Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo " Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của viện kiểm sát và toà án " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.8 KB, 6 trang )



nghiªn cøu - trao ®æi
32 t¹p chÝ luËt häc sè 8/2010





TS. Vò Gia L©m *
uyết định khởi tố vụ án hình sự là hình
thức văn bản tố tụng, xác định sự việc
xảy ra trong thực tế có dấu hiệu của tội
phạm. Quyết định khởi tố vụ án hình sự có ý
nghĩa rất quan trọng, vì nó xác lập cơ sở
pháp lí đầu tiên cho hoạt động điều tra, thu
thập chứng cứ, chứng minh tội phạm, người
phạm tội. Trong chừng mực nhất định, quyết
định khởi tố vụ án còn giúp định hướng điều
tra đúng đắn ngay từ đầu.
Để phát hiện kịp thời tội phạm, hạn chế
tình trạng bỏ lọt tội phạm, Bộ luật tố tụng hình
sự (BLTTHS) quy định nhiều chủ thể có
quyền khởi tố vụ án hình sự, gồm: các cơ quan
tiến hành tố tụng và các cơ quan khác. Trong
số các cơ quan tiến hành tố tụng, thẩm quyền
khởi tố vụ án hình sự chủ yếu quy định cho cơ
quan điều tra, do việc này phù hợp với chức
năng và nghiệp vụ của cơ quan điều tra, còn
toà án và viện kiểm sát chỉ có thẩm quyền khởi
tố rất hạn chế. Tuy nhiên, với chức năng chủ


yếu là thực hành quyền công tố nhà nước (đối
với viện kiểm sát) và chức năng xét xử (đối
với toà án), việc quy định về thẩm quyền khởi
tố vụ án của các cơ quan này trong BLTTHS
vẫn có những bất cập nhất định. Trong bài viết
này, chúng tôi chỉ bàn đến quy định của
BLTTHS về thẩm quyền khởi tố vụ án của toà
án và viện kiểm sát.
1. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
của viện kiểm sát
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của
viện kiểm sát đã được quy định tại BLTTHS
năm 1988. Theo quy định tại các điều 84, 86,
87 Bộ luật này, viện kiểm sát có thẩm quyền
khởi tố rất rộng. Bởi lẽ, các điều luật nói trên
quy định rất chung chung, trong đó xác định
viện kiểm sát là một trong các cơ quan có
thẩm quyền và trách nhiệm tiếp nhận các
thông tin về tội phạm từ tố giác của công
dân, tin báo của các cơ quan, tổ chức. Trong
thời hạn không quá hai mươi ngày kể từ
ngày tiếp nhận được tố giác và tin báo, viện
kiểm sát trong phạm vi trách nhiệm của
mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và
quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án
hình sự. Sở dĩ BLTTHS năm 1988 quy định
thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của viện
kiểm sát rộng như vậy, một phần do yêu cầu
phát hiện tội phạm nhanh chóng, kịp thời
tránh bỏ lọt tội phạm, phần khác cũng phù

hợp với trách nhiệm và khả năng chuyên
môn của viện kiểm sát tại thời điểm ban
hành và thực hiện Bộ luật này. Trong thời kì
này, pháp luật nước ta quy định viện kiểm
sát thực hiện hai chức năng là kiểm sát việc
tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà
nước, tổ chức và công dân (bao gồm kiểm
sát hoạt động tư pháp và kiểm sát chung) và
chức năng công tố nhà nước. Với chức năng
kiểm sát tuân theo pháp luật nói chung như
Q

* Giảng viên chính Khoa luật hình sự
Trường Đại học Luật Hà Nội


nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 8/2010 33
vậy, viện kiểm sát có đầy đủ các điều kiện
để có thể tiến hành các hoạt động kiểm tra,
xác minh các thông tin về tội phạm trong
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên,
theo quy định tại Điều 137 Hiến pháp năm
1992 (sửa đổi năm 2001), Điều 1 Luật tổ
chức viện kiểm sát nhân dân năm 2002,
chúng tôi nhận thấy rằng chức năng của viện
kiểm sát đã có những thay đổi cơ bản:
Thứ nhất, chức năng thực hành quyền
công tố trước đây được quy định là chức
năng thứ hai (chức năng không cơ bản, thứ

yếu) sau chức năng kiểm sát việc tuân theo
pháp luật, nay được xác định là chức năng
thứ nhất (chức năng cơ bản, chủ yếu) của
viện kiểm sát;
Thứ hai, chức năng kiểm sát việc tuân
theo pháp luật bị thu hẹp, chỉ còn kiểm sát
một lĩnh vực cụ thể là lĩnh vực hoạt động
của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá
trình giải quyết các vụ án hình sự - gọi là
kiểm sát tư pháp và trở thành chức năng
không cơ bản, thứ yếu (chức năng thứ hai).
Do vậy, để viện kiểm sát tập trung thực
hiện tốt chức năng công tố nhà nước và kiểm
sát tư pháp, BLTTHS năm 2003 quy định
hạn chế quyền khởi tố vụ án hình sự của cơ
quan này. Theo quy định của Điều 101 và
Điều 103 BLTTHS hiện hành, viện kiểm sát
có thẩm quyền khởi tố vụ án trong phạm vi
hẹp hơn nhiều so với quy định của BLTTHS
năm 1988. Mặc dù BLTTHS năm 2003 vẫn
quy định viện kiểm sát là một trong các cơ
quan có trách nhiệm tiếp nhận mọi tố giác và
tin báo về tội phạm do công dân, cơ quan, tổ
chức cung cấp và kiến nghị khởi tố do cơ
quan nhà nước chuyển đến nhưng viện kiểm
sát không có trách nhiệm phải kiểm tra, xác
minh mọi thông tin này như quy định trước
đây mà viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển
ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến
nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên

quan mà mình đã tiếp nhận cho cơ quan điều
tra có thẩm quyền. Khoản 2 Điều 104 và Điều
109 BLTTHS hiện hành quy định viện kiểm
sát có quyền khởi tố vụ án trong hai trường
hợp là: khi kiểm sát khởi tố vụ án mà có căn
cứ để huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án
của cơ quan điều tra, cơ quan hải quan, bộ đội
biên phòng, cơ quan kiểm lâm, lực lượng
cảnh sát biển, các cơ quan khác trong công an
nhân dân, quân đội nhân dân được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và
trong trường hợp hội đồng xét xử yêu cầu
khởi tố vụ án. Chúng tôi cho rằng quy định
viện kiểm sát chỉ khởi tố vụ án hình sự trong
hai trường hợp nói trên là hoàn toàn hợp lí.
Bởi lẽ, quy định như vậy là phù hợp với chức
năng kiểm sát đã được thu hẹp rất nhiều so
với quy định trước đây. Với chức năng kiểm
sát hoạt động tư pháp, bao gồm hoạt động của
các cơ quan điều tra, cơ quan khác được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
và hoạt động xét xử của toà án, viện kiểm sát
có khả năng và chỉ có khả năng xác định có
hay không có dấu hiệu của tội phạm thông
qua công tác kiểm sát cụ thể này, để từ đó ra
quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định
không khởi tố vụ án hình sự được chính xác.
Điều 112 BLTTHS năm 2003 quy định
về nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát
khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn

điều tra cũng có đề cập quyền khởi tố vụ án
hình sự của viện kiểm sát tại khoản 1 và


nghiªn cøu - trao ®æi
34 t¹p chÝ luËt häc sè 8/2010

khoản 2 Điều này. Tuy nhiên, quy định tại
Điều 112 vẫn có hạn chế, theo chúng tôi cần
phải sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo sự thống
nhất giữa các quy định của BLTTHS về thẩm
quyền khởi tố vụ án của viện kiểm sát.
Thứ nhất, khoản 1 Điều 112 BLTTHS
quy định khi thực hành quyền công tố trong
giai đoạn điều tra, viện kiểm sát có nhiệm
vụ, quyền hạn sau: Khởi tố vụ án hình sự,
khởi tố bị can; yêu cầu cơ quan điều tra khởi
tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án
hình sự, khởi tố bị can theo quy định của Bộ
luật này. Quy định này quá chung chung, dễ
dẫn đến hiểu lầm là khi thực hành quyền
công tố trong giai đoạn điều tra, nếu phát
hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm bất kì,
viện kiểm sát có trách nhiệm và quyền hạn
ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Điều
này mâu thuẫn với quy định về quyền khởi
tố vụ án của viện kiểm sát tại Điều 104 Bộ
luật này là viện kiểm sát chỉ khởi tố vụ án
trong hai trường hợp: khi kiểm sát việc khởi
tố nếu xác định quyết định không khởi tố vụ

án của cơ quan điều tra và các cơ quan khác
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra là không có căn cứ, viện kiểm
sát sẽ ra quyết định huỷ quyết định không
khởi tố đó và tự mình ra quyết định khởi tố
vụ án hoặc khi hội đồng xét xử yêu cầu viện
kiểm sát khởi tố nếu tại phiên toà xét xử phát
hiện tội phạm, người phạm tội còn bị bỏ lọt
cần phải điều tra. Theo chúng tôi, cần sửa
đổi, bổ sung khoản 1 Điều 112 theo hướng
viện kiểm sát chỉ khởi tố vụ án đối với các
trường hợp quy định tại Điều 104. Nếu sửa
như vậy thì khoản 1 Điều 112 sẽ có nội dung
là: khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp
Bộ luật này quy định, khởi tố bị can; yêu cầu
cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết
định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can
theo quy định của Bộ luật này.
Thứ hai, quy định tại khoản 3 Điều 112
BLTTHS về quyền khởi tố vụ án của viện
kiểm sát trong trường hợp phát hiện hành vi
của điều tra viên có dấu hiệu tội phạm là
mâu thuẫn với quy định tại Điều 104
BLTTHS, quy định như vậy có thể hiểu đây
là trường hợp thứ ba viện kiểm sát được khởi
tố ngoài hai trường hợp đã được quy định tại
Điều 104 BLTTHS. Chúng tôi cho rằng
trong quá trình điều tra, điều tra viên có thể
có những hành vi vi phạm pháp luật ở những
mức độ khác nhau, có liên quan hoặc không

liên quan đến việc giải quyết vụ án và trách
nhiệm của viện kiểm sát là phải phát hiện
kịp thời và đề nghị xử lí theo quy định của
pháp luật, kể cả bằng pháp luật hình sự nếu
hành vi có dấu hiệu tội phạm. Tuy nhiên,
không phải mọi hành vi vi phạm pháp luật
của điều tra viên đều xuất phát từ việc họ là
người tiến hành tố tụng trong vụ án hoặc liên
quan đến vụ án mà họ đang thụ lí, điều tra
làm ảnh hưởng đến việc giải quyết đúng đắn
vụ án mà còn có thể liên qua đến lĩnh vực
khác và với mục đích khác. Ví dụ: Điều tra
viên có thể thực hiện hành vi làm sai lệch hồ
sơ vụ án; bức cung, dùng nhục hình đối với
bị can trong vụ án mà mình đang thụ lí điều
tra và hành vi của điều tra viên thoả mãn dấu
hiệu của tội phạm (là các tội xâm phạm hoạt
động tư pháp quy định tại Chương 22 của Bộ
luật hình sự) nhưng điều tra viên cũng có thể
có những hành vi khác như cướp tài sản, gây
thương tích, trộm cắp v.v Các hành vi này


nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 8/2010 35
có thể hoàn toàn không liên quan đến vụ án
mà viện kiểm sát đang kiểm sát điều tra. Nếu
hành vi của điều tra viên có dấu hiệu của tội
phạm xâm phạm hoạt động tư pháp thì việc
điều tra vụ án thuộc thẩm quyền của cơ quan

điều tra của viện kiểm sát mà hiện nay là Cơ
quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối
cao. Vì vậy, trong trường hợp này, chúng tôi
cho rằng thẩm quyền khởi tố vụ án thuộc về
Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân
tối cao với tư cách là cơ quan có chức năng
điều tra, chứ không thuộc về viện kiểm sát
các cấp nói chung với tư cách là cơ quan tiến
hành tố tụng có chức năng kiểm sát hoạt
động tư pháp và thực hành quyền công tố
nhà nước. Vì vậy, khi thực hành quyền công
tố trong giai đoạn điều tra, nếu phát hiện
hành vi của điều tra viên có dấu hiệu của tội
phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, viện
kiểm sát tiến hành tố tụng trong vụ án đó
phải yêu cầu Cơ quan điều tra của Viện kiểm
sát nhân dân tối cao ra quyết định khởi tố vụ
án, chuyển toàn bộ hồ sơ về sự việc có dấu
hiệu tội phạm của điều tra viên cho cơ quan
này xem xét, quyết định. Giải quyết như vậy
là hoàn toàn phù hợp với quy định tại khoản
1 Điều 104 về thẩm quyền khởi tố của viện
kiểm sát và khoản 3 Điều 110 BLTTHS về
thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra
Viện kiểm sát nhân dân tối cao là: “Cơ quan
điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động
tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc
các cơ quan tư pháp”. Trường hợp hành vi
của điều tra viên có dấu hiệu của tội phạm

khác thì việc điều tra vụ án thuộc thẩm quyền
của các cơ quan điều tra khác chứ không thuộc
thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện
kiểm sát nhân dân tối cao. Trường hợp này,
nếu viện kiểm sát phát hiện thì cần áp dụng
quy định tại khoản 1 Điều 103 BLTTHS để
chuyển giao ngay các tố giác, tin báo về tội
phạm hoặc kiến nghị khởi tố và các tài liệu có
liên quan cho cơ quan điều tra có thẩm quyền
kiểm tra, xác minh và giải quyết.
Từ những lập luận trên, chúng tôi đề
xuất sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 112
BLTTHS như sau: “yêu cầu thủ trưởng cơ
quan điều tra thay đổi điều tra viên vi phạm
pháp luật theo quy định của Bộ luật này; nếu
hành vi của điều tra viên có dấu hiệu tội
phạm xâm phạm hoạt động tư pháp thì yêu
cầu Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân
dân tối cao khởi tố về hình sự; trường hợp
hành vi của điều tra viên có dấu hiệu tội
phạm khác thì yêu cầu cơ quan điều tra có
thẩm quyền theo quy định của Bộ luật này
khởi tố về hình sự”.
2. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
của toà án
Cũng giống như với viện kiểm sát, thẩm
quyền khởi tố vụ án hình sự của toà án đã
được quy định tại BLTTHS năm 1988. Tại
đoạn 2 Điều 87 Bộ luật này quy định: “toà
án ra quyết định khởi tố vụ án nếu qua việc

xét xử tại phiên toà mà phát hiện tội phạm
hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra”.
Điều 104 BLTTHS năm 2003 quy định
thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của hội
đồng xét xử tại đoạn 3 khoản 1 theo hướng
mềm dẻo hơn vì cho phép có sự lựa chọn:
hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc
yêu cầu viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự
nếu qua việc xét xử tại phiên toà mà phát


nghiªn cøu - trao ®æi
36 t¹p chÝ luËt häc sè 8/2010

hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới
cần phải điều tra.
Tuy nhiên, quy định về quyền khởi tố vụ
án hình sự của hội đồng xét xử hầu như
không được thực hiện trong thực tiễn bởi
những lí do khác nhau:
Thứ nhất, muốn ra được quyết định khởi
tố vụ án hình sự cần phải tiến hành hoạt
động kiểm tra, xác minh các thông tin về tội
phạm. Việc này đòi hỏi phải có thời gian và
phải tiến hành nhiều hoạt động khác nhau,
có thể là những hoạt động rất phức tạp mới
xác định được sự việc phản ánh thông qua
các nguồn tin, tài liệu có xảy ra và có dấu
hiệu của tội phạm hay không. Với việc hàng
năm phải xét xử nhiều vụ án, rất ít hội đồng

xét xử quan tâm tới việc này do áp lực phải
làm nhanh và tốt công việc chính của mình
là xét xử. Mặt khác, tại phiên toà xét xử, các
thông tin về tội phạm và người phạm tội mới
cũng chỉ có thể được phản ánh qua lời khai
của người tham gia tố tụng hoặc từ việc xem
xét, đánh giá những tài liệu có trong hồ sơ
mà các cơ quan tiến hành tố tụng đã thu thập
trước đó và đã biết nhưng chưa đủ căn cứ để
xác định dấu hiệu tội phạm nên đã không
khởi tố vụ án hình sự. Như vậy, sẽ rất khó
chính xác nếu chưa kiểm tra, xác minh lại
các thông tin này bằng các hoạt động ngoài
phiên toà mà đã ra quyết định khởi tố vụ án.
Thứ hai, quyết định khởi tố vụ án là
quyết định không liên quan đến nội dung vụ
án đang xét xử, bởi lẽ quyết định này không
phải là một nội dung của bản án mà hội đồng
xét xử có thể ra tại phiên toà nhưng vẫn
được coi là một quyết định xét xử (vì cũng
phải được thảo luận tại phòng nghị án, thông
qua bằng biểu quyết đa số và phải lập thành
văn bản). Vì vậy, nếu hội đồng xét xử ra
quyết định khởi tố vụ án cũng có nghĩa là đã
vi phạm giới hạn xét xử và vượt ra ngoài
phạm vi quyết định đưa vụ án ra xét xử của
thẩm phán chủ toạ phiên toà.
Thứ ba, giả sử hội đồng xét xử ra quyết
định khởi tố vụ án hình sự đối với tội phạm
và người phạm tội mới phát hiện tại phiên

toà thì theo quy định tại khoản 3 Điều 104
BLTTHS, vụ án đã khởi tố đó có được điều
tra hay không lại do viện kiểm sát quyết định.
Trong trường hợp quyết định khởi tố vụ án
hình sự của hội đồng xét xử không có căn cứ,
viện kiểm sát kháng nghị lên toà án cấp trên,
toà án cấp trên phải xét lại quyết định này
theo thủ tục luật định. Trường hợp toà án cấp
trên chấp nhận kháng nghị của viện kiểm sát
thì quyết định khởi tố vụ án của hội đồng xét
xử sẽ bị huỷ bỏ. Điều đó tất nhiên sẽ ảnh
hưởng tới uy tín của hội đồng xét xử đã ra
quyết định, nhất là uy tín cá nhân của thẩm
phán chủ toạ phiên toà và là điều không thành
viên nào của hội đồng xét xử mong muốn.
Ngược lại, nếu toà án cấp trên không chấp
nhận kháng nghị của viện kiểm sát, việc có
điều tra vụ án, có truy tố bị can ra toà án để
xét xử hay không vẫn có thể bị viện kiểm sát
chi phối bởi hoạt động kiểm sát điều tra và
hoạt động thực hành quyền công tố nhà nước.
Vì lẽ đó, từ khi ban hành BLTTHS năm 2003
đến nay, chúng tôi chưa thấy bất kì ghi nhận
nào về việc hội đồng xét xử ra quyết định
khởi tố vụ án hình sự. Có lẽ các thẩm phán,
hội thẩm không thực hiện quyền khởi tố vụ án
mà pháp luật đã quy định cho mình để đảm
bảo tối đa sự “an toàn nghề nghiệp”.



nghiên cứu - trao đổi
tạp chí luật học số 8/2010 37
Chỳng tụi cho rng nờn b quy nh v
thm quyn khi t v ỏn hỡnh s ca to ỏn
(hi ng xột x) vỡ thc t quy nh ny
khụng cú tớnh kh thi (kho sỏt thc t
nhng nm gn õy, chỳng tụi khụng tỡm
thy bt kỡ ghi nhn no v vic hi ng xột
x ra quyt nh khi t v ỏn hỡnh s m
ch cú vic hi ng xột x yờu cu vin
kim sỏt khi t v ỏn hỡnh s m thụi). Mt
khỏc, nu quy nh thm quyn khi t v ỏn
cho to ỏn thỡ khụng phự hp vi quy nh
ca Hin phỏp v Lut t chc to ỏn nhõn
dõn. Theo quy nh ca iu 127 Hin phỏp
nm 1992 (sa i, b sung nm 2001), iu
1 Lut t chc to ỏn nhõn dõn nm 2002 thỡ
to ỏn nhõn dõn ti cao, cỏc to ỏn nhõn dõn
a phng, cỏc to ỏn quõn s v cỏc to ỏn
khỏc do lut nh l nhng c quan xột x
ca nc Cng ho xó hi ch ngha Vit
Nam. Vi chc nng duy nht l xột x, cn
to iu kin to ỏn tp trung hon thnh
tt chc nng ny bng vic b quy nh v
thm quyn khi t v ỏn hỡnh s ca hi
ng xột x trong BLTTHS hin hnh.
Chỳng tụi cho rng ti phiờn to xột x nu
xỏc nh nu phỏt hin ti phm mi hoc
ngi phm ti mi cn phi iu tra, hi
ng xột x lm vn bn yờu cu vin kim

sỏt khi t v ỏn hỡnh s.
T nhng lớ gii trờn, chỳng tụi xut
sa i on 3 khon 1 iu 104 BLTTHS
nh sau:
Trong trng hp qua vic xột x v ỏn
ti phiờn to m phỏt hin c ti phm
hoc ngi phm ti mi cn phi iu tra,
hi ng xột x yờu cu vin kim sỏt ra
quyt nh khi t v ỏn./.
M BO TNH MINH BCH CA
TH TRNG (tip theo trang 25)
Th nm, i vi th trng t ai hoc
th trng quyn s dng t nh Vit Nam
thỡ s khụng rừ rng v yu t s hu s l
cn tr ln i vi quỏ trỡnh phỏt trin ca th
trng. Kinh nghim ca cỏc nc trờn th
gii cho thy cho dự tn ti trờn c s nhng
iu kin kinh t, chớnh tr, xó hi khỏc nhau
nhng theo xu hng tt yu l cỏc quc gia
u loi b dn nhng quy nh, nghiờm cm
vic mua bỏn t ai, xoỏ b nhng ro cn
i vi cỏc giao dch t, t cỏc giao dch
ny trong mi quan h cung - cu tt yu ca
th trng v c bit chỳ trng s phỏt trin
ca cỏc t chc trung gian nh t chc mụi
gii, t vn, cỏc t chc nh giỏ.
Túm li, cng ging nh cỏc loi th
trng c bn khỏc, th trng BS cn
phi c to dng, vn hnh phự hp vi
cỏc quy lut kinh t khỏch quan ca nn

kinh t th trng nh nc luụn úng vai
trũ l b cho th trng BS trong vic
to ra mụi trng kinh t xó hi, mụi trng
phỏp lut cho hot ng ca loi th trng
ny. S phỏt trin ca th trng BS cú
thnh cụng hay khụng liờn quan rt mt thit
ti h thng phỏp lut cú tin cy v
minh bch hay khụng? Bi vy, vn cú ý
ngha sng cũn i vi th trng BS ca
Vit Nam hin nay l hon chnh h thng
phỏp lut, loi b nhng chng chộo, xung
t gia cỏc vn bn phỏp lut cú liờn quan,
kiờn quyt xõy dng th trng BS chớnh
thc, ỏp ng c cỏc yu t c bn cho
quỏ trỡnh hi nhp./.

×