Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

MỘT SỐ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM ÔN TẬP THI HỌC KÌ II MÔN ĐỊA LÍ 8 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.45 KB, 4 trang )


Trang 1


MỘT SỐ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM ÔN TẬP THI HỌC KÌ II
MÔN ĐỊA LÍ 8
(Lưu ý: Các Học Sinh khá giỏi cần học thêm các bài ở Sách giáo khoa)
I. Lý thuyết: Các bài 29, 31, 32, 33 và 36.
Bài 29: ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH
Địa hình nước ta được chia thành các khu vực: đồi núi,
đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa.
I. Khu vực đồi núi:
- Chiếm 3/4 diện tích đất liền, kéo dài liên tục từ Bắc vào
Nam và chia làm 5 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn
Bắc, Trường Sơn Nam và vùng bán bình nguyên Đông
Nam Bộ, đồi trung du Bắc Bộ.
- Vùng Đông Bắc: vùng đồi núi thấp với nhiều dãy núi đá
vôi hình cánh cung.
-Vùng Tây Bắc: với các dãy núi cao xen với các khối cao
nguyên đá vôi đồ sộ chạy dài theo hướng tây bắc - đông
nam. Dãy núi Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao nhất nước ta.
- Vùng Trường Sơn Bắc: là vùng núi thấp với hai sườn núi
không cân xứng: sườn Tây thoải, sườn Đông dốc.
- Vùng Trường Sơn Nam và Tây nguyên: gồm dãy núi
Trường Sơn Nam và các cao nguyên đá badan có dạng xếp
tầng.
- Vùng đồi trung du Bắc Bộ và bán bình nguyên Đông Nam
Bộ: là các thềm phù sa cổ mang tính chuyển tiếp giữa miền
núi và đồng bằng.

II. Khu vực đồng bằng:


- Đồng bằng chiếm 1 /4
diện tích đất liền, bao gồm
đồng bằng phù sa châu thổ
và đồng bằng phù sa duyên
hải.
- Rộng nhất là đồng bằng
sông Cửu Long và đồng
bằng sông Hồng.
III. Địa hình bờ biển và
thềm lục địa:
- Bờ biển nước ta dài
3260km có hai dạng chính
là bờ biển bồi tụ và bờ biển
mài mòn chân núi, hải đảo.
- Thềm lục địa nước ta
rộng lớn, mở rộng ở miền
Bắc và miền Nam, thu hẹp
ở miền Trung.


Bài 31: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM
I. Khí hậu nước ta là khí
hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa:
- Nóng ẩm quanh năm,
mưa nhiều và diễn biến
phức tạp theo hoạt động
của gió mùa.
- Hàng năm lãnh thổ Việt
Nam cả trên đất liền và

trên biển nhận được một
lượng bức xạ mặt trời rất
lớn, số giờ nắng nhiều,
nhiệt độ cao, lượng mưa
và độ ẩm không khí lớn.
II. Tính chất phân hoá đa dạng và thất thường của khí
hậu:
- Khí hậu nước ta thay đồi theo mùa, theo vùng từ Bắc vào
Nam, đông sang tây và từ thấp lên cao do ảnh hưởng của địa
hình và hoàn lưu gió mùa. Ngoài ra do hoạt động gió mùa
không có chu kì ổn định nên làm cho thời tiết nước ta thay
đổi thất thường.
- Khí hậu nước ta phân hoá thành 4 miền khí hậu sau:
a. Miền khí hậu phía Bắc: từ vĩ tuyến 18
0
B trở ra bắc, có mùa
đông lạnh, ít mưa. Mùa hạ nóng và mưa nhiều.
b. Miền khí hậu Đông Trường Sơn từ vĩ tuyến 18
0
B đến 11
0
B
có mưa vào thu đông.
c. Miền khí hậu phía Nam: gồm Nam bộ và Tây Nguyên có
khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao và có mùa khô

Trang 2

gay gắt.
d. Miền khí hậu biển Đông: mang tính nhiệt đới gió mùa hải

dương.

Bài 32: CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT CỦA NƯỚC TA
I. Mùa gió Đông Bắc từ
tháng 11 đến tháng 4
(mùa đông):
Tạo nên mùa đông lạnh,
mưa phùn ở miền Bắc,
duyên hải Trung bộ mưa
lớn vào các tháng cuối
năm, Tây Nguyên và Nam
bộ có mùa khô nóng kéo
dài.
II. Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (Mùa hạ):
Tạo nên mùa hạ nóng ẩm có mưa to, gió lớn và dông bão
diễn ra phổ biến trên cả nước.
* Giữa hai mùa chính nêu trên là những thời kì chuyển tiếp
ngắn và không rõ rệt (xuân, thu…)
III. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại:
- Thuận lợi: Sản xuất nông nghiệp phát triển (chuyên canh,
đa canh)
- Khó khăn: Sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn (sâu bệnh,
xói mòn,…)

Bài 33: ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
I. Đặc điểm chung:
- Nước ta có một mạng lưới sông ngòi dày
đặc, nhiều sông suối, nhưng phần lớn các
sông nhỏ và ngắn, nhiều phù sa, chảy theo
hai hướng chính tây bắc-đông nam và vòng

cung.
- Chế độ nước sông có 2 mùa rõ rệt: Mùa lũ
và mùa cạn.
+ Mùa lũ chiếm tới 70 – 80% lượng nước cả
năm nên dễ gây ra lũ lụt.
+ Mùa lũ của các sông ở mỗi miền không
giống nhau, mùa lũ phụ thuộc vào mùa
mưa.
II. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong
sạch của các dòng sông:
- Sông ngòi nước ta có giá trị to lớn về
nhiều mặt: Thuỷ lợi, thuỷ điện, thuỷ sản,
GTVT, bồi đắp phù sa…
- Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm: do
nạn phá rừng, do rác thải, nước thải từ các
đô thị, các trung tâm công nghiệp…
- Cần phải tích cực chủ động chống lũ lụt,
bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn lợi từ
sông ngòi.


Bài 36: ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM
I. Đặc điểm chung của đất Việt Nam:
- Đất ở nước ta đa dạng: Do các nhân tố đá mẹ, địa hình, khí
hậu, nguồn nước, sinh vật và tác động của con người.
- Nước ta có ba nhóm đất chính:
+ Nhóm đất Feralit miền đồi núi thấp và nhóm đất mùn núi cao
chiếm 76% diện tích lãnh thổ, phát triển trên nhiều loại đá mẹ
khác nhau, thường được sử dụng để trồng rừng và cây công
nghiệp lâu năm.

+ Nhóm đất phù sa chiếm 24% diện tích lãnh thổ, đất tơi xốp
giữ nước tốt. Đất được sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa,
hoa màu và cây công nghiệp lâu năm, hàng năm.
II. Vấn đề sử dụng và
cải tạo đất ở Việt
Nam:
- Đất là tài nguyên qúy
giá.
- Cần phải sử dụng hợp
lí, chống xói mòn, rửa
trôi, bạc màu đất ở
miền núi đồi, cải tạo
các loại đất chua, mặn,
phèn ở đồng bằng ven
biển.

Trang 3


Câu 1: Dựa vào bảng 31.1(SGK/tr.110), cho biết những tháng nào có nhiệt độ không
khí giảm dần từ nam ra bắc và giải thích vì sao?
- Những tháng có nhiệt độ không khí giảm dần từ nam ra bắc: Tháng 1, 2,3, 4, 10, 11, 12.
- Giải thích: Do vị trí ảnh hưởng của hình dạng lãnh thổ và tác động của gió mùa nên
nhiệt độ giảm (1đ) (từ tháng 11 đến tháng 4 là mùa đông ở nước ta, gió mùa đông bắc ảnh
hưởng đến các tỉnh từ huế trở ra nên nhiệt độ ở các khu vực này giảm).
Câu 2: Vì sao gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam lại có đặc tính trái ngược nhau
như vậy?
Gió mùa đông bắc từ áp cao Xibia 50
0
B là gió từ lục địa tới nên lạnh khô, còn gió mùa

tây nam từ biển thổi vào nên ẩm, mang mưa lớn.
Câu 3: So sánh số liệu khí hậu 3 trạm Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh (bảng 31.1,
SGK/tr.110) đại diện cho 3 miền Bắc, Trung, Nam, em hãy cho biết:
- Nhiệt độ tháng thấp nhất của 3 trạm.
- Lượng mưa trung bình tháng ít nhất của 3 trạm.
- Nêu nhận xét chung về khí hậu nước ta trong mùa đông.
Trả lời:
Trạm tiêu biểu
Hà Nội
Huế
Tp. Hồ Chí Minh
Nhiệt độ trung bình
tháng 1 (
0
C)
16,4
20,0
25,8
Lượng mưa tháng 1
(mm)
18,6
161,3
13,8
- Nhận xét: Khí hậu nước ta trong mùa đông trên các miền khác nhau rõ rệt. Mùa gió
đông bắc tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc, duyên hải Trung bộ mưa lớn vào
các tháng cuối năm, Tây Nguyên và Nam bộ có mùa khô nóng kéo dài.
Câu 4: Em hãy nêu nhiệt độ tháng cao nhất của 3 trạm khí tượng Hà Nội, Huế, Tp.
Hồ Chí Minh (bảng 31.1, SGK/tr.110) và nguyên nhân của những khác biệt đó.
Trả lời:
- Nhiệt độ tháng cao nhất ở Hà Nội là tháng 7 (28,9

0
C). Nhiệt độ tháng cao nhất ở Huế là
tháng 7 (29,4
0
C). Tp. Hồ Chí Minh là tháng 4 (28,9
0
C).
- Sự khác biệt về nhiệt độ giữa các trạm là do mùa gió tây nam (mùa hạ). Trong mùa này,
nhiệt độ cao đều trên toàn quốc. Các trạm Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh đều trên
(25.
0
C).Ở Trung Bộ (Huế) nhiệt độ tháng 7 cao nhất do ảnh hưởng của gió tây khô nóng.
Ở Hà Nội (Bắc Bộ), hướng gió chính là đông nam và Tp. Hồ Chí Minh (Nam Bộ), hướng
gió chính là tây nam.
Câu 5: Dựa vào bảng 32.1 (SGK/tr.115), em hãy cho biết mùa bão nước ta diễn biến
như thế nào?
- Mùa bão nước ta bắt đầu từ khoảng tháng 6 đến tháng 11, chậm dần từ Bắc vào Nam.
- Từ Quảng Ninh đến Nghệ An có bão từ tháng 6 đến tháng 9, từ Hà Tĩnh đến Quảng
Ngãi có bão từ tháng 7 đến tháng 10, từ Định Bình đến Bình Thuận có bão từ tháng 9 đến
tháng 11, từ Vũng Tàu đến Cà Mau có bão từ tháng 10 đến tháng 11.
- Bão gây mưa to, gió lớn, gió giật rất mạnh (cấp 11, 12), gây thiệt hại về người và của.
Trung bình mỗi năm nước ta chịu ảnh hưởng của 4 đến 5 cơn bão phát sinh từ biển đông
và Thái Bình Dương đỗ bộ vào.

Trang 4

- Vẽ biểu đồ lượng chảy và lượng mưa. Nhận xét. (Bài 35)
Câu 6: Căn cứ vào bảng lượng mưa và lượng dòng chảy tại các lưu vực sông Hồng và
sông Gianh (bảng 35.1 SGK/tr.124),hãy:
a. Vẽ biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên từng lưu vực (mỗi lưu vực

một biểu đồ)
Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường.
- Biểu đồ lượng mưa: hình cột tô màu xanh.
- Biểu đồ lưu lượng: đường biểu diễn, màu đỏ.
b. Xác định mùa mưa và mùa lũ theo chỉ tiêu vượt trung bình:
- Mùa mưa bao gồm các tháng liên tục trong năm có lượng mưa tháng lớn hơn hay bằng
1/12 lưu lượng dòng chảy cả năm.
- Mùa lũ bao gồm các tháng liên tục trong năm có lưu lượng dòng chảy lớn hơn hay bằng
1/12 lưu lượng dòng chảy cả năm.
- Từ chỉ tiêu trên, tính giá trị trung bình các tháng mùa mưa, mùa lũ trên từng lưu vực
sông. Xác định thời gian, độ dài của mùa mưa, mùa lũ trên các lưu vực sông đó.
c. Nhận xét về quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực sông.
- Các tháng nào của mùa lũ trùng hợp với các tháng mùa mưa?
- Các tháng nào của mùa lũ không trùng hợp với các tháng mùa mưa?
+ Các tháng 6, 7, 8, 9 mùa lũ trùng hợp với các tháng của mùa mưa.
+ Các tháng 5, 10 mùa lũ không trùng hợp với các tháng của mùa mưa.
Câu 7: Quan sát hình 36.1, em hãy đọc tên các loại đất theo vĩ tuyến 20
0
B từ tây sang
đông.

Trả lời:
Đất mùn núi cao trên các loại đá, đất feralit đỏ vàng, đất bồi tụ phù sa (trong đê), đất
bãi ven sông (ngoài đê), đất mặn ven biển.
(Lưu ý HS kể theo thứ tự từ tây sang đông)

×