Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 181 trang )

Khoa sưphạm khoa học Tự nhiên – Đại học Đồng Nai


1
Lời khai mạc hội thảo
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC
THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ
ThS. Cao Thị Kim Thanh
Trưởng khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên

Kính thưa Quý vị Đại biểu!
Kính thưa quý Thầy cô giáo!
Thực hiện kế hoạch hoạt động khoa học năm học 2010- 2011, Khoa Sư
phạm Khoa học Tự nhiên trường Đại học Đồng Nai tiến hành tổ chức Hội thảo
khoa học với chủ đề: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Dạy - Học
theo hệ thống tín chỉ” nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân
lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.
Trước hết thay mặt cho toàn thể cán bộ giảng viên trong khoa, tôi nhiệt liệt
chào mừng và cảm ơn sự nhiệt tình của Quý vị đã đóng góp tham luận, chuẩn bị
ý kiến và sắp xếp công việc, thời gian tham gia hội thảo.
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một hình thức đào tạo hướng đến tính năng
động và lợi ích tối cao của người học, được đưa vào áp dụng trong các khoa ở
trường ĐHĐN chưa lâu. Vì vậy, trong thời gian qua mặc dù đã có nhiều cố gắng
tìm hiểu và áp dụng vào tổ chức giảng dạy trong khoa Sư phạm Khoa học Tự
nhiên cũng như trong toàn trường nhưng chúng ta thực sự còn g
ặp nhiều vướng
mắc, lúng túng, nhất là trong việc tìm ra các phương pháp dạy học hiệu quả
tương ứng với hình thức đào tạo mới này. Hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ
được tiếp nhận từ các nước phát triển, nhưng khi áp dụng một hình thức hoạt


động đã thể nghiệm thành công ở các nền giáo dục tiên tiến, chúng ta cần tính tới
một giải pháp tổng thể bao g
ồm chương trình, tài liệu, hình thức và cách thức
đánh giá, yêu cầu về trình độ và điều kiện làm việc của giảng viên. Phương pháp
Dạy - Học là vấn đề khá phức tạp, lâu dài và có tính quyết định đến sự thành
Hội thảo: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Dạy - Học theo hệ thống tín chỉ”



2
công của hình thức đào tạo mới. Với những điều kiện về mọi mặt hết sức đặc thù
của khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên trường ĐHĐN, cũng như các trường Cao
đẳng và Đại học khác trong cả nước, chắc chắn chúng ta cần phải tiếp tục trao
đổi kinh nghiệm và các ý tưởng để vận dụng các phương pháp Dạy - Học một
cách thành công.
Như
trên đã nói, có nhiều yếu tố cấu thành hình thức đào tạo theo hệ thống
tín chỉ, trong đó khâu trọng yếu để đạt được là phương pháp Dạy - Học. Các yếu
tố khác chúng ta có thể dễ dàng nhận ra và hoàn thiện từng bước, riêng phương
pháp Dạy - Học phải được chú trọng đầu tư nghiên cứu, trao đổi để tạo ra tính
đột phá và tính thuyết phục đối với cả hệ thống giáo dụ
c, trong đó có sinh viên –
những người đang thụ hưởng các hoạt động giáo dục ở các trường Cao đẳng và
Đại học hiện nay.
Hội thảo khoa học của khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên lần này chú trọng
vào việc đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao
chất lượng Dạy - Học theo hệ thống tín chỉ, cuộc hội thảo này được xem như là
mộ
t khởi đầu cho những bàn luận tiếp theo về vấn đề này tại các cuộc hội thảo
cấp trường và khu vực sẽ diễn ra trong tương lai gần.

Ban tổ chức hội thảo hi vọng rằng những ý kiến tham luận hôm nay sẽ từng
bước làm rõ những vấn đề mà mọi giảng viên ở các trường ĐH và CĐ thường
vấp phải trong quá trình giảng dạy. Hội thảo đặc bi
ệt chú trọng vào việc bàn thảo
những phương pháp Dạy - Học hiệu quả và cụ thể hóa chúng bằng những thao
tác, những hình thức thực hiện nhằm nâng cao tính ứng dụng và tạo thuận lợi cho
giảng viên đang giảng dạy trong các trường CĐ, ĐH nói chung, ĐHĐN nói riêng.
Hội thảo cũng rất vui mừng nhận được sự cộng tác để chia sẻ kinh nghiệm
trong giảng dạy theo hệ th
ống tín chỉ của PGS.TS Biền Văn Minh; TS. Tôn Thất
Dụng; TS Đặng Thị Ngọc Phượng đến từ trường ĐHSP - ĐH Huế, của
GVCC.TS Lê Văn Phúc đến từ tường ĐHSP – TP Hồ Chí Minh. Đây cũng là
những kinh nghiệm quý để chúng ta tham khảo vận dụng vào việc giảng dạy, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của khoa, trường.
Khoa sưphạm khoa học Tự nhiên – Đại học Đồng Nai


3
Chúng ta tin tưởng rằng, sau hội thảo này, những tham luận, những trao đổi
của quý vị sẽ góp phần làm cho chúng ta hiểu rõ hơn “Thực trạng và giải pháp
nâng cao chất lượng Dạy - Học theo hệ thống tín chỉ” của khoa, trường ta.
Với những ý nghĩa quan trọng đó, tôi xin long trọng khai mạc Hội thảo của
khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên năm học 2010 - 2011.
Kính chúc Quý vị đại biểu, cùng toàn thể các thành viên tham dự h
ội thảo
sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống.
Chúc hội thảo thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn.
Biên Hòa, ngày 21 tháng 05 năm 2011


Hội thảo: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Dạy - Học theo hệ thống tín chỉ”



4
BÁO CÁO ĐỀ DẪN
“THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY – HỌC THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ”
ThS. Cao Thị Kim Thanh

Kính thưa quý vị Đại biểu!
Thưa toàn thể các thành viên tham dự Hội thảo!
Sự phát triển của thế giới và sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế tri thức
toàn cầu đã đặt nền giáo dục các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, đặc
biệt đối với trường ĐHĐN trước nhiều thách thức lớn về chất lượng đào tạo. Bối
c
ảnh đó đòi hỏi giáo dục phải nhanh chóng đổi mới để có thể hoàn thành sứ mệnh
đáp öùng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước nói chung
và Đồng Nai nói riêng- một tỉnh có thế mạnh về công nghiệp. Sản phẩm của giáo
dục là những con người có khả năng sáng tạo, thích ứng với công việc mới, có
hoài bão trở thành những nhà khoa học, các nhà doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo
xuấ
t sắc.
Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới giáo dục trong giai đoạn
hiện nay, việc chuyển đổi Dạy – Học theo hệ thống tín chỉ là một bước quan
trọng và mang tính tất yếu trong đào tạo Đại học, phù hợp với xu thế hội nhập
khu vực và quốc tế.
Từ năm học 2009 – 2010, khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên đã chính th
ức
triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở tất cả các tổ bộ môn. Bước đầu chúng ta

gặp nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Trong điều kiện và khả năng
cho phép, khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên đã chọn vấn đề: “Thực trạng và giải
pháp nâng cao chất lượng Dạy - Học theo hệ thống tín chỉ” làm nội dung cho
cuộc hộ
i thảo laàn này. Chúng tôi cho rằng trong quá trình tổ chức đào tạo theo hệ
thống tín chỉ, phương pháp Dạy - Học phù hợp là một trong những khâu quan
troïng nhất. Từ nhận thức đó, khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên trường ĐHĐN
đã tích cực chuẩn bị cho hội thảo. Sau một thời gian, ban tổ chức đã nhận được
Khoa sưphạm khoa học Tự nhiên – Đại học Đồng Nai


5
gần 30 bài tham luận của các đại biểu, các nhà khoa học, các nhà quản lí các
giảng viên đang trực tiếp giảng dạy trong và ngồi trường.
Đây là một niềm vinh dự và cũng là một sự khích lệ lớn cho khoa Sư phạm
Khoa học Tự nhiên chúng tơi. Với sự tham gia nhiệt tình của các q vị, ban tổ
chức hi vọng Hội thảo sẽ làø dịp cho chúng ta trao đổi, làm sáng tỏ, gợi mở
những cách làm mới hiệu quả trong Dạy – H
ọc.
Nội dung các bài tham luận tập trung vào ba nội dung chính sau đây:
Nhận thức về đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy trong đào tạo tín chỉ.
Một số vấn đề liên quan đến đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Thay mặt ban tổ chức hội thảo của khoa, chúng tơi xin tổng thuật sơ bộ nội
dung các bài viết như sau:
1. Nh
ận thức thêm về đào tạo theo hệ thống tín chỉ:
Tập trung cho vấn đề này có các báo cáo “Những khó khăn và thách thức
trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học Đồng Nai” của NCS Trần
Minh Hùng; Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy Đại học theo hệ thống tín

chỉ của GVC.TS. Nguyễn Duy Anh Tuấn; Báo cáo “Áp dụng hệ thống đào tạo
theo hệ th
ống tín chỉ" của NCS. Nguyễn Ngọc Duy; "Trao đổi về đánh giá kết
quả học tập của sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ” của GVC.ThS.
Cao Thị Kim Thanh.
2. Vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ:
Đây là chủ đề trọng tâm của Hội thảo. Vì vậy, nhiều báo cáo tập trung bàn về
v
ấn đề này. Đáng chú ý là các bài của GV Lê Quang Tân viết về “Đổi mới cách dạy
học ở các trường Đại học và Cao đẳng Sư phạm trong đào tạo theo hệ thống tín
chỉ”, Báo cáo của PGS.TS Biền Văn Minh- Trường ĐHSP – ĐH Huế: “Đổi mới
biên soạn giáo trình mơn học ở Đại học đáp ứng đào tạo theo hệ thống tín chỉ”; báo
cáo của GVCC. TS Lê Văn Phúc “Một số
giải pháp nâng cao chất lượng Dạy - Học
theo hệ thống tín chỉ”; của ThS. Ngơ Thạch Tín báo cáo về “Tổ chức tốt việc tự học
cho sinh viên trong học phần Lí luận dạy học cơng nghệ nhằm nâng cao chất lượng
Hội thảo: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Dạy - Học theo hệ thống tín chỉ”



6
đào tạo theo hệ thống tín chỉ”. Báo cáo về “Đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn
trong đào tạo đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học Đồng Nai” của ThS.
Nguyễn Thị Mỹ Dung, “Giải pháp nâng cao hiệu quả trong giờ thảo luận nhóm” của
ThS Trương Văn Minh, “Nghĩ thêm về thực tập sư phạm trong đào tạo theo hệ
thống tín chỉ” của TS. Tôn Thất Dụng (ĐHSP - ĐH Huế).
3. Một số vấn đề liên quan đến đào tạo theo hệ thống tín chỉ:
Với nội dung này, có các báo cáo của GV Võ Hồng Phúc về “E-learning và
sử dụng e-learning để hỗ trợ việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ”; “Dạy học theo
dự án” của ThS. Lê Anh Tuấn, “Xây dựng đĩa CD hỗ trợ sinh viên tự học” của

GV Lê Thị Ngọc Hiếu. “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học theo hệ
thống tín chỉ” của ThS. Nguyễn Minh Trí. “Vai trò của đội ngũ cố vấn học tập
trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ” của TS. Đặng Thị Ngọc Phượng (ĐHSP –
ĐH Huế).
Các bài viết đã thể hiện những cách nhìn, những kinh nghiệm bước đầu,
những giải pháp tâm huyết, ý thức trách nhi
ệm của người thầy trước vấn đề đổi
mới phương pháp Dạy - Học phù hợp với hệ thống tín chỉ. Có thể nói nhöõng kinh
nghiệm từ các nhà quản lí, những người trực tiếp giảng dạy tuy là bước đầu
nhưng đã có tác dụng thiết thực, góp phần đổi mới phương pháp giáo dục.
Do thời gian có hạn, hơn nữa để hội thảo tậ
p trung vào những vấn đề chính
của việc đổi mới phương pháp Dạy- Học theo hệ thống tín chỉ, chúng tôi đề nghị
quí vị đại biểu, thầy cô giáo bàn thêm những vấn đề cụ thể sau:
Chúng ta làm thế nào để góp phần nâng cao nhận thức và hành động của
giảng viên trong đổi mới phương pháp Dạy - Học theo hệ thống tín chỉ?
Vai trò của người thầy trong đổi mới đào tạo theo h
ệ thống tín chỉ?
Làm gì để nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên trong đào
tạo theo hệ thống tín chỉ?
Mối quan hệ giữa đổi mới cách dạy và đổi mới cách học trong đào tạo theo
hệ thống tín chỉ?
Những đổi mới về quản lý đào tạo gắn với đổi mới phương pháp giảng dạy.
Khoa sưphạm khoa học Tự nhiên – Đại học Đồng Nai


7
Vấn đề kiểm tra đánh giá trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Vấn đề ứng dụng CNTT trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Vấn đề kiến tập, thực tập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Thay mặt Ban tổ chức, chúng tôi chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các
nhà quản lí, thầy cô đã nhiệt tình cộng tác, tham gia để hội thảo thành công và
thật sự là diễn đàn trao đổ
i những ý kiến quí báu về một công việc rất cần thiết
với mỗi chúng ta.
Trân trọng cảm ơn.


Hội thảo: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Dạy - Học theo hệ thống tín chỉ”



8
NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC TRONG TỔ CHỨC ĐÀO TẠO
THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI

NCS. Trần Minh Hùng
Q. hiệu trưởng trường ĐH Đồng Nai
1. Mở đầu
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ không chỉ là một giải pháp mang tính công
nghệ cao mà còn báo hiệu một cuộc cải cách lớn trong giáo dục Đại học. Để thực
hiện thành công phương thức đào tạo mới này tại Trường Đại học Đồng Nai,
chúng ta thấy rằng:
Cộng đồng xã hội mà giáo dục Đạ
i học phục vụ đã và đang thay đổi. Đó là
một sự thay đổi không ngừng nghỉ, thay đổi trên mọi bình diện mà không một cá
nhân nào, một tổ chức nào có thể dự đoán chính xác được tốc độ, mức độ, quy
mô thay đổi.
Sau nhiều thế kỷ, giáo dục Đại học truyền thống chỉ quen với việc “truyền
giáo” truyền bá văn minh, khoa học cho cộng đồng xã hội, đã đế

n lúc, chúng ta
phải tổ chức lại việc quản lý, thay đổi nội dung chương trình, phương thức đào
tạo để hội nhập giáo dục khu vực và thế giới.
Hiểu và áp dụng hình thức đào tạo này không phải là một chuyện dễ dàng,
vì ảnh hưởng của đào tạo theo niên chế khá nặng nề. Bởi vậy, những khó khăn và
thách thức đang đặt ra trong tổ chức và đào tạ
o theo hệ thống tín chỉ là không thể
tránh khỏi.
2. Những đặc trưng cơ bản của hệ thống tín chỉ
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ có các đặc điểm cơ bản sau đây:
Kiến thức được cấu trúc thành các mô đun (học phần). Mỗi môn học có thể
bao gồm nhiều học phần. Mỗi học phần được giảng dạy trong một học kì và được
đánh giá độc lập với các học phần khác. Đơn vị đo khối lượng học tập của sinh
viên là tín chỉ. Mỗi tín chỉ tương ứng với 15 tiết lý thuyết trên lớp.
Quá trình học tập là quá trình tích lũy kiến thức theo học phần. Để đạt được
bằng cử nhân, sinh viên thường phải tích lũy đủ từ 120-150 tín chỉ. Tuy nhiên,
Khoa sưphạm khoa học Tự nhiên – Đại học Đồng Nai


9
tùy theo mỗi nước mà số tín chỉ tích lũy có khác nhau: Hoa Kỳ: 120-136; Nhật
Bản: 120-135; Thái Lan 120-150…
Lớp học tổ chức theo học phần.
Chương trình đào tạo mềm dẻo, có tính liên thông cao, ngoài học phần bắt
buộc còn có học phần tự chọn để sinh viên có điều kiện tích lũy thêm tín chỉ và
định hướng chuyên môn, nghề nghiệp.
Đào tạo theo tín chỉ có hệ thống cố vấn am hiểu về chương trình đào t
ạo và
nắm vững tình hình học tập cụ thể của sinh viên.
Thi tuyển và tổ chức đào tạo theo học kỳ.

Tính kế hoạch hóa cao. Đầu mỗi học kỳ, kế hoạch giảng dạy của các môn
học phải được công bố cho sinh viên để họ sắp xếp, lựa chọn và đăng ký các môn
học thích hợp với năng lực và hoàn cảnh của họ. Kế hoạch này phải
được duy trì
và giữ ổn định trong suốt cả học kỳ. Giảng viên phải thực hiện thời khóa biểu
một cách nghiêm túc, vì không có khả năng tổ chức các buổi học bù, do thời
khóa biểu của từng sinh viên trong một lớp học rất khác nhau.
3. Những khó khăn và thách thức
Trường Đại học Đồng Nai được thành lập theo Quyết định số 1572/QĐ-
TTg ngày 20/8 năm 2010, trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳ
ng Sư phạm, trực
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai. Trong những năm qua quy mô đào tạo
của nhà trường ngày một mở rộng, thu hút một lượng lớn sinh viên, học viên theo
học ở nhiều ngành nghề khác nhau. Năm học 2010-2011, trường có hơn 11.000
sinh viên, học viên theo học ở cả hai hệ chính quy và không chính quy. Thực
hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm học 2009 – 2010, nhà
trường đã chính th
ức triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Việc triển khai tổ
chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ hiện còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng và khi
triển khai thì chưa đạt kết quả mong muốn.
Theo chúng tôi sở dĩ còn khó khăn và kết quả không cao do các nguyên
nhân chủ yếu sau đây:
Thứ nhất: đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên của trường chưa hiểu đúng
và đầ
y đủ về việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Năng lực giảng dạy của giảng
Hội thảo: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Dạy - Học theo hệ thống tín chỉ”



10

viên và năng lực quản lý của cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu của đào tạo theo
hệ thống tín chỉ;
Thứ hai: bản thân sinh viên chưa được chuẩn bị đầy đủ cả về nhận thức,
tâm lý, phương pháp học tập và làm việc, đặc biệt là phương pháp tự học, tự
nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị bài lên lớp…
Thứ ba: nhà trường chưa chuẩ
n bị đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất như
thư viện và tài liệu dạy- học, đội ngũ giảng viên, đặc biệt là chương trình chi tiết,
đề cương bài giảng, giáo trình môn học. Thói quen dạy- học và quản lý đào tạo
theo kiểu niên chế còn rất lớn.
Thứ tư : thiếu sự nhất quán kiên quyết và liên tục trong việc lập kế hoạ
ch,
chính sách, chỉ đạo thực hiện và tổng kết đánh giá từng giai đoạn trong quá trình
triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Thứ năm: công tác xây dựng phần mềm ứng dụng đào tạo tín chỉ chưa đáp
ứng được nhu cầu cấp thiết hiện nay.
Thứ sáu: điều kiện để công nhận tín chỉ tương đương của các môn học
trong trường chư
a được thống nhất ban hành. Biện pháp quản lý đào tạo đối với
sinh viên cùng học một lúc hai chương trình tại một trường khác chưa có thông
tin cụ thể.
Thứ bảy: việc đánh giá kết quả học tập của SV theo quy chế 43 (tỉ trọng
điểm thành phần và điểm quá trình khá cao từ 30-50%) nhất là các lớp đông chưa
có biện pháp khắc phục.
4. Các điều kiện cần thiế
t để triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ
Theo chúng tôi để triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ có kết quả tốt tại
trường ta, cần có các điều kiện sau:
Ñội ngũ cán bộ phải đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ:
Đội ngũ này phải hiểu đúng và đầy đủ về hệ thống tín chỉ. Phải có tài liệu

hướng dẫ
n chi tiết về tổ chức và quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ; tổ chức
nhiều hội thảo, tọa đàm trong đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên với
sự tham gia, hướng dẫn của các chuyên gia. Cần thành lập một nhóm chuyên gia
Khoa sưphạm khoa học Tự nhiên – Đại học Đồng Nai


11
tìm hiểu về vấn đề này: thu thập và nghiên cứu các tài liệu trong và ngồi nước
về hệ thống tín chỉ; tìm hiểu tình hình tổ chức đào tạo theo tín chỉ của các trường
Đại học trong nước và một số trường Đại học nước ngồi; tổ chức hội thảo trong
nhóm về tín chỉ và lộ trình chuẩn bị đào tạo theo tín chỉ; biên soạn tài liệu hướng
dẫn tổ chức và quản lý đ
ào tạo theo hệ thống tín chỉ. Sau khi nhóm chun gia
hồn thành các cơng việc trên sẽ tổ chức các cuộc hội thảo trong đội ngũ cán bộ
quản lý, giảng viên và nhân viên để mọi người hiểu về hệ thống tín chỉ và đóng
góp cho hội thảo lộ trình chuyển đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo hệ thống
tín chỉ.
Các giảng viên phải hiểu biết về các phương pháp Dạy- Học, kiểm tra -
đánh giá tiên tiế
n theo u cầu của hệ thống tín chỉ và có kỹ năng sử dụng các
thiết bị giảng dạy hiện đại. Để có điều kiện này, phải giúp đỡ các đơn vị đào tạo
tổ chức các đợt tập huấn cho đội ngũ giảng viên về các phương pháp Dạy - Học,
kiểm tra - đánh giá tiên tiến. Các đơn vị đào tạo cũng cần thành lập bộ phậ
n hoặc
giao nhiệm vụ cho một bộ phận quản lý, hướng dẫn, cung cấp dịch vụ sử dụng
các thiết bị Dạy- Học hiện đại cho giảng viên và sinh viên.
Các chun viên của các phòng quản lý đào tạo được trang bị kiến thức về
phương thức quản lý theo học tín chỉ, về kỹ thuật xây dựng thời khố biểu mơn
học theo đăng ký của người học và hệ thố

ng phần mềm cơng nghệ thơng tin đáp
ứng cơng việc ấy. Có đủ đội ngũ cố vấn am hiểu về chương trình đào tạo để
hướng dẫn người học chọn mơn học và xây dựng kế hoạch học tập.
Trường phải xây dựng được chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ:
Xây dựng lại chương trình đào tạo cũng là dịp để nghiên cứu và vận dụng
các lý luận về
thiết kế chương trình hiện đại theo tiêu chuẩn của các trường Đại
học tiên tiến, đáp ứng u cầu hiện tại và tương lai của đất nước đối với ngành
đào tạo và u cầu hội nhập quốc tế. Khi xây dựng chương trình khung đào tạo
theo học tín chỉ nên rà sốt lại để bỏ bớt những mơn khơng cần thiết, bổ sung các
mơn học mới cập nhật hơn, kế
thừa những yếu tố tích cực, phù hợp của khung
chương trình đào tạo hiện có. Trong điều kiện của ta hiện nay, khoảng 130-140
tín chỉ cho một chương trình đào tạo bậc Đại học 4 năm và sinh viên bắt buộc
phải tích luỹ là con số phù hợp.
Hội thảo: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Dạy - Học theo hệ thống tín chỉ”



12
Đối với các mơn khoa học lý luận Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cần
chuyển thời lượng các mơn học này sang tín chỉ theo tỷ lệ như các mơn học khác
có tính đến đặc thù của các mơn này (nặng kiến thức lý luận) và trong q trình
chuyển đổi cần cơ cấu lại nội dung theo hướng giảm giờ lên lớp lý thuyết tăng
thời gian cho các hoạt động tự nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng thực tế.
Từng môn học phải có chươ
ng trình chi tiết;
Các môn học phải đủ giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo;
Các văn bản pháp quy liên quan tới việc tổ chức đào tạo theo tín chỉ cần
được chuẩn bò kòp thời;

Có quy định (hoặc hướng dẫn) đào tạo theo hệ thống tín chỉ, trong đó nội
dung quy định trách nhiệm của giảng viên và sinh viên trong hệ thống tín chỉ;
một trong các trách nhiệm của giảng viên là phải có đề cương mơn học (sylabus)
phát cho sinh viên trước hoặc trong buổi học đầu tiên;
Nghiên cứu ban hành các văn bản hướng dẫn chế độ, chính sách đối với cán
bộ quản lý, giảng viên, nhân viên trong hệ thống tín chỉ.
Đảm bảo điều kiện vật chất tối thiểu đạt u cầu đào tạo theo tín chỉ:
Đủ thiết bị giảng dạy hiện đại giúp giảng viên đỡ mất thời gian viết bảng
hoặc trình bày, giảng bài trên lớp;
Đủ phòng học, hội trường, phòng thí nghi
ệm, phòng đọc ở thư viện để bố
trí lớp học theo u cầu đăng ký của sinh viên và tạo điều kiện cho sinh viên tự
học ngồi giờ lên lớp;
Có hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu quản lý đào tạo sinh viên theo hệ
thống tín chỉ;
Đổi mới phương thức hoạt động của các tổ chức Đảng, Đồn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh trong nhà tr
ường. Xác định các phương thức quản lý và
hoạt động phù hợp trong điều kiện tổ chức đào tạo theo tín chỉ (kết hợp quản lý
người học theo khố và theo mơn học).

Khoa sưphạm khoa học Tự nhiên – Đại học Đồng Nai


13
5. Kết luận
Việc chuyển từ đào tạo Đại học hệ niên chế sang đào tạo liên thông theo hệ
thống tín chỉ là một bước chuyển mang tính tất yếu, phù hợp với xu thế hội nhập khu
vực và quốc tế. Để thực hiện tốt quá trình đào tạo này cần tập trung thực hiện tốt các
nội dung sau:

Cần thay đổi nhận thức trong cán bộ và SV về đ
ào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Cần mạnh dạn trong việc đổi mới chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu xã
hội và hội nhập quốc tế.
Tập trung vào việc xây dựng cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu đào tạo.
Có kế hoạch, chính sách, chỉ đạo thực hiện và tổng kết đánh giá từng giai
đoạn của ngành giáo dục và
đào tạo trong quá trình triển khai hệ thống tín chỉ.
Cần phải học hỏi kinh nghiệm của các trường Đại học trong và ngoài nước
đã đào tạo theo hệ thống tín chỉ, nhưng không bê nguyên khuôn mẫu, áp dụng
máy móc. Để đảm bảo sự chuyển đổi thành công thì mô hình lựa chọn phải thích
hợp với tình hình thực tế của trường ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển GV THPT và TCCN (2009), Tài
liệu Hội thảo - Tấp huấn: Mô hình đào tạo, chương trình đào tạo, quản lý
đào tạo và biên soạn giáo trình trong đào tạo giáo viên, Hà Nội - 2009.
[2] Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ).
[3] Một số trang Web.






Hội thảo: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Dạy - Học theo hệ thống tín chỉ”



14

THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC,
QUẢN LÍ ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ
TS. Lê Hữu Cần
Phó Hiệu Trưởng Trường ĐH Hồng Đức
1. MỞ ĐẦU
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là xu thế tất yếu hiện nay trên thế giới, với
nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với đào tạo theo niên chế. Hệ thống tín chỉ là hình
thức đào tạo được xem là tiên tiến vì mục đích đào tạo là h
ướng vào sinh viên,
coi người học là trung tâm trong quá trình đào tạo. Với hình thức này, người học
chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức và lập kế hoạch học tập cho mình,
nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là phương
thức đào tạo tích cực, hạn chế được tình trạng dạy và học theo lối kinh viện, đem
lại hiệu qu
ả giáo dục cao, tạo tính mềm dẻo và khả năng thích ứng về quản lí và
giảm được giá thành đào tạo. Phương thức đào tạo này đang được các trường Đại
học, Cao đẳng trong cả nước quan tâm và áp dụng nhằm mục đích nâng cao chất
lượng đào tạo phù hợp với giai đoạn phát triển mới của nền giáo dục nước nhà.
Việc chuyển sang hệ thống tín chỉ
đem lại một cơ hội cho các trường Đại
học Việt Nam thay đổi mô hình giảng dạy để trở thành một hệ thống dựa trên
mục tiêu học tập, đặt trọng tâm vào việc học tập của sinh viên và có thể so sánh
được với hệ thống tín chỉ của các trường Đại học trên thế giới.
Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng mô hình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở
một số tr
ường Đại học, Cao đẳng ở Việt Nam nói chung, đại học Hồng Đức và
đại học Đồng Nai nói riêng, kết quả mang lại chưa thật sự như mong muốn.

2. THỰC TRẠNG
Nhìn lại thực tế cách tổ chức đào tạo theo mô hình tín chỉ ở nhiều trường

Đại học, Cao đẳng hiện nay, những lợi ích của mô hình đào tạo này đem lại còn
khá khiêm tốn. Dường như chúng ta chỉ
mới chuyển mình từ niên chế sang tín
chỉ ở hình thức bên ngoài theo kiểu cơ học, còn nội dung bên trong vẫn còn mang
đậm bản chất của mô hình niên chế.
Điều đó thể hiện trước hết ở chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo
trong mô hình tín chỉ phải mềm dẻo, có tính liên thông cao, ngoài học phần bắt
Khoa sưphạm khoa học Tự nhiên – Đại học Đồng Nai


15
buộc còn có học phần tự chọn để sinh viên có điều kiện tích lũy thêm tín chỉ tùy
theo định hướng chuyên môn, nghề nghiệp. Tuy nhiên, chương trình đào tạo hiện
nay ở nhiều trường vẫn chưa có sự thay đổi phù hợp, chỉ sử dụng lại và thay đổi
hình thức từ khung chương trình đào tạo niên chế. Mặc dù tổ chức đào tạo theo
hệ thống tín chỉ những việc l
ập kế hoạch đào tạo cho từng năm học vẫn theo kiểu
niên chế. Các học phần tự chọn trong khung chương trình được chú ý bổ sung,
nhưng việc tổ chức giảng dạy thực tế trong còn quá khiêm tốn. Vì vậy chưa phát
huy tính mềm dẻo của mô hình đào tạo tín chỉ, đồng thời chưa thật thuận lợi cho
việc chủ động đăng kí học tập của sinh viên và không tạ
o được điều kiện tốt để
sinh viên tự định hướng chuyên môn theo sở thích khi tham gia học tập theo mô
hình mới này.
Do kế hoạch đào tạo vẫn được lập theo kiểu niên chế nên việc tổ chức các
lớp học phần chưa được linh hoạt và thuận lợi cho việc đăng kí học của sinh
viên. Tư duy quản lí của các cán bộ nhân viên phòng đào tạo vẫn còn mang nặng
phương thức qu
ản lí theo niên chế, nên cách tổ chức vẫn còn cứng nhắc, chưa
linh hoạt và chưa theo kịp với những yêu cầu của mô hình mới.

Toàn bộ hệ thống quản lí đào tạo, quản lí sinh viên phải vận hành theo yêu
cầu riêng của từng sinh viên làm cho quá trình quản lí trở nên hết sức phức tạp so
với đào tạo theo phương thức niên chế. Trong khi đó, nhiều trường vẫn tổ chức
quản lí đ
ào tạo theo hình thức thủ công nên chưa hiệu quả; chưa chú trọng dầu tư
để tin học hóa các hoạt động quản lí tác nghiệp, chưa trang bị phần mềm quản lí
đào tạo tín chỉ, hoặc cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu, nên việc đăng kí tín chỉ
qua mạng còn gặp rất nhiều khó khăn, gây phiền hà cho người học. Đăng kí học
phần theo kiểu thủ công nên r
ất khó khăn trong quản lí học vụ.
Hiện nay, không phải trường nào cũng có khả năng trang bị đầy đủ cơ sở
vật chất để đáp ứng được yêu cầu của đào tạo tín chỉ. Phòng học, phòng thực
hành, thiết bị dạy học cũng như đội ngũ giảng viên chưa thật đầy đủ nên việc xếp
thời khóa biểu cũng gặp phả
i không ít khó khăn. Để thực hiện đào tạo tín chỉ, lịch
giảng dạy phải thực hiện nghiêm ngặt, tuân thủ kể hoạch đã được công bố từ đầu
học kì, trong khi tình trạng các thầy cô đi dạy thêm cho các trường ngoài, các
trường dân lập, các lớp tại chức ở các tỉnh, v.v. là rất phổ biến. Điều này làm một
số học phần không được giảng dạy phân bố
đều trong học kì theo kế hoạch mà
Hội thảo: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Dạy - Học theo hệ thống tín chỉ”



16
tập trung vào một khoảng thời gian nhất định, gây ảnh hưởng đến tiến độ và chất
lượng giảng dạy.
Theo quy chế đào tạo thuộc hệ thống tín chỉ, việc xử lí học vụ sau mỗi học
kì, sau mỗi năm học có liên quan chặt chẽ đến kết quả học tập của sinh viên, làm
cho sinh viên rất dễ rơi vào trường hợp bị buộc thôi học. Đã có tr

ường hợp hàng
trăm sinh viên của một trường Đại học bị buộc thôi học trong cùng một học kì.
Điều này một phần xuất phát từ sự khác biệt trong cách tính điểm của quy chế tín
chỉ (áp dụng quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT), trong khi các giảng viên và sinh
viên vẫn chưa kịp thích nghi. Tâm lý sinh viên vẫn dựa trên nguyên tắc tính điểm
của "thang điểm l0", nên khi điểm tổng cộng trên 5,0 thì yên tâm cho rằng mình
đã đạ
t yêu cầu. Còn đối với giảng viên, vẫn đánh giá trình độ học vấn của sinh
viên ở thang điểm bình quân theo "thang điểm l0", mà không dựa theo "thang
điểm 4" nên trong quá trình cho điểm, cũng dừng lại ở mức điểm 5 cho sinh viên
và cho rằng đó là điểm đạt.
Như vậy, nguyên nhân chủ yếu là sinh viên không đọc hiểu và không tuân
thủ nghiêm túc quy chế đào tạo mới (mặc dù đã được in trong sổ tay sinh viên và
phát vào đầ
u năm học, được đăng tải trên website của trường); không hiểu được
vai trò của cố vấn học tập để yêu cầu được tư vấn trong quá trình đăng kí học
phần; không biết lựa chọn khối lượng học tập phù hợp trong từng học kì . Điều
đó dẫn đến những sai lầm khi đăng kí học phần và phải gánh chịu hậu quả là kết
quả họ
c tập kém và có thể bị buộc thôi học. Một số sinh viên muốn học nhanh
nhưng không lường hết những khó khăn khi học thêm một vài học phần cứng có
những quyết định sai lầm tương tự. Người học chưa có thói quen lập kế hoạch
học tập toàn khóa, từng học kì cho phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thể của
bản thân dưới sự giúp
đỡ của giảng viên chủ nhiệm. Bên cạnh đó, sinh viên chưa
hiểu dược vai trò của các điểm thành phần đối với điểm học phần nên còn chưa
chịu khó học tập hàng ngày mà chỉ tập trung vào các dịp kiểm tra và thi kết thúc
học phần dẫn đến kết quả học tập yếu kém.
Ở một số trường Đại học, Cao đẳng, vai trò tư vấn của giảng viên ch


nhiệm, cố vấn học tập đối với sinh viên còn mờ nhạt, chưa được chú ý đúng mức.
Một số thầy cô chủ nhiệm khi kí xác nhận vào bảng đăng kí học phần mà không
hề tư vấn cho sinh viên. Việc chấm và công bố điểm kiểm tra, thi hết học phần
Khoa sưphạm khoa học Tự nhiên – Đại học Đồng Nai


17
cho sinh viên nói chung còn chậm nên gây khó khăn cho việc đăng kí học phần
của sinh viên.
Trong mô hình đào tạo tín chỉ, vai trò của cố vấn học tập hết sức quan
trọng đối với sinh viên. Đó là người đưa ra ý kiến để định hướng và giúp sinh
viên lập kế hoạch học tập phù hợp và có định hướng đúng đắn về chuyên môn.
Tuy nhiên, đội ngũ cố vấn học tập còn mỏng, chưa am hiểu về
chương trình, về
quy chế đào tạo tín chỉ, chưa nắm vững tình hình học tập cụ thể của sinh viên. Vì
vậy, chưa phát huy được vai trò và trách nhiệm của đội ngũ cố vấn học tập.
Việc phân công giảng dạy từ phía các khoa, các bộ môn vẫn còn đào tạo
theo niên chế. Đa số các học phần chỉ có vài giảng viên đảm nhận cho tất cả các
lớp và cho tất cả các hoạ
t động. Chính vì vậy một số giảng viên giảng dạy vẫn
mang tính “độc quyền", áp đặt. Điều này vẫn chưa phù hợp với hình thức đào tạo
theo hệ thống tín chỉ và ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
Về phía nguời dạy, cũng còn một bộ phận giảng viên quen với kiểu lên
lớp truyền thống chủ yếu là thầy giảng - trò ghi, thầy chi
ếu - trò chép, nên còn
gặp khó khăn trong đổi mới phương pháp dạy học, chưa tạo được thuận lợi cho
sinh viên phát huy tính tích cực trong học tập một cách triệt để. Phần lớn giảng
viên đã quen với phương thức đào tạo theo niên chế, ít có cơ hội tiếp cận thực tế
mô hình đào tạo theo tín chỉ, điều này là một trở ngại rất lớn cho việc dạy học
theo tín ch

ỉ. Về phía giảng viên dạy lí thuyết có hiện tượng giảng viên không cô
đọng được nội dung giảng dạy dẫn đến dạy quá nhiều nội dung trong thời gian
ngắn làm cho sinh viên khó tiếp thu và hoang mang. Những buổi học tổ chức
chemina còn mang tính hình thức, chưa phát huy được tính chất chủ động, sáng
tạo của sinh viên, nên hiệu quả các giờ thảo luận trên lớp còn thấp.
Công tác quản lí sinh viên vẫn còn những bất cập như mối quan h
ệ giữa
nhà trường cố vấn học tập và sinh viên còn lỏng lẻo. Cố vấn học tập chưa thực sự
nắm chắc tình hình học tập của sinh viên. Việc tổ chức lớp học thành lớp sinh
hoạt và lớp học phần đã gây không ít khó khăn cho công tác tổ chức vả quản lí
sinh viên; phong trào đoàn, hội sinh viên hoạt động cũng gặp nhiều khó khăn.
Về phương pháp học t
ập, đào tạo theo hệ thống tín chỉ là tạo sự chủ động
cho người học trong quá trình học tập, nhưng ý thức chủ động học tập của sinh
viên vẫn chưa cao, chưa bắt kịp với đào tạo theo hệ thống tín chỉ, sinh viên chưa
Hội thảo: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Dạy - Học theo hệ thống tín chỉ”



18
thực sự chủ động trong việc học tập. Thói quen tư duy thụ động được hình thành
từ phổ thông, chưa có phương pháp tự học, tự nghiên cứu; ngại tranh luận, diễn
thuyết giữa đám đông; không có thói quen đọc tài liệu, chuẩn bị bài trước khi đến
lớp.
Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ sinh viên có mặt thường xuyên trên lớp học
trong tất cả các lớp học phần chiế
m khoảng 85%, điều này đã thể hiện được ý
thức học tập của sinh viên, nhưng cũng còn khoảng 15% sinh viên có ý thức học
tập không cao, rất ít đến lớp học. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều sinh viên đi học
muộn. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập của sinh viên giảm sút.

Mô hình đào tạo mới đòi hỏi sự tự giác của sinh viên trong việc tự h
ọc ở
nhà, và theo quy chế đào tạo tín chỉ, để chuẩn bị cho một giờ học lí thuyết trên
lớp, sinh viên cần chuẩn bị ở nhà ít nhất 2 giờ. Nếu lấy trung bình 1 ngày sinh
viên học 4 tiết thì thời gian tự học là 4 x 2 giờ = 8 giờ. Nhưng theo kết quả khảo
sát, với gần 80% số lượng sinh viên dành thời gian tự học ít hơn 4 giờ/ngày,
chứng tỏ sinh viên dành cho việc tự học vẫn còn quá ít, không
đáp ứng được yêu
cầu của theo quy chế đào tạo tín chỉ, dẫn tới chất lượng học tập kém và ảnh
hưởng không ít tới phương pháp dạy của giảng viên. Do đó trong hội thảo khoa
học của khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên trường Đại học Đồng Nai lần này tôi
mong các bạn đồng nghiệp hãy chia sẽ những giải pháp khả thi nhằm theo dõi,
kiểm tra, đánh giá, có hiệu quả ph
ần chuẩn bị ở nhà (tự học) của sinh viên đây là
một mảng chìm nhưng rất quan trọng trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Việc hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập theo hệ thống tín chỉ rất quan
trọng, trong đó có việc lập kế hoạch học tập và đăng kí các học phần cho từng
học kì. Qua số liệu khảo sát, sinh viên chủ yếu dựa vào sổ tay sinh viên (47%) để
t
ự đăng ký các học phần, bên cạnh đó sinh viên nhờ thông tin trên website và tự
tìm hiểu. Đặc biệt, vai trò của giảng viên chủ nhiệm tư vấn cho sinh viên hiện
nay khá mờ nhạt (8%). Đây là trở ngại lớn đối với sinh viên trong quá trình đăng
kí và học tập. Điều này đã dẫn đến việc sinh viên đăng kí không đúng các học
phần hoặc đăng kí quá số học phần trong học kì ảnh hưởng đến việ
c xét kết quả
học tập.
Như vậy, việc áp dụng mô hình đào tạo mới vẫn chưa phát huy được sức
mạnh của nó; người học vẫn chưa là trung tâm, sinh viên vẫn chưa thể thiết lập
Khoa sưphạm khoa học Tự nhiên – Đại học Đồng Nai



19
được kế hoạch học tập theo sự lựa chọn riêng của mình. Bản chất ưu việt của
phương thức đào tạo mới vẫn chưa thể hiện rõ ràng trong những năm đầu áp
dụng mô hình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở nhiều trường Đại học, Cao đẳng
trong đó có trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa.
3. CÁC GIẢI PHÁP
Để phát huy bản chất củ
a đào tạo theo mô hình tín chỉ, cần dựa trên những
kinh nghiệm trong quá trình triển khai mô hình này để đưa ra các giải pháp tích
cực và đồng bộ cải thiện cả về chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, phương pháp
quản lí, phương pháp Dạy - Học
Rà soát chương trình và nội dung đào tạo, trong đó cần vận dụng các lí
luận về thiết kế chương trình hiện đại theo chuẩn của các trườ
ng Đại học tiên
tiến, đáp ứng được yêu cầu hiện tại và tương lai của đất nước đối với các ngành
đào tạo và yêu cầu hội nhập quốc tế. Bỏ bớt những nội dung trùng lặp trong các
học phần có tên gọi khác nhau; bổ sung các học phần mới cập nhật hơn, kế thừa
những yếu tố tích cực, phù hợp của khung chương trình đào tạo hiệ
n có, cập nhật
nội dung kiến thức khoa học công nghệ các học phần, điều chỉnh thời lượng
giảng dạy trên lớp phù hợp, cải tiến cách đánh giá phù hợp với mục tiêu của từng
chuyên ngành.
Khối kiến thức đào tạo chuyên ngành cần phải có nhiều học phần tự chọn
để sinh viên có điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn theo định h
ướng phát triển
nghề nghiệp đúng với khả năng. Trường Đại học Hồng Đức cũng như trường Đại
học Đồng Nai về lâu dài là một trường Đại học đa nghành do đó các bạn cần sớm
quan tâm đến các giải pháp này.
Chương trình đào tạo và kế hoạch học tập phải ổn định, công khai, đồng

thời mềm dẻo để thuận lợi cho vi
ệc tổ chức các lớp học phần, chuyển đổi chương
trình đào tạo cho sinh viên hoặc tạo điều kiện để sinh viên học cùng một lúc hai
chương trình.
Thường xuyên cập nhật, hoàn chỉnh đề cương chi tiết học phần, tăng
cường giới thiệu hệ thống bài tập, tài liệu tham khảo các học phần trên Website
của trường. Đặc biệt xây dựng chuẩn đầu ra cho từng h
ọc phần làm tiêu chí đánh
giá để sinh viên có hướng phấn đấu và được tự chủ hơn trong học tập. Trong đề
cương học phần cần mô tả đầy đủ nội dung của học phần với các chương mục,
Hội thảo: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Dạy - Học theo hệ thống tín chỉ”



20
mục đích, yêu cầu của học phần, hình thức thi, cách đánh giá kết quả học tập của
sinh viên, giáo trình chính và các tài liệu tham khảo…Đề cương thể hiện rõ lịch
trình giảng dạy trong đó phân rõ tuần dạy lí thuyết, tuần thảo luận, bài tập, thực
hành…, các điểm và tỉ trọng đánh giá thành phần, đánh giá thi kết thúc học phần.
Các đề cương chi tiết học phần này được công bố cho sinh viên vào
đầu mỗi học
kì. giúp cho sinh viên chủ động rất nhiều trong việc tham khảo tài liệu, chuẩn bị
lên lớp, tự học và thi ; về phía Trường thì thông qua các đề cương này có thể
quản lí nội dung giảng dạy, nhất là đối với học phần có nhiều giảng viên cùng
tham gia giảng dạy.
Tổ chức tốt công tác quản lý đào tạo là một tiêu chí quan trọng trong việc
đảm bảo và nâng cao chất lượng
đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Bồi dưỡng nghiệp
vụ cho đội ngũ cán bộ quản lí đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của đào tạo theo tín
chỉ. Đội ngũ này phải hiểu đúng vả đầy đủ về hệ thống tín chỉ. Các chuyên viên

của phòng đào tạo được trang bị kiến thức quản lí, kỹ thuật xây dựng thời khóa
biểu họ
c phần theo đăng kí của người học và hệ thống phần mềm công nghệ
thông tin đáp ứng công việc ấy.
Phải có tài liệu hướng dẫn chi tiết về tổ chức và quản lí đào tạo theo hệ
thống tín chỉ; tổ chức nhiều hội thảo, toạ đàm trong đội ngũ cán bộ quản lí, giảng
viên, nhân viên với sự tham gia, hướng dẫn của các chuyên gia. Cần nghiên cứu
và họ
c tập các mô hình đào tạo tín chỉ thành công ở trong và ngoài nước về hệ
thống tín chỉ; biên soạn tài liệu hướng dẫn tổ chức và quản lí đào tạo theo hệ
thống tín chỉ.
Quản lí đào tạo được tin học hoá tối đa bằng các phần mềm chuyên dụng
thống nhất trong toàn đơn vị đào tạo. Các thông tin về tổ chức đào tạo, quy chế
đào tạo phải
đưa lên website và cập nhật thường xuyên. Với việc ứng dụng công
nghệ thông tin, công tác quản lí đào tạo của các trường sẽ đạt hiệu quả cao, được
quy trình hóa và mang tính khoa học. Các vấn đề được giải quyết đồng bộ, chính
xác và nhanh gọn. Để đảm bảo liên thông, liên kết phối hợp tổ chức đào tạo giữa
các ngành, việc quản lí đào tạo thường được tổ chức tập trung ở
phòng đào tạo
của nhà trường với đội ngũ quản lý tinh thông nghiệp vụ và có tính chuyên
nghiệp cao. Do đó theo tôi trường Đại học Đồng Nai một trường Đại học công
lập mới được thành lập cần phải nhanh chóng cải cách bộ máy phòng đào tạo vì
Khoa sưphạm khoa học Tự nhiên – Đại học Đồng Nai


21
đây là một phòng chức năng tham mưu cực kỳ quan trọng cho Hiệu trưởng trong
đó trưởng phòng đào phải là một người có tư chất thực sự năng động sáng tạo để
góp phần quản lí đào tạo theo hệ thống tín chỉ có hiệu quả.

Đồng thời, hướng phân cấp mạnh mẽ và toàn diện về cho các khoa, cấp
khoa phải chịu hoàn toàn về các mặt trước hiệu trưởng nhà tr
ường. Khoa phải có
trách nhiệm xây dựng hệ thống văn bản chặt chẽ chi tiết về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của khoa trong công tác quán lí đào tạo…
Cần phổ biến sâu rộng kiến thức về đào tạo tín chỉ đến người dạy, người
học để người học cần biết mình phải chuẩn bị những gì và học như thế nào,
người dạy cần biết mình phải trang bị những gì và dạy như thế nào theo tinh thần
hệ thống tín chỉ.
Mỗi khoa cần có một đội ngũ cố vấn học tập, là những người am hiểu cấu
trúc chương trình, nội dung của các khối kiến thức có trong chương trình, nội
dung và vị trí của từng học phần được nhà trường tổ chức giảng dạy. Các cố vấn
này hướng dẫn sinh viên lựa chọn các học phần để xây dựng kế hoạch học tập
riêng, vừa phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo, vừa phù hợp với điều kiện
riêng của sinh viên (năng lực, sở thích, điều kiện sinh hoạt hoàn cảnh kinh tế).
Bản đăng kí các học phần của sinh viên phải có chữ kí của cố vấn học tập xác
nhận là
đã được tham khảo ý kiến mới được nhà trường xem xét để xếp lớp học.
Tăng cường cơ sở vật chất để đáp ứng được tính mềm dẻo và linh hoạt của
mô hình đào tạo tín chỉ. Đầu tư trang thiết bị, hệ thống phòng học, giảng đường
phù hợp để tổ chức các giờ dạy lí thuyết, thảo luận, bài tập; các giảng đường
đều
phải trang bị hệ thống thiết bị hỗ trợ giảng dạy cố định, làm việc tin cậy và ổn
định; phòng thực hành đầy đủ, đạt tiêu chuẩn; đầu tư đầy đủ trang thiết bị phục
vụ dạy học theo phương pháp mới; nâng cấp hệ thống thông tin nội bộ, mạng
Intemet, trang Web, tăng cường thiết bị thí nghiệm…; thư viện phải tăng c
ường
các nguồn giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo. Toàn bộ hệ thống phục
vụ giảng đường và thư viện phải hoạt động một cách mềm dẻo và linh động để
phục vụ nhu cầu tự học của sinh viên.

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ đòi hỏi nhà trường phải có những đổi mới cơ
bản về tư duy tổ chức đào tạo để đ
áp ứng với yêu cầu lấy người học làm trung
tâm. Áp dụng các phương pháp dạy học mới trên cơ sở khai thác triệt để các ưu
Hội thảo: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng Dạy - Học theo hệ thống tín chỉ”



22
điểm của phương pháp truyền thống như phương pháp diễn giảng. Tuy nhiên cần
phải đổi mới bài diễn giảng cho phù hợp với hình thức đào tạo theo hệ thống tín
chỉ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp Dạy - Học tiên tiến, trong đó
giảng viên cần tăng cường vai trò tổ chức, hướng dẫn, định hướng, điều khiển
hoạt độ
ng học, hoạt động tư duy sáng tạo và rèn luyện kĩ năng của sinh viên
thông qua các bài tập lớn, tổ chức seminar theo các lớp học phần. Đặc biệt, thúc
đẩy và tăng cường hoạt động sinh viên tập làm nghiên cứu khoa học ngay trong
các học phần cơ sở chuyên ngành.
Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên không chỉ bằng các
bài kiểm tra và bài thi cuối học phần mà còn bằng các hoạt động trên lớp (s
ố buổi
có mặt, thái độ theo dõi bài giảng, thảo luận), tự học ở nhà (qua nội dung phát
biểu thảo luận trên lớp, thời gian và chất lượng hoàn thành bài tập ở nhà do giảng
viên giao), làm việc ở phòng thí nghiệm, đi thực tế.
Cần duy trì công việc lấy ý kiến góp ý của sinh viên vào cuối mỗi học kì
thông qua các kênh như sinh viên gửi ý kiến qua website, tiếp nhận phiếu góp ý
kiến của sinh viên đồng thời tổ chức đố
i thoại giữa lãnh đạo trường và các phòng,
ban, bộ môn với cán bộ lớp, cán bộ đoàn của các lớp nhằm thu thập thông tin để
nhà trường có đầy đủ cơ sở đánh giá hoạt động đào tạo đồng thời đề ra các giải

pháp thích hợp chấn chỉnh hoạt động giảng dạy của trường cũng như không
ngừng nâng cao trách nhiệm của giảng viên và cán bộ lãnh đạo nhà trường.

4. K
ẾT LUẬN
Để chuyển đổi sang hệ thống tín chỉ ở các trường Đại học, Cao đẳng nói
chung và trường ĐHĐN nói riêng, đòi hỏi các nhà quản lí phải có những đổi mới
cơ bản về tư duy tổ chức đào tạo để đáp ứng với yêu cầu chuyển từ đào tạo lấy
nhà trường và giảng viên làm trung tâm sang lấy người học làm trung tâm. Từ đó
đề ra biện pháp và lộ trình phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường để phát
huy tối đa nguồn lực về cơ sở vật chất, con người, có như vậy mới nhanh chóng
nâng cao chất lượng đào tạo theo mô hình đào tạo theo hệ thống tín chỉ và sớm
hội nhập với khu vực và thế giới.


Khoa sưphạm khoa học Tự nhiên – Đại học Đồng Nai


23
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ompom Regel (1992), The Academic Credit System in Higher Education:
Effectivness and Relevance ỉn Developing Country , The World Banh.
2. Đặng Quốc Bảo (2004), Nguyễn Đắc Hưng, Giáo dục Việt Nam hướng tới
tương lai vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Phạm Văn Hai (2009), Sơ kết 3 năm thực hiện hệ thống tín chỉ tại Trường Cao
đẳng
Công nghệ Thông tin Đại học Đà Nẵng, Kỷ yếu Hội nghị khoa học "Nâng cao
chấ
t lượng đào tạo Cao đẳng theo hệ thống tín chỉ", Đà Nẵng.

4. Lê Đức Ngọc(2004), Giáo dục Đại học - Quan điểm và giải pháp. NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
5. Lâm Quang Thiệp, Về việc áp dụng hệ thống tín chỉ trên thế giới và ở Việt
Nam Link: />
6. Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban
hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vả Đào tạo.
7. Quy chế công tác học sinh - sinh viên trong các trường đào tạo, ban hành kèm
theo quyết định số 42/BGD - ĐT ngày 13 thảng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục - Đào tạo
Hi tho: Thc trng v gii phỏp nõng cao cht lng Dy - Hc theo h thng tớn ch



24
GII PHP NNG CAO CHT LNG GING DY I HC
THEO H THNG TN CH
TS. Nguyn Duy Anh Tun
1. T VN
1.1. Ging dy theo h thng tớn ch
Dy hc v bn cht chớnh l quỏ trỡnh t chc cỏc hot ng truyn th
kin thc v mi lnh vc cho ngi hc. Cht lng giỏo dc ph thuc vo s
hỡnh thnh nng lc t duy, sỏng to, kh nng phõn tớch v cỏc phng phỏp tin
hnh hot ng lnh hi. Nu trong quỏ trỡnh dy hc ch ũi hi ngi hc s
ghi nh th ng, s rp khuụn mỏy múc cng nhc, luụn ch i s ch dn ca
ngi dy, thỡ kt qu cao nht cng ch hỡnh thnh ngi hc kh nng ghi
nh mỏy múc, tớnh th ng ch khụng th hỡnh thnh c t duy tớch cc, s
sỏng t
o v tinh thn khỏm phỏ hc hi.
Theo quan nim truyn thng, trong quỏ trỡnh dy hc, phng phỏp úng

vai trũ quan troùng hng u, quyt nh cht lng dy hc. Do vy, vic la
chn, s dng phng phỏp phự hp luụn cú ý ngha quyt nh i vi cht
lng dy hc v giỏo dc. Trc õy chỳng ta ly ngi dy lm ch th, nhng
theo quan nim mi thỡ ngc l
i phi ly ngi hc lm trung tõm.
Li hc Vit Nam, t xa n nay l li hc t chng. trng Cao
ng-i hc, ging viờn ch yu thuyt ging hng lot kin thc ụỷ cỏc bi
ging, giỏo trỡnh, sỏch giỏo khoa. H qu l sinh viờn ch lng nghe, ghi chộp, c
nh lp li cỏc kin thc ó thu nhn c. ẹ ỏp
ng li hc ny, v
phng din tõm lý, ngi hc phi vn dng trớ nh. Ngi qun lý giỏo dc ch
cn kim soỏt, ỏnh giỏ nng lc tip nhn kin thc ca ngi hc, qua vic t
chc cỏc k thi cui khúa, tt nghip, vi nhng thi gi li trớ nh.
Nhiu nm trc õy, h thng "hc ph
n" ó ra i, c trin khai trong
ton b cỏc trng Cao ng-i hc trờn ton quc v ó t c nhiu thnh
tu khỏ kh quan nhng cng l mt nn giỏo dc hon ton t chng. Hin nay,
vieọc i mi giỏo dc núi chung v giỏo dc i hc núi riờng trờn ton quc ó

×