HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
TIỂU LUẬN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THU HÚT CÁC DỰ ÁN
ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyên đề Bắt buộc:
Phát triển công nghiệp phụ trợ
ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam hiện nay
Thuộc chuyên đề số: 5
Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Phượng
Lớp: Cao cấp lý luận chính trị tỉnh Ninh Bình
Khóa học: 2014 - 2016
HÀ NỘI, THÁNG 01 NĂM 2016
Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Phượng
Ngày sinh: 16/05/1979
Lớp: Cao cấp LLCT Ninh Bình 2014 - 2016
Mã số học viên: 14CCKTT0064
Tên Tiểu luận: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút các dự án đầu tư công
nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn hiện nay.
Khối kiến thức thứ IV, thuộc các chuyên đề Bắt buộc.
Chuyên đề số: 5
Học viên ký và ghi rõ họ tên
Nguyễn Thị Phượng
Điểm kết luận của Tiểu luận
Bằng số
Bằng chữ
Chữ kí xác nhận CB chấm Tiểu luận
Cán bộ chấm 1
A. MỞ ĐẦU
Cán bộ chấm 2
1. Lý do chọn đề tài Tiểu luận
Sau hơn 20 năm tái lập tỉnh, Ninh Bình đã đạt được thành tựu to lớn
trong phát triển kinh tế - xã hội; đã đầu tư xây dựng được hệ thống cơ sở hạ
tầng công nghiệp thiết yếu bao gồm 15 khu công nghiệp - đơ thị tập trung
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích 7. 681 ha, thu hút 625
dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 7,69 tỉ USD; đồng thời đã quy hoạch đầu
tư xây dựng 24 cụm công nghiệp nhỏ và vừa, tổng diện tích 739,4ha, có 846
cơ sở doanh nghiệp th diện tích 247,6 ha với tổng vốn đầu tư 5.026 tỷ đồng.
Công nghiệp Ninh Bình có sự tăng trưởng đột phá, giai đoạn 2011
-2015 tăng trưởng 23,1%/năm và chiếm tỉ trọng 76,6% cơ cấu kinh tế của
tỉnh. Môi trường đầu tư hấp dẫn, Ninh Bình nằm trong tốp 10 tỉnh có chỉ số
cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tốt nhất, là điểm sáng trong cả nước về thu hút dự
án đầu tư FDI, các doanh nghiệp FDI có thương hiệu tồn cầu như Canon,
Samsung, Nokia- Microsoft, Pepsico, ABB, Ariston... Trong đó, tập đồn
Samsung có tổng vốn đầu tư 2,5 tỷ USD, năm 2015 tăng vốn đầu tư thêm 4 tỷ
USD, kim ngạch xuất khẩu của Samsung đạt 20 - 22 tỷ USD/năm,tạo việc
làm cho hơn 41 nghìn lao động. Xuất khẩu tồn tỉnh giai đoạn 2011 – 2015
tăng trưởng 60,4%/năm, năm 2013 đạt cao nhất tới 26.148 triệu USD (chiếm
19,8% kim ngạch xuất khẩu của toàn quốc), dự kiến năm 2015 sẽ đạt 23,5 tỷ
USD.
Tuy vậy, cơng nghiệp của Ninh Bình cũngcó những vấn đề còn tồn tại
cần được nghiên cứu đổi mới, khắc phục đó là: Tốc độ tăng giá trị gia tăng
thấp hơn so với tốc độ tăng giá trị sản xuất; tốc độ tăng trưởng của khu vực
cơng nghiệp ngồi nhà nước chậm; xuất khẩu trên địa bàn chủ yếu do đóng
góp của khu vực doanh nghiệp FDI. Cơng nghiệp hỗ trợ (CNHT) đã được
Ninh Bình chú trọng, song chưa phát triển mạnh mẽ, các tiềm năng thế mạnh
của tỉnh vốn được coi là đất trăm nghề chưa được phát huy một cách hiệu quả.
Phần lớn các doanh nghiệp vệ tinh thuộc chuỗi cung ứng sản phẩm hỗ trợ cho
doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đều có xuất xứ từ nước ngoài.
Phần lớn nguyên phụ liệu để sản xuất các sản phẩm của doanh nghiệp đều
phải nhập từ các tỉnh và nước ngồi. Hiện nay, có 126 doanh nghiệp hoạt
động trong các ngành CNHT (phân loại theo danh mục ban hành tại Quyết
định số 1483/QĐ-TTg ngày 28/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ), chiếm
10,1% tổng số doanh nghiệpngành công nghiệp chế biến, chế tạo; đã thu hút
45,1 nghìn lao động vào làm việc. Trong đó có 79/126 doanh nghiệp FDI
(chiếm 39,9%). Các tập đoàn lớn đứng chân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
cómong muốn nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, song khó thực hiện trong điều kiện
hiện nay, lý do là ngành CNHT trong nước kém phát triển, các doanh nghiệp
chưa đáp ứng đầy đủ đượcnhững yêu cầu của nhà đầu tư.
Vì những lý do trên, tơi chọn đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu
quả thu hút các dự án đầu tư công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình giai đoạn hiện nay làm Tiểu luận Khối kiến thức thứ 4 chuyên đề bắt
buộc của khóa học Cao cấp LLCT tại Học viện Chính trị khu vực I.
2. Mục đích
Nâng cao hiệu quả thu hút các dự án đầu tư phát triển ngành CNHT
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, phấn đấu đưa ngành cơng nghiệp hỗ trợ của Ninh
Bình trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của
các tập đoàn đa quốc gia.
Cải thiện mơi trường đầu tư, xây dựng hình ảnh địa phương Ninh Bình
góp phần thu hút nhiều dự án đầu tư vào ngành CNHT. Nâng cao năng lực và
quy mô sản xuất cho các doanh nghiệp trong ngành CNHT (tăng số lượng các
dự án, tăng vốn đầu tư, tăng trưởng GTSX, giá trị gia tăng, tăng khảnăng cung
cấp phục vụ…) nhằm tăng khả năng đáp ứng của ngành CNHT, tạo điều kiện
cho doanh nghiệp tham gia sâu hơn và hưởng lợi ích từ chuỗi giá trị các sản
phẩm công nghiệp.
Hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm cho các ngành nghề,
làng nghề của tỉnh Ninh Bình.
Tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người
lao động; tăng thu cho ngân sách địa phương.
3. Giới hạn
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các dự án đầu tư vào ngành CNHT.
3.2. Không gian nghiên cứu:
Địa bàn tỉnh Ninh Bình.
3.2. Thời gian nghiên cứu:
Giai đoạn hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp số liệu
- Phương pháp phân tích thực trạng
- So sánh kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề
nghiên cứu.
5. Ý nghĩa thực tiễn
- Đối với tỉnh Ninh Bình, xuất phát từ cam kết đầu tư cũng như mong
muốn của tập đoàn điện tử Samsung trong chiến lược kinh doanh đến năm
2020 là: Tăng thêm 4 tỷ USD vốn đầu tư dự án Samsung Display ở Ninh Bình;
tăng tỉ lệ nội địa hóa các sản phẩm điện tử từ 16% hiện nay lên trên 20%
(đồng nghĩa với giảm lượng nhập khẩu; riêng năm 2014 nhập khẩu của SEV
trên 19 tỷ USD). Trong cuộc tiếp xúc với doanh nghiệp gần đây SEV bộc lộ
muốn tăng các vendor là doanh nghiệp Việt Nam, từ 10 vendor hiện nay lên 20
- 30 nhà cung cấp (gấp 2 lần). Trên cơ sở đổi chiếu với thực lực của doanh
nghiệp Việt Nam như trên đã phân tích,đối chiếu với cơ cấu các sản phẩm hỗ
trợ như linh kiện, cụm bloc, sạc pin, pin gói cho di động, khung máy... theo đó
các doanh nghiệp trong nước có thể nỗ lực hơn để có thể trở thành các vendor
của SEV. Đối với các ngành khác là: Cơ khí chế tạo, lắp ráp ôtô xe máy, may
mặc, da giày, chế biến thực phẩm... trong tương lai gần sẽ chưa có sự tăng
trưởng đáng kể. Theo nội dung nghiên cứu của Tiểu luận này có thể dự báo về
khả năng tăng trưởng các giá trị do ngành CNHT mang lại trong giai đoạn hiện
nay đối với tỉnh Ninh Bình.
- Thu hút các dự án đầu tư vào ngành CNHT sẽ tăng lên: Các cơ sở
doanh nghiệp ngành CNHT địa bàn tỉnh Ninh Bình tăng trưởng bình quân
25,9%/năm; đến năm 2020 có 156 - 160 cơ sở, doanh nghiệp hỗ trợ, trong đó:
ngành cơng nghiệp điện tử khoảng 90 - 100 (chiếm 57,6%), ngành cơng
nghiệp cơ khí chế tạo 43 - 45 (chiếm 27,5%), ngành lắp ráp ôtô xe máy 13 15 (chiếm 8,3%), các ngành khác 10 - 15 doanh nghiệp.
- Vốn đầu tư các dự án trong ngành CNHT dự kiến tăng gấp 2,4 lần so
với thời điểm năm 2013, đến năm 2020 đạt khoảng (3. 200 +7. 800) = 11.000
tỷ đồng, bình quân đạt khoảng 70,51 tỷ đồng/1 dự án.
- Dự kiến tăng trưởng GTSX của ngành CNHT trong giai đoạn 2015
-2020 bình quân 24,6%/năm, đến năm 2020 GTSX ước đạt 124.600 tỷ đồng
(theo giá so sánh 2010).
- Tăng trưởng xuất khẩu của ngành CNHT giai đoạn 2015 - 2020 dự
kiến đạt 11,0%/năm, đến năm 2020 ước đạt 2.100 triệu USD (chiếm khoảng
7,0% kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh).
- Đóng góp cho ngân sách nhà nước của khu vực CNHT ước thực hiện
năm 2020 vào khoảng 7.000 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 9,2%/năm, tốc độ
tăng thu ngân sách chậm hơn so tốc độ tăng giá trị sản xuất là do thực hiện
chính sách ưu đãi về thuế.
- Dự tính số lao động từ các khu vực nông thôn và làng nghề chuyển
dịch vào các ngành CNHT sẽ tăng cao trong những năm 2018 - 2020, đến
năm 2020 khoảng 60 nghìn người (tăng 15 nghìn người so năm 2013), trong
đó lao động trong khu vực FDI chiếm trên 90% (tương ứng 54 nghìn lao
động). Thu nhập của người lao động trong các ngành CNHT sẽ ngang bằng
với mức thu nhập bình qn chung của ngành cơng nghiệp, đạt bình quân 62
triệu đồng/người/năm. Các cơ sở sản xuất của doanh nghiệp CNHT phải thực
hiện theo đúng lộ trình Đề án xử lý chất thải của tỉnh Ninh Bình, đến năm
2020 tất cả 100% các chất thải rắn trong khu, cụm công nghiệp phải được thu
gom và xử lý tập trung; 100% nước thải công nghiệp được thu gom xử lý đạt
chuẩn trước khi thải ra môi trường.
6. Cấu trúc Tiểu luận
Tiểu luận được trình bày theo 4 phần chính:
A. Mở đầu; B. Nội dung; C. Kết luận; D. Tài liệu tham khảo.
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của nội dung nghiên cứu
1.1. Cơ sở lý luận
1.1. 1. Khái niệm về CNHT
Hiện nay, chưa có một khái niệm thống nhất về CNHT, ý kiến được sự
đồng thuận của nhiều chuyên gia kinh tế,đó là: CNHTđược hiểu là khu vực
cơng nghiệp trợ giúp cho việc hồn thành sản phẩm cuối cùng thơng qua việc
cung cấp các chi tiết, linh kiện và các sản phẩm hàng hóa dịch vụ trung gian
khác.
Xét về quy mơ thì CNHT là một khu vực cơng nghiệp rộng lớn, bao
gồm nhiều ngành, nhiều loại hình doanh nghiệp và chiếm phần chủ yếu của
giá trị gia tăng sản xuất cơng nghiệp, trong đó CNHT được ví như chân núi
cho một nền cơng nghiệp bền vững, cịn cơng nghiệp lắp ráp, cơng nghiệp
hồn thiện được coi là phần ngọn. Tùy vào chiến lược phát triển của mỗi quốc
gia, vùng miền, lãnh thổ, tùy vào năng lực nội tại và bối cảnh phát triển mà
các khu vực CNHT được chú trọng ưu tiên phát triển, kéo theo khu vực công
nghiệp lắp ráp, cơng nghiệp hồn thiện phát triển tương ứng.
1.1.2. Lý luận về vai trò của CNHT trong nền sản xuất
Phần lớn giá trị gia tăng công nghiệp (VA) được tạo ra ở 3 khâu chính
là: nghiên cứu và phát triển (R&D), CNHT và thương mại (TM). Nếu xét theo
các khâu của chuỗi sáng tạo giá trị thì cơng nghiệp lắp ráp có tỷ trọng giá trị
gia tăng thấp nhất. Ở điều kiện của Việt Nam, khi R&D chưa phát triển, hoạt
động TM cịn nhiều khó khăn, vai trị của CNHT càng trở nên quan trọng để
nâng cao tỷ trọng VA; nói cách khác, CNHT tạo sự phát triển về chất của nền
kinh tế nói chung và cơng nghiệp nói riêng.
Nếu định hướng nền công nghiệp vào xuất khẩu trong khi CNHT chưa
phát triển thì sản xuất phải nhập khẩu chi tiết linh kiện cho đầu vào, đi liền
với nhập khẩu là những chi phí khácphải trả cho các nền kinh tế phát triển,vậy
thì sức cạnh tranh của sản phẩm gia công lắp ráp kém hiệu quả; hệ lụy kéo
theo của tình trạng này làxuất khẩu tài nguyên hoặc tiếp tục “nhập để sau đó
xuất”. Nền kinh tế bị phụ thuộc vào nhập khẩu cònchịu những rủi ro khác
nữacủa lạm phát, tỷ giá, ràng buộc phi kinh tế, khiến cho càng nỗ lực xuất
khẩu thì nhập siêu càng lớn. Rõ ràng xét về chiến lược lâu dài, CNHT sẽ là
cơng cụ giải quyết được tình trạng nhập siêu.
CNHT là khu vực sử dụng đa dạng công nghệ, tận dụng triệt để tài
nguyên và dễ triển khai các giải pháp sản xuất thân thiện môi trường. Điều
này mang lại ý nghĩa lớn cho phát triển bền vững, khi CNHT phát triển đạt
đến sự chun mơn hóa cao, liên kết hài hịa thì các nguy cơ ơ nhiễm sẽ dần
được khắc phục, mơi trường sống ít bị ảnh hưởng hơn do địi hỏi của bài tốn
tăng trưởng.
CNHT phát triển là nói đến tính liên kết cao, nếu khơng liên kết tốt thì
các doanh nghiệp buộc phải tự phát triểnhệ thống CNHT củariêng mình và
như vậy sẽ kéo theo những cuộc chạy đua đầu tư “khép kín” trong từng doanh
nghiệp, lãng phí đầu tư, rủi ro cao, hiệu quảthấp, xét rộng ra thì hiệu quả kinh
tế xã hội khơng cao.
CNHT là khu vực chuyển giao, tiếp nhận nhanh công nghệ mới, đồng
thời là khu vực mà lao động thực sự được khuyến khích sáng tạo, thúc đẩy
người lao động phải thành thạo nghề nghiệp, sáng tạo không ngừng để cạnh
tranh, chen chân được vào chuỗi cung ứng (Vendor) cho các nhà đầu tư.
CNHT cịn là một cơng cụ cho q trình hội nhập của một quốc gia;
nếu phân chia một cách đơn giản sự hội nhập thành hai khu vực: một là hội
nhập trên thị trường hàng hóa thương mại, hàng hóa thương mại cùng chen
chân, cạnh tranh trên thị trường theo các định chế ràng buộc; hai là, hội nhập
từ q trình hợp tác sản xuất,sự hội nhập có tính bền vững, ở đó CNHT đóng
vai trị quan trọng mang đến lợi ích cho các bên tham gia.
1.1.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phát triển CNHT
a) Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả thu hút các dự án đầu tư vào ngành
CNHT
Vai trị của CNHT đối với sản xuất cơng nghiệp và kinh tế xã hội của
quốc gia đã rõ ràng, có sức thuyết phục mạnh mẽ để đổi mới chính sách hỗ
trợ, khuyến khích phát triển CNHT, hơn nữa khơng còn là vấn đề riêng của
Việt Nam mà đã trở thành vấn đề của toàn cầu trong bối cảnh hội nhập kinh tế
sâu rộng. Song, phát triển CNHT phải tính đến yếu tố hiệu quả đầu tư, cần tìm
lời giải cho câu hỏi: Tập trung đầu tư phát triển CNHT sẽ mang lại hiệu quả
kinh tế xã hội như thế nào? Cho đến nay, Việt Nam chưa có bộ tiêu chí quốc
gia thống nhất để đánh giá hiệu quả đối với các dự án đầu tư cũng nhưbộ tiêu
chí đểđánh giá hiệu quả thu hút các dự án đầu tư ngành CNHT. Trong phạm vi
nghiên cứu của Tiểu luận này, trên cơ sở tham khảo những đề xuất về tiêu chí
đánh giá hiệu quả dự án đầu tư tại một số diễn đàn kinh tế trong nước, Chủ trì
tiểu luận đưa ra 3 nhóm tiêu chí được cho là cơ bản, để đánh giá hiệu quả thu
hút các dự án đầu tư ngành CNHT bao gồm: Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả
thu hút các dự án đầu tư vào ngành CNHT, nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả
phát triển kinh tế xã hội của các dự án đầu tư ngành CNHT và nhóm tiêu chí
đánh giá tác động xã hội và mơi trường.
Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả thu hút các dự án đầu tư vào ngành
CNHT bao gồm:
- Số lượng các dự án đầu tư vào ngành CNHT;
- Vốn thu hút vào ngành CNHT, đo bằng tổng số vốn đăng ký;
- Cơ cấu vốnđầu tư đăng ký theo ngành CNHT;
- Trình độ cơng nghệ của các dự án đầu tư.
b) Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế xã hội của các dự
án đầu tư ngành CNHT. Nhóm tiêu chí này bao gồm:
- Đóng góp về giá trị sản xuất, giá trị gia tăng;
- Kim ngạch xuất khẩu của ngành CNHT;
- Tăng thu cho ngân sách nhà nước.
c) Nhóm tiêu chí đánh giá tác động xã hội và mơi trường. Nhóm tiêu
chí này bao gồm:
- Tạo việc làm, thu nhập cho người lao động;
- Hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên, giảm phát thải ra môi trường.
2. Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong Tiểu luận
2.1. Vài nét về tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình nằm ở vùng cửa ngõ miền bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà
Nội 93 km, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hố giữa lưu vực sơng
Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng rừng núi
Tây Bắc, nằm gần các địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc với tuyến hành
lang Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh. Địa hình của tỉnh khá đa dạng gồm:
Vùng núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển. Tỉnh Ninh Bình có hệ thống
giao thơng đường bộ, đường sắt và đường thủy từ cấp địa phương đến cấp
quốc gia thuận tiện trong giao thương và phát triển kinh tế.
Năm 2013, lĩnh vực sản xuất công nghiệp, giá trị sản xuất cơng nghiệp
đạt trên 15,5 nghìn tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm 2012 và đạt 95,7% kế
hoạch cả năm. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gặp nhiều khó khăn do
ảnh hưởng bị mưa lớn của các cơn bão số 5, số 6 và dịch bệnh trong vụ mùa.
Giá trị sản xuất toàn ngành đạt 2.199 tỷ đồng (theo giá cố định 1994), giảm
0,63% so với năm 2012. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song thu ngân sách năm
2013 đạt 2.855 tỷ đồng, đạt 100,2% kế hoạch HĐND tỉnh giao, tăng 11,7% so
với thực hiện năm 2012.
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi về giao thông, vị trí địa lý, tỉnh Ninh
Bình có nhiều tài ngun thích hợp để phát triển các vùng nguyên liệu cho
các ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản, hoa quả xuất khẩu hay các loại
nông sản, thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là tài nguyên đá vôi và các loại khống
sản phù hợp để phát triển cơng nghiệp vật liệu xây dựng.
Nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu, cụm cơng nghiệp, những
năm qua UBND tỉnh Ninh Bình đã tập trung chỉ đạo các ngành, các địa
phương phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tạo mơi trường
thơng thống cho các nhà đầu tư. UBND tỉnh đã có các chính sách: Ưu đãi
khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn tỉnh.
Các nhà đầu tư được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh
nghiệp, lãi suất vay vốn, sử dụng các cơng trình kết cấu hạ tầng, các tiện nghi,
các tiện ích cộng đồng… Nhờ mơi trường đầu tư thuận lợi, chính sách khuyến
khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh,
nhiều doanh nghiệp lớn như Nhà máy ô tô Thành Công, Công ty xi măng Tam
Điệp, phân lân Ninh Bình, cán thép Tam Điệp, nhà máy đạm, nhà máy lắp ráp
ô tô, các nhà máy xi măng The Vissai, Duyên Hà, Hướng Dương sau thời gian
đầu tư đã đi vào sản xuất làm cho sản lượng và giá trị sản xuất công nghiệp
tăng cao. Các sản phẩm truyền thống khác như thép, thực phẩm xuất khẩu,
đông lạnh, may mặc, thiểu thủ cơng nghiệp... cũng duy trì mức sản xuất
mạnh.
2.2. Tổng quan ngành CNHT tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình khơng được ưu đãi về nguồn tài nguyên thiên nhiên, phần
lớn phải nhận cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện từ ngoài tỉnh và nhập khẩu
nước ngồi, tỷ lệ nội địa hóa và tỷ lệ giá trị gia tăng còn thấp; tốc độ tăng giá
trị sản xuất công nghiệp cao hơn nhiều so với tốc độ giá trị tăng thêm; sản
phẩm hàng hóa tạo ra hàm chứa sự hao phí nhiều sức lao động, sức cạnh tranh
còn hạn chế. Từ năm 2012, đánh dấu CNHT của tỉnh Ninh Bình có phần khởi
sắc xuất phát từ sự tăng trưởng của dòng vốn đầu tư FDI vào địa bàn. Số liệu
đến hết năm 2013 về doanh nghiệp CNHT của tỉnh Ninh Bình như sau:
- Theo phân loại danh mục doanh nghiệp ban hành tại Quyết định số
1483/QĐ-TTg ngày 28/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ; trên địa bàn
tỉnhNinh Bình có 126 doanh nghiệp hoạt động trong các ngành CNHT (chiếm
10,1% số doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo của tỉnh); trong
đó có 79 doanh nghiệp FDI (chiếm 62,6% DN hỗ trợ).
- Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Ninh Bình vào khu vực cơng
nghiệp tính từ năm 1997 đến năm 2013 đạt: 75. 035,7 tỷ đồng, trong đó khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài là 59.550,9 tỷ đồng (chiếm 79,3% tổng vốn đầu
tư vào khu vực công nghiệp). Về vốn đầu tư của các dự án CNHT chủ yếu là
các dự án FDI, vốn này bắt đầu tăng cao từ năm 2012, 2013; theo số liệu của
Sở Kế hoạch và Đầu tư Ninh Bình, lũy kế tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự
án CNHT trên địa bàn trên 3. 200 tỷ đồng (chiếm 5,3% vốn đầu tư của khu
vực FDI).
- Các doanh nghiệp hỗ trợ thu hút 45,1 nghìn lao động (chiếm 32,1%
lao động ngành CN), trong đó số lao động làm việc trong khu vực FDI là 42,3
nghìn người (chiếm 93,8%). Tổng thu nhập của lao động ngành CNHT đạt
2.474 tỷ đồng (bình quân 54,8 triệu đồng/người/năm), riêng khối FDT đạt
2.374 tỷ đồng (chiếm 95,9% của khu vực và đạt bình quân 56,1 triệu
đồng/người/năm).
- GTSX do các doanh nghiệp CNHT tạo ra đạt 39. 862 tỷđồng (chiếm
10,9% tổng GTSX trên địa bàn), riêng khối doanh nghiệp FDI tạo ra đã là
38.220 tỷ đồng.
- Tổng giá trị tăng thêm đạt 5.822 tỷ đồng (chiếm 12,1% toàn ngành).
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 1.245,7 triệu USD (bằng 9,1% xuất khẩu
toàn ngành công nghiệp). Nhập khẩu 1.332,5 triệu USD nguyên liệu và linh
kiện từ nước ngoài để sản xuất (chiếm 11,3% kim ngạch nhập khẩu toàn
ngành). Điều này cho thấy các doanh nghiệp ngành CNHT tỉnh Ninh Bình
phụ thuộc vào nguyên liệu, linh kiện từ nước ngoài rất lớn, tỷ lệ nội địa hóa
trong các sản phẩm cơng nghệ cao cịn thấp.
- Tổng thu ngân sách của khu vực doanh nghiệp CNHT tỉnh Ninh Bình
năm 2013 trên 4,5 nghìn tỷ đổng (chiếm 27,0% tổng thu ngân sách địa
phương), trong đó riêng khối doanh nghiệp hỗ trợ ngành điện tử đã nộp 2.869
tỷ đồng (bằng 63,7% tổng thu ngân sách của khu vực).
2.3. Thực trạng phát triển một số ngành CNHT tỉnh Ninh Bình
+ Ngành điện tử - tin học
Trước năm 2005, Ninh Bình chưa có doanh nghiệp đầu tư vào ngành
điện tử, tin học. Từ năm 2006, với sự xuất hiện công ty Canon (Nhật Bản) đầu
tư 130 triệu USD xây dựng hai nhà máy ở KCN ….. và KCN ……; đến năm
2009, tập đoàn Samsung đã đầu tư 670 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất
điện thoại di động tại KCN ….., với sự xuất hiện của Samsung đã tạo bước
ngoặt lớn cho ngành công nghiệp điện tử tỉnh Ninh Bình. Hiện nay, Ninh
Bình có70 doanh nghiệp hoạt động phụ trợ ngành điện tử (chiếm 55,5% tổng
số doanh nghiệp hỗ trợ trên địa bàn); trong đó có 60 doanh nghiệp là FDI
(chiếm 92,3%). Các doanh nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử đã thu hút 41,2
nghìn lao động (chiếm tới 91,3% lao động ngành CNHT). Sản xuất công
nghiệp của doanh nghiệp phụ trợ điện tử: năm 2010, GTSX đạt 3.966 tỷ đồng
(giá hiện hành), năm 2012 đạt 14. 511 tỷ đồng, năm 2013, đạt 36.427 tỷ đồng
(đã chiếm 11,3% GTSX công nghiệp tỉnh). Nguyên phụ liệu để sản xuất chủ
yếu từ nhập khẩu, năm 2013 giá trị nhập khẩu là 1.272 triệu USD. Sản phẩm
do các doanh nghiệp phụ trợ điện tử sản xuất: 26.661 triệu đơn vị mạnh điện
tử tích hợp, riêng doanh nghiệp FDI sản xuất 20.288 triệu đơn vị (chiếm
76,1%); 2.073 tấn linh kiện điện tử khác; 131 triệu chiếc pin điện thoại di
động và máy tính xách tay.
+ Ngành cơ khí chế tạo
Ninh Bình có nghề cơ khí truyền thống lâu đời, đặc biệt là đúc sắt thép
ở Phường Châu Khê - Từ Sơn. Tỉnh Ninh Bình có 335 doanh nghiệp hoạt
động trong ngành sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn
(chiếm 8% số doanh nghiệp tồn tỉnh và 26,9% doanh nghiệp ngành cơng
nghiệp), trong đó có 27 doanh nghiệp FDI. Trong số 335 doanh nghiệp có 38
doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hỗ trợ cho ngành cơ khí chế tạo (chiếm
11,3% doanh nghiệp cơ khí chế tạo), trong đó có 9 doanh nghiệp FDI (bằng
23,6% số doanh nghiệp hỗ trợ). Các doanh nghiệp hỗ trợ có khí thu hút 2. 205
lao động, 9 doanh nghiệp FDI đã thu hút 1. 184 lao động (chiếm 53,6%).
GTSX của khối doanh nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo năm 2013 đạt 2.
247 tỷ đồng (chiếm 11,6% tổng GTSX ngành cơ khí chế tạo); trong đó doanh
nghiệp FDI đạt 914,7 tỷ đồng (chiếm 40,7%). Các sản phẩm cung ứng khá đa
dạng, bao gồm 135,3 nghìn tấn phơi thép đúc; 3. 864 tấn bu lơng ốc vít các
loại; 1. 757 tấn khuôn đúc bằng kim loại; 2. 546 khuôn sản xuất linh kiện bán
dẫn và 2,3 triệu cái khuôn đúc bằng nhựa. Điểm đáng lưu ý là các doanh
nghiệp trong ngành cơ khí chế tạo hầu hết nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước
ngoài; năm 2012 nhập 35,5 triệu USD nguyên liệu và linh kiện để sản xuất
cung cấp cho ngành điện tử công nghệ cao, tỷ lệ nội địa hóa cịn rất thấp.
+ Ngành sản xuất và lắp ráp ơ tơ, xe máy
Ở Ninh Bình, lắp ráp ôtô, xe máy xuất hiện từ năm 2000, chủ yếu là lắp
ráp bộ phận của xe có động cơ romooc. Từ năm 2006 trở lại đây, với sự xuất
hiện của các doanh nghiệp FDI nên ngành sản xuất và lắp ráp ơ tơ dần được
hình thành. Trên địa bàn tỉnh tính đến hết năm 2013 có 23 doanh nghiệp sản
xuất, lắp ráp ô tô và các phương tiện vận tải khác, thu hút 2.016 lao động,
tổng doanh thu đạt 1.649 tỷ đồng.
Trong số 23 doanh nghiệp có 11 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm
phụ trợ (chiếm 47,8%), với 1.574 lao động (chiếm 78,1%). Năm 2013, doanh
thu thuần đạt 1.184 tỷ đồng, GTSX đạt 1.165 tỷ đồng; sản phẩm sản xuất:
28,9 triệu vành bánh xe các loại, 113,1 triệu đơn vị phụ tùng ô tô các loại, 4,9
triệu hộp số,… Các doanh nghiệp nhập khẩu 24 triệu USD nguyên liệu và linh
kiện để lắp ráp, phần lớn là nhữnglinh kiện trong nước chưa sản xuất được,
điều này khẳng định doanh nghiệp phụ trợ ngành ô tô, xe máy còn phụ thuộc
rất nhiều vào nguyên liệu, linh kiện từ nhập khẩu.
+ Ngành dệt may và da giày
Toàn tỉnh có 92 doanh nghiệphoạt động ngành dệt may (chiếm 7,7%
doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến); với 15.549 lao động đang làm
việc (chiếm 11,1%); năm 2013 doanh thu của ngành dệt may đạt 2.274 tỷ
đồng (chiếm 0,6% doanh thu ngành công nghiệp chế biến chế tạo). Số liệu
sản phẩm do các doanh nghiệp cung cấp trong năm 2013 là: 5 tấn tơ tằm thô,
39 tấn sợi xe từ bông, đay, lanh và 14.464 nghìn m2 vải các loại. Tuy nhiên,
mớichỉ có 5 doanh nghiệp hỗ trợhoạt động cho ngành dệt may với 90 lao
động, tạo ra GTSX hàng năm 18 - 20 tỷ đồng; sản phẩm của các doanh nghiệp
phụ trợ ngành dệt may chỉ đáp ứng được 0,7% nguyên liệu đầu vào cho các
cơ sở may mặc,vì vậy các doanh nghiệp dệt may phải nhập khẩu tới 79,5 triệu
USD vải, phụ liệu may. Về ngành da giày, theo số liệu đến cuối năm 2013,
tồn tỉnh có 2 doanh nghiệp hoạt động với 48 lao động, tổng doanh thu đạt 4,2
tỷ đồng, giá trị tăng thêm đạt 1,1 tỷ đồng, sản xuất được 2.387 nghìn đơi đế
giày các loại.
2.4. Đánh giá thực trạng ngành CNHT tỉnh Ninh Bình
* Đánh giá dưới góc độ thu hút các dự án đầu tư:
- Từ năm 2012, số các dự án đầu tư vào ngành CNHT ở tỉnh Ninh Bình
đã tăng dần nhờ có sự xuất hiện của một số dự án có vốn đầu tư nước ngồi,
theo số liệu tính đến hết năm 2013 tổng số có 126 doanh nghiệp hoạt động
trong ngành CNHT (chiếm 10,1% tổng doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo).
Đã hình thành được những doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử, bán thành
phẩm cung cấp cho doanh nghiệp FDI (Samsung, Canon,...), số lượng và
chủng loại các sản phẩm cung cấp đang tăng dần nhờ vào những nỗ lực của 2
phía doanh nghiệp hỗ trợ và đối tác đầu tư.
- Vốn thu hút vào các ngành CNHT của Ninh Bình, xác định theo tổng
số vốn đăng ký đầu tư là trên 3.200 tỷ đồng, như vậy bình quân đạt 25,3 tỷ
đồng/1 dự án CNHT. Cơ cấu vốn đăng ký theo các ngành có sự chênh lệch
lớn, có trên 90% tổng vốn đầu tư vàocác ngành điên tử, tin học, chế tạo cơ
khí. Điều này xuất phát từ nhu cầuthực tế của đòi hỏi cung ứng nguyên vật
liệu, linh kiện cho ngành điện tử, tin học. Một điểm chú ý nữa là vốn đầu tư
chiếm tỉ trọng lớn đếntừcác doanh nghiệp vệ tinh xuất xứ từ nước ngoài (Hàn
Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, và các nước ASEAN...), vốn đầu tư
của các doanh nghiệp CNHT trong nước chiếm tỉ trọng rất nhỏ.
- Đóng góp của các ngành CNHT đối với thu ngân sách của địa phương
đã chiếm phần khá quan trọng (chiếm 27% tổng thu ngân sách địa phương
năm 2013).
- Trình độ cơng nghệ của các dự án đầu tư CNHT so với mặt bằng công
nghệ của khu vực ASEAN chỉ ở cấp độ trung bình. Đối với số doanh nghiệp
làm vệ tinh cho doanh nghiệp FDI xuất xứ từ nước ngoài đã du nhập thiết bị
máy móc, kỹ thuật cơng nghệ vào Việt Nam có cấp độ tiên tiến tương đương
nước sở tại. Trong khi cơng nghệ của doanh nghiệp trong nước cịn lạc hậu,
lại chậm được đổi mới (công nghệ đúc, cán kéo, đột dập, thổi nhựa,...), khơng
có cơng nghệ nguồn sản xuất linh kiện điện tử, vi mạch bán dẫn. Điều đáng
chú ý là thiết bị và công nghệ phần lớn xuất xứ từ Trung Quốc, Đài Loan,
trong đó nhiều thiết bị được cải tiến, làm mới từ những máy móc thế hệ cũ.
Đặc điểm nổi bật là sự chuyển giao công nghệ theo “hàng dọc” mà chưa có sự
chuyển giao theo “hàng ngang”, tức giữa các doanh nghiệp thuộc khu vực
FDI với nhau, khơng có sự chia sẻ, chuyển giao ngồi khu vực.
- Những tồn tại, hạn chế: có sự chênh lệch lớn về các dự án đầu tư vào
các ngành CNHT, các dự án chủ yếu tập trung vào lĩnh vực phục vụ sản xuất
điện tử, tin học, cơ khí chế tạo, phần lớn là phục vụ cho doanh nghiệp FDI.
Nhu cầu về cung ứng sản phẩm cho các ngành công nghiệp khác của địa
phương còn rất lớn như: may mặc, đồ gỗ mỹ nghệ, sắt thép, vật liệu xây dựng,
thực phẩm chế biến, thức ăn chăn nuôi, thiết bị điện dân dụng... nhưng lại rất
ít dự án đầu tư. Điều này làm hạn chế khả năng tận dụng cáctiềm năng về
nguồn lực, lao động của địa phương phát triển đa dạng ngành nghề. Do vậy
định hướng thu hút vào ngành CNHT cần phải chú trọng cả 2 khu vực doanh
nghiệp FDI lẫn khu vực doanh nghiệp trong nước. Trong số các doanh nghiệp
FDI hoạt động trong ngành CNHT ở tỉnh Ninh Bình, phần lớn là các doanh
nghiệp vệ tinh cho họ lại có xuất xứ từ chính quốc gia sở tại, các doanh
nghiệp FDI rất hạn chế sử dụng các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp
từ nước khác làm nhà cung cấp.
- Nguyên nhân tồn tại, hạn chế: Nguyên nhân từ chính nội tại các
doanh nghiệp trong nước chưa đáp ứng đượcyêu cầu, đặc biệt là đáp ứng
được yêu cầu của các doanh nghiệp FDI có thương hiệu tồn cầu; sâu xa của
những yếu kém này là doanh nghiệp trong nước có độ “trễ” từ cơ chế kinh tế
tập trung kế hoạch hóa nên chưa hình thành lối tư duy kinh doanh năng động,
tiên tiến, thiếu những kỹ năng thích ứng với các nền kinh tế lớn trong bối
cảnh hội nhập sâu rộng, bối cảnh Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương
mại song phương, đa phương và sắp tới đây là hiệp định kinh tế chiến lược
xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 12 quốc gia. Do các doanh nghiệp đầu tư ở
Ninh Bình có vốn đầu tư nước ngồi đến từ nhiều quốc gia,tập qn văn hóa
và chiến lược kinh doanh có sự khác biệt; Họ muốn sử dụng doanh nghiệp
nước sở tại làm vệ tinh cho mình hơn thay vì sử dụng doanh nghiệp khác;
điều này có thể hiểu được bởilựa chọn giải pháp an tồn tránh được rủi ro, do
đó các doanh nghiệp khác muốn “len chân” vào chuỗi giá trị chung cần có
q trình và chiến lược tiếp cận phù hợp, từng bước tạo lòng tin để trở thành
đối tác tin cậy. Chính phủ có vai trị rất quan trọng trong việc kết nối giữa các
doanh nghiệp với nhau. Một mặt khác là cơ chế, chính sách của Nhà nước và
địa phương chưa thực sự hấp dẫn doanh nghiệp trong và nước ngoài đầu tư
vào các lĩnh vực ngành CNHT.
* Đánh giá dưới góc độ đóng góp phát triển kinh tế xã hội:
- GTSXCN của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT năm
2013 đạt 39.862 tỷ đồng, chiếm 10,9% tổng GTSX công nghiệp trên địa bàn
tỉnh, trong đó riêng khối doanh nghiệp FDI đạt 38.220 tỷ đồng (chiếm
95,8%). Hiện tại, đã sản xuất và cung cấp được một số sản phẩm thiết yếu cho
các doanh nghiệp chính như: sợi từ bơng, đay, lanh (200 tấn); vải dệt (14,4
triệu m2); đế giày (2,3 triệu đôi); phôi đúc (135 nghìn tấn); mạch điện tử tích
hợp (26.661 triệu cái); linh kiện điện tử (2.073 tấn); pin điện thoại (131 triệu
cái); khuôn đúc kim loại (1.757 tấn); phụ tùng ô tô (113 triệu cái); hộp số (4,8
triệu cái)...
- Tổng giá trị tăng thêm đạt 5.822 tỷ đồng (chiếm 12,1% toàn ngành).
Kim ngạch xuất khẩu đạt 1.245,7 triệu USD (bằng 9,1% xuất khẩu tồn ngành
cơng nghiệp).
- Tồn tại, hạn chế: Các doanh nghiệp ngành CNHT tỉnh Ninh Bình phụ
thuộc rất lớn vào nguyên liệu, linh kiện nhập từ nước ngoài, tỷ lệ nội địa hóa
các sản phẩm cịn thấp. Đây là hạn chế cơ bản nhất cho tăng trưởng sản xuất,
vì sản xuất càng nhiều, thì càng phải nhập nguyên liệu đầu vào cao, trong khi
sản phẩm làm ra không cung cấp được cho các doanh nghiệp trong tỉnh, theo
đó sức ép tiêu thụ tăng theo. Sản phẩm của các doanh nghiệp hỗ trợ hầu hết là
các linh kiện, cụm linh kiện, vật liệu đơn giản (tơ, sợi, đế giày, phôi đúc,
mạch điện tử, pin điện thoại, khuôn đúc, vành xe, phụ tùng ôtô, hộp số...).