Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

xu hướng lựa chọn nhà trọ sinh viên đh tài chính marketing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.53 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA DU LỊCH

BÀI TẬP
MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
XU HƯỚNG
LỰA CHỌN NHÀ TRỌ CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
Nhóm thực hiện: Fairies
Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA DU LỊCH

BÀI TẬP
MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
XU HƯỚNG
LỰA CHỌN NHÀ TRỌ CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2013
2
Nhóm thực hiện: Fairies
1. Nguyễn Thị Thu Hiền.
2. Phạm Thị Mỹ Hằng.
3. Nguyễn Đặng Khánh Linh.
4. Nguyễn Hoàng Trúc Mai.
5. Trương Thị Diễm Nga.
6. Lý Thị Thanh Thảo.
7. Trương Thị Thảo.
8. Vũ Thị Thảo.
9. Nguyễn Thị Ngọc Quyền
GV: Nguyễn Võ Huệ Anh


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG 4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 5
PHẦN MỞ ĐẦU 6
PHẦN NỘI DUNG 13
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.
DANH MỤC BẢNG.
STT Ký hiệu Tên bảng Trang
1 Bảng 2.1
Bảng biểu trình bày chi tiết về đối
tượng khảo sát. 18
2 Bảng 2.2
Bảng thể hiện mức độ hài lòng về giá
thuê phòng hiện tại của sinh viên Đại
Học Tài Chính – Marketing.
23
3 Bảng 2.3
Bảng số liệu thể hiện kết quả khảo sát
về điều kiện ở trọ của sinh viên Đại
Học Tài Chính – Marketing.
23
4 Bảng 2.4 Bảng ghi nhận đánh giá của sinh viên
về mối liên hệ giữa việc lựa chọn
phòng trọ phù hợp với kết quả học
25
4
Viết đầy đủ Viết tắt
Thành phố TP

Kí túc xá KTX
Đại học ĐH
Thành phố Hồ Chí Minh TPHCM
Việt Nam Đồng VND
Giáo viên hướng dẫn GVHD
Bậc Đại học, ngành Tài chính –
Ngân hàng, khóa 2008 A.
ĐHTC – NH08A
tập.
5
Bảng 2.5 Bảng thể hiện sự mong muốn về việc
hỗ trợ của nhà trường trong việc tìm
kiếm nhà trọ của sinh viên
32
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ.
STT Ký hiệu Tên hình Trang
1 Hình 2.1
Biểu đồ cột thể hiện chi phí sinh hoạt
hàng tháng của sinh viên.
19
2 Hình 2.2
Biểu đồ tròn thể hiện giá nhà trọ sinh
viên đang ở.
20
3 Hình 2.3
Biểu đồ cột thể hiện những kênh
thông tin mà sinh viên tham khảo khi
lựa chọn nhà trọ.
21
4 Hình 2.4

Biểu đồ tròn thể hiện diện tích phòng
trọ hiện tại của các sinh viên được
khảo sát.
22
5 Hình 2.5
Biểu đồ tròn thể hiện số lượng người
ở trong một phòng.
22
6 Hình 2.6
Biểu đồ đường thể hiện thực trạng về
vấn đề an ninh và môi trường.
24
7 Hình 2.7
Biểu đồ tròn thể hiện mức độ thường
xuyên thay đổi phòng trọ.
26
8 Hình 2.8
Biểu đồ đường thể hiện mức độ quan
tâm về vị trí nhà trọ của sinh viên.
27
9 Hình 2.9
Biểu đồ đường thể hiện mức độ quan
tâm về các yếu tố trong việc lựa
chọn nhà trọ của sinh viên.
28
10 Hình 2.10 Biểu đồ cột thể hiện mức độ mong 29
5
muốn về tiện nghi tại nhà trọ của
sinh viên.
11 Hình 2.11

Biểu đồ tròn thể hiện mức độ mong
muốn về môi trường sống ở nhà trọ
của sinh viên.
30
12 Hình 2.12
Biểu đồ tròn thể hiện mức độ mong
muốn về quy định giờ giấc sinh hoạt
của sinh viên.
31
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đều biết cuộc sống con người tồn tại trên nền tảng các nhu cầu
cơ bản là ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, giải trí và ước muốn lưu lại cái gì đó
cho đời sau mà ta có. Để có được bảy yếu tố cơ bản đó, con người phải đấu
tranh với tự nhiên, và cả trong cộng đồng xã hội. Cuộc đấu tranh thể hiện
6
trong lao động ở mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, trong các lĩnh vực nghiên
cứu phát triển, sáng tạo ra cái mới, để không ngừng vươn lên, hay nói một
cách khác mỗi người phải tìm cho mình một hoạt động thích hợp trong xã hội
để tồn tại và vươn lên hướng tới ngày mai. Từ đó ra đời sự cạnh tranh và phát
triển của cá nhân, của gia đình, của một cộng đồng xã hội. Và mục tiêu đó trở
thành động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
Sự tăng trưởng về kinh tế nước ta nói chung, đồ thị nói riêng trong
những năm vừa qua đã kéo theo sự phát triển về văn hóa, giáo dục, khoa học
kỹ thuật nhưng bên cạnh đó nó cũng tồn tại một số vấn đề xã hội, trong đó
đặc biệt là vấn đề nhà trọ.
Một cá nhân có thể trở thành người tốt, có phẩm chất và nhân cách khi
cá nhân có điều kiện thực hiện tốt quá trình xã hội hóa. Nếu không được chăm
sóc, giáo dục trong môi trường xã hội lành mạnh, tức là không có điều kiện
để xã hội hóa bản thân, thì cá nhân đó có thể trở thành người xấu, bị tách khỏi

chuẩn mực của xã hội. Với sinh viên là bộ phận ưu tú về trí tuệ của thanh niên
nói chung. Họ là lớp người đang độ trưởng thành, lại được học tập, sinh hoạt
ở thành phố, đô thị lớn nên có cơ hội tiếp xúc sớm với những tiến bộ xã hội.
Sinh viên là nguồn bổ sung trực tiếp cho lực lượng trí thức. Ngày nay, bước
sang thế kỷ 21, khi mà khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp thì vai trò của sinh viên càng trở nên quan trọng. Vì vậy, việc nâng cao
đời sống cho sinh viên là việc quan trọng và hết sức cần thiết, đặc biệt là quan
tâm đến nhà trọ - đó là một cách quan tâm thiết thực hơn đến đời sống và sinh
hoạt của sinh viên - những trí thức trẻ trong tương lai.
Bởi lẽ, nhà trọ là điều kiện đầu tiên để phát triển nguồn lực con người –
là nơi sinh viên tự học tập, tự nghiên cứu sau những giờ lên lớp, lên giảng
đường, là nơi để sinh viên rèn luyện thể lực sức khoẻ, đảm bảo cho việc học
7
tập. Nếu sinh viên vẫn phải ăn ở trong những điều kiện tạm bợ, mất an
ninh, môi trường không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập, cũng như
nhân cách của sinh viên.
Vì thế, vấn đề nhà trọ cho sinh viên là vấn đề thiết thực và cấp bách,
cần được sự quan tâm của mọi người, nhưng vấn đề này vẫn nhận được ít sự
quan tâm, chỉ là hình thức quy mô nhỏ, chưa đi sâu từ nhiều phía: Chính sách
hỗ trợ từ nhà nước, lãnh đạo các cơ quan ban, ngành, chức năng, các cơ quan
đơn vị trường học, địa phương nơi sinh viên đang sinh sống và học tập, hoặc
đang nằm trên những dự án cho đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc chưa được
giải quyết.
Mỗi năm, thành phố Hồ Chí Minh nhận một lượng lớn sinh viên đậu
vào các trường Đại Học, Cao Đẳng…Nhu cầu về nhà trọ của sinh viên tăng
nhưng chất lượng các khu nhà trọ sinh viên không được đảm bảo. Mặc khác,
chỉ một số trường có ký túc xá cho sinh viên với số phòng trọ ít ỏi, mỗi năm
cũng chỉ có thể giải quyết được vài trăm suất cho sinh viên vào ở với những
chỉ tiêu ưu tiên xét chọn rất kỹ càng như con liệt sĩ, con thương binh, dân tộc
thiểu số, khuyết tật nặng, quá nghèo, con em vùng sâu vùng xa, hải đảo. Số

lượng lớn sinh viên còn lại - trong đó đa số là sinh viên ngoại tỉnh – là thuộc
“trách nhiệm” của dân gần trường.
Trong khi đó việc xây dựng nhà trọ cho sinh viên trong địa bàn dân cư
vẫn còn mang tính gian lận, lừa đảo, tự phát nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt
của sinh viên là cần có một chỗ trọ mà chưa có một quy chế, quy định rõ ràng
của chính quyền thành phố đối với việc giải quyết vấn đề nhà ở cho sinh viên.
Và một thực tế cho thấy nhà trọ của dân đa phần điều kiện không được tốt
lắm, chủ yếu được cơ nới tận dụng diện tích sẵn có, xây dựng tạm bợ trên
những nền đất yếu với những vật liệu thô sơ không đảm bảo an toàn, vệ sinh,
8
về phòng cháy chữa cũng như sức khỏe cho sinh viên và môi trường tự học
tập của sinh viên ở phòng trọ.
Tình trạng ở ghép còn mang tính phức tạp. Giá nhà trọ cho sinh viên
thông thường rất cao và ngày càng leo thang do nhu cầu sinh viên quá lớn.
Thậm chí, các chủ nhà hạn chế tối đa mức đầu tư để giảm những chi phí có
lợi cho bản thân mình. Vì vậy, mà các công trình nhà trọ cho sinh viên thường
được xây dựng rất nhanh với các vật liệu rẻ tiền nên chất lượng nhà rất kém,
cũng do tận dụng tối đa nên trong những dãy nhà trọ này công trình phụ
thường thiếu hợp lý, khoảng không gian chật hẹp, kể cả điện nước sinh hoạt,
và các tiện nghi tối thiểu cần có để phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày cũng
không đảm bảo.
Nếu vấn đề không được giải quyết thì các vấn đề tiếp theo sẽ kéo dài và
ngày càng phát triển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học tập, thế hệ tương
lai và sự phát triển đất nước. Đặc biệt, dễ tạo điều kiện cho các tệ nạn xã hội
tăng lên.
Nói về trường Đại Học Tài Chính-Marketing, thì hàng năm số lượng
sinh viên tham gia vào học ở trường là rất nhiều, mà phần lớn là sinh viên đi
học xa nhà nên phải tìm một chỗ ở thích hợp, đó có thể là ký túc xá, ở nhà
người quen… nhưng vẫn không đáp ứng nổi nhu cầu chỗ ở cho số luợng sinh
viên quá lớn như vậy. Do đó, nhiều nhà trọ đã được xây dựng để thỏa mãn

nhu cầu này, và đây cũng là loại hình kinh doanh khá hấp dẫn.
Hiểu biết cặn kẽ hành vi thuê nhà trọ của sinh viên giúp cho các chủ nhà
trọ có thể thay đổi để đáp ứng được nhu cầu ở trọ cho sinh viên và thu hút
sinh viên đến thuê nhà trọ.
9
Nghiên cứu hành vi thuê nhà trọ là nghiên cứu các cách thức mà mỗi
sinh viên sẽ thực hiện và đưa ra quyết định thuê. Những hiểu biết về hành vi
này thực sự có ý nghĩa đối với sinh viên, đề tài cung cấp cho chúng ta những
hiểu biết về thuận lợi và khó khăn khi sinh viên đi thuê nhà trọ, đây còn là
một biện pháp nghiên cứu thị trường cho việc kinh doanh nhà trọ: Sinh viên
cần những gì? Lựa chọn nhà trọ dựa trên những tiêu chí nào?
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề nên nhóm chúng tôi chọn đề tài
“Xu hướng lựa chọn nhà trọ của sinh viên trường Đại Học Tài Chính-
Marketing” để đề ra các tiêu chuẩn về xây dựng nhà trọ phù hợp với nhu cầu
của sinh viên, tạo hướng đi đúng và thúc đẩy sự phát triển cho hoạt động kinh
doanh nhà trọ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu xu hướng lựa chọn nhà trọ cửa sinh viên trường Đại Học Tài
Chính – Marketing.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể: Sinh viên trường Đại Học Tài Chính- Marketing.
Đối tượng: Việc lựa chọn nhà trọ của sinh viên trường Đại Học Tài
Chính-Marketing.
4. Giả thiết nghiên cứu
Giá cả và vị trí địa lý là yếu tố quyết định lớn đến việc lựa chòn nhà trọ
của sinh viên.
Chất lượng nhà trọ có ảnh hưởng quan trọng tới sức khỏe và kết quả học
tập của sinh viên.
10
Sinh viên có nhu cầu nhận được sự hỗ trợ từ nhà trường trong việc tìm

kiếm nhà trọ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích, hệ thống hóa cơ sở lý luận.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà ở của sinh viên
trường Đại Học Tài Chính-Marketing.
Đề ra các tiêu chuẩn về việc xây dựng nhà trọ sao cho phù hợp với sinh
viên.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp điều tra xã hội học
Nguồn thông tin thứ cấp.
- Xin số liệu về số lượng sinh viên thuê nhà trọ tại trường Đại Học Tài
Chính – Marketting.
- Tìm kiếm các thông tin liên quan từ Internet.
Nguồn thông tin sơ cấp.
- Số liệu sơ cấp được thực hiện bằng cách điều tra trực tiếp 160 sinh viên
trường Đại học Tài Chính -Marketting.
6.2. Lựa chọn phương pháp điều tra.
Phương pháp điều tra chọn mẫu
- Là điều tra xã hội học bằng cách chọn ra những cá thể xã hội mang tính
đại diện cho tổng thể.
11
- Đề tài “Xu hướng lựa chọn nhà trọ của sinh viên trường Đại học
Tài Chính – Marketing” chủ yếu dựa trên số liệu sơ cấp được tổng hợp
bằng cách điều tra trực tiếp 160 sinh viên của trường.
- Cách chọn mẫu :
+ Từ tổng thể là các sinh viên trường Đại học Tài Chính –Marketting lựa
chọn 160 sinh viên theo các tiêu chí: 80 sinh viên năm nhất, 80 sinh viên
năm hai.
+ Tiến hành khảo sát trên 10 lớp, mỗi lớp chọn ra 16 sinh viên để điều tra.
12

7. Kế hoạch nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
13
Giai đoạn Thời gian Nhiệm vụ
Nguồn
nhân lực
1. Chuẩn
bị
8/5/2013
1/6/2013
- Xác định đề tài
Cả nhóm
- Thu thập và chọn lọc thông
tin, dữ liệu
Cả nhóm
- Soạn đề cương nghiên cứu
(Xây dựng bảng câu hỏi…)
Cả nhóm
2. Thực
hiện
2/6/2013
5/6/2013
- Khảo sát thực tế, điều tra
xã hội học
Cả nhóm
3.
- Phân tích xử lý thông tin và
giải thích làm sáng tỏ các
vấn đề nảy sinh từ kết quả

tổng hợp các số liệu nghiên
cứu
Cả nhóm
- Đề ra giải pháp
Cả nhóm
5. Hoàn
thành
6/6/2013
8/6/2013
- Tổng hợp các kết quả
nghiên cứu, lý thuyết và
thực tế. Viết báo cáo tình
hình thực hiện đề tài
- Lập đề cương chi tiết
- Viết báo cáo hoàn chỉnh
Cả nhóm
Cơ sở lý luận về xu hướng chọn lựa nhà trọ của sinh viên
1.1 Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Như chúng ta đã biết, việc tìm nhà trọ của sinh viên hiện nay là một
trong những vấn đề đang rất nan giải và đầy khó khăn, để tìm được một căn
phòng ưng ý, thoải mái và thuận tiện là một yếu tố không hề dễ. Và vấn đề
tìm nhà trọ như đã nói ở trên rất được sinh viên quan tâm và nhất là sinh viên
ở các thành phố lớn như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng…
Khi nghiên cứu vấn đề này, dựa trên cơ sở các lý thuyết hành vi người
tiêu dùng chúng tôi đã đưa ra những yếu tố ảnh hưởng tới xu hướng tìm
phòng trọ của sinh viên hiện nay nói chung mà cụ thể là sinh viên trường Đại
Học Tài chính – Marketing nói riêng. Bên cạnh đó, để không làm mất đi tính
thực tiễn và vì mỗi khu nhà trọ ở mỗi nơi lại có những đặc tính riêng nên
chúng tôi đã làm bảng câu hỏi khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng và mong
muốn về nhà trọ của sinh viên trường Đại Học Tài chính – Marketing. Từ đó,

chúng tôi xây dựng được các tiêu chuẩn nhà trọ dành cho sinh viên cũng như
các đề xuất cải thiện tình trạng nhà trọ hiện nay. Trước khi đề cập đến xu
hướng tìm phòng trọ của sinh viên trường Đại Học Tài chính – Marketing,
chúng tôi sẽ nói về một số khái niệm có liên quan tới vấn đề như sau:
“Xu hướng” là sự nghiêng về một hướng nào đó trong quá trình hoạt
động. “Nhà” là nơi cư trú cố định của con người. Theo tháp nhu cầu của nhà
tâm lý học nổi tiếng Abraham Maslow thì nhà ở thuộc vào 2 trong 5 nhu cầu
cơ bản của con người. Đó là nhu cầu căn bản – nơi trú ngụ và nhu cầu an
toàn. “Nhà trọ” là những ngôi nhà ở hay là cơ sở, công trình kiến trúc được
xây dựng hoặc sử dụng để cung cấp chỗ ở tạm thời cho một hay nhiều người,
và người thuê phải trả cho người chủ trọ một khoản phí là tiền thuê trọ. Phòng
14
trọ là một phòng trong một tòa nhà hoặc dãy nhà. “Xu hướng lựa chọn nhà
trọ” là sự nghiêng về 1 hướng nào đó trong việc lựa chọn nhà trọ.
Những xu hướng về nơi ở hiện nay của sinh viên là:
Xu hướng “Ký túc xá mini”: Một xu hướng đang dần trở nên phổ biến
trong sinh viên hiện nay: Tự tạo những ký túc xá nhỏ (mini) cho mình. Sinh
viên thuê những khu nhà lớn và ở từ 15 đến 30 người. Một không gian mới
mở ra, thay thế cho những khu nhà trọ sinh viên tồi tàn, chật chội.
Kí túc xá (KTX) của các Trường lớn và các cơ sở đào tạo tư nhân: Các
Trường lớn và một số cơ sở đào tạo tư nhân có khu kí túc xá riêng, nằm ngay
trong trường. Như KTX trường ĐH bách khoa TPHCM, KTX trường ĐH Tài
Chính – Marketing….
Các nhà trọ dành cho sinh viên ở ngoài, giá tương đối mắc hơn. Cho thuê
nhà nguyên căn hoặc một phòng trong một tòa nhà hoặc dãy nhà.
Ở nhà dân (một xu hướng thường thấy ở nước ngoài): Một số gia đình
Singapore tiếp nhận sinh viên Quốc tế đến sống và cung cấp các dịch vụ như
hình thức ở nội trú. Chi phí của hình thức nhà ở này trong khoảng từ 500 đến
1,000 đô la Singapore mỗi tháng, tương đương với 8.250.000 – 16.500.000
VND.

Sau khi thống kê kết quả từ những bảng câu hỏi khảo sát, chúng tôi sẽ
đưa ra những xu hướng trong việc lựa chọn nhà trọ của sinh viên trường Đại
Học Tài Chính – Marketing, cụ thể là các xu hướng của từng yếu tố cần thiết
trong việc chọn lựa nhà trọ sau đây:
15
Giá cả: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tìm nhà trọ của
sinh viên bởi vì phần lớn sinh viên còn sống phụ thuộc vào gia đình nên khả
năng kinh tế còn hạn chế.
Diện tích: Ai cũng muốn kiếm một căn phòng có diện tích rộng, dễ chịu,
thoáng và thoải mái…
Số người trong phòng: Sự gia tăng số người sẽ dẫn tới giá phòng tăng
hoặc không. Điều này phụ thuộc vào cảm nhận chủ quan của người cho thuê.
Đặc điểm vị trí: Trong ngõ hẻm hay ở ngoài mặt đường, gần nơi làm
việc và học tập hay các khu trung tâm thành phố…
Cơ sở vật chất và tiện nghi trong và ngoài phòng trọ.
Môi trường sống trong và ngoài nhà trọ có ô nhiễm hay có nguy cơ ô
nhiễm sẽ tác động đến việc thuê nhà trọ dài hạn hay ngắn hạn.
An ninh: Như tình hình trộm cắp, nghiện hút, mại dâm, ma túy…
Những xu hướng mà chúng tôi đưa ra sẽ giúp ích cho việc cải thiện và
nâng cao chất lượng nhà trọ cho sinh viên, tạo thêm các giải pháp đối với thực
trạng khó khăn khi tìm nhà trọ của sinh viên hiện nay.
1. 2 Lịch sử nghiên cứu về đề tài
Có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề nhà trọ sinh viên được
thực hiện trước đó và chúng nhóm chúng tôi đã tìm hiểu, tham khảo một số
nghiên cứu như sau:
- Luận văn: Tìm hiểu xu hướng lựa chọn nhà trọ của sinh viên đại học
Đồng Tháp (GVHD: Nguyễn Giác Trí, ĐHTC – NH08A)
16
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh, Tỉnh
Đồng Tháp, từ ngày 05/04/2011 đến ngày 05/08/2011.Với nội dung: Tìm hiểu

xu hướng lựa chọn nhà trọ của sinh viên trường Đại Học Đồng Tháp cụ thể là
khảo sát sinh viên trường Đại Học Đồng Tháp.
Kết quả nghiên cứu như sau:
Đề tài đưa ra 6 tiêu chí có ảnh hưởng khá nhiều đến quyết định thuê của
sinh viên: Giá thuê, tiện nghi của phòng trọ, nhà vệ sinh, mức độ ồn ào, an
toàn phòng trọ, vị trí phòng trọ. Nhìn sơ lược thì tất cả các yếu tố đều được
lựa chọn, chỉ riêng yếu tố tiện nghi của phòng trọ là ít được lựa chọn hơn.
- Đề tài: Tìm hiểu thực trạng nhà ở của sinh viên hiện nay trên địa
bàn TP HCM.
Đề tài này được nghiên cứu trên 240 sinh viên tại một số trường trong
địa bàn Tp.HCM, Nguồn dữ liệu nghiên cứu này có kế thừa một số nguồn dữ
liệu thứ cấp từ các nghiên cứu trước đó có liên quan; và chủ yếu là nguồn dữ
liệu từ cuộc điều tra xã hội học độc lập của sinh viên được tiến hành trong
tháng 3/2009.
Kết quả nghiên cứu như sau:
+ Qua khảo sát ý kiến của sinh viên chúng tôi thấy rằng hiện nay nhu cầu
nhà ở đang trở nên bức thiết đối với sinh viên. Có 92,9% sinh viên trong mẫu
nghiên cứu quan tâm đến vấn đề nhà ở của họ. Ngoài ra, họ còn cho rằng thực
tế xã hội chưa có sự quan tâm đúng đắn cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu
của họ.
+ Việc lựa chọn nhà ở phụ thuộc vào nhiều yếu tố chi phối như mối quan
hệ, thời điểm, điều kiện nơi học, điều kiện nơi ở và điều kiện kinh tế gia đình.
17
+ Đối với sinh viên, nhà trọ lý tưởng là 1 nơi yên tĩnh giá cả phù hợp
không cần tiện nghi lắm, chỉ cần đảm bảo an ninh, điện, nước sinh hoạt tốt.
- Đề tài: Khảo sát dịch vụ cho thuê phòng trọ sinh viên tại một số con
đường thuộc khu quy hoạch Trường Bia.
Đề tài này được nghiên cứu tại những dãy nhà trọ cho sinh viên thuê tại
ba con đường là Hồ Đắc Di, Nguyễn Khoa Chiêm, Xóm Gióng – khu quy
hoạch Trường Bia, TP Huế. Phạm vi nghiên cứu: Đường Hồ Đắc Di, Nguyễn

Khoa Chiêm, Xóm Gióng. Thời gian: Tháng 10/2010.
Kết quả nghiên cứu như sau:
Nhu cầu phòng trọ tại khu vực khảo sát lớn. Nắm bắt được nhu cầu đó
những năm qua phòng trọ ở khu vực này không ngừng tăng lên cả về số lựong
lẫn chất lượng. Lợi thế của phòng trọ sinh viên ở khu vực này là nằm gần
nhiều trường đại học, phòng mới xây dựng, nhiều phòng giá rẻ. Song cũng có
nhiều mặt hạn chế, đặc biệt là về chất lượng của môi trường sống xung quanh.
Đồng thời người kinh doanh dịch vụ phòng trọ tại đây cũng cần cân nhắc,
đánh giá những yếu tố có thể tác động đến nhu cầu về phòng trọ nhằm tránh
những rủi ro có thể gặp phải.
Ngoài ra còn một số nghiên cứu quan trọng như:
- Dự án Các yếu tố ảnh hưởng đến giá phòng trọ cho sinh viên làng
đại học – Linh trung – Thủ đức của ĐH Quốc gia TP.HCM khoa kinh tế -
luật, tháng 5/2009.
- Đề tài Xây dựng nhà trọ dành cho học sinh, sinh viên trên địa bàn
TP HCM được thực hiện vào tháng 9 năm 2011.
18
CHƯƠNG 2
Thực trạng và mong muốn về nhà trọ của sinh viên.
2.1 Thực trạng việc ở trọ của sinh viên
Để tìm hiểu về xu hướng ở trọ của sinh viên trường Đại học Tài chính –
Marketing, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 160 sinh viên nam nữ với học
lực và năm học khác nhau. Cụ thể được trình bày qua bảng sau:
BẢNG BIỂU TRÌNH BÀY CHI TIẾT VỀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
Tiêu chí Số lượng Tỉ lệ (%)
Giới tính Nam 39 24,4
Nữ 121 75,6
Năm học 1 80 50,0
2 78 48,8
3 2 1,2

4 0 0
Học lực Giỏi 83 51,9
Khá 8 5,0
Trung bình 69 43,1
Có ở trọ hay
không?
Có 110 68,8
Không 50 31,2
Bảng 2.1
Qua đây, chúng tôi thấy được một điều đó là tỷ lệ sinh viên trường Đại
Học Tài Chính – Marketing đang ở trọ khá cao (chiếm 68,8% kết quả khảo
sát).
Và để tìm hiểu xem hiện trạng ở trọ của các bạn sinh viên như thế nào,
yếu tố nào tác động mạnh nhất tới việc lựa chọn nhà trọ của sinh viên cũng
như điều kiện ở trọ có ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên trường Đại
19
Học Tài Chính – Marketing hay không, chúng tôi đã lập ra bảng câu hỏi và
kết quả khảo sát được thể hiện chi tiết qua từng bảng biểu dưới đây.
Hình 2.1
20
Hình 2.2
Đầu tiên, chúng tôi tìm hiểu về hiện trạng ở trọ của sinh viên. Qua biểu
đồ đầu tiên, chúng tôi thấy chi phí sinh hoạt hàng tháng của các sinh viên dao
động từ 1 – 2 triệu (chiếm 40,6%). Điều này cũng dễ hiểu bởi đa số các sinh
viên đều là người ngoại tỉnh vào thành phố ăn học, mức thu nhập hàng tháng
từ gia đình thấp. Đây cũng là lí do các sinh viên chọn thuê phòng với mức giá
từ 1 – 2 triệu đồng/tháng (48,7% ). Và đồng thời, đây cũng là yếu tố ban đầu
để các chủ nhà trọ có thể đưa ra mức giá phù hợp với nhu cầu thực tế của sinh
viên hiện nay.
21

Hình 2.3
Để tìm được một nhà trọ ưng ý, thoải mái và thoáng mát thì việc đi tìm
kiếm thông tin là một việc không hề dễ dàng. Qua khảo sát chúng tôi thấy,
kênh thông tin được đa số các sinh viên tham khảo khi lựa chọn nhà trọ là từ
việc hỏi bạn bè (51/113 sinh viên) hoặc tự mình đi khảo sát (51/113 sinh
viên). Còn thông tin từ trên mạng, nhà trường, gia đình thì được ít các sinh
viên lựa chọn.
22
Hình 2.4

Hình 2.5
23
Về diện tích thuê phòng, thông thường diện tích tối thiểu cho một phòng
trọ đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và học tập của sinh viên hiện
nay là khoảng 12m
2
– 18m
2
(chiếm 46,9%). Qua khảo sát cũng thấy được đa
số sinh viên lựa chọn phòng trọ với khoảng diện tích này. Tuy nhiên để tiết
kiệm chi phí thì ở ghép (2 – 3 người) là phương pháp mà đa số sinh viên đang
thực hiện.
BẢNG THỂ HIỆN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ GIÁ THUÊ PHÒNG
HIỆN TẠI CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
Bảng 2.2
Ngày nay nhà trọ được xây dựng ngày càng nhiều mang lại nhiều có
nhiều sự lựa chọn cho sinh viên.Vì thế đa số các sinh viên được khảo sát thể
hiện sự hài lòng về mức giá phòng trọ hiện tại (chiếm 74,3% ). Hơn nữa thì
việc khảo sát và tìm hiểu trước một cách kĩ lưỡng về mức giá phòng trọ cũng
giúp các bạn sinh viên không phải lo nghĩ nhiều về vấn đề tiền bạc.

BẢNG SỐ LIỆU THỂ HIỆN KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ ĐIỀU KIỆN Ở
TRỌ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
Cơ sở vật chất Có Tỉ lệ
(%)
Không Tỉ lệ
(%)
WC 110 97,3 3 2,7
Bếp 86 76,1 27 23,9
Internet 92 81.4 21 18.6
Chỗ để xe 97 85.8 16 14.2
Chỗ phơi quần áo 103 91.2 10 8.8
24
Sự hài lòng Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Có 84 74,3
Không 29 25,7
Quạt 94 83.2 19 16.8
Tủ đựng quần áo 65 57.5 48 42.5
Tiện nghi khác
(điều hòa, tivi, tủ
lạnh…)
35 31 78 69
Điện 113 100 0 0
Nước 113 100 0 0
Bảng 2.3
Hình 2.6
Qua khảo sát về điều kiện cơ sở vật chất của các phòng trọ nơi sinh viên
trường Đại Học Tài Chính – Marketing đang ở, chúng tôi thấy hầu hết các

phòng trọ này đều đáp ứng được nhu cầu cơ bản (WC, bếp, Internet, quạt,
điện, nước,…) cho sinh hoạt và học tập của các sinh viên (chiếm tỷ lệ trên
25

×