Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Gia Lai – Kon Tum pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.55 KB, 9 trang )

Gia Lai – Kon Tum
Gia Lai – Kon Tum là một phần rất lớn thuộc Tây Nguyên Việt Nam. Dù các dịch vụ
du lịch chưa phát triển, nhưng nơi đây là cả một kho tàng văn hóa, cảnh sắc con
người để bạn đến khám phá và tìm hiểu. Vì đây là khu vực có độ cao trung bình cao
nhất Tây Nguyên.
Đi & Đến
Trong hành trình này, bạn nên chọn điểm đến là thành phố Pleiku để bắt đầu “công cuộc
khám phá” vùng đất đại ngàn. Cách Sài Gòn khoảng 600km, bạn có thể đến đây bằng
đường hàng không hoặc bằng ô tô. Có rất nhiều các hãng xe chất lượng cao khởi hành
buổi tối tại bến xe Miền Đông và tới Pleiku vào sáng sớm. Nếu bay thì khoảng 45 phút.

Tây nguyên có hai mùa mưa, nắng. Chính vì vậy thời điểm tốt nhất để bạn đi khám phá
nơi này là tháng 11 hoặc tháng 1, 2. Bởi thời điểm này, bạn sẽ được thấy mùa cafe chín,
mùa hoa dã quỳ nở; hoặc mùa hoa cafe nở vào mùa xuân.

Tại Pleiku, bạn có thể đặt phòng khách sạn/ nhà nghỉ, thuê xe máy, và tìm hiểu lịch trình
dưới đây.
Điểm đến tham quan
Biển Hồ - Đôi mắt Pleiku

Đường xuống Biển Hồ

Biển Hồ lúc nào cũng có nước trong xanh như ngọc
Nằm cách trung tâm Tp.Pleiku 6km về hướng Bắc. Biển Hồ, trước đây nguyên là một
miệng núi lửa đã ngưng hoạt động cách đây hàng triệu năm, xung quanh núi bao bọc và
rừng thông xanh mát cả bốn mùa. Biển Hồ là tên do người Kinh đặt, còn tên thật của nó
là La Nuêng (Tơ Nưng) – tên một làng cổ trong huyền thoại. Chuyển kể rằng: Làng Tơ
Nuêng xưa to và đẹp lắm, dân bản sống yên vui hòa thuận, bổng một hôm núi lửa ập tới
lấp làng Tơ Nuêng, những người sống sót khóc thương làng minh và người thân mãi
không nguôi, nước mắt chảy thành suối đổ về làng mà thành Hồ. Hồ giữ lại tên Tơ
Nuêng, một kỷ niệm chung của bản làng,


Quanh năm hồ ăm ắp nước và luôn luôn xanh ngắt, như một chiếc gương trên chót vót
cao nguyên cho mây trời soi bóng. Xung quanh nó có rất nhiều bí ẩn và huyền thoại
khiến Biển Hồ lại càng lung linh kỳ ảo trong ký ức của người Tây Nguyên và những du
khách muốn tìm hiểu về nó.
Chùa Minh Thành

Một góc Pleiku nhìn từ chùa Minh Thành.
Kiến trúc của chùa Minh Thành rất độc đáo và lớn nhất tại Tp.Pleiku. Nó là sự tổng hòa
trên sự đi về cội nguồncủa Phật giáo Việt Nam. Ở đây bạn có thể nhìn thấy mái chùa Một
Cột, góc đao chùa Tây Phương, gác chuông chùa Keo-Thái Bình, trang trí cột kèo theo
hoa văn cham trổ chùa Thầy và chùa Tây Phương, tượng thờ tạc theo nghệ thuật điêu
khắc trường phái chùa Tây Phương và chùa Bút Tháp, chùa Mía, mái ngói lợp âm dương
theo chùa Thập Tháp, bảo tháp xá lợi xây dựng theo bản mẩu tháp Phổ Minh Nam
Định…
Đến đây, bạn có thể nhìn ra được một góc phố núi với quang cảnh đẹp như thơ.
Thủy điện Yaly

Đập tràng chính của thủy điện, có chức năng xả lũ.
Cách thành phố Pleiku khoảng 40km về hướng tây bắc, thủy điện Yaly nằm trên sông Sê
San thuộc địa bàn xã Ialy, huyện Chưpăh, tỉnh Gia Lai. Đây là nhà máy thủy điện có sản
lượng lớn thứ hai và là công trình thủy điện ngầm lớn nhất cả nước.
Khi đến đây, bạn mua vé tham quan. Vì lý do an ninh, chỉ ôtô mới được chạy trong nhà
máy, do đó bạn phải thuê một chuyến ôtô (4, 7, 12 chỗ tùy chọn). Nếu đi ít người, bạn có
thể rủ rê nhóm khác ghép lại hoặc quá giang một đoàn khách khác.
Hàng ngày đều có xe buýt xuống thủy điện Yaly, hoặc bạn có thể đi xe máy đến đây, theo
quốc lộ 14. Nhà máy chỉ cho tham quan trước 4h30 chiều. Vậy nên bạn cần chú ý thời
gian đến đây.
Nhà thờ Gỗ Kon Tum

Đây là một công trình kiến trúc rất độc đáo của Kon Tum.

Cách thành phố Pleiku khoảng 60km. Bạn cũng có thể đến đây bằng xe buýt, hoặc xe
khách đi từ Pleiku sang Kon Tum.
Có tên là Chánh tòa Kon Tum, người dân gọi gần gũi là nhà thờ Gỗ, được xây dựng ở
trung tâm thị xã từ năm 1913, tới năm 1918 thì hoàn thành. Nhà thờ được làm hoàn toàn
bằng gỗ cà chít, theo phong cách Roman kết hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na,
là một công trình khép kín gồm: giáo đường, nhà tiếp khách, nhà trưng bày các sản phẩm
dân tộc và tôn giáo, nhà rông.
Tìm hiểu về văn hóa
Khi đến với Tây Nguyên, bạn không thể bỏ qua việc tìm hiểu về văn hóa nơi đây, với
tượng nhà mồ, nhà rông… của các cộng đồng người dân tộc.
Nhà mồ
Người Giarai và Bana gọi là bơxat (nhà của ma), là công trình kiến trúc nhỏ nhưng có
dáng vẻ trang nghiêm và nét đẹp tự nhiên nguyên thuỷ. Đó là một ngôi nhà gỗ, nứa kết
nối bằng cách gá, buộc, dành cho người đã chết, được bao quanh bằng một hàng rào có
trang trí tượng gỗ - những người hầu hạ người chết tại thế giới bên kia. Tượng gỗ được
đẽo gọt thô sơ, mộc mạc nhưng chân thực, là một bảo tàng về cuộc sống sinh hoạt, ý thức
tâm linh của người Tây Nguyên.
Ngày nay không còn nhiều khu nhà mồ nữa, phần thì cái văn hóa của cuộc sống đô thị đã
tràn vào buôn làng, phần thì bị khai thác du lịch quá nhiều nên bị hủy hoại đi nhiều và
mất dần tính truyền thống, để có cái nhìn đúng và sâu sắc về văn hóa nhà mồ bạn phải
tìm vào các bản làng xa.
Nhà rông


Nhà rông của người Ja Rai có sàn cao hơn, mái cũng cao hơn. Ảnh: internet
Nhà Rông là một ngôi nhà dùng để sinh hoạt cộng đồng, cũng một dạng kiểu nhà sàn
nhưng cao hơn, to hơn rất nhiều các ngôi nhà gia đình ở khác. Bây giờ, rất khó tìm được
một mái nhà Rông nguyên thủy của người ở đó. Vì hầu hết đã bị phá hủy. Nhà bây giờ
chỉ mang tính chất phục dựng lại. Nhưng cũng rất thú vị để bạn tìm hiểu.
Mái nhà rông mang hình lưỡi búa xuôi dốc. Nhưng nhà rông của người Ba Na sàn nhà và

mái rất thấp nên họ gọi là Nhà Rông lùn để phân biệt với nhà Rông của người Ja Rai.
Nhà Rông người Gia Rai thì cao hơn rất nhiều. Cao chót vót lên tận trời xanh (có thể trên
dưới 20m). Nếu bạn nào có đọc tác phẩm Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc
thì sẽ hiểu hơn về nhà rông của người Gia Rai như vậy.
Ẩm thực


Phở khô là món ăn rất nổi tiếng tại Gia Lai.
- Đến với Pleiku, nhất định bạn phải thưởng thức món phở khô Gia Lai. Vì đây là món ăn
rất đặc trưng của thành phố này.
- Măng chua: măng tươi giã dập với ớt rồi đem ủ trong chộ sành, khoảng hai tuần sau,
măng chua đến độ vừa dùng. Miếng măng giòn tan, cả nước lẫn cái đều có vị chua, cay,
đắng, ngọt. Măng chua nấu với cá trê, măng chua nấu gà khiến bạn ăn quên no
- Cá lăng nướng than hồng. Người dân ở đây thường bọc cá lăng trong một loại lá rừng
rồi mới đem nướng. Cá lăng được đánh bắt từ dòng sông Sêrêpôk, thịt cá không chỉ ngọt
mà còn dai và thơm phức. Thêm một ống cơm lam, một đĩa gà nướng là bữa ăn của bạn
đã mang đậm “chất” đại ngàn.
- Cá chua. Muốn khám phá thêm hương vị lạ, bạn có thể gọi món cá chua. Cá chua được
làm từ cá niệng, một loại cá giống cá trôi, có nhiều ở vùng sông suối Tây Nguyên. Miếng
cá chua có vị ngon tổng hợp của muối, vị cay của ớt rừng, vị ngọt của bột ngọt, vị thơm
của thính ngô và vị chua của gia vị, nguyên liệu lên men.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×