Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN THEO ĐINH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.79 KB, 2 trang )

THAM LUẬN:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC HỌC SINH
Như chúng ta đều biết kiểm tra, đánh giá là 1 khâu trong q trình dạy học và có vai trị hết
sức quan trọng, nó khơng chỉ phản ánh kết quả dạy – học của cả giáo viên và học sinh mà còn tác
động mạnh tới các khâu khác của q trình dạy học nói chung trong đó tiếng Anh nói riêng.
Hiện nay chúng ta thực hiện việc kiểm tra, đánh giá học sinh ở 2 hình thức là kiểm
tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ với yêu cầu việc kiểm tra, đánh giá theo định hướng
phát triển phẩm chất năng lực học sinh, và tổ tiếng Anh trình bày về giải pháp đổi mới
phương pháp kiểm tra đánh giá thường xuyên theo định hướng phát triển phẩm chất năng
lực.
Vậy trước hết thì việc đánh giá kiến thức, kỹ năng (tức là đánh giá nội dung) trước
đây và việc kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực có thay
đổi như thế nào? Đó là quá trình “Chuyển đổi từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá
năng lực của người học. Nghĩa là chuyển đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu, … sang đánh giá năng
lực vận dụng, năng lực giải quyết vấn đề”. “Chuyển từ đánh giá là một hoạt động độc lập với các quá
trình dạy học sang việc tích hợp đánh giá vào q trình dạy học, xem đánh giá như là một PPDH”.
Muốn thực hiện việc kiểm tra đánh giá thường xuyên hiệu quả, các thầy/cơ trong tổ tiếng
Anh cần xác định mục tiêu, có kế hoạch kiểm tra, đánh giá, tổ chức thực hiện việc kiểm tra, xử lý
kết quả, và phản hồi kết quả kịp thời cho các em.
Trước khi giáo viên kiểm tra, đánh giá cần tham khảo, sử dụng nguồn tài liệu mở để biên
soạn đề kiểm tra phù hợp với năng lực học sinh.
Giáo viên cần thay đổi phương pháp, cách thức trong kiểm tra đánh giá thường xuyên,
những câu hỏi mang tính tái hiện kiến thức và kỹ năng thì được thay vào bằng những câu hỏi kích
thích tư duy, sáng tạo, vận dụng kĩ năng để thực hiện. Kiểm tra phải phân phối ở ba cấp độ “nhận
biết, thông hiểu và vận dụng”.
Đề kiểm tra cần phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng, có tính phân hố đối tượng học
sinh, phải vừa sức với học sinh, cần bám sát chương trình, nội dung học tập. việc ra đề kiểm tra,
đánh giá theo ma trận và tổ chức kiểm tra theo đề chung của trường. Chất lượng đề kiểm tra dựa
trên việc thiết lập ma trận đề, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng.
* Các hình thức tổ chức kiểm tra thường xuyên.


Lựa chọn và xác lập những hình thức kiểm tra đánh giá học sinh cho phù hợp.
Môn Tiếng Anh cần thực hiện nghiêm túc đúng theo tinh thần chỉ đạo các công văn của Bộ
và Sở về hướng dẫn dạy học Tiếng Anh và sử dụng định dạng đề thi đánh giá năng lực dành cho
học sinh phổ thơng ( ví dụ: cơng văn 1373/SGDĐT-GDTrH ngày 25/7/2016, etc,…).
Kết hợp một cách hợp lý giữa tự luận và trắc nghiệm giữa kiểm tra nói và kiểm tra viết, giữa
kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành trong quá trình kiểm tra; tăng cường rèn luyện kỹ năng
thực hành.
Có thể thực hiện đa dạng việckiểm tra như có thể làm trên giấy, làm thực hành, có thể làm
sản phẩm dự án ở nhà lên lớp trình bày, có thể làm riêng cá nhân hoặc theo nhóm tùy theo yêu
cầu. Trong suốt quá trình kiểm tra các dự án cần chú trọng đến sự hợp tác, chú trọng vào quá
trình tạo ra sản phẩm, chú ý đến ý tưởng sáng tạo, tập trung vào năng lực thực tế và sáng tạo,
khuyến khích học sinh tự đánh giá và việc đánh giá chéo của học sinh.


* Sau khi kiểm tra, đánh giá:
Thực hiện việc chấm bài, trả bài nghiêm túc, đúng thời gian. Chấm bài có nhận xét cụ thể để
động viên sự cố gắng tiến bộ của học sinh; trả bài phải giúp học sinh nhận ra được nguyên nhân
sai sót, cho điểm kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm cùng với theo dõi sự tiến bộ của học sinh
qua từng tuần, từng tháng,… thậm chí từng ngày.
Thực tế ở trường THPT Trần Đại Nghĩa, với mơn tiếng Anh thì trong 1 vài năm qua cũng đã
chú trọng và thực hiện kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực như
phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau. Kết hợp giữa kiểm tra miệng,
kiểm tra viết, làm bài tập thực hành, làm dự án,…; kết hợp giữa trắc nghiệm tự luận và trắc
nghiệm khách quan (ngoại trừ lớp 12) nhưng do nhiều yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan nên
chất lượng bộ môn cũng chưa thật sự cao, cần phải tiếp tục suy nghĩ để đổi mới nâng cao chất
lượng.
_Hết_




×