Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Luận văn quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn thực phẩm tại địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 95 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu quyết định cho sự
tồn tại của con người. Ngày nay, con người không chỉ dừng lại ở nhu cầu
cơ bản là “ăn no, mặc ấm” mà đã chuyển sang “ăn ngon, mặc đẹp”,
mong muốn được sử dụng nguồn thực phẩm có chất lượng, an toàn là điều
tất yếu. Bởi vậy, an tồn thực phẩm (ATTP) giữ vị trí rất quan trọng trong
cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe con người; góp phần làm
giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nịi giống; tăng cường sức khỏe để
lao động học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế – văn hóa – xã hội, thể hiện
nếp sống văn minh của dân tộc, nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc
của nhân dân.
Những năm gần đây, cơng tác bảo đảm chất lượng ATTP, phịng chống
ngộ độc thực phẩm (NĐTP) và các bệnh truyền qua thực phẩm ngày càng
được các tầng lớp trong xã hội quan tâm. Sự vào cuộc quyết liệt của các cơ
quan quản lý, của các ngành chức năng và ý thức, trách nhiệm của người sản
xuất, kinh doanh, người tiêu dùng đã khiến cho công tác này đạt được những
tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, trong thời gian qua trên địa bàn cả nước vẫn xảy ra
một số vụ NĐTP ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Theo thống kê của Bộ
Y tế, năm 2012 cả nước ghi nhận 67 vụ ngộ độc thực phẩm, năm 2014 là 109
vụ và đến năm 2015, toàn quốc ghi nhận 171 vụ ngộ độc thực phẩm với
4.965 người mắc và 23 trường hợp tử vong. Như vậy, các ca NĐTP có chiều
hướng gia tăng theo từng năm, và chủ yếu xảy ra tại các bếp ăn tập thể. Có rất
nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc trên, một trong những nguyên
nhân là do kiến thức, thực hành về ATTP của người trực tiếp chế biến không
tốt, điều kiện vệ sinh cơ sở không đảm bảo, nguyên liệu thực phẩm không an
1


tồn, phương pháp chế biến, bảo quản khơng đúng quy định. Đây là vấn đề rất
quan tâm của chính quyền và ngành Y tế trong công tác bảo đảm ATTP.


Thanh Xuân là một Quận phía tây nam của nội thành Hà Nội, được
thành lập từ năm 1996 trên cơ sở tách một số phường thuộc quận Đống Đa,
huyện Từ Liêm, và huyện Thanh Trì. Thanh Xn có các con đường lớn, án
ngữ các cửa ô ra vào Hà Nội như Quốc lộ 1A (đường Giải Phóng), Quốc lộ 6
(đường Nguyễn Trãi)…; ngồi ra cịn có hệ thống các đường giao thông mới
được đầu tư, tạo ra sự thuận tiện trong giao thơng khơng chỉ trong quận mà
cịn cả với các quận huyện bạn và các tỉnh thành khác xa hơn. Do cận kề
Thăng Long - Hà Nội nên vùng đất Thanh Xn có những đặc điểm về địa lý
hành chính, kinh tế xã hội cũng như thành phần dân cư có sự khác biệt so với
các vùng địa phương khác. Cũng chính từ sự đa dạng về thành phần dân cư
nên vấn đề ATTP trên địa bàn quận Thanh Xuân cũng đặt ra cho các cơ quan
quản lý quận Thanh Xuân nhiều thách thức: Những yếu kém trong công tác
quản lý, thực thi và thi hành; sự bất cập trong các văn bản quản lý nhà nước;
sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước; tồn tại
nhiều bất cập trong công tác tuyên truyền, giáo dục về ATTP. Vì vậy, quản lý
nhà nước bằng pháp luật về ATTP cũng được xem là vấn đề nổi cộm cần giải
quyết hiện nay.
Do đó, việc nghiên cứu đề tài Quản lý nhà nước bằng Pháp luật về an
tồn thực phẩm là vấn đề rất cần thiết. Vì vậy, luận văn tiến hành nghiên cứu
đề tài “Quản lý nhà nước bằng Pháp Luật về an toàn thực phẩm trên địa
bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài luận văn
An tồn vệ sinh thực phẩm đã và đang là một vấn đề được toàn xã hội
quan tâm. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ
chế thị trường. Các loại thực phẩm được sản xuất, chế biến trong nước và
nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Tình hình sản
2


xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng

thành phần nguyên liệu cũng như quy trình cơng nghệ đã đăng ký với cơ quan
quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra…Nhằm từng
bước tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về ATTP,
trong thời gian qua đã có một số đề tài, chuyên đề nghiên cứu về vấn đề này như :
- Quản lý Nhà nước về chất lượng VSATTP ở Việt Nam từ góc nhìn cải
cách hành chính ( Trương Thị Thúy Thu, năm 2003);
- Nghiên cứu thể chế quản lý Nhà nước về VSATTP đối với hàng Nông
sản Việt Nam;
- Báo cáo tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP giai đoạn
2006-2010, tổ chức tháng 3/2011;
- Các báo cáo tham luận tại hội nghị khoa học về kiểm nghiệm an toàn
vệ sinh thực phẩm lần thứ nhất, tổ chức tháng 12/2010;
- Trong đề tài nghiên cứu về: “Kiểm sốt an tồn thực phẩm và nâng
cao chất lượng thực phẩm” của giáo sư Hà Duyên Tư, tác giả cũng đặc biệt
chú trọng đến vai trị kiểm sốt an tồn thực phẩm của nhà nước.
Tuy nhiên, từ trước tới nay chưa có một cơng trình nghiên cứu tổng hợp
độc lập nào về quản lý Nhà nước bằng Pháp luật về an toàn thực phẩm trên
địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Các đề tài, chuyên đề trên mới
chỉ dừng lại ở việc liên quan đến công tác xây dựng pháp luật mà chưa nghiên
cứu một cách tổng thể việc quản lý nhà nước về ATTP trên cơ sở lý luận,
khoa học và thực tiễn dưới giác độ của khoa học hành chính. Đây là một
khoảng trống trong nghiên cứu cần khắc phục, xuất phát từ tầm quan trọng
của các chính sách QLNN cũng như thực tế địi hỏi. Vì vậy, đề tài: ”Quản lý
Nhà nước bằng Pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Thanh
Xuân” là một công trình nghiên cứu tiếp theo gắn với địa bàn quận Thanh
Xuân trong thời gian hiện nay. Qua đó, hy vọng có thể bổ sung, hồn thiện
3


hơn những kết luận nghiên cứu trước đây nhằm góp phần hoàn thiện việc

QLNN bằng Pháp luật về ATTP ở các địa phương trong cả nước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luât về công tác đảm
bảo ATTP.
Từ tình hình ATTP và thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật về
ATTP trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội đưa ra đánh giá kết
quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý nhà nước
bằng pháp luật về ATTP trên địa bàn làm chưa tốt từ đó đưa ra phương
hướng, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về ATTP trên
địa bàn quận Thanh Xuân trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ lý luận chung về ATTP.
Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN bằng pháp luật về ATTP trong
giai đoạn hiện nay trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội .
Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường QLNN
bằng Pháp luật về ATTP trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu QLNN bằng Pháp luật về ATTP trên địa bàn quận
Thanh Xuân, trong đó tập trung vào hoạt động QLNN đối với cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm bao gồm cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến ngành nông
lâm thủy hải sản (60 cơ sở) và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm ngành
Công Thương (20 cơ sở).

4


4.2. Phạm vi nghiên cứu

Để phù hợp với yêu cầu của luận văn cũng như điều kiện cho phép về
thời gian, kinh phí và năng lực của bản thân, phạm vi nghiên cứu được giới
hạn như sau:
Về nội dung nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu, đánh giá nội dung quản lý nhà nước bằng pháp
luật về ATTP trên địa bàn quận Thanh Xuân. Trong đó, chú trọng vào 4 nội
dung chủ yếu là: Hoạch định, ban hành chính sách về ATTP trên địa bàn; tổ
chức thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch an toàn thực
phẩm; thanh tra, kiểm tra về ATTP; xử lý, khắc phục các vi phạm về an tồn
thực phẩm. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN bằng pháp luật
đối với ATTP trên địa bàn quận.
Về không gian nghiên cứu
Luận văn thu thập số liệu thứ cấp về thực trạng QLNN bằng pháp luật về
ATTP trên phạm vi toàn quận.
Về thời gian nghiên cứu
Luận văn xem xét, đánh giá chính sách quản lý nhà nước bằng Pháp luật
về ATTP trên địa bàn quận Thanh Xuân trong giai đoạn từ năm 2014 đến
2017. Đề xuất giải pháp kế hoạch giai đoạn 2018-2022.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để thấy rõ được thực trạng Quản lý nhà nước bằng pháp luật về ATTP
trên địa bàn quận diễn ra như thế nào và đưa ra các giải pháp tăng cường quản
lý nhà nước trên địa bàn quận Thanh Xuân, luận văn đã sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau:
Phƣơng pháp thu thập dữ liệu: gồm phương pháp thu thập dữ liệu
thứ cấp và phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

5


Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Luận văn thu thập, phân loại

tài liệu đã được công bố về thực trạng và chính sách nhà nước nhằm quản lý
ATTP như: các đề tài, sách tham khảo, các bài báo khoa học chuyên ngành,
các luận văn tiến sỹ, đồng thời thu thập, phân loại các văn bản nhà nước về
ATTP nói chung và những văn bản nhà nước được quận Thanh Xuân áp dụng
nói riêng đã ban hành như: Luật, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Nghị quyết,
Thông tư, liên quan đến ATTP và quản lý nhà nước về ATTP.
Luận văn còn khai thác và sử dụng các số liệu trực tuyến trên Internet
của Tổng cục thống kê, các tổ chức Chính phủ, Bộ Y tế, đồng thời sử dụng
các quan điểm, đánh giá, nhận định của các chuyên gia về chính sách quản lý
nhà nước về ATTP đã cơng bố.
Sau khi có các dữ liệu thứ cấp, tiến hành đánh giá, lựa chọn, sử dụng dữ
liệu phù hợp, kết hợp với phỏng vấn, hình thành nên khung lý thuyết nghiên
cứu đồng thời đánh giá thực trạng và tác động của chính sách nhà nước nhằm
quản lý ATTP giai đoạn từ năm 2014 đến 2017.
Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Gồm phương pháp phỏng vấn,
phương pháp điều tra và phương pháp quan sát
Phƣơng pháp phỏng vấn: Luận văn sử dụng phương pháp phỏng vấn
nhằm thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp bằng lời nói có tính
đến mục đích đặt ra. Có 2 loại phỏng vấn bao gồm: Phỏng vấn cá nhân và
phỏng vấn nhóm. Mỗi một loại đều có những ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên,
luận văn chỉ giới hạn sử dụng phương pháp phỏng vấn cá nhân như sau:
Đối tượng: lãnh đạo, cán bộ quản lý, nhân viên phụ trách công tác quản
lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn quận
Số lượng dự kiến phỏng vấn là từ 5 đến 10 người
Cách thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp

6


Để kết quả thu được cao nhất, người nghiên cứu chuẩn bị trước những

câu hỏi sẽ phỏng vấn đối tượng phỏng vấn, bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu
đối với cán bộ phụ trách ATTP của Trung tâm Y tế, Phòng Y tế, Phòng Kinh
Tế, Trạm Thú Y và Phiếu phỏng vấn cán bộ thuộc Ban chỉ đạo ATTP của
quận Thanh Xuân
Phương pháp điều tra: Đây là phương pháp thông dụng nhằm thu thập
dữ liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu bằng việc xây dựng bảng hỏi. Luận
văn tập trung vào 2 đối tượng chủ yếu đó là:
Thứ nhất: người chủ cơ sở sản xuất kinh, doanh thực phẩm. Số lượng dự
kiến 70 người.
Thứ hai: cán bộ phụ trách ATTP của Trung tâm Y tế, Phòng Y tế, Kinh
tế, Trạm Thú Y quận; cán bộ quản lý trong Ban chỉ đạo ATTP.
Chọn mẫu là toàn bộ cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm và kinh doanh
thực phẩm trên địa bàn quận Thanh Xuân:
Đối tượng trực tiếp tham gia sản xuất chế biến: 70 người
Cỡ mẫu về cửa hàng kinh doanh thực phẩm: 30 cơ sở.
Trên cơ sở điều tra, người nghiên cứu phân tích kết quả thu được để đưa
ra những kết luận, nhận định chính xác nhất về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp quan sát: Là phương pháp thu thập thơng tin trong đó nhà
nghiên cứu tiến hành quan sát đối tượng nghiên cứu. Đây là một phương pháp
thu thập dữ liệu đơn giản, dễ thực hiện nhưng rất hữu ích, đầy đủ. Người quan
sát có thể sử dụng trực tiếp tai, mắt, để nghe, nhìn bằng phương tiện cơ giới.
Luận văn sẽ tập trung quan sát trực tiếp điều kiện, dụng cụ sản xuất, chế
biến thực phẩm, địa điểm kinh doanh thực phẩm và cách thức quản lý của các
cơ quan chức năng trong địa bàn quận về ATTP.
Phƣơng pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp xử lý dự liệu sơ cấp: Để phân tích dữ liệu thu thập trên
luận văn tập trung vào phương pháp phân tích thống kê truyền thống, bảng
7



excel. Khi sử dụng phương pháp này, các dữ liệu xử lý bằng phần mềm excel,
phần mềm SPSS và tổng hợp phân tích dựa trên các phương pháp thống kê
truyền thống, sử dụng bảng tính để so sánh, khái quát hóa số liệu từ đó đưa ra
kết luận chung nhất về vấn đề cần nghiên cứu. Kết quả điều tra có tổng số 100
phiếu phát ra và có 85 phiếu thu về hợp lệ, đạt tỷ lệ chung là 85%. Tỷ lệ phiếu
phát ra và thu về, mẫu phiếu điều tra và kết quả cụ thể được trình bày phần
phụ lục.
Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp: Sau khi tổng hợp các dữ liệu thứ
cấp, luận văn sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung trong khoa học
kinh tế như: phương pháp phân tích định lượng, so sánh, tổng hợp, phương
pháp thống kê mơ tả... từ đó đưa ra kết luận chung nhất.
Phƣơng pháp khác
Ngoài ra, trong quá trình hồn thành luận văn cịn sử dụng các phương
pháp khác như phương pháp đồ thị, biểu đồ, hình vẽ hoặc mơ hình. Từ các
bảng số liệu, lập ra biểu đồ để thơng qua đó quan sát và rút ra những đánh giá
tổng quát QLNN bằng Pháp luật về ATTP trên địa bàn quận Thanh Xuân.
6. Lý luận và thực tiễn của luận văn
Quản lý nhà nước bằng pháp luật về ATTP có một ý nghĩa hết sức quan
trọng. Nghiên cứu đề tài này để thấy được thực tiễn vấn đề ATTP đang diễn
ra hết sức phức tạp tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các chợ trên
địa bàn tồn quận. Ngồi ra, nghiên cứu cũng nói lên thực trạng công tác
QLNN bằng pháp luật về ATTP, những kết quả đạt được và những hạn chế
của chúng.
Đối tượng được chọn để nghiên cứu trong đề tài là các cơ sở chế biến,
sản xuất, kinh doanh thực phẩm, giúp cải thiện chất lượng sản phẩm bán ra,
giảm thiểu số vụ ngộ độc thực phẩm, nâng cao nhận thức, hiểu biết giúp các
cơ sở này kinh doanh lành mạnh hơn.
8



Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất một số giải pháp để tiếp tục hoàn thiện QLNN
bằng Pháp luật về ATTP phù hợp với tình hình hiện nay và góp phần trong việc
định hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN bằng pháp luật về ATTP
Những kết luận của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc
nghiên cứu và thực hiện QLNN bằng pháp luật về ATTP ở nướcc ta trong
thời gian tới cũng như làm tài liệu tham khảo cho học viên, sinh viên tại Học
viện Hành Chính quốc gia.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, lời cảm ơn, mục lục và các danh mục tham khảo, đề
tài còn bao gồm 3 chương cơ bản sau:
Chương 1: Cơ sở lý lý luận của quản lý nhà nư ớc bằng pháp luật về an
toàn thực phẩm
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước bằng Pháp luật về an toàn thực
phẩm trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Chương 3: Phương hướng và giải pháp bảo đảm quản lý Nhà nước bằng
Pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

9


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẰNG PHÁP LUẬT
VỀ AN TỒN THỰC PHẨM
1.1. An tồn thực phẩm
1.1.1. Khái niệm thực phẩm
Đã có nhiều cách hiểu khác nhau về thực phẩm, theo tiêu chuẩn thực
phẩm Quốc tế (Codex): "Thực phẩm là tất cả các chất đã hoặc chưa chế biến
nhằm sử dụng cho con người bao gồm đồ ăn, uống, nhai, ngậm, hút và các
chất được sử dụng để sản xuất, chế biến hoặc xử lý thực phẩm, nhưng không
bao gồm mỹ phẩm và những chất chỉ được dùng như dược phẩm”.

Ở một quan niệm khác lại mô tả khá đầy đủ về thực phẩm, các yếu tố
cấu thành nên thực phẩm, và được hiểu: “ Thực phẩm hay còn được gọi là
thức ăn, là bất kỳ vật phẩm nào, bao gồm chủ yếu các chất: chất bột
(cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein), hoặc nước, mà con người
hay động vật có thể ăn hay uống được, với mục đích cơ bản là thu nạp các
chất dinh dưỡng nhằm ni dưỡng cơ thể hay vì sở thích. Các thực phẩm có
nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật hay các sản phẩm chế biến từ
phương pháp lên men như rượu, bia. Mặc dù trong lịch sử thì nhiều nền văn
minh đã tìm kiếm thực phẩm thông qua việc săn bắn và hái lượm, nhưng
ngày nay chủ yếu là thông qua trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và các phương
pháp khác”.
Trong Luật ATTP năm 2010, thực phẩm lại được định nghĩa một cách
rút gọn, theo đó, “Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi
sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ
phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm” (Khoản 20, Điều 2, Luật
ATTP năm 2010).
10


Như vậy, theo Luật ATTP, thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc
lá và các chất sử dụng như dược phẩm.
Theo Luật ATTP năm 2010 của Việt Nam, thì có các loại thực phẩm sau:
Thực phẩm tươi sống là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng,
cá, thuỷ hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến.
Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là thực phẩm được bổ sung
vitamin, chất khoáng, chất vi lượng nhằm phòng ngừa, khắc phục sự thiếu hụt
các chất đó đối với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối tượng cụ thể trong
cộng đồng.
Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ
thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm

bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức
khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.
Thực phẩm biến đổi gen là thực phẩm có một hoặc nhiều thành phần
nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng cơng nghệ gen.
Thực phẩm đã qua chiếu xạ là thực phẩm đã được chiếu xạ bằng nguồn
phóng xạ để xử lý, ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm.
Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay,
trong thực tế được thực hiện thơng qua hình thức bán rong, bày bán trên
đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự.
Thực phẩm bao gói sẵn là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hồn
chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để
ăn ngay.
Tóm lại, có thể quan niệm thực phẩm là những sản phẩm do con người
làm ra hoặc sản vật tự nhiên được con người sử dụng bằng những hình thức
phổ biến như ăn, uống, nhằm cung cấp năng lượng, dinh dưỡng để cho con
người duy trì sự sống, phát triển, lao động, tham gia các hoạt động xã hội.
11


1.1.2. Khái niệm an toàn thực phẩm
Tại khoản 1 Điều 2 Chương 1 của Luật an tồn thực phẩm có quy định:
ATTP là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng
con người; thực phẩm không bị hư hỏng, biến chất, bị giảm chất lượng hoặc
chất lượng kém; thực phẩm không chứa các tác nhân hóa học, sinh học hoặc
vật lý quá giới hạn cho phép; không phải là sản phẩm của động vật bị bệnh có
thể gây hại cho người sử dụng .
Thực phẩm an toàn là những thực phẩm mà khi sử dụng con người
không bị bệnh truyền qua thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, sự cố về an toàn
thực phẩm (xảy ra do ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc
các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại trực tiếp đến sức khỏe,

tính mạng con người).
Trong những năm gần đây, công tác xây dựng và ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật về ATTP là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được
các Bộ ngành ưu tiên hàng đầu để sớm đưa Luật an toàn thực phẩm vào cuộc
sống. Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày
02/2/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm
thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012; Nghị định số
178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về
ATTP. Cùng với đó, là việc ban hành các Thơng tư hướng dẫn thuộc phạm vi
quyền hạn của các Bộ trong cơng tác QLNN về ATTP.
Những hoạt động chính của các tổ chức, cá nhân trong ATTP là thỏa
mãn những điều kiện bảo đảm an toàn đối với:
- Thực phẩm;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm;
- Quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm;
- Kiểm nghiệm thực phẩm;
12


- Phân tích nguy cơ đối với an tồn thực phẩm; phòng ngừa, ngăn chặn
và khắc phục sự cố về an tồn thực phẩm; thơng tin, giáo dục, truyền thơng về
an toàn thực phẩm; trách nhiệm quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm.
Trong đó, điều kiện bảo đảm ATTP là những quy chuẩn kỹ thuật và
những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an tồn đối
với sức khoẻ, tính mạng con người, bao gồm:
1.1.2.1. Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm
Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi
sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim

loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây
hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
Tùy từng loại thực phẩm, ngồi các điều kiện chung như trên thực phẩm
cịn phải đáp ứng một hoặc một số các quy định sau đây:
Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản
xuất, kinh doanh thực phẩm;
Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;
Quy định về bảo quản thực phẩm.
1.1.2.2. Điều kiện riêng bảo đảm an toàn đối với từng loại thực phẩm
Đối với thực phẩm tươi sống:
Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc theo quy định của Luật An tồn
thực phẩm;
Có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền đối với
thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật theo quy định của pháp luật về
thú y.

13


Đối với thực phẩm đã qua chế biến:
Nguyên liệu ban đầu tạo nên thực phẩm phải bảo đảm an toàn và giữ
ngun các thuộc tính vốn có của nó; các nguyên liệu tạo thành thực phẩm
không được tương tác với nhau để tạo ra các sản phẩm gây hại đến sức khoẻ,
tính mạng con người;
Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn phải đăng ký bản cơng bố hợp
quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.
Đối với thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng:
Nguyên liệu ban đầu tạo nên thực phẩm phải bảo đảm an toàn và giữ
nguyên các thuộc tính vốn có của nó; các ngun liệu tạo thành thực phẩm
không được tương tác với nhau để tạo ra các sản phẩm gây hại đến sức khoẻ,

tính mạng con người;
Chỉ được tăng cường vi chất dinh dưỡng là vitamin, chất khoáng, chất vi
lượng vào thực phẩm với hàm lượng bảo đảm khơng gây hại đến sức khoẻ,
tính mạng con người và thuộc Danh mục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Đối với thực phẩm chức năng:
Có thơng tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của thành phần
tạo nên chức năng đã công bố;
Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường phải
có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm.
Đối với thực phẩm biến đổi gen: Tuân thủ các quy định về bảo đảm an
toàn đối với sức khỏe con người và môi trường theo quy định của Chính phủ.
Đối với thực phẩm đã qua chiếu xạ:
Thuộc Danh mục nhóm thực phẩm được phép chiếu xạ;
Tuân thủ quy định về liều lượng chiếu xạ.
Đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm:
Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về phụ gia
thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
14


Có hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tài liệu đính kèm trong mỗi
đơn vị sản phẩm bằng tiếng Việt và ngôn ngữ khác theo xuất xứ sản phẩm;
Thuộc Danh mục phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y
tế quy định;
Đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trước khi lưu thơng trên thị trường.
Ngồi ra, đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thì phải:
Sản xuất từ nguyên vật liệu an tồn, bảo đảm khơng thơi nhiễm các chất
độc hại, mùi vị lạ vào thực phẩm, bảo đảm chất lượng thực phẩm trong thời

hạn sử dụng.
Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định đối với dụng
cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trước khi lưu thơng trên thị trường.
Để có nguồn thực phẩm an tồn, khơng gây hại đến sức khỏe, tính mạng
con người cần phải bảo đảm tất cả các yếu tố từ đầu vào (sản xuất, nuôi trồng)
đến đầu ra (tiêu thụ) phải được kiểm nghiệm một cách chặt chẽ. Việc kiểm
nghiệm ATTP thường xuyên được tiến hành định kỳ và đột xuất qua các đợt
thanh tra, kiểm tra. Ngoài ra, kết quả xét nghiệm vi sinh thực phẩm sẽ cho
biết chính xác chất lượng VSATTP chế biến bảo quản ngắn ngày và ăn ngay
bày bán tại cơ sở thực phẩm.
1.2. Quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật về an toàn thực phẩm
1.2.1. Khái niệm
Để hiểu được khái niệm QLNN bằng pháp luật về ATTP, trước hết cần
tìm hiểu thế nào là quản lý.
Theo cách tiếp cận thứ nhất: Quản lý là một q trình, trong đó chủ thể
quản lý tổ chức, điều hành, tác động có định hướng, có chủ đích một cách
15


khoa học và nghệ thuật vào khách thể quản lý nhằm đạt được kết quả tối ưu
theo mục tiêu đã đề ra thông qua việc sử dụng các phương pháp và cơng cụ
thích hợp.
Theo cách tiếp cận thứ hai: Quản lý còn được hiểu là một hệ thống, bao
gồm các thành tố: Đầu ra, đầu vào, quá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra,
môi trường và mục tiêu. Các yếu tố trên luôn tác động qua lại lẫn nhau. Một
mặt, chúng đặt ra các yêu cầu, những vấn đề cần phải giải quyết. Mặt khác,
chúng ảnh hưởng tới hiệu lực và hiệu quả của quản lý.
Quản lý là một hiện tượng khách quan trong mọi hình thái kinh tế - xã

hội. Nó là sự tất yếu của lao động tập thể và các hoạt động mang tính cộng
đồng, xã hội. Ngày nay, nhận thức của con người về lợi ích và hiệu quả to lớn
của quản lý trong nền kinh tế nói chung, cũng như trong thương mại nói riêng
ngày càng cao. Quản lý trở thành vấn đề trọng tâm trong cải cách kinh tế của
các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta trong suốt hơn 30 năm đổi mới vừa qua
cũng là thời kỳ tiến hành cải cách kinh tế và thay đổi cơ chế quản lý trên cả
tầm vĩ mô và doanh nghiệp.
Dựa vào khái niệm trên, c thể định ngh a: Quản lý Nhà nước là dạng
quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước, được sử dụng quyền lực Nhà
nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để
duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện
chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước...
Quản lý nhà nước, hiểu theo nghĩa rộng được thực hiện bởi tất cả các cơ
quan nhà nước. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là hoạt động chấp hành và
điều hành được đặc trưng bởi các yếu tố có tính tổ chức, được thực hiện trên cơ
sở để thi hành pháp luật, được bảo đảm thực hiện chủ yếu bởi hệ thống các cơ
quan hành chính nhà nước (hoặc một số tổ chức xã hội trong trường hợp được
giao nhiệm vụ quản lý nhà nước). Quản lý nhà nước cũng là sản phẩm của việc
phân công lao động nhằm liên kết và phối hợp các đối tượng bị quản lý
16


Nhà nước sử dụng quyền lực của mình trong điều hành và quản lý kinh
doanh thông qua ban hành và sử dụng các cơng cụ kế hoạch hóa, chính sách,
luật pháp và các quy định khác về kinh doanh để tác động tới các chủ thể
người bán, người mua trên thị trường. Sự tác động của hệ thống quản lý nhà
nước về kinh doanh đến đối tượng trao đổi luôn đặt trong mối quan hệ với
môi trường cụ thể, xác định trong từng thời kỳ.
Quản lý nhà nước bằng pháp luật về ATTP là hoạt động có tổ chức của
nhà nước thông qua các văn bản pháp quy, các công cụ, chính sách của nhà

nước sẽ tác động đến tình hình thực hiện ATTP của đơn vị sản xuất, kinh
doanh và người tiêu dùng trên cả nước nhằm định hướng, dẫn dắt các chủ thể
này thực hiện tốt các vấn đề về ATTP. Hệ thống cơ quan QLNN bằng pháp
luật về ATTP ở nước ta hiện nay gồm: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, Bộ Công Thương, Uỷ ban nhân dân các cấp.
QLNN bằng pháp luật về ATTP bao gồm một số các hoạt động chủ yếu:
Công tác hoạch định và ban hành các văn bản, chính sách, các chiến lược, kế
hoạch có liên quan đến vấn đề ATTP và công tác tổ chức thực thi các văn bản
gồm một số công việc cụ thể: Tổ chức giáo dục tuyên truyền, công tác thanh
tra và xử lý vi phạm, công tác phối hợp liên ngành trong quản lý…
Như vậy, có thể hiểu: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về ATTP là một
hình thức hoạt động của nhà nước, do các chủ thể có thẩm quyền (trước hết và
chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền) thực
hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật trong lĩnh vực ATTP, góp phần vào
cơng cuộc phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của cơng dân, cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực ATTP
QLNN bằng pháp luật về an tồn thực phẩm được hình thành với mục
đích bảo vệ lợi ích hợp pháp của con người, giữa người mua và người bán,
chăm sóc sức khỏe và môi trường cho cộng đồng, đảm bảo sự công bằng

17


trong xã hội, ... Do vậy, tăng cường hoạt động QLNN bằng pháp luật về
ATTP là hết sức cần thiết.
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn thực
phẩm
QLNN bằng pháp luật về ATTP bao gồm các hoạt động chủ yếu: ban
hành VBQPPL về ATTP; tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP; thanh tra,
kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về ATTP.

1.2.2.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm
Nhà nước hoạch định chính sách thơng qua việc ban hành văn bản. Việc
xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về quản lý ATTP sẽ tạo ra môi
trường pháp lý thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở chế biến và
kinh doanh thực phẩm. Đồng thời cũng giúp nhà nước có thể quản lý dễ dàng
hơn, giảm thiểu rủi ro trong quá trình chế biến và tiêu dùng thực phẩm.
Nhà nước thu thập dữ liệu, kết quả về ATTP trên cả nước, sau đó phân
tích, nghiên cứu tiến hành xây dựng các chính sách phù hợp. Trong q trình
làm, có sự tham gia của các cơ quan ban ngành, sự bàn bạc kỹ lưỡng để đưa
ra chính sách dự thảo tốt nhât về ATTP. Sau đó tiếp tục nghiên cứu và hồn
thiện những chính sách dự thảo đó để ban hành chính sách về ATTP đến khắp
các tổ chức, cá nhân trong cả nước. Đối tượng chủ yếu của chính sách này
hướng tới đó là các cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh
thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, cũng như nâng cao ý thức cho người tiêu
dùng. Phải đảm bảo các nội dung sau:
Tính thống nhất: Tăng cường quyền quản lý tập trung thống nhất của
trung ương, kết hợp chặt chẽ việc phân công, phân cấp hợp lý và quy định phối
hợp chặt chẽ để tăng cường QLNN về ATTP. Các văn bản quản lý liên quan
đến ATTP không được mâu thuẫn với nhau. Cần được rà soát văn bản thường
xuyên nhằm chỉnh sửa bổ sung phù hợp với thực tế và thống nhất với mục tiêu
phát triển kinh tế đất nước trong các giai đoạn.
18


Yêu cầu tính minh bạch của các văn bản quản lý: Tất cả văn bản điều
chỉnh về hàng thực phẩm tới các đối tượng liên quan đều được công bố rộng
rãi. Thơng qua các tun truyền, vận động thì các văn bản này được truyền tải
một cách chi tiết, cụ thể tới các đối tượng chịu trách nhiệm liên quan đến các
tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng thực phẩm và các cơ
quan QLNN có liên quan. Điều này đảm bảo trong quá trình thực hiện sẽ

mang tính hiệu quả cao, hạn chế các vi phạm gây thiệt hại cho xã hội.
Yêu cầu tính rõ ràng: Các văn bản quản lý nhà nước về ATTP được quy
định cụ thể, dễ hiểu, không mâu thuẫn với nhau. Các điều kiện quy định xuất
phát từ thực tế giảm thiểu thiệt hại người và của trong quá trình thực hiện, giữ
gìn vệ sinh an tồn thực phẩm.
Tính phổ thơng, đại chúng: Các quy định nằm trong các văn bản quản lý
khác nhau nhưng được liên hệ chặt chẽ với nhau, tránh tình trạng tạo ra các
khe hở lớn tạo điều kiện cho các hình thức kinh doanh gian lận. Các văn bản
phải có hệ thống theo chiều dọc hoặc chiều ngang, tránh tình trạnh lách luật
của các doanh nghiệp, cá nhân. Mặt khác, tính đồng bộ của các văn bản sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân thực hiện đúng và đủ các
quy định về ATTP.
Chất lượng của cơng cụ kế hoạch hóa, chính sách và bộ máy tổ chức
trong quản lý nhà nước bằng pháp luật về ATTP sẽ tạo điều kiện cho các tổ
chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, chế biến, tiêu dùng thực phẩm phát
triển đồng thời giảm thiểu ngộ độc thực phẩm, nâng cao sức khỏe giống nòi.
1.2.2.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm
Tổ chức thực hiện là bước tiếp theo trong nội dung quản lý nhà nước
bằng pháp luật về ATTP. Các văn bản quản lý được xây dựng và ban hành sẽ
được đưa vào thực tế. Bản chất của việc tổ chức và quản lý hoạt động của cơ
quan QLNN về ATTP các cấp là tuyên truyền phổ biến các văn bản luật này
19


đến các doanh nghiệp, người tiêu dùng để hướng dẫn họ thực hiện đúng quy
định. Hơn nữa bước này thực hiện cịn nhằm mục đích đảm bảo thống nhất và
phù hợp với hệ thống chính sách và cơ chế phát triển thương mại, phát triển
kinh tế trong điều kiện hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực. Cần có sự
hướng dẫn cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước để các tổ chức, doanh
nghiệp, cá nhân dẽ dàng tiếp cận các thông tin về chiến lược, chính sách, quy

hoạch, dự án và thơng hiểu các quyết định của nhà nước. Trong bước này,
thực hiện một số nội dung chủ yếu như: xây dựng kế hoạch triển khai thực
hiện chính sách về ATTP, phổ biến tuyên truyền chính sách, phân cơng phối
hợp thực hiện chính sách.
Để thực hiện được điều đó nhà nước thiết lập các cơ quan và hệ thống tổ
chức quản lý, sử dụng bộ máy này để hoạch định các chiến lược, quy hoạch,
chính sách, các văn bản pháp quy khác về ATTP. Đồng thời sử dụng sức
mạnh của bộ máy tổ chức để triển khai thực hiện những công việc thuộc về
chức năng QLNN, nhằm đưa chính sách pháp luật vào thực tiễn, biến chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch tăng cường QLNN về ATTP.
Quản lý nhà nước bằng pháp luật về ATTP được thực hiện dựa trên
nguyên tắc phân cấp quản lý, quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của các cấp quản lý như sau:
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Bộ Y tế chịu
trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Các Bộ, ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật về
ATTP trong lĩnh vực được phân cơng phụ trách theo ngun tắc: Trong q
trình sản xuất do Bộ ngành quản lý chuyên ngành chủ trì phối hợp với bộ Y tế
các Bộ có liên quan thực hiện; trong q trình lưu thơng, do Bộ Y tế phối hợp
với các ban ngành liên quan.
20


Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp được quy định như sau:
Thứ nhất, chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa
bàn; quản lý điều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm (TP) nhỏ lẻ, thức ăn đường phố (TAĐP), cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn
uống, ATTP tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý.
Thứ hai, báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý ATTP trên địa bàn.

Thứ ba, bố trí nguồn lực, tổ chức bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân
lực cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Thứ tư, tổ chức tuyên truyền, giáo dục, truyền thông, nâng cao nhận thức
về ATTP ý thức chấp hành pháp luật về quản lý ATTP, ý thức trách nhiệm
của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh TP đối với cộng đồng, ý thức của
người tiêu dùng TP.
Thứ năm, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về ATTP trên địa
bàn quản lý.
Ngoài tra, nhà nước còn kết hợp hài hòa, đúng đắn các phương pháp
kinh tế, hành chính, giáo dục, tuyên truyền, động viên. Trong đó phương pháp
kinh tế tạo động lực trực tiếp đối với cả bên mua và bên bán, nhà kinh doanh
và khách hàng, nhà sản xuất đóng gói thực phẩm và cộng đồng người tiêu
dùng. Phương pháp giáo dục là tác động tích cực vào nhận thức và hành động
của các chủ thể kinh doanh thực phẩm cả về vấn đề kinh tế và pháp luật.
1.2.2.3. Thanh tra, kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh
những hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm
Ngoài việc tổ chức thực hiện quy định pháp luật thì các cơ quan QLNN
cần phải thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi
các chính sách và pháp luật của nhà nước đối với ATTP. Quy định rõ quyền
hạn của các tổ chức, cơ quan thực hiện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành
pháp luật về sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên thị trường nước ta.
Thực hiện đúng quy định về thủ tục, thời gian kiểm tra, thanh tra nhằm kịp
thời phát hiện sai phạm để xử lý nghiêm các vi phạm.
21


Công tác kiểm tra, thanh tra về ATTP luôn được coi là một hoạt động
quan trọng và ưu tiên của công tác quản lý nhà nước về ATTP. Hoạt động
thanh tra, kiểm tra được tiến hành đồng loạt ở cấp Trung ương và địa phương,
tiến hành định kỳ vào các đợt cao điểm như mùa lễ hội, bão lụt.. hay đột xuất

như dịch bệnh, các sự cố đặc biệt như sữa nhiễm melamine... Với Nhà nước,
kiểm tra là nội dung không thể thiếu của công tác quản lý. Thông qua kiểm
tra, các chủ thể quản lý tự điều chỉnh hành vi của mình theo mục tiêu, nhiệm
vụ quản lý Nhà nước, cơ quan quản lý cấp trên có thể thường xuyên xem xét
tình hình triển khai, thực hiện nhiệm vụ cơ quan cấp dưới.
Việc kiểm tra, kiểm soát thực hiện về ATTP phải có một hệ thống pháp
luật đầy đủ và thực hiện được các yêu cầu như: đảm bảo sức khỏe nhân dân
và phát triển giống nòi; cải tiến phù hợp với xu thế thế giới; đáp ứng được yêu
cầu hội nhập hiện nay; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ Bộ, ngành tránh
chồng chéo hoặc bỏ trống; đảm bảo phát hiện sai phạm, có biện pháp điều
chỉnh kiểm soát bền vững các yếu tố nguy cơ ATTP…
Nghị định số 79/2008/NĐ – CP quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh
tra và kiểm nghiệm VSATTP. Nghị định này quy định rõ trách nhiệm của
từng bộ, ban ngành trong việc quản lý nhà nước về VSATTP, bên cạnh đó
cịn quy định rõ nhiệm vụ và chức năng của bộ phận thanh tra về việc đảm
bảo VSATTP.
Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về ATTP đòi hỏi phải có sự
phối hợp giữa các cấp, ngành, giữa trung ương và địa phương, nhất là trong
lĩnh vực QLNN về ATTP. Để công tác kiểm tra của nhà nước đối với việc
thực hiện các mục tiêu phát triển thương mại, đòi hỏi bộ máy tổ chức và nhân
sự phải phù hợp, kỹ thuật trang bị, thiết bị phục vụ nhiệm vụ kiểm soát phải
được tăng cường. Đồng thời, phải kết hợp với hệ thống kiểm sốt khác của
QLNN như thơng tin, hoạch định, kiểm soát, thanh tra.

22


1.2.2.4. Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm và cải tiến thực
hiện
Xử lý vi phạm pháp luật và cải tiến thực hiện. Khi phát hiện vi phạm

trong quá trình thực hiện, thì việc xử lý, điều chỉnh chính sách sao cho khắc
phục được tình trạng hiện tại, cải tiến công tác thực hiện là một vấn đề đã và
đang gặp nhiều khó khăn. Tùy theo mức độ vi phạm sẽ có biện pháp xử lý
khác nhau.
Dựa trên kết quả thu được trong quá trình thanh tra, kiểm tra, báo cáo kết
quả thực hiện, Bộ Y tế sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp. Các địa phương
khi thực hiện sẽ vận dụng sáng tạo vào điều kiện của từng địa phương mình
nhưng vẫn đảm bảo đúng luật định đề ra.
Để giảm thiểu những sai phạm về ATTP, nhà nước cần phải có cơ chế
đơn giản nhằm tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức thực hiện khi có sai
phạm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người tiêu dùng (NTD) vì đây là
đối tượng gánh chịu trực tiếp các hậu quả của các sai phạm do mất vệ sinh an
toàn thực phẩm gây ra. Tuy nhiên, NTD lại đang có tâm lý e ngại khi đi khiếu
nại tố cáo. Do đó, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm là một trong
những nhiệm vụ hết sức quan trọng mà các cơ quan QLNN cần nghiêm chỉnh
thực hiện nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ được quyền lợi
của NTD, tăng thêm niềm tin của người dân vào công tác QLNN đối với việc
tiêu dùng các sản phẩm thực phẩm.
1.2.3. Phương pháp quản lý nhà nước bằng Pháp luật về an toàn thực
phẩm
Phương pháp quản lý ATTP của nhà nước là tổng thể những cách thức
tác động có chủ đích và có thể của Nhà nước lên hệ thống quản lý nhằm thực
hiện các mục tiêu quản lý của Nhà nước.

23


Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước là phương pháp thực
hiện quyền lực nhà nước trong quản lý. Điều này thể hiện ở chỗ: các phương
pháp đó được áp dụng trong hoạt động chấp hành và điều hành, tức một hoạt

động có tính nhà nước chứ khơng phải hoạt động có tính xã hội của các tổ
chức xã hội; trong các phương pháp đó thể hiện ý chí của Nhà nước; nội dung
của phương pháp được xem xét thể hiện dưới những hình thức pháp lý nhất
định. Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước rất đa dạng, cần thiết
phải phân loại chúng.
Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước được phân thành:
phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế.
Phương pháp hành chính là cách thức tác động trực tiếp của Nhà nước
thông qua các quyết định dứt khốt và có tính bắt buộc trong khuôn khổ luật
pháp lên các chủ thể sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm,
nhằm thực hiện các mục tiêu của Nhà nước trong những tình huống nhất định.
Phương pháp này mang tính bắt buộc và tính quyền lực. Tính bắt buộc
địi hỏi các đối tượng quản lý phải chấp hành nghiêm chỉnh các tác động hành
chính, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng. Tính quyền lực địi hỏi các
cơ quan quản lý nhà nước chỉ được phép đưa ra các tác động hành chính đúng
thẩm quyền của mình.
Thực chất của phương pháp này là sử dụng quyền lực nhà nước để tạo sự
phục tùng của các chủ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trong
hoạt động quản lý của nhà nước.
Phương pháp hành chính được dùng để điều chỉnh các hành vi mà hậu
quả của nó có thể gây ra thiệt hại cho cộng đồng, cho Nhà nước. Trong trường
hợp những hành vi này diễn ra khác với ý muốn của Nhà nước, có thể gây ra
những nguy hại nghiêm trọng cho xã hội thì Nhà nước phải sử dụng phương
pháp cưỡng chế để ngay lập tức đưa hành vi đó tuân theo một chiều hường
24


nhất định, trong khn khổ chính sách, pháp luật về kinh tế. Chẳng hạn, Luật
ATTP ấn định nghĩa vụ của các chủ thể sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần
phải thực hiện những hành vi nào để đảm bảo ATTP

Phương pháp kinh tế là cách thức tác động gián tiếp của Nhà nước, dựa
trên những lợi ích kinh tế có tính hướng dẫn lên các chủ thể là chủ các cơ sở
sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thậm chí là người tiêu dùng thực
phẩm, nhằm làm cho đối tượng này tự giác, chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
Phương pháp kinh tế là phương pháp tác động khơng bằng cưỡng chế
hành chính mà bằng lợi ích, tức là Nhà nước chỉ đề ra mục tiêu, nhiệm vụ
phải đạt, đặt ra những điều kiện khuyến khích về kinh tế, những phương tiện
vật chất có thể sử dụng để họ tự tổ chức việc thực hiện nhiệm vụ. Có thể thấy
đây là phương pháp quản lý tốt nhất để thực hành tiết kiệm và nâng cao hiệu
quả kinh tế.
Phương pháp kinh tế đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội qui định
nhiệm vụ mục tiêu phù hợp với thực tế. Sử dụng các định mức kinh tế (mức
thuế, lãi suất…), sử dụng các chính sách ưu đãi kinh tế, các biện pháp địn bảy
kích thích kinh tế để lơi cuốn, thu hút, khuyến khích các chủ thể phát triển
theo hướng ích nước, lợi nhà.
Phương pháp kinh tế được dùng khi cần điều chỉnh các hành vi khơng có
nguy cơ gây hậu quả xấu cho cộng đồng, cho Nhà nước hoặc chưa đủ điều
kiện để áp dụng phương pháp hành chính cưỡng chế. Trên thực tế, có những
hành vi mà nếu khơng có sự điều chỉnh của Nhà nước, sẽ khơng diễn ra theo
chiều hướng có lợi cho Nhà nước và cho cộng đồng, nhưng cũng không có
nghĩa là nó gây ra những thiệt hại cần phải điều chỉnh tức thời. Nhà nước phải
chia sẻ lợi ích kinh tế với họ bằng các hình thức như: giảm thuế, miễn thuế
thu nhập, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ về kĩ thuật.
25


×