Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Phát hiện những người có nhóm máu Rhesus âm qua phân tích lần theo phả hệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.1 KB, 53 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Máu rất cần thiết và quan trọng đối với sự sống con người. Hiện nay với
sự phát triển của y học và khoa học con người đã phát hiện ra trên 30 nhóm
máu khác nhau với khoảng 308 kháng nguyên hồng cầu [21]. Tần suất xuất
hiện kháng nguyên khác nhau tùy từng chủng tộc. Những kháng nguyên có
tần suất xuất hiện thấp dưới 0,1% được gọi là hiếm, những kháng nguyên có
tần suất xuất hiện dưới 0,01% được gọi là rất hiếm [22]. Khi cơ thể không
được mang một kháng nguyên nào đó, nếu được nhận máu có mang kháng
ngun đó thì sẽ kích thích cơ thể sinh kháng thể miễn dịch chống lại kháng
ngun đó. Vì vậy khi truyền máu nhiều lần rất dễ xảy ra tai biến [5]. Việc
phát hiện ra các hệ nhóm máu khác nhau đã giải thích được các tai biến xảy ra
khi truyền máu. Đây là cơ sở đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng an toàn
truyền máu.
Trong thực hành truyền máu ở các nước tiến tiến thì sự đảm bảo về mặt
an toàn miễn dịch thực hiện một cách triệt để. Việc định nhóm máu của các hệ
kháng nguyên nhóm máu ABO, Rhesus, thực hiện phản ứng hịa hợp và sàng
lọc kháng thể bất thường đã được thực hiện một cách đầy đủ và thường quy.
Việc làm đó đã hạn chế tối đa các tai biến truyền máu. Trong thực hành truyền
máu ở Việt Nam thì hệ nhóm máu ABO và Rhesus (D) được thực hiện theo
quy chế Truyền máu năm 2007.
Trong mỗi hệ nhóm máu đều có những kháng nguyên có tần suất xuất
hiện thấp. Hệ nhóm máu Rh có kháng nguyên D đặc trưng, là một hệ nhóm
máu quan trọng trong thực hành truyền máu chỉ sau hệ ABO. Tần suất xuất
hiện kháng nguyên D ở người Việt Nam là 99,93% đây là những người có
nhóm máu Rh(D) dương [6]. Tỷ lệ người Việt Nam không mang kháng
nguyên D là 0,07% gọi là những người có nhóm máu Rh(D) âm [6]. Nhóm
Rh(D) âm ở nước ta coi là nhóm máu hiếm. Tương tự như vậy nhóm máu
ABO và các hệ nhóm máu khác cũng xuất hiện nhóm máu hiếm. Các nhóm
máu hiếm có tần suất xuất hiện thấp như vậy gây ra những khó khăn nhất định
trong truyền máu và điều trị bệnh về máu. Đó chính là việc tìm ra đơn vị máu


1


phù hợp về hệ nhóm máu, hịa hợp về cả hệ nhóm máu ABO, Rh và các nhóm
máu khác ( Kell, Kidd, Duffy, Lewis, Lutheran, MNSs, …) [5].
Việc phát hiện nhóm máu hiếm Rh (D) âm qua xét nghiệm lần theo phả
hệ là rất cần thiết. Qua xét nghiệm này có thể phát hiện những người có nhóm
máu Rh (D) âm trong cùng một gia đình, dịng họ. Đây chính là “ngân hàng
máu sống” có thể đảm bảo cung cấp kịp thời máu hịa hợp về hệ nhóm máu
ABO, Rh (D) cho những người thân trong gia đình và bệnh nhân khác khi cần
truyền máu Rh (D) âm.
Với tầm quan trọng của xét nghiệm nhóm máu lần theo phả hệ và ý nghĩa
đảm bảo an toàn trong thực hành truyền máu lâm sàng, chúng tôi thực hiện
nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:
Phát hiện những người có nhóm máu Rhesus âm qua phân tích lần
theo phả hệ.

2


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÓM MÁU.
1.1.1. Kháng nguyên nhóm máu.
Các kháng nguyên nhóm máu là sản phẩm prơtein trên màng hồng cầu,
mà q trình tổng hợp những prơtein này được mã hóa bởi các gen nằm trên
nhiễm sắc thể, các gen tập hợp thành một hệ thống. Sự phối hợp giữa các gen
của một hay nhiều hệ thống (kiểu gen) sẽ tạo ra những tính trạng (kiểu hình)
đó là nhóm máu. Ví dụ người nhóm máu AB là do có cả gen A và gen B trong

hệ thống nhóm máu ABO [5].
Kháng nguyên hồng cầu, về cơ bản, là kháng nguyên của các hệ nhóm
máu, như hệ ABO, hệ Rhesus, hệ Lewis, P, Kell, Duffy, Kidd...Phần lớn các
kháng nguyên hồng cầu thường hiện diện rõ trên bề mặt hồng cầu, tuy nhiên
có thể có một số kháng nguyên bình thường bị che lấp bởi màng hồng cầu và
chỉ bộc lộ dưới tác dụng của men tiêu đạm. Ngoại lệ có một số kháng nguyên
hiện diện ngay trong huyết thanh và được hấp phụ từ huyết thanh lên màng
hồng cầu (ví dụ: kháng nguyên hệ Lewis), thậm chí hấp thụ lên cả một số tế
bào khác [5], [3].
Cấu trúc hóa học và bản chất kháng nguyên hồng cầu: Một phân tử kháng
nguyên hồng cầu thường có hai phần:
- Phần có bản chất protein: Đó là các protein tải (carrier protein). Đây
là phần cần thiết để có khả năng sinh ra kháng thể [5].
- Phần có bản chất là glucid hoặc có thể là lipid, thường có trọng lượng
phân tử nhỏ hơn, gọi là hapten. Nhờ men glycosyltranferase mà các
phân tử carbonhydrat được gắn bổ sung vào chuỗi oligosaccharid, từ
đó tạo ra sự khác biệt của các kháng ngun nhóm máu hệ ABO,
Lewis… Như vậy đây chính là phần mang tính đặc hiệu của kháng
ngun nhóm máu đối với mỗi loại kháng thể [5].
Thời gian hình thành kháng nguyên hồng cầu là không đồng đều:
- Kháng nguyên hệ ABH: được tạo ra khi bào thai mới được 5, 6 tuần
và tiếp tục được hoàn thiện hơn sau khi sinh.

3


- Cịn kháng ngun các hệ nhóm máu khác chủ yếu được hình thành
và hồn thiện sau khi sinh.
Kháng ngun hồng cầu thường tồn tại suốt đời, nhưng có thể bị suy
yếu khi về già hoặc trong một số bệnh lý.

Di truyền nhóm máu: Về cơ bản kháng nguyên hồng cầu di truyền theo
quy luật Mendel, nghĩa là 50% từ bố và 50% từ mẹ.
Các kháng nguyên nhóm máu có mặt trên màng hồng cầu, có sự khác nhau
giữa cá thể này và cá thể khác và được tập hợp thành từng hệ thống tương ứng
với các đơn vị di truyền khác nhau. Các đơn vị di truyền này truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác theo quy luật Menđen [5].
Các kháng ngun nhóm máu có khả năng kích thích sinh kháng thể [5].
Hệ thống kháng ngun nhóm máu rất phong phú:
− Kháng nguyên hệ nhóm máu ABO phổ biến nhất và quan trọng
nhất trong truyền máu. Kháng nguyên cơ bản: A, B, H quyết định
nhóm máu ở người. Kháng nguyên dưới nhóm: A 1, A2, A3, Ax, Aend,
Am, B3, Bm, Bel,…[5].
− Kháng nguyên hệ Rhesus: D, E, C, c, e...[5].
1.1.2.Kháng thể nhóm máu (hồng cầu) [5].
Kháng thể xuất hiện sau miễn dịch khác nhóm, phần lớn là IgG hay
IgM. Đặc biệt kháng thể hồng cầu xuất hiện thường xuyên và tồn tại đều đặn
mà không qua một sự miễn dịch cụ thể nào gọi là kháng thể tự nhiên.
1.1.2.1. Kháng thể tự nhiên
Là những globulin miễn dịch, xuất hiện từ lúc trẻ mới ra đời, khơng qua
một kích thích cụ thể nào.
Bản chất của kháng thể tự nhiên: thường là IgM như chống A, chống B,
chống AB là kháng thể đủ, điều kiện hoạt động tối ưu là 40C- 220C (nhưng
vẫn có thể hoạt động ở 00C- 370C) và ở môi trường NaCl 0,9%. Kháng thể
tự nhiên bị hủy ở 700C trong 10 phút [5].
Kháng thể tự nhiên không qua được màng nhau thai.
Kháng thể tự nhiên làm ngưng kết và làm tan máu rất mạnh đối với các
hồng cầu mang kháng nguyên tương ứng. Hậu quả là gây tan máu trầm
trọng ngay trong lịng mạch, có thể đưa đến tử vong [5].

4



1.1.2.2. Kháng thể miễn dịch [5].
Kháng thể miễn dịch nhóm máu là những kháng thể được tạo ra do một
quá trình đáp ứng miễn dịch rõ ràng. Có thai nhiều lần và truyền máu là
những nguyên nhân gây ra kháng thể miễn dịch như kháng thể chống Rh,
chống Kell, chống Duffy….Kháng thể miễn dịch chỉ xuất hiện khi có một q
trình kích thích miễn dịch.
Bản chất của kháng thể miễn dịch nhóm máu: Chủ yếu là IgG. Kháng thể
miễn dịch không làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên tương ứng ở
môi trường NaCl 0,9% và ở nhiệt độ lạnh hoặc nhiệt độ phịng thí nghiệm.
Trong điều kiện phịng thí nghiệm, kháng thể miễn dịch chỉ bám lên bề mặt
hồng cầu, người ta gọi đó là hiện tượng hồng cầu bị cảm ứng. Muốn phát hiện
các kháng thể miễn dịch người ta phải dùng một số kỹ thuật đặc biệt, như sử
dụng men tiêu đạm, hay kỹ thuật dùng huyết thanh kháng globulin người.
Kháng thể miễn dịch IgG không bị hủy ở 700C trong 10 phút. Kháng thể
miễn dịch là các IgG, do có khả năng chuyển qua tế bào nhau thai một cách
chủ động, cho nên đã dẫn đến thiếu máu huyết tán của trẻ sơ sinh do bất đồng
nhóm máu mẹ con.
Tai biến truyền máu do kháng thể miễn dịch gây ra thường nhẹ hơn và
xảy ra ngoài lịng mạch. Tuy nhiên nếu khơng tiến hành đầy đủ các xét
nghiệm để phát hiện thì cũng có thể dẫn đến những hậu quả trầm trọng.
1.2. HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO
1.2.1. Lịch sử phát hiện
Năm 1900 Landsteiner là người đầu tiên phát hiện ra nhóm máu ABO
nhờ các đặc điểm là: trên bề mặt hồng cầu có các kháng nguyên A, B và trong
huyết thanh có các kháng thể tự nhiên chống lại kháng nguyên vắng mặt trên
hồng cầu của người đó. Những kháng thể tự nhiên này xuất hiện ngay sau khi
sinh ra và tồn tại suốt đời [5].
Nhóm A: trên hồng cầu có kháng nguyên A và bị ngưng kết bởi kháng thể

chống A.
Nhóm B: trên hồng cầu có kháng nguyên B và bị ngưng kết bởi kháng
thể chống B.

5


Nhóm O: trên hồng cầu khơng có kháng ngun Avà B và bị ngưng kết
bởi kháng thể chống A và chống B.
Năm 1902 Decastello và Sturli phát hiện ra nhóm máu AB với sự có mặt
kháng nguyên A và B trên hồng cầu và bị ngưng kết bởi kháng thể chống A và
chống B [5].
Bảng 1.1. Đặc điểm các nhóm máu hệ ABO và tỷ lệ ở người Việt Nam [5]
Kháng nguyên
Kháng thể trong
Tỷ lệ(%)
Nhóm
trên hồng cầu
huyết thanh
A
A
Chống B
21,2
B
B
Chống A
30,1
AB
A và B
Khơng

6,6
O
Khơng
Chống A và Chống B
42,1
1.2.2. Kháng ngun hệ nhóm máu ABO
Hệ thống ABO có hai kháng ngun chính là A và B. Sự có mặt của
chúng ở trên màng hồng cầu quyết định tên nhóm máu. Nhưng kháng nguyên
A và B cũng có một số biến tướng.
1.2.2.1. Kháng nguyên A và sự đa dạng của kháng nguyên A.
- Người có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu, trong huyết thanh
khơng có kháng thể tự nhiên chống A.
- Nhóm A1 và A2: Năm 1911, người ta đã xác định có hai kháng
nguyên A là A1 và A2 ứng với hai alen khác nhau. Như vậy trong
nhóm A thực ra có hai nhóm là A1 và A2 và nhóm AB cũng có hai
loại là A1B và A2B.
Hồng cầu A 1 bị ngưng kết mạnh với kháng thể chống A trong huyết thanh
người nhóm B hay O.
Hồng cầu A 2 phản ứng kém hơn với kháng thể chống A trong huyết thanh
người nhóm B và nhóm O. Người có nhóm máu A 2 và A2B có thể có kháng
thể chống A1 tự nhiên song tỷ lệ thấp (khoảng 1% với A2 và 25% với A2B) và
hiệu giá thấp, nhưng khi nhận máu A1 có thể tạo miễn dịch và gây tai biến nếu
truyền tiếp máu A1 lần sau [5].

6


Các kiểu hình A “yếu”: Một số người có hồng cầu thể hiện kháng
nguyên A “yếu” vì ngưng kết yếu với kháng thể chống A. Kháng
nguyên A “yếu”: A3, Ax, Aend, Am.

1.2.2.2. Kháng nguyên B và sự đa dạng của kháng nguyên B.
Các biến tướng yếu của kháng nguyên B: B3, Bm, Bel.
1.2.2.3. Kháng nguyên H và hệ Hh, kiểu hình Bombay
Nhóm O khơng có kháng ngun A và B trên bề mặt hồng cầu, nhưng có
kháng nguyên H trên hồng cầu.
Năm 1952, tại Bombay, Bhende phát hiện người có nhóm máu lạ là:
hồng cầu khơng bị ngưng kết với các kháng thể chống A, B, H, trong huyết
thanh có kháng thể chống A, B, H, làm ngưng kết hồng cầu tất cả các nhóm
kể cả nhóm O. Sự có mặt kháng nguyên H là do hệ thống gen Hh, đó là hệ
thống độc lập với ABO, người nhóm Bombay là có kiểu gen hh.
1.2.3. Kháng thể hệ nhóm máu ABO [5]:
-

1.2.3.1. Kháng thể tự nhiên (KTTN)
Do đặc điểm của hệ thống nhóm máu ABO là trong huyết thanh có mặt
các kháng thể tương ứng với các kháng nguyên vắng mặt trên hồng cầu, cho
nên có:
− Kháng thể chống A ở người nhóm B.
− Kháng thể chống B ở người nhóm A.
− Kháng thể chống A và B ở người nhóm O.
− Kháng thể chống A, B, H ở người nhóm O Bombay.
− Kháng thể chống A1 ở người nhóm A2 (1%), A2B (25%) [5].
Đó là các kháng thể tự nhiên tức là khi sinh ra đã có, có đặc điểm là các
IgM không qua được màng rau thai, thường gây ngưng kết và không làm vỡ
hồng cầu nếu hồng cầu được pha lỗng, nhiệt độ thích hợp cho hoạt động là
4oC, bị trung hịa khi đun nóng 70oC. Hiệu giá kháng thể chống A và chống B
ở người nhóm O thường cao hơn hiệu giá chống A ở người nhóm B hoặc
chống B ở người nhóm A [5].
Các kháng thể chống A, chống B là tự nhiên tức là không qua một sự
miễn dịch cụ thể nào.


7


Kháng thể tự nhiên: xuất hiện sau khi sinh, tăng dần hiệu giá, đạt cực đại
ở 5-10 tuổi, ổn định và giảm dần ở người già [5].
1.2.3.2. Kháng thể miễn dịch (KTMD).
KTMD xuất hiện sau một kích thích miễn dịch, các điều kiện kích thích
miễn dịch gồm có:
− Miễn dịch đồng lồi: do bất đồng nhóm máu mẹ con (khi chuyển dạ
một số hồng cầu con mang kháng nguyên mà mẹ khơng có sẽ sang máu
mẹ gây đáp ứng miễn dịch ở mẹ). Hoặc do truyền máu sai nhóm: ví dụ
truyền hồng cầu A, B, AB cho người nhóm máu O. Kháng thể miễn
dịch xuất hiện 8-15 ngày sau khi bị kích thích [5].
− Miễn dịch khác lồi: khá phổ biến, khi tiếp xúc các sinh phẩm có nguồn
gốc từ động vật, các huyết thanh (kháng bạch hầu, uốn ván) điều chế từ
ngựa rất giàu chất A cơ thể sẽ sinh KTMD chống lại.
− Tính chất của KTMD chống A và chống B: bản chất là IgG, qua được
hàng rào nhau thai. Có thể kết hợp với bổ thể gây tan máu. Hoạt động
tốt ở 370C, không bị hủy ở 70oC [5].
1.3. HỆ THỐNG NHÓM MÁU RHESUS
1.3.1. Lịch sử phát hiện [3], [5].
Năm 1939 Levine và Steton phát hiện một kháng thể bất thường trong
huyết thanh một sản phụ đã được nhận máu hòa hợp ABO từ người chồng.
Kháng thể này phản ứng rất mạnh với hồng cầu thai nhi và hồng cầu của 85%
người da trắng cùng nhóm ABO [3].
Năm 1940 Landsteiner và Wiener lấy máu khỉ Macacus Rhesus tiêm cho
thỏ và chuột lang thu được kháng thể gây ngưng kết hồng cầu khỉ và gây ngưng
kết hồng cầu của 80% người da trắng. Những người có phản ứng gọi là người
nhóm Rh dương, 20% người khơng ngưng kết với kháng thể này gọi là người có

nhóm Rh âm [5].
Cũng năm 1940 Wiener và Peter thấy một số người Rh âm có sinh kháng
thể chống Rh dương gây phản ứng truyền máu khi truyền cùng nhóm máu ABO
[5]. Sau này người ta thấy kháng thể chống hồng cầu người của thỏ khác với
kháng thể chống Rh của người. Tuy nhiên người ta vẫn giữ tên kháng thể của
người là kháng thể chống Rh [5].

8


1.3.2. Kháng nguyên hệ nhóm máu Rhesus và danh pháp
1.3.2.1. Danh pháp
Năm 1943 người ta đã phát hiện bốn kháng thể chống lại bốn kháng
nguyên thuộc hệ Rh, trong đó có hai kháng ngun liên quan (vì một cá thể
ln có ít nhất một trong hai kháng ngun này) được đặt tên là C và c còn
hai kháng nguyên khác không liên quan, được đặt tên là D và E [5].
Năm 1945 Mourant phát hiện kháng thể chống e, e là kháng nguyên liên
quan với E.
 Danh pháp của Fischer- Race (DCE).
Ngay từ năm 1944 sau khi nghiên cứu 4 kháng nguyên, Fischer đã giả
thiết hệ Rh do phức hợp 3 gen liên kết chặt chẽ với nhau trong đó mỗi
gen có các alen. Đó là: D và d là alen của nhau. Alen của C là c. Alen
của E là e: trình tự locus của phức hợp gen này là DCE, các locus này
nằm liền kề nhau, liên kết chặt chẽ và di truyền cùng nhau. Ví dụ bố có
phức hợp Dce thì con, cháu cũng có phức hợp này [5]. Sau phát hiện
của Mourant thì giả thuyết này càng được ủng hộ, tuy nhiên cho đến
nay vẫn chưa tìm thấy kháng nguyên d và kháng thể chống d [3], [5].
 Danh pháp của Wiener.
Wiener cho rằng hệ Rh là hệ có rất nhiều alen, mỗi alen lại cho một
phức hợp các yếu tố kháng nguyên. Ví dụ: alen Rh1 sẽ tạo ra kháng

nguyên phức hợp là D, C, e [3], [5].
Tuy gọi khác nhau nhưng có thể liên hệ giữa hai loại danh pháp này
Bảng 1.2. So sánh danh pháp của Ficher- Race với danh pháp của Wiener.
Gen (theo

Phức hợp gen

Wiener

Ficher

Wiener)
Rh1
Rh0
Rh2
Rhz

(Ficher)
DCe
Dce
DcE
DCE

rh
rh’
rh’’
rhy

dce
dCe

dcE
dCE

1.3.2.2. Kháng nguyên của hệ nhóm máu Rhesus.

9


Hệ nhóm máu Rh có năm kháng ngun chính là: kháng nguyên D,
kháng nguyên C và c, kháng nguyên E và e.
Người có kháng nguyên D gọi là người có nhóm máu Rh (D) dương. Người
khơng có kháng ngun D gọi là người có nhóm máu Rh(D) âm. Người bình
thường có thể có kháng ngun D hoặc khơng, có thể có kháng nguyên E hoặc e
hoặc cả hai, có thể có kháng nguyên C hoặc c hoặc cả hai [5].
Bảng 1.3. Tần suất phân bố các kháng nguyên chính của hệ Rh [8], [24].
Kháng
nguyên
D
C
E
C
e

Da trắng
(%)

Da đen
(%)

85

70
30
80
98

93
30
20
96
99

Người Pháp
(%)
85
67
31
84
97

Người Việt
Nam
(%)
100
93
36
48
95

Khi nguời thiếu một kháng ngun được nhận máu có kháng ngun
đó, thì có thể sẽ tạo miễn dịch và gây tai biến truyền máu lần sau. Trong số

năm kháng nguyên trên thì kháng ngun D có ý nghĩa nhất vì có khoảng
50% người Rh âm nhận máu Rh dương sẽ sinh kháng thể chống Rh. Kháng
thể này thường là IgG nhưng có thể ngưng kết cả trong môi trường nước
muối, phản ứng sinh kháng thể tăng lên nếu tiếp tục được tiếp xúc kháng
ngun D [3], [5].
Kháng ngun D có vai trị quan trọng trong bệnh tan máu trẻ sơ sinh:
người mẹ có nhóm Rh (D) âm mang thai con Rh (D) dương có thể sinh kháng
thể chống D. Do khi chuyển dạ một ít hồng cầu con vào tuần hồn mẹ kích
thích tạo kháng thể và gây tan máu cho thai Rh (D) dương ở lần mang thai sau
[5].
Ngoài năm kháng ngun trên hệ nhóm máu Rh cịn có một số kháng
nguyên khác:

Kháng nguyên Du: người có nhóm Du này trên hồng cầu có
kháng ngun D, nhưng hồng cầu khơng ngưng kết với tất cả chống D, trong

10


huyết thanh có thể có kháng thể chống D. Kháng nguyên D u coi là một biến
tướng yếu của D hay cịn gọi là D khơng đầy đủ [5].
Về cơ chế di truyền người ta thấy Du xuất hiện là do sự tương tác về di
truyền, ví dụ kiểu gen DCe/ dCe có thể tạo D u nhưng khi di truyền cho con
DCe/Dce thì con khơng có Du. Trong thực hành truyền máu nếu người D u cho
máu thì coi là Rh dương, nếu người Du nhận máu thì coi là Rh (-) [5].
− Kháng nguyên D từng phần [5]:
Người ta cho rằng kháng nguyên D có nhiều phần, có người đủ các phần, có
người thiếu một hoặc một số phần. Trong số những người thiếu có thể có người sẽ
sinh kháng thể chống lại kháng nguyên D đầy đủ, vì vậy trong thực hành truyền
máu coi D từng phần như Du.

− Kháng nguyên Cu:
Kháng nguyên Cu là sản phẩm của một biến tướng của alen C và c. Khi mang thai
con có Cu, người mẹ khơng có Cu có thể tạo kháng thể chống Cu và gây thiếu máu
vàng da trẻ sơ sinh [5].
Ngồi ra cịn các biến tướng khác của C, của E.
−Kháng nguyên phức hợp: khi hai gen gần nhau có thể liên kết tạo nên
một kháng ngun. Ví dụ người có kiểu gen Dce ngồi các kháng ngun D, c, e
cịn có kháng ngun f, kháng nguyên f chỉ có mặt khi 2 gen c và e đi với nhau.
1.3.3. Kháng thể hệ nhóm máu Rhesus
Kháng thể tự nhiên: Rất hiếm gặp, người ta đã gặp một số người
có kháng thể IgM chống E, hoạt động ở môi trường nước muối và nhiệt độ
lạnh. Tỷ lệ kháng thể tự nhiên chống E là rất thấp. Các kháng thể tự nhiên
chống D là rất hiếm [5].
Kháng thể miễn dịch [3], [5]:
Kháng thể của hệ Rh chủ yếu là kháng thể miễn dịch, bản chất là IgG.
Khi một người thiếu một kháng nguyên nào đó của hệ Rh được nhận máu có
kháng nguyên đó có thể tạo miễn dịch và gây tai biến truyền máu lần sau.
Các kháng thể của hệ Rh gồm: kháng thể chống D, E, C, e, c.
Kháng thể chống D là thường gặp sau khi truyền máu Rh dương cho Rh
âm hoặc người mẹ Rh âm có con Rh dương. Người ta thấy những người Rh
âm nhận máu Rh dương thì có 50% người sinh kháng thể chống D. Phần lớn

11


chống D là IgG, tuy nhiên có thể làm ngưng kết hồng cầu trong môi trường
muối và gây tai biến truyền máu nặng. Như vậy khi truyền máu cần định
nhóm Rh và chỉ truyền Rh dương cho người Rh dương [5].
Các kháng thể khác như chống G, chống C là khá thường gặp, ở Việt
Nam thường gặp chống C, do đó cần lưu ý khi truyền máu nhiều lần.

Bản chất của kháng thể hệ Rh: Hầu hết là IgG, Một tỷ lệ thấp kháng thể
chống D miễn dịch là IgM.
1.3.4. Di truyền nhóm máu Rhesus [3], [5], [7].
Kháng nguyên của hệ Rhesus là các sản phẩm protein trên màng hồng
cầu, sự tổng hợp những kháng nguyên ngày được mã hóa bởi gen nằm trên
nhiễm sắc thể [5]. Căn cứ vào những phản ứng kháng nguyên- kháng thể:
Race, Fisher và sau này nhiều tác giả cho rằng hệ thống kháng nguyên Rh
hình thành bởi 3 gen khơng alen Cc, Dd, Ee nằm trong ba locus thuộc cặp
nhiễm sắc thể tương đồng số một, theo thứ tự là D-C-E [7].
Hệ thống luận điểm (danh pháp) của Fischer- Race và nghiên cứu một số
tác giả khác về hệ nhóm máu Rh cho rằng: sự hình thành kháng nguyên D do
gen D chi phối, alen tương ứng là d. Hiện nay chưa tìm thấy kháng nguyên d
và kháng thể chống d [3], [5]. Người có kháng nguyên D trên hồng cầu được
gọi là người có nhóm máu Rh (D) dương, người khơng có kháng nguyên D
trên hồng cầu được gọi là người có nhóm máu Rh (D) âm [5]. Kháng nguyên
hệ nhóm máu Rh (D) di truyền theo quy luật di truyền Menden [7].
Kiểu gen của người có nhóm máu Rh (D) dương: DD, Dd.
Người có nhóm máu Rh (D) âm có kiểu gen: dd.
Hai alen D, d nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1, có thể gặp các
đơi alen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1 là: D/D, D/d, d/d. Căn cứ vào
nguyên lý phân ly và tổ hợp của gen trong giảm phân và thụ tinh khi biết
nhóm máu của bố và mẹ, có thể dự đốn được nhóm máu của các con theo
nguyên lý di truyền và xác suất. Bảng dưới đây thể hiện các khả năng về sự di
truyền nhóm máu Rh (D).
Bảng 1.4. Các khả năng về sự di truyền nhóm máu Rh (D) [7].
Bố/ mẹ

Bố/ mẹ

Con

Kiểu gen

12

Kiểu hình


(Kiểu gen)
DD
DD

(Kiểu gen)
DD
Dd

DD
Dd

dd
Dd

Dd

dd

dd

dd

DD (100%)

DD (75%);
Dd (25%)
Dd (100%)
DD (25%)
Dd (50%)
dd (25%)
Dd (50%)
dd (50%)
dd (100%)

Rh (D) dương
Rh (D) dương
Rh (D) dương
Rh (D) dương
Rh (D) dương
Rh (D) dương
Rh (D) âm.
Rh (D) dương
Rh (D) âm.
Rh (D) âm.

1.3.5. Vai trị hệ nhóm máu Rh trong y học
1.3.5.1.Tỷ lệ nhóm máu Rh ở một số nước:
Bảng 1.5. Tỷ lệ nhóm máu Rh ở một số đối tượng [2], [13], [17], [24].

Tác giả

Đối tượng

Bạch Quốc Tuyên và

cộng sự.[17]
Đỗ Trung Phấn và cộng
sự [2]
Trần Văn Bé và cộng sự
[13].
[24]

Người Việt Nam
n=36.077
Người Kinh Hà Nội
n=1483
Trẻ em lai Âu Mỹ

[24]

Tỷ lệ Rh
dương
(%)
99,23

Tỷ lệ Rh âm
(%)
0,077

99,93

0,07

97,91


2,09

Người da trắng

85

15

Người da đen

93

7

1.3.5.2. Trong truyền máu [5],[19].
Truyền máu có kháng nguyên hệ Rh cho cơ thể có kháng thể tương ứng
có thể gây tai biến truyền máu. Trong số các kháng nguyên của hệ Rh thì
kháng ngun D có vai trị chính trong đại đa số trường hợp miễn dịch.
Người Rh (D) âm được truyền máu Rh (D) dương lần đầu tiên khơng có
tai biến nhưng có thể sản xuất kháng thể chống D và có khả năng ghi nhớ

13


miễn dịch. Khi được truyền máu Rh (D) dương lần 2 sẽ gây tai biến tan máu
với mức độ từ nhẹ đến nặng có thể gây shock do truyền nhầm nhóm máu dẫn
đến tử vong.
Tại Việt Nam tỷ lệ người có Rh(D) âm rất thấp nhưng vẫn xảy ra tai biến
truyền máu liên quan kháng nguyên D. Vì vậy cần định nhóm Rh người cho
máu và người nhận. Người có nhóm Rh âm chỉ nhận máu người Rh âm.

Kháng nguyên khác của hệ Rh cũng có khả năng tạo kháng thể miễn
dịch. Vì vậy trong truyền máu cho những người đã từng nhận máu hoặc phụ
nữ chửa đẻ nhiều lần cần lưu ý tìm phát hiện kháng thể bất thường bằng cách
sử dụng panel hồng cầu có đầy đủ kháng nguyên hệ Rh.
1.3.5.3. Trong tan máu trẻ sơ sinh [5], [17], [25].
Bệnh tan máu trẻ mới sinh do bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con:
Một người mẹ mang thai có nhóm máu Rh âm và bố có nhóm máu Rh dương,
con sinh ra có thể có nhóm máu Rh dương như bố. Như vậy nhóm máu của
người mẹ và của con khác nhau, gọi là “sự bất đồng nhóm máu mẹ và con”.
Đứa con đầu Rh dương: Khi mẹ sinh con lần đầu này nhau thai bong ra, giải
phóng hồng cầu của bé, hồng cầu Rh dương này sẽ chuyển sang tuần hoàn
mẹ. Cơ thể mẹ sẽ sinh kháng thể chống Rh (D). Đây chính là cơ chế tạo miễn
dịch Rhesus, đứa con đầu không bị tác động của kháng thể chống D này. Khi
mẹ mang thai lần 2 sẽ xảy ra vấn đề nếu mang thai con Rh dương: Kháng thể
chống Rhesus trong cơ thể mẹ có từ sau khi sinh con lần đầu là những phân tử
nhỏ, khả năng xuyên qua nhau thai. Nên sẽ từ từ phá hủy hồng cầu của thai
nhi thứ 2. Trẻ sinh ra ở lần thứ 2 này sẽ mắc chứng thiếu máu huyết tán kèm
theo vàng da rất nặng.
Hạn chế hiện tượng này bằng cách tiêm cho người mẹ kháng thể chống
Rh loại IgM khi chuyển dạ lần đầu con Rh (D) dương. Đứa con của lần mang
thai sau chỉ bị tai biến khi có kháng nguyên vắng mặt ở mẹ, nó chỉ chắc chắn
khi người bố đồng hợp tử D/D. Nếu người bố là dị hợp tử D/d đứa con có thể
là Rh âm và khơng bị tai biến do kháng thể chống D trong huyết thanh mẹ.
Một số trường hợp ngay đứa con đầu đã bị tan máu có thể do mẹ bị cảm
nhiễm trước do truyền máu khác nhóm hoặc sảy thai trước mà khơng biết.
Các biểu hiện bệnh lý do bất đồng miễn dịch mẹ thai gây nên:

14



− Sảy thai liên tiếp hoặc thai chết lưu ở những người phụ nữ bị miễn
dịch rất mạnh.
− Phù rau thai làm đứa con chết trong khi đẻ hoặc vài giờ sau khi sinh.
− Bệnh thiếu máu tan máu trẻ sơ sinh: biểu hiện vàng da sớm ngay trong
24h đầu, gan lách to, thiếu máu, tăng hồng cầu non, tăng Bilirubin rất nhanh.
Nếu không điều trị kịp thời vàng da tăng lên, gan lách to lên mất nước, đái ít, có
thể chảy máu và tử vong. Một số trường hợp có thể diễn biến vàng da nhân, biến
chứng này có thể đe dọa xuất hiện khi bilirubin huyết tương lên quá 20mg %,
các sắc tố mật đọng lại ở các nhân xám trung ương. Trẻ có các triệu chứng thần
kinh: tăng trương lực cơ, co cứng cơ, rối loạn hô hấp có thể chết do ngừng thở
hoặc sống sót với di chứng về rối loạn phát triển tâm thần, vận động.
Phương pháp phịng bệnh [25]:
Ngăn ngừa tình trạng mẫn cảm với kháng nguyên D ở phụ nữ Rh âm khi
tiếp xúc với hồng cầu Rh dương bằng đưa globulin miễn dịch anti D vào cơ thể
mẹ. Chỉ dùng globulin miễn dịch anti D khi người mẹ là D âm, phôi thai được
xét nghiệm D dương và mẹ chưa bị mẫn cảm.
Có thể dùng globulin miễn dịch anti D để đề phòng mẫn cảm Rh dương
trong trường hợp truyền máu Rh dương cho người Rh âm, thường tiêm trong
vòng 72h sau khi phơi nhiễm.
1.4. NHÓM MÁU HIẾM VÀ PHẢ HỆ NHÓM MÁU.
1.4.1. Nhóm máu hiếm. [4]
Theo khuyến cáo của Hội truyền máu Mỹ và Hội truyền máu quốc tế:
Nhóm máu hiếm là nhóm máu được xuất hiện với tần suất rất thấp trong quần
thể là dưới 0,1% và là nhóm máu rất hiếm khi tần suất xuất hiện thấp hơn
0,01%. Bên cạnh đó người mà trên bề mặt hồng cầu khơng có các kháng
nguyên có tần suất xuất hiện cao, hoặc những trường hợp A yếu hoặc B yếu
đều coi là người có nhóm máu hiếm.
Các quốc gia khác nhau, chủng tộc khác nhau có các nhóm máu hiếm
khác nhau.
Ví dụ [4]:

- Người Mỹ gốc Phi nhóm máu hiếm là Duffy (-).

15


- Người châu Á nhóm máu hiếm là Jk(a-b-).
- Người da trắng nhóm máu hiếm là Kp(b-).
- Nhóm O Bombay gặp ở một số chủng tộc trên thế giới.
Tại Việt Nam đã phát hiện được một số nhóm máu hiếm sau [4]:
- Nhóm A2B (0,0035%) rất hiếm
- Nhóm máu Rh (D) âm tỷ lệ 0,09% coi là nhóm máu hiếm.
- Nhóm nhóm máu Duffy: có nhóm Fy (a-b+) khoảng 0,07%
- Hệ nhóm máu MNSs có nhóm S+s- khoảng 0,0034% (nhóm máu rất
hiếm), nhóm S-s- khoảng 0,057% (hiếm ).
1.4\.2. Phả hệ nhóm máu.
1.4.2.1. Phân tích lần theo phả hệ nhóm máu [7].
- Mục đích: phát hiện người có nhóm máu hiếm và sự di truyền nhóm
máu hiếm.
- Phương pháp: tiến hành phát hiện nhóm máu ABO, Rh qua một số
thế hệ, ít nhất là qua ba thế hệ và từ đó lập bản đồ gia hệ nhóm máu.
Một số quy ước:
- Mỗi cá thể trong một gia hệ có một kí hiệu theo quy ước quốc tế,
tùy theo giới tính, có nhóm máu hiếm đang cần phân tích hay khơng.
Bản đồ gia hệ thường vẽ theo hình bậc thang, từ trên xuống theo thứ
tự các thế hệ ông bà cha mẹ, con cháu,…Mỗi thế hệ là một bậc thang. Các
con của một cặp bố mẹ được ghi lần lượt từ trái qua phải và từ người con lớn
nhất.
- Đương sự: là người được phát hiện có nhóm máu hiếm, từ đương sự ta
tiến hành tìm hiểu dần nhóm máu của các thành viên khác trong gia hệ để từ đó
lập bản đồ gia hệ. Đương sự được đánh dấu bằng một mũi tên bên dưới ký hiệu.

1.4.2.2. Các kí hiệu dùng để lập gia hệ [7]:
Trong nghiên cứu phát hiện người có nhóm máu hiếm bằng xét nghiệm
lần theo phả hệ thì khi lập bản đồ gia hệ cần theo một quy ước chung của hệ
thống các quy ước quốc tế. Dưới đây là một số quy ước được sử dụng trong
lập bản đồ gia hệ của xét nghiệm lần theo phả hệ:

16


Ký hiệu.

Ý nghĩa của ký hiệu
Nam giới
Nữ giới

. Nam, nữ có nhóm máu hiếm.

Đương sự

Vợ chồng

Anh, chị em ruột.

Các thế hệ.

I, II, III, IV, V…..

1.4.2.3. Sơ đồ di truyền nhóm máu Rhesus (D).
Cơ chế hình thành nhóm máu Rh (D) âm: sự hình thành kháng nguyên D
do gen D chi phối, alen tương ứng là d. Hai alen D, d nằm trên cặp nhiễm sắc

thể tương đồng số một [5], [7]. Người có kháng nguyên D trên hồng cầu gọi
là người có nhóm máu Rh (D) dương, người khơng có kháng nguyên D trên

17


hồng cầu được gọi là người có nhóm máu Rh (D) âm. Căn vào nguyên lý
phân ly và tổ hợp của gen trong giảm phân và thụ tinh khi biết nhóm máu của
bố và mẹ, có thể dự đốn được nhóm máu của các con theo nguyên lý di
truyền và xác suất. Các trường hợp dưới đây thể hiện sơ đồ hình thành nhóm
máu Rh (D).
Trường hợp 1:
P: DD (Rh dương) × DD ( Rh
dương)
F1: DD (Rh dương)

Sơ đồ1.1. Sơ đồ di truyền phả hệ

Trường hợp 2:

D+

D+

D+

Sơ đồ1.2. Sơ đồ di truyền phả hệ

P: DD (Rh dương) × Dd (Rh
dương)

F1: 1DD (Rh dương): 1Dd (Rh
dương)

Trường hợp 3:

D+

D+

D+

D+

D+

Sơ đồ1.3. Sơ đồ di truyền phả hệ

18


P: DD (Rh dương) × dd (Rh âm)
F1: Dd (Rh dương)

Trường hợp 4

D+

D-

D+


D+

Sơ đồ1.4. Sơ đồ di truyền phả hệ

P: Dd (Rh dương) × Dd (Rh
dương)
F1: 1DD (Rh dương): 2Dd (Rh
dương): 1dd (Rh âm).

D+

D+

D+

D+

Trường hợp 5:

D+

D-

Sơ đồ1.5. Sơ đồ di truyền phả hệ

P: Dd (Rh dương) × dd (Rh âm)
F1: 1Dd (Rh dương): 1dd (Rh âm)
D+


D+

Trường hợp 6:

D-

D-

D-

D+

Sơ đồ1.6. Sơ đồ di truyền phả hệ

19


P: dd (Rh âm) × dd (Rh âm)
F1: 1dd (Rh âm)

20

D-

D-

D-

D-




×