây cung ứng của mình. Cho đến nay, khái niệm logistics đã mở
rộng sang lĩnh vực kinh tế, mau chóng phát triển và mang lại thành công
cho nhiều công ty và tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới.
25


×