MỤC LỤC
Phần một: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................. 2
Phần hai: ...................................................................................................................................................... 8
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 8
Chương I .................................................................................................................................................. 8
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 8
1.1 Cơ sở lý thuyết ............................................................................................................................... 8
1.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ............................................................................................... 16
Chương II ............................................................................................................................................... 21
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................................................................... 21
2.1 Thống kê mô tả về đối tượng điều tra ........................................................................................ 21
2.2 Khảo sát về thu nhập của cán bộ giảng viên đang công tác tại Đại học Huế. ............................. 28
2.3 Phân bổ chi tiêu của cán bộ giảng viên ....................................................................................... 36
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng của cán bộ giảng
viên .................................................................................................................................................... 45
Chương III .............................................................................................................................................. 61
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ................................................................................................................. 61
3.1 Kết luận ........................................................................................................................................ 61
3.2 Giải pháp ...................................................................................................................................... 63
Phần ba ...................................................................................................................................................... 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................................................ 66
1. Kết luận .............................................................................................................................................. 66
2. Kiến nghị ............................................................................................................................................ 67
Phần một: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng đang dần hội nhập khi là
thành viên chính thức của khối ASEAN tham gia AFTA và APEC, trở thành thành viên
chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục
giữ ở mức cao với những con số đầy ấn tượng, tốc độ tăng GDP bình quân đầu người
giai đoạn 2006-2010 đạt 7%/ năm. Tốc độ phát triển kinh tế cao trong khi tốc độ tăng
dân số giảm dẫn đến GDP bình quân đầu người ngày một tăng, nếu như thu nhâp bình
quân đầu người năm 1990 chỉ là 130 USD/ người thì năm 2008 con số này đã tăng lên
gấp tám lần với 1047 USD/ người và năm 2010 là 1160 USD/người.
Khi mà đời sống ngày càng được nâng cao thì việc người dân ngoài việc chi tiêu thu
nhập cho những nhu cầu thiết yếu thì họ còn chi tiêu cho những nhu cầu cao hơn như
giải trí, mua sắm,du lịch...vv. Phần thu nhập dư thừa sẽ dùng để đầu tư hoặc tích lũy tài
sản. Những người thích rủi ro để có được suất sinh lời cao họ sẽ đầu tư vào các loại
chứng khoán, vàng, ngoại tệ, các dự án...vv. Những người thích an toàn người ta sẽ
chọn phương án gửi tiền vào ngân hàng.
Hiện nay đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn các hệ thống ngân hàng, đó không chỉ là
ngân hàng nhà nước mà còn là các ngân hàng tư nhân. Ngân hàng được hình thành nên
như là một sự tất yếu để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính cho xã hội. Các dịch vụ
trong ngân hàng đã được bổ sung đa dạng với nhiều tiện ích, tính năng mới cung cấp
cho khách hàng để thỏa mãn tối đa nhu cầu cầu họ.
Trong đó, cán bộ giảng viên đại học chiếm một bộ phận nhỏ trong dân cư là những
thành phần trí thức trong xã hội. Họ có thu nhập cao và khá ổn định. Tuy nhiên thu
nhập của họ không giống nhau và việc họ phân bổ thu nhập vào trong chi tiêu cũng khác
nhau. Một xu hướng chung là thường thì chi tiêu bao giờ cũng nhỏ hơn thu nhập, phần
tài sản dư thừa có thể dùng để đầu tư hoặc gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Hiện nay nhiều
ngân hàng đã xác định được những cán bộ giảng viên là những đối tượng khách hàng
thực sự tiềm năng để có những biện pháp khuyến khích, ưu tiên trong việc huy động
vốn bằng dịch vụ gửi tiết kiệm với lãi suất cao.
Với điều kiện có khá nhiều ngân hàng để lựa chọn thì việc nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến xu hướng lựa chọn dịch vụ tiết kiệm tại ngân hàng của cán bộ giảng viên đại
học sẽ giúp cho các ngân hàng có những chiến lược phù hợp để nâng cao uy tín và chất
lượng phục vụ để trở thành sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên nhóm chúng tôi thống nhất đi đến đề tài “Điều tra
thu nhập và xu hướng lựa chọn dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng của cán bộ giảng
viên Đại học Huế”.
2. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu:
• Câu hỏi nghiên cứu
- Mức thu nhập của cán bộ giảng viên đang làm việc và công tác tại các trường đại học
thành viên Đại học Huế là bao nhiêu?
- Cán bộ giảng viên đang làm việc và công tác tại các trường đại học thành viên Đại học
Huế phân bổ thu nhập trong chi tiêu như thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng của các cán bộ giảng
viên đang làm việc và công tác tại các trường đại học thành viên Đại học Huế ?
• Mục tiêu nghiên cứu:
Từ những nhận xét mong muốn nêu trên, mục tiêu của đề tài sẽ hướng vào các vấn đề
cụ thể sau:
+ Ước lượng thu nhập của các hộ gia đình cán bộ giảng viên đang công tác tại Đại
học Huế.
+ Ước lượng việc phân bổ chi tiêu cả các hộ gia đình cán bộ giảng viên đang công tác
tại Đại học Huế.
+ Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn dịch vụ gửi tiết kiệm tại
ngân hàng của cán bộ giảng viên Đai học Huế.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài mong muốn xác định được những nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng hành vi lựa
chọn dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Thông qua hành vi của mẫu nghiên cứu để tạo
được tính khái quát cao. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nghiên cứu, kinh phí hạn
hẹp, vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên phạm vi nghiên cứu của đề
tài chỉ kiểm soát những cá nhân đã từng gửi dịch vụ tiết kiệm tại ngân hàng. Thông qua
hành vi của mẫu nghiên cứu trong việc tham gia gửi tiết kiệm tại ngân hàng đề tài rút ra
được những tác nhân ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân
hàng.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là cán bộ giảng viên Đại học Huế, những người đã từng
sử dụng dịch vụ tiết kiệm tại ngân hàng dựa trên thái độ, ứng xử của họ đối với dịch vụ
gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Thông qua đó đưa ra kết luận cho mô hình nghiên cứu thông
qua số lượng 50 mẫu khảo sát.
Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành từ ngày 10 tháng 10 đến ngày 13
tháng 11 năm 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu trải qua hai giai đoạn:
Nghiên cứu sơ bộ: được thực hiện thông qua phương pháp định tính nhằm mục đích
khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát chung để đo lường các khái niệm
nghiên cứu với các nội dung sau.
• Hình thức thực hiện:
- Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết. Được
thực hiện từ ngày 24 đến ngày 27 tháng 10 năm 2011 tại địa bàn thành phố Huế.
- Sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm mục tiêu (Focus group) với các thầy cô thuộc
trường Đại học Huế đã từng sử dụng qua dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng (17
người trong độ tuổi từ 30-40, 5 người thuộc trường ngoại ngữ, 6 người thuộc
trường khoa học, 4 người thuộc trường nông lâm và 2 người thuộc trường kinh tế).
- Vấn đề được đưa ra thảo luận là các ý kiến của giảng viên về những lợi ích mà
dịch vụ gửi tiết kiệm mang lại cho họ, ý kiến đánh giá đối với bản thân mỗi người
về tầm quan trọng của những lợi ích đó. Rồi những ý kiến tác động của nhóm tham
khảo nào ảnh hưởng mạnh nhất đến thái độ và những động cơ nào thúc đẩy họ làm
theo những ý kiến đó. Mục đích của buổi thảo luận nhóm là để điều chỉnh, bổ sung
các biến quan sát dùng để đo lường các yếu tố kiểm soát.
Các bước nghiên cứu định tính:
- Xác định được những lợi ích mà người tham gia dịch vụ gửi tiết kiệm họ cảm
nhận được khi họ thực hiện hoặc có ý định thực hiện giao dịch.
- Biết được vì sao họ lựa chọn dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng mà không phải
là một nơi khác như bưu điện hay bảo hiểm.
- Nhóm tham khảo nào sẽ là người ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ gửi
tiết kiệm tại ngân hàng.
- Động lực nào thúc đẩy họ làm theo ý kiến của nhóm tham khảo khi lựa chọn dịch
vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng.
Nghiên cứu chính thức: được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.
nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp các
thầy, cô của trường Đại học Huế tại địa bàn thành phố Huế. Kết quả nghiên cứu chính
thức dùng để kiểm định lại mô hình lý thuyết.
Các bước thực hiện:
- Thiết kế bảng hỏi, điều tra thử và tiến hành điều chỉnh bảng câu
hỏi sao cho thật rõ ràng nhằm thu được kết quả để có thể đạt được mục tiêu nghiên
cứu.
- Phỏng vấn chính thức: dùng phỏng vấn trực tiếp, người phỏng
vấn phải giải thích nội dung bảng hỏi để người trả lời hiểu câu hỏi và trả lời chính
xác theo những đánh giá của họ.
Phương pháp phân tích số liệu:
- Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:Phương pháp
thống kê mô tả cho thu nhập và chi tiêu. Qua đó biết được mức thu nhập nào là
cao nhất, thấp nhất và mức nào là phổ biến nhất. Ngoài ra con so sánh mức thu
nhập và chi tiêu giữa các giảng viên trong bốn trường đại học (Kinh Tế, Ngoại
Ngữ, Khoa Học và Nông Lâm).
- Phân tích nhân tố khám phá EFA để xem xét các yếu tố ảnh
hưởng đến xu hướng lựa chọn dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng.
- Hồi quy tương quan các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn gửi tiết kiệm
tại ngân hàng.
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU:
HÌNH SỐ 4.1: QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU:
Phương pháp chọn mẫu dự kiến áp dụng là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ
thống. Từ danh sách tổng thể có được được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái các trường
và các khoa, nhóm nghiên cứu thực hiện bước nhảy k để đảm bảo sự phân bố đồng điều
trong đối tượng điều tra. Áp dụng công thức chọn mẫu, mẫu dự kiến điều tra là:
Để tính kích cỡ mẫu, nhóm nghiên cứu đã sử dụng công thức sau:
2
2
(1 )z p q
n
e
−
=
Cơ sở lý thuyết Thang đo 1
Thảo luận nhóm
Điều chỉnh
Nghiên cứu định
lượng
Phát triển và xử lý
thang đo:
-Hệ số cronbach
anpha để kiểm tra
mức độ chặt chẽ
giữa các mục hỏi
-Loại các biến có
EFA nhỏ
Phân tích hồi
quy:
-Xây dựng mô
hình nghiên cứu
-Kiểm định các
giả thuyết
Thang đo chính
Đề xuất các giải
pháp để phát triển
dịch vụ gửi tiết
kiệm tại ngân hàng
Do tính chất
1p q
+ =
, vì vậy
.p q
sẽ lớn nhất khi
0,5p q
= =
nên
. 0,25p q
=
. Ta
tính cỡ mẫu với độ tinh cậy là 95% và sai số cho phép là
5%
=
e
. Lúc đó mẫu ta cần
chọn sẽ có kích cỡ mẫu lớn nhất:
2 2
2 2
(1 ) 1,96 (0,5 0,5)
384.16
0,05
− ×
= = =
z p q
n
e
Làm tròn mẫu ta chọn kích cỡ mẫu là 385 cán bộ giảng viên.
Phần hai:
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương I
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý thuyết
Đối tượng mà đề tài hướng đến là cán bộ giảng viên của Đại học Huế, những
người có thu nhập cao và ổn định trong xã hội. Ngoài việc sử dụng thu nhập để chi tiêu
cho các nhu cầu thiết yếu thì họ còn có mong muốn sử dụng phần tài sản dư thừa cho
các nhu cầu cao hơn. Theo Maslow, nhu cầu của con người tăng dần theo các cấp độ từ
nhu cầu cơ bản như ăn, mặc ...là các nhu cầu thiết yếu, tiếp theo đó là việc sử dụng thu
nhập để chi tiêu cho các nhu cầu cao hơn như dịch vụ giải trí, mua sắm,du lịch...đó là
nhu cầu về được tôn trọng, khẳng định bản thân. Cuối cùng, phần thu nhập dư thừa sẽ
được dùng để đầu tư sinh lợi hoặc tích lũy tài sản.
Một trong những lựa chọn để giải quyết phần thu nhập dư thừa là đầu tư hoặc
gửi tiết kiệm. Nếu như nhu cầu của họ chỉ là chọn nơi an toàn để cất giữ tài sản thì họ
có thể lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm, còn nếu mong muốn khả năng sinh lời cao và
chấp nhận rủi ro thì họ sẽ đầu tư vào chứng khoán, vàng, hoặc ngoại tệ.
Đối với các cán bộ giảng viên Đại học có thu nhập ổn định, họ thường lựa chọn
hình thức gửi tiết kiệm như là phương án tích lũy tài sản tốt nhất, vừa đảm bảo tính an
toàn và khả năng sinh lời khá cao. Và trong các loại hình dịch vụ tiết kiệm tại các ngân
hàng hiên nay, khách hàng có thể lựa chọn các loại hình khác nhau như: tiết kiệm có kì
hạn, tiết kiệm không kì hạn, thanh toán thẻ điện tử... Ngoài việc gửi tiền tại ngân hàng ra
thì khách hàng có thể lựa chọn thêm các dịch vụ khác như gửi tiết kiệm tại bưu điện
hoặc mua bảo hiểm.
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu
về hành vi lựa chọn dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng của cán bộ giảng viên Đại Học
Huế để biết được vì sao khách hàng lại lựa chọn dịch vụ gửi tiết kiệm, nó cung cấp
những lợi ích gì cho họ cũng như những mong muốn, kỳ vọng của khách hàng về dịch
vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Và cuối cùng là những nhân tố nào tác động đến xu
hướng lựa chọn dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng mà không phải là ở nơi khác.
Theo đó, chúng tôi sử dụng thuyết hành động hợp lý TRA để giải thích cho ý
định hành vi trong việc lựa chọn loại hình dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Đề tài
nghiên cứu các đối tượng là cán bộ giảng viên Đại Học Huế, những người đã từng sử
dụng dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng và đánh giá những trải nghiệm của họ sau khi
sử dụng những dịch vụ này.
1.1.1 Dịch vụ
1.1.2 Dịch vụ ngân hàng
Dịch vụ là những hoạt động và kết quả mà một bên (người bán) có thể cung cấp
cho bên kia (người mua) và chủ yếu là vô hình không mang tính sở hữu. Dịch vụ có thể
gắn liền hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất.
Ngân hàng là loại hình tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnh vực tạo lập và cung cấp
các dịch vụ quản lý cho công chúng, đồng thời nó cũng thực hiên nhiều vai trò khác
nhau trong nền kinh tế. Thành công của các ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào năng
lực về việc xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ
một cách có hiệu quả và bán chúng tại một mức giá cạnh tranh. Sau đây là các dịch vụ
phổ biến trong ngân hàng:
Dịch vụ truyền thống:
Thực hiện trao đổi và buôn bán ngoại tệ
Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại
Nhận tiền gửi
Bảo quản vật có giá trị
Tài trợ cho các hoạt động của chính phủ
Cung cấp các tài khoản giao dịch
Cung cấp các dịch vụ ủy thác
Những dịch vụ mới phát triển gần đây:
Cho vay tiêu dùng
Tư vấn tài chính
Quản lý tiền mặt
Dịch vụ thuê mua thiết bị
Cho vay tài trợ dự án
Bán các dịch vụ bảo hiểm
Cung cấp các kế hoạch hưu trí
Cung cấp các dịch vụ môi giới và đầu tư chứng khoán
Cung cấp dịch vụ quỹ tương hỗ và trợ cấp
Cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư và ngân hàng bảo hiểm
Gửi tiết kiệm là một trong những dịch vụ quan trọng trong các loại hình dịch vụ
ở ngân hàng. Khi khách hàng gửi tiền vào đó, ngoài khoản tiền gốc họ còn nhận được
phần tiền lãi tùy theo lãi suất của từng ngân hàng. Nếu bạn rút tiền ra trước kỳ hạn bạn
sẽ bị phạt tiền hoặc nhận được lãi thấp hơn.
1.1.3 Dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng cho cán bộ giảng viên
Cán bộ giảng viên là những đối tượng có thu nhập cao và ổn định trong xã hội,
đang là đối tượng khách hàng mục tiêu mà nhiều ngân hàng đang hướng đến. Hiện nay
một số ngân hàng đã có một số ưu đãi lớn dành cho đối tượng khách hàng là giảng
viên như:
Nhân dịp ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, VIETBANK triển khai chương
trình “Ưu đãi dành cho nhà giáo” thì Quý Thầy, Cô ngoài việc có thể tham gia các
chương trình khuyến mãi hiện có thì sẽ được hưởng lãi suất cao và nhận được quà tặng
trong bộ sưu tập “ Hành trang nhà giáo” khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng Vietbank. Đây
được xem như là hoạt động tiếp theo trong chiến dịch thiết kế sản phẩm dành cho từng
đối tượng khách hàng mục tiêu của Vietbank. Toàn thể cán bộ nhân viên Vietbank tại
hơn 70 điểm hoạt động trên cả nước đã sẵn sàng cung cấp sản phẩm dịch vụ tốt nhất tới
các cán bộ, giảng viên, giáo viên.
Để phân loại các loại hình dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng, ta có thể
căn cứ vào một số tiêu thức sau:
Nếu phân theo lãi suất thì sẽ có hai loại hình tiết kiệm:
• Tiết kiệm theo lãi suất cố định (fix): lãi được quy định trước và
khách hàng sẽ được nhận vào cuối mỗi kỳ có thể là 1,2,3,6,9,12 hay 36 tháng.
• Tiết kiệm theo lãi suất thả nổi( float) : lãi suất sẽ được dựa trên
mức lãi thị trường để ấn định theo từng kỳ.
Nếu phân theo kỳ hạn gửi tiết kiệm sẽ bao gồm:
Tiết kiệm không kỳ hạn Tiết kiệm có kỳ hạn Tiết kiệm khác
1. Thông thường
2. Lãi suất bậc thang
theo số dư
1. Thông thường
2. Lãi suất bậc thang
theo số dư tiền gửi
3. Tiết kiệm thông minh
4. Kỳ hạn linh hoạt
5. Tích lũy
6. Thả nổi
7. Tiền gửi ưu đãi tỷ giá
8. Lãi suất siêu thả nổi
1. Tiền gửi thanh toán
2. Tiền gửi tiết kiệm
kiều hối
3. Kỳ phiếu
4. Chứng chỉ tiền gửi
1.1.4 Hành vi người tiêu dùng
Hành vi khách hàng chính là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của
môi trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua sự tương tác đó, con người
thay đổi cuộc sống của họ.
(Theo Hiệp hội marketing Hoa Kì )
Hay nói cách khác hành vi người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu
dùng bộc lộ ra trong quá trình trao đổi sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Đó là
trước, trong và sau khi mua.
Tiến trình mua hàng của người tiêu dùng bao gồm 5 bước : nhận thức nhu cầu,
tìm kiếm thông tin, đánh giá các phương án, mua hàng. Nghiên cứu hành vi khách hàng
giúp nhà Marketing hiểu được tại sao khách hàng mua hay không mua sản phẩm, các
yếu tố nào tác động đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng.
Những nhân tố bên ngoài bao gồm văn hóa giai cấp, các nhóm tham chiếu và hộ
gia đình góp phần hình thành nên một kiểu sống cụ thể của khách hàng. Các nhân tố bên
trong như quá trình nhận thức, trình độ học vấn, động cơ, tính cách cảm xúc... của đối
tượng là giảng viên ảnh hưởng như thế nào đến việc lựa chọn dịch vụ tiết kiệm tại ngân
hàng. Khách hàng lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ để duy trì hay là thay đổi lối sống
đó. Sự kết hợp của một kiểu sống cụ thể, những thái độ và những tác động tình huống sẽ
giúp kích hoạt quá trình quyết định sử dụng dịch vụ của khách hàng.
1.1.5 Mô hình lý thuyết
Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA)
(Nguồn: Schiffman và Kanuk, Consumer behavior, Prentice – Hall International
Editions, 3rd ed, 1987)
Yếu tố quyết định đến hành vi cuối cùng không phải là thái độ mà là ý định hành
vi. Ý định bị tác động bởi thái độ và quy chuẩn chủ quan.
Thái độ và chuẩn chủ quan: Thái độ là những niềm tin về kết quả của người mua
đối với thuộc tính sản phẩm là tích cực hay tiêu cực khi thực hiện hành vi đó. Do đó khi
xét đến yếu tố thái độ của người mua phải xem xét trên cơ sở niềm tin của họ đối với
thuộc tính sản phẩm là tích cực hay tiêu cực và có quan trọng hay không quan trọng đối
với bản thân họ và thứ hai là trên cơ sở họ đánh giá thế nào về kết quả khi mà thực hiện
hành vi đó.
Chuẩn chủ quan tác động đến hành vi mua khách hàng dưới tác động của những
người ảnh hưởng như người thân, gia đình, bạn bè , đồng nghiệp, những người đã từng
sử dụng dịch vụ hay tư vấn viên.....nó sẽ tác động như thế nào đối với hành vi ý định
mua của khách hàng ? Chuẩn chủ quan phụ thuộc vào niềm tin của người ảnh hưởng
đến cá nhân cho người là mua hoặc không mua sản phẩm và sự thúc đẩy làm theo ý
định của người mua.
Niềm tin về những người ảnh
hưởng sẽ nghĩ rằng tôi nên hay
không nên mua sản phẩm
Sự thúc đẩy làm theo ý muốn
của những người ảnh hưởng
Đo lường niềm tin đối với
những thuộc tính của sản
phẩm
Niềm tin đối với những thuộc
tính sản phẩm
Thái độ
Chuẩn
chủ quan
Xu hướng
hành vi
Hành vi
thực sự
Thuyết hành vi kiểm soát cảm nhận (Theory of Perceived Behaviour -
TPB)
(Nguồn : Ajzen,1991 )
Mô hình TPB khắc phục nhược điểm của TRA bằng cách thêm vào một biến nữa
là hành vi kiểm soát cảm nhận. Nó đại diện cho các nguồn lực cần thiết của một người
để thực hiện một công việc bất kỳ. Mô hình TPB được xem như là tối ưu hơn đối với
TRA trong việc dự đoán và giải thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng một nội
dung và hoàn cảnh nghiên cứu.
Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Accept Model – TAM)
(Nguồn: Fred David, 1989 )
Mô hình TAM chuyên sử dụng để giải thích và dự đoán về sự chấp nhận và sử
dụng một công nghệ. Hai yếu tố cơ bản của mô hình là sự hữu ích cảm nhận và sự dễ sử
dụng cảm nhận. Sự hữu ích cảm nhận là “mức độ để một người tin rằng sử dụng hệ
Niềm tin kiểm soát
và sự dễ sử dụng
Niềm tin quy chuẩn
và động cơ
Niềm tin và sự đánh
giá
Hành vi kiểm
soát cảm nhận
Quy chuẩn chủ
quan
Thái độ
Ý định
hành vi
Thói quen sử
dụng hệ thống
Sự dễ sử dụng
cảm nhận
Sự hữu ích
cảm nhận
Thái độ
sử dụng
Ý địnhBiến bên ngoài
thống đặc thù sẽ nâng cao thực hiện công việc của chính họ”. Sự dễ sử dụng cảm nhận
là “ mức độ mà một người tin rằng sử dụng hệ thống đặc thù mà không cần sự nỗ lực”.
1.1.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nhóm nghiên cứu đề xuất sử dụng mô hình TRA để tiến hành nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn gửi tiết kiệm tại ngân hàng.
Đề tài sử dụng thuyết hành động hợp lý TRA (theory of reasonable action) làm
cơ sở lý thuyết:
Theo thuyết này bao gồm 4 nhân tố chính tác động đến hành vi sử dụng dịch vụ
tiết kiệm tại ngân hàng là:
Niềm tin của cán bộ giảng viên đối với dịch vụ gửi tiết kiệm là tích cực
hay tiêu cực.
Đánh giá kết quả của việc gửi tiết kiệm là quan trọng hay không quan
trọng đối với bản thân cán bộ giảng viên.
Niềm tin của những người ảnh hưởng nghĩ rằng các cán bộ giảng viên nên
hay không nên sử dụng sản phẩm.
Sự thúc đẩy cán bộ giảng viên làm theo ý định của người ảnh hưởng.
Nhìn chung khái niệm về ngân hàng những năm gần đây không còn là mới mẻ
đối với người dân, tuy nhiên số đối tượng biết rõ được thông tin về các loại hình dịch vụ
trong ngân hàng và đặc biệt là dịch vụ gửi tiết kiệm còn khá ít, chỉ chiếm một bộ phận
khá nhỏ trong dân cư . Trong đó, cán bộ giảng viên đại học là những thành phần tri thức
có thu nhập cao và ổn định trong xã hội. Việc sử dụng dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân
hàng đối với bản thân họ sẽ không chỉ bị chi phối bởi thái độ chính là niềm tin của cán
bộ giảng viên đối với dịch vụ gửi tiền tiết kiệm là tích cực hay là tiêu cực mà còn là việc
họ đánh giá về kết quả của việc gửi tiết kiệm là quan trọng hay không quan trọng đối
với bản thân họ. Ngoài ra bản thân các cán bộ giảng viên có bị chi phối quyết định sử
dụng dịch vụ gửi tiết kiệm bởi các người ảnh hưởng như vợ/chồng, gia đình, bạn bè,
người có kinh nghiệm sử dụng dịch vụ, tư vấn viên......nên hay không nên sử dụng dịch
vụ và sự thúc đẩy làm theo các đối tượng có liên quan.
1.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.2.1 Vị trí địa lý
Thành phố Huế nằm ở toạ độ địa lý 16-16,80 vĩ độ Bắc và 107,8-108,20 độ kinh
Đông. phía Bắc và phía Tây giáp huyện Hương Trà, phía Nam giáp thị xã Hương Thuỷ,
phía Đông giáp thị xã Hương Thuỷ và huyện Phú Vang. Tọa lạc hai bên bờ dòng sông
Hương, về phía Bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 112km, cách biển Thuận An 12 km,
cách sân bay quốc tế Phú Bài 15 km và cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km. Diện tích
tự nhiên của thành phố Huế là 83,3 km2, dân số trung bình năm 2003 ước là 350.400
người, chiếm 1,5% về diện tích và 1,5% về dân số so với cả nước. Mật độ dân số gần
4200 người/km2. Toàn thành phố có 27 đơn vị hành chính, bao gồm 24 phường và 3 xã.
Thành phố Huế nằm ở vị trí có điều kiện thiên nhiên hệ sinh thái đa dạng phong
phú và diện mạo riêng tạo nên được một không gian hấp dẫn, được xác định trong
không gian phong cảnh thiên nhiên kỳ diệu từ núi Ngự Bình, đồi Thiên An- Vọng Cảnh.
Thành Phố Huế hội tụ đủ các dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng, sông hồ tạo thành một
không gian cảnh quan thiên nhiên đô thịu, văn hóa lý tưởng để tổ chức các loại hình
Festival và các loại hình du lịch thể thao khác. Thành Phố Huế là địa bàn lý tưởng gắn
kết tài nguyên, văn hóa đặc sắc với du lịch mà không một thành phố, địa danh nào ở
nước ta có được và là một trong năm trung tâm du lịch quốc gia. Huế nằm ở vị trí trung
tâm của các di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam (Hội An, Mỹ Sơn, Phong Nha Kẻ
Bàng) và gần các thành phố cố đô của các nước trong khu vực.
Thành phố Huế là một trong những vùng có khí hậu thuộc khu vực nhiệt đới gió
mùa mang tính chuyển tiếp từ xích đạo đến nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng khí
hậu chuyển tiếp giữa Bắc và Nam nước ta nên có mù khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh.
Nhiệt độ trung bình hàng năm vùng đồng bằng khoảng 24-25 độ C.
Vị trí kinh tế như trên tạo điều kiện thuận lợi cho Thừa Thiên Huế phát triển sản
xuất hàng hóa và mở rộng gia lưu kinh tế xã hội với các tỉnh trong cả nước và quốc tế.
Tạo đều kiện cho thành phố thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ
trọng nông nghiệpvà phát triển mạng lưới dịch vụ, thương mại du lịch và công nghiệp
tăng nhanh.
1.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội
Trong những năm qua kinh tế thành phố Huế đẫ đạt được những thành tựu to
lớn, nhịp độ tăng trưởng cao. Năm 2010, mặc dù gặp nhiều khó khăn và thách thức,
nhưng nhìn chung tình hình kinh tế xã hội của thành phố tiếp tục ổn định và phát triển.
Với nỗ lực và quyết tâm cao, thành phố đã hoàn thành và vượt kế hoạch 13 chỉ tiêu,
trong đó các chỉ tiêu chủ yếu như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tổng mức bán lẻ hàng
hóa và dịch vụ, tổng sản phẩm bình quân đầu người, giá trị hàng xuất khẩu, thu ngân
sách, tổng vốn đầu tư trên địa bàn đều vượt kết hoạch. Các nguồn vốn hỗ trợ của
Chính phủ, của Tỉnh để phát triển hạ tầng, chỉnh trang đô thị được triển khai nhanh,
đúng tiến độ; các chính sách xã hội được thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đúng đối
tượng. Các dự án trọng điểm, nhất là các dự án đầu tư hạ tầng, chỉnh trang, nâng cấp
đô thị không chỉ tạo được bước đột phá về phát triển hạ tầng mà còn góp phần làm
tăng mỹ quan đô thị, giữ gìn cảnh quan, môi trường Huế ngày càng xanh- sạch- đẹp.
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 đạt 13,5%, cao hơn 0,7% so với mức tăng
trưởng của năm 2009. Cơ cấu kinh tế tiếp tục theo hướng Dịch vụ- Công nghiệp, xây
dựng- Nông lâm nghiệp trong đó dịch vụ chiếm 71%. GDP bình quân đầu người đạt
1.350 USD(năm 2009 là 2.003USD). Như vậy mức độ phát triển cao và thu nhập bình
quân đầu người của thành phố Huế tăng lên là điều kiện cũng như kết quả của quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật để thành phố tiếp tục đẩy
nhanh phát triển kinh tế theo công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Có thể thấy
rằng thu nhập bình quân đầu người (1.350USD) của người dân có xu hướng tăng lên,
đời sống của họ được cải thiện hơn tuy nhiên so với thu nhập bình quân đầu người tại
thành phố Đà Nẵng là 2.016 USD thì mức sống của người dân tại đây còn tương đối
thấp.
Thành phố Huế là một trung tâm văn hóa, du lịch và dịch vụ, việc thành phố
Huế trở thành thành phố Festival đã thi hút không ít một lượng khách du lịch đến với
Huế và giúp cho hình ảnh của Huế được quảng bá rộng rãi đến nhiều nơi trên thế giới,
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Cùng với sự phát triển kinh tế là hệ thống giáo dục, thành phố Huế là một trung
tâm giáo dục đào tạo lớn của cả nước và khu vực với 08 trường đại học, nhiều trường
cao đẳng, viện nghiên cứu; là trung tâm y tế chuyên sâu lớn thứ 3 của cả nước, trung
tâm khám chữa bệnh phục vụ cho nhu cầu phát triển của cả vùng, với Bệnh viện Trung
ương Huế có lịch sử 115 năm hình thành và phát triển. Đây là lợi thế để xây dựng,
phát triển thành phố Huế thành cực phát triển kinh tế, văn hoá xã hội quan trọng của
miền Trung.
1.2.3 Đặc điểm đối tượng giảng viên đang công tác tại Đại học Huế
Đặc điểm phân bố địa lý đối với từng trường
Nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn ngân hàng của
giảng viên Đại Học Huế về dịch vụ gửi tiền tiết kiệm, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo
sát trên các đối tượng khách hàng là giảng viên của bốn trường đại học thành viên trực
thuộc Đại Học Huế là trường Đại học Kinh tế, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Nông lâm
và trường Đại học Khoa học Huế.
Đối với cán bộ giảng viên đang công tác tại trường Đại học Nông lâm Huế, chủ
yếu phân bổ ở khu vực phía Bắc sông Hương, khu vực thành nội song tập trung nhiều
nhất vẫn là đường Phùng Hưng và khu tập thể giảng viên tại số 8 Triệu Quang Phục.
Điều này cũng là dễ hiểu bởi lý do trường Đại Học Nông Lâm có trụ sở tại 102- Phùng
Hưng, việc nhà ở gần với giảng đường sẽ giúp các thầy cô thuận lợi hơn trong việc đi
lại cũng như công tác giảng dạy. Trong khi đó các giảng viên của trường ĐH Kinh Tế,
ĐH Ngoại Ngữ và ĐH Khoa Học, họ sống chủ yếu tại các phường phía Nam Sông
Hương, rải rác một số sống ở phía Bắc.
Mức thu nhập và xu hướng chi tiêu cả các đối tượng này
Đối tượng điều tra mà nhóm nghiên cứu hướng đến là cán bộ giảng viên có độ
tuổi từ 30-40 đang công tác tại Đại Học Huế.
Theo quan sát đối tượng mẫu điều tra trong quá trình phỏng vấn cá nhân trực tiếp
từ ngày 31/10 đến 9/11, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng đa phần những giảng viên
trong độ tuổi này đều có 1 đến 2 con còn nhỏ nên việc chi tiêu cho con cái là chưa
nhiều, chủ yếu khoản tiền này được chi cho tiền sữa và các thực phẩm dinh dưỡng khác.
Nhà ở được xây dựng kiên cố, nhà 2 lầu là chủ yếu, có đầy đủ các tiện nghi thiết yếu để
phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Thông thường khi khách hàng lựa chọn một sản phẩm dịch vụ nào đó, họ đều có
những mục đích khác nhau. Và mục đích đó chịu tác động rất lớn từ hoàn cảnh kinh tế
đặc biệt là thu nhập. Xét trong địa bàn thành phố Huế, giảng viên được xem là đối
tượng có mức thu nhập cao và tương đối ổn định hơn so với phần đông dân cư trong địa
bàn. Với họ, nguồn tiền này có được do tích lũy từ thu nhập tiền lương, tiền thưởng, các
khoản thu nhập khác ngoài lương như dạy thêm, nhận các công trình nghiên cứu khoa
học….Ngoài việc chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày thì lượng tiền nhàn rỗi từ nhóm đối
tượng này là tương đối cao. Với tính cách lâu nay vốn dĩ đã ăn sâu vào tâm trí người
Huế, khi có tiền nhàn rỗi xu hướng tiết kiệm tại ngân hàng luôn được các thầy cô quan
tâm hàng đầu.
Đối tượng mà nhóm nghiên cứu hướng đến là cán bộ giảng viên Đại Học Huế vì
lý do những người này có mức thu nhập khá cao và thu nhập luôn được xem là yếu tố
quan trọng khi tham gia gửi tiết kiệm bởi lẽ nếu ổn định về kinh tế thì khả năng tích trữ
tài sản là cao hơn. Tuy số tiền gửi vào mỗi tháng là không nhiều nhưng nó giúp cho họ
tích lũy được vốn của mình nhằm phục vụ tốt hơn các kế hoạch chi tiêu trong tương lai.
Đánh vào tâm lý của khách hàng là khả năng an toàn cho tài sản trong thời buổi lạm
phát tăng cao cũng như rủi ro cao ở những kênh đầu tư khác, bản thân mỗi giảng viên
khi họ đến với ngân hàng để sử dụng dịch vụ tiết kiệm thì họ cũng có những mong
muốn nhất định. Ví dụ như mong muốn sinh lời từ các khoản tiết kiệm, một mong muốn
khác không kém phần quan trọng là phòng tránh rủi ro, tối đa hóa được các lợi ích được
hưởng từ khoản tiền của mình.
Năm 2010 thị trường tiền tệ khá sôi động với những diễn biến mạnh và phức tạp
về lãi suất, tỷ giá ngoại tệ, giá vàng và thanh khoản cuối năm. Sự phát triển gần như
đồng bộ của ngân hàng tạo cho giới giảng viên có nhiều sự lựa chọn về ngân hàng mà
họ muốn tới. Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay có rất nhiều ngân hàng đang
hoạt động kinh doanh cụ thể là 18 Ngân hàng thương mại, một ngân hàng chính sách xã
hội, một ngân hàng phát triển, 65 phòng giao dịch, 7 quỹ tiết kiệm, 7 quỹ tín dụng và
174 máy ATM. Chính vì vậy việc cạnh tranh giữa các ngân hàng hết sức khốc liệt. Các
ngân hàng liên tục đưa ra những chương trình khuyến mãi, các chương trình ưu đãi
nhằm duy trì thu hút khách hàng, bên cạnh đó việc phát triển thêm nhiều phòng giao
dịch tại các điểm giao dịch thuận lợi cho khách hàng cũng là cách mà ngân hàng trên địa
bàn thành phố Huế áp dụng để mở rộng mạng lưới giao dịch và tạo điều kiện thuận lợi
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân nói chung và cán bộ giảng viên nói riêng.
Theo báo cáo tình hình kinh tế 5 tháng đầu năm 2011 của tình Thừa Thiên Huế thì “với
hoạt động tín dụng ngân hàng, nguồn vốn huy động có xu hướng tăng trở lại, trong đó
tăng mạnh nhất là tiền gửi tiết kiệm từ dân cư. Dự kiến đến cuối tháng 5/2011, tổng
nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 13.412 tỷ đồng, tăng 18,7% so với cùng kỳ”.
Và theo kết quả rút ra từ cuộc khảo sát tác động của lạm phát đến đời sống của
người tiêu dùng và đo lường thái độ lạc quan của người tiêu dùng về tình hình kinh tế –
xã hội trong năm 2011 (do công ty nghiên cứu thị trường FTA thực hiện trong tháng
3.2011 ở ba thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM): Nhìn chung, khi có tiền
nhàn rỗi người tiêu dùng thích đầu tư vào những lĩnh vực ổn định trong thời cuộc hiện
nay như gửi tiết kiệm (40%), mua vàng (31%). Họ ngần ngại và không mạnh dạn đầu tư
vào hoạt động kinh doanh (11%), bất động sản(10%), chứng khoán (2%). Như vậy có
thể kết luận rằng khi có lượng tiền nhàn rỗi thay vì thói quen dữ tiền mặt hay vàng ở
nhà, khách hàng có xu hướng gửi ngân hàng nhiều hơn.
Chương II
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
2.1 Thống kê mô tả về đối tượng điều tra
Trong khoảng thời gian điều tra theo kế hoạch, nhóm đã phỏng vấn được tổng
cộng được khoảng 53 người là giảng viên của các trường đại hoc gồm: Đại học Kinh tế,
Đại học Nông lâm, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Khoa học và có độ tuổi nằm trong
khoảng 30-40. tuy nhiên nhóm quyết định loại 3 bảng hỏi mà nhóm đã phỏng vấn được
trong buổi đầu tiên, vì chưa có kinh nghiệm trong lần đầu phỏng vấn nên độ chính xác
của thông tin thu thập từ 3 bảng này là chưa cao, qua kinh nghiệm từ lần điều tra đầu
nhóm đã có những điều chỉnh cho những lần sau để thu nhận được những bảng hỏi đảm
bảo được chất lượng. Vì vậy số lượng mấu thực tế mà nhóm thu được là 50 bảng, cụ thể
như sau: Đại học Khoa học có 21 người, Đại học Nông lâm có 9 người, Đại học Kinh tế
có 6 người và Đại học Ngoại ngữ có 14 người (tỉ lệ % lần lượt là: 42%, 18%, 12%,
28%. Do đặc điểm số lượng cán bộ giảng viên của từng trường khác nhau và một số khó
khăn trong việc tìm kiếm đối tượng phỏng vấn (như: địa chỉ có sự sai lệch, một số giảng
viên đang học nghiên cứu sinh trong hoặc ngoài nước…) nên nhóm đã có một số điều
chỉnh nhất định trong kết cấu mẫu.
Về giới tính, trong 50 người được nhóm phỏng vấn (tương đương với 100%), thì
có 21 nam và 29 nữ (tương đương với 42% và 58 %). Số liệu cụ thể như sau:
- Trong 21 nam, Đại học Khoa học có 11 người, Đại học Nông lâm có 5 người,
Đại học Kinh tế có 3 người và Đại học Ngoại ngữ có 2 người (tỉ lệ phần trăm lần
lượt là: 22%, 10%, 6% và 4%)
- Trong 29 nữ, Đại học Khoa học có 10 người, Đại học Nông lâm có 4 người, Đại
học Kinh tê có 3 người và Đại học Ngoại ngữ có 12 người (tỉ lệ phần trăm tương
ứng lần lượt là: 20%, 8%, 6% và 24%)
Như vậy, trong 4 trường đại học mà nhóm điều tra thì cả ba trường Đại học Khoa
học, Đại học Nông lâm và Đại học Kinh tế đều có tỷ lệ nam, nữ khá cân bằng, chỉ riêng
có trường Đại học Ngoại ngữ là có sự chênh lệch rất lớn (2 nam và 12 nữ).
Bảng 1: Tỷ lệ nam nữ
Tần số %
Nam 21 42.0
Nữ 29 58.0
Tổng 50 100.0
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Về tình trạng hôn nhân, qua số liệu điều tra của nhóm thì trong tổng số 50
người thì đa số là đã lập gia đình (có 47 người, tương đương với 94%) và chỉ có 3 người
là chưa lập gia đình (tương đương với 6%).
Trong 47 người đã lập gia đình có 2 người chưa có con và có 45 người là đã có 1
hoặc 2 con (tỷ lệ phần trăm lần lượt là: 4% và 90%)
Số lượng người đã có gia đình và hiện đang có 1 con là 30 người (chiếm 60%), cụ thể:
- Đã có gia đình và có 1 con dưới 6 tuổi có 22 người, chiếm phần lớn trong đối
tượng phong vấn (tỷ lệ phần trăm là 44%).
- Đã có gia đình và có 1 con trên 6 tuổi có 8 người (chiếm 16%).
Số lượng người đã có gia đình và hiện đang có 2 con là 15 người (chiếm 20%), cụ thể:
- Đã có gia đình và có 2 con dưới 6 tuổi có 5 người (tương đương với 10%).
- Đã có gia đình và có 2 con trên 6 tuổi có 2 người (tương đương với 4%)
- Đã có gia đình và có 2 con, trong đo 1 con dưới 6 tuổi và 1 con trên 6 tuổi có 8
người (tương đương với 16%).
Biểu đồ 1: Tình trạng hôn nhân
( Nguồn: Số liệu điều tra )
Tần số Phần trăm
Độc thân 3 6.0
Đã có gia đình nhưng chưa có con 2 4.0
Đã có gia đình và có 1 con dưới 6 tuổi 22 44.0
Có một con trên 6 tuổi 8 16.0
Có hai con dưới 6 tuổi 5 10.0
Có 1 con dưới 6 tuổi và 1 con trên 6 tuổi 8 16.0
Có 2 con trên sáu tuổi 2 4.0
Tổng 50 100.0
( Nguồn: Số liệu điều tra )
Về trình độ học vấn: trong tổng số 50 người được phỏng vấn chỉ có 3 người hiện
đang là cử nhân (chiếm 6%), và tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp chỉ có 2 người đều thuộc
trường nông lâm (chiếm 4%), và do đặc thù ngành tại trường nông lâm nên có thêm
chức danh tiến sĩ (có 1 người, chiếm 2%). Còn chiếm đa số trong các đối tượng được
phỏng vấn là những người hiện đang là thạc sĩ và tiến sĩ. Cụ thể:
- Có 38 người hiện đang là thạc sĩ, chiếm phần lớn trong các đối tượng được hỏi (tỷ lệ
phần trăm tương ứng là 76%). Trong đó, trường khoa học và trường ngoại ngữ là
chiếm đa số (Đại học Khoa học có 18 người và Đại học Ngoại ngữ có 11 người).
- Hiện đang là tiến sĩ có 6 người, trong đó Đại học Ngoại ngữ có 3 người, Đại học
Kinh tế có 2 người và Đại học Khoa học có 1 người (tỷ lệ % tương ứng là 12%).
Đối với các cơ sở nghiên cứu như các trường đại học thì việc học lên cao sẽ
giúp ích nhiều hơn cho các giảng viên, và hiện tại thì thời gian hoàn thành chương
trình thạc sĩ là khoảng 2 năm và đối với tiến sĩ là khoảng 4 năm, vi vậy thì số lượng
giảng viên tầm 30-40 đang là thạc sĩ sẽ chiếm số lượng lớn hơn như theo kết quả điều
tra của nhóm.
Bảng 2: Trình độ học vấn
Tần số Phần trăm
Cử nhân 3 6.0
Thạc sỹ 38 76.0
Tiến sỹ 6 12.0
Kỹ sư 1 2.0
Tốt nghiệp cao đẳng , trung cấp 2 4.0
Tổng 50 100.0
( Nguồn: số liệu điều tra)
Hiện nay thì mỗi ngân hàng đều cung cấp rất nhiều các dịch vụ cá nhân cho
khách hàng (như: gửi tiết kiêm, ebanking, ATM…).Khách hàng vì vậy mà có nhiều sự
lựa chọn khác nhau. Và một người có thể lựa chọn cùng lúc nhiều dich vụ cá nhân tại
nhiều ngân hàng khác nhau. Qua điều tra của nhóm thì đa số các giảng viên đều có xu
hướng lựa chọn các dịch vụ cá nhân tại các ngân hàng nhà nước lâu năm và có uy tín
như Vietcombank, Vietinbank, Techcombank và Agribank.
Bảng 3: Tình hình sử dụng ngân hàng
Nơi làm việc
Tổng
cộng
Đại học
Kinh tế
Đại học
Ngoại
ngữ
Đại học
Khoa
học
Đại học
Nông
lâm
Techcombank 2 1 2 4
Vietcombank 1 6 12 4
Vietinbank 1 2 17 0
MB 0 0 1 2
BIDV 1 0 1 0
Maritimebank 0 1 0 0
Agribank 0 3 5 0
Dong A bank 6 11 3 6
ACB 0 1 2 0
VIB 1 0 0 0
VP bank 0 0 1 0
Sacombank 0 3 3 1
SHB 0 1 0 0
Western Bank 0 0 1 0
Tổng cộng 12 28
( Nguồn: số liệu điều tra)
- Đối với Vietcombank, có 23 người đã, đang sử dụng dịch vụ cá nhân tại đây,
chiếm số lượng lớn nhất trong số lượng người được hỏi.
- Đối với Vietinbank, có 20 người đã, đang sử dụng dịch vụ cá nhân tại đây.
- Đối với Techcombank và Agribank thì số lượng người đã, đang sử dụng dịch vụ
cá nhân tại đây lần lượt là 9 người và 8 người.
Tuy nhiên, một số ngân hàng tư nhân có uy tín như Đông Á và Sacombank cũng được
các giảng viên lựa chọn để sử dụng các dịch vụ cá nhân tại đây. Cụ thể:
- Đối với Đông Á, có 36 người đã, đang sử dụng dịch vụ cá nhân tại đây. Đây cũng
là ngân hàng có số lượng giảng viên lựa chọn sử dụng dịch vụ cá nhân cao nhất trong
các ngân hàng.
- Đối với Sacombank, có 7 người đã, đang sử dụng các dịch vụ cá nhân tại đây.
Ngoài 5 ngân hàng trên, các ngân hàng còn lại đều có số lượng giảng viên đã, đang sử
dụng các dịch vụ cá nhân chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn.