Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Lưu ý bồi bổ nhân sâm cho bé pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.51 KB, 4 trang )

Lưu ý bồi bổ nhân sâm cho bé
Con bị suy dinh dưỡng, kém ăn, một số mẹ mua sâm về hãm nước cho con uống.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bé dưới 13 tuổi không nên dùng nhân sâm.

Vừa dứt đợt tiêu chảy, thấy cô con gái 4 tuổi có vẻ mệt mỏi, bơ phờ, không chịu
ăn, Thư (Đông Anh, Hà Nội) liền mua nhân sâm về hãm nước cho con uống thay
nước lọc để bồi bổ. Uống được ngày thứ ba thì bé đi tiêu chảy ồ ạt. Đưa con đi
khám lại chị mới biết nhân sâm không dùng cho người đang bị đau bụng, đại tiện
lỏng.
“Ông bà bảo nhân sâm tốt, lại mát nên mình mới mua thử về cho con uống. Ai ngờ
lại ra nông nỗi này. Bác sĩ còn bảo sợ này cháu sẽ càng biếng ăn hơn, chậm phát
triển” - Thư buồn bã nói.

Bé đang bị đau bung, hen phế quản, lao thì không nên
dùng nhân sâm.

Cũng giống như Thư, Huyền (Đội Cấn, Hà Nội) nghe nguời quen mách uống nhân
sâm rất tốt nên mới mua về hãm nước cho cậu con trai. Không ngờ sau đó con bị
rối loạn tiêu hóa đến gần một tháng mới khỏi.
“Đi khám mình còn bị bác sĩ mắng vì nhân sâm chỉ thích hợp cho người già và
người cần bồi bổ sức khỏe. Lúc đó cháu được 9 tháng tuổi, nặng 8kg, giờ thì cân
chả lên được lạng nào lại còn sụt đi” - Thư chia sẻ.
Nhiều người quan niệm rằng đã là thuốc bổ thì dùng thoải mái, dùng nhiều càng
tốt. Tuy nhiên, điều này là không đúng. Đặc biệt, nhân sâm là loại thuốc bổ, thuốc
quý nhưng không phải ai cũng dùng được, nhất là với bé. Thầy thuốc đông y
Nguyễn Văn Hướng cho biết, nhân sâm có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết cho người
sức khỏe kém do ốm yếu lâu ngày, cơ thể suy nhược, mệt mỏi… Loại thuốc này
được chỉ định dùng khi có bệnh lý thuộc thể khí hư và vì có vị lạnh nên chống chỉ
định đối với nhiều trường hợp.
“Việc tự tiện cho bé dùng nhân sâm, không theo chỉ định của bác sĩ sẽ rất nguy
hiểm. Thuốc bổ dùng không đúng cách sẽ mất tác dụng bổ dưỡng hoặc khiến người


đang mang bệnh bị bệnh càng nặng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng” - bác
sĩ Hướng cho biết.
Cũng theo ông, nhân sâm chống chỉ định với các trường hợp sau: Người đang bị
đau bụng, đại tiện lỏng, cảm, huyết áp cao, béo phì, viêm gan, mắc một số bệnh tự
miễn như lupus ban đỏ, mụn nhọt, viêm đa khớp…; bé đang bị lao, hen phế quản,
ho ra máu hoặc dưới 13 tuổi cũng không được dùng nhân sâm.
Bé đang trong giai đoạn phát triển, chưa hoàn thiện. Vì thế, nếu lạm dụng nhân
sâm sẽ khiến cơ thể “lười” không tiết ra các kháng thể bảo vệ, khi hết nhân sâm sẽ
sinh bệnh. Dùng trong thời gian kéo dài có thể hạn chế sự phát triển của bé, ảnh
hưởng đến cân nặng cũng như chiều cao của bé.
Khi cho bé dùng nhân sâm chỉ nên với lượng nhỏ, 1-2g một ngày, dưới dạng thuốc
hãm. Tuyệt đối không dùng trong thời gian dài. Thời điểm dùng nhân sâm tốt nhất
là buổi sáng, không uống vào buổi tối vì sẽ khiến bé mất ngủ. Đối với loại sâm
Hàn Quốc có thể dùng riêng, nhưng nếu là sâm Trung Quốc phải dùng kèm thêm
gừng.
Bé được chỉ định dùng nhân sâm khi bị mắc chứng suy dinh dưỡng (thể tỳ vị hư
nhược), thiếu máu, suy nhược cơ thể, giai đoạn hồi phục sau khi bị các bệnh lý nội
ngoại khoa. Việc sử dụng như thế nào, liều lượng bao nhiêu, thời gian bao lâu là
tùy vào chỉ dẫn của bác sĩ chứ không được tùy tiện. Bé bình thường thì không cần
dùng nhân sâm.
Theo VnExpress

×